Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sự phát triển đại học ngoài công lập ở thành phố hồ chí minh (1992 2012)...

Tài liệu Sự phát triển đại học ngoài công lập ở thành phố hồ chí minh (1992 2012)

.PDF
27
136
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN …………… NGUYỄN THỊ HỒNG CÚC SỰ PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (1992 - 2012) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại Mã số: 62 22 54 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQG - HCM Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. VÕ VĂN SEN 2. PGS.TS. TRẦN THUẬN Phản biện 1:…………………………. Phản biện 2:…………………………. Phản biện 3:…………………………. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường vào: …………. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh 2. Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia - TP HCM 3. Thư viện Trường ĐH KHXH & NV, ĐHQG-HCM 4. Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử, ĐH KHXH & NV. DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA NGHIÊN CỨU SINH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. “Nâng cao chất lượng đào tạo của ĐHNCL tại TP. HCM”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 326, tháng 1/2018, ISSN 0936 – 8477. 2. “Nhìn lại 30 năm xã hội hóa giáo dục đại học ở TP. HCM”, Tạp chí Giáo dục & Xã hội, ISSN 1859-3917. 3. “Sự phát triển các đại học ngoài công lập tại Đồng bằng sông Cửu Long”. Vai trò của giáo dục đại học trong sự phát trển kinh tế-xã hội, NXB Nông nghiệp, ISBN: 978-604-60-1857-5. 4. “Công tác quản lý giáo dục đại học miền Nam Việt nam (1954 - 1975) qua tài liệu lưu trữ Việt Nam Cộng hòa”, Lưu trữ Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) từ góc nhìn lịch sử và lưu trữ học, NXB ĐHQG - HCM, ISBN: 978-604-73-2843-7. 5. “Một số đặc điểm của Đại học tư tại miền Nam Việt Nam 1975”, Nam bộ Đất và Người (tập XII), NXB ĐHQG - HCM, ISBN 978-604-73-5518-1. 6. “Đặc điểm phát triển của giáo dục đại học ngoài công lập tại TP. HCM sau khi Việt Nam thống nhất và hội nhập”. Kỷ yếu Hội thảo Sau đại học: Một số vấn dề về Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường ĐH KHXH & NV - ĐHQG TP. HCM, ISBN 978-604-73-6071-0. 7. “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên: điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục đại học ngoài công lập tại Việt nam trong quá trính hội nhập cộng đồng ASIAN”, Hội thảo khoa học quốc tế: Giáo dục sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực xuyên văn hóa, ĐHQG - HCM, ISBN: 978-604-73-4651-6. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ năm 1986, sau khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, hệ thống giáo dục cũng bắt đầu có những thay đổi. Trong đó, vấn đề xã hội hóa giáo dục là một trong những chủ trương được coi trọng hàng đầu. Hiến pháp năm 1992 (điều 36) đã khẳng định: “phát triển các hình thức trường quốc lập, dân lập và các hình thức giáo dục khác. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích các nguồn đầu tư khác” (Quốc Hội, 1992). Theo chủ trương đó, một “khu vực tư nhân” đã dần dần được hình thành và ngày càng có vai trò nhất định trong hệ thống GD nước ta, đó là khu vực giáo dục ngoài công lập (GDNCL). Loại hình này có nguồn vốn hoạt động không phải từ ngân sách Nhà nước mà do cá nhân hoặc các tổ chức tư nhân đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) là một trong hai thành phố lớn nhất của cả nước. Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, hệ thống trường ĐHNCL trên cả nước nói chung, tại TP. HCM nói riêng đã đạt những thành tựu nhất định. Việc đánh giá một cách nghiêm túc vị trí, đặc điểm và những đóng góp của các trường ĐHNCL trong hơn 20 năm qua là một việc làm cần thiết. Nơi đây vừa như một trường hợp điển hình, vừa là một địa phương mở đầu, góp sức đưa ra và giải quyết những vấn đề có tính căn bản để định hình loại hình ĐHNCL cho cả nước. Vì vậy, nghiên cứu sinh quyết định thực hiện luận án tiến sĩ chuyên ngành lịch sử Việt Nam, đề tài Sự phát triển đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh (1992 - 2012). 2. Mục đích nghiên cứu Luận án dựng lại bức tranh hình thành và phát triển ĐHNCL tại TP. HCM trong hơn 20 năm, với một số mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, phác họa toàn cảnh các trường ĐHNCL tại TP. HCM ở nhiều góc độ; Thứ hai, làm rõ những đóng góp của các ĐHNCL tại TP. HCM cũng như những khuyết điểm mà các ĐHNCL đang vướng mắc vì lý do nội tại và ngoại tại với cái nhìn khoa học, khách quan; Thứ ba, qua nghiên cứu thực tiễn quá trình phát triển ĐHNCL tại TP. HCM, luận án rút ra những thành tựu, hạn chế, đặc điểm, xu hướng phát triển, những kinh nghiệm của ĐHNCL, đồng thời luận án có tham vọng đề xuất một số giải pháp nhằm phục vụ cho phát triển GDĐH Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; Thứ tư, luận án nghiên cứu trường hợp điển hình là TP. HCM với quá trình phát triển năng động, mạnh mẽ loại hình trường ĐHNCL, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm có thể dung hòa giữa quy chế trong nước và tiêu chuẩn chất lượng của GD đại học tư thục (ĐHTT) trên thế giới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là các ĐHNCL tại TP. HCM. Đây là các ĐH nằm ngoài khu vực công lập, tức là những ĐH được thành lập, tổ chức trên cơ sở nguồn vốn nằm ngoài ngân sách Nhà nước. 2 Phạm vi nghiên cứu: Về không gian nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu về GD ĐHNCL tại TP. HCM. Luận án nghiên cứu giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2012, căn cứ vào những quyết định, quy chế, Luật Giáo dục và Luật GDĐH, cũng như tình hình thực tiễn về sự ra đời và phát triển của ĐHNCL tại TP. HCM. 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sinh sử dụng hai phương pháp cơ bản của khoa học Lịch sử là: Phương pháp lịch sử nhằm phục dựng lại quá trình lịch sử cụ thể của sự ra đời, hoạt động và phát triển ĐHNCL tại TP. HCM và phương pháp logic nhằm rút ra những đặc điểm, khám phá bản chất, tính tất yếu, quy luật trong quá trình hình thành phát triển của ĐHNCL tại TP. HCM giai đoạn 1992 - 2012. Ngoài ra là các phương pháp tiếp cận liên ngành như Phương pháp so sánh lịch đại và đồng đại, một số phương pháp nghiên cứu của giáo dục học và quản lý giáo dục, xã hội học. Nguồn tài liệu: Luận án tập trung khai thác và sử dụng các nguồn tư liệu chủ yếu sau: Nguồn tài liệu thứ nhất là các tài liệu sơ cấp như các văn kiện, văn bản, quy chế về GDNCL các báo cáo, các định hướng chiến lược, các kế hoạch hoạt động của các ĐHNCL tại TP. HCM…; Nguồn tài liệu thứ hai là các bài báo, sách, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, kỷ yếu hội thảo khoa học; Nguồn tài liệu thứ ba là tài liệu phỏng vấn các nhà quản lý GD, GV, SV và SV tốt nghiệp. Ngoài ra là các báo cáo, các website, cổng thông tin điện tử của các ĐHNCL tại TP. HCM. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học: Luận án tập hợp, hệ thống những tài liệu cơ bản và đáng tin cậy để trình bày một cách đầy đủ sự hình thành và phát triển của ĐHNCL tại TP. HCM (19922012), mô tả và phân tích sự ra đời và quá trình phát triển GD ĐHNCL tại TP. HCM, phác họa một bức tranh về sự phát triển của các ĐHNCL tại TP. HCM qua các giai đoạn. Ý nghĩa thực tiễn: Thứ nhất: đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế trong nhận thức cũng như trong tổ chức thực hiện công tác quản lý ĐHNCL tại TP. HCM hiện nay; Thứ hai: luận án có thể giúp nhìn thấy xu hướng mới của SV trong việc chọn lựa ĐH. Từ đó, thúc đẩy các trường ĐHNCL tại TP. HCM nói riêng, các ĐHNCL Việt Nam nói chung tìm kiếm chiến lược phát triển của trường để thu hút SV; Thứ ba: luận án có thể giúp các nhà hoạch định chính sách và quản trị ĐH có thể bổ sung, xây dựng và nhận thấy những đặc trưng cần có của ĐHNCL tại Việt Nam. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận án được thể hiện trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; Chương 2: Sự hình thành - phát triển trường đại học ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1992 – 2005; Chương 3: Sự phát triển trường đại học ngoài 3 công lập tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005 – 2012; Chương 4: Một số nhận xét và những vấn đề đặt ra về trường đại học ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1992 – 2012. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước a. Những nghiên cứu chung về các trường đại học trong đó có đề cập đến đại học ngoài công lập tại Việt Nam Có nhiều công trình đã đề cập đến GD ĐHNCL mà cụ thể có thể kể đến một số công trình sau: Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam của tác giả Lê Văn Giạng (Lê Văn Giạng, 2003), Kỷ yếu hội thảo Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, hội nhập và thách thức (Bộ GD&ĐT, 2004), Về khuôn mặt mới của Giáo dục đại học Việt Nam (tập I) (Phạm Phụ, 2005), Cải cách và chấn hưng giáo dục (Hoàng Tụy, 2005), Phát triển giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường của tác giả Đặng Ứng Vận (Đặng Ứng Vận, 2007), đề tài Giáo dục đại học miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 (ĐH KHXH & NV), Giáo dục: xin cho tôi nói thẳng (Hoàng Tụy, 2010) b. Những nghiên cứu riêng về trường đại học ngoài công lập tại Việt Nam Nghiên cứu cụ thể về ĐHNCL tại Việt Nam có một số công trình sau: Nguyễn Thị Bình có bài viết “Đảm bảo sự phát triển ổn định cho hệ thống đại học, cao đẳng ngoài công lập”, bài viết “Về sự phát triển giáo dục đại học tư ở Việt Nam và Trung Quốc” của tác giả Lâm Quang Thiệp (2009). Kỷ yếu hội thảo Mô hình đại học tư thục tại Việt Nam. Hội thảo về Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học ngoài công lập (2009). Đề tài Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học ngoài công lập hiện nay (B200737-38) thuộc Trung tâm nghiên cứu GDĐH và Nghề nghiệp (Đỗ Thị Hòa, 2009), bài viết “Giáo dục đại học Việt Nam: lợi nhuận rất mờ” (Phạm Phụ). Báo cáo NCKH: Nghiên cứu và đề xuất cơ chế giám sát của Nhà nước đối với các trường đại học dân lập - tư thục ở Việt Nam (B98-52-19), của Phạm Quang Sáng (2011). Đề tài NCKH cấp Bộ: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam (2012). Ngoài ra còn có nhiều luận văn, luận án nghiên cứu về GDĐH ở Việt Nam có đề cập đến trường ĐHNCL. 4 c. Những nghiên cứu về trường đại học ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh Đối với các trường ĐH NCL tại TP. HCM, nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu với những công trình đáng chú ý. Như: hội thảo Liên kết hợp tác để phát triển Giáo dục Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Lan Hương (2015) với luận án Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường đại học tư thục ở thành phố Hồ Chí Minh theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể, luận văn Thực trạng và một số giải pháp về quản lý quá trình đào tạo tại trường đại học Mở Bán công TP. HCM của tác giả Phạm Thị Phương Trang (2002); luận văn Quá trình phát triển giáo dục đại học ở thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 1986 - 2006 của Đỗ Thị Hà (2008); Luận văn Thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy tại trường đại học Công nghệ Sài Gòn của Lưu Mai Hương (2010); luận văn Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất trường đại học Văn Hiến Thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Bích Thủy (2010); Luận văn Xây dựng mô hình đảm bảo chất lượng ở trường đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HUFLIT) của Phạm Thúy Hương Triều (2010);… 1.1.2. Tình hình nghiên cứu Đại học Ngoài công lập Việt Nam ở nước ngoài Song song với các tác giả trong nước, một số tác giả nước ngoài cũng đã quan tâm đến GDĐH Việt Nam nói chung, ĐH NCL TP. HCM nói riêng. Như: Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Duy Mộng Hà (2002) với chủ đề Tìm hiểu các tiêu chí đánh giá các trường đại học dân lập tại TP. HCM (được bảo vệ tại trường ĐH Dresden, Cộng hòa Liên bang Đức). Neal Koblitz (2009) đề cập đến “Cải cách giáo dục đại học tại Việt Nam”; John Fielden (2012) trong bài “Những xu hướng toàn cầu trong quản trị đại học” Bài viết của hai tác giả Paul Glewwe Harry và Anthony Patrinos (2010): The role of the private school sector in Education in Viet Nam (Word Bank - Ngân hàng thế giới). Tác phẩm Private Higher Education Reality and Policy in East Asia (GDĐH tư ở Đông Á) do Phạm Thị Ly dịch. 1.2. Một số nhận định về tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần giải quyết của luận án 1.2.1. Một số nhận định về tình hình nghiên cứu Qua nghiên cứu các công trình có liên quan đến ĐHNCL tại Việt Nam nói chung và ĐHNCL tại TP. HCM nói riêng, tác giả luận án thấy rằng việc nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển ĐHNCL là một đề tài còn rất mới và có nhiều “vấn đề” mà các nhà nghiên cứu GD đã, đang và sẽ đề cập nhiều trong tương lai. Về phương pháp tiếp cận, các công trình nghiên cứu về ĐHNCL thường được tiếp cận ở khía cạnh GD học, triết lý giáo dục, lý thuyết mô hình GD, pháp luật,… trong đó có đề cập đến lịch sử hình thành, quá trình phát triền của GD ĐHNCL Việt Nam, nhưng không phải là hướng tiếp cận chính. 5 Tuy nhiên, đối với GDĐH NCL, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu mang tính toàn diện và có hệ thống về quá trình hình thành và phát triển các trường ĐHNCL Việt Nam nói chung và nhất là tại TP. HCM, cũng như chưa có những phân tích đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển các ĐH này. Do đó, luận án này trên cơ sở kế thừa các kết quả của người đi trước, tiếp tục khảo sát thêm nhiều nguồn tài liệu như: những tư liệu tại TT LTQG II và một số “tư liệu sống” là những nhà sáng lập, nhà đầu tư, GV, nhân viên, SV đã và đang còn làm việc hoặc học tập tại các ĐHNCL tại TP. HCM. Từ đó, hy vọng có thể rút ra những nhận định khách quan và khoa học về sự phát triển và vai trò của các trường ĐHNCL trong bối cảnh một thành phố lớn như TP. HCM. 1.2.2. Những vấn đề cần giải quyết của luận án Luận án tập trung vào một số vấn đề sau: Thứ nhất: làm rõ quá trình hình thành và phát triển ĐHNCL tại TP. HCM giai đoạn 1992 – 2005 và giai đoạn 2005 – 2012; Thứ hai: tìm hiểu, phân tích các chính sách, quy chế của nhà nước đã tác động đến quá trình hình thành và phát triển các ĐHNCL, từ ĐHDL sang ĐHTT; Thứ ba: nghiên cứu tổ chức, hoạt động, quá trình xây dựng và phát triển của các ĐHNCL tại TP. HCM; Thứ tư: làm rõ những thành tựu và hạn chế, đặc điểm và xu hướng phát triển của ĐHNCL tại TP. HCM từ hoạt động của ĐHDL đến ĐHTT; những đóng góp về việc huy động NNL, tài lực xã hội vào sự phát triển các ĐHNCL tại TP HCM. CHƯƠNG 2 CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN 1992 - 2005 2.1. Sự ra đời đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam từ sau đổi mới Trong giai đoạn này, Việt Nam đã từng bước đổi mới. Chủ trương chuyển sang kinh tế thị trường đã làm thay đổi toàn diện Việt Nam. Quan điểm về GD-ĐT, NCKH được định hình: “Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài có khả năng về nước tham gia giảng dạy và đào tạo, mở trường học hoặc hợp tác với các cơ sở đào tạo trong nước, các tổ chức và cá nhân nước ngoài có thể vào Việt Nam mở các trung tâm đào tạo quốc tế, tham gia giảng dạy, NCKH, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ tài chính theo quy định của nhà nước,…” (Hội nghị Trung ương 2 khóa XVIII, 1996). 6 Việt Nam trở thành nơi hấp dẫn, thu hút đầu tư về công nghệ, GD. Sự phát triển kinh tế với một tốc độ nhanh tạo nên nhu cầu lớn về cải tiến công nghệ, chuẩn bị một NNL chất lượng cao. Vì vậy, song song với các trường ĐHCL, các trường ĐHNCL dần dần được hình thành, nhằm huy động nhân lực, vật lực trong xã hội để đáp ứng nhu cầu của đổi mới và phát triển. 2.1.2. Kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1992 - 2005 TP. HCM là một đô thị đặc biệt của Việt Nam, đóng vai trò chủ đạo của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tốc độ tăng trưởng KT-XH ở đây luôn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của cả nước nước. Bộ Chính trị đã nhiều lần xác định vai trò đầu tàu của TP. HCM trên nhiều phương diện chính trị, KT-XH (Bộ Chính trị ĐCSVN, 1982, 2002, 2012). TP. HCM vừa là trung tâm kinh tế, vừa là đô thị có số lượng di dân lớnvai trò, vị trí của TP. HCM đối với khu , vực và cả nước ngày càng được nâng cao. Theo báo cáo “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh”, về GD, TP. HCM có những đóng góp nổi bật (Bộ Chính trị, 2002). 2.1.3. Xu hướng phát triển của đại học ngoài công lập trên thế giới Trên thế giới, tuy không có khái niệm trường ĐHNCL (trừ Trung Quốc), nhưng khái niệm trường ĐHTT là một loại hình tương đương trường ĐHNCL của Việt Nam. Tại Mỹ, theo số liệu của Trung tâm thống kê bộ Giáo dục Mỹ, năm 2007, các trường ĐHTT ở Mỹ có: 654 ĐHTT/ 1023 ĐHCL (ĐH cộng đồng 2 năm); 2022 ĐHTT/ 653 ĐHCL (ĐH 4 năm). Trong đó, trường ĐHTT tại Mỹ còn phân ra các ĐH vì lợi nhuận và ĐH không vì lợi nhuận (Trần Quốc Toản (2012). Ở châu Âu, các trường ĐHTT không phát triển lắm vì GD tại các nước này đa số thường được chính phủ tài trợ, thậm chí thực hiện GD miễn phí (bao gồm bậc ĐH). Trước năm 1970, ở Pháp không có trường ĐHTT, sau đó vì nhu cầu lớn về NNL nên trường ĐHTT ra đời, chủ yếu là các trường về thương mại. Sự hình thành trường ĐHTT tại châu Á nhìn chung hơi muộn hơn so với các nước Âu, Mỹ. Tuy nhiên, ở một số nước cũng hình thành những trường ĐHTT có chất lượng. Ở Trung Quốc, loại hình trường ĐHDL phát triển từ năm 1982 khi Hiến pháp Trung Quốc công nhận các thành phần GD ngoài nhà nước. Tại Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc. Có thể nói, đầu thế kỷ XXI, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tư thục hóa nền GD. Mục tiêu của trường ĐHTT trên thế giới rất đa dạng, bao gồm việc cung cấp những khóa học chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu đa dạng về NNL. 2.1.4. Đại học tư thục tại Thành phố Hồ Chí Minh trước 1975 Trước năm 1975, tại Miền Nam Việt Nam nói chung, Sài Gòn nói riêng đã tồn tại mạng lưới các trường ĐHTT và trường trung học tư thục các cấp. 7 Mạng lưới các trường ĐHTT ở miền Nam Việt Nam trước 1975 gồm một mạng lưới rộng khắp. Hoạt động của các trường ĐHTT tại Miền Nam Việt Nam trước 1975 có những đặc điểm: Chương trình GDDH có tính tổng hợp; Chính quyền tài trợ về CSVC, nhân sự và tài chính; Các ĐHTT thường do các tôn giáo thành lập và hoạt động không vì lợi nhuận; Hoạt động theo quy chế tự trị ĐH. Trong giai đoạn 1954 - 1975, ĐH tư lập đã đóng góp NNL cho Miền Nam, cũng như để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và phát triển ĐH NCL hiện nay trên cả nước nói chung, tại TP. HCM nói riêng. 2.2. Sự ra đời các trường đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Từ những hình thức giáo dục ngoài công lập đến trường đại học ngoài công lập đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1.1. Hệ mở rộng trong các trường đại học công lập Năm 1987, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định của số 730-QĐ ngày 17/7/1987 “Về việc cho phép mở rộng thí điểm hệ ĐH không chính quy ở các trường ĐH và CĐ”. Cùng năm, Bộ ban hành Thông tư hướng dẫn tạm thời về GDĐH không chính quy, số 140/TT-BĐH (18/7/1987). Trong năm học 1988 - 1989, các trường ĐH được tuyển thêm sinh viên vào hệ mở rộng, ngoài số chỉ tiêu của nhà nước phân bố, số học sinh này coi là chỉ tiêu thuộc “chỉ tiêu mở rộng”, lấy theo điểm học bạ, phải đóng học phí, được hưởng quyền lợi học tập hoàn toàn như học sinh theo chỉ tiêu kế hoạch. Một số trường lúc đầu còn dè dặt, sau đó cũng triển khai hệ mở rộng này (Sư phạm, Y, Pháp lý…). Theo Thống kê của Bộ GD&ĐT, năm học 1995 - 1996, quy mô SV đang đào tạo năm 1995 của hệ mở rộng tại các trường ĐH trong cả nước là 11.597 SV, cụ thể ở một số trường như ĐH Tổng hợp TP. HCM là 3.120 SV, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức TP. HCM là 512 SV… Sự xuất hiện hệ đào tạo mở rộng tại các trường ĐHCL đã khởi đầu cho quá trình hình thành loại hình đào tạo NCL và sự ra đời các trường ĐH NCL trong tương lai. 2.2.1.2. Sự ra đời của Viện Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh Năm 1988, một số trí thức đã được Bộ GĐ&ĐT đồng ý thành lập Trung tâm ĐH Thăng Long (15/12/1988). Cùng thời điểm với trung tâm ĐH Thăng Long, Viện Đào tạo Mở rộng TP. HCM cũng được thành lập. Ngày 15/06/1990, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ra Quyết định số 451/TCCB về việc thành lập Viện Đào tạo Mở rộng trực thuộc trường Cán bộ Quản lý ĐH - Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề. Sau đó, theo Quyết định số 2201/TCCB ký ngày 12/12/1990 thì Viện Đào tạo mở rộng TP. HCM trực thuộc Bộ GD&ĐT. Trường hoạt động theo phương hướng như sau: a/ Là cơ sở đào tạo ĐH có các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ, đào tạo tại các điểm vệ tinh… nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã 8 hội, góp phần tăng cường đội ngũ cán bộ KH-KT cho đất nước; b/ Hệ thống văn bằng của ĐH Mở bán công TP. HCM được đặt trong hệ thống văn bằng quốc gia; c/ ĐH Mở bán công TP. HCM tổ chức và hoạt động dưới sự quản lý nhà nước của Bộ GD & ĐT theo quy chế ĐH bán công do Bộ GD&ĐT ban hành. 2.2.1.3. Các trường đại học dân lập đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh Tiếp nối sự ra đời của trường ĐH Thăng Long tại Hà Nội và trường ĐH Mở bán công tại TP. HCM, chín trường ĐHDL đã nhanh chóng ra đời tại TP. HCM: trường ĐHDL Ngoại ngữ và Tin học TP. HCM (HUFLIT) thành lập năm 1994, trường ĐHDL Văn Lang thành lập năm 1994, trường ĐHDL Kỹ thuật Công nghệ TP. HCM thành lập năm 1995, trường ĐHDL Hùng Vương thành lập năm 1995, trường ĐHDL Hồng Bàng được thành lập năm 1997, trường ĐHDL Công nghệ Tôn Đức Thắng thành lập năm 1997, trường ĐHDL Văn Hiến thành lập năm 1997, trường ĐHDL Công nghệ Sài Gòn được thành lập năm 2004, trường ĐH RMIT thành lập năm 2002 (100% vốn nước ngoài, là chi nhánh tại Châu Á của ĐH RMIT đặt tại Melbourne - một tổ chức ĐH lớn của Úc). 2.2.2. Các chính sách về trường đại học ngoài công lập giai đoạn 1992 - 2005 Để xây dựng hành lang pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của các trường ĐH NCL, các văn bản pháp quy về GD nói chung, GDĐH NCL nói riêng đã dần dần được ban hành. Một số văn bản thể hiện chính sách gồm: Hiến pháp (1992), Quy chế ĐHTT (QC-240, 1993), Quy chế trường ĐHDL (QC-196, 1994), Luật GD, Nghị định về Chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực, GD, y tế, văn hóa, thể thao (1999). Quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐHDL (2000), Điều lệ trường ĐH (2003), Nghị quyết 05/2005 về Đẩy mạnh XHH các hoạt động GD, y tế, văn hóa và thể dục thể thao. Từ năm 1992 đến năm 2003, các quy chế tạm thời và quy chế chính thức của ĐHNCL được ban hành đã phần nào giải quyết được những vấn đề cốt yếu của loại hình này, mở ra hành lang pháp lý để các trường có thể được xây dựng, tuyển sinh và tổ chức đào tạo. 2.3. Hoạt động của trường đại học ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1992 - 2005 2.3.1. Cơ sở vật chất Theo cam kết khi thành lập trường, sau năm năm các ĐHDL phải có ít nhất năm hecta đất để xây dựng trường. Tuy nhiên, trong giai đoạn quy chế ĐHDL tạm thời, việc quản lý và kiểm soát còn lỏng lẻo, các trường ĐHDL tại TP. HCM thường không xây dựng CSVC đầy đủ theo sự cam kết lúc ban đầu. Đa số các trường ĐHNCL tại TP. HCM chưa đạt đúng quy chuẩn của Bộ GD&ĐT đưa ra là 1 SV/20 m2 (trừ trường ĐHDL Công nghệ Sài Gòn, do vừa thành lập năm 2005 nên quy mô SV chỉ 796 SV (năm học 2005 -– 2006) và nhờ có CSVC từ trường CĐ nên đạt yêu cầu). 9 Trong giai đoạn 1992 - 2005, vấn đề CSVC là một trong những vấn nạn lớn đối với các trường ĐHNCL tại TP. HCM. Có nhiều lý do cho việc này, như các trường chưa có nguồn đầu tư lớn, nhà nước chưa có những quy chế cụ thể có tính ràng buộc cao. Mười năm hoạt động từ 1995 đến 2005, các trường ĐHDL tại TP. HCM cũng đạt được một số CSVC nhất định. 2.3.2. Tổ chức, nhân sự, đội ngũ giảng viên a. Tổ chức nhân sự Trong giai đọan đầu, trường ĐHDL được xây dựng cơ bản theo mô hình tổ chức của một trường ĐHCL. Sơ đồ tổ chức nhân sự cụ thể của một trường đại học dân lập Về nhân viên, trong thời gian này, vì kinh phí thành lập của các trường ĐHDL còn rất eo hẹp. Tiền học phí của SV thường được sử dụng vào mục đích đào tạo và xây dựng CSVC nên hầu hết các trường đều rất giới hạn việc thu nhận nhân viên hành chính (thường phải kiêm nhiệm). Một hiện tượng là số lượng cán bộ nhân viên tăng lên không tương thích với số lượng SV đang tăng cao. b. Đội ngũ giảng viên ĐH NCL được quyền chủ động tuyển dụng GV đảm bảo theo các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, văn bằng, chứng chỉ, chuyên ngành đào tạo, khả năng giảng dạy… Do đó, các trường ưu tiên tuyển chọn những người có bằng tốt nghiệp ĐH từ loại khá trở lên, người đã có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có phẩm chất tốt và có nguyện vọng trở thành GV để bổ sung vào đội ngũ GV của trường. GV trường ĐHNCL được phân loại gồm GV cơ hữu và GV thỉnh giảng. Về đội ngũ cơ hữu, lúc ban đầu các trường ĐHDL thường sử dụng những người về hưu giảng dạy cũng có mặt tích cực như tận dụng được kiến thức, kinh nghiệm của những người còn sức lao động, còn muốn đóng góp cho sự phát triển giáo dục. 10 Một trong những phương cách phổ biến để phát triển lực lượng GV ở các ĐHDL là “tạo nguồn”. Các SV giỏi được giữ lại trường, nhiều trường hợp họ được hỗ trợ để tiếp tục du học bậc cao hơn ở nước ngoài. Họ cũng bị “ràng buộc bởi một lời hứa” sau khi học xong sẽ quay trở lại làm việc cho trường. Tuy nhiên, phương cách này cũng cần có thời gian nên trong những năm đầu các trường ĐHDL tại TP. HCM chưa thể gặt hái được kết quả ngay. 11 2.3.3. Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học a. Hoạt động đào tạo Lúc ban đầu, CTĐT của các trường ĐHDL thường kế thừa CTĐT từ các trường ĐHCL, trừ các trường có yếu tố đào tạo theo chương trình hợp tác với các trường ĐH quốc tế. Song, các trường ĐHDL tại TP. HCM cũng có những bước đột phá mới như đào tạo những ngành đáp ứng nhu cầu xã hội. Các trường có xu hướng thiên về đào tạo định hướng nghề nghiệp và những chuyên ngành hẹp, chi phí đào tạo tương đối thấp như QTKD, CNTT, Du lịch và Ngoại ngữ. Các trường ĐHDL khác cũng đã tạo nên uy tín bằng những ngành nghề đặc thù như CNTT (ĐHDL HUTECH) ngoại ngữ và tin học (ĐHDL HUFLIT), Du lịch, Quản trị bệnh viện (ĐHDL Hùng Vương), KHXH (ĐHDL Văn Hiến). b. Hoạt động nghiên cứu khoa học Vì các trường ĐHDL còn quá non trẻ nên chưa có điều kiện thuận lợi cho GV và SV NCKH. Hoạt động NCKH ở nhiều cơ sở GDĐH NCL lúc này còn chưa được coi trọng và chưa gắn kết với công tác đào tạo vì HĐQT và HT các trường còn nhiều vấn đề cần giải quyết như ổn định tài chính, nhất là cố gắng đảm bảo chức năng đào tạo. Hoạt động NCKH ở các trường ĐHNCL tại TP. HCM chưa đủ mạnh trong thời gian này nên các cơ sở GDĐH NCL chưa được phép đào tạo trình độ Sau ĐH. Một số nỗ lực của các trường cũng cần ghi nhận như việc tổ chức các hội thảo khoa học tại trường hay liên trường. Tuy nhiên, nhìn chung đây là những tổ chức NCKH nội bộ, cấp trường, không gây được tiếng vang lớn. 2.3.4. Học phí Quy định về học phí là những công việc thường xuyên được bàn bạc tại các cuộc họp HĐQT tại các trường ĐHNCL. Đây là nguồn thu chính trong các nguồn thu. Chỉ trong năm đầu tiên thành lập, bốn trường ĐHNCL tại TP. HCM đã tạo được nguồn thu trực tiếp học phí của SV (không kể những nguồn thu khác) trên 18 tỷ đồng, đã đóng góp vào sự thành công của mục tiêu XHH GD. 2.3.5. Sinh viên đại học dân lập tại thành phố Hồ Chí Minh a. Số lượng sinh viên đại học dân lập tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1992 - 2005 12 Việc tuyển sinh của các trường ĐHDL tại TP. HCM tương đối thành công. Người dân Thành phố đã nhận thức về giá trị của GDĐH nên sẵn sàng đóng góp tài chính để được học tập kiến thức mới. Chỉ tiêu tuyển sinh của các trường ĐHDL tăng lên mỗi năm, có những trường hợp vượt quá quy mô đào tạo. Một số trường chạy theo số lượng, tuyển sinh quá chỉ tiêu, đồng thời có những hoạt động như các trường tổ chức ôn thi, cho đề thi tuyển quá dễ. Các trường ĐHDL thường có những tổ chức luyện thi để thu lợi nhuận cho trường. Số SV của các trường ĐHDL tại TP. HCM tăng lên rất nhanh trong vòng 10 năm hơn gấp bốn lần từ năm 1995 - 1996 đến năm 2005 - 2006. Tuy nhiên, SV nhập học vào các trường ĐHDL tại TP. HCM thường là học sinh trung bình, điều này ảnh hưởng đến chất lượng của SV trường ĐHDL khi tốt nghiệp. b. Sinh viên của các trường đại học dân lập tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1992 - 2005 Sau một thời gian, các trường ĐHDL đã đào tạo và cung cấp NNL cho xã hội. Số SV tốt nghiệp tại các trường có biến động, tuy nhiên cũng giữ được sự tăng lên. Khi tốt nghiệp, SV các trường ĐHDL phải cạnh tranh nhiều với những SV trường ĐHCL, các SV của các chương trình tiên tiến, các SV tốt nghiệp nước ngoài, và nhất là thành kiến của xã hội về bằng cấp của trường ĐHNCL chưa được đánh giá cao. Do đó, để có một việc làm sau khi tốt nghiệp, các SV trường ĐHDL thường phải cố gắng, nỗ lực rất nhiều (có nhiều SV trường ĐHNCL phải chọn học thêm văn bằng 2, hoặc vừa làm vừa học của một trường ĐHCL để dễ xin việc). Tiểu kết chương 2 Trong giai đoạn1992 - 2005, hàng loạt các nhà giáo tâm huyết đã bỏ công sức xây dựng các trường với hoài bão thay đổi nền GD nước nhà, đem lại môi trường học thuật tiên tiến. Tuy nhiên, điều khó tránh là các trường ĐHDL trong lúc này vẫn còn chưa thật sự được tiếp nhận. Trong hơn 10 năm, các trường ĐHDL tại TP. HCM đã có nhiều cố gắng để vượt qua khó khăn, nỗ lực xây dựng CTĐT, kịp thời đáp ứng nhu cầu xã hội và bắt kịp sự tiến bộ so với thế giới. Dù còn nhiều bất cập, nhưng trong giai đoạn này, ĐHDL tại TP. HCM đã góp phần cung cấp một NNL có chất lượng cũng như gợi mở nhiều vấn đề trong sự đổi mới về công tác GDĐH NCL nói riêng và GDĐH nói chung tại Việt Nam. 13 CHƯƠNG 3 SỰ PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2005 - 2012 3.1. Khái lược kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005 - 2012 3.1.1. Sự phát triển kinh tế - xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2005 2012 Trong giai đoạn 2005 - 2012, TP. HCM có tốc độ phát triển kinh tế khá cao, bình quân đạt 11,2%/năm, bằng 1,2 lần tốc độ tăng trưởng chung của vùng trọng điểm phía Nam và trên 1,5 lần tốc độ tăng trưởng chung của cả nước (Thông tin thành phố Hồ Chí Minh, 2013). Tác động của quá trình CNH đã làm cho TP. HCM trở thành điểm hội tụ của các luồng di dân từ các vùng miền trong cả nước. 3.1.2. Tình hình hội nhập quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh Xu hướng toàn cầu hóa đặt ra những tiêu chuẩn quốc tế cho NNL CLC, nó đòi hỏi các trường ĐH phải có CTĐT, CSVC và đội ngũ GV theo theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong GD, đã có nhiều cuộc triển lãm do các sứ quán và các tổ chức hợp tác GD quốc tế tổ chức tại TP. HCM. Nhiều tổ chức trung gian được thành lập để giới thiệu du học và thu phí rất cao mà vẫn có nhiều người tham gia. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh của TP. HCM cũng trở thành hấp dẫn đối với các cơ sở đào tạo ĐH. 3.2. Các văn bản pháp lý về trường đại học ngoài công lập giai đoạn 2005 - 2012 Giai đoạn 2005 - 2012 có những văn bản trên đặc biệt quan trọng, có tác dụng định hướng phát triển cho GDĐH NCL ở Việt Nam nói chung, TP. HCM nói riêng từ năm 2005, như: Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục, Nghị quyết 05/2005/NQ-CP về Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao, Luật GD (2005)… 3.3. Thống nhất hoạt động và thành lập các trường đại học ngoài công lâp mới tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2005 - 2012 3.3.1. Sự ra đời và hoạt động của Hiệp hội các trường Đại học, Cao Đẳng Ngoài công lập Việt Nam Từ sự phát triển của các trường ĐHDL, trong đó có các trường ĐHDL tại TP. HCM, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL Việt Nam đã được thành lập (Quyết định số 14 36/2004/QĐ-BNV ngày 18/5/2004 của Bộ Nội vụ). Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL đã thực hiện được vai trò thúc đẩy các trường ĐHNCL phát triển. Hiệp hội cũng làm cầu nối giải quyết một số mâu thuẫn nội bộ ở các trường. 3.3.2. Các trường đại học tư thục tại thành phố Hồ Chí Minh được thành lập trong giai đoạn 2005 - 2012 Từ năm 2005 đến năm 2012, các trường ĐHDL tại TP. HCM đã bắt đầu quá trình chuyển đổi sang ĐHTT. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra phức tạp. Ngoài ra, một số trường ĐHTT được thành lập mới trong giai đoạn này như: Trường ĐHTT Hoa Sen, Trường ĐHTT Công nghệ Thông tin Gia Định, Trường ĐHTT Quốc tế Sài Gòn, Trường ĐHTT Kinh tế Tài chính TP. HCM (UEF), Trường ĐHTT Nguyễn Tất Thành. 3.4. Xây dựng và phát triển trường đại học tư thục tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005 - 2012 3.4.1. Cơ sở vật chất Cho đến năm 2005, CSVC của nhiều trường ĐHTT chưa được đầu tư thích đáng, còn thuê mướn các phòng học. Năm 2012, do những bất cập về cơ chế hoạt động, đội ngũ GV và nhất là CSVC, Bộ GD&ĐT liên tiếp ban hành các quyết định tạm ngừng tuyển sinh với một số trường ĐHNCL. Các quyết định này đã làm cho các trường ĐHNCL phải nhanh chóng xây dựng CSVC. Điều này đã làm cho các trường kêu gọi đầu tư, tăng vốn, vay nợ và phải trả tiền lãi hàng tháng rất cao. 3.4.2. Tổ chức nhân sự và đội ngũ giảng viên a. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của trường ĐHTT không có sự khác biệt với trường ĐHDL về các đơn vị đào tạo (khoa, ban, tổ bộ môn), đơn vị NCKH và đơn vị hành chính, phục vụ. Song một trong những sự khác biệt cơ bản nhất giữa trường ĐHTT so với trường ĐHDL (và trường ĐHCL) là về phương thức quản lý. Các cơ quan quản lý Nhà nước thực sự chỉ đóng vai trò “giám sát” đối với trường ĐHTT, còn vai trò “kiểm soát” được giao cho HĐQT và Ban kiểm soát. 15 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trường đại học tư thục b. Cán bộ công nhân viên Các trường ĐHNCL trong giai đoạn này đều đã hoạt động gần hoặc hơn 10 năm, nếu có những trường được thành lập mới thì cũng thường là những trường được nâng cấp từ trường CĐ lên trường ĐH, vì thế đội ngũ cán bộ nhân viên trong các trường thường không có nhiều thay đổi. c. Thành phần giảng viên Theo quy định của Bộ GD&ĐT năm 2012: “các trường ĐH phải có đội ngũ GV cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng CTĐT”. Tuy nhiên, đối với các ĐHTT tại TP. HCM, số lượng GV cơ hữu cho đến nay còn chưa có chất lượng tốt. Tình trạng thiếu hụt GV vẫn thường xảy ra, mặc dù trong những năm 2005 - 2012, công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV và cán bộ quản lý đã được nhiều trường quan tâm. Nhìn vào bức tranh chung của trường ĐHNCL, tính từ năm1987 đến năm 2009, số SV cả nước tăng 13 lần nhưng số GV chỉ tăng 3 lần. Do đó, tỷ lệ SV/giảng viên khá cao, ở năm học 2008 - 2009 là 28 SV/1 giảng viên. 3.4.3. Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học a. Đào tạo Quy mô đào tạo của trường ĐHTT ngày càng tăng, các ngành nghề đào tạo cũng đa dạng hơn. Các trường ĐHTT trong giai đoạn này đều mở nhiều ngành đào tạo mới. Sự phát triển các ngành nghề trong các trường ĐHTT cũng chứng tỏ sự linh động, nhạy bén của các nhà quản trị các trường ĐH này đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội đang cần rất NNL 16 chuyên nghiệp của tất cả các ngành nghề. Các trường ĐHNCL tại TP. HCM đã có đủ điều kiện để quốc tế hóa môi trường làm việc “nhập khẩu” CTĐT tiên tiến; nhờ các trường liên kết, định hướng học tập “đứng trên vai người khổng lồ” thay vì thử nghiệm tốn kém mà không đạt được chất lượng. b. Nghiên cứu khoa học Trong giai đoạn 2005 - 2012, các trường ĐHNCL cũng chưa cải thiện được công tác NCKH. Công tác NCKH của các trường ĐHNCL tại TP. HCM trong giai đoạn 2005 - 2012 ở đa số trường còn chưa được quan tâm đúng mức, dù rằng các nhà quản lý trường ĐHNCL đều nhận thức được rằng NCKH là một trong những hoạt động trọng tâm, có ý nghĩa thiết thực trong việc đánh giá chất lượng của một trường ĐH. 3.4.4. Tài chính và học phí a. Về tài chính và các khoản chi phí Các trường ĐHTT được thành lập trong giai đoạn 2005 - 2012 cần phải có vốn đầu tư lớn và vì phải bảo tồn vốn nên bắt buộc các nhà quản trị các trường ĐHTT phải tăng học phí cũng như phải cố gắng đảm bảo chất lượng đào tạo để tạo uy tín cho trường trước nguồn tuyển sinh càng ngày càng ít do sự phát triển các trường ĐHCL tại nhiều địa phương. Trường ĐHNCL thực hiện các quy định về nguồn tài chính; học phí, lệ phí tuyển sinh; quản lý tài chính; quản lý và sử dụng tài sản theo quy định của Luật GDĐH và các quy định liên quan. b. Về học phí Mức học phí của các trường ĐHTT tại TP. HCM thường cao hơn các trường ĐHCL và cũng cao hơn các trường ĐHNCL tại các địa phương khác. Trong giai đoạn 2005 - 2012, các trường ĐHTT quy định mức học phí riêng cho từng ngành, từng khoa, từng CTĐT. Theo đó, các trường cũng thực hiện việc tăng học phí. Vấn đề này là một vấn đề khá ưu tư cho các nhà quản lý GD ĐH NCL vì khi trường tăng học phí là phải chấp nhận có một số SV bỏ học. 3.4.5. Sinh viên các trường đại học ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh a. Về quy mô sinh viên Từ năm 2005 đến năm 2012, số lượng SV được đào tạo tại các trường ĐHNCL của TP. HCM tương đối cao. Quy mô SV từ năm học 2005 - 2006 đến năm học 2012 - 2013 tăng hơn 7 lần.Điều này cho thấy các trường ĐHNCL tại TP. HCM đã đóng góp rất lớn vào đào tạo NNL CLC cho Thành phố và các tỉnh lân cận. Mặt khác, các trường ĐHNCL tại TP. HCM cũng tạo được uy tín trong nhận thức xã hội để học sinh và phụ huynh công nhận. b. Về tuyển sinh 17 Trong giai đoạn 2005 - 2012, nhờ vào sự ổn định dần về tổ chức và bước đầu khẳng định được chất lượng đào tạo, các trường ĐH NCL đã nâng dần chỉ tiêu tuyển sinh SV. Tuy gặp những điều kiện không thuận lợi, nhiều trường ĐHNCL tại TP. HCM tiếp cận SV tiềm năng theo cách một doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng chứ không đợi SV tìm đến. c. Việc làm của sinh viên tốt nghiệp Trong giai đoạn 2005 - 2012, SV các khóa của trường ĐHNCL tại TP. HCM đã lần lượt ra trường và từng bước gia nhập vào đội ngũ lao động có chất lượng tại Thành phố và các địa phương khác, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đội ngũ này cơ bản đã tạo được vị trí trong thị trường lao động, tham gia vào hầu hết các lĩnh vực nghề nghiệp trong xã hội, đặc biệt đối với một số nghề nghiệp đặc thù. SV trường ĐHNCL đã có thể đảm bảo chất lượng làm việc của mình. Họ từng bước tạo được niềm tin đối với các công ty, doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung, góp phần nâng cao uy tín của trường mình theo học. Trong những năm qua, một số trường ĐHNCL tại TP. HCM đã tạo được thương hiệu về chất lượng đào tạo. 3.4.6. Quan hệ doanh nghiệp của trường Đại học Ngoài công lập tại thành phố Hồ Chí Minh Việc thiết lập mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo với đơn vị sử dụng lao động, trước hết là các doanh nghiệp, bước đầu đã được nhiều trường ĐHNCL chú ý. Các trường ĐHNCL tại TP. HCM đều thành lập Phòng hoặc Trung tâm Quan hệ Doanh nghiệp và Hỗ trợ SV hoặc xây dựng Câu lạc bộ Doanh nghiệp hỗ trợ hoạt động đào tạo. Hoạt động gắn kết cùng doanh nghiệp trong đào tạo của các trường ĐHNCL đã giúp cho các trường phát triển phù hợp với xã hội. CTĐT nhiều trường nhờ đó mà được góp ý, ngày càng gắn với thực tế. Nhiều doanh nghiệp liên kết cũng là đơn vị tiếp nhận thực tập cũng như tuyển dụng SV tốt nghiệp hoặc là nơi tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ trường ĐH, triển khai các ý tưởng nghiên cứu thành sản phẩm trực tiếp đưa ra thị trường. 3.4.7. Vấn đề chuyển đổi từ mô hình trường đại học dân lập học sang trường đại học tư thục Từ năm 2006, theo quy định, các trường ĐHNCL phải chuyển đổi hình thức từ trường ĐHDL sang trường ĐHTT. Tuy nhiên cho đến năm 2012, quá trình này vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng. Trong đó, hai vấn đề lớn là hình thức sở hữu và quyền lãnh đạo nhà trường. Tiểu kết chương 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan