Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh pháp luật việt nam và pháp luật một số nước về chế định trách nhiệm tiền...

Tài liệu So sánh pháp luật việt nam và pháp luật một số nước về chế định trách nhiệm tiền hợp đồng

.PDF
100
7
126

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ NGA SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC VỀ CHẾ ĐỊNH TRÁCH NHIỆM TIỀN HỢP ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2021 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ NGA SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC VỀ CHẾ ĐỊNH TRÁCH NHIỆM TIỀN HỢP ĐỒNG Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số: 8380101.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG CHÂM Hà Nội – 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Thị Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ...................................................... 4 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 7 7. Kết cấu của luận văn: .................................................................................... 8 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TIỀN HỢP ĐỒNG ...................................................................................................... 9 1.1 Khái niệm, đặc điểm chung......................................................................... 9 1.1.1 Khái niệm hợp đồng ................................................................................. 9 1.1.2 Khái quát chung về giai đoạn Tiền hợp đồng ........................................ 11 1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm giai đoạn Tiền hợp đồng ............................... 11 1.2.1.2 Nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng.................................. 14 1.1.3 Khái niệm và đặc điểm Trách nhiệm Tiền hợp đồng............................. 17 1.1.3.1 Khái niệm Trách nhiệm Tiền hợp đồng .............................................. 17 1.1.3.2 Đặc điểm trách nhiệm tiền hợp đồng .................................................. 19 1.2 Các học thuyết pháp lý về trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng ................. 20 1.2.1 Cơ sở pháp lý phát sinh trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng ................. 20 1.2.2 Bản chất pháp lý của trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng ...................... 24 1.2.3 Các học thuyết pháp lý nền tảng ............................................................ 25 1.2.3.1 Học thuyết cho rằng trách nhiệm tiền hợp đồng là trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong hợp đồng ...................................................................... 25 1.2.2.2 Học thuyết cho rằng trách nhiệm tiền hợp đồng là trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng ..................................................................... 28 1.2.2.3 Học thuyết cho rằng trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đặc biệt phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng.................................................................. 29 CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TIỀN HỢP ĐỒNG ........................... 31 2.1 Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng một số quốc gia ................................... 31 2.1.1. Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng theo pháp luật của Đức [78] ........ 32 2.1.1.1 Việc ghi nhận nghĩa vụ tiền hợp đồng ................................................ 32 2.1.1.2 Hệ quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng ........................... 33 2.1.2. Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng theo pháp luật của Pháp [76] ....... 35 2.1.2.1 Việc ghi nhận nghĩa vụ tiền hợp đồng ................................................ 35 2.1.2.2 Hệ quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng ........................... 37 2.1.3. Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng theo pháp luật của Anh [63] ........ 39 2.1.3.1 Việc ghi nhận nghĩa vụ tiền hợp đồng ................................................ 39 2.1.3.2 Hệ quả từ việc vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng ................................. 43 2.2 Trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng theo pháp luật Việt Nam .................. 45 2.2.1 Khái quát chung trách nhiệm tiền hợp đồng .......................................... 45 2.2.2 Trách nhiệm tiền hợp đồng đƣợc luật hóa theo pháp luật Việt Nam ..... 48 2.2.2.1 Việc ghi nhận nghĩa vụ thông tin tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam ................................................................................................................. 48 2.2.2.2 Việc ghi nhận hệ quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam ......................................................................................... 56 2.3 So sánh, đánh giá chung pháp luật một số quốc gia và pháp luật Việt Nam về trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng ............................................................... 59 CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TIỀN HỢP ĐỒNG ................. 63 3.1 Thực tiễn áp dụng và những vƣớng mắc trong thực thi pháp luật Việt Nam63 3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam ................................................ 71 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 84 DANH MỤC VIẾT TẮT Nguyên nghĩa STT Viết tắt 1 BLDS Bộ luật Dân sự 2 PICC Bộ nguyên tắc về hợp đồng thƣơng mại quốc tế 3 PECL Bộ nguyên tắc của Luật hợp đồng châu Âu 4 CISG Công ƣớc Viên về mua bán hàng hóa quốc tế 1980 5 BLHH Bộ luật hàng hải 6 BTTH Bồi thƣờng thiệt hại MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Hợp đồng là một trong những chế định có vai trò quan trọng bậc nhất trong Bộ luật Dân sự (BLDS) nhiều nƣớc trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trƣờng, cùng với quá trình phân công lao động sản xuất, cung ứng dịch vụ, quá trình luân chuyển hàng hóa - tiền tệ trong xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp, sự tự do hành động và bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chủ thể đƣợc tôn trọng và bảo vệ, hợp đồng giữ vai trò chủ đạo nhƣ là “luật riêng” của các bên tham gia, đƣợc các bên triệt để tuân thủ, nếu không sẽ gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi. Điều đó chỉ đƣợc thực hiện khi các bên đã chính thức giao kết hợp đồng thông qua những hình thức nhất định. Để đi đến kí kết hợp đồng tất yếu các bên phải trải qua giai đoạn đàm phán thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng, gọi là giai đoạn tiền hợp đồng. Giai đoạn tiền hợp đồng là một giai đoạn dễ có sự gian lận và lạm dụng ở mọi góc độ [77]. Đây cũng là giai đoạn tƣơng đối độc lập với các giai đoạn khác liên quan đến hợp đồng. Do vậy, cần đƣợc quy định là loại nghĩa vụ pháp lý độc lập nhằm xác định rõ các quyền và nghĩa vụ cho các bên liên quan. Trách nhiệm của các bên trong khoảng thời gian từ thời điểm gặp gỡ, tiếp xúc, đề nghị giao kết hợp đồng, thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng đến trƣớc khi giao kết hợp đồng thì không phải lúc nào cũng đƣợc pháp luật điều chỉnh. Trên thực tế có rất nhiều trƣờng hợp, hợp đồng không đƣợc ký kết, hủy bỏ, vô hiệu gây thiệt hại cho một trong các bên mà nguyên nhân xuất phát từ chính giai đoạn tiền hợp đồng, khi các bên không thực hiện đúng các nghĩa vụ nhƣ nghĩa vụ cung cấp và bảo mật thông tin, hoặc vi phạm nguyên tắc thiện chí, trung thực khi tham gia thỏa thuận đàm phán. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc đặt ra trách nhiệm tiền hợp 1 đồng tức là có sự can thiệp của pháp luật vào giai đoạn mà các bên chƣa hình thành nên quan hệ hợp đồng, vi phạm nguyên tắc tự do hợp đồng, tạo nên rào cản cho các bên khi muốn tiến hành thƣơng lƣợng ký kết hợp đồng. Để trả lời cho câu hỏi này, cần đặt trên bàn cân so với sự rủi ro trong quá trình đàm phán, hoặc khi chƣa có sự can thiệp của pháp luật của một bên yếu thế hơn so với bên còn lại. Việc thiếu vắng các quy định về trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng đã làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn gây ảnh hƣởng đến quyền và lơi ích hợp pháp của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng. Chính bởi sự quy định còn chƣa rõ ràng, chế tài chƣa đủ mạnh trong giai đoạn tiền hợp đồng, dẫn đến việc một trong các bên lợi dụng quá trình đàm phán để trục lợi hay một trong các bên đột ngột chấm dứt đàm phán mà không có lý do chính đáng gây thiệt hại cho bên kia sau khi các bên đã trải qua một giai đoạn đàm phán dài… Ở giai đoạn này, những thỏa thuận không mang tính ràng buộc giữa các bên, nhƣng thể hiện ý chí của các bên đối với việc tham gia giao dịch, các bên có thể chƣa chắc chắn đƣợc giao dịch có đi đến kết quả hay không mặc dù đã bỏ ra thời gian và nguồn lực nhất định. Việc đặt ra trách nhiệm tiền hợp đồng, chính là đảm bảo sự tự do có giới hạn một cách công bằng, hạn chế tối đa các rủi ro thiệt hại và đảm bảo an toàn pháp lý trong suốt quá trình đàm phán và có thể dẫn đến hợp đồng hình thành trong tƣơng lai. Trách nhiệm tiền hợp đồng quy định vừa đảm bảo công bằng vừa đảm bảo nguyên tắc tự do, trung thực thiên chí đảm bảo cho các bên tự do đàm phán trên cơ sở tôn trọng lợi ích của nhau, tôn trọng pháp luật. Câu hỏi đặt ra, một trong các bên có đƣợc bồi thƣờng các khoản chi phí từ bên còn lại khi có thiệt hại xảy ra hay không ở trƣớc giai đoạn hợp đồng đƣợc xác lập? Bản chất pháp lý của trách nhiệm này là gì và có hay không phát sinh nghĩa vụ bắt buộc đối với các bên? Hiện nay, pháp luật dân sự Việt Nam chỉ ghi nhận hai loại trách nhiệm 2 dân sự là: trách nhiệm pháp lý theo hợp đồng và trách nhiệm pháp lý ngoài hợp đồng. Vậy trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đối với giai đoạn tiền hợp đồng là loại trách nhiệm nào? Theo sự phát triển của kinh tế xã hội, các giao dịch dân sự, hợp đồng diễn ra hàng ngày trong cuộc sống, giai đoạn tiền hợp đồng đóng vai trò quyết định đến việc hợp đồng có đƣợc ký kết hay không. Để xác định bản chất pháp lý của trách nhiệm tiền đồng, các chế tài pháp lý đối với các bên tham gia giao kết thì việc nghiên cứu lý luận và pháp luật so sánh đóng vai trò quan trọng, do vậy khẳng định đề tài "So sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nƣớc về chế định trách nhiệm tiền hợp đồng" mang tính cấp thiết cao trong bối cảnh, xu hƣớng hài hoá hoá pháp luật hợp đồng. 2. Tình hình nghiên cứu Trên thế giới, các nƣớc có nền kinh tế phát triển và hệ thống pháp luật tƣơng đối hoàn thiện, ổn định nhƣ Anh, Pháp, Mỹ, Đức… thì pháp luật điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng không còn là vấn đề mới. Tuy nhiên, đối với Việt Nam thì đây là một vấn đề khá mới mẻ và chƣa đƣợc quan tâm nhiều trong lĩnh vực khoa học pháp lý. Cho đến nay, các văn bản điều chỉnh vấn đề liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng nhƣ Bộ luật dân sự 2015, Luật Thƣơng mại 2015, Luật doanh nghiệp 2014, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật cạnh tranh… nhƣng còn chƣa đầy đủ, mang tính chuyên biệt và còn nhiều bất cập. Liên quan đến nội dung hợp đồng nói chung và giai đoạn tiền hợp đồng nói riêng thì đã có nhiều đề tài khoa học, luận văn, bài viết trên tạp chí đã đề cập một cách trực tiếp hoặc lồng ghép vào những nội dung liên quan. Đối với hợp đồng thì có sự nghiên cứu tƣơng đối nhiều, có thể kể đến nhƣ: giáo trình luật hợp đồng của PGS.TS. Ngô Huy Cƣơng (2013), cuốn sách Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh do nhà xuất bản tƣ pháp xuất bản năm 2007, bài viết “Đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật 3 Việt Nam” của tác giả Ngô Huy Cƣơng đăng trên Tạp chí Nhà Nƣớc và Pháp luật số 2 năm 2010, bài viết “Nguyên tắc thiện chí và vấn đề hoàn thiện Bộ luật dân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Anh Thƣ đăng trên tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật năm 2014, ….trong đó có cuốn sách “Giai đoạn Tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam” của tác giả TS. Lê Trƣờng Sơn, nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam năm 2016 là ấn phẩm khoa học pháp lý đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu một cách toàn diện dƣới góc độ pháp lý và thực tiễn về giai đoạn tiền hợp đồng. Với mục đích làm phong phú thêm nội dung nghiên cứu về hợp đồng, tôi lựa chọn đề tài: "So sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nƣớc về chế định trách nhiệm tiền hợp đồng" làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ luật học với mong muốn sẽ góp phần hoàn thiện hơn lý thuyết chung về trách nhiệm tiền hợp đồng từ góc nhìn pháp luật so sánh. Đồng thời, qua lăng kính khách quan từ nghiên cứu pháp luật về trách nhiệm tiền hợp đồng của một số quốc gia, phát hiện những hạn chế của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm tiền hợp đồng cũng nhƣ những khó khăn, vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Từ đó, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về trách nhiệm tiền hợp đồng, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp đồng của nƣớc ta hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn áp dụng của một số nƣớc trên thế giới về giai đoạn tiền hợp đồng, nghiên cứu thực trạng, tình hình Việt nam để có thể đánh giá đƣợc mức độ bảo vệ của các quy định pháp luật trong thực tế. Đồng thời, dựa vào thực trạng đó để nghiên cứu về nguyên nhân của thực trạng trên từ đó đƣa ra những giải pháp để tháo gỡ vƣớng mắc còn tồn tại. Để có thể đạt đƣợc mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tài, luận văn phải giải quyết các vấn đề sau: 4 i) Làm rõ cơ sở lý luận về những vấn đề liên quan đến Trách nhiệm giai đoạn tiền hợp đồng. Trong đó bao gồm các vấn đề chính nhƣ khái niệm về trách nhiệm tiền hợp đồng, đặc điểm pháp lý, các nội dung của giai đoạn tiền hợp đồng... ii) Phân tích các quy định của pháp luật một số quốc gia và Việt Nam về trách nhiệm pháp lý đối với giai đoạn tiền hợp đồng. iii) Thực tiễn pháp luật Việt Nam về giai đoạn tiền hợp đồng. Từ đó chỉ ra những vƣớng mắc trong pháp luật Việt Nam và kiến nghị các giải pháp tìm ra hƣớng đi mới phù hợp. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về vấn đề trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại giai đoạn tiền hợp đồng. Trong khuôn khổ luận văn, nôi dung chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn đề chính nhƣ sau: Khái quát chung về trách nhiệm tiền hợp đồng; Pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về trách nhiệm tiền hợp đồng; So sánh, đánh giá khách quan từ đó đƣa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật về hợp đồng. Phạm vi nghiên cứu luận văn sẽ tập trung các vấn đề xung quanh trách nhiệm tiền hợp đồng. Đối với Việt Nam, nghiên cứu theo góc độ thời gian từ trƣớc đến nay theo Bộ luật dân sự, kết hợp các bộ luật Luật thƣơng mại, Luật cạnh tranh, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ nhƣng nghiên cứu những nội dung quy định của BLDS 2015 và các vấn đề thực tiễn phát sinh từ việc áp dụng Bộ luật này sẽ là nội dung chủ yếu. Về mặt không gian, nghiên cứu phân tích các quy định pháp luật của các nƣớc trong hệ thống Civil law, Common law thông qua một số nƣớc điển hình. Bên cạnh đó, luận văn cũng tham khảo thêm các văn bản quốc tế nhƣ Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thƣơng mại quốc tế (gọi tắt là Bộ Nguyên tắc Unidroit), Bộ Nguyên tắc Luật hợp đồng Châu Âu, Công ƣớc Viên 1980 5 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (gọi tắt là Công ƣớc Viên), và một số bản án của Tòa án Việt Nam và bản án của một số quốc gia trên thế giới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lê Nin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, các phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp sau đây cũng đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận án nhƣ: Phƣơng pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp hệ thống hóa và phƣơng pháp so sánh luật học. Cụ thể: Thứ nhất, Phƣơng pháp kết hợp lý luận với thực tiễn: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong tất cả các chƣơng của luận văn. Từ việc tìm hiểu những quan điểm pháp luật là cơ sở lý luận để hình thành nên các quy định pháp luật, kết hợp với phân tích thực trạng pháp luật, các bản án cũng nhƣ là kèm theo các ví dụ minh họa cụ thể trong quá trình nghiên cứu về trách nhiệm giai đoạn tiền hợp đồng trong các hệ thống pháp luật. Đồng thời áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu thực chứng, áp dụng trong chƣơng 3 khi phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật thông qua các vụ việc cụ thể. Thứ hai, Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong tất cả các chƣơng của luận văn. Cụ thể là đƣợc sử dụng để đi sâu vào tìm hiểu, phân tích các quan điểm và các quy định pháp luật về trách nhiệm tiền hợp đồng (các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ phát sinh trong giai đoạn tiền hợp đồng, nghĩa vụ thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng, trách nhiệm đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng bồi thƣờng thiệt hại trong giai đoạn tiền hợp đồng) trong pháp luật của các nƣớc, phân tích làm rõ thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam, chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế để từ đó có hƣớng để xuất những giải pháp hoàn thiện. Thứ ba, Phƣơng pháp hệ thống hóa lịch sử: Phƣơng pháp này cũng đƣợc 6 sử dụng xuyên suốt trong việc nghiên cứu toàn bộ luận văn nhằm trình bày các nội dung của luận văn theo một trình tự, bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa phát triển các nội dung để đạt đƣợc mục đích và yêu cầu đã đƣợc xác định cho luận án. Trên cơ sở dùng phƣơng pháp lịch sử để hệ thống hóa sự ra đời và phát triển của chế định trách nhiệm tiền hợp đồng của Việt Nam qua các thời kỳ, phân tích làm rõ kế thừa tƣ tƣởng của các nhà lập pháp từ những năm qua. Thứ tư, Phƣơng pháp so sánh pháp luật: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong việc so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật nƣớc ngoài và các văn bản pháp lý quốc tế để từ đó tìm ra những điểm tƣơng đồng, sự khác biệt cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của pháp luật trên thế giới về giai đoạn tiền hợp đồng. Phƣơng pháp này cũng đƣợc kết hợp sử dụng trong tất cả các chƣơng của luận văn và từ sự so sánh này, tác giả đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm pháp lý đối với giai đoạn tiền hợp đồng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả đạt đƣợc của luận văn góp phần làm sáng tỏ phƣơng diện lý luận trong khoa học pháp lý của vấn đề trách nhiệm tiền hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2015 từ góc nhìn so sánh. Cụ thể: Về phƣơng diện lý luận, thông qua việc làm rõ một số vấn đề về giai đoạn tiền hợp đồng, luận văn góp phần vào việc củng cố và hoàn thiện cơ sở lý luận về giai đoạn tiền hợp đồng trong khoa học pháp lý Việt Nam. Về phƣơng diện thực tiễn, những quan điểm và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng đƣợc đề xuất trong luận văn đóng góp để hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm tiền hợp đồng. Đồng thời, tôi mong muốn góp phần nâng cao 7 nhận thức, hạn chế tối đa rủi ro trong giai đoạn tiền hợp đồng nói riêng và hợp đồng nói chung đến tất cả những cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia vào bất cứ giao dịch, hợp đồng nào. Bên cạnh đó, luận văn cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các cá nhân và doanh nghiệp Việt nam trong quá trình tham gia đàm phán ký kết các hợp đồng. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu, nội dung đề tài bao gồm 3 chƣơng: CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TIỀN HỢP ĐỒNG CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TIỀN HỢP ĐỒNG; CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TIỀN HỢP ĐỒNG 8 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ TIỀN HỢP ĐỒNG 1.1 Khái niệm, đặc điểm chung 1.1.1 Khái niệm hợp đồng Trƣớc khi phân tích khái niệm trách nhiệm pháp lý tiền hợp đồng theo pháp luật một số nƣớc trên thế giới, chúng ta cần có nhận thức chung về văn hóa pháp lý tiền hợp đồng của các nƣớc thông qua các khái niệm cơ bản có liên quan. Trong đó, cần hiểu thống nhất một số khái niệm nhƣ định nghĩa “hợp đồng” hay “contract”, “đàm phán” hay “negotiation” và làm thế nào để một hợp đồng có hiệu lực đƣợc hình thành. Một hợp đồng đƣợc định nghĩa là một sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều ngƣời quy định về nghĩa vụ phải làm hoặc không đƣợc làm một việc cụ thể nào đó [33, tr322]. Hợp đồng là một phƣơng tiện quan trọng trong các giao dịch đời sống xã hội. Robert W. Emerson, John W. Hardwich đã khẳng định Luật hợp đồng là nền tảng của nhiều lĩnh vực khác nhau của luật kinh doanh, đại diện, lao động, mua bán, thƣơng phiếu và giao dịch bảo đảm, là khuôn khổ bảo đảm cho các mong ƣớc hợp pháp đƣợc đáp ứng hoặc cung cấp các chế tài [32]. Còn theo Lee Boldeman, các lý thuyết gia pháp lý ở cuối thế kỷ XIX xem luật hợp đồng là một ngành luật nguyên mẫu của những gì đƣợc xem là khoa học pháp lý [66] (...) Chính vì thế mà chế định hợp đồng xuất hiện từ rất sớm, ngay từ thời xa 9 xƣa tuy chƣa có quy định pháp lý nào rõ ràng, nhƣng hợp đồng đã đƣợc thực hiện thông qua hình thức, nội dung nhất định. Chế định hợp đồng của Việt Nam bắt đầu đƣợc quy định cụ thể hơn qua các Bộ luật Dân sự Việt Nam. Cùng với lịch sử qua các thời kỳ bị đô hộ thời kỳ Pháp thuộc và Bắc thuộc nên ít nhiều ảnh hƣởng đến quan điểm về hợp đồng. Trải qua các quy định khác nhau về hợp đồng, có nhiều khái niệm đã đƣợc điều chỉnh cho đến nay tại Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Việc thay thế khái niệm “Hợp đồng dân sự” (tại Điều 388 Bộ Luật Dân sự 2005) bằng “Hợp đồng” chính là hàm ý muốn xác lập nguyên tắc chung về hợp đồng. Điều này bảo đảm tính thống nhất trong các quy định của hợp đồng trong các lĩnh vực khác nhau. Theo quan điểm của Edward younkins trong bài viết Freedom to contract, hợp đồng cho phép mọi ngƣời gánh chịu trách nhiệm và cam kết đối ứng, đƣa ra những lời hứa mà ngƣời khác có thể dựa vào, loại bỏ một số điều không chắc chắn khỏi cuộc sống và thiết lập những kỳ vọng hợp lý cho các hành động trong tƣơng lai [29]. Nếu phân tích hợp đồng từ các lời hứa hay sự cam kết, thì hợp đồng có thể đƣợc xem là phƣơng thức mà theo đó ngƣời này thƣơng lƣợng với ngƣời khác để có thể tạo ra sự bảo đảm rằng những lời hứa cam kết của họ có đời sống dài hơn so với những “trạng thái dễ thay đổi trong suy nghĩ của họ” [7]. Giáo sƣ James Gordley cũng đã có cuốn tài liệu “Tính khả thi của những lời hứa trong Luật hợp đồng Châu Âu” về tình trạng pháp lý của những lời hứa. Trong phần trung tâm của cuốn sách, các chuyên gia pháp lý xem xét cách mƣời hai hệ thống pháp lý hiện đại của châu Âu xử lý mƣời lăm tình huống cụ thể trong đó một lời hứa có thể không đƣợc thực thi - các tình huống bao gồm quà tặng, cho vay, bảo lãnh, nhà ở, phần thƣởng và hợp đồng môi giới. 10 Con ngƣời thƣờng có những trạng thái suy nghĩ dễ thay đổi, nên để chắc chắn một cam kết đƣợc thực hiện, họ lập nên hợp đồng để những cam kết trong tƣơng lai sẽ đảm bảo thực hiện đƣợc, và nếu không thực hiện vì một lý do nào đó gây thiệt hại sẽ có những chế tài phạt vi phạm. Hay nói cách khác đó là những trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Theo quan điểm của TS. Nguyễn Minh Oanh – giảng viên khoa pháp luật Dân sự, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội: “Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một ngƣời vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho ngƣời khác phải bồi thƣờng những tổn thất mà mình gây ra”. Giai đoạn tiền hợp đồng chƣa hình thành nên hợp đồng, suốt quá trình đàm phán, thỏa thuận, nếu một bên không có thiện chí cùng thực hiện “lời hứa”, gây thiệt hại cho bên còn lại, vi phạm các nghĩa vụ tiền hợp đồng, thì liệu có chế tài đặt ra để đảm bảo tính công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên? Hay nói cách khác, vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, không tuân thủ nguyên tắc trung thực thiện chí là có đƣợc xác định là cơ sở làm phát sinh trách nhiệm dân sự không Chính vì vậy, pháp luật hợp đồng điều chỉnh trách nhiệm tiền hợp đồng là một trong những quy định bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, bảo đảm nguyên tắc tự do ý chí, thiện chí, trung thực trong giao kết hợp đồng. 1.1.2 Khái quát chung về giai đoạn Tiền hợp đồng 1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm giai đoạn Tiền hợp đồng Giai đoạn tiền hợp đồng (pre contractual phase) bắt đầu từ khi một bên đƣa ra lời mời giao kết bày tỏ ý định tạo lập một hợp đồng (nhƣ quảng cáo, trƣng bày giới thiệu hàng hóa đƣa ra thông tin) cho ngƣời khác biết mong muốn xác lập một hợp đồng của mình. Tuy nhiên cũng có nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm xác lập quan điểm tiền hợp đồng. 11 Luật pháp Thụy Sĩ quy định về giai đoạn trƣớc hợp đồng là giai đoạn sơ bộ của các cuộc thảo luận trong đó các bên tham gia khai thác khả năng ký kết hợp đồng, đàm phán một số điều khoản và thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết cho hợp đồng tƣơng lai. Giai đoạn bắt đầu khi các bên bắt đầu kết nối lẫn nhau nhằm mục đích ký kết hợp đồng và kết thúc bằng việc từ chối lời đề nghị hoặc ký kết hợp đồng [71, tr586]. François Terré định nghĩa đàm phán hợp đồng là “giai đoạn thăm dò trong đó các nhà thầu tƣơng lai trao đổi quan điểm của họ, xây dựng và thảo luận về các đề xuất mà họ đƣa ra để xác định nội dung của hợp đồng, mà không chắc chắn kết luận về nó” [56, tr185]. Đàm phán là việc hƣớng tới thực hiện các giao dịch kinh doanh, là quá trình thƣơng lƣợng với ngƣời khác trên cơ sở tôn trọng giao dịch; thực hiện trao đổi các thông tin liên lạc hoặc tổ chức hội nghị nhằm đạt đƣợc một phƣơng án giải quyết hoặc đạt đƣợc thỏa thuận. Đó là những gì đạt đƣợc giữa các bên hoặc thông qua ngƣời đại diện của họ trong quá trình đàm phán để vƣợt qua những bất đồng giữa các bên nhằm thiết lập hợp đồng hoặc là cuộc đàm phán để sắp xếp các điều khoản của hợp đồng [81, tr1036]. Thông qua giai đoạn tiền hợp đồng các bên xem xét khả năng giao kết hợp đồng, thƣơng lƣợng những điều khoản cụ thể của hợp đồng, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc giao kết hợp đồng nếu có… Nói cách khác, giai đoạn tiền hợp đồng là giai đoạn để các bên bày tỏ ý chí với nhau cũng nhƣ chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác cho việc giao kết hợp đồng, giai đoạn này có thể dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào từng trƣờng hợp cụ thể. Theo J.H.M van Erp cho rằng Tòa án tối cao của Hà Lan có một phán quyết năm 1957 rằng giai đoạn tiền hợp đồng là một mối quan hệ pháp lý đƣợc điều chỉnh bởi nguyên tắc thiện chí [36, tr369-373]. Để đạt đƣợc thỏa thuận đàm phán đi đến ký kết và thực hiện, trong quá trình thƣơng thảo, các 12 bên phải tuân thủ theo nguyên tắc thiện chí và trung thực. Trƣớc khi ký kết hợp đồng, các bên thƣờng đàm phán, thƣơng lƣợng về nội dung, hình thức của hợp đồng dự định ký kết. Những hợp đồng có giá trị lớn, phức tạp thì các bên sẽ cần phải có quá trình đàm phán lâu hơn, cần bỏ ra chi phí nhiều hơn và có thể phải tiết lộ những bí mật kinh doanh để đi đến ký kết hợp đồng. Chính vì tính phức tạp chƣa đƣợc ràng buộc và dễ dàng bị ràng buộc, nên các bên lựa chọn ký với nhau một hợp đồng phụ gọi lại biên bản ghi nhớ, hoặc ý định thƣ quy định trƣớc một số vấn đề cần đƣợc bảo đảm trong giai đoạn đàm phán. Bộ luật Dân sự Hy Lạp cũng quy định nếu các bên không chắc chắn về ý định tạo quan hệ pháp lý dứt khoát vì họ chƣa đạt đƣợc thỏa thuận thỏa đáng liên quan đến hợp đồng của họ, thì họ có thể thay thế hợp đồng bằng bản ghi nhớ hợp đồng sơ bộ hoặc ký hết hợp đồng quyền chọn để các bên có thể quyết định theo lợi ích tốt nhất của họ [35]. Trên cơ sở khái niệm về giai đoạn tiền hợp đồng, quan điểm của Lê Trƣờng Sơn tóm tắt đặc điểm của giai đoạn tiền hợp đồng [12, tr27] nhƣ sau: Thứ nhất, ở giai đoạn này hợp đồng chƣa hình thành nên các quy định áp dụng cho hợp đồng nhƣ thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng không đƣợc áp dụng. Thứ hai, ở giai đoạn này các bên đƣợc hƣởng tự do hợp đồng, một nguyên tắc nền tảng của xã hội hiện đại. Ở đây, nguyên tắc tự do hợp đồng đƣợc áp dụng, do đó, các bên tự do trong ứng xử của mình và có thể quyết định xác lập hay không xác lập hợp đồng. Thứ ba, nếu ở giai đoạn tiền hợp đồng các bên có tự do trong việc xác lập hay không xác lập hợp đồng thì phải thừa nhận rằng quan hệ giữa các bên không thể nằm ngoài pháp luật. Giai đoạn này không đƣợc điều chỉnh bởi các quy định về thực hiện hợp đồng và tự do hợp đồng đuợc áp dụng nhƣng điều đó không có nghĩa là các bên hoàn toàn tự do và hoàn toàn tùy tiện trong ứmg 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan