Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn xây dựng và dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học địa lí ...

Tài liệu Skkn xây dựng và dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

.DOC
37
1
130

Mô tả:

“Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAN PHƯỢNG Mã SKKN: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “XÂY DỰNG VÀ DẠY- HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY- HỌC ĐỊA LÍ LỚP 9 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH” Môn: Địa Lí Cấp học: THCS 1/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” PHẦN THỨ NHẤT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG: I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lí luận: 2. Cơ sở thực tiễn: II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM: V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Nghiên cứu tài liệu: 2. Phương pháp phỏng vấn, điều tra: 3. Phương pháp so sánh, đối chiếu: VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: I. Những vấn đề khái quát về dạy- học tích hợp: II. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực : CHƯƠNG II . THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU : I. TÌNH TRẠNG THỰC TẾ KHI CHƯA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI : 1. Thuận lợi : a. Về phía giáo viên : b. Về phía học sinh : 2. Khó khăn : a. Về phía giáo viên : b. Về phía học sinh : II. SỐ LIỆU ĐIỀU TRA TRƯỚC KHI THỰC HIỆN : CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1. Giáo viên : 2. Học sinh : II. NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP : 1. Nội dung tích hợp : 2. Mức độ tích hợp : 2/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” III. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP MỘT SỐ MÔN HỌC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 9 : 1. Tích hợp môn Văn trong dạy học Địa lí 9 : 2. Tích hợp môn Lịch sử trong dạy học Địa lí 9 : 3. Tích hợp môn Toán học, Sinh học, Hóa học, Vật lý, Hóa học, Âm nhạc, Mỹ thuật…trong dạy học Địa lí 9 : 4. Tích hợp môn Tin học, tiếng Anh trong dạy học Địa lí 9 : 5. Tích hợp môn Giáo dục công dân trong dạy học Địa lí 9 : IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ CÓ HIỆU QUẢ : V. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ: VI. VẬN DỤNG CỤ THỂ TRONG DẠY- HỌC ĐỊA LÍ 9 : CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG: PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN KHOA HỌC: II. NHỮNG KHUYẾN NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: TÀI LIỆU THAM KHẢO: 3/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” PHẦN THỨ NHẤT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lí luận: Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều có mối liên hệ với nhau. Có rất nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm tương đồng và cùng một nguồn cội. Để nhận biết và giải quyết được các sự vật, hiện tượng ấy, đòi hỏi mỗi chúng ta phải biết huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy trên thế giới đang ngày càng xuất hiện các môn khoa học “liên ngành”. Trong quá trình phát triển của khoa học và giáo dục, nhiều kiến thức, kĩ năng được đưa vào thành một môn học trong nhà trường, nhưng lại rất cần thiết để chuẩn bị cho các em học sinh có thể đối mặt với những thách thức trong cuộc sống. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực giúp phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc và là quan điểm hiện đại trong giáo dục. Đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay việc hiểu đúng và vận dụng phù hợp quá trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong nhà trường phổ thông. Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học, như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Trong các môn học ở trường THCS thì môn Địa lí là một trong những môn học hay,lí thú và bổ ích, cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về 4/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” thế giới tự nhiên và về môi trường xung quanh. Là những giáo viên dạy bộ môn Địa lí, chúng tôi luôn trăn trở về vấn đề làm thế nào vừa dạy học sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa lồng ghép những đơn vị kiến thức về các môn khác cho học sinh. Trên cơ sở tìm tòi những tư liệu về bảo vệ môi trường, thu thập thông tin qua báo đài và internet, đặt biệt là nắm bắt về phương pháp dạy học tích hợp nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. 2. Cơ sở thực tiễn: Nhìn chung, hiện nay trên thế giới có hai xu hướng tích hợp liên môn vào trong quá trình dạy học: Xu hướng thứ nhất là tích hợp các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân hoặc các môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên như Lý, Hóa, Sinh…để tạo thành môn học mới với hình thức tích hợp nội môn, liên môn. Xu hướng này được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Xu hướng thứ hai là thực hiện quan điểm tích hợp xuyên môn. Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục khuyến khích giáo viên dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn”. Hưởng ứng tích cực Nghị quyết 29-NQ/TƯ và nhằm giúp đổi mới phương pháp dạy- học theo hướng phát triển năng lực của học sinh tôi đã chọn nghiên cứu phương pháp dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 nhằm phát triển năng lực học sinh. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Khi chọn đề tài “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực của học sinh” tôi muốn đưa ra một số kinh nghiệm của mình trong quá trình giảng dạy mà tôi đã thực hiện trong những năm qua với mong muốn: Thứ nhất: Giúp giáo viên hiểu sâu sắc những vấn đề về lí luận và cách xây dựng chủ đề liên môn, dạy- học theo hướng tích hợp liên môn , đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lự học sinh để nâng cao hiệu quả dạy- học. Thứ hai: Tạo cho học sinh những cảm xúc mới, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của các em, đem lại hiệu quả giáo dục tích hợp sâu sắc, nâng cao năng lực cá nhân của học sinh. Đồng thời, tập dượt cho học sinh vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn trong đời sống xã hội. Từ đó phát triển năng lực sống tự lập để chuẩn bị làm công dân có trách nhiệm. 5/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực của học sinh. IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM: Đối tượng khảo sát thực nghiệm là các em học sinh khối 9 (gồm lớp 9A, 9B, 9C, 9D) do tôi trực tiếp giảng dạy, kết hợp với Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tiến hành đề tài “ Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực của học sinh” tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau. 1. Nghiên cứu tài liệu: Trước khi tiến hành đề tài tôi đã thực hiện một số công việc: Nghiên cứu lí luận dạy học liên môn, dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh, những Nghị quyết của ngành liên quan đến dạy học tích hợp liên môn. Tìm hiểu những thông tin qua đài báo, Internet để nắm rõ mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học. Đọc kĩ nội dung sách giáo khoa môn Địa Lí và sách giáo khoa các môn học khác, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo để tìm ra các bài dạy có nội dung có thể tích hợp. 2. Phương pháp phỏng vấn, điều tra: Sau khi đọc, nghiên cứu kĩ các tài liệu liên quan đến đề tài tôi tiến hành phỏng vấn, điều tra đối với giáo viên và học sinh: - Đối với giáo viên: Trao đổi với giáo viên về xây dựng chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học , xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Lấy ý kiến của đồng nghiệp về việc xây dựng chủ đề tích hợp liên môn, xác định quy trình xây dựng câu hỏi thành công ở mức độ nào? (tốt, khá, hay chưa đạt). Bao nhiêu câu hỏi sử dụng được, bao nhiêu câu hỏi không sử dụng được. - Đối với học sinh: Tôi sử dụng phiếu để điều tra trực tiếp về mức độ yêu thích đối với môn học, đặc biệt đối với nội dung tích hợp, xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Khảo sát kết quả học tập đầu năm, cuối kì và cuối năm học của học sinh. 3. Phương pháp so sánh, đối chiếu Sau khi điều tra, hiểu rõ về thực trạng vấn đề nghiên cứu tôi tiến hành soạn giáo án theo chủ đề tích hợp, đưa vào giảng dạy trong các giờ thao giảng, dự giờ trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình thực hiện đề tài và so sánh đối chiếu trước và sau khi thực hiện đề tài. Sau khi thực hiện đề tài tôi tiến hành kiểm tra, so sánh kết quả ban đầu và điều chỉnh, bổ sung, tôi đưa ra đánh giá cuối cùng cho đề tài thêm hoàn chỉnh. 6/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” Sau khi thực hiện đề tài tôi thấy chất lượng môn học được nâng lên rõ rệt. Vì vậy, tôi quyết định chia sẻ vấn đề tôi đã nghiên cứu để đồng nghiệp và các bạn cùng tham khảo. VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Thời gian nghiên cứu của đề tài là bắt đầu từ ngày 15 tháng 8 năm 2016 đến hết 18 tháng 4 năm 2017. Đề tài này có thể thực hiện rộng rãi trong tất cả các khối lớp ở trường trung học cơ sở. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I.Những vấn đề khái quát về dạy- học tích hợp: 1. Thế nào là dạy học tích hợp liên môn: Dạy học tích hợp liên môn xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, đòi hỏi học sinh không chỉ học thuộc, nắm vững nội dung kiến thức mà phải tăng cường vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp của nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp liên môn. Dạy học tích hợp là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học như tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục an toàn giao thông… Dạy học liên môn là phải xác định được các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình môn đó và không dạy lại ở các môn khác. 7/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” Đặc trưng của môn Địa lí là nghiên cứu, nhận thức, giải thích được các hiện tượng địa lí, các quy luật Địa lí xung quanh và trên Trái Đất, các vấn đề kinh tế- xã hội xung quanh và trên thế giới. Vì vậy, trong học tập sinh có thể quan sát trực tiếp, tri giác các sự kiện, hiện tượng xảy ra xung quanh nhưng cũng có những sự vật hiện được, những vấn đề không trực tiếp được chứng kiến nên việc lĩnh hội tri thức cũng còn nhiều khó khăn, nhất là với những tri thức trong chương trình Địa lí lớp 7- Địa lí các Châu lục, khoảng cách Địa lí xa với nơi ở của các em. Chính vì lẽ đó việc hình thành tri thức Địa lí cho học sinh cần chú ý phương pháp thông tin, sử dụng triệt để kênh hình và tích hợp kiến thức khéo léo, sinh động để các em hiểu sâu, hiểu kĩ và đồng thời rèn kĩ năng sốngcho các em. Chính vì vậy, dạy học theo hướng tích hợp liên môn là thực sự cần thiết. Tích hợp liên môn trong dạy học đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. 2. Xây dựng chủ đề tích hợp : - Hướng tiếp cận 1: Đưa ra những ứng dụng chung cho nhiều môn học : Được xác định vào cuối năm học (cấp học) Hoặc những thời điểm đều đặn trong năm học. - Hướng tiếp cận 2: Phối hợp trong quá trình học tập của nhiều môn : Phối hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng các tình huống tích hợp, xoay quanh những mục tiêu chung cho một nhóm môn, tạo thành môn học tích hợp *Chú ý khi xác định chủ đề tích hợp : Khi xác định chủ đề tích hợp cần chú ý xác định đầy đủ : - Những năng lực cần phát triển. - Phạm vi không gian tiến hành nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu. II. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực : 8/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” 1. Năng lực là gì : - Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống” - Năng lực học sinh: Là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống. 2. Các năng lực cốt lõi của học sinh: Các năng lực cốt lõi cần hình thành được cho HS: 1. Năng lực tự học; 2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; 3. Năng lực thẩm mỹ. 4. Năng lực ngôn ngữ và giao tiếp; 5. Năng lực hợp tác; 6. Năng lực tính toán; 7. Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông(ICT) 8. Năng lực thể chất 3. Đánh giá năng lực người học: 9/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” - Thiết kế công cụ đánh giá : VD : Đánh giá năng lực hợp tác nhóm (Phụ lục) - Quy trình đánh giá: Quy trình đánh giá Các “chiến lược” lựa chọn cho một kế hoạch đánh giá trên lớp học trên lớp phù hợp 10/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” Mục đích/mục tiêu: Đánh giá để phát triển học tập hoặc đánh Bước 1: Xác định mục giá để giải trình đích/ mục tiêu, loại Loại hình: Đánh giá chẩn đoán/thường xuyên hoặc tổng kết; hình, cấp độ/ phạm vi Đánh giá không chính thức hoặc chính thức... Cấp độ/phạm vi: Đánh giá trên lớp đánh giá Thời điểm: Đầu khóa học, Bước 2: Xác định thời Trong quá trình dạy học, hoặc điểm đánh giá Cuối một quá trình dạy học Nội dung: Đánh giá kiến thức môn học, kỹ năng môn học, thành tích học tập, sự tiến bộ. Đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Xác định nội Đánh giá các năng lực nhận thức: năng lực suy luận lô gic, tư dung cần đánh giá, cấu duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề… trúc/thành tố nào cần Đánh giá các năng lực phi nhận thức: năng lực vượt khó (AQ); chỉ số đam mê (PQ); chỉ số đạo đức (MQ)…; đánh giá Đánh giá các nét nhân cách: thái độ lạc quan, giá trị sống, hạnh kiểm… Phương pháp: Đánh giá bằng quan sát Đánh giá bằng phỏng vấn/vấn đáp, thảo luận nhóm, hội thảo Bài kiểm tra viết do giáo viên soạn hoặc bài kiểm tra chuẩn hóa Bước 4: Xác định Đánh giá bằng cách thực hiện bài tập, dự án hoặc trả lời câu phương pháp đánh giá, hỏi loại thông tin cần có Đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan, bài tự luận, hoặc đánh giá thực hành Phương pháp truyền thống hoặc không truyền thống/xác thực Loại thông tin: điểm số, thứ bậc hoặc nhận xét về năng lực trong từng môn học hoặc về năng lực chung Bước 5: Xác định loại Công cụ: công cụ đánh giá Bản ghi các ý kiến tranh luận, phản biện, trò chuyện /đối thoại với học sinh Bản ghi các quan sát (phiếu quan sát) 11/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” Bản tự nhận xét/Bản thu hoạch/bản trả lời ngắn các câu hỏi Bản ghi mức độ/tần suất hành vi học tập (tham gia tích cực/ tham gia thụ động/không tham gia) Nhật ký học tập/hồ sơ học tập Bảng kiểm, bản liệt kê, phiếu hỏi Trắc nghiệm khách quan Bài tự luận ngắn (hạn chế)/tự luận dài (mở rộng) Thang đánh giá các năng lực nhận thức (tư duy lôgic/giải quyết vấn đề/sáng tạo...; các mức độ nhận thức: biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá) Thang đánh giá các năng lực phi nhận thức (đặc điểm, thuộc tính nhân cách, thái độ, giá trị…) Ai đánh giá: Giáo viên đánh giá Tự đánh giá Đánh giá đồng đẳng (Học sinh đánh giá học sinh) Bước 6: Xác định người thực hiện đánh giá Phương pháp xử lý phân tích dữ liệu: Theo lý thuyết đo lường truyền thống Bước 7: Xác định Theo lý thuyết đánh giá hiện đại phương thức xử lý Phương pháp định tính và/hoặc định lượng phân tích dữ liệu thu Áp dụng các mô hình (mô hình Rasch…), phương pháp thống thập, đảm bảo chất kê Sử dụng các phần mềm xử lý thống kê (Excel, SPSS, lượng đánh giá Conquest, Quest, IATA…) 12/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” Viết báo cáo kết quả đánh giá và đưa ra: Bước 8: Tổng hợp kết Nhận định dựa theo chuẩn lứa tuổi/chuẩn lớp học quả viết thành báo cáo Nhận định dựa theo tiêu chí và bậc phát triển và xác định phương Nhận định dựa theo mục tiêu, tiêu chuẩn đầu ra thức giải thích kết quả Nhận định dựa theo ưu tiên của cá nhân học sinh đánh giá Phản hồi: Bước 9: Xác định Cung cấp điểm số phương thức công bố Nhận định, nhận xét và phản hồi kết quả Miêu tả mức năng lực đạt được cho các đối tượng khác nhau CHƯƠNG II . THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I. TÌNH TRẠNG THỰC TẾ KHI CHƯA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Hiện nay, đội ngũ giáo viên đã và đang rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng quan điểm dạy học liên môn vào giảng dạy các bộ môn để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục tạo nên sự thay đổi đáng kể về chất lượng dạy-học nói chung và bộ môn Địa lí nói riêng. Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở trường trung học cơ sở, sau khi tiến hành khảo sát lấy ý kiến thực tế từ giáo viên dạy môn Địa lí cũng như ý kiến của các em học sinh và một số bạn bè đồng nghiệp tôi nhận thấy thực tế tích hợp liên môn trong dạy học Địa lí hiện nay như sau: 1. Thuận lợi a. Về phía giáo viên : Trong quá trình dạy học môn Địa lí, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác đặc biệt là môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân...Vì vậy, bản thân giáo viên đã có những hiểu biết cơ bản về những kiến thức môn học liên quan. Bản thân mỗi giáo viên cũng đang tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn thường xuyên. Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan đến môn Địa lí có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Cơ sở vật chất các nhà trường ngày càng được quan tâm, nâng cấp. Phương tiện, thiết bị dạy học ngày càng hiện đại như máy chiếu, máy vi tính được kết nối mạng internet, sự phát triển của công nghệ thông tin, sự hiểu biết của giáo viên... là điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện dạy học tích hợp liên môn. 13/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” Đội ngũ giáo viên dạy Địa lí hiện nay được tập huấn trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích hợp liên môn qua các buổi tập huấn của Sở Giáo dục, của Phòng giáo dục và các tổ nhóm chuyên môn triển khai. b. Về phía học sinh : Các em học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, thư viện nhà trường có sách tham khảo cho tất cả các môn học. Đa số các em có ý thức trong học tập, ham học hỏi, đó là điều kiện thuận lợi cho học sinh phát huy tư duy sáng tạo. Nhà trường có phòng máy vi tính có nối mạng internet giúp học sinh dễ dàng tra cứu, cập nhật những kiến thức liên quan đến môn học. Nhà trường có tổ chức cho học sinh thăm quan trải nghiệm nên học sinh có dịp được trải nghiệm tìm tòi và phát huy khả năng bản thân và vận dụng bài học vào giới thiệu cho các bạn, thầy cô giáo nghe. 2. Khó khăn : a. Về phía giáo viên : Phần lớn giáo viên đã quen với việc dạy học đơn môn là chính nên giáo viên các môn liên quan ít có sự trao đổi chuyên môn. Do vậy, khi vận dụng kiến thức các môn học khác vào dạy học Địa lí giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Thực tế việc dạy học theo hướng tích hợp liên môn cần phải có sự phối kết hợp làm việc nhóm giữa nhiều giáo viên các bộ môn liên quan nên tốn nhiều thời gian. Nhiều giáo viên có sức ì lớn và tâm lí ngại thay đổi tìm tòi, ngại khó khăn nên vẫn mang tư duy lối mòn cũ. Chương trình giáo dục đã trải qua nhiều lần cải cách nên nhiều giáo viên khác môn chưa thực sự nắm rõ về cấu trúc chương trình, chưa cập nhật kịp thời những kiến thức mới và chưa được trang bị về “phương pháp sư phạm” đặc trưng của các môn học liên quan nên cho dù đã xác định được kiến thức, mức độ cần liên môn ở mỗi nội dung, chủ đề thì việc lựa chọn phương pháp tổ chức đôi khi còn chưa phù hợp, thậm chí không mang lại hiệu quả. Bản thân mỗi giáo viên để soạn giáo án liên môn phải xây dựng bài giảng điện tử nên tốn nhiều thời gian nghiên cứu, đầu tư công sức cho bài dạy và gặp không ít khó khăn khi tìm hình ảnh minh họa, tư liệu dẫn chứng phù hợp. b. Về phía học sinh Thực tế, đối với học sinh trung học cơ sở mục đích chính của các em là thi vào lớp 10 nên các em chỉ chú trọng hai môn Văn, Toán. Môn Địa lí không được coi là môn chính nên các em không tích cực hợp tác với giáo viên trong học tập. 14/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” Phần lớn khi học môn Địa lí các em vẫn theo xu hướng học thụ động, học lệch nên không tích cực, không chủ động cho việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến thức của các môn học khác liên quan hoặc không thể sử dụng kiến thức của các môn liên quan như một công cụ để khai thác kiến thức mới. Chính vì vậy kết quả môn học còn nhiều hạn chế. II. SỐ LIỆU ĐIỀU TRA TRƯỚC KHI THỰC HIỆN 1. Kết quả điều tra hứng thú học tập môn Địa lí đầầu năm Tổng số Thích Bình thường Không thích học sinh SL % SL % SL % 138 30 21,7 60 43,5 48 34,8 2. Kết quả kiểm tra học tập đầu năm Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu học sinh SL % SL % SL % SL % 138 26 18,8 42 30,4 57 41,4 13 9,4 CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN : I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1. Giáo viên : Mỗi giáo viên cần phải tìm hiểu, nghiên cứu kĩ cơ sở lý luận của dạy học tích hợp liên môn, nghiên cứu kĩ nội dung, chương trình môn Địa lí ở từng khối lớp đặc biệt là chương trình lớp 9 để xác định được các bài có nội dung tích hợp. Không chỉ nắm vững nội dung kiến thức môn Địa lí, giáo viên còn phải nắm vững những nội dung kiến thức, chương trình các bộ môn giảng dạy ở trường trung học cơ sở như môn Ngữ văn, Giáo dục công dân, Âm nhạc,...Điều đó có nghĩa là giáo viên cần có kiến thức cơ bản về những môn tích hợp. Cần tăng cường sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo nội dung dạy học theo hướng tích hợp liên môn để xác định: mục tiêu dạy học, mục đích và mức độ tích hợp liên môn, phương tiện dạy học, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học. Tăng cường sử dụng trường học kết nối để thảo luận, giao nhiệm vụ cho học sinh, kiểm tra bài làm của học trên upload…. Xây dựng quy trình và tổ chức các hoạt động dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh, nội dung và mức độ dạy học tích hợp liên môn đảm bảo mục tiêu dạy học được thể hiện cụ thể ở các hoạt động của học sinh, hoạt động của giáo viên và thời gian tổ chức cho từng hoạt động. Tổ chức tích hợp liên môn trong dạy học môn Địa lí lớp 9 để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm. 2. Học sinh : Học sinh chính là trung tâm của quá trình dạy-học, phải tự nhận thức trong hoạt động và bằng hoạt động. Chính vì vậy, giáo viên phải hướng dẫn học sinh thực hiện tốt những việc làm sau: 15/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” Học bài và soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp. Có đủ đồ dùng, sách vở phục vụ cho học tập. Nắm vững nội dung kiến thức môn Địa lí và kiến thức của các môn học liên quan. Cần chủ động tích cực học tập theo nguyên tắc liên môn, vận dụng những kiến thức đã học để hiểu sâu sắc, toàn diện một giai đoạn lịch sử. II. NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỢP 1. Nội dung tích hợp : Mục tiêu dạy học Địa lí ở trường phổ thông cơ sở là giúp cho học sinh có được những kiến thức cơ bản và cần thiết về Trái Đất,môi trường xung quanh, các hiện tượng Địa lí và vận dụng kiến thức đó để giải thích, giải quyết các hiện tượng, sự việc Địa lí xảy ra… Tích hợp liên môn theo yêu cầu đặc trưng của môn : như tích hợp kiến thức với môn lịch sử để giáo dục các truyền thống phẩm chất tốt đẹp của dân tộc như giáo dục lòng yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, cần cù lao động, hiếu học... Tích hợp liên môn theo các chủ đề tích hợp của Bộ giáo dục và đào tạo như giáo dục đạo đức, bảo vệ môi trường, chủ quyền biển đảo... 2. Mức độ tích hợp Tùy theo từng môn học, nội dung học để lựa chọn mức độ tích hợp. Đối với môn Địa lí tích hợp liên môn thường có 3 mức độ: Mức độ 1: Tích hợp các môn học khác để liên hệ kiến thức (mức độ thấp): nghĩa là giáo viên sử dụng kiến thức của môn Ngữ văn, Lịch sử, Âm nhạc... liên quan đến nội dung bài giảng giúp mở rộng hoặc khắc sâu nội dung bài học. Trên thực tế, giáo viên đã thường xuyên sử dụng mức độ này và đây là mức độ tích hợp được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất. Mức độ 2: Tích hợp bộ phận (mức độ trung bình): nghĩa là giáo viên dùng kiến thức của môn học khác để tích hợp một phần của bài học như tích hợp trong phần mở bài, nội dung bài học hoặc một phần của nội dung bài học, hay tích hợp trong phần củng cố bài. Mức độ 3: Tích hợp toàn phần (mức độ cao nhất). Nghĩa là cả bài có nội dung trùng khớp với nội dung môn học như tích hợp các môn Lịch sử, Ngữ văn, Địa lí thành môn khoa học xã hội nhân văn. Những môn tích hợp này là môn mới chứ không phải chỉ là việc ghép các môn riêng rẽ với nhau, không có sự tách rời, độc lập giữa các lĩnh vực trong một môn tích hợp. IV. PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP MỘT SỐ MÔN HỌC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 9 : 1. Tích hợp môn Văn trong dạy học Địa lí 9 : Giữa Địa lí và Văn học dựa vào những nhân vật, sự kiện, hiện tượng Địa lí có thật ở một làng quê, một địa điểm, một quốc gia, hay cảm nhận những vẻ đẹp hút hồn của phong cảnh, những điều kiện tự nhiên, dân cư- xã hội của vùng miền 16/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” đó mà có rất nhiều tác phẩm văn học ra đời, hoặc được ông cha ta sáng tác và truyền miệng đến ngày nay. Chính vì vậy, khi học Địa lí, chúng ta có thể tích hợp đưa những bài thơ, bài văn vào dạy học để giới thiệu thêm đôi nét vè địa điểm, địa danh đó. Ví dụ : Khi dạy bài : + Bài 1 : Cộng đồng các dân tộc Việt Nam ( Địa lí 9): Có thể tích hợp bài « Con Rồng cháu tiên »( Văn học 6) + Bài 7 : « Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố Nông nghiệp nước ta » ( Địa lí 9) có thể tích hợp các câu ca dao, tục ngữ của ông cha ta : « Một hòn đất nỏ, một giỏ phân », « Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống », « Tấc đất, tấc vàng »……… + Bài 35 : « Vùng Đồng bằng sông Cửu Long » ( Địa lí 9) có thể tích hợp bài « Sông nước Cà Mau » ( Văn học 6)… Bằng những hình tượng cụ thể sẽ tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của người học, góp phần làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập, góp phần phát triển năng lực cho học sinh. Học sinh vận dụng kĩ năng viết bài văn miêu tả, kĩ năng viết bài báo cáo, thuyết minh,… và viết thành các bài giới thiệu, thuyết trình để trình bày trước lớp về các hiện tượng Địa lí, các địa danh, các vấn đề Địa lí cô giao từ tiết trước… 2. Tích hợp môn Lịch sử trong dạy học Địa lí 9 : Lịch sử là môn học vô cùng ý nghĩa, giúp giáo dục tư tưởng, tình cảm, tình yêu quê hương đất nước cho học sinh. Tích hợp môn Lịch sử vào nội dung dạy học Địa lí giúp các con hiểu thêm, yêu thêm địa danh vừa học thông qua giáo dục tự tình yêu nước, yêu quê hương và tư tưởng Hồ Chí mình qua câu chuyện lịch sử sinh động và có thật : Ví dụ : - Bài 17 : Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ( Địa 9) có thể tích hợp kể chuyện lịch sử: « Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 », hoặc bài « Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 »…. - Bài 20 : Vùng Đồng bằng Sông Hồng : tích hợp bài 10- Sử 7 : Nhà Lý xây dựng đất nước, bài 14-15 (lịch sử 6) : Nước Âu lạc…… - Bài 15 : Thương mại và du lịch : có thể tích hợp nhiều câu chuyện và bài học lịch sử trong phần tìm hiểu về tài nguyên du lịch Nhân văn nước ta : Nhà tù Côn Đảo, Địa đạo Củ Chi, 3. Tích hợp môn Toán học, Sinh học, Hóa học, Vật lý, Hóa học, Âm nhạc, Mỹ thuật…trong dạy học Địa lí 9 : Các môn học trên lý có nhiều nội dung có thể tích hợp trong dạy học Địa lí như : 17/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” - Sử dụng kiến thức toán học để tính toán, xử lý Bảng số liệu, đọc biểu đồ, bản đồ để tìm tòi kiến thức mới : Ví dụ : Khi làm bài tập : CHO BSL: Sản lượng thủy, hải sản của cả nước và ĐBSCL năm 2012: Đơn vị: Nghìn tấn Sản lượng Cả nước ĐBSCL Tổng SL thủy,hải sản 5732903 3269344 Cá biển 1769400 660000 Cá nuôi 2402170 1770509 Tôm nuôi 473861 357772 Hãy: a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tổng sản lượng thủy hải sản,SL cá biển, SL cá nuôi,SL tôm nuôi của ĐBSCL và cả nước? b. Rút ra nhận xét về vai trò của ĐBSCL trong việc sx thủy hải sản ở nước ta và giải thích nguyên nhân? Học sinh cần: - Vận dụng kiến thức toán học để tính toán tỷ lệ các trục để vẽ biểu đồ: Cột chồng hợp lí nhất - Vận dụng kiến thức toán học để tính toán lập bảng số liệu mới và nhận xét: Bảng: Tỉ trọng thủy hải sản của ĐBSCL so với cả nước năm 2012 Đơn vị: % Sản lượng Cả nước ĐBSCL Tổng sản lượng thủy hải sản 100 57,0 SL cá biển 100 37,3 SL cá nuôi 100 73,7 SL tôm nuôi 100 75,5 - ĐBSCL là vùng đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản lớn nhất của nước ta. - Đặc biệt là cá nuôi, tôm nuôi của ĐBSCL (>70%) - Tích hợp môn : Âm nhạc có các bài hát như « Bài ca Sông Hồng », « Đôi mắt Pleiku », « Huế Thương », « Thương lắm Miền Trung »….đưa vào phù hợp trong tiết học vừa sinh động vừa khơi dậy cảm xúc cho học sinh. - Tích hợp Vật lý, hóa học, sinh học trong các bài Địa 9 như « Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp », « Sự phát triển và phân bố Lâm nghiệp và thủy sản », « Sự phát triển và phân bố công nghiệp »…..Đặc biệt các bài có lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường, các em có thể vẽ tranh, có thể thuyết trình về ý tưởng của mình…… 4. Tích hợp môn Tin học, tiếng Anh trong dạy học Địa lí 9 : - Trong thời đại công nghệ thông tin, tin học ngày càng phát triển, tin tức qua mạng internet và mạng cáp quang ngày càng phong phú và đa dạng, việc học tập của học sinh dễ dàng tích cực chủ động hơn nhờ các hình thức học tập khác nhau và có thể tự tìm tòi thông tin bài học qua mạng Internet, sách báo, tivi… 18/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” Chính vì vậy, để phát triển tính tích cực trong học tập của học sinh, giáo viên cần tích cực tích hợp tin học trong giảng dạy, hướng dẫn các em tự tra cứu thông tin, sử dụng thông tin để tạo bài trình chiếu và trình bày các vấn đề trước lớp. Ví dụ : Học sinh trình bày về tình hình phát triển nông nghiệp của Đồng bằng Sông Hồng. - Học sinh có thể vẽ tranh về môi trường, các hiện tượng Địa lí tích hợp sử dụng Tiếng Anh để làm tranh cổ động và tuyên truyền về Việt Nam hoặc kêu gọi các vấn đề mang tính toàn cầu với các bạn trên thế giới. Ví dụ : 5. Tích hợp môn Giáo dục công dân trong dạy học Địa lí 9 : Chúng ta đều biết rằng môn Giáo dục công dân giáo dục truyền thống dân tộc, lòng yêu nước, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử. Vì vậy, tích hợp môn Giáo dục công dân trong dạy học Địa lí cũng có một vai trò vô cùng to lớn. Sử dụng kiến thức môn Giáo dục công dân trong dạy học Địa lí có tác dụng hình thành nhân cách, bản lĩnh, năng lực, tư duy của học sinh, cung cấp cho học sinh cái nhìn đúng đắn về thế giới quan, nhân sinh quan, giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, hun đúc lòng yêu nước,... từ đó các em thấy được trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn hiện nay. Giáo viên đưa các khái niệm di sản văn hóa, di tích lịch sử,... để làm rõ nội dung bài học. Từ đó, giáo dục các em ý thức bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, học sinh thấy được bổn phận và trách nhiệm của mình đối với đất trong giai đoạn hiện nay. 19/36 Z “Xây dựng và dạy- học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy- học Địa lí 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.” Ví dụ, khi dạy bài « Thương mại và du lịch » , giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm hiểu về di sản văn hóa thế giới « Hoàng Thành Thăng Long », các em sẽ giới thiệu về khu Hoàng Thành trên cơ sở một số câu hỏi của giáo viên như : Khu Hoàng Thành Thăng Long được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào thời gian nào? Thế nào là di sản văn hóa ? Khu Hoàng Thành Thăng Long được xếp vào loại di sản văn hóa nào? Theo em, cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đó ? Học sinh sẽ dựa vào kiến thức môn Giáo dục công dân trả lời được: Ngày 1-8-2010 Hoàng Thành Thăng Long được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Di sản văn hóa bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ đời này sang đời khác... Khu Hoàng Thành Thăng Long được xếp vào loại di sản văn hóa vật thể. Những việc vần phải làm: Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa. Nghiêm cấm những hành vi chiếm đoạt, làm sai lệch văn hóa, hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa, mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật... V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ CÓ HIỆU QUẢ VI. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ: 20/36 Z
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan