Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh các yêu tô môi trường khu vưkc có và không có ôc gạo (cipangopaludina ...

Tài liệu So sánh các yêu tô môi trường khu vưkc có và không có ôc gạo (cipangopaludina lecithoides) và vẹm sông(dreissena sp) phân bố ở chợ lách, tỉnh bên tre

.PDF
45
1
55

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN BÙI MINH QUYỀN SO SÁNH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG Ở KHU VỰC CÓ VÀ KHÔNG CÓ ỐC GẠO (Cipangopaludina lecithoides) VÀ VẸM SÔNG(Dreissena sp) PHÂN BỐ Ở CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN ĐẠI HỌC NGHÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN BÙI MINH QUYỀN MSSV: LT09230 SO SÁNH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG Ở KHU VỰC CÓ VÀ KHÔNG CÓ ỐC GẠO (Cipangopaludina lecithoides) VÀ VẸM SÔNG(Dreissena sp) PHÂN BỐ Ở CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN ĐẠI HỌC NGHÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Cán Bộ Hướng Dẫn: PGs. TS Vũ Ngọc Út 2011 LỜI CẢM TẠ Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ, cùng quý Thầy Cô Khoa Thủy Sản ñã nhiệt tình giúp ñỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình và có những lời khuyên quý báu trong suốt thời gian thực hiện ñề tài của thầy Vũ Ngọc Út. Xin chân thành cảm ơn cán bộ phòng thí nghiệm phân tích chất lượng nước, Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ tạo ñiều kiện và giúp ñỡ em hoàn thành luận văn. Do lần ñầu tiên làm ñề tài, không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự ñóng góp của quý Thầy Cô cùng các bạn ñể luận văn hoàn thành tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! i TÓM TẮT Các yếu tố như: Nhiệt ñộ, ñộ mặn, pH, lưu tốc, DO, TSS, BOD5, TAN, NO2-, NO3-, PO3-4, TN, TP nước và TN, TP bùn ñáy của các khu vực tương ñối thấp, biến ñộng theo thời gian nhưng không lớn và không khác biệt có ý nghĩ giữa các khu vực. Nhìn chung, các yếu tố thủy lý hóa này thường thấp trong mùa khô (tháng 1, 2), do ảnh hưởng rất lớn vào các hoạt ñộng nông nghiệp trong vùng, nước sinh hoạt từ các khu dân cư, hiện tượng rữa trôi do mưa và nước thượng nguồn ñổ về. Riêng ñộ mặn, khu vực giáp nước vào tháng 5/2011 có bị nhiễm mặn nhẹ ở mức 2 ‰ do hiện tượng xâm nhập mặn vào mùa khô. Ngoài ra hàm lượng ñạm và lân trong bùn của khu không có ốc gạo cao trong mùa khô (tháng 1,2) và cao hơn các khu vực khác có thể do ảnh hưởng từ các ao nuôi cá tra xung quanh. ii Mục lục Lời cảm tạ ............................................................................................... i Tóm tắt .................................................................................................. ii Mục lục .................................................................................................iii Danh sách bảng ..................................................................................... v Danh sách hình ..................................................................................... vi Từ viết tắt ............................................................................................ vii Phần 1. Đặt Vấn Đề ............................................................................... 1 1.1 Giới thiệu ......................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................ 1 1.3 Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 1 Phần 2. Lược khảo tài liệu..................................................................... 2 2.1 phân loại và phân bố của vẹm sông ................................................ 2 2.2 Đặc ñiểm sinh học của vẹm sông .................................................... 4 2.3 Tác hại của vẹm sông biện pháp phòng tránh và khắc phục ........... 5 2.4 các yếu tố môi trường và vẹm sông ................................................ 7 Phần 3. phương pháp nghiên cứu .......................................................... 9 3.1 Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu ................................................... 9 3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 10 3.2.1 Phương pháp thu mẫu................................................................. 10 3.2.2 Phương pháp phân tích ............................................................... 10 3.2.3 phương pháp xử lý số liệu .......................................................... 10 Phần 4. kết quả thảo luận .................................................................... 12 4.1 Nhiệt ñộ ......................................................................................... 12 4.2 pH .................................................................................................. 12 4.3 Độ mặn .......................................................................................... 13 iii 4.4 Lưu tốc .......................................................................................... 13 4.5 Oxy hòa tan ................................................................................... 14 4.6 TSS ................................................................................................ 15 4.7 BOD5 ............................................................................................. 16 4.8 TAN ............................................................................................... 17 4.9 Nitrite (NO2-) ................................................................................. 18 4.10 Nitrate (NO3-) .............................................................................. 19 4.11 PO43- ............................................................................................ 20 4.12 TN (total nitrogen) ...................................................................... 21 4.13 TP (total phosphorus) .................................................................. 22 4.14 Hàm lượng ñạm trong bùn (TN) ................................................. 23 4.15 Hàm lượng lân trong bùn (TP) .................................................... 23 Phần 5. kết luận và ñề xuất .................................................................. 25 5.1 kết luận .......................................................................................... 25 5.2 ñề xuất ........................................................................................... 25 Tài liệu tham khảo ............................................................................... 26 iv DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường ................. 11 Bảng 4.1. Nhiệt ñộ ghi nhận ở các khu vực khảo sát .......................... 12 v DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 vẹm ngựa vằn (D. polymorpha) ................................................... 2 Hình 2.2 vẹm lừa vằn (D. bugensis) ........................................................... 2 Hình 2.3 vẹm (D. polymorpha) bám trong ống nước và bám trên loài 2 mảnh vỏ khác .............................................................................................. 5 Hình 3.1 Bản ñồ ñịa ñiểm thu mẫu ............................................................. 9 Hình 4.1: Sự biến ñộng pH theo thời gian ................................................ 12 Hình 4.2: Sự biến ñộng lưu tốc theo thời gian.......................................... 13 Hình 4.3: Sự biến ñộng hàm lượng oxy theo thời gian ............................ 14 Hình 4.4: Sự biến ñộng hàm lượng vật chất lơ lững theo thời gian ......... 15 Hình 4.5: Sự biến ñộng BOD5 theo thời gian ........................................... 16 Hình 4.6: Sự biến ñộng TAN theo thời gian............................................. 17 Hình 4.7: Sự biến ñộng NO2- theo thời gian ............................................. 18 Hình 4.8: Sự biến ñộng NO3- theo thời gian ............................................. 19 Hình 4.9: Sự biến ñộng PO43- theo thời gian ............................................ 20 Hình 4.10: Sự biến ñộng TN theo thời gian ............................................. 21 Hình 4.11: Sự biến ñộng TP theo thời gian .............................................. 22 Hình 4.12: Sự thay ñổi hàm lượng ñạm trong bùn (TN) .......................... 23 Hình 4.13 : Sự thay ñổi hàm lượng lân trong bùn (TP) ............................ 23 vi Danh mục từ viết tắt DO: Hàm lượng oxy hòa tan. TAN: Tổng ñạm trong nước. TN: Tổng ñạm kjedalh. TP: Tổng lân kjedalh. TSS: Hàm lượng vật chất lơ lững trong nước. vii Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Ốc gạo(Cipangopaludina lecithoides) cồn Phú Đa là loài thủy ñặc sản có giá trị kinh tế, sản lượng 14-15 tấn/năm do hợp tác xã Vĩnh Tiến quản lý và khai thác. Tuy nhiên gần ñây có sự xuất hiện loài vẹm sông bám lên Ốc ảnh hưởng sinh trưởng và phát triển làm cho sản lượng và chất lượng sụt giảm nghiêm trọng. Vẹm sông (Dreissena sp) là 1 trong 100 loài ngoại lai xâm hại huy hiểm nhất hiện nay (Theo Trung tâm Nghiên cứu loài ngoại lai, Đại học California Riverside, Hoa Kỳ). Ở các nước Châu Á- Âu, và Bắc Mỹ vẹm sông (Dreissena sp) phát tán và gây rất lớn như bám dầy ñặc vào bến cảng, tàu thuyền, bè nuôi thủy sản, ống dẫn nước, các công trinh xây dựng, nhà máy thủy ñiện, nhà máy nước… làm thay ñổi hệ sinh thái, cạnh tranh thức ăn, lấn áp, bám và ảnh hưởng ñến các loài bản ñịa. Từ khi Vẹm sông (Dreissena sp) xuất hiện trong khu vực cồn Phú Đa, chúng ñã làm sản lượng, chất lượng của ốc gạo giảmm sút nghiêm trọng. Vì vậy ñể bảo vệ nguồn lợi ốc gạo trong khu vực này cần phải có biện pháp hạn chế sự phát triển của vẹm bám trên Ốc gạo. Do ñó ñề tài “so sánh các yếu tố môi trường giữa khu vực có và không có Ốc Gạo (Cipangopaludina lecithoides) và vẹm sông (Dreissena sp) phân bố ở Chợ Lách, tỉnh Bến Tre”, nhằm tìm ra khác biệt giữa các yếu tố môi trường ở nơi có và không có ốc Gạo và Vẹm sông (Dreissena sp) phân bố 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Tìm ra sự khác biệt giữa các yếu tố môi trường ở nơi có và không có ốc Gạo và Vẹm sông (Dreissena sp) phân bố trong khu vực cồn Phú Đa, Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, nhằm có những biện pháp tác ñộng theo hướng hạn chế sự phát triển của vẹm bám trên Ốc gạo. 1.3 Nội dung nghiên cứu Khảo sát các chỉ tiêu môi trường ở nơi có và không có ốc Gạo và Vẹm sông (Dreissena sp) ở khu vực cồn Phú Đa, Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. 1 Phần 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Phân loại và phân bố của vẹm sông (Dreissena sp) *Phân loại Nghành: Mollusca Lớp: Bivalvia Lớp phụ: Heterodonta Bộ: Veneroida Họ: Dreissenoidea Giống: Dreissenidae Loài: Dreissena sp Hiện nay trên thới giới, hai loài vẹm ñược quan tâm nhiều nhất vì tốc ñộ phát triển nhanh, gây những thiệt hại lớn là Dreissena polymorpha (tên tiếng Anh là Zebra Mussel, (tiếng Việt gọi là vẹm ngựa vằn (Hình 2.1)) và Dreissena bugensis (tên tiếng Anh là Quagga Mussel, Tiếng Việt gọi là vẹm lừa vằn (Hình 2.1)). Hình 2.1 vẹm ngựa vằn (D. polymorpha) (nguồn commons.wikimedia.org) Hình 2.2 vẹm lừa vằn (D. bugensis) (nguồn seagrant.umn.edu và seagrant.umn.edu) 2 Theo Claudi và Mackie, (1994) hai loài này có thể phân biệt với nhau dựa vào hình dạng cấu tạo vỏ, vẹm ngựa vằn (D. polymorpha) vỏ có dạng hình tam giác, rãnh chân ñế lớn ở giữa bụng còn vẹm lừa vằn (D. bugensis) thì vỏ tròn hơn, có rãnh chân ñế nhỏ ở gần bản lề. Ở mặt bụng của vẹm ngựa vằn là phẳng còn ở vẹm lừa vằn có mặt lồi ra. Chúng ñều có các vạch vằn ngang rỏ ràng trên thân (vân sáng tối), màu sắc có thể là màu kem, nâu, ñen hay nhạt. Trường hợp ñặc biệt ñã tìm thấy vẹm lừa vằn (D. bugensis) có màu trắng nhạt hay hoàn toàn trắng ở Lake Erie. DO ñó Claxton và ctv, (1998), cho rằng không thể dựa vào kiểu hình ñể phân biệt vì kiểu hình có thể thay ñổi ñể phù hợp với môi trường sống. *Phân bố: Hai loài này có phạm vi phân bố tự nhiên khác nhau, theo DAISIE (2006) vẹm ngựa vằn (D. polymorpha) có nguồn gốc ở sông Black, Caspian, Aral và Azov sau ñó phát tán ra phía tây-bắc Nga, Trung, Tây Âu, Scandinavia, Anh, Ireland và Bắc Mỹ. Trong thế kỷ 19, vẹm ngựa vằn (D. polymorpha) xâm chiếm hầu hết các thủy vực của Tây và Trung Âu, trong những năm 1920 nó xuất hiện ở Thụy Điển, năm 1960 nó ñược tìm thấy trong hồ Alps, ở Italy vào năm 1977, Ireland năm 1994 và Tây Ban Nha năm 2001. Vào Năm 1988 xuất hiện lần ñầu tiên trong hồ Saint Clair và nhanh chóng lan rộng ra khắp khu vực hồ Great lakes và hệ thống sông của Bắc Mỹ. Cũng theo DAISIE (2006), năm 2008 xuất hiện khu vực phía tây của California và có thể sẽ phát tán về phía bắc nơi có nhiệt ñộ ôn ñới. Tương lai có thể phát tán tới Nam Mỹ, Nam Phi, Australia và New Zealand. Còn Vẹm lừa vằn (D.bugensis) theo Mills và ctv (1996) là loài bản ñịa ở sông Dneiper của Ukraina. Vào năm 1890, ñược Andrusov tìm thấy trên sông Bug và ñặt tên loài vào năm 1897. Điều kiện giúp chúng mở rộng phạm vi phân bố là do ñào các con kênh ở châu Âu, sau ñó chúng có mặt ở hầu hết các hồ chứa Dneiper ở khu vực miền ñông, miền nam của Ukraina và vùng ñồng bằng sông Dnepr. Mark Hoddle lần ñầu tiên tìm thấy chúng ở Mỹ trong năm 1989 ở Great Lakes, Nevada năm 2007 và California vào năm 2008. Hai loài này tuy có nguồn gốc phân bố tự nhiên khác nhau nhưng ñều có tốc ñộ lây lan rất nhanh, sinh khối nhanh chống chiếm lĩnh thủy vực mà chúng xuất hiện. Nếu phân bố cùng một khu vực thì khả năng cạnh tranh của Vẹm lừa vằn (D. bugensis) cao hơn vẹm ngựa vằn (D. polymorpha) vì chúng có thể sống nơi nhiệt ñộ thấp hơn, sâu hơn (540fees) và mật ñộ cũng cao hơn (Vẹm lừa vằn (D. bugensis) 7790con/m2 và vẹm ngựa vằn (D. polymorpha) 899con/m2). 3 2.2 Đặc ñiểm Sinh học của vẹm sông (Dreissena sp) *Sình thái Theo nghiên cứu của Mackie và ctv (1989) vẹm ngựa vằn (D. polymorpha) có hình tam giác (chiều cao khoảng 40-60% chiều dài). Kích thước tối ña cơ thể từ 3- 5cm sống và bám vào giá thể như vật cứng, ñá, và cây thủy sinh bằng các sợi chân ñế, ñối với những nơi thiếu giá thể chỉ toàn bùn, cát thì chúng sẽ bám trên bất kỳ giá thể cứng nào ñó có thể tìm thấy. Loài vẹm này cũng không có tính lựa chọn giá thể, chúng có thể bám trên bất kỳ giá thể cố ñịnh nào trong cột nước cũng như trong nền ñáy bao gồm ñá, thực vật thượng ñẳng, giá thể nhân tạo (dây thừng, xi măng, thép….) và các nhóm ốc, hai mảnh vỏ khác. Tuy nhiên, vẹm ở giai ñoạn trưởng thành, khó bám vào ñược giá thể nếu lưu tốc dòng chảy vượt quá 2m/s (Benson & Raikow năm 2008). Vẹm ngựa vằn (D. polymorpha) là loài ăn lọc, chúng lọc những phiêu sinh ñộng thực vật có kích thước khoảng 15 - 400µm, những gì không tiêu hóa ñược sẽ kết hợp với chất nhầy và thải ra ngoài. Mỗi ngày vẹm ngựa vằn (D. polymorpha) có thể lọc 1-2 lít nước, khả năng tồn tại của chúng rốt tốt, cá thể trưởng thành có thể sống sót trong không khí vài ngày hoặc vài tuần nếu nhiệt ñộ thấp và ñộ ẩm cao. Khi tàu xuyên ñại dương thả neo tại các cảng nước ngọt, với tập tính sống bám rất có thể Vẹm ngựa vằn (D. polymorpha) bám theo neo hay theo nước dằn tàu phát tán và trở thành một loài xâm hại ở Bắc Mỹ. *Sinh sản Benson & Raikow (2008) nghiên cứu rất kỷ quá trình sinh sản của vẹm ngựa vằn (D. polymorpha), chúng có hai giới tính riêng biệt (ñực, cái: 1:1), con cái sinh sản ñồng loạt ở kích thước lớn hơn 8 mm (hay con cái ở 2 năm tuổi) và chịu ảnh hưởng bởi nhiệt ñộ nước. Cũng theo Benson & Raikow (2008), vẹm ngựa vằn (D. polymorpha) sinh sản từ 40 000 - 1 triệu trứng/con/chu kỳ sinh sản, diễn ra trong khoảng thời gian từ 3-5 tháng. Trứng ñược hình thành vào mùa thu và sinh sản vào mùa xuân, nếu trong khu vực nước ấm quá trình sinh sản có thể diển ra liên tục trong suốt năm. Trứng thụ tinhh bên ngoài rồi nở thành ấu trùng trocophores có kích thước 40-60µm. sau thời gian 1-2 ngày phát triển thành ấu trùng veliger sống phù du 2-4 tuần, ở 20 – 22 0C là tốt nhất. Ấu trùng veliger phân tán thụ ñộng theo dòng nước và chuyển sang giai ñoạn giống khi ñạt kích thước 350µm. Lúc này vẹm tìm giá thể bám vào và sống trong suốt vòng ñời, vẹm trưởng thành có thể sống từ 3-9 năm. 4 2.3 Tác hại của vẹm sông (Dreissena sp) biện pháp phòng tránh và khắc phục. *Tác hại Đến nay, Vẹm ngựa vằn (D. polymorpha) ñược xác ñịnh là kẻ xâm hại ở vùng nước ngọt huy hiểm nhất trên thế giới .Sau khi ñược phát hiện, số lượng loài vẹm ngựa vằn (D. polymorpha) ñã phát triển nhanh chóng, tổng sinh khối tăng trên 10 lần so với tất cả các loài ñộng vật không xương sống khác sống ở vùng bản ñịa (Sokolova et al 1980). Theo Trung tâm Nghiên cứu các loài ngoại lai Đại học California, Riverside. Hoa Kỳ chi phí ñầu tư chống lại các tác hại của các nhà máy ñiện, nhà máy nước ở Hoa Kỳ khoãng 500 triệu USD/năm. Kể từ khi xuất hiện ở Great Lakes, vẹm ngựa vằn (D. polymorpha) ñã bám kín các bến cảng, tàu thuyền, neo, ống dẫn dầu và các lồng bè nuôi thủy sản. Chúng làm tắc nghẽn ống hút nước của nhà máy nước thành phố, công trình thủy ñiện và các lồng bè nuôi thủy sản. Vẹm ngựa vằn (D. polymorpha) có thể là nguyên nhân gây ngộ ñộc và chết hàng chục ngàn con chim vào năm 1990 ở Great Lakes. Với tốc ñộ lọc rất nhanh (1 - 2lit/ngày/con), vẹm ngựa vằn (D. polymorpha) làm giảm sinh khối ñộng thực vật phù hạn chế thức ăn cho ấu trùng cá và các loài cao hơn trong chuỗi thức ăn. Chúng bám dày ñặc làm ảnh hưởng cá kiếm ăn và sinh sản (Marsden & Chotkowski 2001). Ngoài ra vẹm ngựa vằn (D. polymorpha) còn ăn thịt, cạnh tranh thức ăn hay bám lên các loái bản ñịa, làm suy giảm ngao sphaeriid trên sông Hudson, 60% loài ñộng vật có nguy cơ tuyệt chủng hoặc bị ñe dọa ở Bắc Mỹ, hay làm giảm sản lượng ñánh bắt cá. Hinh 2.3 Vẹm (D. polymorpha) bám trong ống nước(seagrant.sunysb.edu) và bám trên loài 2 mảnh vỏ khác (dnr.state.md.us) 5 Tuy nhiên, vẹm sông (Dreissena sp) cũng có lợi nhưng không lớn như tác hại của chúng như: vỏ ñược xay làm phân bón, làm thức ăn chăn nuôi gia cầm, thịt ñược sử dụng làm mồi câu cá và sản xuất bột cá (DAISIE 2006), chúng còn là sinh vật chỉ thị môi trường. *Biện pháp phòng tránh và khắc phục Có nhiều biện báp ñưa ra ñể hạn chế tác hại của vẹm sông (Dreissena sp) như sinh học, hóa học và vât lý, tuy nhiên các biện pháp ñiều có hiệu quả nhất ñịnh nhưng ở mức ñộ không cao. Như sử dụng các loài là kẻ thù tự nhiên của vẹm Sông (Dreissena sp) như: các loài chim nước, thủy cầm, tôm càng, lươn, cá tầm…ñể làm giảm mật ñộ vẹm nhưng không ảnh hưởng các ñộng vật thân mềm khác. Như loài tôm càng có thể làm giảm ñáng kể số lượng vẹm ở giai ñoạn từ 1-5mm, một ngày tôm có thể ăn trung bình 105 con. Tuy Các loài cá, tôm càng có thể làm giảm mật ñộ các loài vẹm nhưng thời gian hiệu ứng ngắn. Hướng ñang ñược nghiên cứu là sử dụng các loài vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh ñể quản lý các quần thể Dreissena. Ngoài ra, còn có một số chất ñộc hóa học sử dụng ñể tiêu diệt vẹm sông (Dreissena sp) như Prechlorination, permanganat kali chloramines, chlorine dioxide, ozone, hydrogen peroxide, muối vô cơ hoặc ñiều chỉnh pH. Trong ñó hóa chất ñược chứng minh tác dụng khá hiệu quả là Bayer 73, một loại hóa chất diệt thân mềm (Birnbaum, 2006). Tuy nhiên, hóa chất sử dụng phải ñảm bảo không ảnh hưởng môi trường nước, như chi phí thấp, không tạo sản phẩm phụ và dư lương không ảnh hưởng các sinh vật khác dù nồng ñộ thấp nhất những vẫn ñộc với vẹm. Các phương pháp kiểm soát khác bao gồm: thiếu oxy, xử lý nhiệt, tiếp xúc và làm khô, bức xạ, cạo bằng tay, jetting cao áp, lọc khí, chất nền di ñộng, ozone, sơn chống gỉ, dòng ñiện, và rung ñộng âm thanh. Thậm chí còn xây dựng các ngành công nghiệp tiêu thụ vẹm sông(Dreissena sp) hay xây dựng các ñường ống sâu hơn khả năng phân bố của chúng nhưng không hiệu quả với vẹm lừa vằn (D. bugensis). Ngoài ra còn can thiệp vào quá trình sinh sản hay ở giai ñoạn ấu trùng veliger, vì ñây là giai ñoạn dễ bị tổn thương nhất trong vòng ñời của vẹm. Các nhà khoa học ñang tiếp tục nghiên cứu về chu kỳ sống, môi trường ñể có biện pháp kiểm soát vẹm sông (Dreissena sp) một cách hiệu quả và an toàn. 6 2.4 Các yếu tố môi trường và vẹm Sông (Dreissena sp) DAISIE (2006) cho rằng vẹm sông (Dreissena sp) thích sống ở các khu vực có các yếu tố môi trường sống tương tự như vùng bản ñịa, ñặc biệt là những nơi có nhiều giá thể phù hợp tập tin sống bám. Chúng thường sống ở vùng nước ôn ñới (ñộ sâu dao ñộng từ (12 – 60m), có hàm lượng dinh dưỡng trung bình. Ngoài ra chúng còn có thể chịu ñựng ñược hàm lượng oxy thấp trong nước vài ngày và tồn tại trong không khí dưới ñiều kiện lạnh, ẩm ướt cho ñến ba tuần. Nhiệt ñộ thích cho chúng hợp từ 20 °C ñến 40 °C (DAISIE 2006). Nhiệt ñộ cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng ñến sinh sản và thụ tinh, nhiệt ñộ sinh sản tối thiểu của D. polymorpha là 12 °C và 9 0C của D.r.bugensi. Có ý kiến cho rằng chúng không thể xâm lấn vùng có nhiệt ñộ thấp hơn nhiệt ñộ sinh sản, tuy nhiên ñã có báo cáo tìm thấy vẹm cái D. r.bugensis ở Lake Erie có tuyến sinh dục thành thục ở 4,8 °C, Vì vậy nhiều khả năng các khu vực có nhiêt ñộ thấp sẽ bị chúng xâm hại. Theo Claxton và Mackie, (1998) thì khó có thể xác ñịnh nhiệt ñộ tối thiểu các loài này, vì có báo cáo rằng D. r.bugensis ñã xuất hiện ở Bắc Mỹ với nơi có nhiệt ñộ thấp tương ñối ổn ñịnh (4 - 9°C). Theo Mills và ctv (1996) loài D. bugensis ở Bắc Mỹ phân bố ở vùng nước sâu có nhiệt ñộ thấp hơn vùng bản ñịa của chúng ở Ukraine. Còn loài D. polymorpha thì phát triển tốt ở 30 °C , loài D. bugensis thì tỷ lệ chết cao hơn ở nhiệt ñộ 30 °C nhưng ở sông Dneiper thì D. polymorpha lại có tỷ lệ chết cao hơn. vì vậy nhiệt ñộ của loài D. bugensis sẽ cao hơn các thí nghiệm gần ñây. Ngoài ra chúng có thể sống ở ñộ mặn lên ñến 7 ppt (DAISIE 2006) nhưng rất nhạy cảm với biến ñộng nhanh của ñộ mặn. Như ở Vịnh Bắc của Mexico, nơi có sự biến ñộng thủy triều không lớn, vẹm ngựa vằn (D. polymorpha) có thể sống mở rộng tới các khu vực có ñộ mặn lên ñến 12‰, tuy nhiên, chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Riêng, vẹm lừa vằn (D. bugensis) thường sống trong môi trường nước có ñộ mặn 1 ‰, sinh sản ở 2-3‰, và bị chết ở 6 ‰. Độ mặn 4 ‰ ảnh hưởng lớn ñến phát triển phôi và ấu trùng của hai loài này nhưng ấu trùng D. Polymorpha có khả năng kháng mặn cao hơn D.r.bugensis (DAISIE 2006). Tuy vẹm ngựa vằn (D. polymorpha) phong phú trong vùng nước cứng (30-50 mg CaCO3/L), nhưng vẩn thấy chúng xuất hiện ở nơi 12 mg CaCO3/L (Cohen và Weinstein 2001). Theo Hincks and Gerald L. Mackie (1991) có sự tương quan giữa tốc ñộ tăng trưởng và nồng ñộ canxi, ñộ kềm, ñộ cứng tổng theo dạng ñường cong. Tốc ñộ tăng trưởng của chúng ở giai ñoạn ấu niên khoảng 83,3 - 200 µm/ tuần, tuy nhiên tốc ñộ tăng trưởng giảm từ 60- 7 66% nếu Ca2+≤8.5mg/L, ñộ kiềm ≤17.1CaCO3mg/L và ñộ cứng tổng ≤ 31mgCaCO3/L. Tốc ñộ tăng trưởng ñạt tối ña nếu Ca2+ = 32mg/L, ñộ kiềm = 65mg CaCO3/L và ñộ cứng tổng =100 mgCaCO3/L và PH > 8.3. Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Lục và ctv (2006) công bố một ñiều tra về ñặc ñiểm sinh lý, sinh thái của ốc gạo tại khu vực huyện Chợ Lách, Bến Tre. Không có một thông tin nào ñề cập tới vẹm sông. Tuy nhiên, các tác giả ñã cung cấp các thông tin quan trọng về các yếu tố thủy lý, thủy hóa, thủy sinh ở khu vực trên. Theo ñó, nhiệt ñộ trung bình tầng nước mặt dao ñộng trong khoảng 28,4–31,2oC, trung bình 29,5±0,67oC. Vào mùa khô (tháng 04/2005) nhiệt ñộ trung bình 30,3±0,4oC. Vào mùa mưa (tháng 08/2005), nhiệt ñộ trung bình là 28,9±0,3oC. Nhiệt biến ñổi theo mùa, khí hậu, ñộ sâu thủy vực, nhưng nói chung không lớn. Vị trí các quan trắc chủ yếu nằm ở vùng nước nông (ñộ ngập nước 3,5–11,4 m, trung bình 6,5 m). pH trung bình trong nghiên cứu trên là 6,85±0,25, dao ñộng trong khoảng 6,4–7,4. pH thấp vào mùa mưa. Oxy hòa tan (DO) trong vùng nghiên cứu dao ñộng không lớn trong khoảng 5,78–6, 34 mgO2/L. Một số vị trí gần cửa sông cho hàm lượng DO thấp hơn. Hàm lượng vật chất lơ lững (SS) biến ñộng rất lớn theo không gian, thời gian và phụ thuộc vào chế ñô thủy ñộng lực. Hàm lượng SS của tầng mặt ñạt giá trị trung bình 209±44 mg/L, dao ñộng 124–275 mg/L. Giá trị SS vào mùa mưa cao gấp 1,2 lần mùa khô. Nhu cầu oxy sinh hóa BOD5 của tầng nước mặt biến ñộng mạnh theo thời gian, dao ñộng trong khoảng 1,8–5,8 mgO2/L. Tại một vài vị trí quan trắc tại cửa sông có giá trị BOD5 cao hơn vài lần giá trị trung bình của toàn vùng khảo sát. Hàm lượng sắc tố thực vật nổi Chlorophyll–a có sự khác biệt rất lớn theo mùa và dao ñộng trong khoàng 1,2–3,4 µg/L. Hàm lượng chlorophyll–a vào mùa khô (tháng 04/2005) cáo hơn ñáng kể so với mùa mưa (tháng 08 và 11/2004). Hàm lượng hữu cơ TON, TOP, TOC vào mùa khô thấp hơn rõ rệt so với mùa mưa. Đặc ñiểm ñịa hình và thành phần cơ học, ñịa hóa trầm tích của khu vực nghiên cứu cũng ñược ñề cập tới. Hai bên bờ sông của bãi ốc gạo có xu hướng bồi xói như sau: Bờ sông phía cồn Phú Bình (ấp Cống – xã Vĩnh Bình) có xu hướng bồi tụ và ñáy sông ñược bồi cao dần, ñộ sâu trung bình 3–4 m. Ngược lại, bờ sông phía cồn Phú Đa bị xói mạnh, ñộ sâu ngay sát bờ ñạt 7–7,5 m. Có 3 khu vực bồi xói dọc theo hai bờ sông của bãi ốc. Ở khu vực khảo sát, thành phần chủ yếu về cơ học trầm tích là bùn, sét. Thành phần sét dao ñộng 19–68%, thành phần bùn dao ñộng 24–64%, thành phần cát dao ñộng 7–18%. Thành phần ñịa hóa trầm tích ở vùng khảo sát: C, N, P ñều tương ñối cao so với khu vực ñáy sông lân cận. 8 Phần 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2010 ñến tháng 5/2011. - Địa ñiểm nghiên cứu: Khu vực cồn Phú Đa, Chợ lách – tỉnh Bến Tre Hình 3.1 Bản ñồ ñịa ñiểm thu mẫu 9 3.2. Phương pháp nghiên cứu - Mẫu thu mỗi tháng một lần vào khoảng thời gian từ 7 – 10 giờ trong ngày. Mẫu ñược thu tại 9 ñiểm xung quanh khu vực cồn Phú Đa: 3 ñiểm bên có ốc gạo phân bố, 3 ñiểm phía bên không có ốc gạo phân bố và 3 ñiểm nằm phía hạ nguồn nơi tiếp giáp với vùng nhiễm mặn (khu vực giáp nước). Các ñịa ñiểm và vị trí thu mẫu ñược minh họa ở Hình 3.1. 3.2.1. Phương pháp thu mẫu - Các chỉ tiêu thu mẫu bao gồm: Nhiệt ñộ, ñộ mặn, pH, lưu tốc nước, DO, TSS, BOD5, TAN, NO2-, NO3-, PO3-4, TN, TP nước và TN, TP bùn ñáy. - Nhiệt ñộ, ñộ mặn, pH và lưu tốc nước ño tại ñiểm thu mẫu: nhiệt ñộ, ñộ mặn ño ở tầng mặt (cách mặt nước 20 – 30cm). Nhiệt ñộ ño bằng nhiệt kế, ñộ mặn ño bằng khúc xạ kế, pH ño bằng máy YSI, lưu tốc ño bằng lưu tốc kế. - Mẫu DO ñược thu bằng chai nút mài 125ml, cố ñịnh bằng 1ml MnSO4 + 1ml KI-NaOH ñược giữ lạnh trong thùng xốp. - Mẫu TSS, BOD5, TAN, NO2-, NO3-, PO3-4, TN, TP nước ñược thu chung vào chai nhựa 1 lít, trữ lạnh trong thùng xốp bằng nước ñá. - Mẫu TN, TP bùn ñáy ñược thu nhiều ñiểm ở vị trí thu mẫu rồi trộn chung cho vào chai nhựa 110ml. 3.2.2 Phương pháp phân tích - Mẫu ñược phân tích trong phòng thí nghiệm chất lượng nước khoa Thủy sản trường Đại Học Cần Thơ. Các chỉ tiêu ñược phân tích theo phương pháp chuẩn (APHA et al., 1995) ñược trình bày ở bảng 3.1. 3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu Tất cả các yếu tố môi trường ñược so sánh giữa các ñiểm thu mẫu với nhau bằng phần mềm Microsoft Excel và SPSS 16.0. Tìm ra sự khác biệt giữa các yếu tố môi trường ở nơi có và không có ốc Gạo và Vẹm sông phân bố. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất