Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân dưới tác động của luật doanh nghiệp ...

Tài liệu Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân dưới tác động của luật doanh nghiệp

.PDF
134
6
58

Mô tả:

®¹i häc quèc gia Hµ Néi khoa kinh tÕ --------------------- Lª ThÞ Th¶o LuËn v ¨n th ¹c s Ü kin h t Õ c hÝ nh tr Þ Hµ Néi - n¨m 2005 ®¹i häc quèc gia Hµ Néi khoa kinh tÕ --------------------- Lª ThÞ Th¶o Sù ph¸t triÓn cña khu vùc kinh tÕ t- nh©n d- íi t¸c ®éng cña luËt doanh nghiÖp Chuyªn ngµnh : Kinh tÕ ChÝnh trÞ M· sè : 5.02.01 LuËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ chÝnh trÞ Ng- êi h- íng dÉn khoa häc: PGS. TS TrÇn §×nh Thiªn Hµ Néi - n¨m 2005 MỤC LỤC Phần mở đầu .................................................................................... 1 Chƣơng 1: Khu vực kinh tế tƣ nhân và nền kinh tế chuyển đổi 5 1.1. Bản chất của kinh tế tư nhân ............................................ 6 1.2. Đặc điểm sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường ............................................ 17 1.3. Điều kiện tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế chuyển đổi ................................................... 27 Chƣơng 2: Thực trạng của khu vực kinh tế tƣ nhân đƣới tác động của Luật Doanh nghiệp ................................................ 38 2.1. Vài nét về khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung ................................................... 38 2.2. Sự tái lập và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2000 ................................... 42 2.3. Ban hành Luật Doanh nghiệp - một yêu cầu cấp bách ....... 50 2.4. Tiến triển của khu vực kinh tế tư nhân dưới tác động của Luật Doanh nghiệp ........................................................ 63 Chƣơng 3: Kiến nghị, giải pháp tiếp tục phát huy hiệu lực của Luật Doanh nghiệp ...................................................... 87 3.1. Vị trí và xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .......................................................... 87 3.2. Kiến nghị, giải pháp tiếp tục phát huy tác dụng của Luật Doanh nghiệp ................................................................ 109 Kết luận............................................................................................ 119 1 Tài liệu tham khảo .......................................................................... 121 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt nam hiện nay đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp là cần thiết, song các doanh nghiệp phải được đặt trong môi trường cạnh tranh bình đẳng với một khung pháp lý đồng bộ và thống nhất. Bước vào công cuộc đổi mới, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân được Quốc hội khóa VIII thông qua ngày 21/12/1990 và được Quốc hội khóa IX sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 1994. Sự ra đời của hai đạo luật trên có ý nghĩa kinh tế - chính trị - xã hội to lớn. Nó khẳng định quan điểm nhất quán, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, động viên được các nguồn lực đầu tư và tạo công ăn việc làm cho đông đảo người lao động trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, sau một số năm thực hiện, cùng với đà chuyển biến nhanh sang hệ thống kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, các đạo luật đó đã bộc lộ những hạn chế: thủ tục thành lập công ty quá phiền hà, Luật Công ty năm 1990 còn thiếu quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của người quản lý công ty; mặt khác, vẫn còn sự đối xử bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước: chẳng hạn như việc không thừa nhận tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp tư nhân dễ bị hình sự hoá các quan hệ dân sự nếu chẳng may họ vay vốn ngân hàng hoặc những chủ nợ khác mà chưa trả được nợ... doanh nghiệp tư nhân luôn bị lép vế trong quan hệ với các cơ quan công quyền... Không ít nhà kinh doanh vì những lý do trên mà ngại chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân để đầu tư. Rõ ràng điều đó đã làm giảm tính hấp dẫn 3 của các đạo luật trên, gây tác động kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng. Với trình độ phát triển mới của hệ thống doanh nghiệp nước ta, khung khổ pháp lý cũ không còn phù hợp. Nghị quyết Hội nghị BCHTW lần thứ 4 (khóa VIII) đã nhận thấy cần “sửa đổi bổ sung các văn bản pháp quy về loại hình doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, xây dựng luật thống nhất, áp dụng cho các loại chủ thể kinh doanh”. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày 12/6/1999, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội (khóa X) đã thông qua Luật Doanh nghiệp, trên cơ sở hợp nhất sửa đổi bổ sung Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân. Việc ban hành Luật Doanh nghiệp đã góp phần tạo khung khổ pháp lý đồng bộ, phù hợp với tình hình phát triển mới, hạn chế các hiện tượng tiêu cực, gây phiền hà quan liêu, tạo điều kiện thông thoáng, hấp dẫn và yên tâm cho các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy khai thác nội lực cho sự nghiệp CNHHĐH và tăng cường quản lý nhà nước về kinh tế. Sau 5 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp (kể từ ngày có hiệu lực 1/1/2000). Luật Doanh nghiệp đã có những tác động nhất định đến quá trình cải cách kinh tế của đất nước, đặc biệt đối với khu vực kinh tế tư nhân. Có thể nói Luật Doanh nghiệp đã “thổi luồng sinh khí mới vào môi trường kinh doanh”, đã khơi dậy và thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần kinh doanh, tinh thần tự lập nghiệp trong các tầng lớp nhân dân; khuyến khích sáng tạo và tự chủ trong kinh doanh, làm cho cộng đồng doanh nghiệp tự tin hơn trong hoạt động đầu tư và kinh doanh; tăng thêm sự tin tưởng của nhân dân vào đường lối và chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, việc thi hành Luật Doanh nghiệp gặp không ít khó khăn và tồn đọng. Ví dụ một số văn bản cần thiết hướng dẫn thi hành Luật chưa được ban hành. Nhiều văn bản luật đã được ban hành nhưng nội dung chưa phù 4 hợp, việc xoá bỏ hệ thống giấy phép “xin - cho” gặp nhiều trở ngại ... Điều đó cản trở sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, làm chậm bước tiến của quá trình hình thành môi trường kinh doanh bình đẳng và hệ thống thể chế kinh tế thị trường đồng bộ. Để hiểu rõ những thay đổi của khu vực kinh tế tư nhân từ khi áp dụng Luật Doanh nghiệp tôi chọn nghiên cứu đề tài: Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân dưới tác động của Luật Doanh nghiệp. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU - Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: Luật Doanh nghiệp ở Việt nam được ban hành và có hiệu lực từ 1/1/2000 nên còn khá mới mẻ, tuy nhiên chính những tác động tích cực của Luật Doanh nghiệp đã khiến Tổ chức phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), Ngân hàng Thế Giới (WB) và các nhà tài trợ khác đánh giá Luật Doanh nghiệp là điểm sáng trong thực hiện cải cách thể chế một cách có hiệu quả, cần được nhân rộng không chỉ ở nước ta mà còn ở các nước đang phát triển khác. - Tình hình nghiên cứu trong nước: Viết về sự phát triển của khu vực KTTN, từ năm 1986 cho đến nay đã có nhiều bài báo, tham luận khoa học, các công trình nghiên cứu... Cụ thể như: - Đào Thị Phương Liên (1995): “ Sự phát triển của KTTN trong giai đoạn chuyển nền kinh tế Việt nam sang kinh tế thị trường”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà nội. - Nguyễn Huy Oánh (2001): “Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt nam”, Nghiên cứu kinh tế, (12), tr. 45-55. - GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền (2002): “Thành phần kinh tế tư bản tư nhân trong quá trình CNH-HĐH”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. - TS Hà Huy Thành (2002: “Thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ và tư 5 bản tư nhân”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. - Nguyễn Minh Thảo (2003) : “Kinh tế tư nhân ở Việt nam - thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học quốc gia, Hà nội. Các công trình nói trên đã nghiên cứu kinh tế tư nhân ở nhiều góc độ khác nhau: Phát triển khu vực kinh tế tư nhân; quan điểm về sự phát triển KTTN; các giải pháp cụ thể về môi trường, thể chế chính sách nhằm phát triển KTTN trong phạm vi cả nước. Từ khi có Luật Doanh nghiệp (1/1/2000) hoạt động của khu vực KTTN trở nên cực kỳ sôi động. Viết về tác động của Luật công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân nay là Luật Doanh nghiệp đối với khu vực kinh tế tư nhân cũng đã có một số tác giả như: Trần Văn Thông, Phạm Hồng Vân, Xuân Dũng... các tác giả đề cập đến vấn đề thực hiện Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân, nay là Luật Doanh nghiệp (LDN) ở những năm trước (2001, 2002, 2003) nhưng chủ yếu chỉ đề cập đến vấn đề đó dưới góc độ là những chyên đề mang tính thời sự, chưa đủ mức hệ thống và khái quát ... 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: * Mục đích: Luận văn tập trung đánh giá sự phát triển của khu vực KTTN dưới tác động của LDN, phát hiện các vấn đề còn tồn đọng và đang đặt ra, trên cơ sở đó đưa ra một số quan điểm định hướng tiếp tục phát huy hiệu lực của Luật Doanh nghiệp trong việc tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp. * Nhiệm vụ: - Để có thể đánh giá được sự phát triển của khu vực KTTN dưới tác động của LDN luận văn tập trung phân tích thực trạng hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân Việt nam trước và sau khi ban hành Luật Doanh nghiệp và một số vấn đề về việc thi hành Luật Doanh nghiệp trong thời gian từ 6 1/1/2000-2004. - Luận văn đưa ra một số quan điểm định hướng, kiến nghị một số giải pháp tiếp tục phát huy hiệu lực của Luật Doanh nghiệp trong giai đoạn tới. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển của khu vực KTTN dưới tác động của Luật Doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung đánh giá sự phát triển của khu vực KTTN dưới tác động của LDN giai đoạn 2000-2004. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Luận văn sử dụng phương pháp lô gích lịch sử, phép duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, điều tra, phân tích tổng hợp, kết hợp mô hình hóa... 6. DỰ KIẾN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN: ฀ Đánh giá vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế chuyển đổi. ฀ Đánh giá vai trò của khu vực KTTN dưới tác động của LDN giai đọan 2000-2004. ฀ Đánh giá những mặt được và chưa được trong việc thực hiện LDN trong thời gian từ 2000-2004. ฀ Một số quan điểm định hướng, kiến nghị giải pháp tiếp tục phát huy hiệu lực của Luật Doanh nghiệp trong việc tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp. 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được sắp xếp thành 3 chương 10 tiết : Chương 1. Khu vực kinh tế tư nhân và nền kinh tế chuyển đổi. Chương 2. Thực trạng của khu vực kinh tế tư nhân dưới tác động của Luật Doanh nghiệp. 7 Chương 3. Kiến nghị giải pháp tiếp tục phát huy phát huy hiệu lực của Luật Doanh nghiệp. CHƢƠNG 1 KHU VỰC KINH TẾ TƢ NHÂN VÀ NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI Kinh tế tư nhân (KTTN) là bộ phận hợp thành hữu cơ quan trọng của nền kinh tế đất nước và ngày càng tỏ rõ sự năng động cũng như tính hiệu quả hoạt động của mình trong nền kinh tế thị trường. Bảo hộ về pháp lý, tôn trọng các lợi ích hợp pháp và tạo mọi điều kiện cho hoạt động kinh doanh và phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong khuôn khổ luật pháp quy định, đã đang và sẽ vẫn là xu hướng lớn, chi phối nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Với những quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, quá trình chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường gắn liền với việc đưa khu vực kinh tế tư nhân thay thế dần khu vực kinh tế nhà nước. Nói cách khác, kinh tế thị trường của các nước chuyển đổi dựa vào khu vực kinh tế tư nhân, xem kinh tế tư nhân như là tiền đề của sự phát triển. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cải cách nền kinh tế, không phải quốc gia nào ngay từ đầu cũng đã nhận thức được đúng bản chất của kinh tế tư nhân và vai trò của nó đối với sự phát triển toàn bộ nền kinh tế. Từ đó đã không tạo ra những điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế này phát huy hết những khả năng vốn có của nó, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất phát từ tình hình nói trên, việc luận chứng để làm rõ bản chất, vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế thị trường nói chung và chỉ ra những điều kiện cần thiết để kinh tế tư nhân có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế chuyển đổi, được chúng tôi coi là nhiệm vụ đầu tiên trong công trình nghiên cứu này. 8 1.1. Bản chất của kinh tế tƣ nhân 1.1.1. Nguồn gốc hình thành và đặc điểm phát triển của KTTN 1.1.1.1. Sự hình thành kinh tế tư nhân là kết quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất (LLSX) Trong xã hội nguyên thuỷ, do trình độ của LLSX còn thấp kém, đời sống còn hết sức khó khăn thiếu thốn, muốn tồn tại con người phải gắn chặt cuộc sống của mình với tập thể, với thị tộc và bộ lạc. Trong xã hội đó mọi tư liệu sản xuất (TLSX), mọi thành quả lao động đều thuộc quyền sở hữu của tập thể, mọi người cùng làm chung, hưởng chung. Ở đây không hề có ý niệm về quyền tư hữu, về “cái tôi” của mình và cũng chưa hề xảy ra tình cảnh áp bức bóc lột. Cuộc sống như vậy đã diễn ra hàng vạn, hàng chục vạn năm. Nguyên nhân sâu xa của những bước tiến hết sức chậm chạp trong xã hội nguyên thuỷ bắt nguồn từ việc công cụ sản xuất chủ yếu bằng đá chậm được cải tiến. Nhưng sau đó với việc xuất hiện công cụ sản xuất bằng đồng và sắt, thì nhân loại đã có những bước tiến dài, nhảy vọt đầy ý nghĩa. Sự xuất hiện công cụ đồng, sắt làm cho nông nghiệp phát triển nhanh chóng và sau đó được triển khai trên quy mô lớn - nền nông nghiệp dùng cày đã ra đời. Đặc biệt nó đã làm xuất hiện và đẩy mạnh nền sản xuất thủ công, làm hàng loạt ngành nghề mới ra đời và phát triển. Sự ra đời của công cụ đồng, sắt cũng góp phần làm hình thành các bộ lạc chuyên nghiệp hoá, dẫn đến những sự phân công lao động lớn trong xã hội. Từ thời kỳ còn phổ biến công cụ đá - đồng, một số bộ lạc từ kinh tế nông nghiệp chuyển hẳn sang hình thức chăn nuôi, dẫn đến sự phân công lớn đầu tiên trong lịch sử - ngành chăn nuôi tách khỏi ngành trồng trọt. Sang thời kỳ đồ sắt lại diễn ra sự phân công lao động lớn tiếp theo giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. Việc thủ công nghiệp được tách ra khỏi nông nghiệp, ngày 9 càng chuyên môn hoá, đã làm cho của cải xã hội tăng lên nhanh chóng. Từ đó việc trao đổi sản phẩm giữa các bộ lạc chăn nuôi, nông nghiệp và thủ công nghiệp trở nên thường xuyên và đều đặn. Đến đây nền sản xuất hàng hoá ra đời và cùng với nó là sự ra đời của tầng lớp xã hội mới - tầng lớp thương nhân. Như vậy thương nghiệp cũng đã được chuyên nghiệp hoá và tách ra khỏi ngành tiểu thủ công nghiệp. Do năng suất lao động trong các ngành sản xuất kinh tế ngày càng nâng cao, con người không cần phải tiến hành lao động tập thể đông đảo như trước nữa, trừ những trường hợp làm các lao động công ích. Lúc này người ta đã có khả năng tiến hành lao động cá thể, hay từng đơn vị gia đình nhỏ mà vẫn bảo đảm duy trì và nâng cao đời sống. Nền sản xuất cá thể đã ra đời. Những trao đổi lúc đầu ít nhiều còn mang tính chất ngẫu nhiên, chỉ sau khi xuất hiện các cuộc phân công xã hội lớn và sản phẩm thặng dư, sự trao đổi kinh tế thực sự mới mang tính chất thường xuyên. Nó làm cho tài sản được chuyển nhượng tự do, tư tưởng tư hữu được nảy nở và như vậy chế độ tư hữu đã thực sự ra đời. Rõ ràng sự phát triển của LLSX là nguồn gốc cơ bản và trực tiếp dẫn đến sự ra đời của chế độ tư hữu. 1.1.1.2. Sự xuất hiện gia đình, thiết chế xã hội, giai cấp và nhà nước - nguồn gốc xã hội dẫn đến sự ra đời của chế độ tư hữu: Vào giai đoạn cuối của xã hội nguyên thủy, năng suất lao động ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của LLSX thì chế độ tư hữu với những mâu thuẫn giai cấp và xung đột giai cấp trong lòng nó phát triển, dẫn đến kết quả là xã hội cũ (xã hội nguyên thuỷ) bị thủ tiêu và một xã hội mới được hình thành - đó là xã hội chiếm hữu nô lệ (CHNL). Xã hội mới hình thành được khẳng định là một quốc gia, đơn vị cơ sở của nó không còn là liên minh dựa trên quan hệ huyết thống, mà là liên minh dựa trên địa vị hành chính do nhà 10 nước quản lý. Trong chế độ phụ hệ việc để lại tài sản cho con đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích luỹ của cải trong gia đình và biến gia đình thành một thế lực đối lập với thị tộc.Trong gia đình đó, quyền lực của ngườ i đàn ông đã được xác lập, họ làm chủ cả trong gia đình và ngoài xã hội. Chế độ một vợ, một chồng là hình thức đầu tiên không dựa trên điều kiện tự nhiên mà dựa trên những điều kiện kinh tế. Nó là biểu hiện thắng lợi của sở hữu tư nhân đối với sở hữu công cộng nguyên thuỷ tự phát. Và kể từ đây, gia đình cá thể đã trở thành đơn vị kinh tế cơ sở của xã hội, là tế bào cơ bản của quan hệ xã hội mới - xã hội có giai cấp. Những mâu thuẫn hình thành trong lòng xã hội thị tộc và khả năng sản xuất riêng lẻ của các gia đình cá thể đã làm cho quan hệ dòng máu ngày càng phai nhạt và lỏng lẻo hơn. Nền sản xuất cá thể cùng với chế độ tư hữu mới nảy sinh làm cho các gia đình nhỏ bé có xu hướng tách khỏi thị tộc lớn. Họ đưa nhau đến những vùng đất mới dễ làm ăn hơn và sống cùng với những gia đình không có quan hệ họ hàng thân thuộc như trước. Những gia đình này kết hợp lại thành cộng đồng xã hội mới không có quan hệ dòng máu với nhau, nhưng họ có lợi ích kinh tế chung. Cộng đồng xã hội mới này được gọi là công xã nông thôn (hay công xã láng giềng). Công xã nông thôn vừa duy trì sở hữu tập thể của công xã thị tộc về ruộng đất, mặt khac nó bao hàm cả chế độ tư hữu về TLSX mới nảy sinh. Trong nền kinh tế hàng hoá đang trên đà phát triển, sự tích tụ và tập trung của cải vào tay một số ít người đang diễn ra nhanh chóng cùng một lúc với sự bần cùng hoá ngày càng tăng của một số quần chúng và sự tăng thêm của đông đảo người nghèo. Những người giàu có bắt đầu tập hợp thành tầng lớp quý tộc chiếm hữu nhiều của cải và nô lệ; còn những kẻ nghèo khó gồm đông đảo những thành viên thị tộc bộ lạc thì mất dần của cải, súc vật, ruộng 11 đất, cuối cùng rơi vào tình trạng bị lệ thuộc vào tầng lớp trên và bị tầng lớp này áp bức bóc lột không khác gì người nô lệ. Xã hội bắt đầu phân hoá thành hai giai cấp: giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. Giai cấp xuất hiện dẫn đến mâu thuẫn giai cấp ngày càng phát triển. Một xã hội mới như vậy chỉ có thể tồn tại trong cuộc đấu tranh không ngừng và công khai giữa hai giai cấp: thống trị và bị thống trị; cuộc đấu tranh đó ngày càng gay gắt buộc phải có một lực lượng thứ ba xuất hiện. Nhà nước hình thành nên những cơ quan quyền lực công cộng nhằm giải quyết mâu thuẫn giai cấp, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân mới ra đời và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị. Sự ra đời sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân và chế độ tư hữu đã được xuất phát từ sự phát triển kinh tế và biến đổi xã hội hoàn toàn hợp logic như thế. 1.1.2. Bản chất của kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế gắn liền với loại hình sở hữu tư nhân, trong đó các chủ thể của nó tự chủ tiến hành sản xuất kinh doanh vì lợi ích trực tiếp của cá nhân, hay tập thể cá nhân hoạt động dưới những hình thức kinh tế khác nhau, dù có thuê hay không thuê lao động. Trong loại hình sở hữu tư nhân cũng có sự khác nhau về trình độ và phương thức kinh doanh giữa những chủ sở hữu tư nhân. Những chủ tư nhân sở hữu vốn, tư liệu sản xuất có quy mô lớn vượt quá khả năng sử dụng lao động của cá nhân và gia đình phải sử dụng lao động làm thuê để kinh doanh nhằm thu giá trị thặng dư, còn những chủ sở hữu nhỏ về vốn, tư liệu sản xuất chỉ đủ kết hợp với lao động của bản thân và gia đình không sử dụng lao động làm thuê làm phương thức kinh doanh kiếm lời - đây là loại hình sở hữu phổ biến của hộ nông dân và hộ buôn bán nhỏ, tiểu chủ ở thành thị. Trong nền kinh tế thị trường, loại hình sở hữu tư nhân nhỏ cũng có sự biến đổi: trở thành chủ tư nhân (sở hữu lớn), hoặc tham gia vào các loại hình kinh tế hợp tác (sở 12 hữu tập thể hỗn hợp), hoặc phá sản (không còn sở hữu tư liệu sản xuất, vốn) trở thành lao động làm thuê. Còn loại hình sở hữu tư nhân lớn cũng sẽ biến chuyển: mở rộng hơn nữa quy mô và đa dạng sở hữu, cũng có thể bị phá sản. Thực tế cho thấy kinh tế tư nhân tuy có nhiều trình độ phát triển khác nhau với sự đa dạng của các loại hình sản xuất kinh doanh: kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và tiểu thương, kinh tế tư bản tư nhân (TBTN), kinh tế TBTN trong kinh tế tư bản nhà nước (TBNN), kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài... nhưng bản chất chung của khu vực kinh tế tư nhân chính là sở hữu tư nhân. Dù là kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công hay kinh tế tư bản tư nhân thì giữa chúng cũng có điểm chung là: đều dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về TLSX và về các nguồn lực sản xuất. 1.1.3. Mấy nét chung về phạm trù sở hữu và sở hữu tư nhân Sở hữu là một phạm trù rộng, phức tạp và có vai trò rất quan trọng trong lý thuyết của nhiều ngành khoa học xã hội. Xét về nguồn gốc, sở hữu là một khái niệm ban đầu được sử dụng trong quan hệ pháp lý dùng để chỉ các quan hệ tài sản, các nhà triết học lại coi sở hữu như một mặt quan trọng của quan hệ sản xuất, gắn liền với một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Sở hữu lại được các nhà khoa học kinh tế sử dụng như một phạm trú kinh tế chính trị nhằm chỉ một nội hàm rộng hơn - đó là quan hệ giữa người với người trong tổ chức sản xuất xã hội. Ở đây chúng tôi coi sở hữu thuộc phạm trù kinh tế chính trị, có liên quan đến một số lĩnh vực khoa học xã hội khác, được thể hiện qua những nội dung chính sau đây: 1.1.3.1. Khái niệm sở hữu và một số nội dung về sở hữu Đã có nhiều định nghĩa về sở hữu với nhiều cách diễn tả khác nhau về nó. Song nếu xét về tổng thể nội dung sở hữu luôn thể hiện hai mối qun hệ sau đây: thứ nhất, quan hệ giữa chủ thể với đối tượng; thứ hai là quan hệ giữa người với người trong tổ chức sản xuất xã hội.Trên cơ sở hai mối quan hệ đó, 13 có thể đưa ra một khái niệm tổng quát về sở hữu như sau: Sở hữu là một phạm trù xã hội, phản ánh quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu của cải vật chất, là hình thái xã hội có tính lịch sử của việc chiếm hữu của cải vật chất và thông qua quan hệ sở hữu ấy thỏa mãn nhu cầu của mình; sở hữu không phải là quan hệ giữa người với vật mà là quan hệ giữa người với người đối với vật. Nội dung của khái niệm này có thể được hiểu rõ thêm như sau: - Xét về mối quan hệ giữa chủ thể với đối tượng. Ở đây chủ sở hữu thường ít nhất phải có đủ ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản, trong đó chiếm hữu được coi là hình thức và nội dung đầu tiên của sở hữu. Còn đối tượng của sở hữu bao giờ cũng đa dạng và khác nhau về chủng loại. Riêng trong lý thuyết kinh tế xã hội chủ nghĩa truyền thống, đối tượng sở hữu thường được coi chủ yếu chỉ bao gồm những tư liệu sản xuất được đưa vào sản xuất kinh doanh trong các loại hình kinh tế. Xuất phát từ quan niệm đó, nên mối quan hệ giữa chủ thể với đối tượng từ lâu vẫn được giải thích theo sơ đồ: Chủ thể - Tư liệu sản xuất. Nhìn chung trong quá trình phát triển của lịch sử, đối tượng sở hữu luôn có sự thay đổi để phù hợp với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với sự vận động của phương thức sản xuất.Trong xã hội hiện đại ngày nay, đối tượng sở hữu đã trở nên đa dạng và phong phú hơn: từ đồ vật tiêu dùng đến TLSX; từ đối tượng sở hữu hữu hình đến vô hình (như: trí tuệ, thông tin, bí quyết công nghệ, thương hiệu, thị phần...); từ hàng hoá đồ vật cá nhân đến hàng hoá công cộng...Thực tiễn này cho thấy, việc coi sở hữu đồng nghĩa với TLSX, là c ách tiếp cận còn phiến diện, không phù hợp với thực tế cuộc sống hôm nay. - Về mối quan hệ giữa người với người trong tổ chức sản xuất xã hội, đó là mối quan hệ giữa người và người trong việc chiếm hữu TLSX và của cải vật chất được tạo ra nhờ TLSX ấy. Chủ nghĩa Mác - Lê nin coi sở hữu về 14 TLSX là quan hệ giữa người với người, giữa các giai cấp, giữa các tập đoàn người trong hệ thống sản xuất xã hội. Quan hệ này thay đổi tùy theo sự thay đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội trong đời sống xã hội. Chính những quan hệ mới này là những quan hệ kinh tế về sở hữu mang tính chất kinh tế xã hội và quy định trước hết các hình thức phân phối tài sản, sản phẩm thu nhập giá trị giữa các chủ sở hữu. Khi coi sở hữu là quan hệ xã hội của sự chiếm hữu, cần phải xem xét nó ở hai bình diện là nội dung pháp lý và nội dung kinh tế của sở hữu. Nội dung pháp lý của sở hữu quy định đối tượng của sở hữu thuộc quyền của ai. Nó quy định các quyền: sử dụng, định đoạt, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp tài sản...và thực hiện lợi ích của các chủ thể. Nội dung kinh tế của sở hữu thể hiện một hệ thống quan hệ kinh tế rất phức tạp giữa con người, các tập thể người với nhau trong việc vận dụng, khai thác nguồn lực kinh tế xã hội. Quan hệ sở hữu cũng không thể tách rời quan hệ tổ chức, quản lý, phân phối được thể hiện qua quan hệ lợi ích kinh tế. - Nội dung sở hữu khi được thể chế hoá về mặt pháp lý, gọi là chế độ sở hữu. Nói cách khác, chế độ sở hữu là tập hợp các thể chế về mặt pháp lý, bảo đảm cho các quyền sở hữu được thực hiện. Còn sở hữu được thể hiện thông qua đời sống xã hội gọi là: quyền sở hữu. Chế độ sở hữu bao gồm nhiều quyền, trong đó đáng chú ý nhất là quyền sở hữu và quyền sử dụng. Đây là hai nhóm quyền vừa phân cực, vừa thống nhất với nhau. Sự phát triển kinh - tế xã hội càng phức tạp thì sự phân chia, sự tác động giữa hai nhóm quyền trên càng phong phú và đa dạng. Nhất là từ khi “tư bản sở hữu tách rời tư bản sử dụng”, rồi sự ra đời của các công ty cổ phần. Đặc biệt từ khi quản lý trở thành một nghề thì sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng lại càng trở nên hoàn thiện hơn. Lý luận về sự tách biệt tương đối, giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng 15 cùng với việc xuất hiện vấn đề quyền sở hữu thực tế và quyền sở hữu danh nghĩa, đã mở ra phương hướng mới cho các giải pháp về vấn đề sở hữu như việc tổ chức sản xuất kinh doanh, huy động nguồn lực và đặc biệt là việc tìm ra giải pháp đúng đắn cho vấn đề sở hữu nhà nước trong các nước xã hội chủ nghĩa và trong một số nước đang phát triển hiện nay. - Hình thức sở hữu cũng là một nội dung quan trọng khác của sở hữu. Nó là cơ sở khách quan của sở hữu, tương ứng với những trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của LLSX. Cho đến nay loài người đã trải qua nhiều hình thức sở hữu, phát triển qua các giai đoạn khác nhau từ sở hữu bộ lạc, đến các hình thức sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội chủ nghĩa. Trong xã hội hiện đại ngày nay, phần lớn các quan điểm đều cho rằng, mặc dù rất phong phú, nhưng trên thực tế chỉ tồn tại ba hình thức sở hữu cơ bản: Sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp. 1.1.3.2. Sở hữu - nhân tố cơ bản của quan hệ sản xuất a) Sở hữu - nhân tố cơ bản của quan hệ sản xuất (QHSX), là nền móng của chế độ kinh tế xã hội. LLSX và QHSX là hai mặt cơ bản của mỗi phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động biện chứng với nhau, hình thành quy luật phổ biến của toàn bộ loài người - Quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX. Chính sự phù hợp đó là động lực làm cho LLSX phát triển. Trong mối quan hệ giữa chúng, LLSX bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Tuy nhiên QHSX không phải là mặt hoàn toàn thụ động, nó có tác động to lớn đến sự phát triển LLSX. Trong sự tác động đó của QHSX thì quan hệ sở hữu luôn giữ vai trò quyết định nhất. Vai trò đó của sở hữu được thể hiện ở những mặt cơ bản sau đây: Thứ nhất, sở hữu quyết định mục đích của sản xuất và toàn bộ cơ chế 16 điều tiết của nền sản xuất xã hội. Nó quy định quy mô và phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong quá trình sản xuất xã hội. Nó quyết định quan hệ lợi ích vật chất của các thành viên khác nhau trong xã hội. Thứ hai, sở hữu là nhân tố cơ bản của QHSX khi nó giữ vai trò chi phối hai mặt còn lại của QHSX, tức là nó quyết định phương thức, phương pháp tổ chức và quản lý sản xuất, nó cũng quyết định tính chất và hình thức phân phối sản phẩm. Thứ ba, chế độ sở hữu quyết định địa vị khác nhau của con người, của giai cấp và các mối quan hệ lẫn nhau của họ trong quá trình sản xuất. Từ đó nó quyết định các mối quan hệ trong trao đổi và phân phối. Nó còn quy định cả đặc điểm, hình thức và cơ cấu của giai cấp, tầng lớp của xã hội. Thứ tư, sở hữu vừa là quan hệ kinh tế, vừa là quan hệ pháp lý, vì vậy nếu không có sự biến đổi của quan hệ sở hữu phù hợp thì LLSX khó có thể phát triển bình thường. Điều này thể hiện yếu tố mở đường cho sự phát triển của LLSX, nếu thiếu sự mở đường này, LLSX sẽ bị kìm hãm, sẽ khó phát triển thuận lợi. Đương nhiên, bị kìm hãm tới mức nào đó LLSX tất yếu sẽ phá vỡ QHSX với chế độ sở hữu lỗi thời, tạo lập chế độ sở hữu mới. Thứ năm, trên mức độ tổng quát ta thấy mỗi phương thức sản xuất được đặc trưng bởi một quan hệ sản xuất riêng, tạo thành một chế độ kinh tế - xã hội, do chế độ sở hữu quy định. Trong mối quan hệ đó, sở hữu là cái quyết định bản chất chế độ kinh tế - xã hội , còn QHSX là tiêu chí hàng đầu để phân biệt các hình thái kinh tế - xã hội. Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội của xã hội có giai cấp, sở hữu liên quan đến cơ sở hạ tầng của xã hội như là tổng hợp các kiểu QHSX, các loại hình kinh tế... Cơ sở hiện thực của sở hữu gồm 3 loại hình cơ bản: 1. Loại hình sở hữu điển hình, giữ vai trò chủ đạo, nó ứng với QHSX thống trị; 2. Loại hình sở hữu gắn với QHSX tàn dư; 3. Loại hình sở hữu gắn với QHSX 17 mầm mống của xã hội tương lai. Do đó duy trì cùng một lúc nhiều loại hình sở hữu trong một hình thái kinh tế - xã hội là một tất yếu khách quan. b) Quan hệ giữa sở hữu với lợi ích - nguồn nuôi dưỡng động lực kinh tế và tiền đề cho lực lượng sản xuất phát triển. Trong quá trình vận động của mình, sự tác động lẫn nhau giữa quan hệ sở hữu và hình thức kinh tế được nối liền qua khâu trung gian là: Lợi ích kinh tế. Có thể nói lợi ích kinh tế của mỗi người, mỗi tập đoàn, mỗi giai cấp được quy đinh trước hết do mối quan hệ của nó đối với việc chiếm hữu TLSX. Lợi ích kinh tế là QHSX trong hành động, đang biến thành các nhân tố kích thích hoạt động kinh tế. Trong mối quan hệ của mình, mặc dù sở hữu không phải là động lực trực tiếp, nhưng chính quan hệ sở hữu lại quyết định bản chất, cơ cấu hệ thống lợi ích kinh tế. Vì vậy quan hệ sở hữu luôn là nguồn, là kiểu phương thức sản xuất mở rộng hệ thống lợi ích và do đó là nguồn gốc sâu xa của động lực kinh tế. Tóm lại, để hiểu rõ bản chất của phạm trù sở hữu, đòi hỏi ta phải nhận thức được nội dung và mọi hình thức biểu hiện của nó. Ngày nay việc phân tích rõ vai trò của các mặt, các khâu của sở hữu, xác định rõ chủ thể của mỗi khâu và sự tác động qua lại giữa chúng... đã và đang là hướng tiếp cận để vận dụng tốt vấn đề sở hữu trong quá trình phát triển sản xuất. 1.1.3.3. Sở hữu tư nhân Từ cách tiếp cận sở hữu với tư cách là một quan hệ xã hội về kinh tế, chúng tôi đưa ra khái niệm về sở hữu tư nhân như sau: * Khái niệm sở hữu tư nhân Sở hữu tư nhân là hình thức sở hữu các nguồn lực sản xuất được đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế của cá nhân những nhà sản xuất kinh doanh trong hoặc ngoài nước. Cá nhân tự
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan