Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Sự ra đời của đảng cộng sản việt nam 1920 1930 (nxb chính trị 2014) phạm xuân ...

Tài liệu Sự ra đời của đảng cộng sản việt nam 1920 1930 (nxb chính trị 2014) phạm xuân mỹ, 237 trang

.PDF
237
136
74

Mô tả:

s ự RA ĐỜI CỦA • DẬNG CỘNG SẢN JI|ỆT NAHI ■ 2 0 - 1930) sr NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUÓC GIA sự RA ĐỜI CỦA ■ ĐẬNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1920- 1930) Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1920 - 1930) / Phạm Xuân Mỹ (Ch.b.), Phùng Thị Hiển, Vũ Quang Ánh... - H. : Chính trị Quốc gia, 2014. - 236tr. ; 21cm 1. Đảng Cộng sản Việt Nam 2. Lịch sử 324.2597075 - dc23 CTK0058p-CIP „ Mã sô: 3KV1 CTQG - 2014 PGS. IS. PHẠM XUÂN MỸ (Chủ biên) Sự RA ĐỜI CỦA ■ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1920- 1930) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự THẬT H à N ộ i -2 0 14 TẬP THÊ TÁC GIẢ PGS.TS. PHẠM XUÂN MỸ (Chủ biên) TS. PHỪNG THỊ HIEN TS. VŨ QUANG ÁNH ThS. VŨ NGỌC LƯƠNG ThS. NGUYỄN THÀNH LONG ThS. PHẠM THỊ THẢO ThS. NGUYỄN PHẠM LÊ HANG ThS. BÙI VÁN TUẤN ThS. TỐNG THỊ LAN ANH CN. PHẠM HUY TOÁN LỜI NHÀ XUẤT BẢN Đảng Cộng sản Việt Nam ra đòi (tháng 2-1930) là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Sự ra đòi của Đảng Cộng sản Việt Nam là bưóc ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Tìm hiểu sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối vối việc nghiên cứu, học tập lịch sử Đảng, nghiên cứu công tác xây dựng Đảng và công tác tư tưởng của Đảng hiện nay. Nhằm cung cấp thêm cho bạn đọc một tài liệu tham khảo về sự ra đòi của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách: Sự ra đời của Đảng Công sản Viêt Nam (1920 -1930) do PGS.TS. Phạm Xuân Mỹ giảng viên cao cấp, nguyên Trưởng khoa Lịch sử Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị quôc gia Hồ Chí Minh làm chủ biên. Nội dung cuốn sách tập trung phân tích và làm rõ bối cảnh ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; các phong trào yêu nước và phong trào công nhân ở Việt Nam cuối thê kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; quá trình Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng; các tổ chức tiền thân của Đảng; Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng và ý nghĩa lịch sử về sự ra đòi của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài phần mở đầu nêu rõ sự cần thiết và phương pháp nghiên cứu sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, cuốn sách gồm 8 chương: Chương I: Tình hình thế giói và Việt Nam cuối thế kỷ XIX. đầu thê kỷ XX. Chương II: Phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX. đầu thế kỷ XX. Chương III: Giai cấp công nhân và phong trào công nhản Việt Nam cuôi thê kỷ XIX, đầu thê kỷ XX. Chương TV: Nguyễn Ái Quốc đến vối chủ nghĩa Mác - Lênin và chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chương V: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tán Việt Cách mạng Đảng. Chương VI: Các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Chương VII: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đầu tiên của Đảng. Chương VIII: Đặc điểm và ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị đôi vói các giảng viên, sinh viên, đồng thời có thể sử dụng làm giáo trình phục vụ công tác giảng dạy trong các trường đại học, nhất là các trường có chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu cuôn sách cùng bạn đọc. Tháng 3 năm 2014 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự THẬT 6 M ỏ dầu S ự CẦN THIẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU S ự RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1. Sự cần th iế t n gh iên cứu về sự ra đời của Đ ảng Cộng sản V iệt Nam a) S ự cần thiết nghiên cứu lịch sử Đảng Từ xa xưa, ông cha ta đã có những câu tục ngữ nói lên sự cần thiết phải hiểu biết lịch sử như: "Uống nước nhớ nguồn", "Ôn cũ biết mói", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"... Nghiên cứu lịch sử có ý nghĩa giúp chúng ta hiểu biết rõ hơn về quá khứ, nêu ra những kinh nghiệm cần thiết cho những gì diễn ra trong hiện tại và góp phần dự báo tương lai phát triển của hiện thực. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ môn của khoa học lịch sử, nghiên cứu quá trìn h ra đời, tổ chức và hoạt động của Đảng cùng các phong trào cách m ạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mở đầu nền sử học mácxít ỏ Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh 7 khẳng định: "Lịch sử Đảng là pho lịch sử bằng vàng". Người chỉ rõ: ''Chúng ta nên nhìn lại những đoạn đường đã qua, rút ra những kinh nghiệm quý báu và án định đúng đắn những nhiệm vụ cách mạng hiện nay và sắp tới đ ể giành lấy những thắng lợi to lớn hơn nữa, vẻ vang hơn nữa''1. Nghiên cứu lịch sử Đảng là nhiệm vụ quan trọng nhằm làm rõ các chặng đưòng hoạt động đấu tra n h và những thắng lợi của Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua nghiên cứu lịch sử Đảng mà tổng kết kinh nghiệm, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; tổng kết thực tiễn lịch sử dân tộc, nêu bật những thắng lợi, những thành tựu của cách mạng và cả những sai lầm, khuyết điểm, làm sáng tỏ những bài học, những vấn để quy luật của cách mạng Việt Nam. Từ đó, chúng ta có thêm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, định hướng phấn đấu theo mục tiêu, lý tưởng và đưòng lối của Đảng, nâng cao ý thức của mỗi người dân trưóc những nhiệm vụ trọng đại của đất nước hôm nay và mai sau. Đó chính là ý nghĩa lý luận của khoa học lịch sử Đảng. b) S ự cần thiết nghiên cứu về sự ra đời của Đ ảng Cộng sản Việt N am Nghiên cứu lịch sử Đảng bắt đầu từ việc nghiên cứu sự ra đòi của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Việc 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011, t.12, tr.405. 8 thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cũng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng"1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Nghiên cứu sự ra đời của Đảng góp phần củng cô nhận thức lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng cộng sản. Nghiên cứu sự ra đời của Đảng nhằm giáo dục truyền thống vẻ vang của Đảng, bồi dưỡng tình cảm yêu nước, làm rõ quan hệ giữa lý luận với thực tiễn cách mạng, từ đó củng cố niềm tin vào Đảng, kiên định ý chí cách mạng, kiên quyết đấu tran h chông những luận điệu xuyên tạc lịch sử của các th ế lực thù địch. Do đó, nghiên cứu lịch sử Đảng gắn bó chặt chẽ với khoa học chính trị. Nghiên cứu sự ra đời của Đảng là nghiên cứu quá trình xây dựng đường lối chính trị, công tác tư tưởng và tổ chức trong thời kỳ thành lập và xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là việc vận dụng những nguyên lý xây dựng đảng kiểu mới của chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Do đó, việc nghiên cứu lịch sử Đảng có quan hệ chặt chẽ với công tác xây dựng Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đúng đắn và Điểu lệ Đảng chặt chẽ đã chấm 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.406. 9 dứt tình trạng khủng khoảng vê đường lôi cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đẩu thê kỹ XX. Đây là cơ sở quyết định để Đảng Cộng sản Việt Xam sớm giữ vai trò duy n h ất lãnh đạo cách m ạng Việt Nam. đặt nền tảng mở đường cho những thắng lợi của cách m ạng Việt Nam. Sự ra đòi của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 gắn liền với sự ra đời các tổ chức đảng ở các địa phương. Nghiên cứu lịch sử Đảng, mỗi người sẽ có điều kiện hiểu rõ về sự ra đời của các tô chức cộng sản đầu tiên và phong trào cách mạng ở các địa phương. Việc đó góp phần làm phong phú sự ra đời của Đảng và đóng góp của Đảng bộ, nhân dân các địa phương vào thắng lợi chung của toàn Đảng. 2. Yêu cầu và phương pháp n g h iên cứu, học tập a) Yêu cầu nghiên cứu, học tập Làm sáng tỏ hoàn cảnh lịch sử, quá trình ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả tấ t yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam cuổĩ th ế kỷ XIX, đầu th ế kỷ XX. Trước khi Đảng ra đời, cách mạng Việt Nam đang trong thời kỳ khủng hoảng, bê tắc vể đưòng lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng. Nhận thức rõ quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ khả năng lãnh đạo cách mạng. Làm rõ sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam (1920 - 1930). nhất là những hoạt động phong phú. 10 sáng tạo của các tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng. Hội Việt Nam Cách m ạng Thanh niên, Tân Việt Cách m ạng Đảng và các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam có vai trò rấ t to lón đối với sự ra đòi của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhận thức rõ công lao và vai trò to lớn của Nguyễn Ái Quốc - người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn và chuẩn bị chu đáo vê chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đòi của Đảng Cộng sản Việt Nam. Làm rõ đặc điểm ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa theo những nguyên lý chung ra đời đảng vô sản kiểu mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa phù hợp với đặc thù của xã hội Việt Nam. Chỉ ra đặc điểm, kinh nghiệm thành lập Đảng có một ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghiên cứu, tổng kết sự ra đòi của Đảng Cộng sản Việt Nam là cách tốt nhất để nâng cao trình độ lý luận, góp phần vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng; khắc phục xu hướng giáo điều và kinh nghiệm chủ nghĩa của cán bộ, đảng viên. b) Phương pháp nghiên cứu, học tập Phương pháp là hệ thống các nguyên tắc điều chỉnh nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn, xuất phát từ các quy luật vận động của khách thể đã được nhận thức. Mọi phương pháp nghiên cứu đều gắn liền với đốì tượng của khoa học. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh 11 là cơ sở phương pháp luận nghiên cứu lịch sử nói chung và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng. Trong nghiên cứu lịch sử Đảng nói chung và sự ra đòi của Đảng nói riêng cần nắm vững nguyên tảc tín h đảng và tín h khoa học. Tính đảng trong nghiên cứu sự ra đòi của Đảng đòi hỏi đứng vững trê n nền tả n g của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí M inh, có phương pháp xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa lịch sử, lý luận và chính trị. Tính khoa học thể hiện ở sự tái hiện một cách chân thực quá trìn h ra đời của Đảng với thời gian, không gian, sự kiện, nhân chứng cụ thể. Nghiên cứu sự ra đời của Đảng yêu cầu gắn bó chặt chẽ giữa tín h khoa học và tính đảng. Phương pháp lịch sử được đặt lên hàng đầu trong nghiên cứu, học tập lịch sử Đảng cũng như nghiên cứu sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để sử dụng tốt phương pháp này, yêu cầu sử dụng tài liệu văn kiện Đảng qua các thòi kỳ là rấ t quan trọng và cần thiết. Văn kiện Đảng là những tài liệu lịch sử chính thức, có hệ thống, xác thực, tin cậy về lịch sử. N hững tư liệu lịch sử trong văn kiện Đảng được tập hợp, lựa chọn, công bô' là kết quả lao động khoa học, kết tin h trí tuệ tập thể của Đảng ta, trong đó có công sức của nhiều nhà khoa học Việt Nam. Văn kiện Đảng là tư liệu lịch sử Đảng m ang tính chân thực, khách quan, có độ tin cậy cao. Đảng ta khẳng định: "Công bô các văn kiện Đ ảng củng là đê cung cấp một nguồn tư liệu chứa đựng những 12 thông tin chăn thực, chông lại những luận điệu xuyên tạc, làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên và nhăn dân hiêu rõ hơn hoạt động của Đảng và phong trào cách m ạng của nhăn dân, đồng thời củng giới thiệu với bạn bè quốc tê về lịch sử vẻ vang ưà những bài học kinh nghiệm của Đảng ta"1. Phương pháp lôgíc được sử dụng trong nghiên cứu, học tập đặt ra yêu cầu phân tích, nhận xét quá trình, chỉ ra bản chất, tính hợp lý, vạch ra đặc điểm ra đòi và kinh nghiệm vận động thành lập Đảng. Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc có quan hệ hữu cơ, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Ngoài ra, nghiên cứu sự ra đồi của Đảng cần sử dụng nhiều phương pháp khác như phương pháp so sánh, liệt kê, V .V .. Nghiên cứu lịch sử ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, đẩy m ạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần theo các quan điểm đổi mới. Người nghiên cứu, học tập cần sử dụng các phương pháp tích cực, gắn lý luận vối thực tiễn, gắn lịch sử với hiện thực, trong nưốc và quốc tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển m ạnh mẽ kinh tế tri thức, trong nghiên cứu, học tập lịch sử Đảng, chúng ta cần ứng dụng th àn h tựu của khoa học và công nghệ, n h ất là công nghệ thông tin; sử dụng các báo, tạp chí của Đảng như báo N hân dân, Tạp chí Cộng sản, Báo 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, t.l, tr.VII. 13 Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. các báo của Đãng bộ các địa phương, V . V .. Giáo dục truyền thông cách m ạng là nhiệm vụ quan trọng, là chức năng cơ bản của khoa học lịch sử Đãng. Vì vậy, khi nghiên cứu, học tập sự ra đòi của Đảng Cộng sản Việt Nam cần tổ chức xem phim ảnh, tài liệu khoa học: tham quan, ngoại khóa tại các bảo tàng cách mạng, các di tích văn hóa lịch sử... ở khắp nơi trên cả nước. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó chặt chẽ với lịch sử và thực tiễn cách mạng ở từng địa phương. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là quá trình diễn ra ở tấ t cả các cơ sở cách mạng trên cả nước và người Việt Nam sống ở nưốc ngoài. Bởi vậy, khi nghiên cứu, học tập về sự ra đời của Đảng cần có ý thức liên hệ với quá trình ra đời tổ chức Đảng đầu tiên và thực tiễn cách m ạng ở địa phương. Đó chính là ý nghĩa giáo dục truyền thống và thực tiễn cách mạng lâu dài của việc nghiên cứu, học tập về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 14 C hư ơng I TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẨU THÊ KỶ XX I- TÌNH HÌNH THẾ GIỚI 1. Sự h ìn h th àn h hệ th ốn g th u ộc địa và C hiến tranh th ế giới th ứ nhất a) S ự hình thành hệ thống thuộc địa Cuối th ế kỷ XIX, đầu thê kỷ XX, việc sử dụng rộng rãi phát minh khoa học kỹ th u ật đã thúc đẩy lực lượng sản xuất ở các nước phương Tây phát triển rấ t nhanh. Thòi kỳ 1871 - 1900, sản xuất gang ở Anh tăng 1,3 lần, ở Đức tăng 5,5 lần, ở Mỹ tăng 8 lần so với thời kỳ trước. Xuất khẩu hàng hóa ở Anh chiếm 19%, ở Đức chiếm 13%, Mỹ chiếm 12% tổng sô" hàng hóa trao đổi trên thê giới. Thòi kỳ này, Anh là cưòng quốc có nhiều thuộc địa nhất thê giới. Cuối th ế kỷ XIX, nền kinh tế Mỹ phát triển rấ t nhanh. Tổng sản phẩm công nghiệp của Mỹ đứng đầu thê giới, gấp đôi Anh và bằng nửa tổng sản phẩm công nghiệp của tấ t cả các nước Tây Âu gộp lại. Sau khi thống nhất năm 1871, 15 kinh tế Đức phát triển nhanh, đến năm 1913, sàn xuất công nghiệp của Đức đã vượt Pháp và Anh, vươn lên đứng đầu châu Âu. Sự đua tranh để chiếm thị trường xuất khẩu hàng hóa. bóc lột sức lao động của các đế quốc diễn ra m ạnh mẽ. Các nhà nước cấu kết chặt chẽ với tư bản độc quyển tích cực chạy đua vũ trang, sử dụng bạo lực xâm lược các nước ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh như: Anh chiếm Xinhgapo. Malaixia (năm 1919), Ấn Độ (năm 1876), Ai Cập, khu vực kênh đào Xuyê, Ápganixtan (năm 1882) và tham gia tranh giành Trung Quốc vối Mỹ, Đức... Đến năm 1914, diện tích thuộc địa của Anh lên tới 33 triệu km 2 với sô' dân khoảng 400 triệu người; từ năm 1898, Mỹ chiếm Philíppin, Cuba, các nước Mỹ Latinh, tham gia xâu xé Trung Quốc; thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (năm 1858), chiếm Campuchia (năm 1863), chiếm Tuynidi (năm 1881), Cônggô, Sahara... tháng 2-1904, N hật Bản gây chiến vói Nga, chiếm Mãn Châu (Trung Quốc) và Triều Tiên. Đến năm 1914, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc hình thành. Thuộc địa của Anh, Nga, Pháp, Đức, Mỹ, N hật Bản rộng tới 65 triệu k m 2, d â n SC) k h o ả n g 523,4 triệ u người (diện tích các nước trên là 16,5 triệu km2, dân số là 437,2 triệu người). Diện tích các thuộc địa của Pháp là 10,6 triệu km 2 với sô dân là 55,5 triệu người (diện tích nước Pháp là 0,5 triệu km2, dân số là 39,6 triệu người). Phát biểu tại Đại hội V Quổc tế Cộng sản (ngày 1-7-1924), Nguyên Ai Quốc nói: "Toàn bộ lãnh thổ của các nước thuộc địa rộng gấp năm lần lãnh thổ của các chính quốc, còn số 16 dân của các chính quốc chưa bằng 3/5 số dân các nưốc thuộc địa... Số dân của các thuộc địa Anh đông gấp hơn tám lần rưỡi số dân nước Anh và đất đai của các thuộc địa Anh rộng gấp gần 252 lần đất đai của nước Anh. Còn nước Pháp thì chiếm một sô" đất đai rộng gấp 19 lần nước Pháp; và sô" dân ở các thuộc địa Pháp đông hơn số dân nước Pháp 16.600.000 người"1. Các nước đế quốc vừa tăng cường bóc lột lao động trong nưốc mình, vừa tăng cường xâm lược và bóc lột nhân dân các dân tộc thuộc địa làm cho đòi sống của nhân dân lao động mọi nơi đều rấ t khổ cực. V.I. Lênin cũng phân tích rõ: "Nếu trước kia, bằng cưòng quyển, nước Anh đã cướp đoạt Hà Lan của Bồ Đào Nha, V .V ., - thì ngày nay nước Đức cũng nhảy lên vũ đài và tuyên bố: bây giờ đến lượt tôi làm giàu trên lưng kẻ khác. Vấn đề là ở chỗ: các nước m ạnh n h ất đấu tran h với nhau để phân chia th ế giới. Và chính vì tư bản của hai phe đều lên tới hàng trăm triệu, nên cuộc đấu tran h giữa chúng trở thành cuộc đấu tran h toàn th ế giới"2. b) Chiến tranh th ế giới thứ nhất Sự tăng cường xâm lược và thống trị thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã dẫn đến nhiều m âu thuẫn, nổi b ật nh ất là mâu th u ẫn giữa các nước đế quốc với nhau. Mâu th u ẫn 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Van kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.l, tr.4. 2. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, t.37, tr.80. 17 chủ yếu giữa các đế quốc "già" như Anh. Pháp. Nga,— có nền kinh tê kém phát triển nhưng có nhiều thuộc địa VỚI các đê quốc "trẻ", có nền kinh tê phát triển nhanh nhưng lại có ít thuộc địa như Đức, Mỹ, N hật Bản... Xu hướng chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tran h chia lại thuộc địa lan rộng ở nhiêu nưóc đê quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu cuối th ế kỷ XIX, đầu th ế kỷ XX làm cho mâu th u ẫn giữa các nước đê quốc càng thêm gay gắt. Các cuộc chiến tran h cục bộ giữa Mỹ và Tây Ban Nha (năm 1898), giữa Anh và Bôơ (1899 1902), giữa Nga và N hật Bản (1904 - 1905),... đã châm ngòi, đẩy nguy cơ chiến tran h th ế giới đến gần. Nguyên nhân sâu xa của Chiến tran h thê giới thứ nhất (1914 - 1918) là do quy luật phát triển không đểu vể kinh tế và chính trị giữa các nước đế quốc. Từ đó, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong tran h giành thuộc địa và ảnh hưởng quốc tế ngày càng gay gắt. Chiến tran h th ế giới thứ n h ấ t là cuộc chiến tra n h quy mô lớn n h ất trong lịch sử nhân loại tính đến thời điểm bấy giờ. Từ cuộc chiến cục bộ ban đầu giữa Anh, Pháp, Nga, Italia, Mỹ... với Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Áo, H unggari..., chiến tran h đã lôi kéo 36 nưốc tham gia và để lại hậu quả nặng nề cho nhân loại: hơn 10 triệu người chết, hdn 20 triệu người khác bị thương và tàn phế; hàng nghìn th àn h phố, làng mạc, đường sá, cầu công, nhà máy bị phá hủy. Chiên tran h đã làm cho châu Âu bị tàn phá và m ất đi vai trò đầu tàu của nền văn m inh nhân loại mà nó đã đứng đầu trong nhiều th ế kỷ. Sau chiến tran h , Mỹ giàu lên nhanh chóng và chi phối toàn th ế giới. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan