Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng phối hợp các phần mềm dạy học để thiết kế các bài giảng chương nguyên tử...

Tài liệu Sử dụng phối hợp các phần mềm dạy học để thiết kế các bài giảng chương nguyên tử - lớp10 thpt

.PDF
81
184
108

Mô tả:

Sử dụng phối hợp các phần mềm dạy học để thiết kế các bài giảng chương Nguyên tử - lớp10 THPT
PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Mét trong những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo là: “Xõy dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dõn tộc, khoa học hiện đại theo định hướng XHCN và phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật, củng cố quốc phòng an ninh” với mục tiêu là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, trung thành với lí tưởng độc lập dõn tộc và CNXH, đồng thời còn bồi dưỡng và hình thành nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân để đáp ứng những yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để đạt được mục tiêu đó, việc xây dựng cơ sở vật chất, trường líp, thiết bị dạy học cần phải đẩy mạnh cùng với đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ lớn của ngành giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Điều đó được thể hiện cụ thể trong nghị quyết TW 2 khoá VIII: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp và phương tiện tiên tiến vào dạy học, bảo đảm tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học”. Trong những năm gần đây sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đã và đang tác động mạnh mẽ lên tất cả các lĩnh vực: giáo dục, khoa học, công việc gia đình,... Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã tạo một khối lượng thông tin khổng lồ đòi hỏi phải có những thay đổi về cách thức lĩnh hội kiến thức. Điều đó cũng có nghĩa là đòi hỏi phải có những thay đổi về phương pháp dạy và học nói chung. Trong chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (30/7/2001): “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo 1 ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả cỏc mụn học”. Hoá học là một môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, do đó không thể tách rời lí thuyết với thực nghiệm, phải biết vận dụng lí thuyết để điều khiển thực nghiệm và từ thực nghiệm kiểm tra các vấn đề của lí thuyết, hoàn thiện lí thuyết ở mức cao hơn. Thông qua việc quan sát thí nghiệm, mô hình, tranh vẽ... sẽ giúp học sinh nắm được nội dung bài giảng, từ đó lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên còn nhiều thí nghiệm độc hại, nguy hiểm, khó thành công, đòi hỏi thời gian dài, những cơ chế phản ứng mà mắt thường không thể nhìn thấy,… không thể tiến hành trên lớp được, hay có những khái niệm rất khó mô tả, trừu tượng như orbital nguyên tử, hình thành liên kết hoá học, chuyển động của electron trong nguyên tử, sự lai hoỏ cỏc orbital nguyên tử, sự điện li của dung dịch, cấu tạo vòng benzen, cấu trúc hợp chất cao phân tử... Vậy làm thế nào để người học có thể nắm được dễ dàng các khái niệm đó? Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực ICT với nhiều thành tựu rực rỡ có thể giỳp cỏc em giải quyết những vấn đề khúc mắc nêu trên, với những thí nghiệm quay sẵn bằng camera hay phòng thí nghiệm ảo, hay cấu trúc các phân tử, hình dạng các orbital từ những phần mềm chem office, sự chuyển động của electron, ion ... được xây dựng trên Macromedia Flash ... Ở nước ta trong những năm gần đây đã có rất nhiều các đề tài nghiên cứu, ứng dụng máy tính vào dạy học. Chỉ riêng Hoá học có thể kể đến phần mềm "Hoá học 9", phần mềm "Ôn thi đại học"; "Thí nghiệm hoá học 10, 11, 12"; Phòng thí nghiệm ảo; Trắc nghiệm hoá học của công ty Adom (127 Thái Thịnh - Hà Nội). Ngoài ra cũn cú cỏc phần mềm về hoá học như: Isis\Draw, Chem office, Orbital Viewer, Chem Lab, Chem office 5, Atoms Symbols and Equations, ACD-ChemSketch,... 2 Nhiều giáo viên đã thấy được vai trò quan trọng của việc khai thác phần mềm phục vụ quá trình dạy học để nâng cao chất lượng dạy học. Đã có nhiều giáo án điện tử, sách giáo khoa điện tử của giáo viên và sinh viên trong cả nước, nhưng chưa có một hệ thống cụ thể mới chỉ là những bài soạn đơn lẻ mang tính thử nghiệm riêng. Mặt khác, trình độ tin học của giáo viên còn hạn chế, kinh phí đầu tư vào các phương tiện thiết bị còn hạn hẹp nên việc khai thác các phần mềm vi tính trong dạy học Hóa học bước đầu còn gặp nhiều khó khăn. Chương “Nguyờn tử” được nghiên cứu ngay đầu chương trình trung học phổ thông. Các kiến thức trong chương là cơ sở lý thuyết giúp cho việc nghiên cứu sự phụ thuộc tính chất của các chất vào cấu tạo của chúng, nên có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ chương trình hóa học phổ thông. Đừy là chương lý thuyết khó nhất, nhiều khái niệm trừu tượng nên cần chú ý về mặt phương pháp để học sinh tiếp cận với nội dung hiện đại. Vì vậy, việc phối hợp các phần mềm để thiết kế các bài giảng Hoá học là thực sự cần thiết. Từ những lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài: “Sử dông phối hợp các phần mềm dạy học để thiết kế các bài giảng chương “Nguyờn tử” - líp 10 THPT góp phần nâng cao chất lượng dạy - học mụn Húa học” 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu quy trình thiết kế giáo án điện tử. - Nghiên cứu "sử dụng phối hợp các phần mềm dạy học với các phương tiện kĩ thuật dạy học hoá học líp 10 – THPT" nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Hoá học ở trường trung học phổ thông. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: 3.1 Đối tượng nghiên cứu: - Nội dung chương “Nguyờn tử” - líp 10 THPT - Xây dựng một số chuyên đề tham khảo cho giáo án điện tử. - Lập chương trình trắc nghiệm cho giáo án điện tử. 3 - Phương pháp sử dụng giáo trình để giáo viên có thể tiến hành giảng dạy trực tiếp cho học sinh, học sinh có thể tự học độc lập ở nhà, dùng làm tài liệu tham khảo, hoặc dùng trong việc giáo dục từ xa (e - learning). 3.2 Khách thể nghiên cứu: Qỳa trình đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường THPT. 4. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài gồm những nhiệm vụ sau: • Nghiên cứu cơ sở lí luận về xu hướng đổi mới phương pháp dạy học Hoá học, về phương tiện dạy học nói chung và phương tiện trực quan nói riêng. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học Hoá học trong nước và trên thế giới. Giới thiệu một số phần mềm dạy học Hoá học. • Nghiên cứu quy trình thiết kế giáo án điện tử. • Thiết kế bài giảng chương “Nguyờn tử” lớp 10 THPT, xõy dùng một số tư liệu hỗ trợ cho giáo viên và học sinh. • Thực nghiệm sư phạm, nhận xét đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. • Đề xuất về sử dụng phối hợp phần mềm dạy học với các phương tiện kỹ thuật dạy học khác nhau trong dạy học Hoá học lớp 10 trường THPT. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI. 1 - Hệ thống hoá về cơ sở lý luận, xu hướng đổi mới phương pháp dạy học Hoá học, về phương tiện dạy học nói chung và phương tiện trực quan nói riêng. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học Hoá học trong nước và trên thế giới. 2 - Giới thiệu một số phần mềm Hóa học và phần mềm dạy học Hóa học có nhiều ứng dụng ở trường phổ thông. 3 - Đưa ra quy trình thiết kế giáo trình điện tử cho một số bài trong chương trình hoá học 10 – THPT. 4 4- Nghiên cứu, tổng kết lí thuyết Cấu tạo nguyên tử của nội dung Hóa lớ thuyết và Hóa lớ trong chương trình phổ thông. 5- Đề tài xây dựng được một số giáo án điện tử, tư liệu hỗ trợ bài giảng góp phần đổi mới hình thức dạy và học để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học môn Hóa học. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: + Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Nghiờn cứu các văn bản và các chỉ thị của Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục – đào tạo có liên quan. - Nghiên cứu tài liệu, giáo trình lý luận dạy học, tâm lý học, giáo dục học và các tài liệu khoa học cơ bản liên quan đến đề tài, đặc biệt nghiên cứu những cơ sở phương pháp dạy học chương “Nguyờn tử” từ đó mà xác định được cơ sở lí luận để tổ chức quá trình dạy học nhằm phát huy cao độ tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. - Nghiên cứu vị trí, vai trò của phương tiện trực quan trong quá trình dạy học. - Nghiên cứu cách sử dụng một số phần mềm hoá học áp dụng vào việc dạy học Hoá học: Windows, Flash, Isis\Draw, Chem office, Orbital Viewer, Chem Lab, Chem office 5, Atoms Symbols and Equations, ACDChemSketch, ChemWin, ChemLab, Titration… - Nghiờn cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng một số phần mềm thiết kế, hỗ trợ quy trình thiết kế giáo án điện tử trên máy vi tính: M.S PowerPoint, M.S FrontPage, M.S Publisher, M.S Word, Violet, Quest,... + Phương pháp điều tra, thực tiễn: - Điều tra thực trạng dạy học ở trường phổ thông hiện nay, việc sử dụng các phương tiện trực quan, các thiết bị nghe nhìn và đặc biệt là ứng dụng ICT vào trường học. 5 - Nghiên cứu mạng internet để tìm hiểu việc ứng dụng ICT trong nước và trên thế giới. Tìm những phần mềm, mô hình, hình ảnh, mô phỏng có liên quan đến đề tài. - Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra đỏnh giá và chứng minh tính đúng đắn, khả thi của đề tài. 7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC: Việc ứng dông ICT trong các bài giảng sẽ nâng cao được tính tích cực, chủ động của học sinh khi tiếp thu kiến thức mới. Đây sẽ là một xu hướng mới cho việc dạy và học Hoá học ở trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay. 6 NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN I. XU HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC I.1 Đổi mới PPDH - xu hướng chung của thế giới Vấn đề đổi mới, hoàn thiện PPDH trên thế giới đã được đặt ra từ khỏ lõu. Hiện nay, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của các ngành khoa học kĩ thuật, việc đổi mới PPDH là một yêu cầu hàng đầu đặt ra cho ngành giáo dục của bất kì quốc gia nào. Các phương pháp nặng về hoạt động thuyết giảng, áp đặt của thầy, nhẹ về hoạt động tích cực của trũ đó và đang được thay thế bằng các phương pháp giáo dục tích cực, dựa trờn quan điểm phát huy tính tích cực của người học, đề cao vai trò tự học của trò, kết hợp với sự hướng dẫn của thầy trong đó trò là chủ thể, thầy là tác nhân của quá trình dạy học. Ở Việt Nam, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đề ra những yêu cầu phải đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy và học. Luật giáo dục nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành ngày 2/12/1998 đã ghi rõ ở điều 24 “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng líp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thó học tập cho học sinh” [12]. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX một lần nữa khẳng định “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay, đổi mới và thực hiện nghiêm minh chế độ thi cử...” [2]. 7 Mới đây nhất là chỉ thị số 40 - CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (15/6/2004) về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngò nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Một trong 7 nhiệm vụ được đề ra là “Đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tiếp tục điều chỉnh và giảm hợp lý nội dung, chương trình cho phù hợp với tâm lý, sinh lý của học sinh, nhất là cấp tiểu học và trung học cơ sở. Đặc biệt đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lý thuyết, Ýt khuyến khích tư duy sáng tạo; bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho người học, đặc biệt cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng. Tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học. Đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp dạy và học trong các trường, khoa sư phạm và các trường cán bộ quản lý giáo dục nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông và công tác quản lý nhà nước về giáo dục” [1]. 8 Theo [18] của TS. Nguyễn Trọng Thọ có so sánh một số đặc điểm trong dạy học mang tính giảng huấn truyền thống với dạy học kiến tạo: Giảng huấn Hoạt động trong líp Hướng về thầy cô học Truyền thô Kiến tạo Hướng vào người học Tương tác Nêu các sự kiện Người điều phối Vai trò thầy cô Luôn là người am hiểu Đôi khi cũng học tập Vai trò người học Lắng nghe Người cộng sự Luôn là người học Đôi khi là chuyên gia Sự kiện Quan hệ Nhận thức Ghi nhí Hỏi và phát hiện Yêu cầu đạt đến Thu thập các sự kiện Chuyển hóa các sự kiện Đánh giá Số lượng kiến thức Chất lượng hiểu biết Trọng tâm giảng dạy Theo tiêu chí Công nghệ sử dụng Theo tiêu chuẩn Trắc nghiệm khách quan Củng cố và luyên tập Khả năng thu thập và thực hiện Trao đổi, cộng tác, truy xuất thông tin, diễn đạt Bảng 1. So sánh đặc điểm dạy học giảng huấn và dạy học kiến tạo Cách tiếp cận theo thuyết kiến tạo trong dạy học đặt yêu cầu chủ động cao hơn cho người học và tăng cường hoạt động của mỗi HS còng nh của cả tập thể. Các ứng dụng của ICT đã thực sự trao quyền chủ động học tập cho HS và cũng làm thay đổi vai trò của người thầy trong giáo dục. Từ vai trò là nhân tố quan trọng, quyết định trong kiểu dạy học tập trung vào thầy cô, thì nay các 9 thầy cô phải chuyển sang giữ vai trò nhà điều phối theo kiểu dạy học hướng tập trung vào HS (dạy học lấy học sinh làm trung tâm). Kiểu dạy học hướng tập trung vào HS và hoạt động hóa người học có thể thực hiện được một cách tốt hơn với sự trợ giúp của máy tính và mạng Internet. Với các chương trình dạy học đa môi trường (mutilmedia) và được chuẩn bị chu đáo có thể truy cập được nhờ các phương tiện siêu môi trường (hypermedia) giúp cho việc tự học của HS trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn bao giê hết. I.2 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học Hoá học hiện nay Để nâng cao chất lượng và hiệu quả nhằm đáp ứng được với những yêu cầu mới của thời đại, hiện nay trên thế giới có một số xu hướng đổi mới PPDH như: - Tớch cực hoá quá trình dạy học - Cỏ thể hoá việc dạy học - Cụng nghệ hoá giáo dục và thực hiện công nghệ đào tạo. - Dạy học định hướng vào người học. - Dạy học cho tương lai (chương trình của Intel) Ở nước ta, việc đổi mới và hoàn thiện PPDH đã và đang thực hiện theo một số hướng sau [12]: I.2.1. Xây dựng cơ sở lý thuyết có tính PP luận để tìm hiểu bản chất PPDH và định hướng hoàn thiện PPDH, chó ý những quan điểm PP luận về PPDH. I.2.2. Hoàn thiện các PPDH hiện có - Tăng cường tính tích cực, tính tìm tòi sáng tạo ở người học, tiềm năng trí tuệ nói riêng và nhân cách nói chung thích ứng năng động với thực tiễn luôn đổi mới. - Tăng cường năng lực vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống, sản xuất. - Chuyển dần trọng tâm của PPDH từ tính chất thông báo, tái hiện đại trà chung cho cả líp sang tính chất phõn hoỏ, cá thể hoá cao độ tiến lên theo nhịp độ cá nhân. 10 - Chuyển dần trọng tâm đầu tư công sức vào việc giảng giải kiến thức sang dạy phương pháp học, trong đó có phương pháp tự học cho học sinh. I.2.3. Sáng tạo các PPDH mới bằng cỏc cỏch sau đây - Liên kết nhiều PPDH riêng lẻ thành tổ hợp PPDH phức hợp. - Liên kết PPDH với các phương tiện kĩ thuật hiện đại (phương tiện nghe nhìn, máy vi tính,...) tạo ra các tổ hợp PPDH có sử dụng phương tiện kĩ thuật dạy học. - Chuyển hoá PP nghiên cứu khoa học thành PPDH đặc thù của môn học (thí dụ: PP thực nghiệm đối với các khoa học tự nhiên, PP grap dạy học, PP algorit,...) - Đa dạng hoỏ cỏc PPDH cho phù hợp với các cấp học, bậc học, các loại hình trường và các môn học. Nh vậy khi đổi mới PPDH, ta cần quán triệt tư tưởng chủ đạo là: Sử dụng các yếu tố tích cực đó cú ở các PPDH hoá học nh PP thực nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, trực quan,... Tiếp thu có chọn lọc một số quan điểm, PP tích cực trong khoa học giáo dục hiện đại của một số nước phát triển nh dạy học kiến tạo, hợp tác theo nhóm nhỏ, dạy học tích cực, dạy học tương tác,... Lùa chọn các PP phát huy tính tích cực của HS đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu bài học, đối tượng HS cụ thể, điều kiện của từng địa phương,... Phối kết một cách hợp lí một số PP khác nhau để phát huy cao độ hiệu quả của giê học hoá học theo hướng dạy học tích cực. I.3. Dạy và học tích cực Hiện nay việc dạy và học hoá học đang được đổi mới theo hướng sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực và phương tiện kĩ thuật dạy học để nâng cao tính tích cực của học sinh trong dạy học hoá học ở trường phổ thông. I.3.1. Phương pháp tích cực 11 Phương pháp tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước, để chỉ những phương pháp giáo dục - dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. “Tớch cực” trong phương pháp tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái với nghĩa là không hoạt động, thụ động chứ không dùng trái nghĩa với tiêu cực, thuật ngữ rút gọn “phương phỏp tớch cực” hàm chứa cả phương pháp dạy và phương pháp học [8]. I.3.2. Tính tích cực của học sinh trong dạy học hoá học - Tính tích cực, tự giác trong quá trình dạy học hoá học được tạo ra do mối liên hệ giữa hoạt động của giáo viên và học sinh trong giê học hoá học, học sinh cần hiểu rằng sau mỗi công thức các chất là các thông tin lớn về thành phần, cấu tạo, tính chất của chúng; cũn sau mỗi phương trình hoá học là một quá trình hoá học đã được thực hiện. Thông thường học sinh không thể có khái niệm đầy đủ về chất và tính chất của chúng, mà cần có sự điều khiển hoạt động nhận thức học tập của giáo viên cùng với thí nghiệm hoá học. - Quá trình chuyển kiến thức thành lòng tin được coi là yếu tố quan trọng để phát triển tính tự giác, tính tích cực trong dạy học Hoá học. Điều này có giá trị thực tiễn trong việc nắm vững cơ sở Hoá học và hình thành thế giới quan khoa học. Khi nghiên cứu Hoá học, học sinh hiểu rằng con người đã nhận thức được các quy luật tự nhiên, có thể điều khiển được sự biến hoỏ Hoỏ học của các chất và cũng có thể tiên đoán hướng và kết quả của phản ứng đang diễn ra. - Hoạt động tích cực nhận thức của học sinh được xuất hiện trong cỏc khõu của quá trình dạy học Hoá học. Giáo viên phát triển các hoạt động này thông qua các hình thức tổ chức hoạt động học tập khác nhau (bài giảng, trò chuyện, xờmina...). Trong điều kiện hiện đại, một trong các phương pháp phát triển tính tích cực nhận thức của học sinh là áp dụng phương pháp dạy học có ứng dụng CNTT và truyền thông. 12 - Hoạt động nhận thức tích cực - độc lập của học sinh liên quan với sự tìm kiếm tri thức mới, với sự tìm ra bản chất của cái mới để hiểu nú, cú khoa học về nó. Điều này có thể đạt được bằng con đường giải quyết vấn đề được nêu ra trong quá trình dạy học. I.3.3. Một số phương pháp dạy học theo hướng tích cực Ngoài việc điều khiển quá trình hoạt động nhận thức của học sinh bằng cách tổ chức, giải quyết các vấn đề học tập dưới dạng bài tập nhận thức, người giáo viên còn có thể tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh thông qua việc sử dụng các PPDH Hoá học có hiệu quả cao. Các PPDH được coi là tích cực nếu nh nã kích thích được sự nỗ lực hoạt động trí tuệ của học sinh và hướng chúng vào trạng thái hoạt động. Người ta tách ra 3 mức độ của tính tích cực nhận thức: Mô phỏng – bắt chước: quá trình chuyển các kinh nghiệm hoạt động đã được tích luỹ của người này cho người khác. Ví dụ: Giáo viên chỉ ra việc lắp ghép các dụng cụ và tiến hành, học sinh theo dõi và lặp lại các thao tác này. Chủ động tìm kiếm - chấp hành: mức độ độc lập lớn hơn, học sinh cần nhận thức được nhiệm vụ và tự tìm ra con đường giải quyết nó. Ví dụ: Học sinh tự tìm ra con đường giải các bài tập hoá học, các bài tập thực nghiệm bất kì. Chủ động - tích cực - sáng tạo: là mức độ cao của tính tích cực hoạt động nhận thức. Học sinh đặt ra nhiệm vụ nhận thức và tự xác định cho mình con đường giải quyết. Ví dụ: Yêu cầu học sinh thực hiện việc tổng hợp một chất hữu cơ khi biết chất ban đầu. Học sinh cần hình thành cho mình một loạt nhiệm vụ và giải quyết chúng như: + Lùa chọn con đường tổng hợp chất và dụng cụ thiết bị. + Tiến hành tổng hợp chất bằng thực nghiệm. 13 Thực hiện dạy và học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống. Trong hệ thống các PPDH quen thuộc đã có nhiều PPDH tích cực. Về mặt hoạt động nhận thức, các phương pháp thực hành là “tớch cực” hơn các PP trực quan, các PP trực quan là “tớch cực” hơn các PP dùng lời. Một số PPDH tích cực có thể áp dụng ở trường phổ thông là: -Vấn đáp (đàm thoại) tìm tòi. -Dạy học nêu và giải quyết vấn đề. -Dạy học dự án -Dạy học dựa trờn câu hỏi Trên cơ sở các phương pháp dạy học tích cực ở trên có thể áp dụng cụ thể cho việc dạy học hoá học nh sau: - Sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực. + Sử dụng thí nghiệm theo PP nghiên cứu. + Sử dụng thí nghiệm đối chứng, kiểm chứng. + Sử dụng thí nghiệm nêu vấn đề. - Sử dụng bài tập hoá học heo hướng dạy học tích cực. + Sử dụng bài tập hoá học nh nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi, hình thành khái niệm. + Sử dụng bài tập mô phỏng một số tình huống có vấn đề. + Sử dụng bài tập dùng để tạo tình huống có vấn đề. + Sử dụng bài tập rèn kỹ năng, năng lực nghiên cứu khoa học. - Sử dụng phương tiện trực quan theo hướng dạy học tích cực. - Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Hoá học. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ đi sâu vào việc nghiên cứu ứng dụng của ICT trong dạy học Hoá học mà trọng tâm là vào các bài giảng chương “Nguyờn tử” - chương trỡnh Hoỏ học líp 10 THPT. I.4 Tính trực quan là tính chất có quy luật của quá trình nhận thức khoa học 14 Theo [7] Người ta đã tổng kết được mức độ ảnh hưởng của các giác quan trong quá trình truyền thông, sau 6 tháng có thể nhớ được: 20% qua những gì mà ta NGHE được 30% qua những gì mà ta NHèN được 50% qua những gì mà ta NGHE và NHèN được 80% qua những gì mà ta NÓI được 90% qua những gì mà ta NểI và LÀM được 100 90 80 70 Nghe 60 Nhìn 50 Nghe& Nhìn 40 Nói 30 Nói & Làm 20 10 0 H×nh 1: TØ lÖ kiÕn thøc nhí ®îc sau khi häc 15 HÖ thèng ph­¬ng tiÖn trùc quan trong ho¸ häc TruyÒn qua vÖ tinh §å dung trùc quan ThiÕt bÞ kü thuËt ThÝ nghiÖm vµ phßng thÝ nghiÖm Dông cô thiÕt bÞ ThÝ nghiÖm Ho¸ chÊt MÉu vËt H×nh vÏ b¶ng M« h×nh Gi¸o viªn biÓu diÔn B¶n trong Häc sinh Ph¼ng M¸y mãc Nöa khèi Khèi ThiÕt bÞ nghe nh×n Phim B¨ng tõ ©m h×nh Radio §Ìn chiÕu Xi nª Ti vi ë líp minh ho¹ luyÖn tËp ë phßng thÝ mghiÖm thùc hµnh nghiªn cøu thùc nghiÖm dµi ngµy TÜnh §éng MiÕng B¶ng 2. Ph©n lo¹i hÖ thèng ph­¬ng tiÖn trùc quan d¹y häc ho¸ häc 16 Cuén Vi tÝnh II. ỨNG DỤNG ICT TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC II.1 Giáo dục và công nghệ [6] Công nghệ có nghĩa đơn giản là kỹ thuật hoặc công cụ và những phương pháp có thể áp dụng được để giải quyết vấn đề cụ thể hoặc thực hiện một mục tiêu nhất định. Hiểu nh thế thì ngôn ngữ và sách vở là những dạng công nghệ đã được sử dụng từ rất lâu trong lịch sử phát triển của nhân loại. Đầu tiên là ngôn ngữ, mét công cụ rất mạnh giúp cho kiến thức tích luỹ có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm sau đó xuất hiện chữ viết, cho phộp các suy nghĩ và ý tưởng có thể truyền thụ vượt qua mọi giới hạn về thời gian. Tiếp theo là kỹ thuật in cho phép tốc độ và số lượng thông tin được chuyển giao tăng vọt. Suốt một thời gian dài, công cụ giảng dạy chủ yếu là sách và tập vở. Cuối thế kỷ XX, các phát minh về máy tính, video, công nghệ thông tin truyền thông (phần mềm máy tính, thiết bị tin học, hệ thống mạng Internet,...) đã và đang có những tác động mạnh lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: giáo dục, khoa học, giải trí, công việc gia đình,... Các phương tiện truyền thông cùng với hệ thống mạng toàn cầu Internet đang làm thay đổi cách con người tiếp cận tri thức: không chỉ đọc để biết, mà còn nghe, thấy, cảm nhận sự kiện xảy ra ở xa nh đang diễn ra trước mắt. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ những thập niên cuối thế kỷ XX đến nay đã tạo ra một khối lượng thông tin khổng lồ, vượt các giới hạn về thời gian và không gian. Chính vì thế, khả năng thu nhận, xử lý để hiểu biết thông tin một cách nhanh chóng và chính xác là yêu cầu quan trọng hơn nhiều so với trước đây. Điều đó cũng có nghĩa là phải thay đổi những tiêu chí đào tạo trong xã hội thông tin hôm nay, cần phải thay khả năng ghi nhớ bằng khả năng tìm kiếm, thu nhận và xử lý thông tin để đạt tới một mục tiêu đặt ra. Nh vậy trong giáo dục đào tạo, trong một chõng mực nhất định, đó luụn phải sử dụng đến công nghệ. 17 II.2 Ưu và nhược điểm của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Hoá học. II.2.1 Ưu điểm. - Giúp HS dễ hiểu bài, hiểu bài một cách sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn do việc thu nhận thông tin về sự vật, hiện tượng một cách sinh động, chính xác đầy đủ từ đó nâng cao hứng thó học tập môn học, nâng cao lòng tin của HS vào khoa học. - Giúp cho bài giảng sinh động phong phú, hấp dẫn đối với HS. - Giúp GV tiết kiệm được thời gian trờn lớp trong mỗi tiết học, giúp GV điều khiển được hoạt động nhận thức của HS, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các em được thuận lợi và cho hiệu suất cao hơn. - Giải phóng người thầy giáo khỏi một khối lượng lớn các công việc tay chân, do đó làm tăng khả năng nâng cao chất lượng dạy học. - Đặc biệt nếu áp dụng hình thức đào tạo điện tử (E-Learning) sẽ đáp ứng được mọi tiêu chí: Học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ và học mềm dẻo, học một cách mở và học suốt đời. Việc ứng dụng ICT trong dạy học hóa học sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung chương trình, PPDH và phương thức đào tạo. II.2.2 Nhược điểm [19] - Đa số các ứng dụng hiện nay chủ yếu tập trung vào ưu điểm trình diễn đa môi trường (multimedia presentation) của bài giảng trờn lớp học, vì vậy nếu không chú ý giáo viên thường dẫn đến tiết dạy học theo cách tập trung vào thầy cô, không tạo điều kiện hoạt động hoá người học. - Việc sử dụng phần mềm trình diễn không đúng cách cũng làm cho khả năng ghi bài của học sinh trở nên rối hơn. 18 - Việc thực hiện dạy học với sự hỗ trợ công nghệ thông tin - truyền thông đòi hỏi giáo viên phải có những am hiểu nhất định về tin học để xây dựng giáo án và thiết kế bài giảng điện tử. Sử dụng Tin học lại có những đòi hỏi nhất định về Anh ngữ đang là một trở ngại lớn khác với phần đông giáo viên. II.3 Vai trò của CNTT trong giảng dạy nói chung và giảng dạy Hoá học nói riêng. Đối với ngành Hoá học, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy hoá học sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Cụ thể hơn đó là: + CNTT là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc xây dựng các kiến thức mới. + CNTT tạo môi trường để khám phá kiến thức nhằm hỗ trợ cho quá trình học tập. + CNTT tạo môi trường để hỗ trợ học tập qua thực hành, qua cộng đồng và qua phản ánh. + CNTT giúp cho việc đánh giá định tính và định lượng hoá học chính xác, công bằng hơn. Để phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên có thể theo tuỳ từng bài giảng, từng mảng kiến thức hoặc tuỳ theo từng đối tượng học sinh mà vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo CNTT trong từng giê, từng kiểu bài trờn lớp. Nhờ các công cụ đa phương tiện (multimedia) của máy tính như: văn bản (text), đồ hoạ (graphic), hình ảnh (image), âm thanh (sound), giáo viên sẽ xây dựng được bài giảng sinh động, thu hót sự tập trung của người học, dễ dàng vận dụng các phương pháp sư phạm: phương pháp dạy học tình huống, phương pháp dạy học nêu vấn đề. Qua đó tăng tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình học tập. 19 Nh thế trong dạy học ngày nay, vai trò của người thầy dần thay đổi. Nhờ sự trợ giúp của CNTT, người thầy không giữ vai trò trung tâm mà chuyển sang vai trò nhà điều khiển trong kiểu dạy học hướng tập trung vào học sinh. Báo cáo “ICT và nghề dạy học” của trường đại học Amsterdam, dự đoán trong 10 năm tới CNTT và phương pháp dạy học điện tử sẽ ảnh hưởng sâu sắc, thay đổi các phương pháp dạy và học, vai trò và chức năng của thầy dạy cũng như người học. Tuy nhiên ứng dụng CNTT vào dạy học ở nước ta hiện nay cũng gặp một số khó khăn: + Chi phí đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất lớn. + Đòi hỏi đội ngò giáo viên và học sinh phải có trình độ tin học nhất định. + Khi sử dụng máy tính điện tử, người ta dễ đánh mất cảm giác chân thực thiếu đi những cảm xúc, xúc giác và Ên tượng thực. Do đó ICT chỉ hỗ trợ chứ không thay thế được các thí nghiệm thực hành. + Việc sử dụng CNTT tự phỏt đó tạo ra nhiều bài giảng chỉ đơn thuần là đưa nội dung bài học thông thường trong sách giáo khoa sang văn bản. Do đó người giáo viên dùng máy tính để dạy học cần phải biết chắc rằng, mình thiết kế cái gì, mình trình bày cái gì trước, cái gì sau. Nếu không chú ý có thể làm lé thông tin mà đáng lẽ học sinh phải là người khám phá và phát hiện. Nh vậy, ta có thể khẳng định rằng “Đổi mới phương pháp dạy học Hoá học bằng CNTT là xu thế của thời đại ngày nay”. Tuy nhiên việc ứng dụng làm sao để khai thác hợp lí và hiệu quả của CNTT vào dạy học nói chung và dạy học Hoá học nói riêng lại cần phải có những nghiên cứu cụ thể và nghiêm túc. II.4 Tình hình sử dụng máy tính và khai thác các phần mềm để dạy học ở nước ta hiện nay. Trong điều kiện hệ thống giáo dục của nước ta chưa thích nghi được hoàn toàn với kỷ nguyên kinh tế tri thức. Nghị quyết TW IV của Ban chấp hành TW 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan