Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng công nghệ gis để xây dựng hệ thống thông tin đất đai...

Tài liệu Sử dụng công nghệ gis để xây dựng hệ thống thông tin đất đai

.PDF
88
330
146

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TRẦN VĂN HỮU SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ GIS ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TRẦN VĂN HỮU SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ GIS ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI Ngành : Công nghệ thông tin Chuyên ngành : Kỹ thuật phần mềm Mã số : 60.48.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRƢƠNG NINH THUẬN HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Trước tiên tác giả xin được bày tỏ sự trân trọng và lòng biết ơn đối với thầy giáo PGS.TS Trương Ninh Thuận giảng viên Bộ môn Công nghệ phần mềm - Khoa Công nghệ thông tin - Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN. Trong suốt thời gian học và làm luận văn tốt nghiệp, thầy đã dành rất nhiều thời gian quý báu để tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, định hướng cho em trong việc nghiên cứu, thực hiện luận văn. Tác giả xin được cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy trong quá trình học tập, thực hành, làm bài tập, đọc và nhận xét luận văn của em, giúp em hiểu thấu đáo hơn lĩnh vực mà em nghiên cứu và những hạn chế cần khắc phục trong việc học tập, nghiên cứu và thực hiện bản luận văn này. Xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và nhất là các thành viên trong gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất, động viên, cổ vũ trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp. Hà Nội, tháng 12 năm 2015. Học viên Trần Văn Hữu MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................... 6 DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ 7 MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1 – GIỚI THIỆU CHUNG ...................................................................... 3 1.1. Khái niệm về hệ thống thông tin đất đai. ................................................. 3 1.2. Mục đích của hệ thống thông tin đất đai. ................................................. 4 1.3. Hiện trạng triển khai phần mềm quản lý đất đai. ..................................... 5 1.4. Các nghiệp vụ quản lý đất đai. ................................................................. 7 1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý đất đai. ..................................................... 7 1.4.2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh. ............................ 7 1.4.3. Sở Tài nguyên và Môi trường. ........................................................ 8 1.4.4. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. ........................ 9 1.4.5. Phòng Tài nguyên và Môi trường. .................................................. 9 1.4.6. Ủy ban nhân dân cấp xã. ............................................................... 10 Chương 2 – CÔNG NGHỆ GIS .......................................................................... 11 2.1. Tổng quan về công nghệ GIS................................................................. 11 2.1.1. Khái niệm GIS. ............................................................................. 11 2.1.2. Đặc điểm của GIS. ........................................................................ 12 2.1.3. Nền tảng của GIS. ......................................................................... 13 2.2. Kiến trúc nền tảng công nghệ GIS. ........................................................ 14 2.2.1. Kiến trúc hệ thống. ........................................................................ 14 2.2.2. Tính chất hệ thống. ....................................................................... 15 2.2.3. Các nhiệm vụ của GIS. ................................................................. 16 2.2.5. Dữ liệu cho GIS. ........................................................................... 18 2.3. Hệ thống GeoServer. .............................................................................. 23 2.3.1. Tổng quan về GeoServer. ............................................................. 23 2.3.2. Kiến trúc hệ thống GeoServer....................................................... 24 2.3.4. Dịch vụ Web Map Services (WMS). ............................................ 25 Chương 3 – THIẾT KẾ HỆ THỐNG.................................................................. 32 3.1. Thiết kế tổng thể hệ thống...................................................................... 32 3.1.1. Mô hình kiến trúc hệ thống. ......................................................... 32 3.1.2. Mô hình chức năng nghiệp vụ. ..................................................... 33 3.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu. ............................................................................ 46 3.1. Tổng quan nội dung chuẩn dữ liệu địa chính................................... 46 3.2. Nghiên cứu, thiết kế mô hình dữ liệu đất đai................................... 48 3.3. Khung ứng dụng đất đai. ........................................................................ 55 3.3.1. Phát triển khung ứng dụng WebLIS. ............................................ 56 3.3.2. Thư viện lập trình JavaScripts. ..................................................... 57 3.3.3. Phát triển dịch vụ đất đai. ............................................................. 58 3.4. Phát triển các phân hệ phần mềm quản lý đất đai. ................................. 61 3.4.1. Phân hệ quản trị hệ thống.............................................................. 62 3.4.2. Phân hệ quản lý đăng ký cấp giấy chứng nhận. ............................ 66 3.4.3. Phân hệ quản lý đăng ký biến động. ............................................. 68 3.4.4. Phân hệ cung cấp thông tin đất đai. .............................................. 69 3.4.5. Mô hình triển khai phần mềm quản lý đất đai dạng SaaS. ........... 71 3.4.6. Nâng cấp phần mềm quản lý đất đai để triển khai theo mô hình SaaS. ............................................................................................... 74 3.5. Giới thiệu một số giao diện của hệ thống. ............................................. 77 Chương 4 – KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ..................................... 79 4.1. Kết luận. ................................................................................................. 79 4.2. Hướng phát triển. ................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 80 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nội dung viết tắt BĐĐC Bản đồ địa chính CSDL Cơ sở dữ liệu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. ĐKQSDĐ SOA TN & MT Đăng ký quyền sử dụng đất Kiến trúc hướng dịch vụ Tài nguyên và Môi trường QLĐĐ Quản lý đất đai CNTT Công nghệ thông tin DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 – Các thành phần của hệ thống thông tin đất đai Hình 2.1 – Kiến trúc hệ thống GIS Hình 2.2 – Dữ liệu cho GIS Hình 2.3 – Kiểu dữ liệu điểm Hình 2.4 – Kiểu dữ liệu đường Hình 2.5 – Kiểu dữ liệu vùng Hình 2.6 – Dữ liệu hình ảnh Hình 2.7 – Sự liên kết dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian Hình 2.8 – Mô hình quan hệ không gian Topology Hình 2.9 – Kiến trúc hệ thống GeoServer Hình 3.1 – Mô hình kiến trúc phần mềm Quản lý đất đai Hình 3.2 – Mô hình các phân hệ web phần mềm QLĐĐ Hình 3.3 – Các nhóm dữ liệu cấu thành CSDL Địa chính. Hình 3.4 – Các loại dữ liệu đất đai Hình 3.5 – Lược đồ dữ liệu người sử dụng đất/người sở hữu tài sản Hình 3.6 – Lược đồ dữ liệu thửa đất, tài sản gắn liền với đất Hình 3.7 – Lược đồ dữ liệu đăng ký đất đai Hình 3.8 – Lược đồ dữ liệu quyền sử dụng đất/quyền sở hữu tài sản Hình 3.9 – Lược đồ dữ liệu giao dịch bảo đảm Hình 3.10 – Mô hình kiến trúc khung ứng dụng WebLIS Hình 3.11 – Mô hình kiến trúc LISServer Hình 3.12 – Các bước xây dựng phần mềm dịch vụ thông tin đất đai Hình 3.13 – Mô hình kiến trúc các phân hệ sử dụng khung WebLIS Hình 3.14 – Biểu đồ trường hợp sử dụng phân hệ quản trị mô hình dữ liệu đất đai Hình 3.15 – Biểu đồ trường hợp sử dụng quản trị bản đồ Hình 3.16 – Biểu đồ trường hợp sử dụng phân hệ quản trị hệ thống Hình 3.17 – Biểu đồ trường hợp sử dụng phân hệ đăng ký cấp GCN Hình 3.18 – Biểu đồ trường hợp sử dụng phân hệ đăng ký biến động Hình 3.19 – Biểu đồ trường hợp sử dụng phân hệ tra cứu thông tin đất đai Hình 3.20 – Kiến trúc phần mềm QLĐĐ theo mô hình SaaS Hình 3.21 – Nâng cấp lược đồ CSDL đất đai để hỗ trợ SaaS Hình 3.22 – Phân hệ đăng ký cấp giấy. Hình 3.23 – Phân hệ đăng ký biến động. Hình 3.24 – Phân hệ tra cứu thông tin. MỞ ĐẦU Hiện nay việc quản trị cơ sở dữ liệu đất đai tập trung của một tỉnh/thành phố là một vấn đề hết sức cấp bách của sở Tài nguyên môi trường. Các cơ quan quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường, Phòng Tài nguyên Môi trường, Văn phòng ĐKQSDĐ,...) có nhiệm vụ quản lý (cập nhật thay đổi biến động) đất đai của từng tỉnh. Cụ thể, cấp huyện có nhiệm vụ kê khai ĐKQSDĐ của huyện mình cập nhật vào CSDL tập trung của tỉnh, cấp tỉnh dựa vào dữ liệu để tổng hợp, báo cáo, phân tích để đưa ra những hoạch định sử dụng đất đai. Luận văn đề cập đến việc xây dựng một hệ thống thông tin đất đai dựa trên nền tảng GIS cho một tỉnh/thành phố, hệ thống có nhiệm vụ theo dõi cập nhật dữ liệu (kê khai đăng ký ban đầu, đăng ký biến động), cung cấp các thống kê báo cáo để quản lý có cái nhìn tổng quan, rõ ràng hơn về quản lý đất đai của một tỉnh. Nội dung luận văn được chia làm 04 chương: Chƣơng 1: Giới thiệu chung. Chương này giới thiệu tổng quan về một hệ thống thông tin đất đai, tầm quan trọng của hệ thống thông tin đất đai của một tỉnh, giới thiệu các nghiệp vụ quản lý đất đai của các cơ quan quản lý đất đai của một tỉnh (chức năng nhiệm vụ của Sở Tài nguyên Môi trường, Phòng Tài nguyên Môi trường). Chƣơng 2: Công nghệ GIS. Chương này giới thiệu cơ bản về công nghệ GIS, các thành phần cơ phản cấu thành nên một hệ thống GIS, đặc điểm của một hệ thống GIS. Tác giả giới thiệu hệ thống GeoServer - một phần mềm máy chủ mã nguồn mở được viết bằng Java cho phép người sử dụng chia sẻ và chỉnh sửa dữ liệu không gian địa lý. 1 Chƣơng 3: Thiết kế hệ thống. Thiết kế hệ thống là chương quan trọng nhất của luận văn, chương này tập trung vào việc thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu, phát triển ứng dụng, thiết kế ứng dụng sao cho việc triển khai, sử dụng hệ thống được dễ dàng thuận tiện mà vẫn đảm bảo được các tính năng, hiệu quả của hệ thống. Chƣơng 4: Kết quả đạt được và hướng phát triển. Đây là chương tác giả tổng hợp lại kết quả mà luận văn đã đạt được, và đưa ra một số hướng phát triển tiếp theo để hệ thống hoàn thiện hơn. 2 Chƣơng 1 – GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Khái niệm về hệ thống thông tin đất đai. Hệ thống thông tin đất đai (Land Information System - LIS) là hệ thống thông tin cung cấp các thông tin về đất đai. Nó là cơ sở cho việc ra quyết định liên quan đến việc đầu tư, phát triển, quản lý và sử dụng đất đai. Hệ thống hệ thống thông tin đất đai là công cụ hiện đại được xây dựng dựa trên những giải pháp khoa học - công nghệ tiên tiến, nhằm trợ giúp và đáp ứng những nhu cầu cấp thiết cho công tác quản lý nhà nước các cấp về đất đai. Nó có tính đa mục đích, phục vụ các nhu cầu khai thác sử dụng khác nhau về thông tin đất đai của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và cộng đồng xã hội. Như vậy hệ thống thông tin đất đai được cấu thành bởi bốn thành phần: - Nhân sự (con người vận hành hệ thống). - Cơ sở hạ tầng. - Cơ sở dữ liệu. - Phần mềm vận hành hệ thống. Cơ sở hạ tầng Con người LIS Cơ sở dữ liệu Phần mềm Hình 1.1 – Các thành phần của hệ thống thông tin đất đai. 3 1.2. Mục đích của hệ thống thông tin đất đai. - Mục đích của hệ thống thông tin đất là quá trình biến đổi các dữ liệu đầu vào về đất đai trở thành các thông tin đầu ra nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai... - Hệ thống thông tin đất cung cấp các thông tin đất đai nhằm giúp cho các nhà quản lý, các cơ quan nhà nước, các cá nhân sử dụng đất: quản lý, khai thác, một cách hiệu quả nhất đối với đất đai. Như vậy hệ thống thông tin đất đai là hệ thống hỗ trợ và là công cụ đa mục tiêu trợ giúp hiệu quả cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. - Hệ thống thông tin đất phục vụ cho việc trao đổi thông tin giữa ngành tài nguyên và môi trường với các ngành khác và các lĩnh vực khác nhau trong hệ thống nhà nước. Hệ thống thông tin đất đai có khả năng kết nối với các hệ thống thông tin khác để phục vụ một cách toàn diện về công tác quản lý nhà nước về đất đai và sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân. Hệ thống thông tin đất đai phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân như: ngành nông nghiệp, giao thông, xây dựng, quy hoạch đô thị... Thông qua các thông tin về hiện trạng sử dụng đất đai, các thông tin về quy hoạch, kế hoach sử dụng đất đai, các thông tin về giá trị đất đai... - Hệ thống thông tin đất đai phải là một hệ thống đủ mạnh, có khả năng lưu trữ, quản lý phân tích, xử lý, phân phối và cung cấp các thông tin đất đai. Ngoài ra hệ thống thông tin đất, được xây dựng để phục vụ cho một hay nhiều các ngành có nhiệm vụ đặc biệt như an ninh quốc phòng, phòng cháy chữa cháy, phòng chống tội phạm... Bên cạnh đó, hệ thống thông tin đất còn liên kết với một số hệ thống thông tin khác đưa ra các thông tin phục vụ cho việc điều hành quản lý và xem xét việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đối với đất đai cho phù hợp với các mục tiêu của các tổ chức trong và ngoài nước. Hệ thống thông tin đất đai phục vụ đắc lực cho, hiệu quả cho việc hình thành, phát triển thị trường chuyển quyền sử dụng đất và thị trường bất động sản thông qua việc cung cấp 4 đầy đủ và kịp thời các thông tin về đất đai. Cung cấp thông tin cho đối tượng sử dụng đất đai. Như vậy, hệ thống thông tin đất được nhà nước xây dựng nhằm nắm chắc và quản chặt quỹ đất của quốc gia; sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả đất đai, đem lại lợi ích lớn nhất cho nhà nước. 1.3. Hiện trạng triển khai phần mềm quản lý đất đai. Đến thời điểm hiện tại có 03 giải pháp phần mềm QLĐĐ (hay phần mềm Hệ thống thông tin đất đai – LIS) được bộ TN & MT cho phép áp dụng để thiết lập CSDL đất đai và hệ thống thông tin đất đai tại các địa phương gồm: - Giải pháp ViLIS của Trung tâm Ứng dụng và Phát triển công nghệ địa chính thuộc Tổng cục QLĐĐ; - Giải pháp ELIS của Cục CNTT – Bộ TN & MT; - Giải pháp TMV.LIS của Công ty TNHH Tin học eK và Tổng công ty TN & MT (TMV) phối hợp nghiên cứu phát triển. Ngoài ra, cũng có một số tỉnh/thành phố cũng đã đầu tư phát triển phần mềm QLĐĐ riêng cho địa phương mình và một số giải pháp khác do một số đơn vị phần mềm phát triển. Các phần mềm ứng dụng cho việc xây dựng, quản lý, khai thác, cập nhật CSDL được Bộ TN & MT thẩm định và cho phép sử dụng, bao gồm các phân hệ chính sau: - Quản trị hệ thống; - Nhập, cập nhật dữ liệu; - Đăng ký đất đai (đăng ký ban đầu, đăng ký biến động); - Đồng bộ dữ liệu; - Khai thác thông tin đất đai (tổng hợp, tra cứu, cung cấp, kết xuất bản đồ,…); - Cổng thông tin đất đai. 5 Các giải pháp phần mềm nêu trên đều có một số đặc điểm chung là: - Ứng dụng công nghệ GIS (hoặc thương mại – ESRI hoặc mã nguồn mở) trong tổ chức, lưu trữ và quản lý CSDL không gian, CSDL bản đồ; - Các phân hệ ứng dụng được triển khai theo mô hình client/server, giao diện desktop, kiến trúc triển khai 02 tầng (tiers) vật lý (tầng CSDL và tầng ứng dụng). - Mới tập trung vào phát triển và triển khai các ứng dụng phục vụ cho nhu cầu quản lý CSDL địa chính, đăng ký đất đai tại Văn phòng ĐKQSDĐ các cấp. Trên cơ sở các phân tích, đánh giá các phần mêm quản lý đất đai có một số nhược điểm sau: - Việc triển khai tương phần mềm đối phức tạp, đòi hỏi máy tính phải có cấu hình cao do phần mềm được phát triển theo công nghệ desktop với kiến trúc 2 tiers vật lý nên phải cài đặt toàn bộ phần mềm lên máy trạm làm việc (PC hoặc Laptop), ngoại trừ CSDL được cài đặt trên máy chủ dữ liệu. - Việc cập nhật, nâng cấp phần mềm tương đối khó khăn do phải thực hiện việc cập nhật bản nâng cấp lên toàn bộ các máy trạm làm việc. - Công nghệ GIS nền thường là dùng các sản phẩm phần mềm GIS thương mại của nước ngoài nên chi phí đầu tư ban đầu là rất lớn. Mặt khác, các phần mềm lại được triển khai theo mô hình desktop nên đòi hỏi chi phí bản quyền trên từng máy trạm làm việc. - Được phát triển theo hướng đóng, chủ yếu đáp ứng các yêu cầu quản lý CSDL đất đai và đăng ký đất đai tại Văn phòng ĐKQSDĐ. Không có cơ chế cho phép phát triển mở rộng các ứng dụng mới cũng như cơ chế cho phép tích hợp thông tin đất đai vào các hệ thống khác. 6 1.4. Các nghiệp vụ quản lý đất đai. 1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý đất đai. - Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ TN & MT, trực tiếp là Tổng cục QLĐĐ; - Cơ quan QLĐĐ ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở TN & MT, trực tiếp là các Phòng QLĐĐ (hoặc Chi cục QLĐĐ) và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh; - Cơ quan QLĐĐ ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng TN & MT và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. - Xã, phường, thị trấn có cán bộ địa chính. 1.4.2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh. Các nghiệp vụ QLĐĐ tại Văn phòng ĐKQSDĐ tỉnh/thành phố bao gồm: - Quản lý cấp GCN quyền sử dụng đất cho tổ chức và cá nhân người nước ngoài (nước ngoài). - Quản lý đất và việc sử dụng đất trên phạm vi toàn tỉnh/thành phố thông qua hệ thống sổ sách hồ sơ địa chính (bản gốc). Quản lý hồ sơ nhà đất: thông tin hồ sơ nhà đất, kê khai nhà đất với chủ sử dụng là tổ chức, người nước ngoài với cập nhật bản sao hồ sơ nhà đất. - Quản lý và cập nhật hồ sơ địa chính gốc (khi có biến động sử dụng đất, biến động quyền sử dụng đất tại quận/huyện). - Thực hiện giao dịch bảo đảm về quyền sử dụng đất (thế chấp, bảo lãnh,…) với đối tượng tổ chức, cá nhân người nước ngoài . - Xác định và cung cấp thông tin vị trí, việc sử dụng đất cho cơ quan thuế, tính nghĩa vụ thuế của chủ sử dụng cần nộp hoặc cung cấp thông tin theo yêu cầu. - Tích hợp và đồng bộ dữ liệu đất đai với các quận/ huyện /thị xã. 7 - Kiểm kê, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất toàn tỉnh/thành phố. 1.4.3. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng. Các nghiệp vụ QLĐĐ tại sở TN & MT tỉnh/thành phố bao gồm: - Tổ chức, chỉ đạo công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất đai, lập bản đồ địa chính; - Hướng dẫn cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND các quận/huyện lập hồ sơ, trình UBND quận/huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư hoặc thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà gắn liền với quyền sử dụng đất ở; - Chỉ đạo và hướng dẫn cho quận/huyện, phường/xã/thị trấn thực hiện việc đăng ký, thống kê, kiểm kê đất đai; lập sổ địa chính, cấp GCN quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở; chuyển quyền sử dụng đất theo thẩm quyền - Thực hiện việc đăng ký, lập sổ địa chính; tổng hợp thống kê đất toàn thành phố theo quy định pháp luật; cấp GCN quyền sử dụng đất (kể cả tài sản trên đất) cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài; - Trình UBND tỉnh/thành phố quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài; thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư theo dự án; 8 - Triển khai các thủ tục đăng ký biến động về nhà, đất; định giá đất; quản lý động bộ thông tin hồ sơ địa chính các cấp; tổ chức thực hiện đo đạc bản đồ địa chính, tiếp nhận từ Bộ TN & MT bản đồ địa hình để khai thác sử dụng theo quy định - Thực hiện quy hoạch, kế hoạch, kiểm kê sử dụng đất hàng năm và dài hạn của Thành phố. 1.4.4. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. Các nghiệp vụ QLĐĐ tại Văn phòng ĐKQSDĐ cấp huyện bao gồm: - Thực hiện qui trình hóa theo mô hình một cửa ISO về tiếp nhận và giải quyết hồ sơ tại UBND cấp huyện; - Cấp GCN quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân; - Thực hiện đăng ký biến động đất đai, cập nhật biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở tài sản theo thời gian - Ghi nhận vào hồ sơ sổ sách địa chính và thông báo Sở TNMT. 1.4.5. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng. Các nghiệp vụ quản đất đai tại phòng TN & MT trực thuộc UBND cấp Huyện: - Quản lý tình hình cấp GCN đã cấp theo thời gian. - Quản lý kế hoạch, hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn. - Theo dõi ghi nhận biến động quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo thời gian (khoảng 50 loại biến động). - Quản lý, theo dõi và cập nhật hồ sơ địa chính bản sao. - Thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất (thế chấp, bảo lãnh,…) với đối tượng hộ gia đình, cá nhân trong nước. 9 - Quản lý giao và cho thuê đất. - Xác định và cung cấp thông tin vị trí, tình hình sử dụng đất và tài sản. 1.4.6. Ủy ban nhân dân cấp xã. Các nghiệp vụ quản đất đai tại UBND cấp xã bao gồm: - Xác định nguồn gốc hồ sơ xin cấp GCN quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà, hồ sơ biến động. - Lập danh sách thông báo các hồ sơ được giải quyết và hồ sơ không giải quyết; - Giải quyết tranh chấp và ghi nhận hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn. - Quản lý, theo dõi và cập nhật hồ sơ địa chính bản sao (khi có biến động việc sử dụng đất, biến động quyền sử dụng đất tại quận/huyện). - Xác nhận hồ sơ giao dịch về quyền sử dụng đất, biến động quyền sử dụng nhà đất và cung cấp thông tin vị trí, việc sử dụng đất. - Kê khai, kiểm kê hiện trạng và lập kế hoạch sử dụng đất. - Trả hồ sơ tại bộ phận một cửa (nếu có). 10 Chƣơng 2 – CÔNG NGHỆ GIS 2.1. Tổng quan về công nghệ GIS. 2.1.1. Khái niệm GIS. Khái niệm hệ thống thông tin địa lý (GIS - Geographic Information System) xuất hiện từ những năm 1960 và cho đến nay GIS đã và đang được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Có nhiều định nghĩa khác nhau về GIS: Burrough, 1986: GIS là những công cụ mạnh để tập hợp, lưu trữ, truy cập, khôi phục, biểu diễn dữ liệu không gian từ thế giới thực, đáp ứng những yêu cầu đặc biệt. Lord Chorley, 1987: GIS là hệ thống thu nạp, lưu trữ, kiểm tra, tích hợp, vận dụng, phân tích và biểu diễn dữ liệu tham chiếu tới mặt đất. Những dữ liệu này thông thường là cơ sở dữ liệu tham chiếu không gian dựa trên những phần mềm ứng dụng. Michael Zeiler: Hệ thống tin địa lý GIS là sự kết hợp giữa con người thành thạo công việc, dữ liệu mô tả không gian, phương pháp phân tích, phần mềm và phần cứng máy tính - tất cả được tổ chức quản lý và cung cấp thông tin thông qua sự trình diễn địa lý. Franỗois Charbonneau: GIS là một tổng thể hài hoà của một công cụ phần cứng và ngôn ngữ sử dụng để điều khiển và quản lý từ dữ liệu cho đến phép chiếu không gian và của các dữ liệu mô tả có liên quan. David Cowen, NCGIA, Mỹ: GIS là hệ thống phần cứng, phần mềm và các thủ tục được thiết kế để thu thập, quản lý, xử lý, phân tích, mô hình hóa và hiển thị các dữ liệu qui chiếu không gian, để giải quyết các vấn đề quản lý và lập kế hoạch phức tạp. Mặc dù có sự khác nhau về mặt tiếp cận, nhưng nhìn chung các định nghĩa về GIS đều có đặc điểm giống nhau là nó bao hàm khái niệm dữ liệu không gian (spatial data). 11 2.1.2. Đặc điểm của GIS. GIS là một hệ thống thông tin và GIS có hai điểm khác so với một hệ thống thông tin thông thường: - CSDL của GIS bao gồm các dữ liệu địa lý và các dữ liệu thuộc tính và mối quan hệ giữa hai loại dữ liệu này. - Hệ thống thông tin đầu vào và hệ thống hiển thị thông tin - GIS đòi hỏi những đặc thù riêng về độ chính xác. Một hệ thống thông tin địa lý - GIS bao gồm các đặc điểm sau: Khả năng chồng lắp các lớp bản đồ (Map Overlaying): Việc chồng lắp các bản đồ trong kỹ thuật GIS là một khả năng ưu việt của GIS trong việc phân tích các số liệu thuộc về không gian, để có thể xây dựng thành một bản đồ mới mang các đặc tính hoàn toàn khác với bản đồ trước đây. Dựa vào kỹ thuật chồng lắp các bản đồ mà ta có các phương pháp sau: - Phương pháp cộng (sum); - Phương pháp nhân (multiply); - Phương pháp trừ (substract); - Phương pháp chia (divide); - Phương pháp tính trung bình (average); - Phương pháp hàm số mũ (exponent); - Phương pháp che (cover); - Phương pháp tổ hợp (crosstabulation); Khả năng phân loại các thuộc tính (Reclassification): Một trong những điểm nổi bật trong tất cả các chương trình GIS trong việc phân tích các thuộc tính số liệu thuộc về không gian là khả năng phân loại các thuộc tính nổi bật của bản đồ. Đó là một quá trình nhằm chỉ ra một nhóm thuộc tính thuộc về một cấp nhóm nào đó. Một lớp bản đồ mới được tạo ra mang giá trị mới, mà nó được tạo thành dựa vào bản đồ trước đây. Việc phân loại bản đồ rất quan trọng vì nó cho ra các mẫu khác nhau. Một trong những điểm quan trọng trong GIS là giúp để 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan