Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình nuôi cá tra (pangasianodon hypophthalmus) ...

Tài liệu So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình nuôi cá tra (pangasianodon hypophthalmus) có liên kết và không liên kết ở tp. cần thơ

.PDF
66
1
66

Mô tả:

Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TRẦN THỊ NHẬT QUYÊN SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) CÓ LIÊN KẾT VÀ KHÔNG LIÊN KẾT Ở TP. CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. TRƯƠNG HOÀNG MINH 2011 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. LỜI CẢM TẠ Xin chân thành cảm ơn thầy Trương Hoàng Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh, chị cán bộ ở Chi cục Thủy Sản TP. Cần Thơ, Chi cục thủy sản Quận Thốt Nốt, Chi cục thủy sản Quận Ô Môn cùng bà con nông dân thuộc Quận Ô Môn và Thốt Nốt đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để thực hiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn tập thể lớp Quản lý nghề cá K33, đặc biệt là các bạn Bùi Thị Kiều Oanh, Trần Gió Lạnh, Nguyễn Thị Lâm Tuyền, Trần Trọng Tân, Nguyễn Thị Diệu Tuyết, Lý Đệ, chị Phạm Thị Kim Oanh (Lớp Cao học NTTS K16) đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này. Tác giả. 2 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. TÓM TẮT Nhằm so sánh hiệu quả kinh tế giữa hình thức nuôi riêng lẻ và liên kết sản xuất cá tra ở TP. Cần Thơ, nghiên cứu được thực hiện tại quận Ô Môn và Thốt Nốt từ tháng 09/2010 đến tháng 04/2011 thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên 25 hộ nuôi riêng lẻ (ND), 20 hộ xã viên hợp tác xã (HTX) và 20 hộ nuôi liên kết với doanh nghiệp thủy sản (ND-DN). Kết quả cho thấy, có những điểm giống nhau ở 3 hình thức sản xuất này là: diện tích ao nuôi là 0,6 – 0,7 ha/ao; độ sâu mực nước ao (4 m); kích cỡ cá thu hoạch (0,9 - 1 kg/con); thời gian nuôi (7 – 8 tháng/vụ); thức ăn được sử dụng phổ biến là Việt Thắng và Con Cò; FCR (1,6); chi phí thức ăn và con giống chiếm tỷ lệ cao nhất (80 – 90% và 5%/tổng chi phí). Tuy nhiên, có những điểm khác nhau giữa 3 hình thức sản xuất này là: mật độ nuôi ở hình thức HTX thấp hơn (48 con/m2) so với ND và ND-DN (56 con/m2). Năng suất cao nhất đạt được là 363 tấn/ha/vụ ở hình thức ND-DN và thấp nhất là 323 tấn/ha/vụ đối với HTX. Tuy nhiên, lợi nhuận ở hình thức ND-DN thấp hợn (140 triệu đ/ha/vụ) so với hình thức ND và HTX (193 triệu đ/ha/vụ). Tổng chi phí nuôi thấp nhất ở hính thức HTX (5 tỷ đ/ha/vụ) và cao nhất ở hình thức ND-DN (5,7 tỷ đ/ha/vụ). Giá thành sản xuất thấp nhất ở hình thức HTX (15.500 đ/kg) và cao nhất ở hình thức ND-DN (15.800 đ/kg). Giá cá bán tại ao của các hình thức liên kết nuôi này là 16.300 đ/kg (ND), 16.100 đ/kg (HTX) và 16.200 đ/kg (ND-DN). Tỷ lệ số hộ bị thua lỗ cao nhất ở hình thức ND (12%). Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của 3 hình thức sản xuất này là: mật độ nuôi, số năm kinh nghệm, chi phí con giống, tỷ lệ sống, chi phí thuốc, chi phí thức ăn, FCR và giá bán. Hình thức HTX thể hiện nhiều ưu điểm hơn so với hình thức ND và ND-DN như: nông dân được cung cấp thức ăn cho cá và bao tiêu sản phẩm, giảm giá thành sản xuất. Nhìn chung, đây là hình thức liên kết sản xuất mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay, giảm thiểu rủi ro và giúp nông dân nuôi cá tra ở TP. Cần Thơ. Từ khóa: Cá tra, hiệu quả, kinh tế, liên kết sản xuất, Pangasianodon hypophthalmus 3 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. MỤC LỤC Lời cảm tạ ............................................................................................................i Tóm tắt................................................................................................................ii Danh sách bảng ................................................................................................... v Danh sách hình...................................................................................................vi Danh mục từ và thuật ngữ viết tắt......................................................................vii Chương 1 Đặt vấn đề.........................................................................................1 1.1 Giới thiệu..............................................................................................1 1.2 Mục tiêu đề tài ......................................................................................2 1.3 Nội dung nghiên cứu.............................................................................2 Chương 2 Lược khảo tài liệu ............................................................................3 2.1 Tình hình của nghề nuôi cá tra trên thế giới...........................................3 2.2 Tình hình của nghề nuôi cá tra ở Việt Nam ...........................................3 2.3 Tình hình của nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL..............................................4 2.4 Tổng quan TP. Cần Thơ ........................................................................5 2.4.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên ...................................................5 2.4.2 Tổng quan về điều kiện kinh tế xã hội...........................................6 2.4.3 Tình hình nghề nuôi cá tra ở TP.Cần Thơ......................................7 2.5 Các nghiên cứu có liên quan..................................................................7 Chương 3 Phương pháp và nội dung nghiên cứu .......................................... 10 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................... 10 3.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 10 3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................... 10 Chương 4 Kết quả thảo luận........................................................................... 11 4.1 Thực trạng các hình thức liên kết trong sản xuất cá tra ở TP.Cần Thơ . 11 4.1.1 Mô tả các hình thức liên kết sản xuất cá tra ................................ 11 4.1.2 Động thái phát triển các hình thức liên kết trong nuôi cá tra ở TP. Cần Thơ...................................................................................................... 13 4.2 Thông tin về các hộ nuôi ..................................................................... 13 4.2.1 Thông tin chung về chủ hộ .......................................................... 13 4.2.2 Về khía cạnh kỹ thuật.................................................................. 15 4 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 4.2.3 Về khía cạnh kinh tế.................................................................... 20 4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của các hình thức sản xuất ............................................................................................. 22 4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của 3 hình thức sản xuất..... 22 4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của 3 hình thức sản xuất..... 26 4.4 Đánh giá những thuận lợi khó khăn của hình thức sản xuất không liên kết và có liên kết ở TP. Cần Thơ. ...................................................................... 29 Chương 5 Kết luận đề xuất ............................................................................. 32 5.1 Kết luận............................................................................................... 32 5.2 Đề xuất................................................................................................ 32 Tài liệu tham khảo........................................................................................... 33 Phụ lục ............................................................................................................. 34 5 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1: Phân bố cỡ mẫu trên địa bàn nghiên cứu .............................................10 Bảng 4.1 Tuổi, trình độ văn hóa và số năm kinh nghiệm của nông hộ. ................14 Bảng 4.2 Số lần tham dự các khóa tập huấn.........................................................15 Bảng 4.3 Hình thức thay nước và xử lý nước.......................................................16 Bảng 4.4 Nơi xả nước thải và thải bùn.................................................................17 Bảng 4.5 Các chỉ tiêu kỹ thuật của 3 hình thức liên kết sản xuất cá tra ở TP. Cần Thơ. .............................................................................................................17 Bảng 4.6 Các thông số kinh tế. ............................................................................22 Bảng 4.7 Đánh giá thuận lợi, khó khăn của hình thức ND ...................................29 Bảng 4.8 Đánh giá thuận lợi, khó khăn của hình thức liên kết .............................30 6 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. DANH SÁCH HÌNH Hình 2.2 Bản đồ hành chính TP. Cần Thơ ..................................................................7 Hình 4.1 Năm tham gia các hình thức liên kết sản xuất cá tra ở TP.Cần Thơ..... 13 Hình 4.2 Tháng cải tạo ao trước khi thả nuôi .......................................................16 Hình 4.3 Tỷ lệ các loại thức ăn sử dụng trong nuôi cá tra ở TP. Cần Thơ ............18 Hình 4.4 Tỷ lệ số hộ sử dụng các loại thức ăn ở 3 hình thức sản xuất ..................19 Hình 4.5 Cơ cấu chi phí trong nuôi cá tra ở 3 hình thức sản xuất. .......................20 Hình 4.6 Tỷ lệ (%) số hộ có lời, bị thua lỗ...........................................................21 Hình 4.7 Năng suất và lợi nhuận theo nhóm mật độ cá giống ..............................23 7 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Bộ NN& PTNT: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long. HTX: hợp tác xã. NTTS: nuôi trồng thủy sản. Thức ăn CN: thức ăn công nghiệp Thức ăn TC: thức ăn tự chế TP. Cần Thơ: Thành phố Cần Thơ. 8 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1. 1 Đặt vấn đề Hiện nay, ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực sản xuất (đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, sản xuất giống, cảng cá và các dịch vụ nghề cá khác). Bên cạnh đó, thủy sản chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng không ngừng trong quý I năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản quý I năm 2011 ước đạt 1,1 tỉ USD, tăng 22% so với cùng kỳ. Mặt hàng cá tra (Pangasius hypophthalmus) là một trong những mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu 361 ngàn tấn cá tra, basa đạt giá trị 774 triệu USD, tăng 11,3% về khối lượng và 5,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009 (Bộ NN&PTNT, 2010). Điều này đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các hình thức và mô hình nuôi cá tra ở Việt Nam mà ĐBSCL là nơi tập trung nhiều vùng nuôi trọng điểm của cả nước. Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2010, diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL là 3.749 ha, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2009. Nuôi quy mô lớn (từ 10 ha trở lên) tăng mạnh và giảm hộ nuôi nhỏ lẻ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, giá cá tra nguyên liệu dao động 14.000 - 18.500 đồng/kg, trong khi giá thành là 14.000 – 16.000 đồng/kg, người nuôi cá tra có lúc bị lỗ. Về cơ bản, tình hình nuôi cá tra vẫn gặp nhiều khó khăn. Lợi nhuận của cả người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thấp (Bộ NN&PTNT, 2010). TP. Cần Thơ với thế mạnh về nuôi trồng thủy sản do có vị trí địa lý nằm bên phải sông Hậu, rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá tra nói riêng. Các quận Ô Môn, Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh là những địa phương có diện tích nuôi cá tra tập trung, qui mô của thành phố Cần Thơ. Diện tích nuôi thủy sản năm 2010 ở Cần Thơ là 14.145 ha trong đó diện tích nuôi cá tra là 787ha, sản lượng cá tra 156.949 tấn (Chi cục thủy sản Cần Thơ, 2010). Tuy nhiên, những năm gần đây do việc phát triển diện tích nuôi ồ ạt không theo quy hoạch cùng với sự biến động lớn về giá bán cũng như giá các loại thức ăn công nghiệp tăng cao, mà chủ yếu là do thị trường bấp bênh dẫn đến hậu quả là tình trạng “treo ao” của các hộ nuôi làm giảm mạnh diện tích nuôi cá tra ở các địa phương nói trên, theo thống kê diện tích nuôi cá tra ở Cần Thơ đã giảm 50% làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất của các nhà máy chế biến, ảnh hưởng đến đời sống của công nhân ở các nhà 9 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. máy cũng như các hộ nuôi. Ngoài ra, do những khó khăn trên một số hộ nuôi đã chuyển sang hình thức cho thuê ao hoặc liên kết với các công ty để tìm đầu ra cho sản phẩm. Do đó đã hình thành những hình thức liên kết trong sản xuất cá tra hiện nay. Tuy nhiên, thực trạng liên kết và hiệu quả sản xuất ra sao vẫn chưa được đánh giá. Vì vậy, đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) có liên kết và không liên kết ở TP. Cần Thơ” là cần thiết. 1.2 Mục tiêu tổng quát Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng các hình thức liên kết và so sánh hiệu quả kinh tế trong nuôi cá tra giữa các hình thức liên kết và không liên kết, để từ đó đề ra hướng phát triển ổn định cho nghề nuôi cá tra ở TP. Cần Thơ. Các mục tiêu cụ thể bao gồm 1) Xác định và phân tích thực trạng liên kết trong nuôi cá tra hiện nay ở TP. Cần Thơ. 2) Phân tích khía cạnh kỹ thuật của các hình thức liên kết và không liên kết. 3) Phân tích khía cạnh kinh tế của các hình thức liên kết và không liên kết. 4) Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các hình thức liên kết sản xuất cá tra ở TP. Cần Thơ. 1.3 Nội dung nghiên cứu 1) Tình hình các hình thức liên kết hiện có trong mô hình nuôi cá tra ở TP. Cần Thơ. 2) Điều tra khía cạnh kỹ thuật và kinh tế của các hộ nuôi cá tra theo hình thức liên kết và không liên kết ở TP. Cần Thơ. 3) So sánh hiệu quả sản xuất giữa các hình thức nuôi. 4) Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các hình thức nuôi. 10 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Tình hình của nghề nuôi cá tra trên thế giới Trong số các loài cá nuôi nước ngọt và nước lợ trên thế giới thì các loài cá da trơn đứng thứ 5 về số lượng. Hàng năm có khoảng 350.000 tấn cá da trơn được nuôi với nhiều hình thức khác nhau: nuôi đơn, nuôi ghép, nuôi xen canh với trồng lúa….Mặc dù có hơn 2.600 loài nhưng chỉ có 3 họ được nuôi với số lượng lớn đó là cá nheo Mỹ Ictaluridae, họ cá trê Clarridae và họ cá tra Pangasidae (Lê Hà, 2001). Cá da trơn được nuôi nhiều ở Đông Nam Á, Mỹ, Trung Quốc, một ít ở Nam Mỹ. Các loài chính có tên khoa học như Ictalurus punctatus (cá nheo Mỹ), Pangasianodon spp (cá Tra), Pangasianodon hypophthalmus, Silurus asotus, Leiocassi longirostris, Pelteobagrus fulvidraco... trong đó các loài Pangasianodon, Ictalurus punctatus, Silurus asotus được nuôi với khối lượng lớn nhất và tập trung ở Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc chiếm trên 99% tổng sản lượng. Ở Mỹ, sản lượng cá da trơn năm 2006 đạt 256,8 ngàn tấn. Tuy nhiên hiện nay thị trường cá da trơn của nước này đang bị cạnh tranh bởi Trung Quốc, Việt Nam và Nam Mỹ. Khu vực Đông Nam Á là khu vực sản xuất cá da trơn lớn nhất thế giới Trong đó, Việt Nam là nước sản xuất nhiều nhất, sau đó đến Thái Lan, Indonesia và Malaysia. 2.2 Tình hình của nghề nuôi cá tra ở Việt Nam Từ năm 1940, nuôi cá trong ao mới xuất hiện ở đồng bằng Nam Bộ. Hầu như nhà nào cũng có một vài ao lớn nhỏ và đối tượng nuôi chính là cá tra. Do đó, nghề nuôi cá tra ở Việt Nam được phát triển mạnh nhất ở vùng ĐBSCL và có truyền thống nuôi từ những năm 1940 (Trần Thanh Xuân và Trần Minh Anh, 1997). Năm 1999, sản lượng cá tra bột sản xuất nhân tạo của các tỉnh ĐBSCL đã cao hơn số lượng vớt ngoài tự nhiên. Công nghệ ương cá tra bột lên thành cá giống đã phổ cập và xã hội hóa, và bắt đầu từ năm 2000 các tỉnh ĐBSCL nơi có nghề truyền thống vớt và ương cá bột bắt đầu chấm dứt với cá tra bột trên sông (Hội nghề cá Việt Nam, 2004). Kể từ sau năm 2005 đến nay, Việt Nam nổi lên trở thành nước sản xuất và xuất khẩu cá da trơn lớn nhất thế giới. Loài xuất khẩu có tên khoa học là Pangasianodon spp. Sản lượng nuôi tính đến năm 2007 đã đạt trên 1 triệu tấn, 11 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. xuất khẩu đạt 386.870 tấn với kim ngạch xuất khẩu gần 1 tỷ USD, năm 2008 Cá tra, basa tăng mạnh nhất trong các nhóm mặt hàng, tăng trên 48% đạt 1,453 tỉ USD. Giá trị xuất khẩu đứng thứ 2 sau tôm, chiếm 32,2% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản toàn quốc (Bộ NN&PTNT, 2010). Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, trong giai đoạn 2006-2008, tốc độ tăng xuất khẩu hàng thuỷ sản đạt trung bình 19%/năm. Sau mức giảm 5,5% của năm 2009, xuất khẩu thuỷ sản trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt 2,02 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2009, trong 6 tháng đầu năm 2010 mặt hàng cá tra, cá basa là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam chiếm 66% kim ngạch xuất khẩu cá các loại, đạt hơn 304 nghìn tấn, trị giá 630 triệu USD. Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của nước ta trong 7 tháng năm 2010 chủ yếu tập trung vào các mặt hàng như: tôm, cá tra và basa, mực và bạch tuộc, cá và sản phẩm cá. Tính chung, trị giá xuất khẩu của 4 nhóm hàng hải sản này chiếm 97% tổng kim ngạch xuất khẩu hải sản cả nước. Trong đó mặt hàng cá tra và cá basa trong 7 tháng đầu năm 2010 đạt kim ngạch 777 triệu USD chiếm 31,2% giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm 2010. (Nghi Phương, 2010). 2.3 Tình hình của nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL ĐBSCL nằm ở phía Nam của Tổ quốc có diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km 2, chiếm 12% diện tích cả nước, bao gồm 12 tỉnh và 1 thành phố và được xem là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) nhất trong cả nước và khu vực (Bộ NN&PTNT, 2010). Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, kỹ thuật không quá khó, nguồn giống có thể chủ động nhờ vào những tiến bộ của kỹ thuật sinh sản nhân tạo, xuất khẩu ngày càng mở rộng sang các thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản … nghề nuôi cá tra hiện nay đã phát triển khá mạnh tại vùng ĐBSCL, từ đa dạng về hình thức nuôi: nuôi ao, bè, đăng quầng…đến mở rộng diện tích nuôi. Sản lượng cá tra nuôi ở ĐBSCL tăng liên tục trong giai đoạn 1997–2009. Năm 1997 sản lượng cá tra ở ĐBSCL là 22.250 tấn và đã gia tăng lên đến hơn 1 triệu tấn vào năm 2007. Trong đó, các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ có sản lượng dẫn đầu trong khu vực (Bộ NN&PTNT, 2010). Cá tra trong 8 năm qua tăng trưởng mạnh về sản lượng và tỷ trọng trong cơ cấu sản lượng nuôi ngọt. Năm 2001, sản lượng cá tra của vùng đạt 106.427 tấn, chỉ chiếm 45%; nhưng đến năm 2008 tăng lên 1.029.910 tấn, chiếm 72%; tốc độ tăng bình quân năm 38,30%/năm. Sản lượng cá tra của vùng chủ yếu tập trung ở các tỉnh thuộc thượng lưu sông Tiền và sông Hậu như An Giang, 12 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Cần Thơ, Đồng Tháp và Vĩnh Long; các địa phương còn lại có sản lượng không nhiều. Cá tra nuôi trước đây chủ yếu là lồng bè, khoảng 3 năm trở lại đây chuyển sang nuôi ao đầm và đăng quầng (Bộ NN&PTNT, 2010). 2.4 Tổng quan TP.Cần Thơ 2.4.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên Hình 2.1 Bản đồ hành chính TP. Cần Thơ (Nguồn : Tổng cục thống kê, TP. Cần Thơ) a. Vị trí địa lý Cần Thơ là một thành phố với diện tích 1.390 km2 nằm trên bờ phải sông Hậu, cách Thủ đô Hà Nội 1.887 km về phía nam, có đường giao thông thủy bộ quan trọng nối Cần Thơ với các tỉnh ĐBSCL, Đông Nam Bộ và các vùng của cả nước. Phía Bắc giáp với An Giang, phía Nam giáp với Hậu Giang, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Đông giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp. Cần Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa nhiều năm của sông Mê Kông, có địa hình rất đặc trưng cho dạng địa hình đồng bằng. Nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Trong đó: Sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65 km. Tổng lượng nước sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/năm (chiếm 41% tổng lượng nước của sông Mê Kông). Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù sa sông Mê Kông). Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 - 700 m, độ sâu 10 - 12 m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt. Sông Cần Thơ dài 16 km, đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông. 13 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. b. Điều kiện khí hậu thủy văn Cần Thơ nằm trong vùng ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ ràng: mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (tháng 12 đến tháng 4). Độ ẩm trung bình là 83%, lượng mưa trung bình 1.635 mm. Khí hậu nhiệt đới gió mùa của Cần Thơ tương đối ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 27°C và không chênh lệch nhiều giữa các tháng. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình các tháng từ 26 đến 28oC, số giờ nắng cao nhất trong năm tập trung vào các tháng 1,2,3 (trung bình từ 190 giờ đến 240 giờ). Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11; gió mùa Tây Nam. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa mưa từ 26 đến 27 độ. Mưa tập trung trong các tháng 9,10.. trung bình lượng mưa phổ biến trong tháng từ 220 mm đến 420 mm. Các tháng cuối mùa gây ngập úng trên diện rộng do lượng mưa lớn và lũ thượng nguồn đổ về. c. Đơn vị hành chính Ngày 26/11/2003 Quốc hội đã thông qua nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia tỉnh Cần Thơ thành TP. Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. Hiện nay, TP. Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện: quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy, quận Ô Môn, quận Cái Răng, quận Thốt Nốt, huyện Phong Điền, huyện Cờ Đỏ, huyện Thới Lai, huyện Vĩnh Thạnh. Tổng số thị trấn, phường, xã là 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã. 2.4.2 Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội a. Dân số Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số Cần Thơ là 1.187.089 người, trong đó: Dân cư thành thị 781.481 người chiếm 65,8% và dân cư nông thôn 405.608 người chiếm 34,2%. b. Hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật Cần Thơ có vị trí địa lý rất thuận lợi: nằm ở trung tâm ĐBSCL, trên trục giao thương giữa vùng tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mười và thành phố Hồ Chí Minh. Trên địa bàn thành phố có các tuyến giao thông đường bộ quan trong là Quốc lộ 1A, Quốc lộ 91, Quốc lộ 80 nối liền thành phố với các tỉnh ĐBSCL. 14 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Cần Thơ nằm bên bờ phía nam sông Hậu, một bộ phận của sông Mê Kông chảy qua 6 quốc gia, đặc biệt là phần trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan và Campuchia. Cần Thơ có 3 bến cảng: Cảng Cần Thơ, Cảng Trà Nóc, Cảng Cái Cui. Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, hệ thống giao thông thủy – bộ, Cần Thơ có nhiều cơ hội để giao lưu hợp tác kinh tế với các tỉnh ĐBSCL. Ngoài ra với vai trò là trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội của vùng ĐBSCL, Cần Thơ có rất nhiều lợi thế trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương và có tác động tích cực đến phát triển kinh tế vùng ĐBSCL. 2.4.3 Tình hình nghề nuôi cá tra ở TP. Cần Thơ Trong quá trình công nghiệp hóa ĐBSCL, những năm gần đây nổi lên phong trào nuôi cá tra, cá ba sa…theo hướng công nghiệp phát triển mạnh, nhất là đoạn sông từ TP.Cần Thơ lên giáp biên giới Campuchia. Cần Thơ là thành phố có điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn nước ngọt dồi dào, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, hệ thống thủy lợi nội đồng tương đối hoàn chỉnh. Đây là điều kiện tốt cho việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và đặc biệt là nghề nuôi cá tra hầm nói riêng. Diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản là 15.000 ha, trong đó diện tích quy hoạch nuôi cá tra là 1.188,85 ha với tổng sản lượng cá tra là 143.134,5 triệu tấn (Sở NN & PTNT Cần Thơ, 2010). Nuôi cá tra hầm trước đây chỉ phát triển chủ yếu ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, nhưng hiện nay đã được nhân rộng và phát triển mạnh ở Cần Thơ, đặc biệt tập trung ở quận Thốt Nốt với diện tích 400,25ha và sản lượng là 48.711 triệu tấn, kế đến là quận Ô Môn với diện tích 143,8ha và sản lượng đạt 28.275 triệu tấn, huyện Vĩnh Thạnh cũng là nơi tập trung nuôi cá tra quy mô ở Cần Thơ với diện tích khoảng 256ha và sản lượng đạt được 26.790 triệu tấn (Sở NN & PTNT Cần Thơ, 2010). 2.5 Các nghiên cứu có liên quan Khái niệm về liên kết Ngày 24.6.2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng xây dựng mối liên kết "4 nhà": Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông. Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá ký giữa các doanh nghiệp với người sản xuất theo các hình thức: 15 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. • Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hoá. • Bán vật tư mua lại nông sản hàng hoá. • Trực tiếp tiêu thụ nông sản hàng hoá. • Liên kết sản xuất: hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất sau đó nông dân được sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên doanh, liên kết hoặc cho thuê và bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp. Các loại hình liên kết • Theo mục tiêu và thời gian liên kết: liên kết thường xuyên (ví dụ nhà nông liên kết Nhà nước, với ngân hàng...), liên kết dài hạn (từ 1 năm trở lên), liên kết ngắn hạn (dưới 1 năm). • Theo phạm vi hoạt động: liên kết toàn diện (toàn bộ sản xuất kinh doanh theo chiến lược, kế hoạch kinh doanh của nhà nông), liên kết từng bộ phận, từng dự án, chương trình cụ thể trong sản xuất kinh doanh. • Theo đối tượng liên kết: liên kết của 4 nhà, liên kết một vài nhà nào đó (liên kết các nhà) tuỳ theo yêu cầu của chương trình, dự án. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình liên kết 4 nhà trong nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói riêng vẫn chưa thật sự gắn kết mà còn khá lỏng lẻo ở ngay trong từng ‘nhà’. Nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp, các bộ, ngành lúng túng, chưa có chế tài phù hợp để hỗ trợ giải quyết tranh chấp hợp đồng thu mua giữa doanh nghiệp và nhà sản xuất. Đối với những trường hợp thiệt hại do các nguyên nhân bất khả kháng, nhà nước cũng chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ thiệt hại cho các bên tham gia liên kết. Vai trò của nhà khoa học là hỗ trợ cho cả doanh nghiệp lẫn nhà nông nhưng vẫn còn thiếu vắng các cơ quan hay tổ chức nghiên cứu song hành cùng nhà nông hay nhà doanh nghiệp. Nhà doanh nghiệp thì đa phần sợ rủi ro, thường trách nông dân không tôn trọng hợp đồng, sẵn sàng hủy hợp đồng khi giá cả diễn biến có lợi cho họ, còn nhà nông luôn cho rằng các doanh nghiệp ép giá nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân, càng lo sợ rủi ro khi ứng vốn cho nông dân thực hiện hợp đồng. Nhà nông thì chưa tôn trọng hợp đồng bởi nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật nên họ rất dễ vi phạm hợp đồng trong quá trình liên kết. Hạn chế lớn nhất của nhà nông khi tham gia liên kết chính là 16 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. hạn chế về trình độ học vấn. Chính điều này đã tạo nên tâm lý e ngại khi tiếp xúc với các nhà khác. Bên cạnh đó vẫn có những mô hình liên kết ‘2 nhà’: nhà nông và doanh nghiệp khi mà mối liên kết 4 nhà vẫn chưa thật sự tạo được sự gắn kết. Mối liên kết 2 nhà được xem như một giải pháp hiệu quả khi mà mô hình liên kết 4 nhà trong nông nghiệp vẫn chưa phát huy tốt vai trò của mình. Tuy nhiên,mối liên kết 2 nhà vẫn còn những khó khăn và hạn chế như việc phá vỡ hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp, tình trạng làm ăn gian dối của một số doanh nghiệp cũng gây sức ép không nhỏ cho nhà nông nói chung và các hộ nuôi thủy sản nói riêng. Sự phát triển quá nhanh không đi đôi với việc xây dựng môi trường kinh doanh tương xứng của ngành công nghiệp cá tra, basa nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung đã làm nảy sinh những vấn đề lớn. 17 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 09/2010 đến tháng 12/2010 tại Quận Ô Môn, Quận Thốt Nốt thuộc TP.Cần Thơ. 3.2 Phương pháp nghiên cứu Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các nghiên cứu, báo cáo tổng kết và định hướng phát triển của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và phòng nông nghiệp huyện, sách báo, tạp chí và các website có liên quan. Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp 25 nông hộ sản xuất riêng lẻ (cá thể), 20 nông hộ - (HTX), 20 hộ nuôi gia công. Phân bố cỡ mẫu Nghiên cứu được thực hiện trên 3 nhóm đối tượng bao gồm: nông hộ sản xuất riêng lẻ (cá thể), nông hộ - (HTX), nuôi gia công. Bảng 3.1: Phân bố cỡ mẫu trên địa bàn nghiên cứu Đối tượng Số hộ Cá thể 25 Nông hộ - HTX 20 Nuôi gia công 20 Thông tin được thu thập dựa trên bảng câu hỏi được chuẩn bị sẵn (Phụ lục 2). Một số thông tin chính được thu thập chủ yếu: -Quá trình hình thành và phát triển của các hình thức liên kết trong sản xuất cá tra ở TP. Cần Thơ. -Qui trình chuẩn bị ao nuôi, xử lý môi trường ao nuôi trước khi thả giống. -Các thông tin kỹ thuật chủ yếu (diện tích, độ sâu, mật độ, kích cỡ giống, năng suất…) -Các biện pháp quản lý môi trường ao nuôi. -Các loại thuốc hóa chất sử dụng trong vụ nuôi. -Các thông tin kinh tế (chi phí, doanh thu, giá thành, giá bán, lợi nhuận….). 3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Số liệu được kiểm tra, bổ sung và mã hóa. Sau khi mã hóa xong được kiểm tra lần cuối và tính toán các chỉ tiêu cần thiết trước khi tiến hành xử lý thống kê. 18 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. Các phương pháp phân tích: • Thống kê mô tả: cung cấp cỡ của mẫu, giá trị trung bình, nhỏ nhất, lớn nhất, độ lệch chuẩn, tổng giá trị của biến, sai số tiêu chuẩn của trị trung bình… được dùng để mô tả hiện trạng của các nhóm đối tượng nghiên cứu. • Thống kê so sánh được áp dụng để so sánh và đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật, năng suất, chi phí, lợi nhuận… Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu, chạy phương trình tương quan đa biến và phần mềm Word để viết bài. 19 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng các hình thức liên kết trong sản xuất cá tra ở TP.Cần Thơ 4.1.1 Mô tả các hình thức liên kết sản xuất cá tra Thành phố Cần Thơ nằm ven sông Hậu, có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển mô hình nuôi cá tra, diện tích nuôi cá tra tập trung chủ yếu ở quận Ô Môn (diện tích 143,8 ha và sản lượng đạt 28.275 triệu tấn) và quận Thốt Nốt với diện tích 400,25 ha và sản lượng là 48.711 triệu tấn (Sở NN & PTNT Cần Thơ, 2010). Hình thức ND Khi nghề nuôi cá tra bắt đầu hình thành (năm 2000) và từng bước phát triển ở giai đoạn đầu thì người nuôi riêng lẻ tự bỏ vốn đầu tư công trình nuôi, các loại chi phí đầu tư như giống, thuốc hóa chất, thức ăn. Đến lúc thu hoạch người nuôi sẽ tự liên hệ với các thương lái hoặc nhà máy chế biến để thương lượng việc bán cá. Tuy nhiên, các hộ nuôi riêng lẻ luôn gặp khó khăn về vốn đầu tư, đầu ra sản phẩm luôn bấp bênh, thường xuyên bị thương lái hoặc các nhà máy chế biến thủy sản chèn ép nên lợi nhuận luôn bấp bênh. Hình thức HTX HTX thủy sản Thới An được thành lập vào những năm 2003–2004 với mục đích tập hợp những hộ nuôi cá tra riêng lẻ để phát triển về diện tích cũng như sản lượng cá tra ở địa phương. HTX hoạt động dựa vào hình thức góp vốn của xã viên. Bên cạnh đó, HTX cũng là nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc hóa chất cho xã viên. Năm 2010, HTX đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với công ty chế biến (Công ty Hùng Vương) để đảm bảo đầu ra và lợi nhuận ổn định cho xã viên. Hình thức ND-DN Các hình thức liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân ở TP. Cần Thơ đã và đang mang lại hiệu quả và nhiều lợi ích cho người nuôi. Theo báo cáo của Chi cục thủy sản Cần Thơ tổng diện tích treo ao cho đến thời điểm năm 2009 là 183,67 ha. Trước thực trạng khó khăn trên, một số hộ nuôi riêng lẻ đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra với công ty chế biến, liên kết với công ty cung cấp thức ăn để giảm chi phí thức ăn hoặc nuôi gia công cho các doanh nghiệp nhằm giảm chi phí đầu tư và ổn định đầu ra cho cá thương phẩm. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan