Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn xây dựng kế hoạch – tổ chức hội thao quốc phòng an ninh cấp trường, bồi dưỡ...

Tài liệu Skkn xây dựng kế hoạch – tổ chức hội thao quốc phòng an ninh cấp trường, bồi dưỡng đội tuyển tham dự hội thao 3 quốc phòng an ninh cấp tỉnh đạt kết quả cao cho học sinh trường thpt nguyễn xuân ôn

.PDF
51
1
119

Mô tả:

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Giáo dục Quốc phòng - An ninh(GDQP - AN) là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền Quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân là môn học chính khóa trong chương trình giáo dục được dạy trong các bậc học từ trung học phổ thông(THPT), trung cấp, cao đẳng, đại học và được lồng ghép trong các môn học của chương trình bậc tiểu học, trung học cơ sở. Môn học GDQP- AN góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh và sinh viên lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng với các truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, của các lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, có kiến thức cơ bản về đường lối Quốc phòng – An ninh, có kỹ năng quân sự - an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ năm học 2008-2009, chương trình GDQP -AN cấp THPT được thực hiện theo quyết định số 79/ 2007/ QĐ-BGDĐT ngày 24/12/2007 là môn học tính điểm trung bình môn với các môn học khác, năm 2017 Bộ GD- ĐT ban hành thông tư số 02/ 2017/ TT-BGDĐT ngày 13/ 01/2017 về chương trình GDQP-AN trong trường THPT thay thế quyết định số 79/ 2007/ QĐ-BGDĐT năm 2007. Ngày 28/09/2018 Bộ GD- ĐT đã ban hành thông tư Số: 23/2018/TT-BGDĐT kèm theo “ Điều lệ Hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông” là căn cứ đánh giá kết quả hội thao GDQP-AN cho học sinh THPT. Điều đó cho thấy môn học này được xuyên suốt trong cấp học, khối lớp ở bậc THPT và nhằm chuẩn bị cho các em hoàn thiện về tinh thần và thể chất, hình thành kiến thức, kỹ năng về quân sự, an ninh cho học sinh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình mới nhằm góp phần đáp ứng mục tiêu tổng quát về đổi mới giáo dục.Song song với việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, cơ sở vật chất phục vụ dạy học, cùng với công tác xây dựng kế hoạch - Tổ chức hội thao GDQP - AN cấp trường hằng năm cho học sinh là kết quả để nhà trường đánh giá được chất lượng dạy- học của bộ môn . Xây dựng kế hoạch -tổ chức Hội thao cấp trường, bồi dưỡng đội tuyển tham gia Hội thao cấp Tỉnh đạt kết quả cao là nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn GDQP - AN gắn học tập với hoạt động thực tiễn và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, là cách thức tổ chức quản lí thực hiện nội dung chương trình, đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, rèn luyện, phát hiện vinh danh khen thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích trong học tập và thi đấu hội thao, là căn cứ tuyển chọn các VĐV xuất sắc để bồi dưỡng tham dự Hội thao cấp Tỉnh. Để đánh giá và nâng cao kết quả hội thao GDQP - AN trong nhà trường, trên cơ sở việc thực hiện theo quy định tại thông tư Số: 23/2018/TT-BGDĐT ngày 28/09/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo “ Điều lệ Hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông”, nhà trường phải xây dựng kế hoạch - tổ chức hội thao cấp trường và tham gia hội thao cấp tỉnh theo điều kiện phù hợp của đơn vị đạt kết quả và hiệu quả cao. 1 Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn được thành lập 3 - 1946, với bề dày truyền thống 76 năm xây dựng và phát triển. Nhà trường là cái nôi có truyền thống về phong trào dạy tốt – học tốt của tỉnh nhà. Công tác chất lượng dạy học ở tất cả các bộ môn, đặc biệt công tác GDQP-AN và đảm bảo an toàn an ninh trật tự trường học luôn được lãnh đạo nhà trường quan tâm chú trọng và chỉ đạo sát sao. Nhà trường đã và đang đầu tư xây dựng cơ bản về CSVC, sân chơi, bãi tập, nhà tập đa chức năng phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn nhằm giáo dục phát triển cho học sinh một cách toàn diện. Đội ngũ giáo viên bộ môn GDQP-AN của trường đa số nhiệt tình, năng động, có trình độ chuyên môn vững vàng, thường xuyên trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, sẵn sàng đáp ứng mọi nhiệm vụ được giao trong công tác chuyên môn giảng dạy và bồi dưỡng mũi nhọn bộ môn đạt kết quả cao cho học sinh của nhà trường. Xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thao cấp trường hàng năm đạt chất lượng và có kế hoạch trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDQP-AN cấp Tỉnh theo chu kỳ là nhiệm vụ chuyên môn trọng tâm của bộ môn GDQP-AN nhà trường; đặc biệt trong năm học 2020-2021, nghành GD-ĐT Nghệ An tổ chức Hội thao GDQP-AN học sinh THPT cấp tỉnh lần thứ I năm 2020 trong điều kiện dịch COVID-19 phức tạp. Ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học chính khóa đúng, đủ chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp và đồ dùng dạy học phù hợp với đặc thù bộ môn, công tác xây dựng tổ chức hội thao cấp trường, tuyển chọn và xây dựng triển khai kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh đối tượng học sinh - kế hoạch hoạt động của nhà trường nhằm đạt kết quả cao nhất. Quá trình xây dựng kế hoạch - tổ chức Hội thao cấp trường môn GDQP-AN các năm học trước chưa được thực hiện cụ thể theo Thông tư số 23/2018/TT-BGDĐT ngày 28/9/2018 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ Hội thao GDQP-AN. Phần lớn còn mang tính hình thức, đơn điệu, rút gọn, không bài bản, thiếu tính khoa học – nghiêm túc dẫn đến chất lượng và kết quả thấp, không nâng cao chất lượng bộ môn và hứng thú học tập cho học sinh, chưa kể đến việc chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn GDQP-AN. Trong quá trình thực hiện công tác chuyên môn và dạy học, việc tổ chức hoạt động Hội thao GDQP-AN góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, đạt kết quả cao trong công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi bộ môn tại Hội thao cấp Tỉnh. Vì vậy, hằng năm chúng tôi và các đồng nghiệp trong tổ Thể dục – GDQP của trường đã mạnh dạn tham mưu, xin ý kiến chỉ đạo từ Ban giám hiệu và đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ đổi mới nội dung phương pháp dạy học, xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thao cấp trường và tham gia bồi dưỡng đội tuyển thi đấu tại Hội thao cấp Tỉnh đạt hiệu quả cao. Từ việc tổ chức Hội thao cấp trường và bồi dưỡng đội tuyển tham gia thi đấu cấp Tỉnh, chúng tôi kiểm tra đánh giá được kết quả dạy và học, đồng thời tạo hứng thú cho học sinh hình thành các phẩm chất, năng lực, nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn. Với những lý do nêu trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu và thể nghiệm với đề tài: “ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH – TỔ CHỨC HỘI THAO QUỐC PHÒNG AN NINH CẤP TRƯỜNG, BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN THAM DỰ HỘI THAO 2 QUỐC PHÒNG AN NINH CẤP TỈNH ĐẠT KẾT QUẢ CAO CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN”. Chúng tôi mong các đồng nghiệp xây dựng, góp ý kiến để sáng kiến hoàn thiện hơn cùng nhau ứng dụng trong công tác xây dựng kế hoạch tổ chức hội thao và bồi dưỡng đội tuyển bộ môn GDQP-AN tại đơn vị mình. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Đề xuất giải pháp, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn dạy học, công tác quản lí, công tác xây dựng kế hoạch – tổ chức hội thao môn GDQP-AN cấp trường theo từng năm học, cùng với việc bồi dưỡng đội tuyển tham dự Hội thao Quốc phòng An ninh cấp tỉnh đạt kết quả cao cho học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn. - Giới thiệu và nhân rộng tới đồng nghiệp kinh nghiệm mà chúng tôi đã nghiên cứu thực hiện đạt kết quả thành công góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn GDQP-AN cấp trung học phổ thông tại đơn vị. - Với đề tài này, mục đích của việc nghiên cứu, thể nghiệm phải hết sức cụ thể, xây dựng kế hoạch và triển khai khoa học phù hợp với đối tượng và điều kiện về CSVC, kế hoạch hoạt động nhà trường cũng như sự ủng hộ, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường nhằm phát huy hết khả năng, năng khiếu của học sinh. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Đối với đề tài: “ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH – TỔ CHỨC HỘI THAO QUỐC PHÒNG AN NINH CẤP TRƯỜNG, BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN THAM DỰ HỘI THAO QUỐC PHÒNG AN NINH CẤP TỈNH ĐẠT KẾT QUẢ CAO CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN” cần triển khai nghiên cứu trên cơ sở lí luận và thực tiễn, thực thi các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường triển khai một số giải pháp công tác tổ chức Hội thao GDQP-AN cấp trường đạt kết quả trong việc quản lí, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. - Tổ chức triển khai công tác tuyển chọn, bồi dưỡng đội tuyển tham gia nội dung thi lí thuyết và thực hành, kiểm định chất lượng bồi dưỡng - tuyển chọn đội tuyển chính thức tham gia Hội thao GDQP-AN cấp tỉnh lần thứ I năm 2020 đạt kết quả cao. IV. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU: 1. Đối tƣợng nghiên cứu - Xây dựng kế hoạch-tổ chức hội thao GDQP-AN cấp trường, công tác bồi dưỡng đội tuyển tham dự hội thao GDQP-AN cấp tỉnh đạt kết quả cao. - Học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn 2. Thời gian nghiên cứu: - Tìm hiểu, xây dựng kế hoạch, nghiên cứu, tổ chức thực nghiệm từ tháng 09 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020. 3 3. Địa điểm nghiên cứu: - Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn – H. Diễn Châu – Nghệ An V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết: 2. Phƣơng pháp phân tích: 3. Phƣơng pháp thống kê, đàm thoại, đối chứng 4. Phƣơng pháp thực nghiệm khoa học: VI. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI: Giải pháp đổi mới nội dung công tác xây dựng kế hoạch - tổ chức hội thao cấp trường một cách cụ thể, bài bản chi tiết, khoa học, hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Cùng với việc bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn tham dự hội thao cấp tỉnh đạt kết quả cao song song chất lượng dạy học. 4 PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Theo thông tư số 23/2018/TT-BGDĐT ngày 28/09/2018 xác định mục tiêu Hội thao GDQP-AN gồm: nâng cao chất lượng môn học GDQPAN, gắn học tập với hoạt động thực tiễn; tăng cường công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành và của ban giám hiệu nhà trường đối với hoạt động dạy và học; đẩy mạnh phong trào thi đua học tập và rèn luyện; phát hiện những cá nhân, tập thể có thành tích cao; nhân rộng các điển hình, là cơ sở để tuyển chọn đội tuyển tham dự Hội thao GDQP-AN các cấp. Như vậy, hoạt động Hội thao GDQP-AN có ý nghĩa không chỉ gói gọn trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập bộ môn mà còn có tác dụng đối với các hoạt động giáo dục khác của nhà trường. Vì vậy, việc xác định mục tiêu của Hội thao để cho phép chúng ta có thể xây dựng kế hoạch hành động được sát hợp với tình hình hình nhà trường đảm bảo tính khả thi trong thực hiện. Kế hoạch và phương pháp tổ chức Hội thao là cách tiến hành tổ chức quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách tập trung, toàn diện, tổng hợp nhiều nội dung, cách thức như: Nghi tức hội thao, thi nhận thức, thi tư thế, động tác vận động, điều lệnh đội ngũ, thi kỹ thuật sử dụng, quản lý vũ khí, kết hợp với các nội dung thể thao quốc phòng ... với sự tham gia của nhiều lực lượng phù hợp với mục đích, nội dung bài học, nhằm thu được kết quả tối ưu. Hoạt động Hội thao là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học GDQP-AN. Do đó, đối với giáo viên khi tiến hành quá trình dạy học phải xác định rõ mục tiêu của bài học, nội dung và phương pháp cũng như quy trình tổ chức quá trình dạy học sao cho hiệu quả, là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học. Xây dựng kế hoạch – tổ chức Hội thao sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lý, đánh giá chất lượng dạy học, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn đạt kết quả cao… Trong những năm học trước, chất lượng hội thao môn GDQP-AN trong nhà trường THPT còn nhiều hạn chế: giáo viên chậm đổi mới hình thức, phương pháp, tạo nên sự khô cứng, nhằm chán, không tạo hứng thú cho học sinh. Trong nhà trường, hoạt động Hội khỏe phù đổng được tổ chức quy mô, bài bản thì ngược lại hoạt động hội thao GDQP-AN được tổ chức đơn điệu, với một số nội dung đơn giản, ở quy mô nhỏ, chưa kể đến việc chú ý bồi dưỡng đội tuyển tham gia Hội thao cấp Tỉnh. Mặt khác trong hội thao GDQP-AN hiện tại là đánh giá (chấm điểm) mà không có sự phản hồi cho học sinh. Nhiều giáo viên còn nhiều hạn chế trong việc áp dụng các hình thức đánh giá mới, hiện đại...dẫn đến việc đánh giá kết quả chưa chính xác, khoa học. 5 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Thực trạng công tác dạy học và tổ chức hội thao GDQP-AN hiện nay Thời gian qua, mặc dù Bộ, Sở GD-ĐT đã có những giải pháp mạnh mẽ nhằm tăng cường công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong trường phổ thông như: xây dựng chương trình, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, chỉ đạo các trường đầu tư, mua sắm vật chất, thiết bị phục vụ dạy học, bảo đảm các chế độ chính sách ưu đãi cho giáo viên, tổ chức các cuộc thi, các đợt tập huấn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học GDQP-AN. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên công tác GDQP-AN trong nhà trường phổ thông còn gặp không ít khó khăn, tồn tại. Đội ngũ giáo viên mặc dù được đào tạo, bồi dưỡng kịp thời, đầy đủ về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng, song số giáo viên dạy kiêm nhiệm còn nhiều, một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa tâm huyết với bộ môn, chưa giành nhiều thời gian để nghiên cứu, tự học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Không ít giáo viên và học sinh vẫn quan niệm đây là môn phụ nên chưa tập trung nhiều cho việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học để đạt kết quả cao. Mặt khác, trong dạy học, do đặc thù của bộ môn GDQP-AN vừa có nội dung lý thuyết, vừa có nội dung thực hành nên quá trình bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thường được cử từ nhiều môn khác nhau như Thể dục, Giáo dục công dân, Lịch sử.. giáo viên chuyên trách còn ít, điều này dẫn đến việc nhiều giáo viên xuất phát từ các môn khoa học xã hội (Sử, GDCD) thì rất thuận lợi trong việc dạy lý thuyết nhưng gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong dạy thực hành và ngược lại các giáo viên Thể dục – Quốc phòng thuận lợi trong dạy thực hành nhưng còn nhiều hạn chế trong dạy học các bài có nội dung lý thuyết. Đặc biệt là khi họ dạy các bài về đường lối, chính sách, pháp luật hoặc các bài về kiến thức lịch sử. Đây là một khó khăn chung mà chúng ta thường gặp. Chính điều này là trở ngại lớn cho việc xây dựng kế hoạch-tổ chức hội thao GDQP-AN đạt kết quả nâng cao chất lượng bộ môn. Từ thực tế trên, dẫn đến quá trình dạy học cũng như tổ chức hội thao đánh giá kết quả ở các trường trung học phổ thông trên toàn tỉnh chưa được triển khai đồng bộ, chưa thực được chú trọng, chưa có sự đổi mới về nội dung, phương pháp trong tổ chức hội thao cũng như chú trọng bồi dưỡng đội tuyển mũi nhọn bộ môn. Vì thế, hiệu quả mang lại trong tổ chức hội thao chưa cao, chưa thu hút được tính tích cực và hứng thú của học sinh nên chất lượng môn giáo dục quốc phòng, an ninh chưa được nâng cao. 2. Thực trạng nhận thức của học sinh về môn học GDQPAN Thực tế những năm qua, công tác GDQP-AN cho học sinh, đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, ngày càng đi vào chiều sâu và đạt kết quả tích cực. Môn học góp phần quan trọng nhằm trang bị cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, nâng cao nhận thức, xác định rõ hơn nghĩa vụ, trách nhiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ 6 quốc. Điều đó tiếp tục khẳng định chủ trương chiến lược đúng đắn của Đảng, Nhà nước về công tác GDQP - AN nói chung, cho HS, SV nói riêng. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng môn học của một bộ phận học sinh còn biểu hiện xem nhẹ, coi đây là môn phụ. Chương trình giảng dạy môn học còn nặng về lý thuyết, thiếu các nội dung thực hành kỹ năng, còn mang tính lý luận, giáo điều, thiếu tính thực tiễn hoặc quá trừu tượng. Phương pháp giảng dạy thiếu sự đổi mới và còn rập khuôn, vẫn còn theo lối mòn cũ "thầy đọc-trò chép"… Chính vì những lý do trên đã làm cho môn học trở nên thiếu hấp dẫn, khô khan về nội dung, cứng nhắc về hình thức. Để tìm hiểu về thực trạng này, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát ban đầu, khi chưa thực hiện đổi mới xây dựng kế hoạch - phương pháp tổ chức hội thao, chưa đổi mới mạnh mẽ hình thức, phương pháp dạy học đối với học sinh và thu được kết quả như sau: Bước đầu tối tiến hành điều tra bằng phiếu trả lời trắc nghiệm với 100 học sinh ở lớp 11A1, 11A2, 11A5 ở trường tôi thấy kết quả như sau: Câu hỏi: Anh chị có hứng thú với hoạt động Hội thao GDQP-AN trong nhà trường của môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh không? a. Có b. Không c. Không có ý kiến Số tham gia Lớp Có Không có ý kiến Không 11A1 35 10 28,57% 18 51,43% 7 20,0% 11A2 30 8 26,66% 15 50,0% 7 23,34% 11A5 35 9 25,71% 19 54,29% 7 20,0% Từ kết quả trên cho thấy, trên 50% học sinh cho rằng không có hứng thú với hoạt động Hội thao GDQP-AN. Tôi kiểm tra kết quả học tập học kì I, năm học 2019 – 2020 ở ba lớp thu được như sau: TT Lớp Sĩ số 1 11A1 2 3 Giỏi Khá Yếu TB SL % SL % SL % SL % 45 8 17,78 32 71,11 5 11,11 0 0 11A2 41 5 12,2 30 73,17 6 14,63 0 0 11A5 43 3 6,98 31 72,09 9 20,93 0 0 7 Và kết quả kiểm tra, đánh giá cho thấy học sinh nắm kiến thức, thực hiện động tác chưa chuẩn còn chiếm tỉ lệ lớn. 3. Nguyên nhân thực trạng Một bộ phận học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn học, đối với thực tiễn cuộc sống, cũng như nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chưa chủ động, chưa tự tìm tòi khám phá trong trong tiếp nhận kiến thức mới, còn thụ động trong luyện tập để hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Còn suy nghĩ môn giáo dục quốc phòng, an ninh là môn học phụ. Đây chính là những hạn chế dẫn đến học sinh không thực sự hứng thú khi học tập bộ môn. Vì vậy việc chủ động đổi mới hình thức, phương pháp dạy học hay tổ chức hội thao là yêu cầu cấp thiết hiện nay của mỗi giáo viên, cũng như của các cơ quan ban ngành liên quan. Về phía giáo viên, do chậm đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp dạy học; chậm đổi mới xây dựng kế hoạch-phương pháp tổ chức Hội thao QP-AN. Chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hội thao có tác dụng to lớn đối với nâng cao chất lượng dạy học. Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên vẫn còn coi nhẹ vị trí, vai trò của môn học GDQP-AN trong nhà trường, nên công tác bố trí đội ngũ, bố trí thời gian dạy học chưa đảm bảo theo yêu cầu mới. III. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH – TỔ CHỨC HỘI THAO QUỐC PHÒNG AN NINH CẤP TRƢỜNG. 1. Xây dựng kế hoạch Hội thao: Hội thao QP-AN xác định mục đích rõ đó là: nâng cao chất lượng môn học GDQP-AN, gắn học tập với hoạt động thực tiễn; tăng cường công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành và của ban giám hiệu nhà trường đối với hoạt động dạy và học, đề ra các giải pháp chỉ đạo những năm tiếp theo; đẩy mạnh phong trào thi đua học tập và rèn luyện; phát hiện những cá nhân, tập thể có thành tích cao; nhân rộng các điển hình, là cơ sở để tuyển chọn đội tuyển tham dự Hội thao QPAN Tỉnh Nghệ An lần thứ I năm 2020. Hoạt động hội thao QP-AN có ý nghĩa không chỉ gói gọn trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập bộ môn mà còn có tác dụng đối với các hoạt động giáo dục khác của nhà trường. Vì vậy, việc xác định mục tiêu của hội thao để cho phép chúng ta có thể xây dựng kế hoạch hành động được sát hợp với tình hình hình nhà trường, được tổ chức theo kế hoạch đã được Ban giám hiệu phê duyệt, với sự huy động vật chất, thiết bị và đội ngũ giáo viên tham gia đông đảo. Để hội thao thực sự là sân chơi bổ ích, hấp dẫn, là “ngày hội quốc phòng” trong nhà trường. Với việc xây dựng kế hoạch, phương pháp tổ chức hội thao trong nhà trường cụ thể, khoa học để đạt chất lượng và hiệu quả là yêu cầu quan trọng để tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường kế hoạch tổ chức: 8 1.1. Nội dung: - Căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế nhà trường và hoạt động chuyên môn năm học 2019 - 2020, kế hoạch tham gia Hội thao QP-AN Tỉnh Nghệ An lần thứ I năm 2020. - Căn cứ chương trình môn học GDQP-AN của 3 khối lớp. - Căn cứ Thông tư số 23/2018/TT- BGDĐT ngày 28/9/2018 của Bộ Giáo GD&ĐT Về việc Ban hành Điều lệ Hội thao GDQP-AN học sinh THPT. Nội dung kế hoạch được cụ thể hóa cùng Điều lệ Hội thao cấp trường của năm học 2019 – 2020. 1.2.Phương pháp: - Căn cứ kế hoạch hướng dẫn của Sở GD&ĐT về Công tác QP- AN trong năm học. - Căn cứ kế hoạch hoạt động Chuyên môn năm học của Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn đã được thông qua tại Hội nghị CBVC và người lao động. - Tập hợp số liệu, tham khảo ý kiến đồng nghiệp trong bộ môn GDQP-AN. + Cập nhật thông tin, số liệu Hội thao các năm học trước + Tham khảo ý kiến , tư tưởng, lập trường, nguyện vọng về tính hiệu quả trong việc tổ chức Hội thao QP-AN cấp trường các năm học trước. - Xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thao QP-AN cấp trường, tham mưu trình Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt: + Bước 1: Qua quá trình thu thập số liệu, cập nhật thông tin văn bản chỉ đạo một cách chính xác nhất, tôi đã tham khảo ý kiến trong Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và phương pháp tổ chức Hội thao QP-AN cấp trường một cách cụ thể, phù hợp với yêu cầu mới. Để từ đó công tác tuyển chọn H/s có chất lượng đạt hiệu quả cho công tác huấn luyện đội tuyển tham gia Hội thao QP- AN lần thứ I năm 2020 Tỉnh Nghệ An. + Bước 2: Trình bày kế hoạch, tham mưu Ban giám hiệu triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch chuyên môn năm học , phê duyệt kế hoạch để tổ chức Hội thao QP-AN cấp trường năm học 2019 – 2020: 1.3. Kế hoạch tổ chức: Việc triển khai hoạt động Hội thao QP-AN dựa trên kế hoạch tổ chức được tổ, nhóm chuyên môn thảo luận, thống nhất trong xây dựng và được Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt. Trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức, thời gian, địa điểm, phương thức đánh giá, kinh phí thực hiện, tổng kết và đánh giá xếp loại.. 9 SỞ GD & ĐT NGHỆ AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------o0o-------- ------------------------ Số:...../KH-THPT N.X.O Diễn Châu, ngày…. tháng 03 năm 2020 KẾ HOẠCH Tổ chức Hội thao Giáo dục quốc phòng, an ninh cấp trƣờng Năm học 2019 - 2020 Căn cứ Thông tư số 23/2018/TT- BGDĐT ngày 28/9/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ Hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông. Thực hiện Công văn số Số 1602 /SGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 08 năm 2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019-2020 Thực hiện Công văn số Số 126 /SGDĐT-GDTrH ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc Tổ chức Hội thao GDQP-AN học sinh THPT cấp tỉnh lần thứ I năm 2020; Quyết định số 67/QĐ-SGD&ĐT ngày 20/01/2020 về việc ban hành Điều lệ Hội thao GDQP-AN học sinh THPT lần thứ I năm 2020. Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn triển khai Kế hoạch tổ chức Hội thao Giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2019 – 2020 như sau: I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1.Mục đích - Nhằm đánh giá chất lượng dạy và học môn học GDQP-AN, công tác tổ chức, quản lý, việc thực hiện nội dung chương trình môn GDQP-AN, đề ra các giải pháp thiết thực tiếp tục chỉ đạo công tác GDQP-AN những năm tiếp theo, đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, rèn luyện của học sinh giữa các khối lớp, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn GDQP-AN trong nhà trường . - Qua hội thao nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh, khen thưởng những tập thể lớp và những cá nhân học sinh đạt thành tích suất sắc trong học tập và thi đấu, đồng thời phát hiện những học sinh đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện để bồi dưỡng đội tuyển tham gia hội thao cấp Tỉnh. 2.Yêu cầu - Các nội dung thi tại Hội thao thuộc chương trình GDQP-AN cấp THPT do Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Quyết định số 79/2007/QĐ-BGDĐT ngày 10 24/12/2007; thông tư 02/2017/TT- BGDĐT ngày 13/01/2017 về việc ban hành chương trình GDQP-AN trong trường THPT và Thông tư 23/2018/TT-BGDĐT ngày 28/9/2018 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ Hội thao GDQP-AN trong trường THPT. - Công tác chuẩn bị hội thao phải chu đáo, khoa học, nghiêm túc đúng điều lệ, phù hợp với điều kiện hiện có của trường và nội dung chương trình đã học. - Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, bộ phận phục vụ, vận động viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, chấp hành nghiêm kỷ luật, quy tắc, an toàn trong quá trình hội thao, quyết tâm phấn đấu đạt kết quả cao nhất trong hội thao. II. NỘI DUNG HỘI THAO: Gồm 08 môn thi ở 3 khối lớp. 1. Nội dung quy định cụ thể cho từng khối nhƣ sau: 1.1. Khối 10: 4 Nội dung đài). - Duyệt đội hình, đội ngũ ( Toàn bộ học sinh của lớp diễu hành qua khán - Lý thuyết: Thi hiểu biết chung về QP-AN: 45 phút – 100% trắc nghiệm -Đội ngũ tiểu đội - Đội ngũ từng người không có súng. 1.2 Khối 11: 4 nội dung - Duyệt đội hình, đội ngũ (diễu hành qua khán đài). - Lý thuyết: Thi hiểu biết chung về QP-AN : 45 phút – 100% trắc nghiệm - Tháo, lắp súng AK ban ngày. - Băng bó, cứu thương 1.1. Khối 12 : 4 nội dung: - Duyệt đội hình, đội ngũ (diễu hành qua khán đài). - Lý thuyết: Thi hiểu biết chung về QP-AN: 45 phút – Trắc nghiệm 100% - Tư thế, động tác vận động trên chiến trường. - Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK bài 1b ( Bắn trên máy bắn tập MBT – 03) 2. Điều lệ, cách tính điểm và thành tích Điều lệ sẽ được ban hành cụ thể, Áp dụng theo Thông tư số 23/2018/TTBGD&ĐT ngày 28/9/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. III. ĐỐI TƢỢNG, SỐ LƢỢNG THAM GIA HỘI THAO 1. Đối tƣợng dự thi và quy định về trang phục. - Tất cả các em học sinh đang theo học khối lớp tại trường, có sức khoẻ tốt và tham gia đóng thẻ bảo hiểm y tế đầy đủ. 11 - Trang phục thực hiện theo đúng quy định. Các lớp, cá nhân vi phạm các nội dung trên, tuỳ theo mức độ, BTC sẽ có hình thức xếp loại thi đua theo quy định. 2. Số lƣợng dự thi Mỗi lớp thành lập 01 đội tuyển tham dự Hội thao gồm: *.Môn thi tập thể: - Lý thuyết: Mỗi lớp cử một đội 03 em - Phần diễu hành: Tất cả học sinh trong lớp. - Đội ngũ tiểu đội: Mỗi lớp lập một tiểu đội tuyển số lượng 09 em, cử 01 em làm tiểu đội trưởng *. Môn thi cá nhân: Mỗi lớp cử 03 em tham dự một môn thi 3. Đại biểu, khách mời tham dự hội thao - Sở GD&ĐT: Đồng chí chuyên viên phụ trách GDQP-AN. - Ở cấp huyện: Đồng chí phụ trách công tác GDQP-AN, Ban CHQS huyện. - Ở trường: Chi ủy, Ban Giám hiệu và toàn thể CBGV, nhân viên. IV.THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN 1. Thời gian nộp đăng ký danh sách và bốc thăm thứ tự hội thao - Giáo viên chủ nhiệm lập danh sách, kiểm tra sức khỏe HS, ký xác nhận vào danh sách đăng ký của lớp mình và nộp về Bộ môn GDQP-AN trước ngày 24/3/2020. Thời gian bốc thăm thứ tự hội thao sẽ thông báo lịch cụ thể sau. - Thời gian tổ chức trong 1,5 ngày từ: Chiều thứ 7 ngày.... đến hết ngày Chủ Nhật ngày...../3/2020. - Thời gian thi đấu từ: ………. 2. Địa điểm: - Khai mạc, bế mạc thi đấu các nội dung tại Trường Nguyễn Xuân Ôn V. KINH PHÍ THỰC HIỆN - Gồm: kinh phí tổ chức thi lí thuyết, cơ sở vật chất phục vụ hội thao; kinh phí bồi dưỡng và nước uống Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Ban Giám khảo. - Kinh phí trao thưởng (nếu có). VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN - Ban Giám hiệu nhà trường: Xây dựng kế hoạch, ra quyết định thành lập Ban tổ chức, Ban Giám khảo, Ban trọng tài, Ban thi đua khen thưởng. - Ban Tổ chức xây dựng Điều lệ hội thao; phổ biến các nội dung hội thao, Điều lệ hội thao đến tận các giáo viên dạy GDQP-AN và các học sinh; cử các tổ 12 Giám khảo, Trọng tài điều hành và đánh giá kết quả, chấm điểm ; tổng hợp kết quả và trao thưởng để tổ chức thành công hội thao. - Ban Tổ chức đảm bảo kinh phí, cơ sở vậy chất, trang thiết bị, phương tiện cho Hội thao theo Điều lệ, quy tắc từng môn thi, đảm bảo an toàn. - Các giáo viên GDQP-AN: Tổ chức hướng dẫn học sinh luyện tập các nội dung, phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm các lớp lên danh sách, động viên học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ. Phụ trách công tác chuyên môn từ công tác chuẩn bị và tổ chức hội thao. - Đoàn trường: Đánh giá, xếp loại công tác thi đua các lớp theo khối. - Giáo viên chủ nhiệm: quản lý, hướng dẫn học sinh thi, lập danh sách học sinh lớp mình thi các nội dung, viết tin gửi về BTC giới thiệu về lớp mình (để đọc khi diễu hành. Lưu ý, thông tin không quá 06 dòng). - Lớp trực bố trí đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hội thao theo kế hoạch và bố trí của ban tổ chức. VII. TỔNG KẾT, CÔNG BỐ KẾT QUẢ HỘI THAO VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ HỘI THAO. - Kết quả hội thao được công bố tại Lễ tổng kết Hội thao, là căn cứ để đánh giá, xếp loại thi đua khen thưởng cho các tập thể và cá nhân gồm: + Tập thể : * Trao cờ cho 3 tập thể lớp đạt thành tích Nhất ở ba khối 10,11,12 * Trao cờ cho các tập thể lớp theo khối từ Nhất – Nhì – Ba + Cá nhân : Công bố tuyên dương những học sinh đạt giải từ Nhất-Nhì-Ba theo môn thi đấu. Những học sinh từ giải Nhất đến vị thứ 5 theo cùng môn thi đấu được công nhận đạt học sinh giỏi cấp trường bộ môn. Trên đây là kế hoạch tổ chức Hội thao Giáo dục quốc phòng an ninh cấp trường, đề nghị các bộ phận liên quan, GVCN các lớp thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch đạt chất lượng. PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HIỆU TRƯỞNG T/M TỔ TD - GDQP TỔ TRƯỞNG Nơi gửi: -Sở GD&ĐT( để báo cáo ) -BCHQS Huyện ( để báo cáo ) -Ban giám hiệu -GVCN lớp ( thực hiện ) 13 1.4. Xây dựng, ban hành điều lệ Hội thao: Điều lệ Hội thao là căn cứ để đánh giá chất lượng giảng dạy bộ môn, công tác đánh giá xếp loại thi đua và tuyển chọn đội tuyển chuẩn bị tham dự Hội thao cấp Tỉnh để đảm bảo mục đích của Hội thao thành công chất lượng SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO NGHỆ AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------o0o---------- --------------------- Diễn Châu, ngày…. tháng 03 năm 2020 ĐIỀU LỆ HỘI THAO GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH TRƢỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN NĂM HỌC 2019 – 2020 Điều lệ này được áp dụng để tổ chức Hội thao GDQP-AN cho học sinh trường THPT Nguyễn Xuân Ôn năm học 2019-2020. I.NHỮNG QUY ĐỊNH Điều 1. Mục đích, yêu cầu 1.Mục đích a) Đánh giá chất lượng giảng dạy môn GDQP-AN tại nhà Trường. b) Khen thưởng những tập thể lớp và các cá nhân học sinh đạt thành tích suất sắc trong Hội thao GDQP-AN của Trường. c) Tuyển chọn những học sinh xuất sắc tham gia Hội thao GDQP-AN toàn Tỉnh lần thứ I năm 2020. 2. Yêu cầu a) Các lớp chọn học sinh tham gia tích cực đúng, đủ thành phần. b) Ban Tổ chức ban trọng tài điều hành theo Điều lệ Hội thao GDQP-AN cho học sinh toàn trường khách quan, công bằng, trung thực đánh giá đúng kết quả của các tập thể và cá nhân, bảo đảm an toàn. Điều 2. Đối tƣợng, thành phần tham gia Hội thao 1. Đối tượng: Là học sinh đang học tại trường. 2. Thành phần: - Nội dung thi: Diễu hành qua khán đài tất cả các lớp phải đầy đủ sĩ số. 14 - Mỗi lớp ở Khối 10: Thi nội dung Đội ngũ tiểu đội là 09 học sinh, các môn thi khác là 03 học sinh - Mỗi lớp ở Khối 11, 12: Mỗi lớp 03 học sinh dự thi mỗi môn thi. - Mỗi lớp ít nhất phải có 01 học sinh Nữ dự thi Điều 3. Nội dung và hình thức tổ chức hội thao 1. Nội dung quy định cụ thể cho từng khối nhƣ sau: gồm 08 môn ở 3 khối. 1.1. Khối 10: 4 Nội dung - Duyệt đội hình, đội ngũ (diễu hành qua khán đài). - Lý thuyết: Thi hiểu biết chung về QP-AN: 45 phút – 100% trắc nghiệm -Đội ngũ tiểu đội - Đội ngũ từng người không có súng. 1.2 Khối 11: 4 nội dung - Duyệt đội hình, đội ngũ (diễu hành qua khán đài). - Lý thuyết: Thi hiểu biết chung về QP-AN : 45 phút – 100% trắc nghiệm - Tháo, lắp súng AK ban ngày. - Băng bó, cứu thương 1.3. Khối 12 : 4 nội dung: - Duyệt đội hình, đội ngũ (diễu hành qua khán đài). - Lý thuyết: Thi hiểu biết chung về QP-AN: 45 phút – Trắc nghiệm 100% - Tư thế, động tác vận động trên chiến trường. - Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK bài 1b ( Bắn trên máy bắn tập MBT – 03) 2. Hình thức tổ chức Hội thao: Căn cứ số lượng tham gia đăng kí của các lớp, Ban tổ chức sẽ có hình thức phù hợp và có thông báo sau cuộc bắt thăm thứ tự thi tại Hội thao. II. ĐIỀU KIỆN QUY TẮC CÁC NỘI DUNG THI Điều 1. Thi một số hiểu biết chung về quốc phòng- an ninh 1. Điều kiện: Thi trắc nghiệm. 2. Quy tắc: Thời gian thi hiểu biết chung QP-AN 45 phút. - Nội dung thi: Tính từ đầu năm đến kết thúc học kỳ 1 năm học 2019 - 2020. Điều 2. Đội ng từng ngƣời không có súng a) Điều kiện 15 - Nội dung thi được tiến hành ở sân trường đảm bảo cho các động tác đội ngũ từng người không có súng - Thi “Đội ngũ từng người không có súng” trong sách giáo khoa GDQP-AN lớp 10; - Học sinh dự thi đội mũ cứng, đi giày vải mặc phục theo quy định. b) Quy tắc - Khi nghe trọng tài gọi tên mình thì hô “có” và chạy thường vào vị trí quy định của hội thi, đến trước bàn trọng tài, cách 3m học sinh chào báo cáo. - Học sinh thực hiện từng động tác theo yêu cầu của trọng tài. - Học sinh thực hiện xong nội dung thi báo cáo trọng tài. Tất cả hành động của đội ngũ từng người không có súng thực hiện như nội dung trong sách giáo khoa GDQP-AN lớp 10. Điều 3.Đội ng tiểu đội a)Điều kiện: - Tiểu đội dự thi đội mũ cứng, đi dày vải - Nội dung thi được tiến hành ở sân trường, bãi tập đảm bảo cho các động tác đội ngũ đơn vị với đội hình tiểu đội. b) Quy tắc: Tiểu đội trưởng chỉ huy tiểu đội thực hiện thứ tự các bước như sau: - Dẫn tiểu đội ra vị trí quy định của Ban tổ chức - Tập hợp đội hình một hàng ngang quay mặt về phía Ban giám khảo, chỉnh đốn hàng ngũ. - Tiểu đội trưởng làm động tác chào, báo cáo Ban giám khảo sẵn sàng tham gia nội dung thi. - Khi được Ban giám khảo cho phép, tập hợp đội hình, điểm số, chỉnh đốn hàng ngũ, quay trái, quay phải, quay đằng sau, giậm chân tại chỗ chuyển sang đi đều, đứng lại, chỉnh đốn hàng ngũ, giải tán. - Tập hợp đội hình, chỉnh đốn hàng ngũ, báo cáo đã thực hiện xong nội dung thi, về vị trí. Điều 4. Thi tháo, lắp súng tiểu liên AK ban ngày 1. Điều kiện tháo, lắp - Tháo, lắp súng tiểu liên AK ban ngày có bàn để tháo, lắp theo quy định. - Mỗi học sinh tháo, lắp một khẩu súng, tính thời gian nhanh nhất. - Không tháo, lắp ống đựng phụ tùng. 16 2. Quy tắc tháo, lắp a) Học sinh khám súng, kiểm tra súng, sau khi chuẩn bị xong thì báo cáo trọng tài: “Số…. đã sẵn sàng”, khi có lệnh của trọng tài: “Tháo súng”, học sinh làm động tác tháo súng theo thứ tự sau: - Tháo hộp tiếp đạn (sau khi tháo hộp tiếp đạn xong phải khám súng kiểm tra đạn trong buồng đạn). - Tháo thông nòng. - Tháo nắp hộp khoá nòng. - Tháo bộ phận đẩy về. - Tháo bệ khoá nòng và khoá nòng (tháo rời khoá nòng ra khỏi bệ khoá nòng) - Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay trên. Khi kết thúc động tác tháo ốp lót tay trên, học sinh phải báo cáo: “xong”, sau đó chuẩn bị sẵn sàng lắp súng. b) Khi có lệnh của trọng tài: “Lắp súng”, thí sinh thực hiện thứ tự các động tác sau: - Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên. - Lắp khoá nòng vào bệ khoá nòng sau đó lắp bệ khoá nòng vào hộp khoá nòng; - Lắp bộ phận đẩy về. - Lắp nắp hộp khoá nòng, kiểm tra chuyển động của súng. - Lắp thông nòng. - Lắp hộp tiếp đạn. Khi kết thúc động tác lắp hộp tiếp đạn, thí sinh phải báo cáo: “xong”. *Lưu ý: Trong quá trình tháo súng phải sắp đặt các bộ phận của súng theo thứ tự tháo từ bên phải sang bên trái của người tháo. Điều 5. Thi băng bó, cứu thƣơng 1. Điều kiện thi - Nội dung thi được tiến hành ở sân, bãi tập đảm bảo được cho động tác vận động ngắn và vị trí băng bó thuận lợi cho học sinh. - Mỗi lớp 03 học sinh tham gia ( 2 nam và 1 nữ) - Thi nội dung băng cẳng chân (trái hoặc phải) theo kỹ thuật băng số 8. 2. Quy tắc thi - Khi có lệnh của trọng tài: “vào vị trí”, hai học sinh vận động đến vị trí vạch xuất phát và nghe trọng tài ra tình huống bị thương của thương binh (vị trí vết thương cần băng bó). 17 - Khi có lệnh của trọng tài, hai vận động đến vị trí băng bó (từ vạch xuất phát đến vị trí băng bó là 5 mét); học sinh nam giả làm thương binh, học sinh nữ thực hành băng bó. - Khi băng bó xong, dìu thương binh mang túi cứu thương cùng vận động về đích (vạch xuất phát), em s đ v n động trong phụ lục); - Thời gian thi được tính từ khi xuất phát đến khi về đích. Điều 6. Thi tƣ thế động tác vận động trên chiến trƣờng 1. Điều kiện a) Học sinh tham gia được trang bị súng tiểu liên AK. b) Sân thi có chiều rộng khoảng 5 mét, chiều dài 50 mét (xem s đ v n động trong phụ lục), thứ tự bố trí các mô hình và phương tiện như sau: - Cầu hẹp: Dùng 10 bao cát nhỏ đặt dọc theo đường thẳng, cách nhau 1,0m - Khoảng cách cho các động tác vận động đi khom, lê cao, trườn ở địa hình bằng phẳng là 15m; - Hào chữ chi: Dùng 6 đôi ghế nhựa so le nhau tạo thành đoạn hào chữ chi rộng 0,6m, dài 15m. 2. Quy tắc Học sinh vào vị trí xuất phát, khi có lệnh của trọng tài: “Tiến”, thí sinh thực hiện thứ tự các động tác sau: - Chạy qua cầu hẹp 10m; - Đi khom 5m, lê cao 5m, trườn ở địa hình bằng phẳng 5m; - Vận động tiếp 5m rồi chạy qua hào chữ chi 15m; - Vận động 5m về đích. Tổng chiều dài vận động (từ điểm xuất phát qua cầu hẹp đến đích) là 50m. Điều 7. Thi bắn súng tiểu liên AK bài 1b 1. Điều kiện bắn (Bắn trên máy bắn tập MBT - 03) - Đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và trang bị (theo quy định); - Mục tiêu bắn: Bia số 4a cố định; - Cự ly bắn: 40m; - Tư thế bắn: Nằm bắn có bệ tỳ; - Số đạn bắn: 3 viên bắn tính điểm (bắn phát một); - Thời gian bắn: 3 phút; - Tổ chức bốc thăm số đợt bắn và bệ bắn cho tất cả các thí sinh tham gia; 18 - Trọng tài bắn phải phổ biến “Nội quy bắn trên máy bắn tập” cho tất cả các học sinh trước khi thi bắn. 2. Quy tắc bắn - Học sinh khi nghe thấy trọng tài gọi tên mình thì hô “có”; Khi nghe lệnh “vào vị trí bắn”, học sinh tiến lên bệ bắn theo số của mình; thực hiện động tác “Nằm chuẩn bị bắn”. Khi có lệnh “Mục tiêu bia số 4a, cự ly 40m, đạn 3 viên, thời gian 3 phút, bắn”, học sinh làm động tác bắn. - Khi nghe lệnh “Thôi bắn, đứng dậy”, học sinh đặt súng tại bệ, làm động tác đứng dậy chờ báo kết quả. 3. Xử lý vi phạm quy tắc a) Học sinh vi phạm những điểm sau đây sẽ bị truất quyền dự thi: - Bắn khi chưa có lệnh của trọng tài. - Bắn liên tục 03 phát 01 lần ngắm. b) Mọi hành động gian lận: Sửa chữa súng, đổi súng sau khi đã kiểm tra hoặc vi phạm quy tắc an toàn, tuỳ theo lỗi nặng, nhẹ mà trọng tài nhắc nhở, cảnh cáo hoặc truất quyền dự thi. III. CÁCH TÍNH KẾT QUẢ VÀ XẾP HẠNG THÀNH TÍCH Điều 8. Công khai kết quả thi cụ thể: 1.Điểm thi Một số hiểu biết chung về quốc phòng- an ninh( thông báo sau khi chấm bài).Điểm thi tính theo thang điểm 10, lấy tròn số đến 01 chữ số thập phân; đạt 0,05 điểm trở lên được tính là 0,1 điểm. Thí sinh có hành động gian lận trong khi thi tuỳ theo lỗi nặng, nhẹ sẽ bị trừ đến 5 điểm hoặc bị truất quyền dự thi. 2.Điểm thi đội ngũ từng người không có súng: Tính theo thang điểm 10, làm thiếu 1 bước trừ 1 điểm, mỗi khẩu lệnh hoặc động tác sai trừ 0,5 điểm. 3.Điểm thi động tác đội ngũ tiểu đội: Hoàn thành môn thi toàn đội được 10 điểm, trong đó: hành động của người chỉ huy 3 điểm, hành động toàn đội 7 điểm, mỗi khẩu lệnh sai trừ 0.5 điểm, mỗi động tác chỉ huy sai trừ 0,5 điểm, chỉ huy làm thiếu 1 bước trừ 1 điểm, mỗi thí sinh thực hành sai một động tác trừ 0,5 điểm, thí sinh không được thi do mặc sai trang phục trừ 0,5 điểm. 4.Thi Tháo, lắp súng AK ban ngày tính thời gian tháo, lắp nhanh nhất và được quy đổi ra điểm để tính thành tích (theo Bảng quy đổi thành tích). Học sinh phạm các lỗi sau thì mỗi lỗi cộng thêm 05 giây: Tháo, lắp không đúng động tác, xếp đặt không đúng thứ tự; không khám súng trước khi tháo, lắp; không tháo rời khoá nòng ra khỏi bệ khoá nòng; không kiểm tra chuyển động của súng khi lắp xong nắp hộp khoá nòng. (Riêng nữ được cộng thên 02 giây) 19 5.Thi Băng bó, cứu thương tính thời gian và được quy đổi ra điểm để tính thành tích (theo Bảng quy đổi thành tích). Học sinh sẽ bị cộng thời gian trong những trường hợp sau: Băng bó sai động tác, làm tụt băng, mỗi lỗi cộng 05 giây. 6.Điểm thi Bắn súng - Điểm thi bắn súng căn cứ vào điểm chạm trên bia, cộng điểm chạm của 3 viên để tính điểm. (theo Bảng quy đổi thành tích, được quy đổi sang thang điểm 10); - Học sinh nào có số điểm cao hơn xếp hạng trên, nếu bằng nhau thì học sinh nào có nhiều điểm chạm ở vòng trong cao hơn xếp hạng trên, nếu vẫn bằng nhau thì xếp đồng hạng. 7.Thi Tư thế, động tác vận động trên chiến trường tính thời gian vận động nhanh nhất và được quy đổi ra điểm để tính thành tích (theo Bảng quy đổi thành tích). Điều 9. Xếp hạng, Khen thƣởng thành tích tập thể, cá nhân. -Khối 10: Tổng điểm 04 môn thi: 01 giải nhất; 01 giải nhì; 01 giải 03. -Khối 11: Tổng điểm 04 môn thi: 01 giải nhất; 01 giải nhì; 01 giải 03. -Khối 12: Tổng điểm 04 môn thi: 01 giải nhất; 01 giải nhì; 01 giải 03. - Trao giải cho 03 lớp có thành tích xuất sắc nhất ở ba khối Tổng: 12 giải thưởng Điều 10. Kỷ luật 1. Học sinh vi phạm Điều lệ Hội thao, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo một trong các hình thức sau đây: a) Khiển trách, tiếp tục cho thi nhưng hạ kết quả môn thi đó xuống một cấp hoặc đình chỉ thi nội dung đó. b) Cảnh cáo và đình chỉ tất cả các nội dung thi: Việc xử lý các hình thức kỷ luật nêu trên do Trưởng ban Tổ chức quyết định. Điều 11. Điều khoản thi hành Điều lệ Hội thao phải được phổ biến đến các thành viên tham gia trước khi tiến hành Hội thao. Ban tổ chức, Ban giám khảo, các thí sinh thi chấp hành nghiêm túc Điều lệ Hội thao. Nơi nhận: Hiệu Trƣởng – Trƣởng BTC -Sở GD&ĐT ( để báo cáo) -Ban chỉ huy quân sự Huyện -Ban giám hiệu - GVCN các lớp 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan