Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở việt nam trong điều kiện đổi mới và hội nhập ...

Tài liệu Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở việt nam trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế

.PDF
160
614
69

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI NGUYỄN VĂN DŨNG Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU KIÖN §æI MíI Vµ HéI NHËP QUèC TÕ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI NGUYỄN VĂN DŨNG Sù CHUYÓN BIÕN §êI SèNG T¤N GI¸O ë VIÖT NAM TRONG §IÒU KIÖN §æI MíI Vµ HéI NHËP QUèC TÕ Ngành: CNDVBC & DVLS Mã số :92.29.002 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THANH XUÂN HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN ả Tác giả luận án Nguyễn Văn Dũng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 6 1.1. Những công trình nghiên cứu lý luận chung về tôn giáo, đời sống tôn giáo, chuyển biến đời sống tôn giáo và nguyên nhân chuyển biến đời sống tôn giáo Việt Nam thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế....................................... 6 1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về thực trạng chuyển biến đời sống tôn giáo và ảnh hưởng của chuyển biến đời sống tôn giáo tới đời sống xã hội nước ta hiện nay .............................................................................................. 21 1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về Quan điểm, giải pháp và một số khuyến nghị đối với lĩnh vực công tác tôn giáo .............................................. 26 1.4. Đánh giá chung và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.......... 35 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN BIẾN ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỔI MỚI, HỘI NHẬP QUỐC TẾ .......................................................................................... 38 2.1. Lý luận chung về tôn giáo, đời sống tôn giáo, chuyển biến đời sống tôn giáo và đổi mới, hội nhập quốc tế ............................................................. 38 2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, hội nhập quốc tế...................................... 51 Chƣơng 3: CHUYỂN BIẾN ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA CHUYỂN BIẾN ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO TỚI ĐỜI SỐNG Xà HỘI .............................................................................................. 74 3.1. Những chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam ................................. 74 3.2. Ảnh hưởng của chuyển biến đời sống tôn giáo tới đời sống xã hội nước ta hiện nay .............................................................................................. 91 Chƣơng 4: XU HƢỚNG CHUYỂN BIẾN ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VÀ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY HƠN NỮA YẾU TỐ TÍCH CỰC CỦA SỰ CHUYỂN BIẾN ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ...................... 111 4.1. Dự báo đời sống tôn giáo trong thời gian tới và một số quan điểm trong công tác tôn giáo .................................................................................. 111 4.2. Một số khuyến nghị và giải pháp nhằm phát huy yếu tố tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở nước ta hiện nay ............................................................................................ 124 KẾT LUẬN .................................................................................................. 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, là ngã ba đường của khu vực, nơi thông thương, đi lại từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Từ xưa, Việt Nam đã là nơi qua lại của nhiều cư dân, là nơi tiếp nhận và truyền tải nhiều luồng văn hóa. Vì vậy, nơi đây cũng sớm tiếp nhập các tư tưởng của các tôn giáo trên thế giới. Đến nay, có thể nói nước ta là một quốc gia đa tôn giáo có những tôn giáo du nhập từ bên ngoài và có những tôn giáo nội sinh. Việt Nam hiện nay, có 41 tổ chức tôn giáo của 15 tôn giáo với khoảng 25 triệu tín đồ có mặt ở khắp các vùng lãnh thổ và cộng đồng tộc người. Ngày nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong bối cảnh thế giới đang diễn ra những thay đổi to lớn. Với những thành tựu vĩ đại của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sự phát triển của kinh tế tri thức, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội... Mặt khác, sự phát triển của Internet, các phương tiện truyền thông hiện đại,...khiến thế giới dường như “phẳng” lại, đường biên giới giữa các quốc gia “nhạt” đi, mỗi quốc gia càng trở nên gắn kết hơn với bộ phận còn lại của thế giới. Đổi mới, hội nhập quốc tế đưa nước ta từ một nước nông nghiệp đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa; từ một lối sống phong tục, tập quán làm chuẩn mực sang lối sống lấy luật pháp làm chuẩn mực; từ một xã hội kín sang xã hội mở nghĩa là xã hội Việt Nam sẽ chuyển biến trên tất cả các phương diện giai cấp, nghề nghiệp, dân số, dân tộc, tôn giáo…Sự chuyển biến này là một nhân tố tích cực, góp phần làm thay đổi căn bản mọi mặt của đời sống xã hội. Nhưng, cùng với những chuyển biến tích cực, hàng loạt vấn đề kinh tế, xã hội cũng được đặt ra: đó là sự gia tăng khoảng cách giàu và nghèo; sự 1 chênh lệch giữa thành thị và nông thôn; giữa miền xuôi và miền núi, sự bất bình đẳng giữa lao động chân tay và lao động trí óc. Đời sống tôn giáo là một phần của đời sống xã hội, khi đời sống xã hội chuyển biến chắc chắn đời sống tôn giáo sẽ có những chuyển biến theo. Tuy nhiên, thời gian tới đời sống tôn giáo sẽ chuyển biến như thế nào? Mức độ chuyển biến ra sao? Yếu tố nào quyết định xu hướng chuyển biến? Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của chúng đến đâu? Đó là những câu hỏi không dễ dàng có câu trả lời ngay. Thực tiễn cho thấy đời sống tôn giáo ở nước ta có những đổi thay tích cực, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra sôi nổi, phong phú. Chức sắc và tín đồ tôn giáo thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, theo tinh thần “tốt đời, đẹp đạo”. Hoạt động từ thiện xã hội tăng lên, chính sách đại đoàn kết dân tộc được thực hiện tốt, tổ chức Giáo hội được củng cố, phát triển. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực thì chuyển biến đời sống tôn giáo ở nước ta cũng có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố có thể gây mất ổn định. Còn có những người truyền đạo trái phép, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo hành nghề mê tín dị đoan, một số đối tượng lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện những hoạt động kích động, chống đối gây mất ổn định chính trị, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo là vấn đề khó, bởi những nguyên nhân khách quan và chủ quan đến từ mặt nhận thức, cách thức thực hiện…nên còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Một số địa phương để tình trạng phức tạp liên quan đến đời sống tôn giáo kéo dài, đặc biệt có nơi thành “điểm nóng” gây bức xúc trong đời sống xã hội, làm ảnh hưởng tới việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Vì vậy, rất cần có những định hướng, điều chỉnh bằng những chính sách ở tầm vĩ mô của chủ thể quản lý nhà nước. Sự định hướng ấy chỉ có thể bằng một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện cơ chế hoạt động 2 hiệu quả làm cho đời sống tôn giáo giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp, nhưng cũng có thể ngăn chặn, gạt bỏ những yếu tố phản giá trị cho sự phát triển của dân tộc. Muốn vậy, ngoài sự quyết tâm trong hoạt động quản lý của Nhà nước, còn đòi hỏi phải có những nghiên cứu thấu đáo, toàn diện, khoa học về đời sống tôn giáo. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu một cách tổng thể chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam là việc làm cần thiết và hữu ích. Chính vì những lí do trên, bằng phương pháp tiếp cận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chúng tôi chọn đề tài “Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế” làm nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những biểu hiện về sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc, từ đó đề xuất những kiến nghị và đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực đồng thời hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình chuyển biến đời sống tôn giáo ở nước ta hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện luận án, có ba nhiệm vụ đặt ra cần giải quyết: Thứ nhất: Làm rõ những vấn đề lý luận chung về đời sống tôn giáo; chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam; Thứ hai: Làm rõ thực trạng, tác động của sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam tới đời sống xã hội hiện nay; Thứ ba: Dự báo xu hướng đời sống tôn giáo ở Việt Nam trong thời gian tới, từ đó đưa ra một số quan điểm, khuyến nghị và giải pháp đối với công tác tôn giáo ở nước ta. 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là những biểu hiện cơ bản của chuyển biến đời sống tôn giáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian, luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu những biểu hiện cơ bản của sự chuyển biến về đời sống tôn giáo ở Việt Nam trong thời kì đổi mới, hội nhập quốc tế, như: chuyển biến về niềm tin; tổ chức; các hoạt động thuần túy tôn giáo và các hoạt động tôn giáo ra bên ngoài xã hội. Về thời gian, luận án nghiên cứu những chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước về tôn giáo, những thành quả nghiên cứu lí luận của các nhà khoa học đã đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu về đời sống tôn giáo và sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở nước ta. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong khoa học xã hội nhân văn như: Triết học, tôn giáo học, phương pháp thống nhất logic – lịch sử, phân tích và tổng hợp tài liệu, xin ý kiến chuyên gia…về sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở nước ta. Luận án cũng sử dụng kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài. 5. Đóng góp của Luận án - Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về đời sống tôn giáo, chuyển biến đời sống tôn giáo. 4 - Luận án chỉ ra nguyên nhân chuyển biến và thực trạng đời sống tôn giáo nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó luận án nêu ra những tác động của chuyển biến đời sống tôn giáo đối với đời sống xã hội và dự báo xu hướng chuyển biến trong thời gian tới. - Luận án đưa ra một số quan điểm, giải pháp và khuyến nghị nhằm phát huy hơn nữa yếu tố tích cực của sự chuyển biến đời sống tôn giáo nước ta hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Dựa trên những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, luận án làm rõ nội hàm của đời sống tôn giáo và chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở chỉ ra nguyên nhân, thực trạng và đánh giá tác động của chuyển biến đời sống tôn giáo ở nước ta, luận án đưa ra những quan điểm, giải pháp và khuyến nghị nhằm phát huy những yếu tố tích cực, đồng thời hạn chế những tồn tại của sự chuyển biến đời sống tôn giáo tới đời sống xã hội. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo. Luận án còn có thể làm tài liệu cho hoạt động nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo nội dung của luận án gồm 4 chương và 09 tiết. 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Những công trình nghiên cứu lý luận chung về tôn giáo, đời sống tôn giáo, chuyển biến đời sống tôn giáo và nguyên nhân chuyển biến đời sống tôn giáo Việt Nam thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận chung về tôn giáo, đời sống tôn giáo, chuyển biến đời sống tôn giáo - Nhóm công trình nghiên cứu về lý luận tôn giáo Nghiên cứu về tôn giáo được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm, vấn đề này còn thu hút được các cơ quan chức năng, các nhà quản lý tham gia nghiên cứu, bởi tính lịch sử và khả năng ảnh hưởng của nó tới ổn định và phát triển xã hội. Dù mục tiêu nghiên cứu khác nhau, nhưng cơ bản đều muốn lý giải nguyên nhân ra đời, bản chất, vai trò của tôn giáo. C.Mác - Ph.Ăngghen: Tuyển tập, tập 19, Nxb Sự thật, Hà Nội, năm 1984, khi bàn về tôn giáo và cơ sở trần tục của tôn giáo cho rằng, “cơ cấu kinh tế của xã hội luôn là cái cơ sở hiện thực mà xét đến cùng ta phải dựa vào mới giải thích được thượng tầng kiến trúc là chế độ pháp quyền và chế độ chính trị cũng như quan niệm tôn giáo triết học và quan niệm khác của mỗi thời kỳ lịch sử nhất định”. Quan điểm trên của các nhà kinh điển đã trở thành phương pháp luận trong nghiên cứu về tôn giáo, đó là, trước hết chúng ta phải xuất phát từ quan hệ kinh tế của xã hội, đó là cơ sở hiện thực để phân tích, lý giải các hiện tượng tôn giáo. Tác giả Du Hong trong bài viết “Vấn đề tôn giáo và hiện đại hóa” in trong cuốn “Tôn giáo và đời sống hiện đại”, Nxb Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1998, cho rằng: tôn giáo là một khái niệm động, một hiện tượng tinh thần và văn hóa gắn liền với một thời đại cụ thể, có nhiều hình thức biểu hiện và nội dung phong phú. Qua bài viết, ta thấy cùng là một tôn giáo nhưng 6 khả năng thích ứng với những giai đoạn phát triển khác nhau về đời sống kinh tế của các dân tộc tin theo nó, tôn giáo có những biến đổi về bản chất nội dung để phù hợp với thực tiễn. Bài viết cũng chỉ ra cách tiếp cận khi tìm hiểu vấn đề tôn giáo và hiện đại hóa là cần chú trọng đến sự phát triển khác nhau mà tôn giáo đã trải qua trong quá trình hiện đại hóa, từ ảnh hưởng giữa tôn giáo và xã hội mà phân tích tôn giáo trong tiến trình một xã hội cụ thể nào đó. Tác giả Nguyễn Đức Sự (1999) “C.Mác - Ph.Ăngghen về vấn đề tôn giáo”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1999, đã làm nổi bật luận điểm của các nhà kinh điển về nguồn gốc và bản chất của tôn giáo, tiến trình phát triển tôn giáo trong lịch sử, vai trò xã hội của tôn giáo cũng như vấn đề con người, các thể chế xã hội với tôn giáo. Tác giả đã trình bày một cách khoa học, logic những quan niệm của C. Mác, Ph.Ăngghen về vấn đề tôn giáo, đây là cơ sở lý luận quan trọng khi chúng ta nghiên cứu về tôn giáo. Cùng bàn về vấn đề này, đến năm 2001, tác giả viết bài “Quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen về tôn giáo là cơ sở mọi phương pháp nghiên cứu tôn giáo” in trong cuốn “Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam bộ”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2001, một lần nữa tác giả nhấn mạnh vấn đề tôn giáo được C.Mác - Ph.Ăngghen xem xét trong sự nghiên cứu tổng thể và những quy luật phát triển khách quan của xã hội tư bản dẫn đến sự thiết lập một chế độ xã hội mới thực sự giải phóng cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Vì thế tôn giáo trở thành một bộ phận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và cũng là một khâu không thể thiếu của chiến lược đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân. Bài viết nhận định, C.Mác, Ph.Ăngghen đã đứng trên lập trường của của giai cấp công nhân và vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử để giải thích vấn đề tôn giáo, làm cho học thuyết về tôn giáo của hai ông có một cơ sở khoa học chắc chắn. Để chứng minh cho lập luận của mình, tác giả đã chỉ những vấn đề cơ bản thường được các nhà kinh điển tiếp cận nghiên cứu như: Tôn giáo và cơ sở trần tục 7 của tôn giáo; vai trò xã hội của tôn giáo; nhu cầu tôn giáo của nhân dân; vấn đề định nghĩa tôn giáo; quá trình lịch sử và xu thế phát triển của tôn giáo; tương lai tôn giáo; vấn đề đường lối chính sách tôn giáo. Tác giả Trần Đăng Sinh (2009), “Giáo trình Tôn giáo học”, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, năm 2009, khi đề cập tới bản chất của tôn giáo đã đưa ra các quan điểm ngoài mác xít và quan điểm mác xít về bản chất của tôn giáo. Thực chất cuốn sách sơ lược một số tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen về bản chất tôn giáo, đồng thời đề cập tới một số quan điểm về tôn giáo của một số nhà tư tưởng trên thế giới như, Hêghen, Đêmôcrít, Durkheim, MaxWeber.... Từ đó, tác phẩm lí giải tính khoa học trong quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về tôn giáo. Tác giả Đặng Nghiêm Vạn viết bài “Diễn trình tôn giáo qua lịch sử nhân loại” in trong cuốn “Nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng - chặng đường 20 năm (1991 - 2011)” Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2011, đã quan niệm tổng quát về tôn giáo, điểm đáng lưu ý là tác giả coi tôn giáo là thực thể khách quan của xã hội loài người. Ông cũng đã chỉ rõ bản chất của tôn giáo qua phần viết “diễn biến của những định nghĩa về bản chất tôn giáo” trong cuốn “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” Nxb Chính trị Quốc gia, Sự thật, Hà Nội, năm 2012. Thông qua quá trình nghiên cứu, khảo sát các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, tác giả đã chỉ ra “đối tượng” của tôn giáo là bao gồm các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách siêu thực với con người, nhằm luận giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Qua tinh thần bài viết, cho thấy tôn giáo được biểu hiện phong phú, đa dạng tùy thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể, hoàn cảnh địa lý, văn hóa đặc trưng của mỗi cộng đồng xã hội hay tôn giáo khác nhau. 8 Như vậy, các công trình nghiên cứu trên của các nhà khoa học đã làm sáng tỏ những nội dung cơ bản về tôn giáo như, bản chất, đối tượng của tôn giáo. Một số công trình còn lược khảo những quan niệm về tôn giáo và phân tích, so sánh đối chiếu những quan niệm đó. - Nhóm công trình nghiên cứu về lý luận đời sống tôn giáo và chuyển biến đời sống tôn giáo Tác giả Nguyễn Kim Hiền trong bài viết “Từ điều tra xã hội học 1995 1998 suy nghĩ về sự vận động của các tôn giáo ở Việt Nam” in trong cuốn “Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo ở Nam bộ” Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2001, đã chỉ ra chiều hướng vận động đời sống tôn giáo ở Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XX. Từ kết quả điều tra xã hội học, tác giả đi vào phân tích một số vấn đề như: nhận diện các tôn giáo ở Việt Nam; sự hình thành “một không gian tôn giáo mới”; một số chức năng cơ bản của tôn giáo. Một xu thế chung bao trùm có thể nhận thấy qua các điều tra từ 1995 - 1998 là sự phai nhạt dần của vũ trụ quan tôn giáo truyền thống với tư cách là một hệ thống hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, một số giá trị tôn giáo có ý nghĩa tích cực đối với việc củng cố các quan hệ cộng đồng vẫn được nỗ lực bảo tồn và khôi phục. Tác giả Đặng Nghiêm Vạn trong bài “Về những điều mới xuất hiện trong đời sống tôn giáo hiện nay” Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3, năm 2006, khi bàn về những “hiện tượng tôn giáo mới”, tác giả khẳng định mỗi khi xã hội có những chuyển tiếp, khủng hoảng niềm tin, con người tự mình chưa tìm được lối đi thì “hiện tượng tôn giáo mới” sẽ xuất hiện. Hiện tượng này lại xảy ra đúng lúc con người giảm niềm tin vào những mục đích về chủ thuyết chính trị, vào các tổ chức tôn giáo cổ truyền với một nội dung xơ cứng, những nghi thức rườm rà, những thiết chế lỗi thời. Tác giả Nguyễn Duy Hinh (2007) "Một số bài viết về tôn giáo học", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2007, chỉ ra thực tiễn sự biến động đời 9 sống tôn giáo từ góc độ chính trị. Theo tác giả, thực tế nếu các tôn giáo chỉ hoạt động như tôn giáo không mang mục đích chính trị thì không có vấn đề lớn. Nhưng đúng như Ph.Ăngghen đã nói, một khi các tôn giáo đã thông qua đại diện cho thần quyền thì sẽ xuất hiện sự can thiệp có ý thức của tập đoàn này hay tập đoàn nọ không còn là hiện tượng thuần túy tâm linh nữa. Đằng sau các cuộc nổi dậy tôn giáo hiện nay đều có mưu đồ chính trị. Trung Đông, Trung Âu, Đông Nam Á...các nơi có xung đột vũ trang khoác áo tôn giáo đều có mục đích chính trị cả. Từ sự phân tích trên, tác giả đi đến kết luận thế quyền phải giữ cho thần quyền hoạt động trong đời sống tâm linh không định hướng biến thành thần quyền. Tác giả Trần Hồng Liên trong bài viết “Chuyển đổi sinh hoạt tu sĩ Phật giáo Nam bộ Việt Nam thời hội nhập” in trong cuốn “Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Thế giới, năm 2008, đã chỉ ra những nét chính của quá trình chuyển đổi sinh hoạt tu sĩ phật giáo ở Nam Bộ như, chuyển đổi sinh hoạt, chuyển đổi trong học tập, chuyển đổi trong hoằng pháp, chuyển đổi trong hoạt động từ thiện xã hội. Đặc biệt tác giả đã đặt sự chuyển đổi trên trong một bối cảnh lịch sử xã hội cụ thể và xem nó là lí do của sự chuyển đổi đó. Tác giả Trương Văn Món (Sakaya) có bài “Sự biến đổi tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm ở Việt Nam” in trong “Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Thế giới, năm 2008, đã khái quát những đặc trưng tín ngưỡng tôn giáo Chăm và tác giả chỉ ra những nguyên nhân biến đổi tín ngưỡng Chăm trong lịch sử, theo đó bài viết chỉ ra nguyên nhân sự biến đổi của tín ngưỡng Chăm là do sự du nhập, ảnh hưởng của Bàlamôn giáo và Hồi giáo. Từ sự phân tích các lần biến đổi tôn giáo, tín ngưỡng trong lịch sử, tác giả chỉ ra thực trạng tín ngưỡng tôn giáo Chăm hiện nay và sự biến đổi của nó trong xã hội hiện đại. 10 Tác giả Trần Văn Trình với bài viết “Các tôn giáo ở Việt Nam đồng hành cùng dân tộc trong thời kỳ đổi mới” Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3, năm 2006, khẳng định các sinh hoạt tôn giáo ở nước ta diễn ra sôi nổi, phong phú, đa dạng. Tác giả chứng minh nhận định của mình thông quan một số luận cứ như, các sinh hoạt tôn giáo ngày càng được tôn trọng; các tổ chức tôn giáo tăng cường củng cố tổ chức, việc phong chức, phong phẩm, thuyên chuyển và bổ nhiệm các vị chức sắc, thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo, chức sắc tôn giáo được giải quyết nhanh chóng, thuận tiện phù hợp; các tôn giáo tăng cường và mở rộng cơ sở đào tạo chức sắc; việc in ấn kinh sách và xuất bản phẩm tôn giáo được tăng cường cả về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và hoạt động tôn giáo; quan hệ quốc tế và hoạt động đối ngoại tôn giáo ngày càng được tăng cường và mở rộng; hoạt động từ thiện nhân đạo của các tổ chức, chức sắc, nhà tu hành tôn giáo có những đóng góp xã hội rất đáng ghi nhận. Tác giả Đỗ Quang Hưng “Đời sống tôn giáo tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội, năm 2010, đã phân tích sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của người Thăng Long - Hà Nội. Cuốn sách được kết cấu thành 03 phần theo logic: phần 1, Không gian thiêng của Thăng Long - Hà Nội; phần 2, Hệ thống tôn giáo ở Hà Nội; phần 3, Sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của người Thăng Long - Hà Nội. Đặc biệt phần 3 của cuốn sách đã đã làm rõ vấn đề đời sống tôn giáo, tín ngưỡng là gì? sự chuyển biến sinh hoạt tín ngưỡng của người Hà Nội qua một số giai đoạn lịch sử (Sinh hoạt tín ngưỡng ở Thăng Long - Kẻ Chợ; sinh hoạt tín ngưỡng ở Hà Nội thời kỳ Âu hóa; sinh hoạt tín ngưỡng ở Hà Nội thời hiện đại). Cùng nghiên cứu về đời sống tôn giáo giai đoạn hiện nay, Tác giả có bài viết “Mấy nhận định tổng quát về đời sống tôn giáo ở Việt Nam nước ta hiện nay và mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội” Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 7, năm 2012, chỉ ra một trong những điểm đáng quan tâm nhất của đời sống tôn giáo 11 nước ta hiện nay là đã và đang diễn ra sự thay đổi cơ bản của “cái tôn giáo”, nói chính xác hơn là sự tái cấu hình tôn giáo trong đời sống xã hội. Bài viết làm sáng tỏ thức tỉnh tôn giáo ở Việt Nam; thị trường tôn giáo; tái cấu hình tôn giáo; quan hệ nhà nước và giáo hội trước sự biến đổi của đời sống tôn giáo. Điểm đặc biệt của bài viết là đã đưa ra một số nhận định mang tính tiên phong về đời sống tôn giáo trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam: 1)Cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập cũng như sự đổi mới về đường lối chính sách tôn giáo, sự thức tỉnh “thị trường tôn giáo” ở Việt Nam cũng thể hiện rất rõ nét trong đời sống tinh thần, xã hội của cá nhân và cộng đồng. 2)Đổi mới đường lối chính sách tôn giáo, đặc biệt là việc mở rộng việc công nhận các tôn giáo cũng như các tổ chức tôn giáo đã góp phần quyết định hiện tượng “tái cấu hình” đời sống tôn giáo. 3)Tái cấu hình đời sống tôn giáo cũng dẫn đến những hệ luận mới mẻ, thậm chí có tính thách đố đối với hệ thống pháp lý có liên quan đến vấn đề tôn giáo. Tác giả Nguyễn Văn Dũng (2012) "Tôn giáo với đời sống chính trị - xã hội ở một số nước trên thế giới", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2012, cho rằng sự đổi mới của các tôn giáo một phần là do nhu cầu nội tại của chính tôn giáo đó, theo ông, việc các nhà cải cách tôn giáo đưa ra yêu cầu đổi mới các lễ nghi tôn giáo (đơn giản hóa và dân chủ hóa việc thờ cúng) là nhằm gạt bỏ vai trò trung gian của giáo hội, giải phóng tín đồ khỏi sự ràng buộc của giới tăng lữ, đưa họ xích lại gần với thần thánh, phát huy tích cực và tự do ý chí cá nhân, đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại. Tác giả Trương Phan Châu Tâm viết bài “Các lý thuyết chuyển đổi tôn giáo và nghiên cứu chuyển đổi tôn giáo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long” in trong cuốn “Phật giáo vùng Mê - Kông ý thức môi trường và toàn cầu hóa”, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, năm 2015, đã nhìn nhận quá trình chuyển đổi tôn giáo trên phương diện triết học - tôn giáo. Theo tác 12 giả, mọi tôn giáo với tư cách là hệ thống văn hóa - xã hội luôn có sự vận động, biến đổi. Bài viết lí giải mọi sự biến đổi tôn giáo là những thay đổi của đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội và những phản ứng bên trong của một tôn giáo ở cả cấp độ cá nhân, cộng đồng. Bài viết cũng đã phân tích một số lý thuyết cơ bản nghiên cứu chuyển đổi tôn giáo, như: lý thuyết thế tục hóa; lý thuyết địa - văn hóa, tôn giáo; lý thuyết đa văn hóa. Tác giả Nguyễn Thanh Xuân "Đạo Tin lành ở Việt Nam", Nxb Tôn giáo, Hà Nội, năm 2006, đã trình bày những kiến thức khái quát về đạo Tin lành và các vấn đề về đạo Tin lành ở Việt Nam: tên gọi của đạo, hoàn cảnh và điều kiện ra đời, quá trình truyền bá đạo, giáo lý và đạo Tin lành... Đạo Tin lành từ khi du nhập Việt Nam đến năm 1954 và đạo Tin lành ở các vùng đồng bào dân tộc. Cuốn sách đã khái quát lịch sử đạo Tin Lành ở nước ta, đồng thời chỉ ra những ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo này đối với đời sống tôn giáo hiện nay. Một trong những cuốn sách được chuẩn bị với thời gian dài và công phu của tác giả Nguyễn Thanh Xuân là "Đạo Cao đài hai khía cạnh lịch sử và tôn giáo", Nxb Tôn giáo, Hà Nội, năm 2014, cuốn sách được kết cấu gồm 4 chương với logic: Hoàn cảnh, điều kiện ra đời của đạo Cao đài; Quá trình phát triển của đạo Cao đài; Ảnh hưởng của đạo Cao đài đối với đời sống chính trị, xã hội của đất nước; Đất nước đổi mới, đạo Cao đài tiếp nối đường hướng “Nước vinh Đạo sáng”. Điểm nhấn của cuốn sách chính là tác giả đã chỉ ra những thay đổi trong đời sống tôn giáo và đường hướng hoạt động của đạo Cao đài trong giai đoạn hiện nay. Những công trình nghiên cứu trên khi tiếp cận đời sống tôn giáo ở mức độ chung chung, chưa có những luận giải cụ thể, khoa học về mặt lý luận đời sống tôn giáo. Đây là khoảng trống và khó khăn lớn cho luận án khi xây dựng cơ sở lý luận để thực hiện công việc nghiên cứu. 13 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở nước ta Francois Houtart, Trường Đại học Thiên chúa giáo Louvain, trong bài viết tặng Viện nghiên cứu Tôn giáo, đã chỉ ra mối quan hệ giữa phân cực xã hội và phân cực tôn giáo. Ông viết: Theo quan điểm tôn giáo, sự phân cực xã hội cũng có nghĩa là sự phân cực tôn giáo; lý giải sự phân giải tôn giáo ở phương Tây, Francois Houtart cho rằng, với phương Tây, sự phân giải tôn giáo (trước hết là Kitô giáo) là hình thức chủ yếu của quá trình thế tục hóa, sự phát triển khoa học kĩ thuật và sự lo âu, lúng túng của con người trước sự sụp đổ liên tiếp của các hệ giá trị. Ở đây, tác giả đã đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến sự chuyển biến tôn giáo ở phương Tây, và dưới tác động của toàn cầu hóa, đây cũng là những nguyên nhân chính dẫn tới sự chuyển biến tôn giáo ở Việt Nam. Tác giả Đặng Thế Đại, trong phần viết “Từ góc độ kinh tế thử lý giải một số hiện tượng tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam” in trong cuốn “Những vấn đề lý luận và thực tiến tôn giáo ở Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1998, đã xem xét hiện tượng tín ngưỡng thành hoàng, cộng đồng tôn giáo, thế giới thần linh và Đạo Cao Đài trong mối liên hệ với đời sống kinh tế Việt Nam. Qua bài viết cho thấy, sinh hoạt tôn giáo khi đã trở thành một mặt không thể tách rời của sinh hoạt cộng đồng thì tôn giáo đó sẽ có sức sống bền vững. Về phía các tôn giáo, một cách tự nhiên, họ triệt để lợi dụng điều này. Họ phát triển, củng cố tổ chức của mình thông qua các phương sách phi tôn giáo, hay là thông qua các phương diện khác của đời sống cộng đồng: Chăm lo đời sống giáo dân, tổ chức tương tế, thăm hỏi, làm từ thiện, tổ chức dạy nghề, lớp học tình thương, tổ chức các ca đoàn, dạy múa, dạy hát cho thiếu nhi, tổ chức đi du lịch, hành hương v.v...đều là những hình thức sinh hoạt cộng đồng khác nhau, qua đó củng cố cộng đồng tôn giáo. Bài viết cũng đề cập những hoạt động mang tính thích ứng của tôn giáo trước sự thay đổi của nền kinh tế. 14 Tác giả Nguyễn Đức Lữ trong bài viết “Nguyên nhân phát triển những hiện tượng tôn giáo mới hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 3, năm 2004, đã chỉ ra, những năm gần đây, nhiều “hiện tượng tôn giáo mới” ra đời và phát triển mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới, với nhiều thành phần có trình độ học vấn cao. Để lý giải hiện tượng trên, bài viết đã phân tích những nguyên nhân nảy sinh hiện tượng “tôn giáo mới”. Qua bài viết cho thấy một số nguyên nhân cơ bản được tác giả phân tích như, sự mất phương hướng của con người trước sự phát triển xã hội; hậu quả của sự phát triển khoa học công nghệ; sự suy thoái của một số tôn giáo lớn. Tác giả Trình Mưu viết bài “Đời sống tín ngưỡng tôn giáo trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4, năm 2005, cho rằng, những thay đổi trong nền kinh tế cũng đã tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực trong đời sống văn hóa xã hội nói chung và đời sống tín ngưỡng - tôn giáo nói riêng. Tác giả chỉ ra bức tranh toàn cảnh của tín ngưỡng, và tôn giáo nước ta, đó là, các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo có điều kiện hoạt đều đặn, thuận lợi, sống động. Bài viết, đã đặt những câu hỏi như: vì sao có những sự chuyển biến lớn đó? những chuyển biến đó cụ thể như thế nào? những mặt tích cực và hạn chế của nó? Và những dự báo trong thời gian tới? Từ đó, đi tìm câu trả lời để giải quyết những vấn đề đặt ra. Theo tác giả, sự chuyển biến trên xuất phát từ một số nguyên nhân như, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong đó có đổi mới trong chính sách tôn giáo; điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, kinh tế hàng hóa ở nước ta hiện nay đã tác động mạnh đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo làm tăng nhanh xu hướng thế tục hóa của tôn giáo nước ta; nền kinh tế thị trường tạo ra trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo xu hướng phân hóa và càng xuất hiện nhiều tôn giáo mới; một số thế lực chống đối trong và ngoài nước lợi dụng vấn đề tôn giáo cho động cơ chính trị. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan