Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Sự sáng tạo của khu ủy khu 5 trong lãnh đạo cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước 1...

Tài liệu Sự sáng tạo của khu ủy khu 5 trong lãnh đạo cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước 1954 1975 (nxb đà nẵng 2010) trần tăng khởi, 294 trang

.PDF
294
78
148

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2009-2010 ĐÊ TÀI SỰ SÁNG TẠO CỦA KHU ỦY KHU 5 TRONG LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (19541975) Mã số đề tài: B.3.09-01 Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Tăng Khởi Thư ký đề tài: Th.S. Lê Nhị Hòa Cơ quan chủ trì: Học viện Chính trị-Hành chính khu vực III 8540 Đà nẵng, tháng 8 năm 2010 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cần thiết của đề tài Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), để thuận lợi cho việc chỉ đạo chiến tranh, Đảng và Nhà nước ta đã phân chia cả nước thành nhiều liên khu (khu) bao gồm một số tỉnh liên hoàn. Khu 5 là địa bàn có ý nghĩa chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế và quân sự ở miền Nam Việt Nam nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung. Qua nhiều lần điều chỉnh địa giới, nhưng địa bàn Khu 5 chủ yếu vẫn là các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đây là địa bàn chiến lược nối hai miền đất nước, có diện tích hơn 97.000 km2, chiếm 2/7 lãnh thổ quốc gia, phía Tây có chung đường biên giới với nước Lào và Campuchia (307 km với Lào, 409km với Campuchia). Địa hình Khu 5 gồm hai vùng chủ yếu là đồng bằng ven biển và vùng rừng núi Tây Nguyên. Sau khi chiếm được Tây Nguyên, thực dân Pháp xúc tiến thành lập cái gọi là xứ “ Tây kỳ tự trị” hòng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; gấp rút tổ chức “ Lực lượng vũ trang Cao nguyên” nhằm phục vụ cho mưu đồ thống trị lâu dài của chúng ở Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung. Tiếp đó, trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ ra sức xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống đồn bốt, thiết lập bộ máy kềm kẹp nhân dân, sử dụng hỏa lực không quân, hải quân đánh phá có tính chất hủy diệt vùng giải phóng, các căn cứ cách mạng; ra sức ngăn chặn hành lang vận chuyển Bắc- Nam, đặc biệt là tuyến đường mòn Hồ Chí Minh- đoạn đi qua địa bàn Tây Nguyên. Mặt khác, chúng nuôi dưỡng, chỉ đạo lực lượng Fulrô chống phá cách mạng nước ta trong chiến tranh cũng như chuẩn bị cho kế hoạch hậu chiến hòng tách Tây Nguyên thành một “ Nhà nước tự trị”. Vùng rừng núi chiếm 2/3 diện tích với nhiều điểm cao khống chế không chỉ đối với miền Trung Việt Nam mà còn cả với Hạ Lào và Đông bắc Campuchia. Đây cũng chính là cơ sở để nhiều nhà chiến lược quân sự nhận định: “Ai khống chế được Tây Nguyên, người đó làm chủ được Đông Dương”. 1 Vùng đồng bằng chạy dọc theo bờ biển, gắn liền và dựa lưng vào núi rừng Tây Nguyên. Đây là dải đồng bằng hẹp, xen kẽ với đồi núi. Bên cạnh đó, Khu 5 còn có bờ biển dài hơn 1.100km uốn theo hình cánh cung, xen kẽ có nhiều điểm cao. Đường sá ở khu 5 khá liên hoàn với hệ thống quốc lộ 1, 7, 14, 26, 27, 19…tạo ra sự liên thông từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, cũng như sự nối kết giữa các địa phương trong khu vực. Như vậy, cấu trúc địa hình của Khu 5 đã tạo nên ở đây thế chiến lược 3 vùng tương đối hoàn chỉnh: Rừng núi, nông thôn, đồng bằng ven biển và đô thị. Đây là điều kiện rất quan trọng để Khu 5 xây dựng thế trận đảm bảo cho chiến tranh nhân dân địa phương cũng như tác chiến của bộ đội chủ lực phát triển. Với địa bàn có vị trí địa lý, cấu trúc địa hình hiểm yếu về quân sự, Khu 5 trong lịch sử cận, hiện đại Việt Nam luôn là mục tiêu đột phá đầu tiên trong các cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đối với đế quốc Mỹ, Khu 5 là đầu cầu quan trọng để triển khai lực lượng, phương tiện và bảo đảm hậu cần, kỹ thuật để chống phá phong trào cách mạng, là bàn đạp tiến công trong âm mưu tiêu diệt các cơ quan đầu não và lực lượng vũ trang của ta ở các khu căn cứ. Đế quốc Mỹ đã thiết lập ở đây hệ thống quân sự và hậu cần, bảo đảm cho bộ máy xâm lược không chỉ có ở Khu 5 mà cả chiến trường Trung Đông Dương, trong đó có những căn cứ quân sự liên hợp hải- lục- không quân như Đà Nẵng, Cam Ranh. Những căn cứ liên hợp đó còn là bàn đạp để địch khống chế vùng biển Đông và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc. Do vị trí chiến lược quan trọng, vùng đồng bằng ven biển là nơi ta bám trụ, quần lộn thường xuyên với địch, tạo thế xen kẽ, chia cắt, bao vây, tiến công sâu vào các trung tâm đầu não hành chính và quân sự của địch, biến hậu phương địch thành tiền phương của ta. Một cách tổng quát, có thể thấy rằng, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ( 1954-1975 ), Khu 5 là địa bàn diễn ra cuộc đấu tranh dai dẳng, ác liệt giữa một bên là Mỹ ngụy tập trung đánh phá bằng mọi thủ đoạn nham hiểm, thâm độc, từ thí điểm chính sách “ Tố cộng, diệt cộng” đến quốc sách “ Ấp chiến lược”, bình định, lấn chiếm…hòng tiêu diệt phong trào cách mạng khu 5, biến Khu 5 thành bàn đạp trực tiếp tiến hành âm mưu phá hoại 2 và xâm lược miền Bắc xã hội chủ nghĩa, và một bên là lực lượng cách mạng quyết tâm bảo vệ, mở rộng vùng giải phóng, vùng tự do rộng lớn, xây dựng lực lượng cách mạng, cùng cả nước quyết tâm đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương mà trực tiếp là Khu ủy Khu 5, quân dân và các lực lượng cách mạng trên địa bàn Khu 5 đã sáng tạo ra nhiều cách đánh giặc độc đáo, kết hợp tiến công với nổi dậy, nổi dậy và tiến công, từng bước làm phá sản các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trên địa bàn. Đặc biệt từ năm 1965, sự ra đời các “ Vành đai diệt Mỹ” đã thể hiện bước phát triển mới, sáng tạo và độc đáo của chiến tranh nhân dân trên chiến trường Khu 5. Đây là loại hình hoạt động tổng hợp của lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang địa phương, có sự hỗ trợ của bộ đội chủ lực; thực hiện kết hợp chặt chẽ, linh hoạt phương châm “ba mũi giáp công” của chiến tranh nhân dân. “ Vành đai diệt Mỹ” trên chiến trường Khu 5 thể hiện tư tưởng làm chủ và tiến công của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Đây cũng là sự khởi đầu cung cấp những kinh nghiệm quý để quân dân các địa phương trên chiến trường miền Nam bắt tay tổ chức, củng cố hàng loạt các “Vành đai diệt Mỹ” khác, từng bước tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch; đồng thời ngăn chặn, hạn chế sức tiến công của địch, giữ vững vùng làm chủ và vùng giải phóng của ta. Thực tiễn quá trình chỉ đạo tiến hành chiến tranh nhân dân chống Mỹ, cứu nước trên địa bàn Khu 5 cũng chính là quá trình Khu ủy Khu 5 từng bước vận dụng linh hoạt đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng. Đó là sự vận dụng đúng đắn sức mạnh tổng hợp của hai lực lượng quân sự và chính trị; hai hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị; ba mũi giáp công trên 3 vùng chiến lược. Đó còn là việc xây dựng thế trận lòng dân, dựa vào dân, phát huy sức mạnh của nhân dân…Chính vì biết xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, dựa vào nhân dân, kết hợp chặt chẽ các mặt đấu tranh chính trị, quân sự, binh vận; kết hợp giữa chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy mà quân, dân Khu 5 đã sáng tạo nhiều cách đánh độc đáo, giành và giữ quyền chủ động trên 3 chiến trường, góp phần đắc lực cùng quân và dân miền Nam tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Trong những năm gần đây và sắp đến, Khu 5 vẫn là một trọng điểm để các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “ Diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Những vụ bạo loạn chính trị xã hội ở Tây Nguyên vào năm 2001 và năm 2004 phần nào là những minh chứng. Vì lẽ đó, những kinh nghiệm được đúc kết về xây dựng lực lượng cách mạng, tiến hành chiến tranh nhân dân trên chiến trường Khu 5 trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước không chỉ có ý nghĩa khoa học mà vẫn còn ý nghĩa hết sức quý báu, bổ ích trong công cuộc xây dựng và củng cố thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân trên địa bàn trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ nhận thức trên, chúng tôi chọn vấn đề: “ Sự sáng tạo của Khu ủy Khu 5 trong lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)” để đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, công tác tổng kết cuộc chiến tranh trên địa bàn Quân khu 5 được Đảng ta, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và các địa phương ở Khu 5 triển khai khá tích cực. Trong tác phẩm “ Nam Trung Bộ kháng chiến 1954-1975” của Viện Lịch sử Đảng, Hội đồng biên soạn lịch sử Nam Trung Bộ kháng chiến, xuất bản năm 1992, các tác giả đã đề cập một số nội dung sau: - Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Trung Bộ trước khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Trung Bộ từ lúc Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập đến năm 1940. - Cuộc vận động đấu tranh giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa Tháng 8 năm 1945. - Xây dựng chính quyền nhân dân và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). 4 - Hệ thống quá trình lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Nam Trung Bộ qua các giai đoạn: + Từ đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ đến phong trào nhân dân nổi dậy chuyển lên thế tiến công địch(1954-1960). + Đẩy mạnh đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ( 1961-1965). + Cùng cả nước đánh bại chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ( giữa năm 1965-1968). + Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1969-1972). + Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn Nam Trung Bộ. Tổng kết quá trình kháng chiến của Nam Trung Bộ, các tác giả đã nêu lên một số nguyên nhân thắng lợi: - Truyền thống đoàn kết chiến đấu lâu đời của nhân dân, ngày nay có sự lãnh đạo của Đảng, ý chí đoàn kết chiến đấu lại được nhân lên gấp bội. Đó cũng là thắng lợi của tinh thần dũng cảm, trí thông minh và sự sáng tạo vô tận của nhân dân khi đã thật sự làm chủ cuộc chiến đấu của mình. - Đảng bộ các khu, tỉnh đã quán triệt, vận dụng đường lối, chính sách của Đảng khá phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trên những vấn đề: + Đối với kẻ thù xâm lược tàn bạo dùng sức mạnh quân sự để nô dịch nhân dân ta, thì không có con đường nào khác là phải dùng bạo lực chống lại, đó là bạo lực chính trị kết hợp với bạo lực vũ trang, tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh thắng mọi kẻ thù. + Đường lối, chủ trương đấu tranh cách mạng chỉ có thể dẫn đến thắng lợi khi nó thấm sâu trong quảng đại quần chúng nhân dân và biến thành hành động tự giác, sáng tạo của quần chúng. Sau khi có phương hướng, phương châm đấu tranh đúng đắn, phong trào phát triển mạnh, yếu đến đâu, phần lớn tùy thuộc ở công tác vận động quần chúng, công tác xây dựng mặt trận đoàn kết toàn dân, xây dựng các đoàn thể nhân dân đạt kết quả đến mức nào. 5 + Phát động được cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện là tạo ra sức mạnh vô địch, đủ sức đánh thắng mọi chiến lược chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. + Xây dựng hậu phương trực tiếp cho mỗi cấp, mỗi vùng, trong đó, vấn đề cơ bản là xây dựng về chính trị, nâng cao giác ngộ cách mạng cho quần chúng, củng cố khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết các dân tộc, thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng. + Xây dựng Đảng bộ vững mạnh là vấn đề mấu chốt để biến chủ trương đường lối của Đảng thành hiện thực. Riêng đối với địa bàn Khu 5 trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ, cứu nước, đáng chú ý là công trình “ Khu 5- 30 năm chiến tranh giải phóng” do Bộ Tư lệnh Quân khu 5 xuất bản năm 1989, gồm 3 tập: Tập I : Kháng chiến chống thực dân Pháp. Tập II : Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ( Thời kỳ 1954-1968). Tập III : Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ( Thời kỳ 1969-1975). Trong công trình này, khi trình bày về quá trình đấu tranh cách mạng của quân và dân Khu 5 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), các tác giả đã tái tạo bức tranh khá đậm nét qua các giai đoạn ở miền Nam nói chung, chiến trường Khu 5 nói riêng. Công trình đã hệ thống hóa quá trình các đảng bộ ở Khu 5 quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và đưa phong trào cách mạng từ thấp đến cao, từ khởi nghĩa bằng lực lượng chính trị và vũ trang tiến lên chiến tranh cách mạng toàn dân, toàn diện; từ chiến tranh du kích tiến lên tác chiến tập trung quy mô ngày càng lớn. Sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và ba mũi giáp công; giữa tác chiến với xây dựng lực lượng, xây dựng căn cứ hậu phương tại chỗ; vừa chiến đấu vừa lao động sản xuất; nêu cao tinh thần tự lực, tự cường; giữa tiêu diệt địch để giành và giữ quyền làm chủ, giành và giữ quyền làm chủ để tiêu diệt địch. Sự kết hợp giữa các lực lượng tham gia chiến tranh, các phương thức tiến hành chiến tranh trên 6 ba vùng chiến lược ở chiến trường Khu 5, tạo nên sức mạnh tổng hợp để đánh thắng địch, góp phần cùng cả nước giành thắng lợi hoàn toàn. Đề cập đến nguyên nhân thắng lợi của Khu 5 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, công trình nêu 3 nguyên nhân cơ bản: - Sự chấp hành nghiêm chỉnh của các đảng bộ ở Khu 5 đối với các nghị quyết của Đảng và sự chỉ đạo của Trung ương với sự phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, ý thức và tổ chức kỷ luật. - Sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa với tinh thần: Tất cả cho tiền tuyến để đánh Mỹ, thắng Mỹ. - Bám sát dân, dựa vào dân, đoàn kết quân dân, không ngừng phát huy sức mạnh của lực lượng quần chúng. Đề cập đến sự lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) có các công trình Lịch sử Đảng bộ của các tỉnh, thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và các tỉnh thuộc Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Các công trình này đã hệ thống hóa quá trình vận dụng đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng, sự chỉ đạo của Khu ủy Khu 5 và các Tỉnh ủy đối với phong trào kháng chiến ở từng địa phương. Từ quá trình chỉ đạo cuộc kháng chiến của các đảng bộ địa phương, các tập Lịch sử đảng bộ tỉnh, thành phố thuộc Khu 5 trước đây đã rút ra kinh nghiệm lãnh đạo cuộc kháng chiến trong phạm vi của địa phương mình. Ở một vài giai đoạn lịch sử cụ thể và dưới những góc độ nghiên cứu khác nhau, một số bài viết đề cập đến sự chỉ đạo của Khu ủy Khu 5 ở những địa bàn và lĩnh vực nhất định như: -Trần Quốc Long: Vài suy nghĩ về tính đặc thù của phong trào đấu tranh chống Mỹ-Diệm ở Khu 5 thời kỳ 1954-1960. Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 21994. Trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến một vài tính đặc thù của phong trào cách mạng ở khu 5 (1954-1960) như: tính chất khốc liệt, mức độ tàn bạo và những thủ đoạn thâm hiểm của Mỹ-Diệm; sự chuyển hướng tương đối kịp thời 7 của Đảng bộ Khu 5 trong chỉ đạo phương hướng đấu tranh cách mạng trong giai đoạn 1954-1960, giai đoạn có tính chất bước ngoặt của cách mạng miền Nam nói chung và phong trào đấu tranh cách mạng ở Khu 5 nói riêng. -Trần Quốc Long: Mấy suy nghĩ về sự chỉ đạo của Đảng bộ Khu 5 , thời kỳ 1954-1960. Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2-1994. Trong công trình này, tác giả đã phân tích những đặc điểm của Khu 5 trong những năm đầu đánh Mỹ và những tìm tòi, thử nghiệm về những phương thức đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang và sự kết hợp hai phương thức đấu tranh đó. Trước một đối tượng tác chiến mới là quân đội Mỹ- một đội quân nhà nghề có trang bị vũ khí kỹ thuật, phương tiện chiến tranh cực kỳ tối tân, hiện đại và thủ đoạn nham hiểm, việc tìm ra cách đánh phù hợp, hiệu quả để dần dần đúc kết được những kinh nghiệm thực tế là việc làm cần thiết. Trong bối cảnh đó, những “ Vành đai diệt Mỹ” ở chiến trường Khu 5 là một trong những sáng tạo, tìm tòi của Đảng bộ và quân, dân Khu 5. Tìm hiểu, nghiên cứu một cách toàn diện nhằm nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về hình thức đánh giặc độc đáo này, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam đã phối hợp tổ chức cuộc hội thảo khoa học với chủ đề: Vành đai diệt Mỹ trên chiến trường Khu 5Một sáng tạo của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Từ hơn 50 tham luận của các tác giả gửi tới Hội thảo đã được tập hợp và xuất bản thành cuốn sách: Vành đai diệt Mỹ trên chiến trường Khu 5- Một sáng tạo của chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002. Công trình đã đề cập đến một số nội dung quan trọng liên quan đến Vành đai diệt Mỹ ở chiến trường Khu 5: - Về một số nhân tố cơ bản để xây dựng Vành đai diệt Mỹ trên chiến trường Khu 5. - Kết hợp đấu tranh “ Hai chân, ba mũi giáp công”, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng để đánh địch trên tuyến Vành đai diệt Mỹ ở Khu 5. - Phối hợp tác chiến giữa bộ đội chủ lực với bộ đội địa phương trên Vành đai diệt Mỹ. - Tổ chức hệ thống lãnh đạo, chỉ huy “ Vành đai diệt Mỹ” ở chiến trường Khu 5. 8 - Vận dụng và phát triển bài học kinh nghiệm “ Vành đai diệt Mỹ” trong xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng thế trận quốc phòng- an ninh bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những khía cạnh, góc độ khác nhau của quá trình tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta trên địa bàn Khu 5. Tuy nhiên, việc nghiên cứu trực tiếp, có hệ thống về những tìm tòi, sáng tạo của Khu ủy Khu 5 trong lãnh đạo cuộc chiến tranh nhân dân thời kỳ 1954-1975 thì chưa có công trình nào đề cập. 3. Mục tiêu của đề tài: - Nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện quá trình Khu ủy Khu 5 lãnh đạo tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). - Làm nổi bật sự linh hoạt, sáng tạo của Khu ủy Khu 5 trong quán triệt đường lối, chủ trương kháng chiến chống Mỹ của Đảng ta. - Rút ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở địa bàn Khu 5 trong giai đoạn hiện nay. 4. Nội dung nghiên cứu: Chương 1. Vị trí chiến lược của Khu 5 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên, vị trí chiến lược của Khu 5. 1.2. Truyền thống đấu tranh cách mạng của Khu 5 trong lịch sử. 1.3. Những thuận lợi và khó khăn của phong trào cách mạng Khu 5 sau Hiệp định Giơnevơ 7-1954. Chương 2. Khu ủy Khu 5 lãnh đạo đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ (1954-1975). 2.1. Khu ủy Khu 5 lãnh đạo chuyển hướng từ đấu tranh chính trị sang khởi nghĩa từng phần giành quyền làm chủ (1954-1960). 2.2. Khu ủy Khu 5 lãnh đạo đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961-1965). 9 2.3. Khu ủy Khu 5 lãnh đạo đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ (1965-1968). 2.4. Khu ủy Khu 5 lãnh đạo đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1969-1972). 2.5. Khu ủy Khu 5 chỉ đạo cuộc tiến công và nổi dậy năm 1975 giải phóng hoàn toàn Khu 5. Chương 3. Những sáng tạo của Khu ủy Khu 5 trong chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 3.1. Xây dựng căn địa địa hậu phương tại chỗ bảo đảm cho cuộc chiến đấu trên toàn chiến trường. 3.2. Lấy dân làm gốc, dựa hẳn vào quần chúng nhân dân, đẩy mạnh đánh giặc cứu nước, 3.3. Xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị. 3.4. Xây dựng lực lượng 3 thứ quân, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn. 3.5. Kết hợp giữa tạo thời cơ và tận dụng thời cơ trong chỉ đạo tiến hành chiến tranh. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, ngoài ra đề tài còn sử dụng hợp lý các phương pháp khác như phương pháp thống kê, phương pháp so sánh để làm nổi bật tính đặc thù, sự sáng tạo của Khu ủy Khu 5 trong lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: Khu 5 là địa bàn chiến lược quan trọng về nhiều mặt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân các dân tộc ở địa bàn Khu 5 có truyền thống đoàn kết, gắn bó, đấu tranh cách mạng kiên cường chống áp bức và giặc ngoại xâm. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân Khu 5 đã một lòng theo Đảng, phát huy cao độ truyền thống yêu nước, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh chiến đấu anh dũng, góp phần to lớn vào thắng lợi chung của cả dân tộc. Nghiên 10 cứu, tìm hiểu quá trình Khu ủy Khu 5 lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) nhằm góp phần làm sáng tỏ hơn nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh của Khu ủy ở một địa bàn cụ thể. Những bài học kinh nghiệm về lãnh đạo chiến tranh nhân dân của Khu ủy Khu 5 (1954-1975), nhất là những kinh nghiệm trong vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng vào thực tiễn của địa phương; dựa vào dân và phát huy sức mạnh của nhân dân trong lãnh đạo tiến hành chiến tranh cách mạng v.v..có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Vấn đề này càng có tầm quan trọng trước mắt và lâu dài đối với nhiệm cụ bảo vệ Tổ quốc, khi mà các thế lực thù địch đã, đang và sẽ tiếp tục các hoạt động chống phá, đe dọa đến sự vững chắc nền độc lập, tự do và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, mà Khu 5 là một trọng điểm. 11 Chương 1 VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC CỦA KHU 5 TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975) 1.1.Điều kiện địa lý tự nhiên và vị trí chiến lược của Khu 5. Nằm ở khoảng giữa của Tổ quốc, Khu 5 rộng trên 97.000 km2, bằng 2/7 diện tích cả nước. Kéo dài từ vĩ tuyến 16 đến vĩ tuyến 11, Khu 5 có địa giới chung với tỉnh Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc, Đồng Nai ở phía Nam và biên giới chung với hai nước Lào và Campuchia ở phía Tây ( 307 km với Hạ Lào và 409 km với Đông bắc Campuchia). Trong kháng chiến chống Mỹ, Khu 5 được chia thành 14 tỉnh: Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng. Phần lớn đất đai Khu 5 là rừng núi hiểm trở, riêng Nam Tây Nguyên là vùng cao nguyên đất bằng, rừng thưa. Dải đồng bằng gắn liền và tựa lưng vào vùng núi Tây Nguyên, chạy dọc ven biển, rất hẹp, xen kẽ đồi núi, có những đoạn núi nhô ra sát biển. Vùng đồng bằng có dân cư đông đúc, có nhiều thành phố, thị xã, hải cảng, là nơi tập trung nhân lực, vật lực của Khu 5. Bờ biển dài trên 1.100 km thành vòng cung nhô ra như chiếc bao lơn trên biển Đông nhìn xuống tây Thái Bình Dương, có nhiều cụm điểm cao sát mép biển. Ngoài khơi có một hệ thống gần 100 đảo lớn, nhỏ. Riêng cù lao Thu cách bờ biển trên 100 km, quần đảo Hoàng Sa cách thành phố Đà Nẵng gần 300km và quần đảo Trường Sa cách thị xã Cam Ranh trên 500km. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vùng ven biển và biển ở địa bàn này vẫn giữ một vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Khu 5 có mạng lưới giao thông khá phát triển. Nối liền từ Bắc vào Nam là quốc lộ số 1 và đường sắt xuyên Đông Dương chạy dọc vùng đồng bằng ven biển và quốc lộ số 14 từ Đà Nẵng vòng lên phía tây, xuyên suốt Tây Nguyên 12 đến Đông Nam bộ. Hệ thống đường ngang là các quốc lộ 14 từ Đà Nẵng lên Kon Tum nối liền với đường 18 qua Hạ Lào; đường 19 từ Quy Nhơn lên Pleiku rồi chạy thẳng đến Xtung Treng ở Đông bắc Campuchia; đường số 7 từ Tuy Hòa đi Cheo Reo và tiếp giáp với đường 14 ở ngã ba Mỹ Trạch; đường 21 từ Ninh Hòa đi Buôn Ma Thuột và đường 11 từ Phan Rang đi Đà Lạt. Hệ thống giao thông đường bộ này không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, mà còn có tác dụng rất lớn đối với các hoạt động quân sự. Khu 5 có nhiều sông nhỏ và vừa, phần lớn chảy từ tây sang đông, chia cắt địa hình, vì vậy trên các đường giao thông có nhiều cầu. Ở Tây Nguyên, về mùa mưa, các sông suối to là trở ngại lớn cho việc cơ động bộ đội và binh khí kỹ thuật. Thời tiết ở Khu 5 có 2 mùa rõ rệt và chênh lệch nhau giữa hai vùng. Ở đồng bằng, mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 9; ở miền núi, từ tháng 10 đến tháng 4. Sự chênh lệch này có ảnh hưởng nhất định đến sự phối hợp giữa hai chiến trường. Từ cấu tạo về địa lý, có thể thấy Khu 5 hình thành 3 vùng chiến lược hoàn chỉnh : rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị. Mặt khác, ngay trong một tỉnh cũng có 3 vùng nương tựa vào nhau, bổ sung cho nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho ta trong chiến tranh nhân dân cũng như tác chiến của các binh đoàn chủ lực. Tuy nhiên, do địa bàn dài và hẹp, nên chiến trường dễ bị chia cắt, gây khó khăn trong công tác chỉ đạo, chỉ huy, vận chuyển tiếp tế, nhất là đối với các tỉnh phía Nam. Khu 5 là một chiến trường thống nhất trong hình thái chiến lược chung của miền Nam và cả nước. Thế nhưng, do những đặc thù về địa lý và dân cư, về kinh tế-xã hội và chính trị, nên trong thực tế đã hình thành hai chiến trường : chiến trường đồng bằng ven biển và chiến trường Tây Nguyên. Mỗi chiến trường có những đặc điểm cụ thể và vị trí chiến lược riêng. Chiến trường đồng bằng ven biển là kho nhân lực, vật lực của ta, nơi ta có phong trào mạnh và khai thác lực lượng tại chỗ cho kháng chiến. Dải đất vùng cao thuộc miền tây các tỉnh đồng bằng gắn liền với Tây Nguyên là đất 13 căn cứ của Khu 5 và các tỉnh, là chỗ đứng chân của các lực lượng vũ trang tập trung, là bàn đạp để tiến công vào các căn cứ, đô thị của địch ở ven biển và cũng là bàn đạp tiến lên Tây Nguyên. Về phía địch, địa bàn ven biển và vùng biển Khu 5 là một đầu cầu rất quan trọng để triển khai lực lượng và cơ sở vật chất, kỹ thuật cho cuộc chiến tranh xâm lược, là bàn đạp quan trọng để tiếp nhận một bộ phận lớn nhân lực và vật tư chiến tranh. Cả thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đều thiết lập tại đây một hệ thống căn cứ quân sự và hậu cần có giá trị chiến lược, bảo đảm cho bộ máy chiến tranh xâm lược của chúng không chỉ ở khu 5 mà cả chiến trường Trung Đông Dương, trong đó có những căn cứ liên hợp quân sự cỡ lớn như Đà Nẵng, Cam Ranh. Với hệ thống căn cứ không quân và hải quân quan trọng đó, vùng ven biển và biển Khu 5 là chỗ đứng chân thường xuyên của hạm đội 7 của Mỹ để khống chế vùng biển Đông. Khi đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta, địa bàn này trở thành bàn đạp xuất phát tiến công của hải quân và không quân Mỹ. Do vị trí chiến lược của nó, chiến trường đồng bằng ven biển là nơi ta quần lộn thường xuyên với địch để tạo thế trận xen kẽ, chia cắt, bao vây tiến công sâu vào trung tâm hậu phương và căn cứ địch, biến hậu phương của chúng thành tiền phương của ta. Trong tất cả các giai đoạn chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, vùng đồng bằng ven biển luôn luôn là địa bàn tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. Ở đây diễn ra cuộc đấu tranh dai dẳng, ác liệt giữa địch và ta để “ bình định nông thôn” và chống phá “ bình định”. Đây là chiến trường có thế lợi và hiểm của chiến tranh nhân dân địa phương trên địa bàn Khu 5. Chiến trường Tây Nguyên rộng 67.000 km2 bao gồm các cao nguyên lớn: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lang-biang và Di Linh. Dân cư thưa thớt nhưng có tinh thần yêu nước, có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, dày dạn kinh nghiệm đánh giặc, giữ buôn làng. Đây là một địa bàn quân sự có tầm chiến lược quan trọng đối với nước ta. Là vùng rừng núi trùng điệp có thế rất cao so với các vùng tiếp giáp, Tây Nguyên sừng sững như một mái nhà rộng 14 lớn, là trục nối liền với miền Bắc, giáp giới với cao nguyên Nam Lào ở phía tây, phần tây nam giáp với Đông bắc Campuchia, phía nam trải sát tới miền Đông Nam Bộ, sườn đông đổ xuôi xuống đồng bằng ven biển. Tây Nguyên có nhiều dạng địa hình, phổ biến là núi và cao nguyên. Bắc Kon Tum có nhiều núi cao, rừng rậm. Phía bắc tỉnh Gia Lai có những dãy núi cao trên 1000 mét. Phía nam Tây Nguyên, từ phần nam tỉnh Đắc Lắc trở đi có những dãy núi cao trên 2000 mét rồi hạ thấp dần xuống tới cao nguyên Lâm Viên và cao nguyên Di Linh, chiếm phần lớn diện tích của Tây Nguyên, bằng phẳng và dốc thoải dần xuống phía tây. Độ cao trung bình 600-700 mét nổi lên một số núi cao có giá trị khống chế các khu vực xung quanh. Do địa thế hiểm trở, Tây Nguyên có một thế đứng vô cùng lợi hại, có thể khống chế hầu như toàn bộ các vùng xung quanh, giữ vị trí chiến lược quan trọng không những đối với miền Nam nước ta mà cả với phần Nam Đông Dương. Tuy dân cư thưa thớt, điểm xuất phát về kinh tế, văn hóa, xã hội còn thấp kém, nhưng Tây Nguyên là đất căn cứ lâu dài, bền vững của cách mạng trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Tây Nguyên vẫn là một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng của nước ta. Hiểu rõ vị trí chiến lược của Tây Nguyên, kẻ địch luôn tìm cách giành giật địa bàn này. Ngay từ những ngày đầu đặt chân đến Khu 5, đế quốc Mỹ đã âm mưu chiếm lĩnh Tây Nguyên, vì theo chúng, muốn giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam thì phải kiểm soát bằng được vùng cao nguyên trung phần có tính chất chiến lược này. Do đó, đế quốc Mỹ đã ra sức xây dựng Tây Nguyên thành một căn cứ chiến lược lớn để khống chế cả Đông Dương và Đông Nam Á. Do đặc điểm địa hình và vị trí chiến lược quan trọng của nó, Tây Nguyên là địa bàn có dung lượng chiến trường lớn và trở thành chiến trường đánh tiêu diệt lớn của chủ lực ta. Đây cũng là địa bàn để chúng ta có thể tiến công 15 địch trên nhiều hướng, lúc khó khăn vẫn có thể đứng chân vững chắc để chuyển thế. Tuy hình thành hai chiến trường và mỗi chiến trường có đặc điểm và vị trí chiến lược cụ thể khác nhau nhưng về cơ bản, hai chiến trường có sự thống nhất trong hình thái phát triển chung, có mối quan hệ mật thiết về quân sự, chính trị và kinh tế. Tây Nguyên và đồng bằng ven biển khu 5 là hai bộ phận hợp thành của một phương hướng chiến lược hoàn chỉnh. Nằm ở miền Trung của đất nước, phía trước mặt là biển Đông, có dải Trường Sơn và Tây Nguyên hùng vĩ, Khu 5 là địa bàn có ý nghĩa chiến lược quan trọng của nước ta, là căn cứ địa vững chắc và lâu dài của cách mạng, là chỗ dựa và bàn đạp để tỏa ra các hướng chiến lược khác. Khu 5 là hành lang chiến lược nối hai miền Nam-Bắc nước ta, gắn liền một dải với Khu 4, giáp giới với Nam Lào và Đông bắc Campuchia, tạo thành một thế đứng vững chãi ở phần giữa nước ta và phần Nam Đông Dương. Đồng thời, do địa thế và vị trí chiến lược của nó, đây cũng là nơi dễ bị chia cắt chiến lược. Rõ ràng, Khu 5 có vị trí chiến lược quan trọng không những đối với nước ta mà cả với phần Nam Đông Dương, không chỉ trong chiến tranh giải phóng dân tộc trước đây mà cả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Do những đặc điểm đó, Khu 5 trở thành một chiến trường ác liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tại đây, ta và địch đã giành đi giật lại rất dai dẳng, quyết liệt trong từng khu vực, từng địa bàn quan trọng có ý nghĩa chiến lược. Những thắng lợi quan trọng mà ta đã giành được trên chiến trường Khu 5 đã góp phần dẫn đến những biến đổi quan trọng của cục diện chiến trường miền Nam và tạo ra những bước ngoặt quan trọng chung trong cả nước. 1.2.Truyền thống đấu tranh cách mạng của Khu 5 trong lịch sử. Từ ngàn xưa, trên vùng đất Khu 5 ngày nay là nơi cư ngụ của các dân tộc Kinh, Cơ-tu, Cor, Xơ-đăng, Giẻ-triêng, Bơ-râu, Bơ-năm, ba-na, Hrê, Chăm, Gia-rai, Ê-đê, Ra-gơ-lây, Mơ-nông, Mạ, Cơ-ho, Chu-ru, Xơtiêng…Từ thế kỷ XIV, dần dần người Việt từ phía Bắc di cư vào khai hoang, 16 lập ấp. Lớp cư dân đầu tiên là những nông dân phải lìa bỏ quê hương vì loạn lạc triền miên, thiên tai dồn dập, chế độ phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề, không có đất làm ăn, còn bị cường hào truy nã, đày ải hoặc bị bắt làm tù binh qua các cuộc chinh chiến, nhất là dưới thời Trịnh- Nguyễn phân tranh. Công cuộc di dân, khai khẩn đất hoang càng đẩy mạnh thì người di cư đến càng đông liên kết với cư dân bản địa, hình thành cộng đồng nhiều dân tộc gắn bó với nhau, hòa nhập vào cộng đồng dân tộc cả nước. Suốt quá trình nhiều thế kỷ, cộng đồng các dân tộc đã chung lòng, chung sức chống chọi với thiên tai, địch họa, xây dựng quê hương, đã hun đúc nên phẩm chất và phong cách tốt đẹp của người dân Khu 5 cần cù, dũng cảm, trung thực, nghĩa tình, đoàn kết thủy chung. Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp- Tây Ban Nha đổ bộ đánh chiếm Đà Nẵng với âm mưu từ đó vượt đèo Hải Vân, chiếm kinh đô Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng. Nhân dân bán đảo Sơn Trà và Đà Nẵng lánh cư, bất hợp tác, cùng quân triều đình nhà Nguyễn đánh giặc Pháp, dùng tre, phên đất, đá vây dựng thành lũy, dùng xích sắt ngăn cửa sông, dùng thuyền nhỏ, phân đội nhỏ và vũ khí tự tạo vây đồn, phục kích diệt giặc1. Nhiều trận ác chiến đã diễn ra dọc ven biển Hòa Vang-Đà Nẵng. Sau 19 tháng bị sa lầy và tổn thất, ngày 22-31860, quân Pháp buộc phải từ bỏ kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, rút khỏi Đà Nẵng, chuyển vào đánh Gia Định. Sau khi kinh thành Huế thất thủ (7-1885), phong trào ứng nghĩa Cần Vương bùng lên nhanh chóng tạo thành phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp xâm lược khắp các tỉnh Khu 5 liên tục trong 15 năm (1885-1900). Ở Quảng Nam có các cuộc nổi dậy từ năm 1885 đến năm 1887 lập chiến khu “Tân tỉnh” (Quế Sơn) do các thủ lĩnh Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu, Tiểu La-Nguyễn Thành, Phan Bá Phiến lãnh đạo. Phong trào chống pháp ở Quãng Ngãi từ năm 1885 đến 1896 do các ông Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân, Vũ Hội, Nguyễn Bá Loan, Thái Phú, Trần Du lãnh đạo. Bình Định có các cuộc 1 Nói về ý chí chống giặc Pháp của quân, dân Đà Nẵng năm 1858, Bảng nhãn Phạm Thanh có câu thơ: “Nghe tiếng súng non Trà nổ dữ Những muốn săn cho hết giống lợn không tha…” 17 khởi nghĩa do các ông Đào Doãn Địch, Mai Xuân Thưởng, Phạm Toàn khởi xướng. Phú Yên có các cuộc nổi dậy trong các năm 1885, 1900 do các ông Lê Thành Phương, Nguyễn Hào Sự, Võ Trứ, Trần Cao Vân lãnh đạo. Khánh Hòa có phong trào chống Pháp do các ông Trịnh Phong, Nguyễn Khanh, Trần Đường đứng đầu…Phong trào nổi dậy sôi nổi, quyết liệt, thu hút đông đảo sự tham gia của các tầng lớp nhân dân. Cùng thời gian đó, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi Tây Nguyên cũng nổi dậy chống Pháp, giữ quyền làm chủ. Nhân dân Xơ-đăng, Ba-na, Gia-rai, Ê-đê, Mơ-nông…liên tục đánh diệt các đoàn thám hiểm, các cuộc hành binh của Pháp. Vùng Tây Bắc Kon Tum liên minh với nghĩa quân Lào vùng Bô Lô Ven nổi dậy ở Đắc-psi, Kon-ktu, Đắc tô, Đắc hà… Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp cơ bản kết thúc giai đoạn vũ trang xâm lược, đi vào củng cố nền thống trị của chúng ở Việt Nam. Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp đô hộ của nhân dân Khu 5 vẫn tiếp tục diễn ra sôi nổi. Tháng 5-1904, Phan Bội Châu cùng với một số sỹ phu yêu nước như Nguyễn Thành ( Tiểu La), Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân… sáng lập “Duy Tân hội” tại Quảng Nam, tập hợp những người trung nghĩa chiến đấu cho công cuộc khôi phục nước Việt Nam. Hội xây dựng lực lượng, quyên góp tài chính, vận động thanh niên bí mật “Đông Du”. Thơ văn của Phan Bội Châu đã cổ vũ mạnh mẽ lòng yêu nước thương nòi, cổ động phát triển hội viên các tỉnh trên địa bàn Khu 5. Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng đề xướng phong trào “ khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, dấy lên các hoạt động chấn hưng thực nghiệp, lập hội thương, hội nông, hội học, mở hội buôn, lập doanh điền, phát triển tiểu công nghiệp, cổ động dùng hàng nội hóa, mở trường dạy chữ quốc ngữ, lập trường kiểu mẫu Nghĩa Thục ở Quảng Nam, vận động chống đồi phong bại tục, chống cường hào, vua quan thối nát, bỏ khăn đen, áo dài, cắt tóc ngắn… Phong trào “Đông Du” và “Duy Tân” được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ, tạo tiền đề cho cao trào “chống xâu, chống thuế”. Tháng 318 1908, hàng ngàn người dân huyện Đại Lộc ( Quảng Nam) kéo đến Tòa sứ Pháp tại Hội An đòi giảm xâu, giảm thuế, Công sứ Pháp ra lệnh đàn áp, lập tức hàng vạn người trong tỉnh kéo đến vây chặt tòa sứ trong nhiều ngày, khi Công sứ Pháp nhượng bộ, hứa hẹn, đồng bào biểu tình mới giải tán. Tiếp theo đó, nhiều cuộc biểu tình chống xâu, chống thuế nổ ra ở nhiều huyện, phủ. Một số tên tay sai gian ác của thực dân Pháp bị nhân dân trừng trị làm náo động cả tỉnh Quảng Nam suốt thời gian dài. Ở Quảng Ngãi, nhân dân biểu tình chống xâu, chống thuế vây kín tỉnh đường, phá nhà tên đại việt gian Nguyễn Thân. Ở Bình Định, các đoàn biểu tình giương cao hai chữ “đồng bào”, “cúp tóc” ( địch gọi là “giặc đồng bào”, “giặc cúp tóc”) vây thành Bình Định suốt tháng, làm cho bộ máy thống trị cả tỉnh tê liệt. Ở Phú Yên, hàng ngàn người dân các huyện biểu tình kéo đến tỉnh lỵ đòi giảm thuế, giảm xâu; bọn thống trị Pháp đàn áp, bắn chết hàng chục người. Thực dân Pháp dùng quân đội đàn áp rất dã man, triệt hạ xóm làng mà chúng cho là “gốc loạn”, phá trường học, hội buôn, doanh điền, bắt bớ, tra tấn, giam cầm nhiều người yêu nước, kết án nhiều sĩ phu về cái gọi là “tội khích biến lương dân, mưu làm phản nghịch”; xử tử các ông Trần Quý Cáp, Nguyễn Bá Loan, Lê Tựu Khiết, Phan Long Bằng; đày các ông Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thành ( Tiểu La) và nhiều người khác đi Côn Đảo. Hơn nửa thế kỷ, nhân dân cả nước trong đó có nhân dân Khu 5 đã liên tục nổi dậy đánh thực dân Pháp xâm lược, làm cho chúng phải mất đến một phần ba thế kỷ mới áp đặt được ách thống trị. Các phong trào chống thực dân Pháp ở Khu 5 tuy không đạt được mục tiêu đề ra vì thiếu một đường lối đấu tranh phù hợp nhưng đã khơi dậy tinh thần nồng nàn yêu nước, làm bệ đỡ cho các phong trào yêu nước tiếp theo. Xâm chiếm Việt Nam, thực dân Pháp một mặt duy trì ách áp bức, bóc lột phong kiến, mặt khác tăng thêm áp bức bóc lột thực dân rất dã man, tàn bạo. Thi hành chính sách chia để trị, chúng đặt ra ở Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ mỗi nơi một chế độ cai trị khác nhau. Ở Trung kỳ, bên cạnh bộ máy và chế 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan