Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh hoạt tính kháng khuẩn của 5 dòng lốt (piper lolot c.dc.)...

Tài liệu So sánh hoạt tính kháng khuẩn của 5 dòng lốt (piper lolot c.dc.)

.PDF
67
1
74

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG VÕ HỒNG THÀNH CÔNG SO SÁNH HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA 5 DÒNG LỐT (Piper lolot C.DC.) Luận văn tốt nghiệp Ngành: BÁC SĨ THÚ Y Cần Thơ, 2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Ngành: BÁC SĨ THÚ Y Tên đề tài: SO SÁNH HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA 5 DÒNG LỐT (Piper lolot C.DC.) Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. Huỳnh Kim Diệu Võ Hồng Thành Công MSSV: 3064505 Lớp: Thú Y K32 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN THÚ Y Đề tài: So sánh hoạt tính kháng khuẩn của 5 dòng Lốt (Piper lolot C.DC.) do sinh viên: Võ Hồng Thành Công thực hiện tại phòng Dược lý E009, phòng Vi sinh và miễn dịch E209 bộ môn Thú Y, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ từ 09/08/2010 đến 30/10/2010. Cần thơ ngày tháng năm 2010 Cần thơ ngày Duyệt Bộ môn Cần thơ, ngày tháng năm 2010 Duyệt Giáo viên hướng dẫn tháng năm 2010 Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD i LỜI CẢM TẠ Với lòng biết ơn sâu sắc, con chân thành cảm ơn cha mẹ đã nuôi dưỡng, dạy bảo con nên người và luôn an ủi, động viên con trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô Huỳnh Kim Diệu, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Chân thành cảm ơn các quý thầy cô Bộ môn Thú Y và Bộ môn Chăn Nuôi Thú Y đã hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập. Nhất là sự giúp đỡ của cô Tâm, cô Minh Bộ môn Thú Y trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Chân thành cảm ơn anh, chị và tất cả bè bạn đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn này. ii MỤC LỤC Đề mục Trang Trang duyệt ...........................................................................................................i Lời cảm tạ ............................................................................................................ii Mục lục .............................................................................................................. iii Danh mục chữ viết tắt...........................................................................................vi Danh mục bảng ...................................................................................................vii Danh mục sơ đồ..................................................................................................viii Danh mục hình .....................................................................................................ix Tóm lược..............................................................................................................xi CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................1 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................3 2.1. Sơ lược về cây Lốt .....................................................................3 2.1.1 Phân loại.................................................................................3 2.1.2 Mô tả đặc điểm.......................................................................3 2.1.3 Phân bố, hình thái...................................................................4 2.1.4 Cách trồng ..............................................................................4 2.1.5 Bộ phận dùng .........................................................................4 2.1.6 Thành phần hóa học................................................................4 2.1.7 Tác dụng dược lý....................................................................4 2.1.8 Công dụng ..............................................................................5 2.1.9 Bài thuốc có Lốt .....................................................................6 2.2. Vi khuẩn gây bệnh phổ biến trên gia súc và thủy sản..................8 2.2.1 Vi khuẩn Gram dương ............................................................8 a. Staphylococcus aureus...............................................................8 b. Streptococcus faecalis .............................................................11 iii 2.2.2 Vi khuẩn Gram âm ...............................................................14 a. Aeromonas hydrophila.............................................................14 b. Edwardsiella ictaluri...............................................................17 c. Edwardsiella tarda ..................................................................19 d. Escherichia coli.......................................................................21 e. Pseudomonas aeruginosa ........................................................24 f. Salmonella spp........................................................................27 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM............32 3.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................32 3.2. Phương tiện nghiên cứu............................................................32 3.2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm .........................................32 3.2.2 Nguyên liệu ..........................................................................32 3.2.3 Thiết bị và hóa chất ..............................................................32 3.2.4 Vi khuẩn dùng trong thí nghiệm ...........................................33 3.3. Phương pháp thí nghiệm...........................................................34 3.3.1 Phương pháp thu mẫu lá Lốt................................................34 3.3.2 Chiết suất cao thô lá Lốt .......................................................34 3.3.3 Phương pháp tính hiệu suất chiết xuất cao ............................37 3.3.4 Phương pháp tính ẩm độ cao.................................................37 3.3.5 Xác định tính kháng khuẩn ...................................................38 a. Chuẩn độ đục...........................................................................38 b. Chuẩn độ vi khuẩn...................................................................38 c. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu............................................39 3.4. Chỉ tiêu theo dõi.......................................................................41 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................42 4.1. Hiệu suất chiết xuất cao lá Lốt..................................................42 4.2. Kết quả xác định ẩm độ của cao lá Lốt .....................................42 iv 4.3. Nồng độ ức chế tối thiểu cao của 5 dòng Lốt............................43 4.4. Một số hình ảnh kết quả nồng độ ức chế tối thiểu của cao Lốt..44 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.........................................................50 5.1. Kết luận....................................................................................50 5.2. Đề nghị.....................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................51 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên chữ BGA Brilliant Green Agar BHI Brain Heart Infusion agar CFU Colony Forming Unit DM Dry Matter (Vật chất khô) DMSO Dimethyl Sulfoxide EMB Eosin Methylene Blue agar MC Mac Conkey MHA Muller Hinton Agar MIC Nồng độ ức chế tối thiểu MR Methyl Red MSA Mannitol Salt Agar NA Nutrient Agar NB Nutrient Broth TSA Trypticase Soy Agar A. hydrophila Aeromonas hydrophila E. coli Escherichia coli E. ictaluri Edwardsiella ictaluri E. tarda Edwardsiella tarda P. aeruginosa Pseudomonas aeruginosa Sal. spp. Salmonella spp. S. aureus Staphylococcus aureus S. faecalis Streptococcus faecalis vi DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 4.1: Hiệu suất chiết xuất cao lá Lốt.............................................................42 Bảng 4.2: Ẩm độ của cao lá Lốt...........................................................................42 Bảng 4.3: So sánh nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao 5 dòng Lốt trên các giống vi khuẩn thí nghiệm ...................................................................................43 vii DANH MỤC SƠ ĐỒ Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 3.1: Qui trình điều chế cao thô từ lá Lốt.....................................................36 Sơ đồ 3.2: Qui trình chuẩn độ vi khuẩn................................................................39 Sơ đồ 3.3: Qui trình xác định MIC của cao thô lá Lốt..........................................41 viii DANH MỤC HÌNH Tên hình Trang Hình 2.1: Cây Lốt..................................................................................................3 Hình 2.2: Một phần Cây Lốt..................................................................................3 Hình 2.3: S. aureus dưới kính hiển vi điện tử.........................................................8 Hình 2.4: S. faecalis dưới kính hiển vi điện tử .....................................................12 Hình 2.5: A. hydrophila dưới kính hiển vi điện tử................................................15 Hình 2.6: E. ictaluri dưới kính hiển vi điện tử .....................................................17 Hình 2.7: E. tarda dưới kính hiển vi điện tử ........................................................19 Hình 2.8: E. coli dưới kính hiển vi điện tử ...........................................................22 Hình 2.9: P. aeruginosa dưới kính hiển vi điện tử ...............................................25 Hình 2.10: Sal. spp dưới kính hiển vi điện tử.......................................................28 Hình 3.1: Lá Lốt sau khi sấy và bóp nhỏ..............................................................34 Hình 3.2: Lá Lốt khi ngâm methanol và lọc.........................................................35 Hình 3.3: Cao thô lá Lốt bên ngoài và bên trong bình cô quay.............................35 Hình 4.1: 8 chủng vi khuẩn thử nghiệm trên đĩa đối chứng..................................44 Hình 4.2: MIC của dòng Lốt 1 trên 6 chủng vi khuẩn (S. aureus, S. faecalis, E. coli, A. hydrophila, P. aeruginosa, Sal. spp)................................................................44 Hình 4.3: MIC của dòng Lốt 1 trên E. ictaluri .....................................................45 Hình 4.4: MIC của dòng Lốt 1 trên E. tarda ........................................................45 Hình 4.5: MIC của dòng Lốt 2 trên 6 chủng vi khuẩn (S. aureus, S. faecalis, E. coli, A. hydrophila, P. aeruginosa, Sal. spp)................................................................45 Hình 4.6: MIC của dòng Lốt 2 trên E. ictaluri .....................................................46 Hình 4.7: MIC của dòng Lốt 2 trên E. tarda ........................................................46 Hình 4.8: MIC của dòng Lốt 3 trên 6 chủng vi khuẩn (S. aureus, S. faecalis, E. coli, A. hydrophila, P. aeruginosa, Sal. spp)................................................................46 Hình 4.9: MIC của dòng Lốt 3 trên E. ictaluri .....................................................47 ix Hình 4.10: MIC của dòng Lốt 3 trên E. tarda ......................................................47 Hình 4.11: MIC của dòng Lốt 4 trên 6 chủng vi khuẩn (S. aureus, S. faecalis, E. coli, A. hydrophila, P. aeruginosa, Sal. spp)........................................................47 Hình 4.12: MIC của dòng Lốt 4 trên E. ictaluri ...................................................48 Hình 4.13: MIC của dòng Lốt 4 trên E. tarda ......................................................48 Hình 4.14: MIC của dòng Lốt 5 trên 6 chủng vi khuẩn (S. aureus, S. faecalis, E. coli, A. hydrophila, P. aeruginosa, Sal. spp)........................................................48 Hình 4.15: MIC của dòng Lốt 5 trên E. ictaluri ...................................................49 Hình 4.16: MIC của dòng Lốt 5 trên E. tarda ......................................................49 x TÓM LƯỢC Lá Lốt là một loại rau dùng làm thức ăn cho con người, nó cũng là một loại thảo dược có tác dụng trị bệnh trong các bài thuốc Đông y. Để ứng dụng có hiệu quả nhất cũng như mở rộng khả năng ứng dụng của Lốt trong việc điều trị bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản, chúng tôi tiến hành đề tài : “So sánh hoạt tính kháng khuẩn của 5 dòng Lốt (Piper lolot C.DC.)” trên 5 chủng vi khuẩn gây bệnh tiêu biểu cho gia súc, gia cầm gồm: Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis, Escherichia coli, Salmonella spp., Pseudomonas aeruginosa và 3 chủng gây bệnh tiêu biểu cho cá: Aeromonas hydrophila, Edwardsiella tarda và Edwardsiella ictaluri. 5 dòng Lốt được trồng trong cùng điều kiện chăm sóc, thổ nhưỡng, thu lá sấy khô ở 50 oC và chiết với methanol được cao thô Lốt với hiệu suất chiết xuất cao nhất Lốt dòng 3 (6,0%), thấp nhất Lốt dòng 1 (4,4%) và ẩm độ cao nhất Lốt dòng 2 (26,09%), thấp nhất Lốt dòng 1 (16,19%). Cao thô Lốt được đem thử tính kháng khuẩn, xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) bằng phương pháp pha loãng trong thạch được kết quả như sau: khả năng tác động trên vi khuẩn thực nghiệm có thể chia làm 3 nhóm hoạt phổ, mạnh nhất là Lốt dòng 1 và dòng 3, kế đến là Lốt dòng 5 và sau cùng là Lốt dòng 2 và dòng 4; cả 5 dòng Lốt đều có khuynh hướng ức chế rất mạnh trên vi khuẩn gây bệnh cho cá nhất là Edwardsiella ictaluri (MIC = 256 µg/ml), kế đến Edwardsiella tarda Lốt dòng 5 (MIC = 2048 µg/ml), tác dụng mạnh nhất trên Aeromonas hydrophila Lốt dòng 1, 3, 5 (MIC = 4096 µg/ml), Staphylococcus aureus Lốt dòng 1, 3, 5 (MIC = 4096 µg/ml), Pseudomonas aeruginosa Lốt dòng 1, 2, 3, 4 (MIC = 4096 µg/ml); cả 5 dòng Lốt tác động yếu trên Streptococcus faecalis, Escherichia coli, Salmonella spp. (MIC > 4096 µg/ml). xi CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay nước ta là một trong những nước có nền kinh tế đang phát triển với các ngành kinh tế quan trọng, trong đó không thể không nhắc đến sự đóng góp to lớn của ngành chăn nuôi và thủy sản nhất là khi chính thức gia nhập WTO. Đây vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức rất lớn với các ngành kinh tế cả nước nói chung và ngành chăn nuôi và thủy sản nói riêng. Để có sự phát triển bền vững và có những bước tiến mới đòi hỏi phải có những phương pháp mới hơn phù hợp hơn cho nhu cầu hiện tại, như vậy chúng ta cần phải tạo ra nhiều những sản phẩm tốt, an toàn và sạch đáp ứng đúng nhu cầu cho người tiêu dùng, đặc biệt là các thị trường tiêu thụ khó tính như Châu Âu, Mỹ, Nhật,... Trước tình hình đó, trong chăn nuôi và thủy sản nhân dân ta đã dùng các biện pháp để tạo ra nhiều sản phẩm sạch bệnh, bên cạnh sử dụng kháng sinh để phòng trị bệnh, mà chúng được dùng để kích thích tăng trưởng. Kháng sinh thường là thuốc tổng hợp, chúng đều có tác hại khi chúng ta dùng không đúng như dễ lờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc, các tác dụng phụ không mong muốn,... Ngoài việc tồn dư kháng sinh trong sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng đã trở thành rào cản trong xuất khẩu, thì quan trọng là kháng sinh tổng hợp mang lại sự kháng thuốc, truyền kháng ảnh hưởng rất lớn đến việc chữa trị cho con người. Chính vì những hạn chế của thuốc kháng sinh tổng hợp con người cần có những loại thuốc khác để khắc phục nhược điểm của chúng và gần đây con người đã nghĩ ra kháng sinh thực vật chính là một giải pháp tốt và hữu hiệu. Tuy không nhanh và mạnh như kháng sinh tổng hợp nhưng kháng sinh thực vật vừa hiệu quả mà lại an toàn. Để đóng góp vào việc tìm ra thuốc trị bệnh hiệu quả và an toàn nhất không thể không nhắc đến kháng sinh thực vật và Lốt là một loại thảo dược có thể dùng cả cây từ rể, thân, lá đến cả quả đã được dùng trị nhiều bệnh, chủ yếu là chữa thấp khớp, chân tay lạnh, tê bại, đau lưng, mỏi gối, đau răng, rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy. Đặc biệt là khả năng kháng nhiều vi khuẩn, nhất là trên Staphylococcus aureus (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004). 1 Nhằm bổ sung thêm nguồn dữ liệu kháng sinh thực vật về Lốt được sự phân công của bộ môn Thú y, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần thơ chúng tôi tiến hành đề tài: “So sánh hoạt tính kháng khuẩn của 5 dòng Lốt (Piper lolot C.DC.)”. Mục tiêu của đề tài - Xác định nồng độ ức chế tối thiểu của 5 dòng Lốt trên 8 chủng vi khuẩn gây bệnh phổ biến trên gia súc, gia cầm và thủy sản. - Xác định sự khác biệt về tính kháng khuẩn của các dòng Lốt khác nhau để tìm ra các dòng có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Sơ lược về cây Lốt 2.1.1 Phân loại Tên khoa học: Piper lolot C.DC. Tên nước ngoài: Lolot – pepper (Anh); lotlot, poivrelolot (Pháp). Tên khác: Tất bát, phjăc pat, bẩu pat (Tày), ana khia táo, lau chẩy (Dao) Họ: Hồ tiêu (Piperaceae) (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004). 2.1.2 Mô tả đặc điểm Cây thân cỏ, sống dai, cao 30 – 40 cm. Thân phồng lên ở các mấu, có vạch dọc, đôi khi có màu nâu, hơi phủ lông. Lá đơn, nguyên, mọc so le, dài khoảng 13 cm, rộng 8 – 10 cm, gốc hình tim, đầu nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có ít lông ở các đường gân, gân lá nhằng chịt hình mạng lưới, cuống lá dài 2,5 cm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông đơn tính, dài khoảng 1,5 cm. Trục bông cái có lông, lá bắc có phiến tròn, không cuống, bầu nhẵn, nằm sâu trong trục bông, đầu nhụy hình sợi. Quả mọng chứa một hạt. Mùa hoa quả: tháng 8 – 10 (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004). Hình 2.1: Cây Lốt Hình 2.2: Một phần Cây Lốt 3 2.1.3 Phân bố, sinh thái Lốt được coi là loài đặc hữu phổ biến của các nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Ở Việt Nam, Lốt mọc tự nhiên khắp mọi nơi, từ vùng đồng bằng đến trung du, đặc biệt là các tỉnh vùng núi thấp (dưới 1000 m). Lốt là cây ưa ẩm và ưa nóng thường mọc thành những đám lớn ở ven rừng, dọc theo các bờ khe suối ở cửa rừng, chân núi đá vôi, các bờ ao ở quanh làng. Cây ra hoa quả hàng năm, hình thức tái sinh tự nhiên chủ yếu mọc chồi từ thân rễ (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004). 2.1.4 Cách trồng Lốt được trồng bằng các đoạn thân dài 20 – 30 cm. Có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa xuân. Cây thích đất ẩm, có bóng mát, thường được trồng trên đất tận dụng dọc theo hàng rào, tường xây, góc vườn, bờ ao. Chỉ cần cuốc đất, nhặt cỏ, giâm, hom, lấp đất 1 – 2 mắt rồi tưới ẩm là được. Sau khi mọc, cây bò lan trên mặt đất, bò đến đâu các đốt mọc rễ đến đó, ăn sâu vào đất. Ở những nơi trồng để lấy rau bán, người ta làm đất, lên luống cẩn thận, có bón lót phân chuồng rồi đặt hom giống với khoảng cách 30 x 40 cm hoặc 30 x 50 cm. Trong suốt quá trình sinh trưởng, cần bảo đảm luôn đủ độ ẩm, mỗi lần thu hái lá xong cần tưới thúc bằng nước phân chuồng, nước giải hoặc đạm pha loãng (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004). 2.1.5 Bộ phận dùng Phần trên mặt đất được dùng tươi hoặc phơi, sấy khô (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004). 2.1.6 Thành phần hóa học Lá, thân và rễ chứa alkaloid và tinh dầu. Tinh dầu có 35 thành phần trong đó 25 thành phần đã được nhận dạng, thành phần chủ yếu là  - caryophylen. Rễ chứa tinh dầu, trong đó thành phần chính là bornyl acetate (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004). 2.1.7 Tác dụng dược lý Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn đối với vi khuẩn: Bacillus pyocyaneus, Staphylococcus aureus và Bacillus subtilis; đồng thời có tác dụng chống viêm (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004). 4 Theo nghiên cứu về kháng sinh thảo mộc của Viện y học dân tộc: lá Lốt (giã dập) có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh đặt biệt Staphylococcus (http://caythuocquy.info.vn/modules.php?name=News&opcase=detailsnews&mid= 2183&mcid=245&pid=&menuid=449). Tác dụng kháng khuẩn của 3 dạng bào chế: cao lá khô, cao lá tươi và nước ép lá tươi gần như nhau (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004). Kết quả thực nghiệm trên súc vật cho thấy nước ép lá Lốt, cao lá Lốt tươi và cao lá Lốt khô đều có tác dụng kháng sinh, chống viêm rõ rệt trên súc vật gây viêm thực nghiệm. (http://caythuocquy.info.vn/modules.php?name=News&opcase=detailsnews&mid= 2183&mcid=245&pid=&menuid=449). Lá Lốt có tác dụng ức chế men colagenase trong ống nghiệm, gây giãn mạch ngoại biên và ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn ruột của histamine và acetylcholine (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004). Theo Yu-Ren Liao và Tian-Shung Wu (2007), Các chất chiết xuất từ lá Lốt thể hiện mạnh hoạt động ức chế ngưng tập tiểu cầu gây ra bởi acid arachidonic (AA) và platelet activating factor (PAF). (http://conf.ncku.edu.tw/research/articles/e/20090403/1.html) 2.1.8 Công dụng Lá Lốt được dùng điều trị phong thấp, thấp khớp mạn, đau lưng, đau khớp, đau nhức xương, tay chân lạnh tê bại, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, trướng bụng, đau bụng, tiêu chảy, thận và bàng quang lạnh, đau đầu, đau nhức răng, viêm cấp tính vùng răng miệng, chảy nước mũi hôi, ra mồ hôi tay chân, phù thủng. Cao lỏng lá Lốt dùng ngậm và viên cao lá Lốt dùng uống thử nghiệm trên lâm sàng có tác dụng giảm đau và chống viêm cấp tính về răng miệng, viêm do răng sâu có biến chứng, viêm khớp dây chằng ở răng, túi viêm răng khôn, nhất là ở hàm dưới. Một đơn thuốc gồm lá Lốt và 3 dược liệu khác đã được áp dụng điều trị các chứng đau khớp, đau xương và đạt được kết quả tốt 29,26%, trung bình 53,65% và không kết quả trong 17,07% số bệnh nhân điều trị (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004). 5 2.1.9 Bài thuốc có Lốt - Chữa bệnh tổ đỉa Lá thanh yên, nấu nước để nguội rửa. Sau lấy lá lốt, lá cà gai leo, đều bằng nhau, giã nhỏ, trộn với giấm, bôi (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004). - Chữa nhọt độc vỡ lâu không liền miệng Lá lốt, lá chanh, lá thanh yên, lá ráy, tía tô, đều bằng nhau, giã nhỏ. Lấy vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ thô ngoài), phơi khô giã thành bột mịn rắc vào, rồi gói các thuốc trên vào lá chuối tiêu, dùi lỗ đắp vào. Mỗi ngày đêm thay 1 lần (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004). - Chữa do vết thương do bị đứt Lá lốt 1 phần, lá thanh yên 2 phần, nõn khoai môn 2 phần. Thái thật nhỏ, gói vào lá chuối hột, dùi nhiều lỗ nhỏ, rồi đắp vào chỗ đau, mỗi ngày rửa và thay đắp 3 lần (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004). - Chữa viêm cấp tính do các bệnh về răng miệng, gây sưng nề ở má cằm, vùng hàm, viêm khớp dây chằng ở răng, túi viêm răng khôn Cao mềm lá lốt 2 g, đường kính 2 g, nước vừa đủ 10 ml. Hòa tan rồi ngậm (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004). - Chữa chứng lợm giọng Lá lốt 40 g, tán nhỏ. Uống 2 g trước mỗi bữa ăn, với nước cơm (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004). - Chữa phù thủng + Lá lốt tươi, ngải cứu tươi, lá sả tươi đều 40 g, nghệ 10 g. Tất cả sao vàng, sắc với 900 ml nước, còn lại 300 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. + Lá lốt, rễ cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ gai tầm xoọng, lá đa lông, mã đề, mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày 1 thang (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004). - Chữa đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt + Rễ lá lốt, rễ bưởi bung, rễ cây vòi voi, rễ cỏ xước, mỗi vị 50 g tươi. Tất cả thái mỏng, sao vàng. Sắc với 600 ml nước, còn lại 300 ml, chia 3 lần uống trong ngày. + Lá lốt, ngải cứu, đều bằng nhau. Giã nát, chế thêm giấm, chưng nóng, đắp hoặc chườm (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004). 6 - Giải độc, chữa say nấm, rắn cắn Lá lốt, lá khế, lá dậu ván trắng, mỗi vị 50 g giã nát, thêm nước gạn uống (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004). - Chữa ong bò vẽ đốt Lá lốt, quả cà dại hoa trắng. Giã nát, lấy nước bôi (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004). - Chữa phong thấp, đau nhức xương + Lá lốt, rễ bưởi, rễ cây vòi voi, rễ cỏ xước tất cả đều dùng tươi thái mỏng sao vàng, mỗi vị đều nhau 15 g khô, sắc với 600 ml nước. Cô còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày (Đỗ Tất Lợi, 2003). + Rễ lá lốt, dây chìa vôi, rễ cỏ xước, hoàng lực, độc lực (rễ quýt rừng), hạt xích hoa xà, đơn gối hạc, mỗi vị 12 g. Sắc uống. + Lá lốt, cỏ xước, cành dâu, cà gai, mỗi vị 20 g; Ngưu tất 10 g. Sao qua, sắc uống mỗi ngày 1 thang, trong 3 – 5 ngày. Có thể cũng cố kết quả bằng cách ăn lá lốt nấu với lạc trong 7 ngày liền. + Lá lốt 20 g, thiên niên kiện 12 g, gai tầm xoọng 16 g. Sắc uống trong ngày. + Lá lốt 16 g, tầm gửi cây dâu 12 g, tục đoạn 12 g. Sắc với 250 ml còn 150 ml, chia 2 lần uống vào ban ngày và buổi tối trước khi ngủ. + Rễ và thân lá lốt 20 g, dây đau xương 10g, rễ thầu dầu tía 10g. Tất cả cắt ngắn, phơi khô, sắc với 400 ml nước, uống 2 lần/ngày/7-8 ngày (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004). - Chữa đái tháo đường Rễ cây lá lốt, rễ cây ngót, rễ cườm gạo, cối xay, mỗi vị 20 g. Các vị băm nhỏ sao qua, cho 4 bát nước sắc nhỏ lửa còn một bát, chia uống 2 lần trong ngày (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004). - Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân Dùng 30 g lá lốt tươi cho vào 1 lít nước nấu sôi, cho thêm ít muối, để nguội dần dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối (http://www.caythuocquy.info.vn/modules.php?name=News&opcase=detailsnews& mid=2080&mcid=245&pid=&menuid=449). 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất