Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự cần thiết và lợi ích của bảo hiểm y tế học sinh sinh viên hiện nay thầy nguyễ...

Tài liệu Sự cần thiết và lợi ích của bảo hiểm y tế học sinh sinh viên hiện nay thầy nguyễn tấn hoàng

.PDF
17
242
98

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÍN DỤNG BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: SỰ CẦN THIẾT VÀ LỢI ÍCH CỦA BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY GVHD : TS. NGUYỄN TẤN HOÀNG Lớp : T05 Nhóm sinh viên : 1. Lê Thị Khá 030126100387 2. Đào Mỹ Loan 030126100445 3. Nguyễn Thị Liên 030126100433 4. Lê Nguyễn Thủy Tiên 030126100923 TP.HCM – 2013 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHYT HỌC SINH SINH VIÊN 1 I. BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN LÀ GÌ? 1 II. PHẠM VI CỦA BHYT HS-SV: 1 III. MỨC ĐÓNG BHYT: 1 IV. VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN: 2 CHƢƠNG II: SỰ CẦN THIẾT VÀ LỢI ÍCH CỦA BHYT HỌC SINH SINH VIÊN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY 4 I. SỰ CẦN THIẾT CỦA BHYT HỌC SINH SINH VIÊN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆNNAY 4 II. LỢI ÍCH CỦA BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY 5 CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN 7 I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG THAM GIA BHYT HS-SV 7 II. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN BHYT HS-SV TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 8 CHƢƠNG IV: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN 10 I. ĐỐI VỚI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM 10 II. ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP 11 III. ĐỐI VỚI NHÀ TRƢỜNG 12 IV. ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH 12 LỜI KẾT TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU Bác Hồ đã có câu: “Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cuơng quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” Đối với mỗi quốc gia, thế hệ trẻ luôn đƣợc ví nhƣ nguồn lực và là những vị chủ tƣơng lai của đất nƣớc. Đã có nhiều nhà văn lớn ở Việt Nam ví trẻ em nhƣ những búp măng non, đem lại nguồn sinh khí giúp đất nƣớc ngày càng đi lên. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe để bảo vệ những nguồn lực tiềm tàng trên là cực kỳ quan trọng. Ở Việt Nam, từ năm 1994 đã ban hành luật Bảo Hiểm Y Tế trên cơ sở tự nguyện cho tất cả học sinh – sinh viên trên cả nƣớc, sau này đã sửa đổi thành thông tƣ 40/1998. Bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh sinh viên (HS-SV) ra đời là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc trong chiến lƣợc chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung, chăm lo cho thế hệ trẻ nói riêng ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trƣờng, phù hợp với tiến trình đổi mới hƣớng tới BHYT toàn dân năm 2014. Hiểu đƣợc tính nhăn văn to lớn cũng nhƣ sự cần thiết vốn có của BHYT nên từ ngày 01/01/2010 từ loại hình bảo hiểm tự nguyện đã chuyển sang bảo hiểm bắt buộc, có trách nhiệm theo quy định của luật BHYT Việt Nam. Từ khi có Luật BHYT đến nay, BHYT HS-SV đã nhanh chóng đi vào đời sống xã hội, đƣợc nhà trƣờng, cha mẹ HS chấp nhận và đánh giá ngày càng tích cực, khẳng định sự đúng đắn của một chính sách xã hội quan trọng, góp phần làm phong phú thêm quan điểm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho HS-SV của Đảng và Nhà nƣớc ta. Nhận thức đƣợc sự cần thiết và lợi ích thiết thực mà BHYT mang lại cho HS-SV, chính vì thế nhóm chúng em đã chọn đề tài “ Sự cần thiết và lợi ích của bảo hiểm y tế học sinh sinh viên trong đời sống hiện nay”. Nội dung đề tài gồm 4 chƣơng: Chƣơng I: Lý luận chung về BHYT HS-SV Chƣơng II: Sự cần thiết và lợi ích của BHYT HS-SV trong đời sống hiện nay Chƣơng III: Thực trạng việc triển khai BHYT HS-SV Chƣơng IV: Kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động BHYTHS-SV Với thời gian có hạn, khối lƣợng kiến thức còn hạn chế chắc chắn trong bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN CHƢƠNG I: I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHYT HỌC SINH SINH VIÊN BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN LÀ GÌ? Theo Khoản 1, điều 2 Luật BHYT 2008 : BHYT là hình thức bảo hiểm đƣợc áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nƣớc tổ chức thực hiện và các đối tƣợng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này. Bảo hiểm y tế học sinh sinh viên (BHYT HS-SV) (đƣợc triển khai theo Thông tƣ 14/1994/TTLT – BGD ĐT – BYT ngày 19/9/1994 và đƣợc sửa đổi bổ sung bằng Thông tƣ 40/1998/TTLT – BGD ĐT – BYT ngày 18/7/1998) là loại hình BHYT tự nguyện, có đối tƣợng tham gia là tất cả học sinh từ bậc tiểu học trở lên đang theo học tại các trƣờng quốc lập, bán công, dân lập, các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên trừ các trƣờng hợp thuộc đối tƣợng chính sách ƣu đãi xã hội của Nhà nƣớc đã đƣợc Nhà nƣớc cấp thẻ BHYT. Tuy nhiên đến năm 2010, BHYT HS-SV trở thành bắt buộc với mức đóng 3% lƣơng tối thiểu. Và HS-SV chỉ đóng 70%, còn 30% đƣợc ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ. II. PHẠM VI CỦA BHYT HS-SV: Phạm vi bảo hiểm là chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh ngoại trú – nội trú khi ốm đau bệnh tật, tai nạn giao thông và trợ cấp mai táng trong trƣờng hợp tử vong cho tất cả học sinh - sinh viên trên lãnh thổ Việt Nam tham gia BHYT. III. MỨC ĐÓNG BHYT: Theo quy định mức đóng BHYT HS-SV là 3% mức lƣơng tối thiểu chung. Áp dụng cho năm học 2012-2013 (12 tháng) là 378.000 đồng. Trong đó: + HS-SV đóng 70%: 264.600 đồng. + Ngân sách Nhà nƣớc hỗ trợ 30%: 113.400 đồng. Đối với HS-SV thuộc diện cận nghèo, nếu chƣa tham gia BHYT tại địa phƣơng và có xác nhận của Ban chỉ đạo giảm hộ nghèo tăng hộ khá, thì mức đóng BHYT là 189.000 đồng, ngân sách Nhà nƣớc sẽ hỗ trợ phần còn lại. Đối với HS-SV có thẻ BHYT bắt buộc thuộc nhóm đối tƣợng khác: Lƣu HS; thân nhân của các đối tƣợng theo quy định pháp luật về sĩ quan quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân và cơ yếu; HS-SV thuộc hộ nghèo, cận nghèo… đã đƣợc cấp thẻ BHYT bắt buộc theo quy định của Chính phủ, nhà trƣờng lập danh sách riêng kèm theo bản photocopy thẻ BHYT (còn giá trị) theo dõi và tính chung vào tỷ lệ tham gia của nhà trƣờng để đƣợc cấp kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu. HS-SV có thẻ BHYT thuộc nhóm đối tƣợng khác (trẻ em dƣới 6 tuổi; thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ; thân nhân công an nhân dân, nghèo…) nếu hết hạn sử dụng (và không tiếp tục tham gia theo nhóm đối tƣợng khác nữa) thì tiếp tục tham gia BHYT theo nhóm HS-SV ngay từ tháng tiếp theo đến hết thời hạn chung là ngày 30-9 hàng năm. Trang 1 / 12 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN  Quyền lợi của HS-SV khi tham gia BHYT Theo quy định của Luật BHYT, nghị định số 62/2009/NĐ-CP và thông tƣ liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-TC: HS, SV đƣợc đăng ký khám chữa bệnh (KCB) ban đầu tại các bệnh viện quận, huyện và tƣơng đƣơng theo danh sách của cơ quan BHXH cung cấp. Đƣợc chăm sóc sức khỏe ban đầu từ nguồn kinh phí 12% quỹ KCB BHYT HS-SV để lại trƣờng. Đƣợc thanh toán 100% chi phí nếu KCB khi tổng chi phí một lần KCB thấp hơn 15% mức lƣơng tối thiểu chung hiện hành, hoặc KCB tại tuyến phƣờng, xã. Đƣợc thanh toán 80% chi phí nếu KCB khi thực hiện KCB đúng theo quy định, kể cả khi sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao có chi phí lớn (nhƣng không quá 40 tháng lƣơng tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ). Khi tham gia liên tục đủ 36 tháng trở lên sẽ đƣợc quỹ BHYT thanh toán 80% của 50% chi phí thuốc điều trị ung thƣ, thuốc chống thải ghép ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế. Trƣờng hợp cấp cứu đƣợc đến bất kỳ cơ sở KCB có hợp đồng KCB với BHXH thành phố. Nhƣng trƣớc khi ra viện phải trình thẻ BHYT để đƣợc thanh toán 80% theo quy định. * Trƣờng hợp đi KCB trái tuyến (không đúng cơ sở y tế đăng ký ban đầu) và có trình thẻ, thì đƣợc hƣởng quyền lợi KCB theo hạng bệnh viện nhƣ sau: + Đƣợc thanh toán 70% chi phí nếu KCB tại các bệnh viện hạng III. + Đƣợc thanh toán 50% chi phí nếu KCB tại các bệnh viện hạng II. + Đƣợc thanh toán 30% chi phí nếu KCB tại các bệnh viện hạng I và hạng đặc biệt. Trƣờng hợp KCB ở các cơ sở y tế không ký hợp đồng KCB hoặc tại các cơ sở có ký hợp đồng với cơ quan Bảo hiểm Xã hội mà không trình thẻ BHYT thì đƣợc thanh toán chi phí thực tế, nhƣng mức tối đa không vƣợt quá khung giá quy định tại thông tƣ liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-TC. IV. VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN: 1. Đối với Học sinh sinh viên: BHYT mang tính nhân đạo cao cả và đƣợc xã hội hoá theo nguyên tắc “Số đông bù số ít”. Do đó, BHYT ra đời có tác dụng giáo dục cho mọi ngƣời dân trong xã hội về tính nhân đạo theo phƣơng châm: “Lá lành đùm lá rách”, đặc biệt là giúp giáo dục cho trẻ em ngay từ khi còn nhỏ tuổi về tính cộng đồng thông qua loại hình BHYT HS-SV BHYT giúp cho ngƣời tham gia khắc phục đƣợc những khó khăn về mặt tài chính khi không may gặp rủi ro về ốm đau, bệnh tật hay tai nạn bất ngờ. Đặc biệt, đối với học sinh – sinh viên việc khám chữa bệnh cũng nhƣ chăm sóc sức khỏe tại trƣờng sẽ giúp các em có một tâm lý vững vàng hơn trong học tập, vui chơi. Trang 2 / 12 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN 2. Đối với nhà trƣờng Giúp trang bị cơ sở vật chất cũng nhƣ thiết bị về y tế trong việc chăm sóc các em học sinh đƣợc tốt hơn, kể cả trong các trƣờng hợp khẩn cấp. Đồng thời giúp quản lý triệt để tình trạng sức khỏe của các em học sinh – sinh viên, ổn định trong việc giảng dạy. 3. Đối với cơ sở khám chữa bệnh BHYT làm tăng chất lƣợng khám chữa bệnh và quản lý y tế thông qua hoạt động quỹ BHYT đầu tƣ. Lúc đó trang thiết bị về y tế sẽ hiện đại hơn, có kinh phí để sản xuất các loại thuốc đặc trị chữa bệnh hiểm nghèo, có điều kiện nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh một cách có hệ thống và hoàn thiện hơn, giúp các em học sinh – sinh viên khám chữa bệnh đƣợc thuận lợi. Đồng thời đội ngũ cán bộ y tế sẽ đƣợc đào tạo tốt hơn, các y, bác sỹ sẽ có điều kiện nâng cao tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm, có trách nhiệm đối với công việc hơn, dẫn đến sự quản lý dễ dàng và chặt chẽ hơn trong khám chữa bệnh 4. Đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội Việc tham gia BHYT học sinh – sinh viên sẽ giúp một phần cải thiệt đƣợc nguồn tài chính thông qua việc thu phí bảo hiểm, từ đó việc chi trả lại cho các cơ sở khám chữa bệnh đƣợc chủ động hơn. 5. Đối với Nhà nƣớc BHYT còn có tác dụng góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nƣớc. Hiện nay kinh phí cho y tế đƣợc cấu thành chủ yếu từ 4 nguồn: từ ngân sách Nhà nƣớc, quỹ BHYT, thu một phần viện phí và dịch vụ y tế, đóng góp của các tổ chức quần chúng, của các tổ chức từ thiện và viện trợ quốc tế. Trong bốn nguồn trên từ khi chƣa có BHYT thì nguồn do ngân sách Nhà nƣơc cấp là chủ yếu. Do vậy BHYT ra đời đã thực sự góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nƣớc. Trang 3 / 12 CHƢƠNG II: SỰ CẦN THIẾT VÀ LỢI ÍCH CỦA BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY CHƢƠNG II: SỰ CẦN THIẾT VÀ LỢI ÍCH CỦA BHYT HỌC SINH SINH VIÊN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY I. SỰ CẦN THIẾT CỦA BHYT HỌC SINH SINH VIÊN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆNNAY Cuộc sống ngày càng phát triển, con ngƣời có xu hƣớng hƣớng tới một cuộc sống vui vẻ, an toàn, lành mạnh và hƣởng thụ những gì tốt đẹp nhất. Tuy nhiên trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng nhƣ trong hoạt động sản xuất kinh doanh , con ngƣời đã luôn chú ý đến ngăn ngừa đề phòng nhƣng không ai có thể lƣờng hết đƣợc mọi rủi ro có thể xảy ra với bản thân hay gia đình trong mọi lĩnh vực. Các yếu tố tác động không chỉ là yếu tố con ngƣời, mà còn có các yếu tố tự nhiên, xã hội nhƣ: bão lụt, hạn hán, bệnh dịch, tai nạn … Tất cả mọi rủi ro đó đều đe dọa đến sức khỏe, tính mạng, khả năng tài chính của mỗi cá nhân, những con ngƣời không may gặp tai nạn. Các chi phí khám chữa bệnh này không thể xác định trƣớc, dù lớn hay nhỏ đều gây khó khăn cho gia đình đặc biệt đối với đối tƣợng học sinh sinh viên, những ngƣời có thu nhập thấp hoặc chƣa có thu nhập. Tuổi học sinh sinh viên là một quãng thời gian dài không thể thiếu trong sự phát triển của mỗi con ngƣời. Ở độ tuổi này cơ thể phát triển chƣa hoàn chỉnh, rất hiếu động, chƣa nhận thức đầy đủ về các mối nguy hiểm có thể xảy ra vì vậy rất dễ gặp rủi ro có thể dẫn đến hậu quả nặng nề sau này. Học sinh sinh viên là thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc, quan tâm tới sức khỏe, an toàn của học sinh sinh viên là cần thiết. Vì vậy nhằm hỗ trợ cho học sinh sinh viên khi gặp rủi ro về sức khoẻ góp phần ổn định học tập, sinh hoạt và hƣớng nghiệp, sự ra đời của bảo hiểm học sinh sinh viên là điều tất yếu. BHYT HS-SV chăm lo cho thế hệ trẻ một cách toàn diện, không những chăm lo về mặt sức khoẻ mà còn giáo dục nhân cách và lối sống nhân ái. Tham gia BHYT các em sẽ thấy đƣợc tác dụng của BHYT đối với mọi ngƣời xung quanh, với bạn bè mình và chính bản thân mình. Thông qua BHYT các em sẽ học đƣợc cách chia sẻ khó khăn, đồng cảm với ngƣời không may gặp rủi ro. Nhân cách sống tốt đẹp ấy sẽ hình thành và theo các em đi hết cuộc đời và truyền từ đời này sang đời khác. BHYT HS-SV rất cần thiết phải triển khai vì tƣơng lai của học sinh sinh viên và vì một xã hội phát triển. Trang 4 / 12 CHƢƠNG II: SỰ CẦN THIẾT VÀ LỢI ÍCH CỦA BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY II. LỢI ÍCH CỦA BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY BHYT HS-SV là một giải pháp cơ bản để chăm sóc sức khoẻ cho HS - SV. Đây là đối tƣợng gắn liền với trƣờng học nên công tác chăm sóc sức khoẻ cho các em cũng gắn liền với công tác YTHĐ. HS-SV đƣợc chăm sóc toàn diện để có thể có đủ năng lực gánh vác trọng trách lớn là chèo lái con tàu đất nƣớc trong tƣơng lai. Cha mẹ các em cũng không phải mất thời gian để đƣa các em đi khám sức khoẻ định kỳ và yên tâm khi các em không may gặp rủi ro trong khi đang học tập tại trƣờng vì đã có y tế trƣờng học đảm nhận. Con em mình đƣợc chăm lo sức khoẻ thì cha mẹ sẽ toàn tâm toàn ý tham gia lao động sản xuất góp phần ổn định kinh tế gia đình và làm giàu cho xã hội. Giúp HS-SV tham gia BHYT khắc phục khó khăn về kinh tế khi bất ngờ bị ốm đau, bệnh tật. Đại đa số ngƣời dân bình thƣờng không có đủ khả năng tài chính để khám chữa bệnh, còn những ngƣời khá giả hơn cũng có thể gặp “ bẫy ” đói nghèo bất cứ khi nào. Chi phí khám chữa bệnh là mối lo rất lớn đối với mỗi con ngƣời. Khi bị ốm đau, HS-SV không thể tham gia học tập, sinh hoạt, bố mẹ giảm làm việc để có thể chăm sóc con cái dẫn đến thu nhập bị mất hoặc giảm. Trong khi đó chi phí y tế ngày càng tăng gây khó khăn, ảnh hƣởng đến ngân sách của mỗi gia đình. BHYT là sự san sẻ rủi ro của mọi ngƣời trong cộng đồng, là giải pháp hữu hiệu để mọi ngƣời vƣợt qua bệnh tật. Theo đó ngƣời khoẻ mạnh giúp đỡ ngƣời bị bệnh về mặt tài chính để họ đƣợc sử dụng thuốc men, trang thiết bị y tế sớm bình phục sức khoẻ. Nhờ có BHYT mà HS-SV yên tâm chữa bệnh vì khó khăn đã đựơc nhiều ngƣời san sẻ, từ đó sẵn sàng chữa bệnh cho đến khi khỏi hẳn. Tham gia BHYT sẽ giúp ngƣời bệnh giải quyết đƣợc một phần khó khăn kinh tế vì chi phí khám chữa bệnh đã đƣợc cơ quan BHYT thay mặt thanh toán với các cơ sở khám chữa bệnh. Họ sẽ nhanh chóng khắc phục hậu quả và kịp thời ổn định cuộc sống, tạo cho họ sự yên tâm, lạc quan trong cuộc sống. Làm tăng chất lƣợng khám chữa bệnh và quản lý y tế. Chất lƣợng khám chữa bệnh ảnh hƣởng trực tiếp đến vấn đề chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, tăng chất lƣợng khám chữa bệnh là mục tiêu hàng đầu của BHYT. Trong các khoản chi thì chi cho hoạt động khám chữa bệnh, nâng cấp và mở rộng cơ sở khám chữa bệnh là một trong những khoản chi thƣờng xuyên , chiếm tỷ trọng lớn nhất. Chất lƣợng khám chữa bệnh có tốt thì mới thu hút đƣợc các đối tƣợng tham gia BHYT. Ngƣợc lại, nhờ có BHYT mới có nguồn tài chính để đầu tƣ cho công tác khám chữa bệnh. Một trong những nguyên tắc của BHYT là số đông nên sự đóng góp của một ngƣời là nhỏ bé nhƣng của cả cộng đồng thì rất lớn nên nguồn tài chính là rất lớn. Tăng chất lƣợng khám chữa bệnh chỉ có thể bền vững và lâu dài thì phải dựa vào nguồn kinh phí tự sự đóng góp của ngƣời tham gia thông qua phí bảo hiểm. Qua đó công tác quản lý y tế cũng đơn giản và dễ dàng hơn. Trang 5 / 12 CHƢƠNG II: SỰ CẦN THIẾT VÀ LỢI ÍCH CỦA BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY Tạo ra sự công bằng trong khám chữa bệnh. BHYT là phân phối lại thu nhập giữa những ngƣời tham gia. Tham gia BHYT, ngƣời bệnh đƣợc chi trả theo phác đồ điều trị riêng của từng ngƣời chứ không phân biệt địa vị giàu nghèo. BHYT hoạt động theo nguyên tắc có đóng có hƣởng và mang tính nhân văn sâu sắc. Góp phần đề phòng và hạn chế những bệnh hiểm nghèo theo phƣơng châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Với việc kết hợp với các cơ sở khám chữa bệnh BHYT kiểm tra sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ cho học sinh sinh viên, từ đó phát hiện kịp thời những căn bệnh hiểm nghèo và có phƣơng pháp chữa trị kịp thời, tránh đƣợc những hậu quả xấu, mà nếu không tham gia BHYT tâm lý gia đình thƣờng sợ tốn kém khi đi bệnh viện, do đó mà coi thƣờng hoặc bỏ qua những căn bệnh có thể dẫn đến tử vong. Nhanh chóng khắc phục hậu quả và kịp thời ổn định cuộc sống, tạo cho học sinh sinh viên sự yên tâm, lạc quan trong cuộc sống, tích cực học tập và hƣớng nghiệp. Góp phần giáo dục cho học sinh sinh viên trong xã hội về tính nhân đạo theo phƣơng châm: “Lá lành đùm lá rách”. Tham gia BHYT học đƣờng không đơn thuần là ý nghĩa về lợi ích kinh tế mà còn mang ý nghĩa an sinh xã hội sâu sắc, nhằm bảo đảm sức khỏe cho đối tƣợng HS-SV mỗi ngày cắp sách tới trƣờng. Tham gia BHYT là tăng cƣờng giáo dục ý thức với cộng đồng của HS-SV, để hƣớng tới nếp sống đẹp đậm chất nhân văn "mỗi ngƣời vì mọi ngƣời, mọi ngƣời vì mỗi ngƣời". Trang 6 / 12 CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG THAM GIA BHYT HS-SV Từ khi thực hiện BHYT thì HS-SV là nhóm đối tƣợng có số lƣợng ngƣời tham gia BHYT nhiều nhất. Học sinh sinh viên là nhóm đối tƣợng tập trung theo trƣờng lớp. Mặc khác HS-SV là đối tƣợng đƣợc cha mẹ lo lắng chăm sóc, nên việc tuyên truyền hiệu quả sẽ thu hút đƣợc đông đảo học sinh tham gia. Nhu cầu BHYT HS-SV là rất lớn bỡi lẽ HSSV nào cũng mong muốn đƣợc bảo vệ sức khỏe của mình trong thời đại ngày nay. Tuy số lƣợng HS-SV tham gia bảo hiểm chiếm tỷ lệ lớn nhƣng thực tế cho thấy tỉ lệ bao phủ BHYT HS-SV còn chƣa cao. Sau đây là một số nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tham gia BHYT HS-SV : - Khả năng tài chính: Đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến khả năng tham gia BHYT. Nhu cầu bảo hiểm là nhu cầu thứ 2 đứng sau nhu cầu thiết yếu hằng ngày (theo Maslow), do đó chỉ khi đảm bảo đƣợc nhu cầu thiết yếu đó thì con ngƣời mới nghĩ đến nhu cầu bảo hiểm. - Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế: Hiện nay, xã hội hóa công tác khám chữa bệnh càng đƣợc mở rộng. Mạng lƣới y tế đƣợc xây dựng rộng khắp từ Trung ƣơng đến thôn bản. Hoạt động y tế dự phòng đƣợc tăng cƣờng, giám sát chặt chẽ, khống chế kịp thời, ứng phó đƣợc các vấn đề sức khỏe liên quan đến thiên tai, thảm họa nhƣ bão, lũ, lụt lội,… Đến nay, 100% số xã và trên 90% số thôn bản đã có nhân viên y tế hoạt động, 99% xã có nhà trạm; 72% số xã có bác sỹ hoạt động; 95% trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi; 80% xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế xã và khoảng 78,8% trạm y tế xã đã thực hiện khám chữa bệnh bằng BHYT… Tỷ lệ bao phủ BHYT năm 2012 đạt khoảng 68%, tăng gấp đôi so với năm 2001. Chất lƣợng nhân lực y tế đƣợc cải thiện rõ rệt. Đến nay số nhân lực y tế của Việt Nam đƣợc xếp vào nhóm những nƣớc có tỷ lệ cao, tăng từ 29,2/10.000 dân (năm 2001) lên 34,4/10.000 dân năm 2012. - Các sản phẩm thay thế: Không chỉ có BHXH VN cung cấp sản phẩm bảo hiểm cho HS-SV mà các công ty Bảo hiểm thƣơng mại (BHTM) cũng có các sản phẩm bảo hiểm cho HS-SV lựa chọn tham gia. Điều này cũng ảnh hƣởng một phần đến khả năng tham gia bảo hiểm HS-SV tại BHXHVN. BHTM có nhiều loại sản phẩm bảo hiểm nhƣ BH nhân thọ, BH HS-SV, BH toàn diện học sinh, an sinh giáo dục…đây là các sản phẩm có thể thay thế cho BHYT HS-SV của BHXHVN. - Tâm lý: Các bậc phụ huynh vẫn chƣa hiểu rõ về lợi ích mà BHYT HS-SV mang lại, đặc biệt là ở những nơi vùng sâu vùng xa, họ chỉ thấy việc chi một khoản tiền trả phí bảo hiểm trƣớc là tốn kém, họ chủ quan trong việc chăm sóc sức khỏe của con em mình. Bên cạnh đó, thủ tục khám chữa bệnh phức tạp, rƣờm rà, tốn thời gian nên các bậc phụ huynh còn e ngại, nhiều ngƣời có xu hƣớng ra ngoài bệnh viên tƣ nhân để việc KCB diễn ra nhanh hơn. Trang 7 / 12 CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN II. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN BHYT HS-SV TRONG NHỮNG NĂM GẦN 1. Kết quả đạt đƣợc ĐÂY Theo đánh giá của BHXH Việt Nam, sau nhiều năm thực hiện Luật BHYT, công tác BHYT HS-SV đã đạt đƣợc những hiệu quả rõ rệt. Mặc dù mức phí BHYT cao hơn khá nhiều so với trƣớc khi có Luật BHYT nhƣng số HS-SV tham gia vẫn đạt khoảng 75% tổng số học sinh phải tham gia theo Luật BHYT. Cùng với đó, Quỹ BHYT của HS-SV đã tăng lên đáng kể , góp phần chi trả hiệu quả cho công tác khám, chữa bệnh (KCB) cho HS-SV, kể cả các trƣờng hợp HS-SV sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn. Ngoài ra, Quỹ BHYT còn trích lại một nguồn kinh phí đáng kể (12%) dành cho hoạt động của hệ thống YTHĐ. Học sinh có thẻ BHYT đƣợc hƣởng đầy đủ các quyền lợi khi đi KCB nhƣ các đối tƣợng BHYT khác. Nhiều bệnh nhân là HS-SV đã đƣợc Quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị suy thận bằng chạy thận nhân tạo (khoảng 80 triệu đồng/năm); điều trị thuốc chống ung thƣ, phẫu thuật tim mạch từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng... Năm học 2010 - 2011, cả nƣớc đã có gần 10,5 triệu HS-SV tham gia. Nếu tính cả số HS-SV thuộc hộ nghèo, cận nghèo và thân nhân sĩ quan quân đội, công an khoảng 1,5 triệu em thì số HS-SV tham gia BHYT chiếm khoảng 70% số phải tham gia, một kết quả đáng khích lệ trong năm đầu tiên thực hiện. Nhiều địa phƣơng số HS-SV tham gia BHYT đã lên tới 80 - 90%. Nhiều trƣờng học 100% các em đã tham gia. Nhờ có nguồn kinh phí từ BHYT học sinh, sinh viên, y tế trƣờng học trong cả nƣớc có điều kiện hoạt động, mang lại những hiệu quả thiết thực. HS-SV khám, chữa bệnh theo chế độ BHYT đƣợc đảm bảo quyền lợi theo luật định. Ngoài ra, Quỹ còn trích ra 12% để lại cho hoạt động YTHĐ phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HS-SV tại nhà trƣờng. Năm 2010 nguồn kinh phí này lên tới hơn 286 tỷ đồng, các trƣờng đƣợc chủ động sử dụng và quyết toán theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Tại nhiều địa phƣơng, công tác BHYT HS-SV đã có những chuyển biến rõ rệt. Nhiều địa phƣơng có tỷ lệ HS-SV tham gia BHYT cao (hơn 90%) nhƣ: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Ninh Bình... Nhƣ Ninh Bình, ngoài việc hỗ trợ theo quy định của Luật BHYT, UBND tỉnh Ninh Bình còn có quyết định hỗ trợ mức phí đóng BHYT cho ngƣời thuộc hộ cận nghèo và HS-SV. Với quyết định này, HS-SV bình thƣờng khi tham gia BHYT sẽ đƣợc hỗ trợ 40% mức phí (theo Luật là đƣợc hỗ trợ 30%), còn HS-SV thuộc hộ cận nghèo đƣợc hỗ trợ tới 75% mức phí (theo Luật là 50%). Cách làm hiệu quả của Ninh Bình cũng đang đƣợc một số địa phƣơng xem xét, học tập. Trang 8 / 12 CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN 2. Khó khăn Mặc dù Luật BHYT quy định HS-SV là đối tƣợng có trách nhiệm tham gia BHYT, nhƣng sau nhiều năm thực hiện, vẫn còn đến khoảng 25% HS-SV chƣa tham gia, điều này cũng thể hiện không ít những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện chính sách. Luật BHYT quy định HS-SV là nhóm đối tƣợng thuộc trách nhiệm tham gia BHYT (bắt buộc), nhƣng lại chƣa hề có chế tài bắt buộc tham gia nên quá trình tổ chức thực hiện gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, mức phí BHYT học sinh hiện nay là tƣơng đối cao, đây là khó khăn đối với những gia đình ở nông thôn, miền núi, các hộ cận nghèo có nhiều con em đi học... Hơn nữa, cách nhìn nhận sai lệch về BHYT của phụ huynh HS-SV. Vì HS-SV là đối tƣợng có sức khỏe tốt, ít ốm đau nên nhiều ngƣời tính toán thiệt hơn, chƣa hiểu nhiều về ý nghĩa của BHHS-SV. Có lẽ do bảo hiểm đƣợc thực hiện ở Việt Nam chƣa lâu, nên kiến thức về bảo hiểm còn hạn chế. Họ có thể chƣa hiểu đƣợc nguyên tắc số đông bù số ít, san sẽ rủi ro trong bảo hiểm và chƣa có thói quen dự phòng tài chính trong cuộc sống. Tuy số tiền bỏ ra hằng năm là rất ít so với chi phí KCB đƣợc thanh toán nếu không phải ai cũng nhận ra đƣợc điều đó. Ngoài ra, tỷ lệ chi hoa hồng cho công tác thu BHYT học sinh hiện nay chƣa thật sự khuyến khích các trƣờng thực hiện, trong khi vai trò của nhà trƣờng, đội ngũ giáo viên trong việc tuyên truyền, vận động HS-SV tham gia là rất quan trọng. Tại một số địa phƣơng, sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền về BHYT học sinh chƣa thật sự sát sao, sự phối hợp giữa ngành BHXH và giáo dục chƣa chặt chẽ. Vẫn còn tình trạng lãnh đạo nhà trƣờng cho rằng, BHYT HS-SV là tự nguyện hoặc đánh đồng với các sản phẩm của các doanh nghiệp bảo hiểm thƣơng mại khác. Công tác bảo đảm quyền lợi cho ngƣời có thẻ BHYT còn có một số hạn chế. Việc tiếp cận dịch vụ y tế của ngƣời có thẻ BHYT nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng chƣa thật sự thuận lợi để khuyến khích tham gia BHYT. Công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật BHYT chƣa thực sự đi vào chiều sâu, theo từng chủ đề và theo loại đối tƣợng để phụ huynh, học sinh hiểu rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm tham gia BHYT theo luật định. Ngoài ra, báo cáo của các địa phƣơng cho thấy, tỷ lệ tham gia BHYT đối với học sinh phổ thông cao hơn hẳn so với sinh viên của các trƣờng chuyên nghiệp (85% so với 50%), nhất là sinh viên của các trƣờng do các bộ, ngành quản lý. Sinh viên tham gia BHYT chủ yếu là các em vào năm thứ nhất khi nhà trƣờng thu các khoản đóng góp đầu năm học (trong đó có tiền đóng BHYT). Từ các năm sau, tỷ lệ sinh viên tham gia giảm hẳn...đây cũng là vấn đề cần đƣợc giải quyết trong thời gian tới. Trang 9 / 12 CHƢƠNG IV: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN CHƢƠNG IV: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN Qua nhiều năm thực hiện công tác cấp, quản lý, sử dụng thẻ BHYT theo Luật BHYT, Bảo hiểm xã hội các địa phƣơng đã cơ bản triển khai cấp thẻ BHYT đầy đủ, kịp thời cho tất cả các đối tƣợng tham gia theo quy định. Một số giải pháp nêu ra dƣới đây nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động BHYT HS-SV I. ĐỐI VỚI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM Công tác chỉ đạo: Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 với mục tiêu đến năm 2020 có trên 80% dân số tham gia BHYT. Một trong các giải pháp của Đề án là tăng tỷ lệ BHYT, trong đó, đối với các nhóm đối tƣợng đã đạt tỷ lệ bao phủ trên 90% thì tiếp tục duy trì tỷ lệ bao phủ và các giải pháp nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, tăng cƣờng tiếp cận các dịch vụ y tế đồng thời tiếp tục thực hiện các giải pháp tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHYT. Cùng với việc tăng tỷ lệ bao phủ BHYT, Đề án cũng đƣa ra giải pháp nâng cao chất lƣợng và đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh BHYT, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao tinh thần, thái độ, đạo đức nghề nghiệp để bảo đảm chất lƣợng phục vụ và sự hài lòng của ngƣời bệnh có thẻ BHYT ở cả hệ thống cơ sở khám chữa bệnh nhà nƣớc và tƣ nhân. BHXH Việt Nam cần phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội nhiều hơn nữa. Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo BHXH Việt Nam, cũng nhƣ lãnh đạo các Bộ, Ngành, tổ chức chính trị - xã hội, nội dung chƣơng trình thỏa thuận phối hợp tuyên truyền về BHXH, BHYT đã đƣợc xây dựng cụ thể, phù hợp với điều kiện, đặc trƣng của từng đơn vị phối hợp và kèm theo mức độ kinh phí hỗ trợ để triển khai thực hiện chƣơng trình phối hợp. Vì vậy, sau khi thỏa thuận đƣợc ký kết các đơn vị đã chủ động triển khai tổ chức thực hiện. Các cơ quan phối hợp đều sử dụng báo viết, báo điện tử, trang web của ngành để tuyên truyền về BHXH, BHYT với các hình thức chuyên đề, chuyên trang, mở các mục giải đáp với bạn đọc vào các vị trí cố định của nhật báo, tuần báo. Ngoài ra, các địa phƣơng nơi tổ chức các hoạt động tuyên truyền đã sử dụng các phƣơng tiện truyền thông của địa phƣơng nhƣ đài phát thanh truyền hình tỉnh, đài phát thanh xã, phƣờng để tuyên truyền về BHXH, BHYT. Việc sử dụng các phƣơng tiện truyền thông của các cơ quan sẽ phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp để tuyên truyền. Ngoài việc phổ biến chính sách BHYT còn tuyên truyền về vai trò, chức năng, mối quan hệ của các cơ quan với ngành BHXH để thực hiện chính sách BHYT cho HS-SV. Đồng thời phản ánh những bất cập, khó khăn do chính ngành mình quản lý. Theo quyết định số 20/2002/QĐ – TTg, BHYT chuyển sang hệ thống BHXH, do đó BHYT là một bộ phận của BHXH. Đây là cơ quan tổ chức và thực hiện BHYT HS – Trang 10 / 12 CHƢƠNG IV: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN SV đã, đang và sẽ có nhiều giải pháp cụ thể nhất để BHYT thực sự gắn liền với mỗi học sinh, sinh viên. Nâng cao hơn nữa năng lực quản lý của hệ thống BHYT là điều cần thiết hiện nay. Đội ngũ chuyên môn và nhân viên cần có trình độ chuyên sâu, cập nhật các kiến thức mới thông qua các chƣơng trình đào tạo. Những ngƣời làm công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn thủ tục để khuyến khích cộng đồng tham gia cũng phải nắm vững về chuyên môn và kỹ năng giao tiếp tốt. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm các mƣớc, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý, vận hành. Do việc phát hành và trả thẻ thƣờng theo đợt và có khoảng cách về thời gian khá lâu nên nhiều em có nhu cầu không thể tham gia do hết đợt và khám chữa bệnh kịp thời, không tạo sự thuận tiện tối đa. Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hơn nữa và có thể giao nhiệm vụ này cho một phòng ban trong nhà trƣờng đảm nhiệm, sẵn sàng đáp ứng khi cần thiết. Quy định về mức phí: BHXH Việt Nam cũng cần xem xét cùng với Bộ Y tế, Bộ Tài chính về mức phí sao cho phù hợp qua các năm, tránh bội chi liên tục nếu giữ nguyên hoặc giảm số lƣợng tham gia khi tăng phí. Bên cạnh đó, mức phí dành cho các tỉnh, vùng miền cũng nên đƣợc điều chỉnh và hỗ trợ một phần cho khu vực khó khăn. BHXH Việt Nam cũng cần kết hợp chặt chẽ với các cơ quan khám chữa bệnh, có ràng buộc về chất lƣợng phục vụ để số lƣợng HS-SV tham gia bảo hiểm ngày càng tăng và an tâm khi sử dụng BHYT. Công tác truyền thông: Việc tuyên truyền trên các phƣơng tiện truyền thống nhƣ báo chí, áp phích không thu hút đƣợc sự chú ý nhiều. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần chú trọng đến cách thức quảng bá, các phƣơng tiện thông tin đại chúng gần gũi hơn nữa, đa dạng các kênh truyền thông riêng cho BHYT HS – SV. Cụ thể nhƣ tuyên truyền qua truyền hình, mạng điện tử. Đây là cách các công ty bảo hiểm thƣơng mại đã và đang sử dụng triệt để nhằm giới thiệu sản phẩm của họ tới khách hàng. BHYT HS – SV là một chính sách của Nhà nƣớc nên việc tuyên truyền qua kênh này có thể thu lại hiệu quả rất lớn mà chi phí bỏ ra ít hơn. Kênh tuyên truyền qua trƣờng học lại là nơi thuận lợi nhất để mang thông tin BHYT HS – SV tới các em. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có mối quan hệ tốt với các trƣờng học để họ sẽ càng quan tâm chú ý tới vấn đề ý tế học đƣờng nói chung và vấn đề BHYT nói riêng cho các học sinh của mình. II. ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP Chăm sóc sức khỏe nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ học sinh sinh viên không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nƣớc mà là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành. Muốn thực hiện tốt chính sách BHYT HS – SV thì cần thiết phải có sự chỉ đạo Trang 11 / 12 CHƢƠNG IV: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH SINH VIÊN UBND các cấp cần đề cao trách nhiệm ngƣời tham gia và đơn vị quản lý đối tƣợng tham gia trong việc kiểm tra thông tin trên thẻ ngay khi nhận thẻ từ cơ quan BHXH để yêu cầu chỉnh sửa kịp thời nếu có sai sót, tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động, ủng hộ nhà trƣờng, cơ quan BHXH về chính sách BHYT HS – SV nhằm tăng số học sinh, sinh viên tham gia và luôn đôn đốc, có văn bản hƣớng dẫn thực hiện để đạt hiệu quả cao trong quản lý . Đồng thời tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý dữ liệu, từng bƣớc nghiên cứu hiện đại hoá mẫu mã thẻ BHYT, thí điểm cấp thẻ BHYT điện tử thay cho thẻ giấy hiện nay; ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý và sử dụng dữ liệu cấp thẻ BHYT liên thông, thống nhất cả nƣớc. III. ĐỐI VỚI NHÀ TRƢỜNG Vấn đề YTHĐ ở nhà trƣờng cần thực hiện tốt hơn nữa thì việc triển khai BHYT HS – SV mới thuận lợi. Nhà trƣờng nên quan tâm đến cơ sở hạ tầng, phòng học, phòng y tế sao cho phù hợp với điều kiện, lứa tuổi và số lƣợng học sinh, sinh viên. Đồng thời nhà trƣờng nếu có biện pháp phối hợp với cơ sở y tế gần nhất để chuyển các trƣờng hợp vƣợt quá khả năng một cách hiệu quả nhất, tăng cƣờng đội ngũ cán bộ ý tế trƣờng học và cán bộ chuyên môn ở lại trƣờng lâu dài. Trang thiết bị và số thuốc phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng cần đƣợc bổ sung thƣờng xuyên. Một số trƣờng ở vùng sâu, vùng xa dù tỷ lệ tham gia ít nhƣng cũng cần phải có một số trang thiết bị cơ bản. IV. ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH Bổ sung phạm vi đƣợc hƣởng của BHYT HS-SV, ngoài khám, chữa bệnh còn đƣợc hƣởng chế độ BHYT khi bị tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt; phƣơng án sử dụng thẻ BHYT trong một số năm, tổ chức chức thu BHYT theo hộ gia đình trên địa giới hành chính; làm rõ thêm một số trƣờng hợp BHYT dừng chi trả… BHYT là chính sách tài chính quan trọng để xây dựng nền y tế theo hƣớng công bằng, hiệu quả và phát triển; là giải pháp bảo đảm an sinh xã hội. Chính vì vậy, các cấp, các ngành liên quan cần tháo gỡ những vƣớng mắc để hƣớng tới mục tiêu BHYT toàn dân. Sau 20 năm triển khai, nhất là sau ba năm thực hiện theo Luật BHYT, đến hết năm 2012 cả nƣớc đã có 70% số dân tham gia, trong đó các nhóm ƣu tiên đã tham gia đạt 100%. Trong năm qua cả nƣớc đã có 130 triệu lƣợt ngƣời có thẻ BHYT đƣợc khám, điều trị bệnh với tổng chi phí khoảng 32 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, thực tế triển khai BHYT còn nhiều hạn chế, vƣớng mắc từ cơ chế, chính sách đến tổ chức thực hiện. Ðiển hình nhƣ tại Nam Ðịnh, quá trình thực hiện có sự "vênh" quá lớn giữa các đơn vị thực hiện, chính vì vậy đến nay mới có 43% số dân toàn tỉnh tham gia BHYT. Số ngƣời tham gia ít nên chi phí bình quân khám, chữa bệnh trên đầu ngƣời của tỉnh cũng thấp và việc bù trừ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhóm đối tƣợng khám, chữa bệnh BHYT cũng không đáng kể. Trang 12 / 12 LỜI KẾT Qua những tìm hiểu về BHYT HS-SV nói trên chúng ta cũng thấy đƣợc phần nào tầm quan trọng không thể thiếu của nó. Mặc khác, tình trạng kinh tế thị trƣờng hiện nay đang ngày một đi lên kéo theo dịch vụ khám chữa bệnh đắt đỏ, có thể nói là cao nhất trong tất cả các dịch vụ xã hội. Khi không may bị ốm đau bệnh tật bất ngờ, đại đa số ngƣời dân không đủ khả năng tài chính để bảo vệ sức khoẻ của mình cũng nhƣ gia đình. Điều này dẫn đến sự cần thiết phải có một giải pháp để giải quyết vấn đề trên, đó chính là BHYT. Hơn nữa nền kinh tế tăng trƣởng, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao, tuổi thọ của ngƣời dân ngày càng đƣợc tăng lên, cơ cấu dân số đƣợc chuyển dịch theo chiều hƣớng số ngƣời già nhiều lên làm cho nhu cầu khám chữa bệnh không ngừng tăng lên. Vì vậy hệ thống khám chữa bệnh, cơ sở vật chất y tế chƣa đáp ứng nổi, đặc biệt ngân sách Nhà nƣớc không thể thoả mãn đƣợc nhu cầu này. Chính vì thế chỉ có BHYT mới đáp ứng đƣợc với tính chất huy động sự đóng góp của số đông ngƣời khoẻ mạnh để bù đắp cho số ít ngƣời ốm đau, giúp các gia đình tháo gỡ đƣợc khó khăn. Bên cạnh đó BHYT – đặc biệt là BHYT HS-SV còn tạo nên một môi trƣờng lành mạnh, tạo thế vững vàng cũng nhƣ tâm lý an tâm cho các em học tập. BHYT HS-SV còn giúp ổn định về mặt tài chính cho các bậc phụ huynh cũng nhƣ cho cơ sở vật chất của nhà trƣờng, giúp công tác giảng dạy đƣợc cải thiện để việc học tập của các em đƣợc nâng cao nhằm đƣa đất nƣớc có khả năng sánh vai với cƣờng quốc năm châu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Giáo trình Nguyên lý và thực hành bảo hiểm – Trƣờng Đai Học Kinh Tế TP.HCM. [2] Luật Bảo hiểm Việt Nam, Luật số 25/2008/QH12 [3] Nghị Định số 62/2009/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, và Luât BHYT 2008 [4] Các trang website: www.webbaohiem.net , www.baomoi.com, … [5] Các đƣờng link: 1. “Bảo hiểm y tế bắt buộc với HS-SV” ,www.baomoi.com 2. “Thủ tƣớng: Cần khắc phục quá tải ở các bệnh viện”, www.vietnamplus.vn 3. “Thực hiện Bảo hiểm y tế bắt buộc học sinh, sinh viên theo Luật BHYT - Bƣớc đột phá quan trọng trên lộ trình BHYT toàn dân”, www.bhxhthainguyen.gov.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan