Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự biến đổi của tiếng việt trong tỉnh ubonratchathannee, thái lan...

Tài liệu Sự biến đổi của tiếng việt trong tỉnh ubonratchathannee, thái lan

.PDF
79
158
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- SROYSUDA SUWANNA SỰ BIẾN ĐỔI CỦA TIẾNG VIỆT TRONG TỈNH UBONRATCHATHANEE, THÁI LAN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- SROYSUDA SUWANNA SỰ BIẾN ĐỔI CỦA TIẾNG VIỆT TRONG TỈNH UBONRATCHATHANEE, THÁI LAN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60 22 02 40 Người hướng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Ngọc Bình HÀ NỘI – 2015 Lời cảm ơn Tôi xin trân trọng cảm ơn Đại học Quốc Gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Phòng Đào tạo Sau đại học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Ban Chủ nhiệm Khoa Ngôn Ngữ học đã tiếp nhận tôi làm học viên cao học, như là một biểu tượng của tình hữu nghị hai nước Việt Nam và Thái Lan. Tôi chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Chính, Chủ nhiệm khoa Ngôn Ngữ học đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Ngọc Bình, người thầy mẫu mực và tận tụy trong việc hướng dẫn luận văn. Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến vợ chồng bác Liễu, những người đã coi tôi như con đẻ của mình, đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2015 Tác giả Sroysuda Suwann MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh 8 2. Mục tiêu 14 3. Kết quả nghiên cứu dự kiến 14 4. Phương pháp 14 5. Phạm vi nghiên cứu 15 6. Giả thuyết nghiên cứu 15 7. Các cách tiếp cận mà luận văn chấp nhận 15 8. Khu vực nghiên cứu thực địa 17 9. Nguồn dữ liệu 17 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Thổ ngữ hoặc phương ngữ địa lý 18 1.2 Biến đổi ngôn ngữ 20 1.3 Các nghiên cứu về sự biến đổi ngôn ngữ 22 1.4 Những công trình về biến đổi ngôn ngữ trong họ ngôn ngữ Mon-Khmer 1.5 Phương pháp thu thập số liệu 25 28 1.5.1 Khảo sát cộng đồng người gốc Việt 28 1.5.2 Danh sách từ của ngôn ngữ Việt – Mường 29 1.5.3 Cộng tác viên 30 1.6 Công cụ nghiên cứu 32 1.6.1 Bảng từv ựng ngôn ngữ nhóm Việt – Mường 31 1.6.2 Máy tính xách tay 31 1.6.3 Microphone 31 1.6.4 Chương trình WINCECIL 32 1.6.5 Chương trình Microsoft Excel 32 1.7 Phân tích dữ liệu 32 1.7.1 Phân tích thính giác 32 1.7.2 Phân tích máy tính 32 1.8 Tiểu kết 33 CHƯƠNG 2: BIẾN THỂ CỦA PHỤ ÂM VÀ NGUYÊN ÂM 2.1 Hệ thống âm vị học của tiếng Việt chuẩn 35 2.1.1 Phụ âm 35 2.1.2 Nguyên âm 36 2.1.3 Thanh điệu tiếng Việt 37 2.2 Hệ thống chữ viết của tiếng Việt 38 2.3 Biến thể phụ âm đầu trong tiếng Việt Thái (TV) 39 2.4 Biến thể phụ âm cuối 45 2.5 Sự biến đổi của nguyên âm 49 2.6 Đặc điểm đặc biệt 54 2.7 So sánh một vài từ vựng của miền Bắc Trung Bộ Việt Nam (NCV) với tiếng Việt Thái (TV) 55 2.8 Tiểu kết 55 KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC 66 Danh mục từ viết tắt CV Central Vietnamese NCV North- Central Vietnamese NV Northern Vietnamese QN Chữ Quốc Ngữ SIL Summer Institute of Linguistics SV Southern Vietnamese TCV Thanh-Chuong Vietnamese TV Thai Vietnamese 6 Danh mục bảng biểu Bảng 1.1 Chữ Quốc Ngữ trong các biến thể địa phương (Alves, 2002) 26 Bảng 2.1 Các âm vị phụ âm của tiếng Việt chuẩn (như mô hình tiếng nói của Hà Nội) 36 Bảng 2.2 Hệ thống nguyên âm của tiếng Việt chuẩn 37 Bảng 2.3 Hệ thống phụ âm của tiếng Việt 38 Bảng 2.4 Hệ thống nguyên âm của tiếng Việt viết 39 Bảng 2.5 Các âm vị phân biệt tiếng Việt Bắc bộ và Trung bộ được phát hiện ở tỉnh Ubonratchathanee, Thái Lan 39 Bảng 2.6 Biến thể các phụ âm đầu 44 Bảng 2.7 Một vài từ trong Chuẩn và TCV 47 Bảng 2.8 Sự biến đổi của phụ âm cuối 49 Bảng 2.9 Sự biến thể của nguyên âm 54 Bảng 2.10 Một số từ trong NCV 55 7 MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam và theo cách phân loại được thừa nhận rộng rãi nhất, nó thuộc nhóm Việt-Mường, nhánh Môn – Khmer, ngữ hệ Nam Á. Ban đầu tiếng Việt là ngôn ngữ không có thanh điệunhư các ngôn ngữ Môn-Khmer khác. Tuy nhiên, hiện tại Tiếng Việt cóhệ thống sáu thanh điệu được phát triển đầy đủ. Khía cạnh này đã được H. Maspéro vàA.Haudricourt đề cập một cách rất cụ thể trong các nghiên cứu của mình. Người ta ước tính rằng cho đến thế kỷ thứ VI,tiếng Việt có ba thanh điệuvà đến thế kỷ thứ XXII, tiếng Việt có tất cả sáu thanh điệu (Haudricourt, 1954). Người Việt Nam định cư ở nhiều khu vực tại Thái Lan nhưng chủ yếu tập trung ở vùng phía đông và đông bắc Thái Lan. Pussadee Chandavimol (1998) đề cập rằng người Việt Nam bước vào vương quốc Thái Lan bắt đầu từ thời kỳ Ayuthaya dưới thời trị vì của vua Narai (1656-1688) đến thời kỳ đầu Rattanakosin dưới thời trị vì của vua Rama IV (1851-1868). Tuy nhiên, có rất ít chi tiết đề cập đến việc họ đến Thái Lan. Có hai lý do chính khiến họ rời khỏi quê hương đến tái định cư tại Thái Lan: (l) để thoát khỏi sự ngược đãi về chính trị và tôn giáo và (2) họ là những tù nhân chiến tranh. Những người tị nạn chính trị và tôn giáo rời khỏi đất nước của họ bằng thuyền và định cư ở các tỉnh Ayuthaya và Chanthaburi. Họ hầu hết là những người theo đạo Thiên chúa và tại thời điểm đó, họ bị đàn áp và ngược đãitại quê nhà. Trong thời kỳ trị vì của vua Rama I đến vua Rama V (1786-1910), một số nhóm đến Thái Lan với số lượng lớn và định cư ở Bangkok, Chanthaburi và vùng Đông Bắc. Nhiều người trong số họ đến từ Huế và Hà Tĩnh, miền Trung Việt Nam. Dưới thời trị vì của vua Rama IV (1851-1868), phần lớn những người này –những 8 người đang tìm cách thoát khỏi sự đàn áp tôn giáo và nạn đói-đến từ miền Nam và nhiều người đến từ các tỉnh miền Trung và Bắc Trung Bộ. Nhóm người đến từ miền Trung và Bắc Trung Bộ thường đi qua Lào và định cư tại các tỉnh Nakhorn Phanom, Nongkhai và Sakon Nakhorn. Khajaiphai Burusphat (1978: 9-12) cho rằng Người Việt Nam cư trú tại Đông Bắc Thái Lan vào Thái Lan qua Lào từ năm 1945-1946 sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Con số xấp xỉ khoảng 51.700 người. Những người đến Thái Lan qua Viêng Chăn là người miền Bắc Việt Nam và định cư tại tỉnh Nong Khaicòn những người đến Thái Lan qua huyện Thakhaek của Lào là người miền Trung Việt Nam và định cư tại trung tâm thành phố Nakhon Phanom, huyện That Phanom và tỉnh Mukdahan. Người Việt Nam ở khu vực này tham gia vào tất cả các loại hình kinh doanh, nghề thủ công và nông nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết họ đều tham gia vào các doanh nghiệp và họ rất chăm chỉ,khoan dung. Không lâu sau khi tái định cư, họ đã thành công và kiểm soát các hoạt động kinh tế ở các tỉnh mà họ cư trú. Thậm chí họ còn coi thường nhữngcư dân bản địa vùng đông bắc và gắn cho họ thương hiệulười biếng và nghèo đói. Họ thích sử dụng tiếng Thái chuẩn hơn là tiếng địa phương, ngoại trừ vớinhững khách hàng mà họ có thể tận dụng lợi thế kinh doanh. Ngược lại, người dân địa phương cũng gắn cho người Việt cái mác đầy mỉa mai “Thai Mai” hay Người Thái mới. Bùi Quang Tùng (1958), được trích dẫn trong Pussadee Chandavimol (1998: 123-125) đã nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong các cộng đồng người Việt ở Bangkok và tỉnh Chanthaburi. Người ta thấy rằng tiếng Việt trong những khu vực này là hình thức ngôn ngữ cổ xưa hiếm khi người Việt có thể hiểu được. Nhiều từ ngữ và thành ngữ được vay mượn từ tiếng Thái. Hơn nữa, các ngữ điệu cũng giống tiếng Thái.Kết quả là các cuộc trò chuyện giữa Người Việt ở Việt Nam và Người Việt ở Thái Lan đều cần có 9 phiên dịch viên. Tác giả tiếp tục dự đoán rằng, trong vòng một hoặc hai thế hệ hay khoảng 50 năm, tiếng Việt sẽ hoàn toàn bị đồng hóa với tiếng Thái chính thống. Giống như tất cả các ngôn ngữ, tiếng Việt có nhiều biến thể theo khu vực và ngôn ngữ xã hội với những đặc điểm độc đáo riêng từ Bắc đến Nam. Nguyễn (1990: 49-68) đã điều chỉnh một chút quan điểm truyền thống làtiếng Việtcó ba loại hình theo khu vực – miền Bắc, miền Trung và miền Namkhi cho rằng hiệnnay còn có loại hình Bắc-Trung mới. Lối nói của người dân Hà Nội ở miền Bắc được coi ngôn ngữ chuẩn, được sử dụng như một phương tiện trong giảng dạy, diễn đàn công cộng và là ngôn ngữ chính thức. Thompson (1987) phân loại Tiếng Việt thành bảy loại hình địa phương ngoài phương ngữ chuẩn làtiếng Hà Nội. Thompson cũng khẳng định rằng ở Huế, thanh hỏi và ngã gần giống nhau,có âm tắc ở thanh hầu và nguyên âm ba trở thành nguyên âm đôi trong tất cả mọi trường hợp. Biến thể hoặc biến thể ngôn ngữ là sự khác biệt trong âm vị học, ngữ pháp hay lựa chọn từ ngữ trong mối tương liên khu vực, địa vị xã hội và/hoặc trình độ học vấn, hoặc mức độ tuân thủ một tình huống trong đó ngôn ngữ được sử dụng. Biến thể ngôn ngữ theo khu vực hoặc ngôn ngữ địa phương là một biến thể ngôn ngữ, được nói ở một khu vực tại một quốc gia, biến thể ngôn ngữ khác một chút về từ vựng, ngữ pháp, vàcách phát âm so với từ vựng, ngữ pháp và cách phát âm của cùng một ngôn ngữ (Richards, Platt, Weber, 1985: 305). Trọng tâm của nghiên cứu này là hệ thống âm vị học của Tiếng Việt được sử dụng bởi người Thái gốc Việt định cư tại tỉnh Ubonratchathanee,Thái Lan. Trong nghiên cứu này, người Thái gốc Việt được chia thành ba nhóm tuổi khác nhau: ≥ 60 tuổi, 41-59 tuổi, và≤ 40 tuổi. Nhóm đầu tiên đại diện cho thế hệ cũ- nhiều người trong nhóm này được cho là đã di cư từ Việt Nam 10 sang. Nhóm thứ hai đại diện cho thế hệ những người sinh ra trên lãnh thổ Thái Lan. Họ có thể hoặc không được giáo dục trong hệ thống giáo dục chính thức trong khi nhóm cuối cùng đại diện cho thế hệ hiện tại được sinh ra ở Thái Lan và đã được tiếp xúc với hệ thống giáo dục chính thức và các phương tiện truyền thông của Thái Lan. Mục đích của việc phân loại độ tuổi là tìm hiểu sự dị biệtgiữa ba thế hệ và xu hướng thay đổi trong tương lai. Tiếng Việt ở Thái Lan được phân thành ba loại chính. Tiếng địa phương phía Nam được nói ở miền đông Thái Lan, cụ thể là ở các tỉnh Trat, Rayong, Chanthaburi và Arunyaprathet. Các đặc tính của biến thể ngôn ngữ này tương tự như biến thể ngôn ngữ Thành phố Hồ Chí Minh (Sujika Phuget, 1996). Các biến thể của Tiếng Việt ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam được sử dụng tại khu vực đông bắc Thái Lan. Phương ngữ miền Trung, một phương ngữ chiếm ưu thế, được nói trong toàn khu vực trừ tỉnh Udon Thani, Nong Khai, Khon Kaen và Loei, nơi chủ yếu sử dụng hình thức ngôn ngữ của miền Bắc. Ngoài ra, hình thức ngôn ngữ của miền Bắc cũng được sử dụng rộng rãi ở Bangkok, nơi cư trú chính của cộng đồng người Việt. Về mặt sử dụng và bảo tồn ngôn ngữ, việc thực thisẽ là khác nhau ở các nơi khác nhau. Nếu cộng đồng người Việt sống cùng nhau hoặc tập trung đông đúc như ở Nakhon Phanom, Mukdahan và Sakon Nakhon, thì việc sử dụng ngôn ngữ bản địa mang tính chủ động đa thế hệ và được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày ở tất cả các nhóm xã hội. Trẻ em sử dụng song ngữ, cả Tiếng Việt và tiếng Thái. Tuy nhiên, trong các cộng đồng mà người Việt Nam chiếm thiểu số thì ngôn ngữ bản địa chỉ được sử dụng bởi đa số thế hệ già và trẻ em trở thành đơn ngữ trong tiếng Thái. Chính trị là một yếu tố quan trọng trong trường hợp biến đổi ngôn ngữ này. Trước đây, dạy Tiếng Việt cho trẻ em đã cấm và những người dạy Tiếng Việt cho trẻ em bị bắt và bị buộc tội là cộng sản hay có liên kết với chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Nhiều ngôi nhà 11 bị lục soát để tìm kiếm các tài liệu liên quan đến tiếng Việt. Để tránh bị truy tố và các vấn đề phát sinh, nhiều giáo viên Việt đã bỏ dạy hoàn toàn. Hơn nữa, nhiều phụ huynh chấp nhận giao thoa văn hóa bằng cách khuyến khích con cái của họ học tiếng Thái với hi vọng rằng con cái của họ có thể trở thành một phần của văn hóa chính thống. Việc thực hành tiếng Thái đã tước quyền học ngôn ngữ tổ tiên của thế hệ trẻ. Nếu tiếng Việt không được sử dụng tích cực ở nhà thì những thế hệ trẻ này không thể hoặc hầu như không thể hiểu và sử dụng nó. Sự đa dạng ngôn ngữ trong khu vực hiện nay đang được thúc đẩy mạnh mẽ, đặc biệt là đối với tiếng Việt, kể từ khi Thái Lan và Việt Nam mở cửa biên giới và thiết lập mối quan hệ kinh tế song phương. Giáo dục Việt Nam đã được tái sinh với nỗ lực bảo tồn ngôn ngữ ở Nakhon Phanom và Sakon Nakhon, nơi cư trú của phần lớn người Việt. Nhiều trường tư đã được thành lập và tiếng Việt được giảng dạy trong các tổ chức giáo dục đại học. Tuy nhiên, ngôn ngữ vẫn chưa được đưa vào chương trình giảng dạy bậc tiểu học và trung học. Nghiên cứu tiếng Việt hoàn toàn thường dựa trên lợi ích cá nhân. Các thế hệ lớn tuổi thường phàn nàn về việc thiếu quan tâm đến ngôn ngữ của giới trẻ Thái -Việt, trong khi thế hệ trẻ lại cho rằng họ đã có quá đủ bài tập phải làm ở trường và thêm vào đó, ngôn ngữ không mang lại lợi ích kinh tế cho tương lai của họ. Hơn nữa, nhiều người trong số họ không muốn bị xem là có quan hệ với Việt Nam vì họ không muốn bị nhạo báng giữa các đồng nghiệp của họ. Mặc dù kinh tế sung túc không kém gì người Thái Trung nhưng họ không được tôn trọng như người Thái Trung và có thể bị làm mất danh dự và lạm dụng về mặt ngôn ngữ. Hiện tượng xã hội này có thể là do họ mặc cảm là liên quan với chủ nghĩa cộng sản và về tình trạng kinh tế nghèo nàn của quê hương mình trong quá khứ. 12 Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu về âm vị học của tiếng Việt được sử dụng ở Thái Lan tại Thái Lan. Sujika Phuget (1996) thực hiện nghiên cứu của mình trong một cộng đồng người Việt tại huyện Arunyaprathet, tỉnh Sakaew. Những kết quả nghiên cứu của bà cho thấy sự hiện diện của 20 phụ âm, 14 nguyên âm và 5 thanh điệu. Các đặc điểm ngôn ngữ học được phát hiện tương tự như các đặc tính ngôn ngữ học của khu vực miền Nam Việt Nam. Kaewta Saliphot (1998) đã nghiên cứutiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở quận Muang, tỉnh Nakhon Phanom. Những kết quả nghiên cứu của bà cho thấy sự hiện diện của 23 phụ âm, 14 nguyên âm và 6 thanh điệu, với các đặc trưng của giọng Hà Nội. Bà cũng lưu ý rằng các hệ thống âm vị học trong cộng đồng này là sự kết hợp của cả hai hình thức ngôn ngữ của miền Bắc và miền Nam, đặc biệt đối với các phụ âm và thanh điệu. Đây có lẽ là vì các cộng đồng dân cư có nguồn gốc từ các vùng miền khác nhau của Việt Nam. Jinda Ubolchote (1998) đã nghiên cứu các đặc điểm âm vị của tiếng Việt trong ba nhóm tuổi đang sinh sống tại cộng đồng xã Khlung, tỉnh Chanthaburi. Kết quả nghiên cứu của bà cho thấy sự hiện diện của 21 phụ âm, 14 nguyên âm và 4 thanh điệu, với các đặc điểm gần với các đặc điểm của giọng Sài Gòn. Wasinee Meekrua-Iam (2002) đã thực hiện nghiên cứu âm vị học và từ vựng Tiếng Việt về thực phẩm và tiêu dùng ở huyện Thabo, tỉnh Nongkhai. Kết quả nghiên cứu của bà cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Kaewta Saliphot. Trong năm 2003, Woraya Som-Indra đã phát động một cuộc khảo sát ngữ âm tiếng Việt tại làng Najok, tỉnh Nakhon Phanom. Kết quả nghiên cứu của bà cho thấy sự kết hợp các đặc điểm NV và CV như một phát minh mới. Theo đó, bà ghi nhận các âm quặt lưỡi, một đặc điểm của CV và phụ âm xát vòm miệng hữu thanh [z], một đặc trưng NV, âm tắc môi vô thanh [ph], và năm thanh điệu đặc trưng của CV, trong đó thanh hỏi và ngã đã bị sáp nhập. 13 Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại chưa có một nghiên cứu nào về thổ ngữ tiếng Việt ở tất cả các vùng miền của Thái Lan. Như vậy, nghiên cứu này có thể được coi là rất ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. 2. Mục tiêu 2.1 Nghiên cứu về sự biến đổi ngữ âm trong tiếng Việt ở tỉnh Ubonratchathanee, Thái Lan. 2.2 Tìm ra các biến thể của tiếng Việt trong khu vực này qua khảo sát ba thế hệ người Thái gốc Việt. 3. Kết quả nghiên cứu dự kiến 3.1 Định hình và mô tả sự biến đổi của phương ngữ tiếng Việt. 3.2 So sánh sự biến đổi ngôn ngữ trong khu vực ở ba thế hệ người Thái gốc Việt. 3.3 Các kết quả nghiên cứu này sẽ là dữ liệu nền tảng cho các nghiên cứu tương tự ở các vùng khác của Thái Lan. 3.4 Nghiên cứu này cũng như các nghiên cứu về tiếng Việt sẽ có lợi cho thúc đẩy quan hệ kinh tế và văn hóa song phương giữa hai dân tộc. 4. Phương pháp Nghiên cứu này là một nghiên cứu định tính, sử dụng các phương pháp sau đây: 4.1 Một tập hợp các từ, trong đó bao gồm cả sáu thanh điệu trong tiếng Việt: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã và nặng, được lựa chọn nhằm mục đích phân tích sự biến đổi âm điệu. Bảng từ này được xây dựng bởi Viện Ngôn ngữ học mùa hè (SIL, www.sii.org) nhằm phân tích sự biến đổi của phụ âm và 14 nguyên âm, bao gồm 281 đơn vị từ vựng và có liên quan đến các ngôn ngữ trong nhóm Việt-Mường. 4.2 Các thông tin chính được lựa chọn dựa trên đại diện của mỗi thế hệ trong một cộng đồng ngôn ngữ. Nếu có nhiều hơn một biến thể phương ngữ trong một cộng đồng ngôn ngữ duy nhất thì số lượng đại diện sẽ được lựa chọn theo số lượng các biến thể phương ngữ với sự chấp nhận rằng có 4 cộng đồng ngôn ngữ trong tỉnh Ubonratchathanee hiện nay. 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu này tập trung vào phương ngữ tiếng Việt của ba thế hệ sinh sống ở tỉnh Ubonratchathanee, Thái Lan: ≤ 40 tuổi, 41-59 tuổi và ≥ 60 tuổi. Tổng số công tác viên là 36, đại diện cho 4 cộng đồng. 5.2 Khu vực nghiên cứu là 4 cộng đồng ngôn ngữ trong tỉnh Ubonratchathanee, Thái Lan. 5.3. Thực ra sự biến đổi của tiếng Việt sẽ xảy ra trên rất nhiều bình diện như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp…Tuy nhiên, luận văn này chỉ bàn đến sự biến đổi về mặt ngữ âm của tiếng Việt trong tỉnh Ubonratchathanee, Thái Lan. 6. Giả thuyết nghiên cứu Theo lý thuyết sóng, sự thay đổi tại tiêu điểm sẽ lớn hơn vùng ngoại vi. Như vậy, chúng ta giả định rằng những biến thể của tiếng Việt của thế hệ đầu tiên sẽ duy trì các hình thức ngôn ngữ bảo thủ hơn so với thế hệ thứ hai và thứ ba. 7. Các cách tiếp cận mà luận văn chấp nhận Biến thể hoặc biến thể ngôn ngữ là sự khác biệt trong cách phát âm, ngữ pháp hay lựa chọn từ ngữ trong mối tương liên khu vực, tầng lớp xã hội, 15 trình độ học vấn, hoặc mức độ tuân thủ một tình huống. Trong nghiên cứu này, sự khác biệt của tiếng Việt trong địa bàn nghiên cứu là sự khác biệt về phụ âm và nguyên âm. Địa lý phương ngữ là nghiên cứu mẫu khu vực của biến thể hình thức ngôn ngữ của cùng một ngôn ngữ. Sự biến đổi của nghiên cứu này là ở ba thếhệ người Việt Nam sinh sống ở tỉnh Ubonratchathanee, Thái Lan. Cộng đồng xã hội là một nhóm người được xác định về mặt xã hội hoặc theo khu vực địa lý, được xác định bằng cách sử dụng cùng một ngôn ngữ hoặc biến thể ngôn ngữ. Trong trường hợp này, các cộng đồng ngôn luận được hiểu là các cộng đồng người Việt ở tỉnh Ubonratchathanee, Thái Lan. Bản đồ ngôn ngữ học là một bản đồ thể hiện sự phân phối các đặc điểm ngôn ngữ trong một khu vực được lựa chọn như là một sự hỗ trợ để hình dung các khu vực của vùng đó; trong đó các hình thức thay thế hoặc các hình thức đối lập nhau được sử dụng. Các đặc điểm phân đoạn và siêu phân đoạn của tiếng Việt được vẽ trên một bản đồ của tỉnh Ubonratchathanee. Lý thuyết sóng là một mô hình lý thuyết đòi hỏi phải phổ biến các đổi mới về mặt ngôn ngữ học từ một trung tâm đến các vùng lãnh thổ xung quanh, giống như một viên đá được ném vào nước tạo ta các gợn sóng lăn tăn rộng dần và mờ dần xung quanh điểm tác động. Lý thuyết này lần đầu tiên được đề xuất bởi Johannes Schmidt vào năm 1872. Lý thuyết được thiết kế để xem xét thực tế có mối quan hệ tương quan nhất định giữa khoảng cách địa lý và khoảng cách ngôn ngữ, ít nhất là khi có các đặc điểm cụ thể được thể hiện (Bynon, 1977: 192-195). Trask (1977:236-237) định nghĩa lý thuyết sóng như là cách thức xem xét sự thay đổi về mặt ngôn ngữ và sự khác nhau về khu vực trong một ngôn ngữ hoặc một hệ ngôn ngữ. Lý thuyết sóng xem một ngôn ngữ như một trường liên tục tại một khu vực. Mỗi lần có một thay đổi xẩy ra 16 tại một vị trí thì thay đổi đó sẽ lan rộng một cách liên tục sang khu vực khác của vị trí sử dụng ngôn ngữ đó. Trong trường hợp của tiếng Việt tại tỉnh Ubonratchathanee, thế hệ già chắc chẵn sẽ giữ lại những hình thức bảo thủ của ngôn ngữ trong khi thế hệ trẻ lại thể hiện nhiều biến đổi ngôn ngữ hơn do các nhân tố bên trong như dễ phát âm, và/hoặc mối liên hệ giữa ngôn ngữ với môi trường xung quanh. 8. Khu vực nghiên cứu thực địa Khu vực thu thập dữ liệu bao gồm 4 cộng đồng người Việt tại tỉnh Ubonratchathanee thượng nguồn sông Mê Kông. Các cộng đồng là đối tượng điều tra để tìm hiểu những thay đổi về mặt phụ âm, nguyên âm hoặc thanh điệu trong phương ngữ ở vùng này so với vùng khác. 9. Nguồn dữ liệu Nguồn ngữ liệu được xây dựng từ một bảng từ. Bảng từ này được xây dựng bởi Viện Ngôn ngữ học mùa hè (SIL, www.sii.org) nhằm phân tích sự biến đổi của phụ âm và nguyên âm, bao gồm 281 đơn vị từ vựng và có liên quan đến các ngôn ngữ trong nhóm Việt-Mường. 17 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Chương này xem xét các nghiên cứu liên quan đến biến đổi ngôn ngữ và thổ ngữ trong các ngôn ngữ khác nhau và các ngôn ngữ trong nhóm MonKhmer. Chương này cũng mô tả chi tiết các phương pháp thu thập dữ liệu trước và trong quá trình khảo sát thực địa, tất cả các công cụ nghiên cứu sử dụng để thu thập và phân tích dữ liệu cùng các phương pháp phân tích dữ liệu. 1.1 Thổ ngữ hoặc phương ngữ địa lý Chambers và Trudgill (1998:3-5) định nghĩa thổ ngữ như là nghiên cứu về hình thái các phương ngữ và những biến thể. Một phương ngữ chỉ một biến đổi ngôn ngữ khác biệt ít nhất so với các biến thể khác về mặt ngữ pháp, âm vị học, hoặc từ vựng. Một tiêu chí để phân biệt được hai hay nhiều biến thể là phương ngữ hoặc ngôn ngữ khác nhau là tính dễ hiểu lẫn nhau. Nếu người nói của hai biến thể này, không được học trước hoặc tiếp xúc với người nói của phương ngữ kia vẫn có thể hiểu người nói của phương ngữ kia ở một mức độ nào đó, nó được coi là họ nói những phương ngữ khác nhau của cùng một ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu người nói của hai biến thể hoàn toàn không thể hiểu được người kia nói gì, thì được coi làhọ nói hai ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ, một người Thái sẽ không có khả năng hiểu tiếng Việt nếu anh không học ngôn ngữ này trước đó, nhưng anh ta vẫn có thể hiểu tiếng Lào ngay cả khi không được học trước hoặc tiếp xúc với ngôn ngữ này vì tiếng Lào đại diện cho một phương ngữ khác trên tính liên tục của phương ngữ gắn với tiếng Thái, mặc dù chúng có thể trùng nhau phần nào đó. Theo Chambers và 18 Trudgill, tính dễ hiểu lẫn nhau phụ thuộc vào ba yếu tố sau đây, cụ thể là, mức độ tiếp xúc với ngôn ngữ khác của người nghe, trình độ giáo dục và sự sẵn sàng để hiểu được ngôn ngữ đó. Hơn nữa, các tác giả cũng xác định phương ngữ địa lý là một phương pháp để thu thập bằng chứng về sự khác biệt của phương ngữ một cách có hệ thống. Trong việc thu thập dữ liệu về những khác biệt của phương ngữ, một bảng câu hỏi điều tra với cùng một hướng dẫn hoặc một tập hợp các từ vựng cơ bản thường được sử dụng như một công cụ nghiên cứu để người thu thập dữ liệu thuộc lĩnh vực khác nhau trong các tình huống khác nhau và có thể gợi ra bản chất chung của dữ liệu ngôn ngữ. Điều này nhằm đảm bảo rằng các kết quả về ngôn ngữ có thể được thực hiện tương tự. Về lịch sử của phương ngữ địa lý, Chambers và Trudgill (1998: 15-16), tuyên bố rằng cuộc khảo sát phương ngữ địa lý đầu tiên được tiến hành ở Đức bởi George Wenker vào năm 1876. Wenker đã gửi một danh sách các câu viết theo tiêu chuẩn của Đức cho các giáo viên ở miền bắc nước Đức và yêu cầu họ gửi lại danh sách phiên âm ra ngôn ngữ địa phương. Từ năm 1877 đến năm 1887, gần 50.000 danh sách đã được gửi đi trên toàn quốc, và khoảng 45.000 trong số đó đã được gửi trả lại như là danh sách được phiên âm ra ngôn ngữ địa phương. Tuy nhiên, đa số dữ liệu lại chỉ ra vấn đề hơn là thuận lợi. Tác giả buộc phải phân tích các biến thể của một số từ nhất định trong một khu vực lân cận của miền Bắc và miền Trung nước Đức. Cuối cùng, ông đã tạo ra hai bộ bản đồ ngôn ngữ bằng tay, với mỗi bản đồ chỉ ra một tính năng riêng biệt. Chúng là át-lát ngôn ngữ đầu tiên được xuất bản (1998: 15-16). Năm 1896, Jules Gillieron bắt đầu làm cuộc khảo sát ngôn ngữ của nước Pháp bằng cách sử dụng một bảng câu hỏi với khoảng 1.500 câu hỏi. Kết quả là hơn 700 cuộc phỏng vấn được tiến hành tại 639 địa điểm ở các vùng nông thôn Pháp. Các dữ liệu được gửi đến Gillieron và nhóm của ông gặp mặt định 19 kỳ để phân tích và hợp nhất. Với một dòng dữ liệu ngôn ngữ ổn định, chúng có thể đưa ra những kết quả ngay lập tức, bắt đầu từ năm 1902 và tập thứ mười ba (tập cuối cùng) đã được xuất bản vào năm 1910. Công trình của ông có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các công trình sau này về phương ngữ địa lý nhờ tính hiệu quả và chất lượng của dự án từ khi khởi đầu đến lúc xuất bản (1998: 17). 1.2 Biến đổi ngôn ngữ Chomsky (1965: 3) cho rằng sự thay đổi là bản chất bên trong ngôn ngữ và không có sự bất biến lý tưởng nào giữa người nói – người nghe trong một cộng đồng ngôn luận hoàn toàn đồng nhất. Thực tế là ngôn ngữ thay đổi từ người nói này đến người nói khác và từ vùng này sang vùng khác; ngay cả với cùng một người, lời nói cũng thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào tâm trạng người đó: hạnh phúc, buồn, mệt mỏi hay phấn khích. Hockett (1965: 192-193) trích đoạn của Jespersen xuất bản năm 1922 về thay đổi âm thanh như sau: “Có nhiều nét giống nhau trong thông tin của âm thanh lời nói: tại một thời điểm, chúng ta có thể hạ hàm thấp một chút, hoặc đẩy lưỡi ra phía trước một chút so với bình thường, hoặc ngược lại, do ảnh hưởng của sự mệt mỏi hay lười biếng, hoặc để nhạo báng ai đó, hoặc bởi vì chúng ta ngậm một điếu xì gà hay khoai tây trong miệng, sự chuyển động của hàm hay của lưỡi có thể ngắn hơn bình thường.” Như một hệ quả, trong một cộng đồng lời nói được tạo thành từ nhiều người nói, khi đó tính đa dạng của ngôn ngữ là sự ràng buộc để xảy ra sự biến đổi khi các thành viên của cộng đồng thuộc độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp và địa vị xã hội hoặc thậm chí dân tộc khác nhau. Jespersen nói thêm rằng quá trình thay đổi âm thanh bản chất là từ từ và nó liên quan đến các biến thể xã hội khác nhau để các thay đổi xảy ra. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan