Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh đặc điểm hình thái, sinh học của một số chủng nấm trichoderma và đánh gi...

Tài liệu So sánh đặc điểm hình thái, sinh học của một số chủng nấm trichoderma và đánh giá hiệu lực phòng trừ nấm asprgillus niger hại lạc của chúng vụ xuân 2014 tại huyện nghi lộc nghệ an

.DOC
87
242
73

Mô tả:

0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ THẢO SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA MỘT SỐ CHỦNG NẤM Trichoderma VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ NẤM Aspergillus niger HẠI LẠC CỦA CHÚNG VỤ XUÂN 2014 TẠI HUYỆN NGHI LỘC - NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP 1 NGHỆ AN, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ THẢO SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA MỘT SỐ CHỦNG NẤM Trichoderma VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ NẤM Aspergillus niger HẠI LẠC CỦA CHÚNG VỤ XUÂN 2014 TẠI HUYỆN NGHI LỘC - NGHỆ AN Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 60 62 01 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THANH NGHỆ AN, 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị, một công trình nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đều đã được cảm ơn. Trong luận văn tôi có sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin trích dẫn được sử dụng đều được ghi rõ các nguồn gốc, xuất xứ. Tác giả luận văn NGUYỄN THỊ THẢO ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân tôi còn nhận được nhiều rất nhiều sự giúp đỡ quý báu khác. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thanh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Nông Lâm Ngư, lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật Nghệ An đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các tập thể, cá nhân, bạn bè và người thân đã động viên khích lệ tôi trong thời gian học tập tại trường và thực hiện đề tài tốt nghiệp. Vinh, tháng năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thảo iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT.......................................vi DANH MỤC BẢNG.............................................................................................vii DANH MỤC HÌNH.............................................................................................viii MỞ ĐẦU..................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1 2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu......................................................................2 3. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu...................................................2 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.............................................................3 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................4 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước..................................................................4 1.1.1. Nghiên cứu thành phần bệnh trên lạc và tác hại của nấm Aspergillus niger đối với lạc..............................................................................4 1.1.1.1. Nhóm bệnh héo rũ gây chết cây....................................................4 1.1.1.2. Nhóm bệnh hại lá.........................................................................12 1.1.1.3. Nhóm bệnh hại quả hạt...............................................................14 1.1.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng Trichoderma phòng trừ bệnh hại Aspergillus sp. trên thế giới......................................................................15 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước................................................................20 1.2.1. Nghiên cứu về bệnh héo rũ gốc mốc đen hại lạc...............................20 1.2.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng Trichoderma phòng trừ bệnh hại Aspergillus tại Việt Nam...........................................................................22 1.3. Những vấn đề còn tồn tại và những vấn đề mà đề tài luận văn tập trung nghiên cứu, giải quyết................................................................................23 CHƯƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................24 2.1. Vật liệu nghiên cứu........................................................................................24 2.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................24 iv 2.2.1. Phương pháp điều tra thành phần bệnh hại lạc tại huyện Nghi Lộc vụ xuân năm 2014....................................................................................24 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của 8 chủng nấm Trichoderma thu ở 3 vùng miền khác nhau.............................24 2.2.3. Phương pháp đánh giá tỷ lệ và mức độ đối kháng của 8 chủng nấm Trichoderma với nấm Aspergillus niger bằng phương pháp nuôi kép...........................................................................................................27 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu hiệu lực phòng trừ của 3 chủng nấm Trichoderma đối với nấm A.niger trong điều kiện chậu vại.......................29 2.2.4.1.Thử nghiệm sử dụng 3 chủng nấm Trichoderma phòng trừ nấm A.niger trong điều kiện chậu vại...............................................29 2.2.4.2. Xác định thời điểm bón chế phẩm Trichoderma cho cây lạc................................................................................................................29 2.2.5. Thử nghiệm sử dụng 3 chủng Trichoderma phòng trừ bệnh thối gốc mốc đen do nấm Aspergillus niger gây nên ngoài đồng ruộng.................................................................................................................30 2.2.5.1. Thí nghiệm xử lý Trichoderma vào đất trộn với phân hữu cơ bón lót....................................................................................................30 2.2.5.2. Thử nghiệm sử dụng chế phẩm Trichoderma tưới ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây lạc.........................................31 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...............................................................31 2.4. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................31 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................33 3.1. Thành phần nấm bệnh gây hại trên lạc vụ Xuân năm 2014 tại huyện Nghi Lộc - Nghệ An...................................................................................33 3.2. Nghiên cứu, so sánh đặc điểm hình thái, sinh học của 8 chủng nấm Trichoderma thu ở 3 vùng miền khác nhau (miền Bắc, miền Trung và miền Nam).............................................................................................................38 3.2.1. Nghiên cứu về 8 chủng nấm đối kháng Trichoderma thu thập ở 3 vùng miền Bắc, miền Trung, miền Nam.................................................40 v 3.2.2. Đặc điểm hình thái của 8 chủng nấm Trichoderma...........................39 3.2.3. Khả năng sinh bào tử của 8 chủng nấm Trichoderma......................40 3.2.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của 8 chủng nấm Trichoderma.....................................................................................................41 3.2.4.1. Sự phát triển 8 chủng Trichoderma ở ngưỡng nhiệt độ 150C.............................................................................................................41 3.2.4.2. Sự phát triển 8 chủng Trichoderma ở ngưỡng nhiệt độ 250C.............................................................................................................42 3.2.4.3. Sự phát triển 8 chủng Trichoderma ở ngưỡng nhiệt độ 350C.............................................................................................................44 3.2.5. Ảnh hưởng của pH đến sự sinh trưởng phát triển của các chủng nấm Trichoderma.................................................................................45 3.2.6. Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng nấm Trichoderma với loài nấm bệnh A. niger.......................................................46 3.2.7. Đánh giá khả năng đối kháng của 3 chủng nấm đối kháng Trichoderma đối với A. niger trong điều kiện chậu vại...............................47 3.2.8. Xác định thời điểm bón chế phẩm Trichoderma thích hợp để đạt hiệu quả phòng trừ nấm bệnh A. niger cao nhất..................................50 3.2.9. Đánh giá khả năng đối kháng của các chủng nấm Trichoderma với nấm bệnh A. niger trên đồng ruộng................................50 3.2.9.1. Hiệu lực phòng trừ của 3 chủng nấm Trichoderma đối với A. niger khi bón lót..............................................................................51 3.2.9.2. Tưới chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây lạc................................................52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................54 Kết luận............................................................................................................54 Kiến nghị.......................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................56 PHỤ LỤC ẢNH....................................................................................................60 PHỤ LỤC XỬ LÝ SỐ LIỆU.................................................................................63 vi vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT A. niger A. flavus BVTV KHKT NXB CAM Ctv ICRISAT Aspergillus niger Aspergillus flavus Bảo vệ thực vật Khoa học kỹ thuật Nhà xuất bản Coconut agar medium Cộng tác viên International Crops Research Institute F. oxysporum F. solani PDA T. atroviride T. harzianum R. solani S. rolfsii for the Semi-Arid Tropics Fusarium oxysporum Fusarium solani Potato Dextro Agar Trichoderma atroviride Trichoderma harzianum Rhizoctonia solani Sclerotium rolfsii viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Thành phần nấm bệnh hại trên lạc ở huyện Nghi Lộc, vụ Xuân 2014.......................................................................................34 Bảng 3.2: Thành phần 8 chủng nấm Trichoderma nghiên cứu..................39 Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái của 8 chủng nấm..........................................39 Bảng 3.4: Khả năng sinh bào tử của các chủng nấm Trichoderma...........40 Bảng 3.5: Đường kính tản nấm của 8 chủng nấm Trichoderma ở ngưỡng nhiệt độ 150C..................................................................41 Bảng 3.6: Đường kính tản nấm của 8 chủng nấm Trichoderma ở ngưỡng nhiệt độ 250C.................................................................42 Bảng 3.7: Đường kính tản nấm của 8 chủng nấm Trichoderma ở ngưỡng nhiệt độ 350C.................................................................44 Bảng 3.8: Ảnh hưởng của pH đến sự sinh trưởng phát triển của các chủng nấm....................................................................................45 Bảng 3.9: Khả năng đối kháng của 8 chủng nấm Trichoderma đối với nấm A. niger.............................................................................46 Bảng 3.10: Khả năng đối kháng của Trichoderma đối với A. niger trong điều kiện chậu vại................................................................47 Bảng 3.11: Hiệu lực trừ nấm A.niger của Trichoderma harzianum (Tri.011NL) ở các giai đoạn bón khác nhau................................49 Bảng 3.12: Hiệu lực trừ nấm A. niger của nấm đối kháng Trichoderma harzianum (Tri.011NL) giai đoạn bón lót.............51 Bảng 3.13: Hiệu lực phòng trừ của 3 chủng nấm Trichoderma harzianum (Tri.011NL) đối với bệnh thối gốc mốc đen A. niger hại lạc vụ xuân 2013 -2014 tại Nghi Lộc (tưới chế phẩm ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau)...........................52 ix DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Sự phát triển của 8 chủng nấm Trichoderma ở ngưỡng nhiệt độ 150C................................................................................42 Hình 3.2: Sự phát triển của 8 chủng nấm Trichoderma ở ngưỡng nhiệt độ 250C................................................................................43 Hình 3.3: Sự phát triển của 8 chủng nấm Trichoderma ở ngưỡng nhiệt độ 350C................................................................................44 Hình 3.4: Hiệu lực trừ của 3 chủng nấm Tri.05HN, Tri.011NL, Tri.ĐHCT đối với nấm bệnh A. niger hại lạc trong điều kiện chậu vại...................................................................................48 Hình 3.5: Hiệu lực phòng trừ của Tri.011NL đối với A.niger ở các giai đoạn bón khác nhau...............................................................49 Hình 3.6. Hiệu lực phòng trừ của Tri.011NL đối với A.niger khi tưới ở các giai đoạn sinh trưởng của cây lạc...................................... 53 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày thuộc họ đậu, có nguồn gốc ở Nam Mỹ, hiện nay được trồng trên 100 quốc gia thuộc cả 6 châu lục. Lạc là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, là cây công nghiệp đứng thứ 2 trong các cây lấy dầu thực vật. Sản phẩm chế biến từ lạc rất đa dạng trong đó chủ yếu là hạt. Hạt lạc chứa khoảng 40 - 60% lipit và 26-34% protein là nguồn nguyên liệu quan trọng cho chế biến dầu và khô dầu [19]. Do cây lạc phù hợp và thích ứng nhanh với điều kiện nhiệt đới, á nhiệt đới, các vùng có khí hậu ẩm nên hiện nay, nó được trồng chủ yếu ở các vùng Á Phi như Ấn Độ, Trung Quốc, Senegal, Indonexia, Malaixia, Nigeria, Myanma,… Tuy nhiên, khoảng 70% tổng sản lượng lạc toàn thế giới chỉ tập trung ở ba quốc gia là Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ. Ở Việt Nam, chưa có tài liệu xác minh cụ thể cây lạc được du nhập vào từ bao giờ nhưng theo một số tài liệu cổ thì cây lạc được du nhập vào từ Trung Quốc. Ngày nay lạc là một trong những cây đậu đỗ quan trọng, được trồng rộng khắp trong nước với diện tích xấp xỉ 250.000ha, chiếm khoảng 39% tổng diện tích cây công nghiệp hàng năm, sản lượng 350.000tấn. Cũng giống như những cây trồng khác sản xuất lạc gặp nhiều khó khăn, một trong những nguyên nhân chính là do bệnh hại. Các kết quả nghiên cứu trước đây đều khẳng định: Bệnh hại là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất và phẩm chất lạc. Hạt lạc là nơi tiềm ẩn nhiều loài nấm gây bệnh, đặc biệt là các loài nấm có nguồn gốc trong đất và truyền qua hạt giống như Aspergillus sp., Sclerotium rolfsii… Nhóm nấm này phát sinh và gây hại trong cả chu kỳ sống của cây trên đồng ruộng và trong kho bảo quản, ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống, đồng thời là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm cho con người và vật nuôi, một trong số đó là nấm Aspergillus niger, gây bệnh héo rũ điển hình. Hiện nay, áp dụng biện pháp sinh học trong phòng trừ bệnh nấm hại đang là xu hướng được quan tâm bởi sự an toàn, hiệu quả, đảm bảo cho một nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường. Trên 2 thế giới, nghiên cứu ứng dụng nấm đối kháng Trichoderma để kiểm soát Aspergillus niger bằng “cạnh tranh sinh học” hiện nay là hướng nghiên cứu ứng dụng đang được quan tâm. Nghệ An là địa phương sản xuất lạc chuyên canh, ngoài sự phá hại của các loài bệnh hại thì đây cũng là vùng có nhiều tiềm năng về nguồn lợi nấm đối kháng Trichoderma, vì sự khắc nghiệt của tự nhiên đã chọn tạo nên nhiều loài sinh vật đặc thù. Hướng nghiên cứu ứng dụng các loài nấm đối kháng Trichoderma trong kiểm soát sinh học nấm Aspergillus niger là rất cần thiết, không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có giá trị thực tiễn to lớn, giúp tăng giá trị phẩm chất cho lạc xuất khẩu của tỉnh nhà. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “So sánh đặc điểm hình thái, sinh học của một số chủng nấm Trichoderma và đánh giá hiệu lực phòng trừ nấm Aspergillus niger hại lạc của chúng vụ xuân 2014 tại huyện Nghi Lộc - Nghệ An”. 2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu * Mục đích - Điều tra xác định thành phần và mức độ nhiễm bệnh trên lạc vụ Xuân 2014 trên đất trồng lạc thu thập ở vùng Nghi Lộc - Nghệ An. - Nghiên cứu và tuyển chọn chủng nấm Trichoderma phòng trừ Aspergillus niger gây bệnh thối gốc mốc đen trên lạc ở Nghi Lộc, Nghệ An. * Yêu cầu - Điều tra tình hình bệnh hại lạc ở các xã Nghi Trường, Nghi Phong - huyện Nghi Lộc vụ Xuân 2014. - Nghiên cứu, so sánh đặc điểm hình thái, sinh học của 8 chủng nấm Trichoderma thu ở 3 vùng miền khác nhau (Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam). - Đánh giá tỷ lệ và mức độ đối kháng của 8 chủng nấm Trichoderma với nấm Aspergillus niger bằng phương pháp nuôi kép. - Thử nghiệm sử dụng 8 chủng Trichoderma phòng trừ bệnh thối gốc mốc đen do nấm Aspergillus niger gây nên trong điều kiện chậu vại, nhà lưới và ngoài đồng ruộng. 3. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu 3 * Đối tượng nghiên cứu - Nấm gây bệnh thối gốc mốc đen trên lạc Aspergillus niger. Khoá phân loại mới cho Nấm A.niger thuộc: Ngành Amastigomycota Ngành phụ: Ascomycotina Lớp: Ascomycotina Bộ: Eurotiales Họ: Eurotiaceae Giống: Aspergillus. (Sumbali, 2005) - Các chủng nấm đối kháng Trichoderma thu thập ở 3 vùng miền Bắc, miền Trung, miền Nam. * Phạm vi và nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu, so sánh đặc điểm hình thái, sinh học của 8 chủng nấm Trichoderma thu ở 3 vùng miền khác nhau (miền Bắc, miền Trung và miền Nam). - Đánh giá tỷ lệ và mức độ đối kháng của 8 chủng nấm Trichoderma với nấm Aspergillus niger bằng phương pháp nuôi kép. - Thử nghiệm sử dụng 8 chủng Trichoderma phòng trừ bệnh thối gốc mốc đen do nấm Aspergillus niger gây nên trong điều kiện chậu vại, nhà lưới và ngoài đồng ruộng. 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn * Ý nghĩa khoa học - Đề tài cung cấp những số liệu khoa học về tình hình nhiễm nấm Aspergillus niger trên cây lạc tại Nghi Lộc và một số huyện phụ cận vụ Xuân 2014. * Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá được hiệu quả của hướng kiểm soát A. niger trên cây lạc bằng biện pháp sinh học sử dụng nấm đối kháng Trichoderma, làm cơ sở khoa học cho việc giảm thiểu khả năng gây hại của nấm A. niger trên cây lạc, bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường. 4 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.1.1. Nghiên cứu thành phần bệnh trên lạc và tác hại của nấm Aspergillus niger đối với lạc Bệnh hại lạc là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất lạc [26]. Bệnh hại lạc là do một số lượng lớn các loài nấm, vi khuẩn, phytoplasma, hơn 20 virus và ít nhất 100 loài tuyến trùng, trong đó nhóm nấm bệnh hại lạc chiếm đa số và gây thiệt hại lớn nhất. Theo Allen và Lenne (1998)[19], có khoảng 40 loại bệnh hại lạc đáng chú ý đóng vai trò quan trọng. Trên thế giới chia làm 5 nhóm bệnh hại: - Nhóm bệnh trên hạt và trên cây mầm: Nhóm này rất phổ biến và quan trọng. - Nhóm gây chết héo: Nhóm này cũng rất phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng trên toàn thế giới. - Nhóm gây thối thân và rễ: Nhóm này thường phổ biến nhưng chỉ hại cục bộ. - Nhóm gây thối củ: Nhóm này thường phổ biến cục bộ ở một số vùng và là bệnh thứ yếu. - Nhóm gây bệnh trên lá: Gồm rất nhiều loài, trong đó chỉ một số loài gây hại phổ biến và quan trọng. Tuy nhiên, nấm bệnh lạc chỉ chia làm 3 nhóm chính dựa vào bộ phận gây hại trong các giai đoạn sinh trưởng khác nhau: - Nhóm bệnh héo rũ gây chết cây; - Nhóm bệnh hại lá; - Nhóm bệnh hại quả, hạt. 1.1.1.1. Nhóm bệnh héo rũ gây chết cây Nhóm bệnh héo rũ gây chết cây hại lạc là một trong những nhóm bệnh nguy hiểm, những cây bị nhiễm bệnh phần lớn bị héo và chết, nếu còn sống sót thì mất khả năng cho năng suất hoặc năng suất thấp, chất lượng kém. Tóm tắt một số nấm gây bệnh héo chết cây hại lạc như sau: 5 a. Bệnh héo rũ gốc mốc đen lạc do nấm Aspergillus niger Tiegh * Tính phổ biến và tác hại của nấm A. niger Nấm Aspergillus niger là loài nấm đất gây bệnh héo rũ trên lạc đồng thời là loài nấm hại hạt điển hình [12]. Trên thế giới, đã có rất nhiều những nghiên cứu về nấm A. niger, người ta đã phân lập được 37 loài gây hại trên thực vật, một số tác giả cho biết nấm A. niger không chỉ gây hại trên cây trồng mà chúng còn được quan tâm như là một nguyên nhân gây bệnh cho người và động vật. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng như là một nguồn vi sinh vật cho sản xuất một số loại enzim của ngành công nghệ chế biến. Bệnh héo rũ gốc mốc đen hại lạc được báo cáo chính thức lần đầu tiên vào năm 1926 ở Sumatra và Java [23],[35]. Thực tế tác nhân gây bệnh đã được ghi nhận từ năm 1920, gây nên biến màu vỏ và hạt lạc. Ở châu Á bệnh được ghi nhận đầu tiên tại tại Andhara Pradesh năm 1980. Bệnh thối gốc mốc đen do nấm Aspergillus niger đến nay vẫn là một bệnh quan trọng được công nhận ở hầu hết các vùng trồng lạc chính trên thế giới. Theo nhận định của một số tác giả thiệt hại về năng suất và sản lượng do bệnh háo rũ gốc mốc đen thay đổi và khó đánh giá, thiệt hại cá biệt lên tới 50% nhưng thường dao động ở mức trên dưới 1%. Theo kết quả nghiên cứu của Dharmaputra (2001) thiệt hại về năng suất lạc được ghi nhận cụ thể ở Malawi, Senegal, Sudan, Nigeria,.v..v. Ở Ấn Độ, bệnh héo rũ gốc mốc đen là một nhân tố quan trọng gây nên năng suất thấp với tỷ lệ nhiễm khoảng từ 5 - 10%. Nếu nhiễm trong khoảng 50 ngày sau gieo sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng và có thể gây chết tới 40% số cây. Ở Mỹ bệnh héo rũ gốc mốc đen càng trở lên quan trọng từ đầu những năm 1970 khi việc xử lí hạt bằng thuốc có chứa thủy ngân bị cấm và nó đã trở thành một vấn đề ở Florida đầu những năm 1980. Nghiên cứu của Dharmaputra (2001) cho biết nấm dễ dàng truyền từ hạt sang cây trong điều kiện nóng ẩm, độc tố do nó sản sinh gây ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây, như rễ quăn xoắn, biến dạng ngọn. Cây bị nhiễm bệnh có thể sống sót, sinh củ nhưng khi bị nhiễm nặng có thể chết hoặc trở nên bị nặng hơn 6 cho tới cuối vụ và hạt của nó có thể bị nhiễm bởi một loài nấm khác, kết quả là ngay cả các axít béo tự do trong hạt cũng chứa độc tố [23]. Là loài nấm cư trú phổ biến trong đất, là một tác nhân gây bệnh cơ hội, phá hoại và phát triển trên tế bào sống, gây bệnh thối gốc mốc đen ở lạc và gây bệnh trên nhiều cây trồng khác, có thể gây bệnh cho người và động vật, tên thường gọi là Aspergillus niger Tiegh. Những tên gọi phổ biến theo triệu chứng bệnh như bệnh thối vòng, thối cổ rễ, thối gốc mốc đen. Nhưng để thống nhất trong toàn bộ tổng quan tài liệu nghiên cứu, chúng tôi gọi là bệnh héo rũ gốc mốc đen. * Phân bố và phạm vi kí chủ của nấm A. niger Phân bố Nấm A. niger phân bố rộng khắp trên thế giới. Theo Dharmaputra (2001) nó xuất hiện ở trên 100 nước thuộc khắp các châu lục, đặc biệt là ở Australia, Iran, Ấn Độ, Sudan, Nam Mỹ,…v.v. Phạm vi kí chủ nấm A. niger gây hại trên rất nhiều họ thực vật trong đó khoảng trên 90 cây trồng và trên 11 ký chủ dại. Ký chủ chính trên khoảng 10 họ thực vật trên nhiều cây trồng, trong đó đáng chú ý nhất phải kể đến lạc, ngô, hành tỏi, xoài, đậu đỗ, điều,..v.v * Đặc điểm sinh học sinh thái của nấm A. niger Nấm A. niger hại trên lạc gây thối hạt, thối mầm và chết héo ở các giai đoạn sau [23]. Theo một số tài liệu dạng tồn tại của nấm A. niger (chủ yếu là bào tử) phổ biến ở trong hệ nấm đất và hệ nấm không khí của những vùng khí hậu nóng. Vì vậy, giai đoạn mầm có thể bị nhiễm từ đất, từ không khí hoặc từ nguồn bệnh ban đầu trên hạt. Nghiên cứu của Gary J. Griffin cho biết dễ dàng tìm được nấm A. niger trong vùng rễ của lạc và trên cánh đồng trồng lạc, mầm bệnh của nấm A. niger ngay sau vụ lạc trong 1g đất giao động có từ 6 ± 1.3 bào tử. Các tác giả Dharmaputra (2001) nhận định nấm A. niger không phổ biến ở vùng khí hậu ôn đới, bào tử của nó có nhiều trong không khí ở những vùng nóng như Ấn Độ. Theo (Compendium of crop protection, 2001) sự gia tăng mầm bệnh nấm A. niger khi có mưa kéo dài do sự tập trung bào tử nấm tăng trong thời kì khô 7 nóng và bị rửa trôi xuống theo nước mưa, tuy nhiên sức sống của mầm sẽ giảm khi lượng mưa tăng. Khi mầm bệnh trong không khí của nấm A. niger tiếp xúc được với tán cây, tế bào cây cũng có thể bị nhiễm nếu điều kiện phù hợp xuát hiện như tế bào bị tổn thương, nhiệt độ và ẩm độ cao. Dù nước không bắt buộc cho sự nảy mầm của bào tử nấm A. niger nhưng độ ẩm tới hạn là cần thiết. Độ ẩm yêu cầu cho bào tử nảy mầm thay đổi theo nhiệt độ nhưng độ ẩm thích hợp cho bào tử nảy mầm là 93% và nhiệt độ dưới 40%. Nếu độ ẩm 100% thì sự nảy mầm thích hợp nhất ở 30 0C. khi bào tử bắt đầu nảy mầm, chúng đặc biệt mẫm cảm với sự thay đổi điều kiện sinh thái đặc biệt là yếu tố nhiệt độ. Tỷ lệ bào tử nảy mầm là rất quan trọng cho sự lây nhiễm của bệnh lên cây sau này. Trong điều kiện invitro, khoảng 90% bào tử nảy mầm trong vài giờ ở 30 - 340C. Bào tử có thể duy trì được ở 470C và nảy mầm ở RH < 70% nhưng tỷ lệ nảy mầm rất thấp. sự nảy mầm của bào tử cũng được phát hiện sau 15 giở độ ẩm được duy trì ở 78 - 81% nhưng thường bào tử nảy mầm chỉ sau vài giờ ở điều kiện ẩm độ cao (Compendium of crop protection, 2001). Vì vậy, theo Dharmaputra (2001) Ở những vùng khí hậu nóng, ẩm như vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới là thích hợp cho sự nảy mầm của bào tử hơn là những vùng khí hậu ôn đới. * Đặc điểm phát sinh phát triển của nấm A. niger Nấm A. niger phân bố rộng khắp trên thế giới. Tốc độ sinh trưởng của nấm A. niger nhanh, sự phát triển và hình thành bào tử của nấm thích hợp trong điều kiện nóng ẩm do đó khi gặp điều kiện thuận lợi chỉ một lượng nhỏ nguồn lây nhiễm cũng có thể phát triển sự gây nhiễm nghiêm trọng. Mầm bệnh của A. niger được tìm thấy ở đất ẩm nhiều hơn là đất khô và nó có khả năng chịu được điều kiện đất có độ ẩm thấp. Theo kết quả của Ambarwati (2001) đất ướt dễ dàng cho nấm gây thối hạt ở cuối vụ trong khi điều kiện đất khô và nó có khả năng chịu được điều kiện đất có độ ẩm thấp. Nấm A. niger là nấm gây hại trên hạt. Theo (Compendium of crop protection, 2001) A. niger đã được tìm thấy trên rất nhiều loài hạt cây trồng như ngô, lúa, cao lương…v.v. nhưng được ghi nhận nhiều nhất là trên hạt lạc và hạt cây họ hành tỏi. Nghiên cứu của Dharmaputra 8 (2001) cho biết hạt lạc dễ bị nhiễm trong suốt giai đoạn củ già trong đất và giai đoạn thu hoạch và bóc vỏ. Trên thế giới, đã có nhiều kết quả nghiên cứu về tỉ lệ nhiễm nấm A. niger trên hạt giống lạc cũng như đánh giá mối tương quan giữa tỉ lệ nhiễm và truyền bệnh qua hạt giống. Những kết quả nghiên cứu từ (Compendium of crop protection, 2001) hạt lạc thu từ được từ 3 vùng lạc chính ở Sudan (Gezira, Kosti and El Obeid) đều bị nhiễm nấm A. niger đặc biệt ở củ không lành lặn. Theo kết quả điều tra (Subrahmanyam and Rao, 1976) trên hạt lạc Nấm A. niger chiếm 60% trong tổng số các loài nấm thu được từ hạt bằng phương pháp ly tâm. Mức nhiễm nấm A. niger trên hạt lạc có thể trên 90%, mầm mọc từ những hạt nhiễm nấm A .niger thì có tỷ lệ cây bị nhiễm cao hơn so với mầm mọc từ hạt khỏe. Theo nhận định của El - Wakil (2000) có sự liên quan giữa thời gian bảo quản và tỷ lệ nhiễm nấm A. niger, tỷ lệ nhiễm nấm A. niger ghi nhận trên hạt lạc là 18.25% sau 4 tháng bảo quản và thấp nhất là 11.2% sau 6 tháng bảo quản. Sự gây hại của A. niger trên hạt không chỉ là sự truyền bệnh qua hạt mà còn là sự ảnh hưởng đến chất lượng hạt và sức nảy mầm của hạt. Theo (Compendium of crop protection, 2001) có 60% số hạt nhiễm nấm bị ôi, hạt thường có tỷ lệ mọc thấp và hàm lượng dầu giảm. Nấm A. niger còn gây ra sự thay đổi một số thuộc tính hóa lý của hạt nhiễm trong suốt thời gian bảo quản. Quá trình xâm nhiễm của nấm kéo dài khoảng 10 ngày. Bệnh thể hiện triệu chứng rất sớm ở cây mầm hoặc cây con. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể phát sinh muộn vào tháng 7, tháng 8 với triệu chứng cây héo đột ngột, xuất hiện với số lượng lớn [16]. * Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc đen hại lạc Bệnh héo rũ gốc mốc đen có thể xuất hiện ở bất kì giai đoạn sinh trưởng nào của cây lạc và thường chủ yếu nhiễm ở hạt, mầm, cây con, cổ rễ và thân. Một loạt các nghiên cứu cho biết bệnh xuất hiện phổ biến ở đầu vụ. Giai đoạn mầm và cây con là mẫn cảm nhất với sự nhiễm của bệnh, ở giai đoạn cây con khi bị nhiễm bệnh thì tỷ lệ chết cao hơn so với giai đoạn cây trưởng thành, cây cũng có thể bị chết do nấm ngay khi gieo.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan