Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh tây nguyên...

Tài liệu Sử dụng tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh tây nguyên

.PDF
216
71
131

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH TRẦN TRƯNG sö dông tμi chÝnh thóc ®Èy ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi c¸c tØnh t©y nguyªn LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH TRẦN TRƯNG sö dông tμi chÝnh thóc ®Èy ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi c¸c tØnh t©y nguyªn Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS ĐINH TRỌNG THỊNH 2. PGS, TS NGUYỄN VĂN DẦN HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Trưng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng 1 MỞ ĐẦU Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH VỚI TƯ CÁCH ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI 1.1. Tổng quan về phát triển kinh tế - xã hội 7 7 1.1.1. Quan niệm phát triển kinh tế 7 1.1.2. Quan niệm về phát triển xã hội 9 1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội 1.2. Tài chính đối với phát triển kinh tế - xã hội 18 1.2.1. Quan niệm về tài chính, chức năng và vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường 18 1.2.2. Chính sách tài chính 26 1.3. 34 Sử dụng tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội 1.3.1. Sử dụng ngân sách nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội 34 1.3.2. Sử dụng tín dụng để phát triển kinh tế - xã hội 54 1.3.3. Sử dụng thị trường tài chính để phát triển kinh tế - xã hội 64 Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2006-2010 2.1. Đặc điểm về kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên 75 75 2.1.1. Đặc điểm chính các tỉnh Tây Nguyên 75 2.1.2. Những thuận lợi về phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên 75 2.1.3. Những thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội 78 2.2. Thực trạng sử dụng tài chính thông qua các công cụ ngân sách nhà nước, tín dụng và thị trường tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2006-2010 81 2.2.1. Thực trạng sử dụng ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội ở Tây Nguyên giai đoạn 2006-2010 89 2.2.2. Thực trạng sử dụng tín dụng nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên giai đoạn 2006-2010 112 2.2.3. Thực trạng sử dụng tín dụng ngân hàng cho phát triển kinh tế xã hội ở Tây Nguyên giai đoạn 2006-2010 118 2.2.4. Thực trạng sử dụng thị trường tài chính để phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên 2.3. 122 Kinh nghiệm của một số quốc gia trong sử dụng tài chính để phát triển kinh tế - xã hội 131 2.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc về sử dụng ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ 131 2.3.2. Kinh nghiệm sử dụng tín dụng nhà nước của Nhật Bản để phát triển kinh tế - xã hội 139 2.3.3. Kinh nghiệm sử dụng thị trường tài chính các nước Đông Nam Á để phát triển kinh tế - xã hội 144 2.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong sử dụng tài chính phát triển kinh tế - xã hội 148 Chương 3: TÀI CHÍNH VỚI NHIỆM VỤ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011-2015, TẦM NHÌN ĐẾN 2020 3.1. 152 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên đến 2015, tầm nhìn đến 2020 và quan điểm sử dụng tài chính trong giai đoạn này 153 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên đến 2015, tầm nhìn đến 2020 153 3.1.2. Quan điểm sử dụng tài chính trong giai đoạn này 158 3.1.3. Những cơ hội và thách thức đối với hoạt động tài chính trong giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến 2020 trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên 3.2. 160 Giải pháp hoàn thiện sử dụng các công cụ tài chính giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến 2020 166 3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với Tây Nguyên 166 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện sử dụng ngân sách nhà nước 169 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện sử dụng tín dụng nhà nước 182 3.2.4. Giải pháp hoàn thiện sử dụng tín dụng ngân hàng 188 3.2.5. Giải pháp hoàn thiện sử dụng thị trường tài chính 191 3.3. 196 Các giải pháp hỗ trợ 3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011-2020 3.3.2. Bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn Tây Nguyên 196 199 3.3.3. Quan tâm phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực và hệ thống thông tin kinh tế - xã hội trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 201 203 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CBCC CBVC CNH, HĐH CSTK CSTT DNNN DTTS ĐTPT GDP GD&ĐT GNI GTGT HĐND HTX IMF KH&CN NHCP NHCSXH NHLD NHNN NHTM NHTW NHTMNN NHTMVN NSĐP NSLĐ NSNN NSTW ODA TCTD TD TDNH TDNN TNCN TTCK TNDN TPCP TTĐB TTTC TTTD USD UNDP VND WB WTO XDCB XNK Cán bộ công chức Cán bộ viên chức Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa Chính sách tài khóa Chính sách tiền tệ Doanh nghiệp nhà nước Dân tộc thiểu số Đầu tư phát triển Tổng sản phẩm quốc nội Giáo dục và đào tạo Tổng thu nhập quốc gia Giá trị gia tăng Hội đồng nhân dân Hợp tác xã Quỹ tiền tệ quốc tế Khoa học và công nghệ Ngân hàng cổ phần Ngân hàng chính sách xã hội Ngân hàng liên doanh Ngân hàng nhà nước Ngân hàng thương mại Ngân hàng trung ương Ngân hàng thương mại nhà nước Ngân hàng thương mại Việt Nam Ngân sách địa phương Năng suất lao động Ngân sách nhà nước Ngân sách trung ương Hỗ trợ phát triển chính thức Tổ chức tín dụng Tín dụng Tín dụng ngân hàng Tín dụng nhà nước Thu nhập cá nhân Thị trường chứng khoán Thu nhập doanh nghiệp Traí phiếu chính phủ Tiêu thụ đặc biệt Thị trường tài chính Thị trường tín dụng Đôla Mỹ Chương trình phát triển Liên Hợp quốc Đồng Việt Nam Ngân hàng thế giới Tổ chức thương mại thế giới Xây dựng cơ bản Xuất nhập khẩu DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN Ký hiệu bảng Bảng 2.1. Bảng 2.2. Bảng 2.3. Bảng 2.4. Bảng 2.5. Bảng 2.6. Bảng 2.7. Bảng 2.8. Bảng 2.9. Bảng 2.10. Bảng 2.11. Bảng 2.12. Bảng 2.13. Bảng 2.14. Bảng 2.15. Bảng 2.16. Bảng 2.17. Bảng 2.18. Bảng 2.19. Bảng 2.20. Tên bảng Thu NSNN giai đoạn 2006-2010 của các tỉnh Tây Nguyên Tỷ lệ động viên thu NSNN giai đoạn 2006-2010 các tỉnh Tây nguyên Mối quan hệ giữa tỷ lệ động viên thu NSNN với chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010 Tỷ lệ động viên thu NSNN bình quân 2001-2010 Cơ cấu thu nội địa trong tổng thu NSNN theo lĩnh vực Cơ cấu giữa thuế hàng hóa, thuế thu nhập và thuế tài sản trong tổng thu NSNN trên địa bàn Tây Nguyên Cơ cấu thuế gián thu và thuế trực thu trong tổng thu NSNN trên địa bàn các tỉnh Tây nguyên Tỷ lệ động viên thu NSNN giai đoạn 2001-2010 các tỉnh Tây Nguyên So sánh tốc độ tăng GDP và tốc độ tăng thuế Chi NSNN so với GDP qua các giai đoạn từ 2001-2010 các tỉnh Tây Nguyên Tỷ lệ chi NSNN so với GDP qua các giai đoạn 2001-2010 của Tây Nguyên Tỷ lệ chi NSNN so với GDP qua từng năm thời kỳ 20012010 của Tây Nguyên So sánh tốc độ tăng chi ĐTPT và chi thường xuyên giai đoạn 2006-2010 của Tây Nguyên Cơ cấu chi ĐTPT của các tỉnh Tây Nguyên Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội so với tổng số (%) ở Tây Nguyên Cơ cấu chi thường xuyên giai đoạn 2001-2005 các tỉnh Tây Nguyên Cơ cấu chi thường xuyên giai đoạn 2006-2010 ở Tây Nguyên TDNH của các tỉnh Tây Nguyên phân tỷ trọng theo ngành giai đoạn 2001, 2005 và 2010 Giá trị cổ phiếu giao dịch trên TTCK Cơ cấu khu vực TTTC ở một số nước Đông Nam Á năm 1999 Trang 90 91 94 95 96 97 98 99 100 101 101 102 103 105 107 108 109 119 144 146 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu Trong 10 năm qua, thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 18-01-2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010, theo đó các chính sách và công cụ tài chính đã được tích cực sử dụng hướng vào mục tiêu phục vụ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên đã có bước phát triển nhanh, tạo đà cho sự phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội là mục tiêu của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ trong mọi thời đại. Có nhiều nhân tố tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tài chính tác động tới mọi lĩnh vực, góp phần quan trọng của sự biến đổi về phát triển kinh tế - xã hội nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhận thức của các chủ thể xã hội về tài chính và sử dụng các công cụ tài chính để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội cần đạt đến. Bước vào giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến 2020, Bộ Chính trị chủ trương tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10 với mục tiêu cao hơn về tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội và xóa đói giảm nghèo; giai đoạn cả nước hội nhập quốc tế đầy đủ và sâu rộng, nảy sinh nhiều cơ hội mới, đồng thời đặt ra những thách thức, khó khăn nhiều mặt đối với Tây Nguyên, trong đó có vấn đề chính sách, cơ chế sử dụng tài chính để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hướng đến năm 2020. Với ý nghĩa là một lĩnh vực then chốt mang tính huyết mạch đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách và sử dụng công cụ tài chính cần phải được đổi mới và hoàn thiện hướng vào thực hiện các mục tiêu đã được xác định đối với Tây Nguyên trong giai đoạn đến là hết sức cần thiết. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Sử dụng tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên” là một đòi hỏi cấp bách và thiết thực đối với Tây Nguyên. 2 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường, những vấn đề lý luận về tài chính được các nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm nghiên cứu trong lịch sử phát triển xã hội. Nhiều quan điểm và các luận thuyết theo các trường phái khác nhau đã trở thành kinh điển trong các học thuyết. Tuy nhiên trong kinh tế học hiện đại, các nhà khoa học nhận thấy không thể sử dụng thuần túy một học thuyết nào đó trong lĩnh vực tài chính để giải quyết các vấn đề của nền kinh tế - xã hội đặt ra trong từng giai đoạn phát triển. Các nhà khoa học ngày nay khuyến cáo cần phải kết hợp các học thuyết kinh tế thông qua sử dụng tài chính một cách linh hoạt mới bảo đảm hiệu quả. Trên thực tế, nhiều quốc gia thành công như Hoa Kỳ trong thập niên 90; Hàn Quốc thành công đáng kể trong sử dụng tài chính trở thành quốc gia có nền kinh tế mới nổi; Trung Quốc rất thành công trong sử dụng tài chính để can thiệp và điều chỉnh sự phát triển kinh tế, giữ cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh trong gần 3 thập kỷ qua. Trong nước, những công trình đã nghiên cứu về tài chính đối với phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên không nhiều, tính từ năm 2004 trở lại đây có các công trình được báo cáo tại Hội thảo khoa học về "Chính sách và giải pháp tài chính đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên" tổ chức ở Buôn Ma Thuột, ngày 24/9/2004 do Học viện Tài chính, Sở Tài chính Đak Lak và Viện Dân tộc phối hợp thực hiện. Trong đó, có 20 báo cáo trình bày ở hội thảo của một số nhà khoa học và nhà quản lý, xoay quanh vấn đề tài chính ngân sách - tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên. Có một số công trình tiêu biểu như sau: “Thực trạng và giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên trong tình hình mới” của TS. Hoàng Ngọc Phong - Trưởng ban nghiên cứu phát triển vùng, Viện chiến lược phát triển, Bộ kế hoạch đầu tư; “Hoàn thiện chính sách và giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên” của PGS.TS Nguyễn Đăng Nam, Phó viện trưởng Viện khoa học tài chính; “Chính sách ưu đãi thuế phát triển các thành phần kinh tế ở Tây Nguyên” của PGS.TS Bạch Thị Minh Huyền, 3 Phó vụ trưởng Vụ chính sách thuế, Bộ Tài chính; "Chính sách về đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên" của TS. Nguyễn Duy Lượng, Vụ trưởng Vụ địa phương, Văn phòng Chính phủ… Các công trình nghiên cứu trên đây, ở góc độ và mức độ tiếp cận khác nhau nghiên cứu về sử dụng tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên. Trên cơ sở các nghiên cứu đã được công bố, đề tài của Luận án tiếp tục nghiên cứu về lý luận, thực tiễn và đưa ra giải pháp cụ thể để sử dụng tài chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững đối với Tây Nguyên. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu để nhận thức tài chính với tư cách là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính nhằm tác động vào quá trình kinh tế - xã hội đạt đến mục tiêu xác định của từng chủ thể xã hội, theo đó góp phần tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu cụ thể của đề tài tập trung vào 3 khía cạnh sau đây: - Trình bày một số vấn đề chung về tài chính với tư cách là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, làm sáng tỏ vai trò của các công cụ tài chính tác động vào quá trình kinh tế - xã hội. Tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm đã sử dụng các công cụ tài chính để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế và mở cửa hội nhập quốc tế. - Đánh giá thực trạng sử dụng tài chính thông qua việc sử dụng các công cụ NSNN, TDNN, TDNH và TTTC tác động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn 2006-2010, chỉ rõ những thành tựu, những mặt hạn chế, yếu kém và nguyên nhân những hạn chế, bất cập để làm căn cứ, cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện sử dụng công cụ tài chính thúc đẩy kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển ở Tây Nguyên. - Trên cơ sở định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến 2010, đề xuất các quan điểm, giải pháp sử dụng tài 4 chính mà trọng tâm hoàn thiện chính sách, cơ chế và sử dụng các công cụ NSNN, TDNN, TDNH và TTTC để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập đối với các tỉnh Tây Nguyên. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức về tài chính với tư cách là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào của các công cụ tài chính: NSNN, TDNN, TDNH và TTTC và việc sử dụng các công cụ này nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2006-2010. Tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới; từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện sử dụng các công cụ tài chính nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian tới. Sử dụng các công cụ tài chính NSNN, TDNN, TDNH và TTTC là một nội dung quan trọng thể hiện vai trò to lớn về nhiều mặt của nhà nước và các chủ thể xã hội khác đối với quá trình kinh tế - xã hội trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế. Đề tài đề cập đến sự tác động trực tiếp của các công cụ nêu ở trên đến quá trình kinh tế - xã hội. Các công cụ này là phương tiện được các chủ thể xã hội sử dụng nhằm tác động để đạt tới mục tiêu cụ thể, theo đó thúc đẩy phát triển xã hội. Do đó, nó có ý nghĩa là tổng thể những phương thức và những yếu tố vận hành các phương thức này nhằm phát huy những tác động tích cực của tài chính đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Xét đến cùng, những tác động của tài chính đối với quá trình kinh tế xã hội là hệ quả của các chức năng tài chính. Cơ chế tác động của các công cụ tài chính xuất phát từ nhận thức các tác động khách quan vốn có của tài chính để hoạch định và triển khai những phương thức thích hợp nhằm đạt tới hiệu quả tối ưu. Trong nền kinh tế thị trường, tài chính là công cụ quan trọng được nhà nước sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tuy nhiên, bản thân nội hàm của 5 một số công cụ NSNN, TDNN, TDNH, TTTC và chính sách tài chính cũng chứa đựng nhiều lĩnh vực và nhiều khâu khác nhau, mà mỗi lĩnh vực đó, trong điều kiện phát triển kinh tế và mở cửa hội nhập quốc tế đều là những vấn đề có nội dung nghiên cứu rất phức tạp, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn. Mỗi công cụ có cơ chế tác động nhất định đến kinh tế - xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ phân tích tác động trực tiếp của một số công cụ chủ yếu có thể định lượng tác động tới kết quả phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn 2006-2010 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện sử dụng các công cụ nêu trên trong giai đoạn phát triển tới. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được triển khai với cách tiếp cận vừa khoa học, vừa thực tiễn, nghiên cứu các vấn đề trong vùng Tây Nguyên và kinh nghiệm ở một số quốc gia, gắn lý luận với thực tiễn, dùng lý luận để xem xét thực tiễn, qua đó tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ và bổ sung thêm các khía cạnh lý luận về sử dụng tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường chưa hoàn chỉnh ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, đề tài không đi sâu phân tích các vấn đề lý luận, các học thuyết kinh tế tài chính mang tính học thuật, chỉ tập trung xem xét chính sách, xây dựng quan điểm nhằm sử dụng một số công cụ tài chính chủ yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên. Đề tài đã áp dụng tổng hợp các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, lịch sử, phát triển, so sánh, đối chiếu trong quá trình nghiên cứu. Các phương pháp này dựa trên nền tảng của phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 6. Những đóng góp của đề tài - Về lý luận: Hệ thống hóa, tổng quan những lý luận cơ bản các công cụ NSNN, TD và TTTC và việc sử dụng công cụ này để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Nguyên. Phân tích và đánh giá có căn cứ khoa học về thực trạng sử dụng các công cụ tài chính nêu ở trên tác động vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Nguyên. 6 - Về thực tiễn: Đề xuất những giải pháp hoàn thiện sử dụng có hiệu quả các công cụ NSNN, TD và TTTC nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên trong thời kỳ tới. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương (196 trang). Chương 1: Một số vấn đề chung về tài chính với tư cách động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (68 trang) Chương 2: Thực trạng sử dụng tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2006-2010 (77 trang) Chương 3: Tài chính với nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến 2020 (51 trang). 7 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH VỚI TƯ CÁCH ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI 1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI 1.1.1. Quan niệm phát triển kinh tế Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của một quốc gia. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển trong quá trình theo đuổi mục tiêu tiến kịp và hội nhập với các nước phát triển. 1.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định thể hiện ở quy mô và tốc độ, đó là sự gia tăng nhiều hay ít, nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị, trong đó biểu hiện giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn bộ nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người của thời kỳ sau so với thời kỳ trước để xác định sự tăng trưởng kinh tế. Như vậy, tăng trưởng kinh tế phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay, tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay còn gọi bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao, đó là sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý. 1.1.1.2. Phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, là quá trình biến đổi lượng và chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Vậy, phát triển kinh tế là một quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức: Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập 8 của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển. Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế. Để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được. Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế của quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí của đại đa số nhân dân… Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển. Phát triển kinh tế bao hàm ý nghĩa rộng lớn hơn. Nó không chỉ bao gồm những thay đổi về số lượng như tăng trưởng kinh tế, mà còn bao gồm cả những thay đổi về chất lượng cuộc sống. Phát triển kinh tế là phạm trù kinh tế - xã hội rộng lớn, nó phản ánh sự tăng lên quy mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sản lượng của cải vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý có khả năng khai thác nguồn lực trong và ngoài nước; sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện cuộc sống dân cư, giảm bớt đói nghèo, rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, bảo đảm công bằng xã hội; phản ánh sự vận động của nền kinh tế từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn. Ngày nay, tùy thuộc quan niệm khác nhau, các nước có sự lựa chọn con đường phát triển khác nhau. Các nước phát triển theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa lựa chọn con đường nhấn mạnh tăng trưởng nhanh. Theo đó, các nước tập trung chủ yếu vào các chính sách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, bỏ qua các nội dung xã hội. Các vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống chỉ được đặt ra khi tăng trưởng thu nhập đạt được một trình độ khá 9 cao. Thực tế cho thấy nhiều quốc gia theo mô hình này, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, song hệ quả xấu xảy ra: một mặt, cùng với quá trình tăng trưởng nhanh, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng gay gắt, các nội dung về nâng cao chất lượng cuộc sống không được chú trọng, một số giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc và đạo đức, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của nhân dân bị phá hủy; mặt khác, chạy theo tăng trưởng nhanh dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên quốc gia, hủy hoại môi trường sinh thái, chất lượng tăng trưởng không bảo đảm và vi phạm yêu cầu phát triển bền vững. Một số nước theo mô hình nhấn mạnh vào bình đẳng và công bằng xã hội ngay từ đầu trong điều kiện thực trạng tăng trưởng thấp. Các nguồn lực phát triển, phân phối thu nhập cũng như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hóa được quan tâm và thực hiện dàn đều, bình quân cho mọi ngành, mọi vùng và các tầng lớp dân cư trong xã hội. Thực hiện mô hình này, các nước đã đạt được một mức độ khá tốt về các chỉ tiêu xã hội. Tuy nhiên, nền kinh tế thiếu các động lực cần thiết cho sự tăng trưởng nhanh, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, nền kinh tế chậm khởi sắc và ngày càng trở nên tụt hậu so với mức chung của thế giới. Hiện nay, nền kinh tế mở, hội nhập cho phép nhiều nước đang phát triển tận dụng lợi thế lịch sử để thực hiện một sự lựa chọn tối ưu bằng con đường phát triển toàn diện. Theo đó, các nước đưa ra các chính sách thúc đẩy tăng trưởng nhanh, khuyến khích dân cư làm giàu, phát triển kinh tế tư nhân và thực hiện phân phối thu nhập theo sự đóng góp nguồn lực; mặt khác, đồng thời đặt ra vấn đề bình đẳng, công bằng và nâng cao chất lượng cuộc sống. 1.1.2. Quan niệm về phát triển xã hội Tiến bộ xã hội mà trung tâm là vấn đề phát triển con người được xem là tiêu chí đánh giá mục tiêu cuối cùng của phát triển. Sự phát triển xã hội được xem xét trên các khía cạnh chính sau: 1.1.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người Đáp ứng nhu cầu về phát triển con người là mục tiêu cơ bản nhất của quá trình phát triển. Nó bao gồm các nhu cầu xã hội cơ bản và những nhu cầu xã hội 10 chất lượng cao trên các lĩnh vực chủ yếu như: nhu cầu mức sống vật chất, nhu cầu giáo dục, y tế, nhu cầu việc làm… a) Các chỉ tiêu phản ánh mức sống: Chỉ tiêu GNI/người là thước đo chính, thể hiện bảo đảm nhu cầu hao phí vật chất cho dân cư mỗi quốc gia, đó là nhu cầu hấp thụ calori một ngày đêm của một người để bảo đảm sống và làm việc bình thường. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng nâng cao mức sống vật chất cho con người. Ngoài ra, một số chỉ tiêu khác cũng phản ánh mức sống vật chất như lương thực bình quân đầu người, tỷ lệ phụ thuộc lương thực nhập khẩu, tỷ lệ cung cấp calori bình quân đầu người một ngày đêm so với nhu cầu tối thiểu. b) Nhóm chỉ tiêu phản ánh giáo dục và trình độ dân trí được Liên hiệp quốc đã đưa ra những chỉ tiêu đánh giá về trình độ dân trí và giáo dục như: tỷ lệ người lớn biết chữ (tính cho những người từ 15 tuổi trở lên) có phân theo giới tính, khu vực; tỷ lệ nhập học các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; số năm đi học trung bình (tính cho những người từ 7 tuổi trở lên); tỷ lệ chi NSNN cho giáo dục so với tổng chi NSNN hoặc so với GDP. Kinh tế càng phát triển, các chỉ tiêu này ngày càng tăng lên. c) Nhóm chỉ tiêu về tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khỏe, bao gồm: tuổi thọ bình quân tính từ thời điểm mới sinh; tỷ lệ trẻ em chết yểu có thể tính cho trẻ em chết trong vòng một năm hoặc trong thời gian 5 năm; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng theo các tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng; tỷ lệ các bà mẹ tử vong vì lý do sinh sản được tính bằng số bà mẹ chết trong thời gian mang thai hoặc sau khi sinh so với 1000 trẻ em sinh ra còn sống; tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng dịch; tỷ lệ chi NSNN cho y tế. d) Nhóm chỉ tiêu về dân số và việc làm, bao gồm: tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên, tỷ lệ thất nghiệp thành thị, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn. Các nước đang phát triển thường có tốc độ tăng trưởng dân số cao hơn mức trung bình thế giới. Các chỉ tiêu trên phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, mức thu nhập dân cư. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào chính sách và sự quan tâm của nhà nước đối với các vấn đề này. 11 1.1.2.2. Chỉ tiêu nghèo đói và bất bình đẳng Ngoài chỉ tiêu phát triển con người, một vấn đề quan trọng trong tiêu chí đánh giá sự phát triển xã hội là chỉ tiêu liên quan đến nghèo đói và bất bình đẳng. Đây là vấn đề phụ thuộc vào khả năng thu nhập của nền kinh tế và chính sách phân phối của nhà nước. Có nhiều cách để đánh giá tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng về kinh tế với các nội dung và ý nghĩa khác nhau. Chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo có sự phân chia theo từng vùng, giới tính, dân tộc khác nhau và theo các tiêu chuẩn quy định hiện hành của quốc tế hoặc quốc gia dùng để xác định quy mô và tính chất nghèo đói trong xã hội. Ngoài việc đánh giá nghèo đói và bất bình đẳng về kinh tế, vấn đề bất bình đẳng về xã hội cũng được quan tâm. Những tiêu chí được xem xét trong lĩnh vực này là: mức độ phân biệt đối xử đối với phụ nữ và bạo lực gia đình; mức độ thực hiện dân chủ cộng đồng thể hiện ở vị thế của cộng đồng dân cư trong tham gia vào quá trình ra quyết định những vấn đề có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của họ; tính minh bạch của hệ thống tài chính ở các cấp địa phương; mức độ trong sạch quốc gia thể hiện thực trạng tham nhũng và những biểu hiện tiêu cực của tầng lớp cán bộ, công chức của nhà nước. Theo dòng thời gian, quan niệm về sự gắn kết phát triển kinh tế với phát triển xã hội theo yêu cầu phát triển bền vững ngày càng được hoàn thiện. Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai, là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống. 1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội 1.1.3.1. Nhóm các nhân tố kinh tế Đây là những nhân tố tác động trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, giá trị đầu ra của nền kinh tế phụ 12 thuộc chính vào sức mua và khả năng thanh toán của nền kinh tế, tức là tổng cầu, còn giá trị các biến số đầu vào có liên quan trực tiếp đến tổng cung, tức là các yếu tố nguồn lực tác động trực tiếp. a) Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung Đó là các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, bao gồm 4 yếu tố nguồn lực chủ yếu: vốn, lao động, tài nguyên và kỹ thuật công nghệ: 1) Vốn: yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Là một nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản (vốn) mà người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị...nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản/lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có tư bản, phải thực hiện đầu tư, nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn. Những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, tư bản không chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân đầu tư mang lại, mà còn tư bản cố định xã hội, những loại tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển. Tư bản xã hội là những dự án quy mô lớn, gần như không thể chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do nhà nước thực hiện (đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia... thủy lợi, sức khỏe cộng đồng) 2) Lao động: là yếu tố đầu vào của sản xuất. Chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác như vốn, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua, vay mượn, nhưng nguồn nhân lực khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ có thể phát huy tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động. Cho nên, những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động gọi là vốn nhân lực đó là lao động có kỹ năng, có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế. Hiện nay, tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển được đóng góp nhiều bởi quy mô, số lượng lao động, còn yếu tố vốn nhân lực có vị trí chưa cao do trình độ và chất lượng lao động thấp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất