Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng dữ liệu mưa vệ tinh dự báo dòng chảy lũ cho trạm đồng tâm trên sông gian...

Tài liệu Sử dụng dữ liệu mưa vệ tinh dự báo dòng chảy lũ cho trạm đồng tâm trên sông gianh

.PDF
79
3
63

Mô tả:

TÓM TẮT LUẬN VĂN SỬ DỤNG DỮ LIỆU MƯA VỆ TINH DỰ BÁO DÒNG CHẢY LŨ CHO TRẠM ĐỒNG TÂM TRÊN SÔNG GIANH Học viên: Nguyễn Tấn Tài. Chuyên ngành: Xây dựng Công trình thủy Mã số: 60580202; Khóa: K35.CTT.QNg; Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN Tóm tắt –Nghiên cứu này sử dụng một sản phẩm mưa vệ tinh GSMap_NRT trong mô hình IFAS để dự báo lũ cho lưu vực sông Gianh tại trạm Đồng Tâm. Mưa vệ tinh GSMap_NRT có khả năng dự báo lượng mưa gần với thời gian thực nên rất phù hợp cho các bài toán dự báo và cảnh báo sớm lũ lụt. Hai trận lũ năm 2015 và năm 2016 được lựa chọn để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy văn và mưa vệ tinh. Các kết quả mô phỏng dòng chảy lũ từ mưa vệ tinh GSMap_NRT tại trạm Đồng Tâm trên sông Gianh cho thấy khả năng áp dụng loại dữ liệu này trong dự báo lũ cho lưu vực nghiên cứu. Từ khóa: IFAS, GSMaP_NRT; mưa vệ tinh, lưu vực sông Gianh. APPLICATION OF SATELLITE RAIN DATA TO FORECAST FLOODING FOR GIANH RIVER BASIN AT DONG TAM GAUGE Abstract- This study uses a satellite rain product (GSMap_NRT) in the IFAS model to forecast flooding for Gianh river basin at Dong Tam gauge. A satellites rain data (GSMap_NRT) has the ability to forecast precipitation close to real time so it is very suitable for flood prediction and warning problems. Two floods in 2015 and 2016 were selected to calibrate and test hydrological models and satellite rain. The simulation results of flood flow from GSMap_NRT satellite rain at Dong Tam gauge in Gianh river basin show that the possibility of applying this type of data in flood forecasting for the study basin in the next time. Keywords: IFAS; GSMap_NRT; Satellite rainfall; Gianh river basin. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu .............................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 1 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 1 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài ................................................................. 1 6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................................ 3 1.1. Giới thiệu vùng nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................... 3 1.1.2. Đặc điểm thủy văn lưu vực nghiên cứu ....................................................... 3 1.1.3. Đặc điểm địa hình địa mạo lưu vực nghiên cứu .......................................... 9 1.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................... 12 1.2. Lựa chọn mô hình thủy văn lưu vực ...................................................................... 18 1.2.1. Tóm lược về mô hình thủy văn lưu vực .................................................... 18 1.2.2. Giới thiệu các mô hình thủy văn tiêu biểu ................................................. 19 1.2.3. Lựa chọn mô hình thủy văn áp dụng ......................................................... 22 1.3. Giới thiệu mạng lưới trạm đo mặt đất lưu vực nghiên cứu ................................... 25 1.4. Cơ sở dữ liệu mưa vệ tinh ..................................................................................... 26 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH IFAS ............................................ 32 2.1. Mô hình thủy văn IFAS ......................................................................................... 32 2.1.1. Giới thiệu chung ........................................................................................ 32 2.1.2. Cơ sở lý thuyết của mô hình ...................................................................... 33 2.2. Cơ sở dữ liệu của mô hình IFAS ........................................................................... 40 CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG DỮ LIỆU MƯA VỆ TINH VÀ MÔ HÌNH IFAS DỰ BÁO DÒNG CHẢY LŨ CHO TRẠM ĐỒNG TÂM TRÊN SÔNG GIANH ....... 47 3.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu mô hình IFAS .................................................................. 47 3.1.1. Cơ sở dữ liệu mưa mặt đất ......................................................................... 47 3.1.2. Dữ liệu mưa từ mưa vệ tinh ....................................................................... 48 3.1.3. Dữ liệu địa hình của lưu vực (DEM) ......................................................... 48 3.1.4. Dữ liệu sử dụng đất của lưu vực ................................................................ 49 3.1.5. Dữ liệu mạng lưới sông ngòi của lưu vực ................................................. 50 3.2. Kết quả hiệu chỉnh mô hình IFAS và bàn luận ..................................................... 52 3.2.1. Hiệu chỉnh mô hình thủy văn lưu vực ....................................................... 52 3.2.2. Hiệu chỉnh mưa vệ tinh GSMaP_NRT ...................................................... 55 3.3. Kết quả kiểm định mô hình ................................................................................... 57 3.3.1. Kiểm định mô hình thủy văn ..................................................................... 57 3.3.2. Kiểm định mưa vệ tinh GSMaP_NRT ....................................................... 57 3.4. Quy trình dự báo lũ từ dữ liệu mưa vệ tinh GSMap_NRT ................................... 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao) BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC PHẢN BIỆN DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng 1.1. 1.2. 1.3. 1.4. 1.5. 1.6. 1.7. 1.8. 1.9. 1.10. 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. 2.5. 2.6. 3.1. 3.2. 3.3. 3.4. 3.5. 3.6. 3.7. 3.8. Tên bảng Trang Mạng lưới trạm quan trắc các yếu tố khí tượng – thủy văn Các chỉ số tính được đối với những sông chính của Quảng Bình Diện tích và đơn vị hành chính vùng nghiên cứu Dân số vùng nghiên cứu Tiêu chuẩn lựa chọn mô hình do WMO đề xuất (Wittwer, 2013) Tiêu chuẩn lựa chọn mô hình do WMO đưa ra (Wittwer, 2013) Tọa độ các trạm đo mưa Thông số cơ bản của vệ tinh MTSAT Thông số kỹ thuật của đầu thu TMI (TRMM) Dữ liệu lượng mưa từ ảnh vệ tinh sử dụng trong IFAS Bộ thông số của lớp bề mặt Bộ thông số lớp nước ngầm Bộ thông số của lòng sông Thông tin về dữ liệu mưa vệ tinh Thời gian đo đạc của các loại mưa vệ tinh Bảng đánh giá mức độ chính xác của mô hình Tọa độ về dữ liệu DEM Giá trị bộ thông số lớp bề mặt của lưu vực nghiên cứu Ký hiệu màu bộ thông số lớp bề mặt của lưu vực nghiên cứu Giá trị thông số lớp nước ngầm của lưu vực nghiên cứu Ký hiệu màu bộ thông số lớp nước ngầm của lưu vực nghiên cứu Giá trị thông số lớp lòng sông của lưu vực nghiên cứu Ký hiệu màu bộ thông số lớp lòng sông của lưu vực nghiên cứu Tham số hiệu chỉnh mưa vệ tinh GSMaP_NRT cho lưu vực nghiên cứu 4 9 13 13 23 24 26 28 29 30 35 36 36 37 37 40 48 53 54 54 54 55 55 56 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình hình 1.1. Bản đồ hành chính các huyện trong tỉnh Quảng Bình và lưu vực nghiên cứu Trang 3 1.2. Bản đồ phân vùng khí hậu tỉnh Quảng Bình 5 1.3. Bản đồ phân bố vùng mưa tỉnh Quảng Bình 6 1.4. Phân loại mô hình thủy văn-Tập trung-Bán phân bố-Phân bố 18 1.5. Sơ đồ giải thích mô hình thủy văn trong IFAS 21 1.6. Mạng lưới trạm đo mưa mặt đất khu vực nghiên cứu 26 1.7. Nguyên lý theo dõi mưa của vệ tinh 27 1.8. Quy trình của hệ thống GSMaP NRT 30 2.1. Quá trình thực hiện của IFAS 33 2.2. Sơ đồ giải thích mô hình thủy văn trong IFAS 34 2.3. Sơ đồ tính toán mô hình thủy văn trong IFAS 34 2.4. Các thông số của lớp bề mặt 34 2.5. Các thông số của lớp nước ngầm 35 2.6. Các thông số của mặt cắt ngang lòng sông 36 2.7. Qúa trình tạo ra sản phẩm mưa vệ tinh GSMap_NRT 38 2.8. Đặc tính di chuyển diện mưa sau 3 giờ: cột bên trái là diện mưa không thay đổi; cột bên phải khi diện mưa thay đổi 39 2.9. Dữ liệu lưới của mưa vệ tinh 39 2.10. Diễn giải khai báo tọa độ vùng khống chế lưu vực 40 2.11. Diễn giải cơ sở dữ liệu DEM trong mô hình IFAS 41 2.12. Diễn giải cơ sở dữ liệu sử dụng đất trong mô hình IFAS 41 2.13. Diễn giải cơ sở dữ liệu thổ nhưỡng trong mô hình IFAS 42 2.14. Diễn giải phổ màu quy định của bản đồ thổ nhưỡng trong mô hình IFAS 42 2.15. Diễn giải các loại cơ sở dữ liệu mưa trong mô hình IFAS 43 2.16. Các bước nội suy phân bố mưa không gian theo đa giác Thiessen 43 2.17. Phân bố mưa không gian theo đa giác Thiessen 44 2.18. Sơ đồ khởi tạo lưu vực sông trong mô hình IFAS 45 2.19. Sơ đồ tính các lớp thông số trong mô hình IFAS: lớp bề mặt; lớp 46 Số hiệu hình Tên hình Trang sát mặt; lớp ngầm và lớp lòng sông 3.1. Bản đồ vị trí các trạm đo mưa mặt đất của vùng nghiên cứu 48 3.2. Bản đồ DEM cho lưu vực sông Gianh (0,1km x 0,1km) 49 3.3. Bản đồ sử dụng đất của lưu vực nghiên cứu (0,1km x 0,1km) 50 3.4. Biên và mạng lưới sông ngòi lưu vực nghiên cứu 51 3.5. Bản đồ phân chia tiểu lưu vực nghiên cứu 51 3.6. Kết quả hiệu chỉnh đường quá trình lũ mô phỏng của mô hình thủy văn từ mưa mặt đất trận lũ từ ngày 10/9/2015 đến ngày 18/9/2015 52 3.7. Bản đồ bộ thông số lớp bề mặt của lưu vực nghiên cứu 53 3.8. Bản đồ bộ thông số lớp nước ngầm của lưu vực nghiên cứu 54 3.9. Bản đồ bộ thông số lớp lòng sông của lưu vực nghiên cứu 55 3.10. Kết quả hiệu chỉnh đường quá trình lũ mô phỏng từ mưa GSMaP_NRT trận lũ từ ngày 10/9/2015 đến ngày 18/9/2015 56 3.11. Kết quả kiểm định đường quá trình lũ mô phỏng từ mưa mặt đất trận lũ ngày 11/10 – 17/10/2016. 57 3.12. Kết quả hiệu chỉnh đường quá trình lũ mô phỏng từ mưa GSMaP_NRT trận lũ từ ngày 11/10/2016 đến ngày 17/10/2016 58 3.13. Quy trình dự báo lũ khi sử dụng dữ liệu mưa vệ tinh GSMap_NRT 58 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Thuật ngữ Ý nghĩa IFAS Integrated Flood Analysis System Hệ thống phân tích lũ tổng hợp ICHARM GIS GSMaP_NRT JAXA International Center for Water Trung tâm Quốc tế về nước và Hazards and Risk Management Quản lý rủi ro Nhật Bản Geographic Information Systems Global Satellite Precipitation Japan Aerospace Mapping Hệ thống thông tin địa lý of Bản đồ vệ tinh toàn cầu của lượng mưa Exploration Cơ quan nghiên cứu và phát triển Agency Hàng không vũ trụ Nhật Bản JSTA Japan Science and Technology Cơ quan Khoa học và Công nghệ Agency Nhật Bản NASA National Aeronautics and Space Cơ quan Không gian Hoa Kỳ Administration NAM Nedbor Afstromnings Model HEC-HMS Mô hình giáng thuỷ - dòng chảy mặt Hydrologic Engineering Center- Mô hình mưa rào dòng chảy dạng Hydrologic Model System tất định, có thông số phân bố 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu Sông Gianh là con sông lớn thứ 2 tại Quảng Bình, nằm phía Bắc của tỉnh. Tổng diện tích lưu vực tính đến trạm thủy văn Đồng Tâm là 1.150 km2 và đến trạm thủy văn Tân Mỹ là 4.420 km2. Lưu vực nghiên cứu nằm trên các huyện Minh Hóa, Bố Trạch và Tuyên Hóa thuộc tỉnh Quảng Bình 4. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng bộ thông số mô hình thủy văn phân bố cho lưu vực sông Gianh tại Đồng Tâm, từ đó ứng dụng cơ sở dữ liệu dự báo mưa vệ tinh để dự báo sớm lưu lượng lũ nhằm chủ động trong công tác dự báo trong mùa mưa lũ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: các đặc trưng dòng chảy lũ trên lưu vực sông Gianh. - Phạm vi nghiên cứu: Lưu vực sông Gianh từ thượng nguồn đến tại trạm Đồng Tâm. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, tổng hợp địa lý: sử dụng để xử lý, phân tích dữ liệu mưa, thông tin về địa lý. - Phương pháp hệ thống thông tin địa lý GIS: sử dụng để số hóa dữ liệu đầu vào cho mô hình. - Phương pháp mô hình toán : Mưa tạo ra dòng chảy trên lưu vực. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài - Nghiên cứu xây dựng bộ thống số phân bố của mô hình thủy văn cho lưu vực sông Gianh làm cơ sở cho việc mô phỏng dòng chảy lũ cho các tiểu lưu vực phía thượng lưu trạm Đồng Tâm. - Nghiên cứu ứng dụng dữ liệu mưa vệ tinh trong dự báo lũ cho lưu vực sông Gianh. 6. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm phần Mở đầu, 03 chương và phần kết luận và kiến nghị. MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu vùng nghiên cứu 1.2. Lựa chọn mô hình thủy văn lưu vực 1.3. Giới thiệu mạng lưới đo mưa mặt đất lưu vực nghiên cứu 1.4. Cơ sở dữ liệu mưa vệ tinh CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH IFAS 2.1. Giới thiệu mô hình thủy văn IFAS 2.2. Cơ sở dữ liệu mô hình IFAS CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG DỮ LIỆU MƯA VỆ TINH VÀ MÔ HÌNH IFAS 2 DỰ BÁO DÒNG CHẢY LŨ CHO TRẠM ĐỒNG TÂM TRÊN SÔNG GIANH 3.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu mô hình IFAS 3.2. Kết quả hiệu chỉnh mô hình IFAS 3.3. Kết quả kiểm định mô hình IFAS 3.4. Quy trình dự báo lũ từ dữ liệu mưa vệ tinh GSMap_NRT KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ -Kết luận -Kiến nghị 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN Nội dung chương 1 sẽ mô tả về lưu vực sông Gianh và cơ sở dữ liệu của vùng nghiên cứu gồm các nội dung sau: (i) giới thiệu về vị trí địa lý, đặc điểm thủy văn và địa hình địa mạo của lưu vực nghiên cứu, đặc điểm kinh tế - xã hội và tổng quan các nghiên cứu trước đây về lưu vực sông; (ii) Lựa chọn mô hình thủy văn lưu vực. Đây là cơ sở cho việc lựa chọn mô hình mô phỏng và tính toán. 1.1. Giới thiệu vùng nghiên cứu 1.1.1. Vị trí địa lý Hình 1.1. Bản đồ hành chính các huyện trong tỉnh Quảng Bình và lưu vực nghiên cứu Lưu vực sông Gianh phía thượng nguồn trạm Đồng Tâm nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Bình, có diện tích lưu vực tính đến Trạm Đồng Tâm là 1.150 km2, chiếm 14,38% diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Bình. Giới hạn bởi hệ toạ độ địa lý (WGS84) như sau: Từ 17020’ đến 18020’ Vĩ độ Bắc Từ 105030’ đến 106030’ Kinh độ Đông Vùng nghiên cứu gồm 03 huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa và Bố Trạch, với dân số 315.109 người chiếm 35,7% dân số toàn tỉnh [5]. 1.1.2. Đặc điểm thủy văn lưu vực nghiên cứu Lưu vực nghiên cứu thuộc vùng là nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ hoàn lưu khí quyển nhiệt đới như dải hội tụ nhiệt đới, áp cao cận nhiệt đới, vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, một mùa chịu đặc trưng nhiệt đới phía Nam và một mùa chịu đặc trưng rét đậm phía Bắc. Nhiệt độ trung bình thống kê trong 5 năm (2013-2017) đây là 25,20C, lượng mưa trung bình hàng năm là 2.338,98 mm. Mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 11) tập trung 60% lượng mưa cả năm. Mùa mưa trùng với mùa bão nên thường gây ra lũ lụt. Ngược lại mùa nắng kéo dài nên gây hạn hán ở nhiều nơi. Độ ẩm trung bình là 83%. 4 a. Mạng lưới Khí tượng thủy văn (KTTV) trên lưu vực sông Gianh Mạng lưới trạm đo mưa ở lưu vực sông Gianh trên thượng nguồn là không có, trong lưu vực và vùng lân cận có 08 trạm đo thủy văn nhưng tập trung ở hạ du lưu vực, đây là một hạn chế trong việc đánh giá nguồn nước của dòng chính sông Gianh. Bảng 1.1. Mạng lưới trạm quan trắc các yếu tố khí tượng – thủy văn (Nguồn: Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Bình) Thời kỳ Số năm Loại TT Tên trạm Ghi chú đo đo trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 Minh Hóa Tuyên Hóa Đồng Tâm Mai Hóa Ba Đồn Tân Mỹ Hương Khê Kỳ Anh 1975-2018 1962-2018 1961-2018 1963-2018 1962-2018 1963-2018 1961-2018 1961-2018 43 56 57 55 56 55 57 57 X KT TV TV KT TV KT KT X: Trạm đo mưa TV: Trạm thủy văn KT: Trạm khí tượng b. Đặc điểm khí tượng: - Chế dộ nhiệt: Trị số nhiệt trung bình tăng dần từ Bắc vào Nam, từ điểm đầu là Tuyên Hoá (2306) đến điểm cuối là Lệ Thuỷ(2404) chênh nhau khoảng 10C trong cùng một thời điểm. + Mùa nóng bắt đầu từ tháng IV đến tháng X kéo dài khoảng 170 ngày. Mùa nóng Quảng Bình có nền nhiệt rất cao, nhiệt độ trung bình 290C. Biên độ nhiệt độ trong năm thường 100C ở khu vực đồng bằng và 80C ở khu vực miền núi. Nhiệt độ mặt đất luôn cao hơn nhiệt độ không khí trung bình 2 – 30C. Số ngày nắng trong năm có khi kéo đến 200 ngày. Nhiệt độ trung bình ngày nắng 250C – 270C những ngày nắng cao (trên dưới 30 ngày / năm) nhiệt độ có thể lên tới 350C. Đây là giới hạn nhiệt độ có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. 5 Hình 1.2. Bản đồ phân vùng khí hậu tỉnh Quảng Bình (Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình) Trong mùa nắng, cân bằng bức xạ 70 – 80 Kcal/cm2. + Mùa lạnh có nhiệt độ trung bình ngày dưới 200C kéo dài trong khoảng thời gian từ đầu tháng XI đến đầu tháng III năm sau. Thời gian rét đậm khoảng 60 ngày. Đặc biệt, vào mùa lạnh có khảng 10 -15 ngày rét đậm dưới 10 0C là nhiệt độ có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi. Trong khoảng 10 năm gần đây ( 1990 – 2000 ), thời gian rét rút xuống còn dưới 60 ngày/năm. Mùa lạnh Quảng Bình chịu ảnh hưởng mạnh mẽ khối không khí lạnh phía Bắc nhưng nhiệt độ trung bình vẫn cao hơn các tỉnh phía bắc đèo Ngang. Giao thời giữa 2 mùa nóng và lạnh là thời kỳ chuyển tiếp có khí hậu hỗn hợp có xen kẻ mưa, nắng, nóng rét không có quy luật. Tổng hợp chỉ số trung bình về nhiệt độ trong 20 năm (1990 -2000) cho thấy tổng luỹ đơn thuần hàng năm giao động từ 8.000 đến 9.0000C, trong đó nhiệt độ tích luỹ hữu hiệu (ứng với cảm ứng cây trồng 100C) là 5.000 đến 5.3000C ( trong đó vụ đông – xuân 1.900 -2.1000C, vụ hè thu 3.000 – 3.2000C). Phân tích tình hình nhiệt độ điều tra được trong 20 năm cho thấy từ điểm thấp nhất (80C) đến điểm cao nhất 410C) có gián cách là 31,80C, chuyển dịch dần theo chiều từ lạnh sang nóng là 5 tháng (từ tháng I dến tháng VI) và theo chiều từ nóng đến lạnh (từ tháng VII đến tháng I năm sau). Chu kỳ tăng dần từ lạnh đến nóng phù hợp với chu kỳ tăng trưởng của cây trồng và chu kỳ từ nóng đến lạnh phù hợp với chu kỳ 6 thu hoạch (đối với đa số cây trồng ngắn ngày). Nhìn chung, qua khảo sát số liệu tổng hợp nhiều năm cho thấy chu kỳ diễn biến nhiệt độ tương đối ổn định ( tuy có sự chuyển dịch theo hướng tăng ngày nắng và giảm nhiệt độ tối đa, nhưng chuyển dịch diễn ra dần dần và ít biến động). - Chế độ mưa Quảng Bình có lượng mưa lớn, trung bình 2.338,98mm/năm, nhưng phân bố không đều cả về thời gian và không gian. Hình 1.3. Bản đồ phân bố vùng mưa tỉnh Quảng Bình (Nguồn: Sở Khoa học Công nghệ Quảng Bình) Về thời gian, lượng mưa tập trung vào một thời gian ngắn làm cho tình hình phân phối nước không đều trong năm dẫn tới hai thái cực úng lụt và hạn hán. Mùa mưa ở đồng bằng bắt đầu từ tháng VIII và kéo dài từ 4 đến 6 tháng, vùng núi mùa mưa đến sớm hơn đồng bằng từ 2 đến 3 tháng. Ba tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng IX, X, XI với tổng lượng mưa bằng 60% tổng lượng mưa cả năm. Ba tháng có lượng mưa nhỏ nhất là tháng II, III, IV, với tổng lượng mưa chỉ có 130 đến 200mm. Có tháng hầu như không có mưa. Biểu trình mưa có 2 cực đại. Cực đại thứ nhất rơi vào tháng X với tổng lượng mưa từ 600 đến 800mm (chiếm 30% tổng lượng mưa cả năm). Cực đại phụ rơi vào tháng 5 hoặc tháng 6 với lượng mưa 100mm (mưa tiểu mãn). Cực tiểu rơi vào tháng III. Độ chênh lệch mưa giữa các tháng rất cao. Tháng mưa cao nhất lên tới 668mm (tháng X – Lệ Thuỷ), trong khi có tháng không mưa hoặc mưa rất ít, dưới 37mm (tháng 2 – Tuyên Hoá). Sự chênh lệch lượng mưa theo thời gian và việc dồn lượng mưa vào một mùa ngắn ảnh hưởng rất lớn đến sinh thái cây trồng và chu kỳ sản xuất và cũng là nguyên 7 nhân chính gây nên tình trạng đất xói mòn, bạc màu, mỏng tầng đất, giảm độ phì. Về không gian, lượng mưa tăng dần theo hướng từ bắc vào nam (Tuyên Hoá 2.100mm, Đồng Hới 2.200mm, Lệ Thuỷ trên 2.300mm). Do đặc điểm địa hình hẹp, giới hạn phân cách núi cao một mái đổ về phía Quảng Bình (đỉnh nằm trên giới hạ biên giới Việt – Lào), những ngọn núi nằm trong địa bàn đều không cao lắm nên mưa thường diễn biến đồng thời trên cả 4 vùng lãnh thổ: núi, gò đồi, đồng bằng và dãi cát nội đồng ven biển. Do vậy, trong mùa mưa và trong những ngày mưa tập trung, tất cả 4 vùng địa hình đều có lượng mưa tương ứng, do đó rất dễ gây lụt và ngập nước do không có địa bàn tiêu úng. Trong một số thời gian, lượng mưa vùng núi có thể cao hơn (khoảng 3.000mm) do phân hoá mặt đệm. - Chế độ gió: *Mùa gió - Mùa lạnh: chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông – Bắc dưới tác dộng của các đợt áp thấp từ phía Đông – Bắc về phía Tây – Nam. Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng IX đến tháng III năm sau kéo theo cái rét không kém gì vùng Bắc Bộ. Do địa hình bị chia cắt mạnh nên gió mùa Đông – Bắc vào đất liền diễn biến phức tạp, thường đổi hướng theo các triền sông và thung lũng, tạo nên nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, ảnh hưởng rất lớn đến chế độ sinh trưởng của cây trồng vật nuôi. Mùa nóng chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió Tây – Nam kéo dài từ tháng IV đến tháng VIII. Những năm gần đây biên độ gió Tây – Nam không ổn định. Nửa đầu những năm 90 biên độ có khi kéo dài từ tháng II đến tháng IX, cuối những năm 90 biên độ này có xu hướng giảm dần. Bình quân hàng năm có khoảng 30 đến 35 ngày có gió Tây- Nam. Mùa gió Tây – Nam là mùa gió đối nghịch tính chất với mùa gió từ vịnh Ben Gan qua lục địa Thái Lan và Lào trút mưa phía tây dãy Trường Sơn và hấp nhiệt đông Trường Sơn đổ về duyên hải Bắc Trung Bộ nên bức xạ nhiệt rất lớn. Gió Tây – Nam khô nóng đặc trưng bởi nhiệt độ cao lúc 13 giờ chiếm 65%, độ ẩm lúc này ở thời điểm nhỏ nhất làm cho không khí ngột ngạt, gây mất nước đối với quần thể sinh vật. * Bão: Trong thơi gian trước năm 1990 bão ở miền trung nói chung, Quảng Bình nói riêng có tần suất đổ bộ lớn. Số liệu thống kê 10 năm (1976-1985) ghi nhận 40 cơn bão đổ bộ vào Việt Nam, trong đó khu vực Bình Trị Thiên nói chung hứng chịu 20% cơn bão, từ sau năm 1991 tần suất bão ở Quảng Bình có xu hýớng giảm dần. Tổng hợp thống kê tần suất bão 100 năm (1884 – 1984) cho thấy số năm không bão tần suất 49%, số năm có 1 cơn bão chiếm 32%, số năm 2 cơn bão chiếm 12%. 8 Riêng thời gian khoảng hơn 10 năm gần đây không có cơn bão nào đổ bộ vào Quảng Bình. Bão tập trung cao nhất vào tháng VIII, IX, X (tháng VIII chiếm 16%, tháng X chiếm 27% riêng tháng IX cao nhất, chiếm 37%). Tháng xuất hiện thấp nhất là tháng VI (4%), từ tháng XII trở đi không có bão xuất hiện. Mỗi khi có bão, đi kèm với sức công phá của năng lượng gió là nước dâng và mưa lũ, gây tổn thất rất to lớn về kinh tế - xã hội. Trong những ngày bão đổ bộ (thường kéo dài trong khoảng thời gian 3 ngày), mưa dữ dội, liên tục, lượng mưa 300 – 700 mm. Địa hình Quảng Bình dốc lại bị chia cắt mạnh nên khả năng thoát nước chậm, gây ngập úng, xói lỡ nghiêm trọng. - Chế độ bốc hơi: ở Quảng Bình lượng bốc hơi trung bình hàng năm ở vùng đồng bằng ven biển từ 960 đến 1.200mm, vùng núi thấp hơn từ 800 đến 1.000mm. Bốc hơi có xu hướng giảm dần theo hướng Đông – Tây, tương tự với xu hướng nhiệt độ. c. Đặc điểm thủy văn Quảng Bình có hệ thống sông ngòi khá phát triển (0,60 -1,85 km/km2). Theo hướng từ Bắc vào Nam, Quảng Bình có 5 con sông chính là sông Ròn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh, sông Nhật Lệ. Do địa hình Quảng Bình bị chia cắt mạnh nên hầu hết các sông của Quảng Bình ngắn và dốc, khả năng thoát nước chậm. Đặc trưng chế độ thuỷ văn khu vực là lượng dòng chảy phong phú, thuộc loại lớn của Việt Nam. Modun dòng chảy bình quân nhiều năm toàn tỉnh là 57 lit/s/km2 tương đương 4 tỷ m3/năm. Lượng dòng chảy/năm phân bố không đều trong năm và trên toàn diện tích Quảng Bình (tương tự như tình hình phân bố lượng mưa trong năm). Dòng chảy lũ lớn, mùa lũ vào 3 tháng X, XI, XII. Lượng dòng chảy lũ chiếm 60 – 80% dòng chảy trong năm. Khác với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, các tỉnh Bắc Trung bộ nói chung và Quảng Bình nói riêng có thêm hiện tượng lũ tiểu mãn. Trên đường phân phối dòng chảy trong năm có 2 điểm cực đại. Một đỉnh lũ vào tháng IX, tháng X, đỉnh lũ phụ thứ 2 (lũ tiểu mãn) vào tháng V, tháng VI. Trên lưu vực sông Gianh mùa lũ tập trung từ tháng IX đến tháng XI (3 tháng). Modun dòng chảy biến đổi mạnh từ 140 – 160 l/s/km2 đến 6.000 – 10.000 l/s/km2 (đỉnh lũ). Trong lúc đó mùa lũ trên sông Long Đại, Kiến Giang (thượng nguồn sông Nhật Lệ) mùa lũ kéo dài từ tháng IX đến tháng XII ( 4 tháng), dòng lũ biến động từ 140 – 160 l/s/km2 đến 4.000 – 8.000 l/s/km2 . Kết quả tính toán cho thấy cường độ nước lũ lớn nhất là lưu vực sông Gianh và sông Đại Giang 70 – 85 m3/s/km2. Dòng chảy kiệt trên lưu vực các sông của Quảng Bình kéo dài 8 – 9 tháng, ngắn nhất 7 tháng, dài nhất 10 tháng, trong đó có 3 tháng cạn nhất chỉ chiếm 4 – 6 % lượng 9 dòng chảy trong năm và modun dòng chảy chỉ còn 2,17 – 13,0 l/s/km2. Trên lưu vực của các sông, suối nhỏ, mùa kiệt hoàn toàn kiệt. Bảng 1.2. Các chỉ số tính được đối với những sông chính của Quảng Bình (Nguồn: Đặc điểm khí tượng thủy văn Quảng Bình) Độ cao Diện tích Độ dốc BQ Mật độ sông Chiều dài BQ Tên sông lưu vực lưu vưc suối BQ (km) của lưu 2 (km ) (m) (km/km2) vực (m) 1. Ròn 2. Gianh 3. Lý Hoà 4. Dinh 5. Nhật Lệ 261 4680 177 212 2647 30 158 22 37 96 138 360 190 203 234 17,2 19,2 15 16 20,7 0,80 1,04 0,70 0,93 0,84 d. Tài liệu nghiên cứu Sau khi nghiên cứu và phân tích tổng hợp tài liệu đo đạc khí tượng thủy văn (KTTV) trên cả hệ thống sông Gianh, xem xét tính đồng pha, đồng bộ của các chuỗi tài liệu mưa và dòng chảy thấy rằng: - Tài liệu mưa: do lưu vực từ thượng nguồn đến vị trí trạm Đồng Tâm không có trạm đo mưa nên tác giả đề xuất mở rộng phạm vi không gian mưa, nhằm thu thập số liệu mưa các trạm phía hạ lưu và vùng phụ cận, sau đó dùng kỹ thuật phân bố mưa không gian để có được phân bố mưa cho lưu vực nghiên cứu. Đề tài sử dụng số liệu mưa giờ tại các trạm đo mưa, trạm khí tượng, thủy văn ở vùng hạ lưu và khu vực lân cận. - Tài liệu dòng chảy: sử dụng số liệu đo dòng chảy lũ tại trạm thủy văn Đồng Tâm. Đây là trạm đo mực nước sau đó được tính và chỉnh biên ra lưu lượng lũ. 1.1.3. Đặc điểm địa hình địa mạo lưu vực nghiên cứu a. Địa hình, địa mạo lưu vực. Theo sơ đồ kiến tạo toàn lãnh thổ Việt Nam, Quảng Bình thuộc đới uốn nếp Việt - Lào phát triển trên rìa phía Bắc của một tiểu lục địa cổ nằm ở phía Nam Hải Vân. Từ đầu cổ sinh đại (cách ngày nay khoảng 500 triệu năm) phần lớn địa hình Quảng Bình đã bắt đầu bị bào mòn và dần dần được hình thành là do những chuyển động nâng của vỏ trái đất vào cuối cổ sinh đại (cách ngày nay khoảng 200 triệu năm). Đặc điểm chung của địa hình Quảng Bình là hẹp, nơi hẹp nhất (vĩ độ tại Đồng Hới) theo chiều Đông - Tây chỉ xấp xỉ 50 km, dốc dần không đều từ phía Tây sang phía Đông nhưng sự phân bậc Tây - Đông không mang tính giảm dần. Vùng đồng 10 bằng, vùng cửa sông có khi chỉ cao hơn mặt nước biển 2 - 3m, trong khi đó dải cồn cát ven biển lại cao hơn, thậm chí cao tới 40 - 50m... Cùng với sự phân hoá địa hình theo hướng Tây - Đông, địa hình theo hướng Tây - Nam cũng phân dị rõ rệt. Các dạng địa hình thấp dần đi từ Bắc xuống Nam có hướng á vĩ tuyến. Bắc Quảng Bình là dãy Hoành Sơn - Đèo Ngang, vùng núi Minh Hoá cao 2000m, xuống đến Quảng Ninh núi cao nhất chỉ có 1.257m. Sông Gianh là hệ quả đặc trưng của đứt gẩy Rào Nậy tạo nên bồn thu nước lớn nhất. Sự phân hoá địa hình Quảng Bình theo hướng Đông - Tây và Bắc - Nam, nhất là sự phân hoá theo độ cao và hướng núi á vĩ tuyến đã trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố vật chất và năng lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ khí hậu (nhiệt ẩm), sự phân hoá lớp thực bì, tạo nên sự đa dạng sinh thái đặc sắc của Quảng Bình. Về cấu trúc, 85% tổng diện tích tự nhiên Quảng Bình là vùng rừng núi và gò đồi, còn lại là vùng gò đồi và đồng bằng. Địa hình Quảng Bình được chia thành 4 vùng rõ rệt : - Vùng núi: có tổng diện tích 5.236,16 km2 chiếm 65% diện tích tự nhiên, được chia thành 3 loại: vùng núi cao, vùng núi trung bình và vùng núi thấp. + Vùng núi cao: thuộc sườn đông Trường Sơn có độ cao từ 250 đến 2.000m, thấp dần từ Tây sang Đông, từ Bắc vào Nam, độ dốc trung bình 250, chia cắt sâu trung bình 250 đến 500 mét. Địa hình núi có 3 bậc. Núi cao trung bình từ 1.500 dến hơn 2.000m, chiếm 1,05% diện tích lãnh thổ, phân bố chủ yếu ở phần tây Bắc thuộc huyện Minh Hoá, Bố Trạch, được cấu tạo bởi đá trầm tích thô và mịn, bị chia cắt sâu trên 700m, đường sống núi sắc, nhọn, sườn dốc lớn 20 - 30o , hiểm trở, khó qua lại, cao nhất là đỉnh Phicôpi 2.017m, chỉ có đèo Mụ Dạ là cửa ngõ thuận lợi nhất thông thương sang Lào. + Vùng núi trung bình thấp (từ 800 -1.500) chiếm 19,4% diện tích lãnh thổ, phân bố ở các huyện Tuyên Hoá, Minh Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ, được hình thành trên macma axit biến chất, trầm tích hạt thô và cacbonát, sống núi dạng răng cưa lượn sóng, độ chia cắt sâu (500 - 250m), sườn khá dốc (20 - 250 ), thường xảy ra hiện tượng sụt lở. + Địa hình núi thấp (258 - 800m) chiếm 33% diện tích lãnh thổ, khá phổ biến ở các địa phương trong tỉnh, được cấu tạo từ đá macma axit, đá trầm tích hạt thô, hạt mịn. Sườn núi có độ dốc 250 có khả năng qua lại thuận lợi. + Đặc biệt trong khu vực địa hình núi Quảng Bình có hệ karst Phong Nha - Kẻ Bàng chiếm phần lớn diện tích rừng hai huyện Bố Trạch và Minh Hoá với tổng diện tích trên 2.000km2. Khu vực karst này chứa đựng nhiều hệ thống hang động kỳ thú được các nhà khoa học thuộc các tổ chức quốc tế như Hội Địa lý Hoàng gia Anh, tổ chức IUCN, tổ chức WWF, UNESCO đánh giá có giá trị toàn cầu. - Vùng đồi gò đồi, có diện tích 1.677,95km2, chiếm 19,7% tổng diện tích đất tự nhiên. Vùng gò đồi có độ cao từ 50m đến 250 mét, độ dốc trung bình từ 30 trở lên. Vùng gò đồi Quảng Bình nằm trong địa giới 87 xã kéo dài theo chiều dọc của tỉnh. Địa hình vùng gò đồi hẹp và dốc, dòng chảy các sông đều chạy theo hướng cắt ngang địa hình, 11 nhiều dãy núi vươn ra tận bờ biển nên địa hình vùng gò đồi phức tạp và bị chia cắt tương đối mạnh. Do dặc điểm bị chia cắt nên vùng gò đồi Quảng Bình tuy có kết dải nhưng không thuần nhất. Trong từng tiểu vùng đồng thời tồn tại cả khu vực bồi tích và bào mòn. Các tính chất hoá lý của đất chênh lệch nhau rất xa. Dưới tác động của kiến tạo địa chất và quá trình phong hoá, vùng gò đồi Quảng Bình có thể chia làm 3 khu vực: + Khu vực Lệ Thuỷ, Quảng Ninh có đặc trưng vùng bazan thoái hoá, địa hình chia cắt mạnh, tầng đất mỏng và không đều. Sự chênh lệch giữa đồi và núi thấp không đáng kể nhưng sự chênh lệch giữa đồi và đồng bằng khá xa. + Khu vực Bố Trạch giới hạn từ tây sông Long Đại đến phía nam sông Gianh bao gồm một phần đất Quảng Ninh, Đồng Hới, Tuyên Hoá, trung tâm là huyện Bố Trạch. Khu vực này có địa hình liền dải, rộng, tầng đất dày, ít chia cắt. + Khu vực bắc sông Gianh bao gồm địa hình Quảng Trạch và một phần huyện Tuyên Hoá. khu vực này có 2 tiểu vùng: tiểu vùng Tuyên Hoá đất gò đồi xen núi thấp, tầng dày. tiểu vùng Quảng Trạch đất liền dải nhưng phong hoá mạnh. - Vùng đồng bằng có tổng diện tích 866,90 km2 chiếm 10,95% diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung dải đồng bằng Quảng Bình hẹp, nơi rộng nhất 26 km bề ngang, nơi hẹp nhất khoảng 10 km. Các đồng bằng liền dải chủ yếu là: đồng bằng Lệ Thuỷ, Quảng Ninh 248 km 2, đồng bằng Quảng Trạch 161 km2 . + Đồng bằng đồi có độ cao 25 - 50m chiếm 4% diện tích lãnh thổ, được hình thành trong quá trình san bằng các đá trầm tích hạt thô, bị phong hoá mạnh bởi quá trình ngoại sinh. + Đồng bằng ở độ cao dưới 25m tương đối bằng phẳng, chiếm 8% diện tích lãnh thổ được tạo thành bởi bồi tích sông và trầm tích biển, thường gặp ở các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Đồng Hới, Quảng Trạch. Trong đó, vùng đồng bằng ven biển có độ cao dưới 10m phân bố chủ yếu ở hạ lưu các con sông lớn trong tỉnh, tạo thành những bình nguyên và bồn trũng thuộc các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, có tổng diện tích 54.000 ha chiếm 6% diện tích toàn tỉnh. Vùng này bao gồm 2 tiểu vùng: * Tiểu vùng đồng bằng phù sa có diện tích khoảng 44.000 ha chiếm gần 80% diện tích dải đồng bằng ven biển, phân bố chủ yếu ở lưu vực trung lưu và hạ lưu các nhánh sông Kiến Giang, Long Đại, sông Gianh tạo nên 2 đồng bằng chính là Lệ Ninh và Nam Quảng Trạch. * Tiểu vùng đất nhiễm mặn và phèn nằm ở các cửa sông giáp với biển, có khoảng 10.000 ha chiếm 20% diện tích dải đồng bằng ven biển, một phần diện tích bị nhiễm mặn do thuỷ triều, một phần diện tích nhiễm phèn do vật liệu sinh phèn phát triển 12 trong môi trường yếm khí và mặn mạch, có nhiều ở các vùng thuộc hạ lưu sông Nhật Lệ, sông Gianh và sông Roòn. - Vùng ven biển chủ yếu là dải cát nội đồng hình lưỡi liềm hay hình rẽ quạt có tổng diện tích 358,40 km2 chiếm 4% tổng diện tích đất tự nhiên, độ cao từ 3 - 4 mét đến 50 mét, phân phối suốt chiều dài bờ biển của tỉnh. Vùng cát ven biển có chiều rộng và chiều cao tăng dần từ Bắc vào Nam, ở phía Bắc dải cát hẹp và thấp, có chiều rộng từ 300 đến 400m độ cao từ +5 đến +10m, càng về phía Nam dải cát càng mở rộng (từ 1 - 6km), có độ cao 17 - 20m, có đỉnh đạt đến độ cao 50m. Địa hình mặt dải cát rất phức tạp. Có thể phân chia thành 3 vùng chính: + Vùng phía Bắc tỉnh, giới hạn từ Mũi Dốc đến sông Gianh, là vùng kém phát triển, bề rộng dải cát từ 600 đến 1.500m, độ cao phổ biến 5m. Địa hình đơn giản, hình sống trâu, dốc về 2 phía. + Vùng từ sông Gianh đến Lý Hoà. Bề rộng dải cát khoảng từ 600 đến 1.000m, độ cao phổ biến +10, địa hình dạng sống trâu. Độ dốc có nơi 30 -400. + Vùng từ cửa Lý Hoà đến Nhật Lệ. Độ rộng tăng dần từ 1.000 - 1.800m, độ cao phổ biến tăng từ 10 - 20m. Địa hình, địa mạo khá phức tạp. Có nhiều đồi cát cao và dài, mái dốc 50 - 600, có nhiều bậc lỡ về phía biển. + Vùng từ cửa Nhật Lệ đến giáp Vĩnh Linh, Bề rộng 4 - 6 km, độ cao 30 - 40m có đỉnh cao 50m, nhiều dải cát dài nối liền nhau xen lẫn nhiều khối cát cao và bồn trũng. Địa hình phức tạp và thường xuyên biến động do tác động ngoại lực của thời tiết khí hậu. Sự xuất hiện hệ thống cồn cát ven biển là yếu tố địa hình bất lợi nhiều mặt. Dưới tác động của gió, hiện tượng cát bay, cát chảy đã làm cho các cồn cát tiến dần về phía lục địa, thu hẹp đồng bằng ven biển vốn dĩ đã nhỏ bé lại càng nhỏ bé hơn, làm tăng tình trạng úng lụt vùng cửa sông, nhất là cửa sông Nhật Lệ. b. Các phụ lưu sông Gianh Dòng chảy sông Gianh ở thượng nguồn theo hình chữ V với hướng chủ đạo là tây nam-đông bắc. Từ điểm giáp ranh ba xã Thanh Thạch, Hương Hóa, Kim Hóa bắt đầu chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Tới ranh giới hai xã Kim Hóa và Lệ Hóa nó tiếp nhận thêm nước từ một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn, chảy về từ phía tây. Phía dưới thị trấn Ba Đồn khoảng 3 km, sông Gianh tiếp nhận thêm nước từ chi lưu phía hữu ngạn, chảy ra từ khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng. 1.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội a. Tổ chức hành chính trên lưu vực Tổ chức hành chính trong vùng nghiên cứu gồm 03 huyện (Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch). Tổng diện tích tự nhiên 4.637,94 km2 và dân số 315.109 người chiếm 35,7% dân số toàn tỉnh 13 Bảng 1.3. Diện tích và đơn vị hành chính vùng nghiên cứu Diện tích Dân số TT Huyện Phường, xã Thị trấn 2 (km ) (người) 1 Huyện Minh Hóa 1.393,75 50.708 15 1 2 Huyện Tuyên Hóa 1.128,7 80.030 19 1 3 Huyện Bố Trạch 2.115,49 184.371 28 2 TỔNG 4.637,94 315.109 62 4 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2017) b. Dân cư và lao động Lưu vực sông Gianh tính đến trạm Đồng Tâm có 315.109 người. Mật độ dân số trung bình là 68 người/km2, phân bố không đều, dân cư sống tập trung ở vùng đồng bằng ven sông Gianh. Dân số nông thôn chiếm tới gần 90,87% tổng dân số, dân sống bằng nông nghiệp chiếm khoảng 85%. Trong vùng nghiên cứu có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống như người Kinh, Bru – Vân Kiều, Mã Liềng, trong đó dân số người Kinh chiếm đa số. Bảng 1.4. Dân số vùng nghiên cứu (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2017) Phân theo thành thị, nông thôn Tổng (người) TT Huyện (người) Thành thị Nông thôn 1 Huyện Minh Hóa 50.708 5.828 44.880 2 Huyện Tuyên Hóa 80.030 5.724 74.306 3 Huyện Bố Trạch 184.371 17.206 167.165 TỔNG 315.109 28.758 286.351 c. Tổng quan về phát triển kinh tế - xã hội * Huyện Minh Hóa: Minh Hoá là huyện có nhiều tiềm năng và thế mạnh. Huyện có cửa khẩu quốc tế Chalo - Nà Phàu các đầu mối và tuyến giao thông quan trọng đi qua như đường Hồ Chí Minh chạy suốt chiều dài của huyện, đường 12C là tuyến đường ngắn nhất nối các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan qua Lào, về QL1A, đến cảng biển Hòn La (Quảng Bình), cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh). Bên cạnh đó, Minh Hoá còn có nhiều di tích lịch sử như đèo Đá Đẽo, Mụ Dạ, Ngầm Rinh, Khe Ve, Chalo, Cổng Trời…, các khu rừng tự nhiên, sơn thuỷ hữu tình có thể xây dựng thành khu du lịch sinh thái như hang động Tú Làn ở Tân Hóa, Thác Mơ ở Hoá Hợp, Nước Rụng ở Dân Hoá, phía Bắc đèo Đá Đẽo và các hang động ở Thượng Hoá, Hoá Tiến, Hoá Thanh. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất hàng hoá, thương mại, dịch vụ xuất nhập khẩu, thúc đẩy quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế giữa địa phương với các vùng kinh tế trong tỉnh, trong nước
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan