Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ và một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệ...

Tài liệu Sử dụng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ và một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả gieo tinh nhân tạo cho bò lai hướng sữa

.DOC
9
51
88

Mô tả:

ĐỀ XUẤT MỐC CƠ THỂ HỌC ĐO VÒNG BỤNG QUA HƯỚNG DẨN SIÊU ÂM Nguyễn Hải Thuỷ, Trương Đình Khôi Đại Học Y Dược Huế ABSTRACT Propose the anatomical level for measuring the waist circumference (WC) basing on the thickness of subcutaneous abdominal fat tissue (SAFT) guided by abdominal echography Background Metabolic syndrome results in the type 2 diabetes mellitus and cardiovascular disease, in which the WC is main critere. Difinition of anatomical point for measuring the WC is very important Objectives To define the anatomical point for measuring the WC by basing on the thickness of SAFT guided by abdominal echography To study the correlation between the WC and SAFT with BMI, TC and TG plasma concentration Materials and methods The abdominal ultrasound was performed in 203 type 2 diabetic patients in order to measure the SAFT. We analised the BMI and the plasma levels of TG and TC Results The thickness of SAFT at under the umbilical level (4-5cm) presented in 66,67% patients The mean thickness of SAFT at umbilical level was 17,55 ±7,59 mm thinner than that under the umbilical level was 25,05 ±10,53 mm (p< 0,01). The mean WC at the umbilical level was 83,19 ±7,99 smaller than that under the umbilical level was 86,13± 8,31 cm The mean WC was 83,13± 8,28 cm in female patients, 83,27 ±7,26 cm in male patients and 83,19 ± 7,99 cm in both of them, increased 3,60 ±2,03 cm , 2,02± 1,27 cm and 2,94 ±1,92 cm (< 0,01) respectively under the umbilical level. The prevalence of android obesity was 70,15% in female patients, was 17,53% in male patients and 48,05% in both of them, increased 14,18%, 10,13% and 12,56% respectively located under umbilical level. There was correlation between BMI and WC (at the umbilical point) r= 0,7451 and WC( under umbilical level) r=0,7658, between BMI with SAFT ( at umbilical level) r=0,4353 and SAFT (under umbilical level) r=0,4229. between plasma level of TG with WC (umbilical level) r=0,2619, p < 0,01) and WC(under umbilical level) r=0,2400,p < 0,01. between plasma level of TC with WC (umbilucal level) r=0,1555,p < 0,01 and WC (under umbilical level) (r=0,1292,p < 0,01) Conclusion : The umbilical level (4-5 cm) was exact and objective anatomical point to measure WC for evaluating risk factor in metabolic syndrome . Key points : WC : Waist Cỉcimference, SAFT : Subcutaneous abdominal fat tissue , TC : Total cholesterol, TG : Triglyceride, BMI : Body Mass Index. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng được quan tâm nhất trong thiên niên kỷ XXI này. Theo Hiệp hội đái tháo đường quốc tế (IDF) HCCH là tập hợp những yếu tố nguy cơ của hai đại dịch lớn đó là bệnh tim mạch và đái tháo đường type 2 (ĐTĐ type 2) ảnh hưởng đến chất lượng sống con người và tốn kém đáng kể ngân sách về y tế toàn dân của nhiều nước trên thế giới. Tần suất và tỷ lệ HCCH ngày càng tăng HCCH và có khuynh hướng tăng dần theo tuổi. Những đối tượng có HCCH có nguy cơ bị tai biến tim mạch gấp ba lần và có nguy cơ tử vong gấp hai lần do mắc một bệnh nói trên so với những người không bị hội chứng nầy. Một trong những tiêu chí của HCCH là béo phì dạng nam (béo phì kiểu bụng, béo phì trung tâm) xảy ra ở những người có tổ chức mỡ tập trung nhiều ở thân, vai, cánh tay, cổ, mặt. Người ta nhận thấy có một sự tương quan giữa béo phì dạng nam và sự phân bố mỡ trong phủ tạng. Lượng mỡ nội tạng và mỡ dưới da bụng có hoạt tính chuyển hoá cao, không những đi kèm mà còn là tiền đề cho sự khởi phát hội chứng chuyển hoá và các rối loạn liên quan như kháng insulin, ĐTĐ thể 2 Để đánh giá lớp mỡ phủ tạng và dưới da người ta dùng phương pháp chụp cắt lớp tỷ trọng, nhưng để tiện lợi trên lâm sàng để xác định béo dạng nam hiện nay người ta dựa vào phương pháp đo vòng bụng ( vòng eo) . Người ta cho bệnh nhân đứng thẳng, 2 bàn chân dạng 10 cm, thở đều, dùng thước dây ( đơn vị tính là cm) đo VB vào cuối kỳ thở ra. Đo VB bằng cách đo (1) ngang qua rốn hoặc (2) ngang qua trung điểm giữa xương sườn cuối và mào chậu ( đối với người quá béo phì). Cách (2) thường phức tạp, ít chính xác và ít ứng dụng. Tuy nhiên sự xác định mốc cơ thể học để khảo sát chỉ số này chưa thống nhất và chưa khách quan. Vì thế thông qua siêu âm bụng để đánh giá khối mỡ bụng, đặc biệt là bề dày lớp mỡ dưới da bụng (LMDDB) chúng tôi nghiên cứu tìm kiếm vị trí cơ thể học phù hợp và khách quan để đo vòng vụng được chính xác hơn Mục tiêu đề tài : 1. Xác định mốc cơ thể học đo vòng bụng dựa theo lớp mỡ dưới da bụng dưới sự hướng dẫn của siêu âm 2. Khảo sát sự tương quan giữa bề dày lớp mỡ dưới da bụng và vòng bụng tại rốn và dưới rốn với BMI, TC và TG. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng là 231 người tự nguyện tham gia nghiên cứu. - Nơi nghiên cứu : Bệnh viện Trường ĐH Y Khoa Huế và Bệnh viện Trung ương Huế. - Thời gian tháng : tháng 1 đến tháng 10 năm 2007 - Chúng tôi loại trừ các bệnh nhân có sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu. 2. Phương pháp nghiên cứu: Các tham số lâm sàng : - Chỉ số nhân trắc bao gồm BMI, Vòng bụng (VB) - Đo bề dày lớp mỡ dưới da bụng (tính bằng mm) bằng siêu âm 2D với đầu dò 7.5MHz + Vị trí đo: M1: ở mặt phẳng ngang qua rốn, cách rốn 1 cm và M2: lớp mỡ dày nhất trên đường trắng giữa dưới rốn, khoảng cách tới rốn tính bằng cm. + Cách tiến hành : bệnh nhân đứng thẳng, thở đều. Đặt đầu dò trước da bụng và khảo sát lớp mỡ dưới da qua màn hình. Tiến hành đo M1 và M2. M1 : lớp mỡ dưới da bụng tương ứng với vòng bụng 1 (ngang rốn) . M2 : lớp mỡ dưới da bụng tương ứng với vòng bụng 2 (mức dày nhất dưới rốn). VB1 : vòng bụng tương ứng M1 (ngang rốn ) VB2 : vòng bụng tương ứng vị trí M2 Hình 1 & 2 . Cách đo độ dày LMDDB và mỡ nội tạng bằng phương pháp siêu âm. . Độ dày LMDDB cạnh rốn và dưới rốn đo trên siêu âm. Xét nghiêm sinh hoá : Bilan lipid máu bao gồm TC, TG Xử lý số liệu: Chương trình Epi-Info 6.0, Excel 2000 và tính hệ số tương quan Pearson. III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Bảng 1 : Phân bố số lượng, giới tính , tuổi của bệnh nhân Giới Tuổi Nam N % 97 41,99 52,94 ± 12,86 Nữ n % 134 58,01 58,54 ± 13,96 Chung N % 231 100,0 56,19 ± 13,76 Tổng số người tham gia là 231 trong đó 41,99% là nam và 58,01 là nữ Tuổi trung bình nam 52 và nữ 58 tuổi Biểu đồ 1. Phân bố tỷ lệ LMDDB của các vị trí dưới rốn khảo sát qua siêu âm Bảng 2. Bề dày LMDDB tại các vị trí tại rốn và dưới rốn Vị trí M Tại rốn Dưới rốn P Bề dày lớp mỡ (mm) 19,55±7,59 25,05±10,53 < 0,01 Vòng bụng (cm) 83,19±7,99 86,13±8,31 < 0,01 LMDDB tại rốn đo được 17,55 ±7,59 mm nhỏ hơn so với LMDDB dưới rốn trung bình 25,05 ±10,53 mm (p< 0,01). VB đo mức ngang rốn trung bình 83,19 ±7,99 bé hơn so với đo mức dưới rốn trung bình là 86,13± 8,31 cm Bảng 3: Sự khác biệt VB đo tại rốn và dưới rốn theo giới Vòng bụng (cm) VB nữ (cm) VB nam (cm) VB nam nữ (cm) Đo tại rốn 83,13±8,28 (n=134) 83,27±7,62 (n=97) 83,19±7,99 (n=97) Đo dưới rốn 86,74±8,66 (n=134) 85,29±7,77 (n=97) 86,13±8,31 (n=97) Hiệu số P 3,60±2,03 < 0,01 < 0,01 2,02±1,27 < 0,01 2,94±1,92 Ngang mức rốn VB của nữ là 83,13± 8,28 cm, của nam là 83,27 ±7,26 cm và cả hai giới là 83,19 ± 7,99 cm. Mức dưới rốn VB gia tăng thêm một cách đáng kể với hiệu số (+) lần lượt là 3,60 ±2,03 cm , 2,02± 1,27 cm và 2,94 ±1,92 cm ( < 0,01) Bảng 3 : Tỷ lệ béo dạng nam dựa theo định vị lớp mỡ dưới da bụng Đo tại rốn % n 94 70,15 40 29,85 17 17,53 80 82,47 111 48,05 120 51,95 Giới Nữ N=134 Nam N=97 Nam+Nữ N=231 ≥ 80 cm < 80 cm ≥ 90 cm <90 cm Bệnh lý Bình thường Đo dưới dưới rốn % 113 84,33 21 15,67 27 27,84 70 72,16 140 60,61 91 39,39 Hiệu số + 14,18 -14,18 +10,31 -10,31 + 12,56 -12,56 Tỷ lệ béo dạng nam khi đo VB ngang mức rốn của nữ là 70,15%, nam là 17,53%, chung hai giới là 48,05% . Tỷ lệ gia tăng lần lượt là 14,18%, 10,13% và 12,56% khi đo các vị trí dưới rốn. 3. Tương quan BMI BMI Vr Vn Mr Mn CT TG Vr Vn Mr Mn CT 1 0.972985 0.337801 0.348018 0.155565 0.261945 1 0.403414 0.440535 0.129212 0.240015 1 0.873311 0.07987 0.230504 1 0.085021 0.207516 1 0.437313 TG 1 0.74513 0.765835 0.435375 0.422922 -0.06352 0.175694 1 Tương quan giữa TG với VB rốn (r=0,2619, p < 0,01) và dưới rốn (r=0,2400,p < 0,01) Tương quan TC với VB rốn (r=0,1555,p < 0,01) và dưới rốn (r=0,1292,p < 0,01) Biểu đồ 2 : Tương quan giữa BMI và VB ngang rốn (đỏ) và dưới rốn (xanh) Phương trình hồi quy là lần lượt là y1= 2,2367x +32,01 với r=0,7451 và y2 = 2,3918x + 31,4 với r = 0,7658 Biểu đồ 3. Tương quan giữa BMI với LMDDB ngang rốn (xanh) và dưới rốn (đỏ) với phương trình hồi quy lần lượt là y = 1,6727x – 13,229 với r = 0,4229 và và y = 1,2414x – 8,8603 với r = 0,4354 Biểu đồ 4 và 5: Tương quan giữa VB và LMDDB ngang rốn ( r= 0,3377và VB và LMDDB dưới rốn (r=0,4405) IV BÀN LUẬN 1. Bề dày lớp mỡ dưới da bụng (LMDDB) Kanehisa H. khi đánh giá LMDDB bằng siêu âm trên 194 người cho thấy LMDDB trung bình ở người già là dày hơn ở người trẻ, tuổi già liên quan đến sự giảm bề dày lớp cơ và gia tăng độ dày LMDDB và LMDDB ở nữ là dày hơn ở nam. Nghiên cứu này cũng kết luận rằng LMDDB phản ánh VB tốt hơn là độ dày lớp cơ, bất kể tuổi và giới. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy LMDDB càng xa dưới rốn càng dày ra sau đó mỏng dần phù hợp với hình ảnh mô tả béo dạng nam hình quả táo. Số liệu đo được phần dày nhất của LMDDB từ vị trí dưới rốn 4-5 cm, chiếm tỷ lệ 66,67 %. Như vậy có thể chọn đây là đỉnh parabol của bề dày LMDDB. Nếu so sánh với hai mốc đo vòng bụng kinh điển đã nêu trước đây, chúng ta thấy không phù hợp và không logic. Stolk R.P. trong nghiên cứu 600 người được đo độ dày LMDDB bằng siêu âm thì độ dày LMDDB ở nữ là 34 19 mm, lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với ở nam là 26  14 mm. Kết quả chúng tôi ghi nhận LMDDB tại rốn trung bình 17,55 ±7,59 mm mỏng hơn so với dưới rốn trung bình 25,05 ±10,53 mm (p< 0,01). Vòng bụng đo mức ngang rốn trung bình 83,19 ±7,99 bé hơn so với đo mức dưới rốn trung bình là 86,13± 8,31 cm. Như vậy qua kết quả đo LMDDB và đo VB chúng tôi nhận thấy vị trí dưới rốn lớn hơn nhiều so với ngang mức rốn. Ngang mức rốn vòng bụng của nữ là 83,13± 8,28 cm, của nam là 83,27 ±7,26 cm và cả hai giới là 83,19 ± 7,99 cm và gia tăng thêm một cách đáng kể với hiệu số (+) lần lượt là 3,60 ±2,03 cm , 2,02± 1,27 cm và 2,94 ±1,92 cm khi đo các vị trí dưới rốn ( < 0,01) Qua đây cho thấy vòng bụng của nữ giới có khuynh hướng lớn gần bằng nam giới như vậy vấn đề sử dụng tiêu chí vòng bụng ở người Nam Á áp dụng cho phụ nữ Việt Nam cần lưu ý, trong khi tại Nhật bản vòng bụng phụ nữ đước đánh giá cao hơn nam giới. 2. Vòng bụng (VB) Wang J. et al trong một nghiên cứu thuần tập với 27 270 nam giới theo dõi trong 13 năm cho thấy cả hai dạng béo toàn thể và béo dạng nam đều dự báo nguy cơ ĐTĐ thể 2, và VB1 là yếu tố dự báo tốt và tiêu chuẩn VB1≥ 102 cm ở nam giới cần được đánh giá lại. Theo tác giả này, giá trị VB1 thấp hơn có lẽ thích hợp hơn. Huỳnh Tấn Đạt và Nguyễn Thy Khuê ghi nhận giá trị trung bình của VB1 ở nam là 84,60 10,20 cm, ở nữ là 83,00  9,42 cm (p < 0,05) Ribeiro-Filho F.F. nghiên cứu trên 100 nữ béo phì, VB1 trung bình ở người có béo bụng là 117,50  11,10 cm, lớn hơn ở người không có béo bụng (107,70  10,70 cm), p < 0,01. Cũng theo tác giả này, trong nghiên cứu có đo độ dày LMDDB ở cạnh rốn 1 cm (tương ứng với M1), độ dày LMDDB ở nữ có béo phì nội tạng là 30  8 mm, so với nữ không có béo phì nội tạng là 30  10 mm, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỷ lệ béo dạng nam khi đo vòng bụng ngang mức rốn của nữ là 70,15%, nam là 17,53%, chung hai giới là 48,05% nhưng lại gia tăng lần lượt là 14,18%, 10,13% và 12,56% khi đo các vị trí khác dưới rốn. 3. Tương quan Huỳnh Tấn Đạt và Nguyễn Thy Khuê có sự tương quan chặt chẽ giữa chỉ số BMI với VB1 ở nam và nữ với r = 0,857 và 0,711 (p < 0,0001). Ribeiro-Filho F.F. có sự tương quan giữa độ dày LMDDB đo cạnh rốn trên siêu âm và trên chụp cắt lớp (r = 0,33; p < 0,01). Cũng theo tác giả này, có sự tương quan giữa LMDDB đo bằng chụp cắt lớp với BMI, VB1 với hệ số tương quan lần lượt là 0,70 (p < 0,01) và 0,58 (p < 0,01) . Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi BMI tương quan với VB ngang rón ( r= 0,7451) và dưới rốn ( r=0,7658). Đồng thời có sự tương quan BMI và LMĐB ngang rốn (r=0,4353) và dưới rốn ( r=0,4229). Huỳnh Tấn Đạt và Nguyễn Thy Khuê , chỉ số VB1 tương quan với TG ở nam và nữ với hệ số lần lượt là 0,236 và 0,185 (p < 0,01). Nguyễn Kim Lương và Thái Hồng Quang ghi nhận VB1 tương quan với TG (r = 0,3). Theo Stolk R.P.ghi nhận VB1 tương quan với TG (r = 0,29; p < 0,001). Keshavarz S.A. et al trong nghiên cứu trên 232 nữ ĐTĐ thể 2, ở nhóm có BMI < 30 kg/m2 có sự tương quan giữa VB1 với TG (r = 0,21; p = 0,013). Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có sự tương quan giữa TG với VB rốn (r=0,2619, p < 0,01) và dưới rốn (r=0,2400,p < 0,01), tương quan giữa nồng độ TC với VB rốn (r=0,1555,p < 0,01) và VB dưới rốn (r=0,1292,p < 0,01) Tóm lại để đánh giá chỉ số nhân trắc đặc biệt đo vòng bụng nên dựa vào những chứng cớ liên quan đến các yếu tố nguy cơ lâm sàng và cận lâm sàng nói trên . Theo chúng tôi cần xem xét lại mốc cơ thể học để xác định một cách khách quan và khoa học đó là dựa vào siêu âm lớp mỡ dưới da bụng mà mốc cơ thể học được xác định dưới rốn từ 4 - 5 cm là hợp lý và chính xác nhất . IV. Kết luận: Qua khảo sát độ dày lớp mỡ dưới da bụng của 231 bằng siêu âm đối chiếu với BMI, VB,TG và TC ở đối tượng nghiên cứu chúng tôi ghi nhận: 1. Lớp mỡ dưới da bụng dày nhất ở vị trí dưới rốn từ 4-5 cm chiếm tỷ lệ 66,67 %. Lớp mỡ dưới da bụng tại rốn trung bình 17,55 ±7,59 mm mỏng hơn so với dưới rốn trung bình 25,05 ±10,53 mm (p< 0,01). Vòng bụng đo mức ngang rốn trung bình 83,19 ±7,99 bé hơn so với đo mức dưới rốn trung bình là 86,13± 8,31 cm Ngang mức rốn vòng bụng của nữ là 83,13± 8,28 cm, của nam là 83,27 ±7,26 cm và cả hai giới là 83,19 ± 7,99 cm và gia tăng thêm một cách đáng kể với hiệu số (+) lần lượt là 3,60 ±2,03 cm , 2,02± 1,27 cm và 2,94 ±1,92 cm khi đo các vị trí dưới rốn ( < 0,01) Tỷ lệ béo dạng nam khi đo vòng bụng ngang mức rốn của nữ là 70,15%, nam là 17,53%, chung hai giới là 48,05% nhưng lại gia tăng lần lượt là 14,18%, 10,13% và 12,56% khi đo các vị trí khác dưới rốn. Có sự tương quan giữa BMI với VB ngang rón ( r= 0,7451) và VB dưới rốn ( r=0,7658) BMI với LMDDB ngang rốn (r=0,4353) và LMDDB dưới rốn ( r=0,4229) TG với VB rốn (r=0,2619, p < 0,01) và VB dưới rốn (r=0,2400,p < 0,01) TC với VB rốn (r=0,1555,p < 0,01) và VB dưới rốn (r=0,1292,p < 0,01) Mốc cơ thể học để đo vòng bụng ở ngang mức 4-5cm cần được xem xét và áp dụng khi đánh giá béo dạng nam ĐỀ XUẤT Đề nghị dùng vị trí dưới rốn 5 cm là mốc cơ thể học để đo vòng bụng khi đánh giá yếu tố nguy cơ béo dạng nam của hội chứng chuyển hoá . Tài liệu tham khảo 1.Huỳnh Tấn Đạt, Nguyễn Thy Khuê (2001), “BMI, chỉ số vòng eo, vòng mông ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, số đặc biệt chuyên đề nội tiết, phụ bản số 3, tập 5, 10-16. 2.Nguyễn Kim Lương, Thái Hồng Quang (2000), “Rối loạn chuyển hoá lipid ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2”, Tạp chí Y học thực hành, 376 (2), 20-23. 3.Nguyễn Hải Thủy (2003). "Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ". Thông tin nội khoa. Khoa Nội Trường Đại học Y Huế; 9-18. 4.Allawi J., Jarrett R.J. (1990), “Male-type fat distribution is associated with cardiovascular risk factors and the prevalence of cardiovascular disease in noninsulin-treated diabetics”, The Journal of Diabetic Complications 4;4:150-153. 5.Freedland E.S. (2004), "Role of a critical visceral adipose tissue threshold (CVATT) in metabolic syndrome: implications for controlling dietary carbohydrates: a review". Nutrition & Metabolism, 1:12. 6.Kanehisa H., Miyatani M., Azuma K., Kuno S., Fukunaga T. (2004), “Influences of age and sex on abdominal muscle and subcutaneous fat thickness”, Eur J Appl Physiol., 91 (5-6): 5347.Keshavarz S.A. et al. (2003), “Comparative evaluation of frequently used indices of central adiposity as predictors of cardiovascular diseases risk factors in women with non-insulin dependent diabetes mellitus.”, Poster Display Obesity, No 1873, 18th International Diabetes Federation Congress, Paris. 8.Radman M. (1998), "The principles of ultrasound use in the assessment of adipose tissue in diabetic patients". Vuk Vrhovac Institute, University Clinic for Diabetes, Endocrinology and Metabolic Diseases, Dugi dol 4a, 10000 Zagreb, Croatia. 9.Ribeiro-Filho F.F. et al. (2003), “Methods of Estimation of Visceral Fat: Advantages of Ultrasonography”, Obesity Research 11: 1488-1494. 10.Stolk R.P. et al. (2003), “Ultrasound measurements of intraabdominal fat estimate the metabolic syndrome better than do measurements of waist circumference”, Am J Clin Nutr., 77 (4): 857-860. 11.Wang Y. et al. (2005), “Comparison of abdominal adiposity and overall obesity in predicting risk of type 2 diabetes among men”, Am J Clin Nutr., 81 (3), 555-563. Đặt vấn đề. Hội chứng chuyển hóa là nguyên nhân của ĐTĐ type 2 và bệnh tim mạch, trong đó béo dạng nam là tiêu chuẩn quyết định.Xác định mốc cơ thể học để đo vòng bụng rất quan trọng. Mục tiêu đề tài. Xác định mốc cơ thể học đo vòng bụng dựa vào lớp mỡ dưới da bụng dưới sự hướng dẫn của siêu âm và khảo sát sự tương quan giữa bề dày lớp mỡ dưới da bụng (LMDDB) và vòng bụng (VB)với BMI, TC và TG. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đo LMDDB cho 231 người bằng siêu âm bụng. Chúng tôi khảo sát BMI, VB, nồng độ huyết tương TC và TG Kết quả. LMDDB dày nhất ở vị trí dưới rốn từ 4-5 cm chiếm tỷ lệ chiếm tỷ lệ 66,67 %. LMDDB tại rốn trung bình 17,55 ±7,59 mm mỏng hơn so với LMDDB dưới rốn trung bình 25,05 ±10,53 mm (p< 0,01). VB đo mức ngang rốn trung bình 83,19 ±7,99 bé hơn so VB mức dưới rốn trung bình là 86,13± 8,31 cm. Ngang mức rốn VB của nữ là 83,13± 8,28 cm, VB của nam là 83,27 ±7,26 cm và VB cả hai giới là 83,19 ± 7,99 cm và gia tăng thêm một cách đáng kể với hiệu số (+) lần lượt là 3,60 ±2,03 cm , 2,02± 1,27 cm và 2,94 ±1,92 cm khi đo các vị trí dưới rốn ( < 0,01). Tỷ lệ béo dạng nam khi đo VB ngang mức rốn của nữ là 70,15%, VB nam là 17,53%, VB chung hai giới là 48,05% nhưng lại gia tăng lần lượt là 14,18%, 10,13% và 12,56% khi đo các vị trí khác dưới rốn. Có sự tương quan giữa BMI với VB ngang rón ( r= 0,7451) và VB dưới rốn ( r=0,7658), BMI với LMDDB ngang rốn (r=0,4353) và LMDDB dưới rốn ( r=0,4229), TG với VB rốn (r=0,2619, p < 0,01) và VB dưới rốn (r=0,2400,p < 0,01), TC với VB rốn (r=0,1555,p < 0,01) và VB dưới rốn (r=0,1292,p < 0,01) Kết luận . VB ở dưới rốn 4-5cm là mốc cơ thể học chính xác và khách quan để đo vòng bụng tránh đánh giá yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hoá
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan