Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng dữ liệu mưa vệ tinh dự báo dòng chảy lũ cho trạm an chỉ trên sông vệ...

Tài liệu Sử dụng dữ liệu mưa vệ tinh dự báo dòng chảy lũ cho trạm an chỉ trên sông vệ

.PDF
85
2
134

Mô tả:

TÓM TẮT LUẬN VĂN SỬ DỤNG DỮ LIỆU MƯA VỆ TINH DỰ BÁO DÒNG CHẢY LŨ CHO TRẠM AN CHỈ TRÊN SÔNG VỆ Học viên: Đinh Văn Điết. Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình thủy Mã số: 60580202; Khóa: K35.CTT.QNg; Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN Tóm tắt –Nghiên cứu này sử dụng một sản phẩm mưa vệ tinh GSMap_NRT trong mô hình IFAS để dự báo lũ cho lưu vực sông Vệ tại trạm An Chỉ. Mưa vệ tinh GSMap_NRT có khả năng dự báo lượng mưa gần với thời gian thực nên rất phù hợp cho các bài toán dự báo và cảnh báo sớm lũ lụt. Hai trận lũ năm 2016 và năm 2017 được lựa chọn để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy văn và mưa vệ tinh. Các kết quả mô phỏng dòng chảy lũ từ mưa vệ tinh GSMap_NRT tại trạm An Chỉ trên sông Vệ cho thấy khả năng áp dụng loại dữ liệu này trong dự báo lũ cho lưu vực nghiên cứu. Từ khóa:IFAS, GSMaP_NRT; mưa vệ tinh, lưu vực sông Vệ. APPLICATION OF SATELLITE RAIN DATA TO FORECAST FLOODING FOR VE RIVER BASIN AT AN CHI GAUGE Abstract- This study uses a satellite rain product (GSMap_NRT) in the IFAS model to forecast flooding for Ve river basin at An Chi gauge. A satellites rain data (GSMap_NRT) has the ability to forecast precipitation close to real time so it is very suitable for flood prediction and warning problems. Two floods in 2016 and 2017 were selected to calibrate and test hydrological models and satellite rain. The simulation results of flood flow from GSMap_NRT satellite rain at An Chi gauge in Ve river basin show that the possibility of applying this type of data in flood forecasting for the study basin in the next time. Keywords: IFAS; GSMap_NRT; Satellite rainfall; Ve river basin. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu...............................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...............................................4 6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 4 Chương 1. TỔNG QUAN .............................................................................................. 5 1.1. Giới thiệu vùng nghiên cứu ...................................................................................... 5 1.1.1.Vị trí địa lý .....................................................................................................5 1.1.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn lưu vực nghiên cứu .......................................6 1.1.3. Đặc điểm địa hình địa mạo lưu vực nghiên cứu .........................................13 1.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................14 1.2. Tổng quan và lựa chọn mô hình thủy văn lưu vực .................................................15 1.2.1. Tổng quan mô hình thủy văn lưu vực ......................................................... 15 1.2.2. Giới thiệu các mô hình thủy văn tiêu biểu ..................................................15 1.2.3. Lựa chọn mô hình thủy văn áp dụng .......................................................... 19 1.3. Giới thiệu mạng lưới trạm đo mặt đất lưu vực nghiên cứu ....................................23 1.4 . Tổng quan về cơ sở dữ liệu mưa vệ tinh ............................................................... 24 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH IFAS ..................................................31 2.1. Giới thiệu mô hình thủy văn IFAS .........................................................................31 2.1.1. Giới thiệu chung ......................................................................................... 31 2.1.2. Cơ sở lý thuyết của mô hình .......................................................................32 2.2. Cơ sở dữ liệu của mô hình IFAS ............................................................................40 Chương 3. ỨNG DỤNG DỮ LIỆU MƯA VỆ TINH VÀ MÔ HÌNH IFAS DỰ BÁO DÒNG CHẢY LŨ CHO TRẠM AN CHỈ TRÊN SÔNG VỆ ........................ 46 3.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu mô hình IFAS...................................................................46 3.1.1. Cơ sở dữ liệu mưa mặt đất ..........................................................................46 3.1.2. Dữ liệu mưa từ mưa vệ tinh ........................................................................47 3.1.3. Dữ liệu địa hình của lưu vực (DEM) .......................................................... 48 3.1.4. Dữ liệu sử dụng đất của lưu vực .................................................................49 3.1.5. Dữ liệu mạng lưới sông ngòi của lưu vực ..................................................50 3.2. Kết quả hiệu chỉnh mô hình IFAS ..........................................................................51 3.2.1. Hiệu chỉnh mô hình thủy văn lưu vực ........................................................ 51 3.2.2. Hiệu chỉnh mưa vệ tinh GSMap_NRT ....................................................... 55 3.3. Kết quả kiểm định mô hình IFAS...........................................................................56 3.3.1. Kiểm định mô hình thủy văn ......................................................................56 3.3.2.Kiểm định mưa vệ tinh GSMaP_NRT......................................................... 57 3.4. Quy trình dự báo lũ từ dữ liệu mưa vệ tinh GSMap_NRT ....................................58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao) PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt GIS GSMaP_NRT HEC-HMS IFAS ICHARM JAXA JSTA NASA NAM Thuật ngữ Ý nghĩa Geographic Information Systems Hệ thống thông tin địa lý Global Satellite Mapping of Bản đồ vệ tinh toàn cầu của lượng Precipitation mưa Hydrologic Engineering Center- Mô hình mưa rào dòng chảy dạng Hydrologic Model System tất định, có thông số phân bố Integrated Flood Analysis System Hệ thống phân tích lũ tổng hợp International Center for Water Trung tâm Quốc tế về nước và Hazards and Risk Management Quản lý rủi ro Nhật Bản Japan Aerospace Exploration Cơ quan nghiên cứu và phát triển Agency Hàng không vũ trụ Nhật Bản Japan Science and Technology Cơ quan Khoa học và Công nghệ Agency Nhật Bản National Aeronautics and Space Administration Nedbor Afstromnings Model Cơ quan Không gian Hoa Kỳ Mô hình giáng thuỷ - dòng chảy mặt DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 1.1. Lượng mưa trung bình tháng và tỷ lệ so với lượng mưa năm của một số trạm thuộc lưu vực nghiên cứu 7 Bảng 1.2. Tần suất dòng chảy năm theo năm thuỷ văn 8 Bảng 1.3. Biến động dòng chảy năm trong vùng và phụ cận 9 Bảng 1.4. Lưu lượng lớn nhất và nhỏ nhất ở trạm thủy văn trên sông Vệ 11 Bảng 1.5. Khả năng xuất hiện lũ lớn nhất trong năm tại vị trí trạm đo trên sông Vệ 11 Bảng 1.6. Đặc trưng một số trận lũ 11 Bảng 1.7. Lũ lớn nhất trên lưu vực sông Vệ từ năm 1977 – 2001 12 Bảng 1.8. Tổng lượng lũ lớn nhất thời đoạn tại các trạm thủy văn trên sông Vệ 12 Bảng 1.9. Diện tích và đơn vị hành chính vùng nghiên cứu 14 Bảng 1.10. Tiêu chuẩn lựa chọn mô hình do WMO đề xuất (Wittwer, 2013) 20 Bảng 1.11. Tiêu chuẩn lựa chọn mô hình do WMO đưa ra (Wittwer, 2013) 21 Bảng 1.12. Thông số cơ bản của vệ tinh MTSAT 26 Bảng 1.13. Thông số kỹ thuật của đầu thu TMI (TRMM) 27 Bảng 1.14. Dữ liệu lượng mưa từ ảnh vệ tinh sử dụng trong IFAS 29 Bảng 2.1. Bộ thông số của lớp bề mặt 34 Bảng 2.2. Bộ thông số lớp nước ngầm 35 Bảng 2.3. Bộ thông số của lòng sông 36 Bảng 2.4. Thông tin về dữ liệu mưa vệ tinh 36 Bảng 2.5. Thời gian đo đạc của các loại mưa vệ tinh 37 Bảng 2.6. Bảng đánh giá mức độ chính xác của mô hình 40 Bảng 3.1. Tọa độ về dữ liệu DEM 48 Bảng 3.2. Bảng bộ thông số lớp bề mặt của lưu vực nghiên cứu 52 Bảng 3.3. Giá trị thông số lớp nước ngầm của lưu vực nghiên cứu 53 Bảng 3.4. Giá trị thông số lớp lòng sông của lưu vực nghiên cứu 54 Bảng 3.5. Tham số hiệu chỉnh mưa vệ tinh GSMap_NRT cho lưu vực nghiên cứu 55 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình Trang Hình 1: Vị trí lưu vực sông Vệ 2 Hình 2: Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn phục vụ nghiên cứu 3 Hình 1.1. Bản đồ vị trí lưu vực nghiên cứu (nguồn:Gis Quảng Ngãi) 6 Hình 1.2. Bản đồ mạng lưới sông lưu vực nghiên cứu 10 Hình 1.3. Phân loại mô hình thủy văn-Tập trung-Bán phân bố-Phân bố 15 Hình 1.4. Sơ đồ giải thích mô hình thủy văn trong IFAS 18 Hình 1.5. Mạng lưới trạm đo mưa mặt đất khu vực nghiên cứu 24 Hình 1.6. Nguyên lý theo dõi mưa của vệ tinh 25 Hình 1.7. Quy trình của hệ thống GSMaP NRT 28 Hình 2.1. Quá trình thực hiện của IFAS (Nguồn: manual of IFAS ver 2.0) 32 Hình 2.2. Sơ đồ giải thích mô hình thủy văn trong IFAS 33 Hình 2.3. Sơ đồ tính toán mô hình thủy văn trong IFAS 33 Hình 2.4. Các thông số của lớp bề mặt 34 Hình 2.5. Các thông số của lớp nước ngầm 35 Hình 2.6. Các thông số của mặt cắt ngang lòng sông 35 Hình 2.7. Quá trình tạo ra sản phẩm mưa vệ tinh GSMaP_NRT 37 Hình 2.8. Đặc tính di chuyển diện mưa sau 3 giờ: cột bên trái là diện mưa không thay đổi; cột bên phải khi diện mưa thay đổi 39 Hình 2.9. Dữ liệu lưới của mưa vệ tinh 39 Hình 2.10. Diễn giải khai báo tọa độ vùng khống chế lưu vực 40 Hình 2.11. Diễn giải cơ sở dữ liệu DEM trong mô hình IFAS 41 Hình 2.12. Diễn giải cơ sở dữ liệu sử dụng đất trong mô hình IFAS 41 Hình 2.13. Diễn giải cơ sở dữ liệu thổ nhưỡng trong mô hình IFAS 42 Hình 2.14. Diễn giải phổ màu quy định của bản đồ thổ nhưỡng trong mô hình IFAS (Nguồn: manual of IFAS ver 2.0) 42 Hình 2.15. Diễn giải các loại cơ sở dữ liệu mưa trong mô hình IFAS 43 Hình 2.16. Các bước nội suy phân bố mưa không gian theo đa giác Thiessen 43 Hình 2.17. Phân bố mưa không gian theo đa giác Thiessen 44 Hình 2.18. Sơ đồ khởi tạo lưu vực sông trong mô hình IFAS 44 Hình 2.19. Sơ đồ tính các lớp thông số trong mô hình IFAS: lớp bề mặt; lớp sát mặt; lớp ngầm và lớp lòng sông 45 Hình 3.1. Bản đồ vị trí các trạm đo mưa mặt đất của vùng nghiên cứu 47 Hình 3.2. Bản đồ DEM cho lưu vực sông Vệ (100mx100 m) 48 Hình 3.3. Bản đồ sử dụng đất của lưu vực nghiên cứu (100mx100m) 49 Hình 3.4. Phổ màu quy định cho từng loại đất của lưu vực nghiên cứu 49 Hình 3.5. Biên và mạng lưới sông ngòi lưu vực nghiên cứu (100m x100m) 50 Hình 3.6. Bản đồ phân chia tiểu lưu vực sông (ô lưới kích thước 100m 50 x100m) Hình 3.7. Kết quả hiệu chỉnh đường quá trình lũ mô phỏng của mô hình thủy văn từ mưa mặt đất (đường màu xanh);lưu lượng thực đo 51 (đường màu đỏ) và lượng mưa phân bố tại An Chỉ (biểu đồ cột màu xanh tại ô lưới G836), trận lũ từ ngày 30/11/2016 đến ngày 04/12/2016 Hình 3.8. Bản đồ bộ thông số lớp bề mặt của lưu vực nghiên cứu 52 Hình 3.9. Bản đồ bộ thông số lớp nước ngầm của lưu vực nghiên cứu 53 Hình 3.10. Bản đồ bộ thông số lớp lòng sông của lưu vực nghiên cứu 54 Hình 3.11. Kết quả hiệu chỉnh đường quá trình lũ mô phỏng từ mưa GSMaP_NRT(đường màu xanh),lưu lượng lũ thực đo (đường màu đỏ) và lượng mưa GSMap_NRT phân bố tại An Chỉ (biểu đồ cột màu xanh, ô lưới G836),trận lũ từ ngày 30/11/2016 đến ngày 04/12/2016. 56 Hình 3.12. Kết quả kiểm định đường quá trình lũ mô phỏng từ mưa mặt đất (đường liền nét màu xanh); đường lưu lượng lũ thực đo (đường 57 liền nét màu đỏ) và lượng mưa phân bố tại An Chỉ (biểu đồ cột màu xanh, ô lưới G836), trận lũ ngày 04/11 – 09/11/2017. Hình 3.13. Kết quả hiệu chỉnh đường quá trình lũ mô phỏng từ mưa GSMaP_NRT(đường màu xanh), lưu lượng lũ thực đo (đường màu đỏ) và lượng mưa GSMap_NRT phân bố tại An Chỉ (biểu đồ cột màu xanh, ô lưới G836), trận lũ từ ngày 04/11/2017 đến ngày 09/11/2017. 58 Hình 3.14. Quy trình dự báo lũ khi sử dụng dữ liệu mưa vệ tinh GSMap_NRT 58 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển miền Trung, có diện tích tự nhiên 5.152,49 km2, gồm 14 huyện thị và thành phố với dân số khoảng 1.247.644 người. Là một tỉnh nghèo lại chịu nhiều tác động của thiên tai như lũ lụt, bão tố, hạn hán…. Lưu vực sông Vệ bao gồm địa bàn lãnh thổ của 5 huyện (Ba Tơ, Nghĩa Hành, Minh Long, Tư Nghĩa, Mộ Đức) thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Diện tích lưu vực tính đến cửa ra là 1.263 km2, chiếm 24,51% diện tích tự nhiên của tỉnh, đây là một trong những lưu vực sông lớn và quan trọng của tỉnh. Cũng như các dòng sông của nhiều tỉnh miền Trung Việt Nam, đặc điểm dòng chảy lũ có biên độ thay đổi nhiều, cường xuất nước lũ lớn, thời gian lũ lên ngắn, dạng lũ nhọn, nguyên nhân là do lượng mưa trận và cường độ mưa lớn, tập trung nhiều đợt, tâm mưa nằm ở thượng và trung của lưu vực, độ dốc lòng sông lớn, nước tập trung nhanh. Tổng lượng nước mùa lũ chiếm từ 70÷75% tổng lượng nước cả năm. Do những đặc điểm khí tượng thủy văn như vậy cùng với những tác động để duy trì và phát triển cuộc sống của con người trên lưu vực làm cho tình trạng ngập lụt vùng đồng bằng hạ du; xói lở và bồi lấp bờ, lòng sông, cửa sông diễn ra rất phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển dân sinh, kinh tế xã hội của tỉnh. Do đặc điểm địa hình trong vùng và diễn biến thời tiết phức tạp, trong những năm gần đây lũ lụt đã liên tiếp xảy ra làm ngập lụt đồng bằng hạ lưu sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Trà Bồng gây thiệt hại lớn cho mùa màng, ách tắc giao thông, làm hư hỏng các công trình thuỷ lợi đặc biệt là tính mạng của người dân, nhà cửa, trạm xá bị cuốn trôi. Một só trận lũ lịch sử xảy ra trên địa bàn vùng nghiên cứu: - Trận lũ năm 1964 có Q = 14.500 m3/s, gây thiệt hại 80% mùa màng toàn vùng đồng bằng Quảng Ngãi; - Lũ năm 1998 do ảnh hưởng của cơn bão số 4, 5 và 6 liên tiếp xảy ra từ 1326/11/1998, mực nước cao nhất lên tới 7,72m, vượt báo động III là 2,02m, ước tính gây thiệt hại tới 158 tỷ đồng; - Lũ năm 1999 do mưa lớn và ảnh hưởng của bão cùng gió mùa Đông Bắc nên mực nước tại cầu Trà Khúc đã lên tới Hmax = 8,36m, vượt báo động III 2,66m tổng thiệt hại toàn bộ thời gian lũ lên tới 490 tỷ đồng. Lũ năm 2013 tại tỉnh Quảng Ngãi, lượng mưa trong 3 ngày từ 15-17/XI, lượng mưa phổ biến 500÷600mm, có những nơi đặc biệt lớn như Minh Long 959 mm, Ba Tơ 953 mm. Sông Trà Khúc tại cầu Trà Khúc là 8,76m, trên BĐ 3 là 2,26m, cao hơn đỉnh 2 lũ năm 1999 là 40 cm. Sông Vệ tại cầu Sông Vệ là 6,03m, trên BĐ 3 là 1,53m, cao hơn đỉnh lũ năm 1999 là 4 cm. Vùng nghiên cứu có vị trí địa lý:Từ 14032’ đến 15005’ Vĩ độ Bắc,Từ 108036’ đến 108053’ Kinh độ Đông. Ranh giới lưu vực: Phía Bắc giáp lưu vực sông Trà Khúc, Phía Nam giáp lưu vực sông Trà Câu, Phía Tây giáp lưu vực sông Trà Khúc, Phía Đông giáp Biển Đông (Hình 1). Lượng mưa trong lưu vực có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông, mưa lớn nhất ở các vùng núi cao như Ba Tơ: 3.635 mm/năm, Giá Vực 3.368 mm/năm, vùng đồng bằng và ven biển thấp hơn, tại Sông Vệ là 1.654 mm/năm, tại Mộ Đức là 2.076 mm/năm. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 với lượng mưa chiếm 70 ÷ 75% tổng lượng mưa cả năm, mưa đặc biệt lớn thường xảy ra vào hai tháng 10 và 11, lượng mưa trong hai tháng này chiếm tới 40 ÷ 50% tổng lượng mưa năm. Bão, gió mùa Đông Bắc cùng với mưa lớn trong các tháng 10 và 11 luôn gây ra lũ lụt, úng ngập, sạt lở bờ sông ở đồng bằng, lũ ống, lũ bùn đá, sạt trượt ở miền núi. Lượng mưa lớn quan trắc được ở một số trạm như: Trạm Giá Vực 5.095mm, trạm Sơn Giang 5.157mm, trạm Ba Tơ 6.520mm, trạm Quảng Ngãi 3.947mm. Bản đồ mạng lưới trạm đo mưa phục vụ nghiên cứu thể hiện trong hình 2. Hình 1: Vị trí lưu vực sông Vệ 3 Hình 2: Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn phục vụ nghiên cứu Lưu vực sông Vệ có lượng mưa lớn, đặc biệt phân bố tập trung vào mùa mưa nên thường gây ra những trận lũ lớn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội trong vùng, điển hình như các trận lũ năm 1996, 1998, 1999. Hiện trên lưu vực sông Vệ có 2 trạm quan trắc thủy văn: (i) trạm An Chỉ (khống chế 67% diện tích lưu vực) đo lưu lượng và (ii) trạm Sông Vệ nằm phía hạ lưu đo mực nước. Các trạm đo mưa gồm có: trạm Gía Vực; Ba Tơ; Minh Long và An Chỉ. Bên cạnh đó, lưu vực sông vệ chưa có công trình điều tiết và kiểm soát lũ. Để dự báo và cảnh báo sớm diễn biến lũ lụt cho lưu vực sông Vệ cần thiết có các nghiên cứu mô phỏng dòng chảy lũ. Hiện nay, phân lớn các nghiên cứu trong nước đa phần sử dụng dữ liệu mưa mặt đất (trạm đo) để mô phỏng các trận lũ đã diễn ra và từ đó xác định được bộ thông số mô hình thủy văn phục vụ cho công tác dự báo lũ của lưu vực sông Vệ [1,4]. Ưu điểm của cở sở dữ liệu mưa trạm đo là khá chính xác. Tuy nhiên, một hạn chế lớn nhất của loại cơ sở dữ liệu này là độ trể về thời gian và phân bố không gian không đồng đều. Đây là một thách thức lớn cho bài toán dự báo lũ bằng mô hình. Để khắc phục hạn chế này, hiện nay các nước tiên tiến thường kết hợp sử dụng trên các cơ sở dữ liệu mưa dự báo từ rada hoặc vệ tinh viễn thám. Loại cơ sở dữ liệu này cho phép dự báo trước 6 giờ hoặc 24 giờ tùy thuộc vào công nghệ của thiết bị. 4 Nghiên cứu này bước đầu áp dụng kết hợp dữ liệu mưa vệ tinh GSMap-NRT và mưa mặt đất vào mô hình thủy văn phân bố để mô phỏng quá trình hình thành dòng chảy lũ trên lưu vực sông Vệ tại An Chỉ, làm cơ sở cho việc dự báo lũ cho lưu vực nghiên cứu trong thời gian đến. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng mô hình mô phỏng lũ dựa trên mô hình thủy văn phân bố kết hợp với mưa vệ tinh GSMap-NRT gần với thời gian thực cho lưu vực sông Vệ tại An Chỉ. Mô hình này làm cơ sở dự báo lũ trong thời gian đến cho lưu vực sông Vệ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: các đặc trưng liên quan đến dòng chảy lũ trên lưu vực sông Vệ. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức mô phỏng để xác định các thông số mô hình thủy văn khi sử dụng cơ sở dữ liệu mưa vệ tinh GSMap-NRT cho lưu vực sông Vệ từ thượng nguồn đến tại trạm An Chỉ. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, tổng hợp địa lý: sử dụng để xử lý, phân tích dữ liệu mưa, thông tin về địa lý. - Phương pháp hệ thống thông tin địa lý (GIS) và viễn thám: sử dụng để số hóa dữ liệu đầu vào cho mô hình. - Phương pháp mô hình toán : Mưa tạo ra dòng chảy trên lưu vực. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Nghiên cứu bước đầu ứng dụng dữ liệu mưa vệ tinh GSMap-NRT trong dự báo lũ cho lưu vực sông Vệ. - Kết quả nghiên cứu này làm cơ sở cho việc khai thác dữ liệu mưa vệ tinh để dự báo lũ cho sông vệ trong thời gian đến. - Kết quả nghiên cứu này làm cơ sở khoa học để so sánh và kiểm chứng với các nghiên cứu khác về dự báo lũ cho lưu vực sông Vệ. 6. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm phần Mở đầu, 03 chương và phần kết luận và kiến nghị. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH IFAS CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG DỮ LIỆU MƯA VỆ TINH VÀ MÔ HÌNH IFAS DỰ BÁO DÒNG CHẢY LŨ CHO TRẠM AN CHỈ TRÊN SÔNG VỆ. 5 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu vùng nghiên cứu 1.1.1.Vị trí địa lý Sông Vệ bắt nguồn từ vùng núi cao của huyện Ba Tơ ở độ cao từ 1.000m – 1.200m, có toạ độ địa lý là 14032’25” vĩ độ Bắc, 108037’4” kinh độ Đông, vị trí trạm An Chỉ có toạ độ 14058’15” vĩ Bắc và 108047’36” kinh Đông. Sông Vệ chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua các huyện Ba Tơ, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức rồi đổ ra biển tại cửa Cổ Lỹ (nằm gọn trong tỉnh Quảng Ngãi). Tính đến trạm An Chỉ, sông Vệ có chiều dài 91km trong đó chiều dài chảy trong vùng núi cao 100 - 1000m với diện tích lưu vực 841 km2. Mật độ lưới sông 0,79 km/ km2, độ cao bình quân lưu vực 170 m, độ dốc bình quân lưu vực 19,9% ; phía Bắc và phía Tây giáp với sông Trà Khúc, phía Nam giáp tỉnh Bình Định và phía Đông giáp biển. Sông có 5 phụ lưu cấp I, 2 phụ lưu cấp 2. Các phụ lưu không lớn, đáng kể là: Sông Liên: bắt nguồn từ vùng núi tây nam huyện Ba Tơ, chảy theo hướng tây nam - đông bắc, hợp nước với sông Tô ở thị trấn Ba Tơ. Sông Tà Nô hay sông Tô: chảy từ đồng Bia xã Ba Tô có độ cao trên 200m, theo hướng tây - đông, hợp với sông chính cách huyện lỵ Ba Tơ 18km về phía hạ lưu. Sông Mễ: chảy từ vùng núi Mum, phần tiếp giáp giữa 2 huyện Ba Tơ và Minh Long heo hướng tây bắc - đông nam, hợp lưu tại khoảng làng Tăng xã Ba Thành dài khoảng 9km. Dòng chính cơ bản chảy theo hướng tây nam - đông bắc, dọc huyện Nghĩa Hành đến hết xã Hành Thiện thì sông thoát khỏi núi, chảy trên vùng đồng bằng. Tại điểm này có trạm bơm Nam sông Vệ. Đến qua đường sắt, sông chảy giữa hai huyện Tư Nghĩa và Mộ Đức. Trên sông Vệ xưa kia cũng có rất nhiều guồng xe nước. Cuối nguồn, sông Vệ đổ ra cửa Lở và cửa Đại Cổ Lũy. Sông Vệ có 1 chi lưu đáng kể nhất là sông Thoa. Sông Thoa bắt đầu từ thôn Mỹ Hưng xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành và thôn Phú An xã Đức Hiệp) huyện Mộ Đức theo hướng tây bắc - đông nam đến Sa Bình (xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ thì nhập với sông Trà Câu rồi đổ ra biển qua cửa Mỹ Á. Ngoài ra, còn có các nhánh sông khác nhau sông Cây Bứa dài 15km, sông Phú Thọ dài 16km, hợp lưu với sông chính gần vùng cửa sông tạo thành hình nan quạt. Sông Phú Thọ thực chất là đoạn sông Vệ ở cuối nguồn. Nguồn của chúng chủ yếu là nước mưa của vùng tiếp giáp giữa rừng núi và đồng bằng. 6 Hình 1.1. Bản đồ vị trí lưu vực nghiên cứu (nguồn:Gis Quảng Ngãi) 1.1.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn lưu vực nghiên cứu a. Đặc điểm khí tượng Nhiệt độ trong vùng nghiên cứu trung bình biến động từ 25oC ÷ 26oC, thường nhiệt độ vùng núi thấp hơn vùng đồng bằng; độ ẩm trung bình năm khoảng 85%, các tháng mùa mưa độ ẩm cao hơn các tháng mùa khô; bốc hơi trung bình khoảng 800mm÷900 mm, thường đồng bằng cao hơn miền núi; số giờ nắng khá cao, vùng đồng bằng khoảng 2.000 ÷ 2.200 giờ/năm, tại trạm Ba Tơ khoảng 1.985 giờ/năm; gió bão trong lưu vực thay đổi rõ rệt theo mùa, tháng 5 đến tháng 9 là hướng gió Đông Nam và Tây Nam, tháng 10 đến tháng 4 là hướng gió Đông và Đông Bắc, hai hướng gió trên là hướng thịnh hành trong hai mùa khô và mùa mưa. Chế độ mưa: Mưa trong lưu vực có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông, mưa lớn nhất ở các vùng núi cao như Ba Tơ: 3.635 mm/năm, Giá Vực 3.368 mm/năm, vùng đồng bằng và ven biển thấp hơn, tại Sông Vệ là 1.654 mm/năm, tại Mộ Đức là 2.076 mm/năm. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 với lượng mưa chiếm 70 ÷ 75% tổng lượng mưa cả năm, mưa đặc biệt lớn thường xảy ra vào hai tháng 10 và 11, lượng mưa trong hai tháng này chiếm tới 40 ÷ 50% tổng lượng mưa năm. Bão, gió 7 mùa Đông Bắc cùng với mưa lớn trong các tháng 10 và 11 luôn gây ra lũ lụt, úng ngập, sạt lở bờ sông ở đồng bằng, lũ ống, lũ bùn đá, sạt trượt ở miền núi. Lượng mưa lớn quan trắc được ở một số trạm như: Trạm Gia Vực 5.095mm, trạm Sơn Giang 5.157mm, trạm Ba Tơ 6.520mm, trạm Quảng Ngãi 3.947mm. Bảng 1.1: Lượng mưa trung bình tháng và tỷ lệ so với lượng mưa năm của một số trạm thuộc lưu vực nghiên cứu Đơn vị: mm Trạm An Chỉ Tỷ lệ (%) Ba Tơ VIII IX X XI XII Năm 123 33,3 44,9 47,4 97,3 93,4 78,6 135 307 674 633 307 2.573 4,76 1,30 1,74 1,84 3,78 3,63 3,06 5,24 11,9 26,2 24,6 11,9 100 150 57,7 63,3 75,8 197 369 821 936 502 3.635 I II III IV V VI 174 VII 119 172 Tỷ lệ 4,13 1,59 1,74 2,08 5,41 4,79 3,27 4,73 10,15 22,59 25,73 13,80 (%) Giá Vực 81,5 27,9 44,1 90,6 194 162 112 129 356 855 890 426 Tỷ lệ 2,42 0,83 1,31 2,69 5,75 4,81 3,31 3,84 10,56 25,40 26,43 12,65 (%) Minh Long 154 56,8 81,1 80,8 199 159 119 238 417 870 825 608 Tỷ lệ 4,05 1,49 2,13 2,12 5,22 4,17 3,12 6,26 10,95 22,85 21,66 15,97 (%) Mộ Đức 91,2 24,0 27,1 37,0 73,3 58,4 34,5 90,9 300 591 505 243 Tỷ lệ (%) 4,39 1,15 1,30 1,78 3,53 2,81 1,66 4,38 14,47 28,48 24,34 11,70 Sông 33,6 Vệ 6,1 5,1 3,8 18,5 48,3 19,2 46,0 253 Tỷ lệ 2,03 0,37 0,31 0,23 1,12 2,92 1,16 2,78 15,31 (%) 100 3.368 100 3.807 100 2.076 100 553 469 198 1.654 33,4 28,4 12,0 100 8 b. Đặc điểm thủy văn Cũng tương ứng như chế độ mưa, thủy văn dòng chảy trong năm phân phối không đều và chia làm hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn, lượng dòng chảy các tháng trong năm không đều, chênh lệch rất lớn giữa tháng ít nước và tháng nhiều nước. Thường mùa lũ chậm hơn mùa mưa một tháng và kéo dài trong 3 tháng (từ tháng 10 đến hết tháng 12). Biến động dòng chảy giữa các năm nhiều nước và ít nước có thể gấp 4 đến 7 lần, giữa các tháng nhiều nước và ít nước cũng gấp từ 2 đến 12 lần. Lũ chính vụ thường xảy ra từ giữa tháng 10 đến hết tháng 11, lượng dòng chảy lớn nhất vào tháng 11 chiếm khoảng 30% tổng lượng dòng chảy cả năm (đặc biệt tại trạm Sơn Giang lượng dòng chảy tháng 11 năm 1998 chiếm tới 49%), lưu lượng lũ lớn nhất tại Sơn Giang đạt tới 18.300m3/s vào năm 1986, tại An Chỉ đạt 4.290 m3/s năm 1997. Ngoài lũ chính vụ lưu vực sông còn có lũ sớm, lũ muộn và lũ tiểu mãn: Lũ sớm thường xảy ra từ cuối tháng 8 đến trung tuần tháng 10, biên độ lũ không lớn và thường là lũ đơn, trong liệt đo đạc ghi nhận lũ sớm có Qmax = 6.650 m3/s tại trạm Sơn Giang (vào tháng 9/1997), tại An Chỉ đạt 1.310 m3/s. Lũ muộn thường xảy ra vào tháng 12 đến nửa đầu tháng 1 năm sau, tại Sơn Giang Qmax = 3.410m3/s (vào tháng 12/1986), tại An Chỉ Qmax = 2.910 m3/s. Lũ tiểu mãn thường xảy ra vào tháng 5 và 6, lũ không lớn nhưng có ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp do đây là đầu vụ Hè Thu, trị số quan trắc được tại trạm Sơn Giang là Qmax = 3.600 m3/s vào tháng 5/1986, tại An Chỉ Qmax = 740 m3/s. Căn cứ vào tài liệu thực đo tại Sơn Giang và An Chỉ cho thấy lượng dòng chảy trên lưu vực rất phong phú với mô đun dòng chảy bình quân nhiều năm đạt 70 - 80 l/s/km2. Dòng chảy năm trung bình nhiều năm tại trạm An Chỉ trên sông Vệ, khống chế diện tích lưu vực 841 km2, lưu lượng dòng chảy năm đạt 64,6 m3/s, ứng với mô đun dòng chảy 76,0 l /s/ km2. Bảng 1.2. Tần suất dòng chảy năm theo năm thuỷ văn [1] Trạm Thời kỳ Tính Qp(%) m3 /s Qo Cv Cs 10 25 50 75 90 F km2 Sơn Giang 77-2001 193 0,46 0,92 312 243 180 128 91,6 2706 An Chỉ 81-2001 64,9 0,55 1,10 113 84,1 58,6 38,9 25,4 841 + Biến động dòng chảy năm Sự biến đổi của dòng chảy năm trong nhiều năm khá lớn, hệ số biến sai Cv dòng chảy năm đạt 0,46 ở trạm Sơn Giang, năm nhiều nước gấp 5 - 6 lần năm ít nước. Năm 1982 - 1983, lưu lượng năm chỉ đạt 63,7 m3/s tương ứng với mô đun dòng chảy là 9 26,1/l/s/ km2. Năm 1996 - 1997, dòng chảy năm đạt 359 m3/s tương ứng với mô đun dòng chảy là 132,6 l/s/km2. Bảng 1.3. Biến động dòng chảy năm trong vùng và phụ cận[1] Flv Trạm Sông 2 (km ) Thời gian Mbq Mmax 2 (l/skm ) 2 (l/skm ) Mmin Mmax Năm (l/skm ) Năm 2 Mmax Cvy Mmin Mbq Sơn Trà 2706 77-01 71,3 148,1 99 34,8 82 2,08 4,25 0,46 841 81-01 95,7 162 99 31,4 82 1,69 5,16 0,55 383 82- 00 72,2 159 96 23,50 82 2,20 6,76 0,55 Giang Khúc An Sông Chỉ Vệ An An Hoà Lão + Phân phối dòng chảy trong năm Theo chỉ tiêu vượt trung bình, mưa lũ bao gồm những tháng liên tục có lượng dòng chảy vượt quá 8% lượng dòng chảy năm với xác suất xuất hiện ≥ 50%, mùa cạn bao gồm những tháng còn lại trong năm. Theo chỉ tiêu này thì mùa mưa lũ ở lưu vực sông Trà Khúc kéo dài 3 tháng từ tháng X tới tháng XII, mùa kiệt kéo dài 9 tháng từ tháng I đến tháng IX. Mùa mưa ở đây kéo dài 4 tháng, nhưng mùa lũ chỉ có 3 tháng và thường mùa lũ chậm hơn mùa mưa 1 tháng. Vào tháng IX hàng năm tuy đã bước vào mùa mưa thực sự nhưng do lưu vực vừa trải qua một thời kỳ nắng nóng, lượng mưa rơi xuống chủ yếu tăng độ ẩm lưu vực, dòng chảy chỉ tăng thêm chút ít, phải sang tháng X lượng mưa lớn dồn tập trung lúc đó mới thực sự bước vào mùa lũ. Trong năm, dòng chảy phân bố không đều, lượng dòng chảy mùa lũ chiếm 65 – 70% tổng lượng dòng chảy cả năm trong khi đó lượng dòng chảy mùa kiệt từ tháng I tới tháng IX chỉ chiếm 3 – 35%. Trong năm có hai thời kỳ kiệt xảy ra vào tháng IV và tháng VIII. Tháng kiệt nhất lượng dòng chảy chỉ chiếm xấp xỉ 2% lượng mưa cả năm. Những năm kiệt nhất, lưu lượng tháng IV chỉ đạt 21,6 m3/ss (IV 1983) với môđun dòng chảy là 8,9 l/s km2 tại Sơn Giang. c. Dòng chảy lũ 10 Hình 1.2. Bản đồ mạng lưới sông lưu vực nghiên cứu + Chế độ lũ Mùa lũ hàng năm trên lưu vực sông Vệ kéo dài từ tháng X tới tháng XII. Tuy nhiên mùa lũ ở đây cũng không ổn định. Nhiều năm lũ xảy ra từ tháng IX và cũng nhiều năm sang tháng I năm sau vẫn có lũ. Điều này chứng tỏ lũ lụt ở Quảng Ngãi có sự biến động khá mạnh mẽ. Trong những thập kỳ gần đây lũ lụt xảy ra ngày một thường xuyên hơn, bất bình thường hơn với những trận lũ lụt rất lớn và gây hậu quả rất nặng nề như lũ lụt những năm 1986, 1996, 1998, 1999, 2013… Lượng dòng chảy 3 tháng mùa lũ chiếm tới 65 -75% tổng lượng dòng chảy năm, lượng nước biến đổi của mùa lũ giữa các năm khá lớn, năm nhiều lượng nước của mùa lũ có thể gấp 10 lần lượng nước của mùa lũ năm ít nước (năm 1966 có tổng lượng nước 3 tháng mùa lũ 3.401 m3 /s trong khi đó tổng lượng nước 3 tháng mùa lũ của năm 1982 chỉ là 355 m3/s). 11 Bảng 1.4. Lưu lượng lớn nhất và nhỏ nhất ở trạm thủy văn trên sông Vệ Sông Trạm Qmax (m3/s) Sông Vệ An Chỉ 4.290 Qmax Năm Qmin (m3/s) 1987 1,18 3.636 Qmin Lũ tiểu mãn: Vào các tháng V, VI có mưa tiểu mãn gây ra lũ tiểu mãn với trị số đã quan trắc lớn nhất đạt 169 m3 /s tại trạm Sơn Giang vào ngày 18/ 5/1986. Lũ sớm: Lũ xảy ra vào cuối tháng VIII đến đầu tháng X gọi là lũ sớm. Lũ sớm thường có biên độ không lớn, lượng nước trong các sông suối còn ở mức thấp, lũ sớm thường là lũ đơn 1 đỉnh. Đây là thời kỳ lũ gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp vì trùng vào thời kỳ thu hoạch. Lũ muộn: Lũ xảy ra vào tháng XII đến nũa đầu tháng I năm sau được coi là lũ muộn. Lũ thời kỳ này ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng của sản xuất nông nghiệp. Lũ lớn nhất trong năm thường xảy ra vào tháng XI là tháng có mưa lớn nhất. Bảng 1.5. Khả năng xuất hiện lũ lớn nhất trong năm tại vị trí trạm đo trên sông Vệ Tháng X Tên trạm An Chỉ Tên sông Tháng X I Tháng X II Số lần % Số lần % Số lần % 7 26,9 17 65,4 2 7,7 Sông Vệ + Mực nước lũ Đặc điểm của dòng chảy lũ là biên độ lũ cao, cường suất nước lũ lớn, thời gian lũ lên ngắn, dạng lũ nhọn: Đặc điểm này là do cương độ mưa lớn, tập trung nhiều đợt, tâm mưa nằm ở trung hạ du các lưu vực sông, độ dốc sông lớn, nước tập trung nhanh. Bảng 1.6. Đặc trưng một số trận lũ Sông Sông Vệ Trạm An chỉ Ngày Tháng Năm Biên độ (cm) Cường Thời suất lũ lên gian lũ (cm/h) lên (h) 19/XI/87 371 39 60 4/XII/99 375 12 105 Thời gian lũ duy trì trên Đ III (h) 60 - Hạ du các sông chịu ảnh hưởng thủy triều mạnh, một số cơn bão mạnh đã làm nước dâng lên ở vùng ven biển rất lớn, nên lũ có cơ hội gặp đỉnh triều thì sẽ gây lũ lớn ở hạ du các sông. 12 + Lưu lượng đỉnh lũ Căn cứ vào số liệu thực đo tại trạm An Chỉ trên sông Vệ khống chế diện tích lưu vực 841 km2 có tài liệu đo đạc từ năm 1977-2000 cho thấy những năm lũ lớn là 1987, 1999 ở hạ du lưu lượng lũ lớn đo được đạt tới 4.290 m3 /s tương ứng với môđun dòng chảy l là 5.020 m3 /s km2. Lũ lớn nhất đo được trong thời kỳ từ 1976 - 2000 với Qmax = 18.400 m3 /s vào ngày 3 /XII/1986. Những trận lũ lớn sau đó xảy ra vào các năm 1999, 1998, 1996. Bảng 1.7. Lũ lớn nhất trên lưu vực sông Vệ từ năm 1977 – 2001 Trạm Sông Flv (km2) Qmax ( m3/s) Mlũ (m3/s.km2) Thời gian An Chỉ Sông Vệ 841 4.290 5,020 19 - 11 - 1987 + Tổng lượng lũ Do đặc điểm địa hình các sông Miền Trung ngắn, dốc, thời gian duy trì các trận lũ thường chỉ 3 - 5 ngày. Tổng lượng lũ 1 ngày lớn nhất chiếm tới 30 – 35% tổng lượng của toàn trận lũ . Tại An Chỉ, tổng lượng lũ 5 ngày đạt tới 946,1 triệu m3 lũ năm 1999, đạt 551,6 triệu m3 lũ năm 1998. Bảng 1.8. Tổng lượng lũ lớn nhất thời đoạn tại các trạm thủy văn trên sông Vệ Trạm An Chỉ W1max Ngày (106 tháng m3) W3max Ngày tháng W5max Ngày tháng (106 (106 m3) m3) Bình quân 126,2 246,2 323,8 Max 289,4 19/XI/87 695,5 3-5/XII/99 946,1 37/XII/99 Min 25,1 29/XI/89 56,9 2830/XI/89 70,2 3-7/XI/82 Trị số Quan hệ giữa lưu lượng đỉnh lũ và tổng lượng lũ 1 ngày max tương đối chặt chẽ, thể hiện hệ số tương quan đạt R =0 ,96 tại An Chỉ. d. Dòng chảy mùa kiệt Về mùa kiệt, dòng chảy trong sông nhỏ, nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là nước ngầm. Mùa kiệt trên sông Vệ kéo dài từ tháng II tới tháng IX với tổng lượng dòng chảy chỉ chiếm 30 – 35% tổng lượng dòng chảy năm. Trong năm có 2 thời kỳ kiệt, thời kỳ kiệt nhất xuất hiện vào tháng IV. Theo số liệu quan trắc từ 1977-2001 thì năm kiệt nhất là năm 1982-1983. Đây là năm kiệt nhất trong toàn vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Lưu lượng nhỏ nhất tuyệt 13 đối quan trắc được thời kỳ 1976-2001 cho thấy khả năng xuất hiện kiệt ngày nhỏ nhất trong năm chủ yếu xảy ra vào tháng VIII và tháng VI. 1.1.3. Đặc điểm địa hình địa mạo lưu vực nghiên cứu a. Ðịa hình Nằm ở sườn phía đông dãy Trường Sơn, lưu vực sông Vệ có địa hình phức tạp, gồm miền núi, trung du và đồng bằng với nhiều nhánh núi từ dãy Trường Sơn chạy ra vùng đồng bằng ven biển, tạo nên những thung lùng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc. Địa hình lưu vực có độ cao trung bình biến động từ 100 - 1000m, địa hình dốc, có xu thế thấp dần theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và Tây - Đông. Vùng trung du gồm những đồi núi thấp, nhấp nhô, độ cao 100 - 500 m, độ dốc địa hình còn tương đối lớn. Vùng đồng bằng nằm ở hạ lưu các dòng sông, nhìn chung địa hình không được bằng phẳng, độ cao khoảng 100m (Hình 1). Nét chung nhất về địa hình của lưu vực sông Vệ là gradien địa hình theo mặt cắt từ lục địa ra biển lớn, do đó các sông trong vùng phần lớn ngắn và chủ yếu phát triển quá trình xâm thực sâu, quá trình bồi tụ và xâm thực bờ chủ yếu xảy ra ở khu vực đồng bằng ven biển khi mực cơ sở xâm thực hạ thấp. Miền núi, nơi thượng lưu của con sông, có độ dốc lớn, nước tập trung nhanh, thuận lợi cho việc hình thành những trận lũ ác liệt, thời gian chảy truyền nhỏ. Miền đồng bằng tương đối bằng phẳng lại bị chắn bởi những cồn cát, làm cản trở hành lang thoát lũ, dễ gây ngập lụt. Dựa trên chỉ tiêu nguồn gốc địa hình, trong vùng nghiên cứu thống trị các kiểu địa hình sau: - Nhóm kiểu địa hình núi với các ngọn núi cao, độ dốc từ 30 - 450, cấu taọ từ đá nguyên khối ít bị chia cắt. - Nhóm kiểu địa hình thung lũng hẹp, hai sườn dốc với các bãi bồi hẹp. - Nhóm kiểu địa hình đồng bằng trải dọc theo bờ biển. b. Ðịa chất, thổ nhưỡng Vùng nghiên cứu kéo dài thành một dải theo phương kinh tuyến. Trên chiều dài lớn đó bao gồm nhiều cấu trúc địa chất với chế độ kiến tạo, thành phần thạch học khác nhau. Thành phần đá gốc ở đây bao gồm các thành phần tạo: granulit mafic, gơnai granat, cordierit, hypersten, đá gơnai, đá phiến amphibol, biotit, amphibotit, migmatit (phức hệ sông Tranh) ở vùng làng Triết, đá xâm nhập granit, granodiorit, migmatit (phức hệ Chu Lai- Ba Tơ) ở khu vực núi 524, Bắc Nước Dàng và rải rác trên bề mặt đồng bằng, đáng kể nhất là Mộ Ðức. Thành tạo Ðệ tứ ở lưu vực gồm: cuội, cát, bột phân bố dọc thung lũng sông ở vùng Ba Tơ, Ðông Nghĩa Hành, Minh Long và hỗn hợp cuội, sỏi dãm cát, bột ở Tây Nam Ðức Phổ. Phần còn lại của lưu vực gần sát biển là các thành tạo cát, bột có nguồn gốc biển và gió biển.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan