Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn vận dụng kiến thức thực tiễn vào dạy học địa lý 6...

Tài liệu Skkn vận dụng kiến thức thực tiễn vào dạy học địa lý 6

.DOCX
12
1
133

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LƯƠNG THẾ VINH ----------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “VẬN DỤNG KIẾN THỨC THỰC TIỄN VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÝ 6” Môn: Địa Lí Cấp học: Trung học cơ sở Tác giả: HOÀNG VĂN NAM Đơn vị công tác: Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Chức vụ: Giáo viên MỤC LỤC Phần Nội dung Trang A- Phần mở đầu I Lý do chọn đề tài 1 II Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 III Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 2 IV Phương pháp nghiên cứu 2 B- Phần nội dung I Cơ sở lí luận 3 II Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu: 3 III Giải pháp và tổ chức thực hiện 4 C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I Kết luận 7 II Đề xuất, kiến nghị 7 MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/9 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Địa lý là một môn khoa học có phạm trù rộng lớn và có tính thực nghiệm. Nó không chỉ dừng lại ở việc mô tả các sự việc và hiện tượng địa lý xảy ra trên bề mặt Trái Đất mà còn tìm cách giải thích, phân tích, so sánh, tổng hợp các yếu tố địa lý, cũng như thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mặt khác nó còn góp phần phát hiện, khai thác, sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên thiên nhiên, môi trường một cách hợp lý nhằm góp phần tích cực vào việc xây dựng kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh nước nhà. Để phù hợp với đặc trưng bộ môn, đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh, việc dạy học môn Địa lý ở các trường phổ thông muốn đạt được chất lượng cao thì đi đôi với lý thuyết, việc sử dụng đồ dùng trực quan, đặc biệt các hiện tượng địa lí thực tiễn là một yếu tố rất cần thiết và có tác dụng lớn phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập, tăng cường kỹ năng địa lý. Qua đó, học sinh sẽ tự mình phát hiện kiến thức và khắc sâu hơn nội dung bài học. Để giúp cho các em nắm và hiểu bài, người giáo viên phải biết sử dụng tốt kênh hình, các hiện tượng địa lí. Đây là một trong những yếu tố gây hứng thú, lôi cuốn học sinh, giúp các em hiểu bài dễ dàng, ghi nhớ lôgic, không máy móc, làm cho tư duy trong các em sau này tự phân tích, giải thích khi không có giáo viên bên cạnh và trong thực tế. Qua thực tế giảng dạy môn địa lý lớp 6 ở trường THCS Lương Thế Vinh, tôi nhận thấy rằng nhiều em còn quan niệm rằng Địa lý là một môn học thuộc lòng. Thực tế không phải là như vậy. Chính vì thế trong những năm qua khi tiến hành cải cách giáo dục chúng ta đã có những cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bằng cách phải chú ý rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng kênh hình hay là các hiện tượng địa lí, đó là mưa, nắng, gió, bão… Bởi vì tất cả các kiến thức Địa lý lớp 6 không được trình bày, phân tích mô tả một cách đầy đủ, mà còn tiềm ẩn trong các kênh hình có trong bài học hay các hiện tượng xung quanh trong khi tư duy của trẻ ở lứa tuổi này còn thiếu tính logic, suy nghĩ máy móc, thiển cận. Vì thế trong quá trình dạy Địa lý lớp 6, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng kênh hình, vận dụng kiến thức thực tiễn để giảm tính trừu tượng. Vì những lí do trên, năm học 2021 - 2022 bản thân tôi trên cơ sở kinh nghiệm giảng dạy của mình cũng như một số đồng nghiệp, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “ Vận dụng kiến thức thực tiễn vào dạy học Địa lý 6” 2/9 II. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng kênh hình, vận dụng kiến thức thực tiễn để giảm tính trừu tượng cho học sinh lớp 6 giúp cho giáo viên và học sinh có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập môn Địa lý nói chung , đồng thời củng cố,tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh III. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 1. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của chuyên đề chủ yếu nằm trong chương trình Địa lý lớp 6, mở rộng tham khảo tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan và những hiện tượng địa lí tự nhiên. 2. Kế hoạch nghiên cứu: - Từ tháng 9/2021- tháng 10/2021: Chọn nội dung nghiên cứu, xác định nội dung trong các bài, lập đề cương nghiên cứu. - Từ tháng 10/2020- tháng 2/2021:Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên đối tượng nghiên cứu, khảo sát thực nghiệm. - Tháng 3/2021: Thống kê kết quả, so sánh, phân tích, đối chiếu. Rút ra kết luận khoa học. Viết đề tài nghiên cứu. IV. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tham khảo tài liệu: Nghiên cứu, tìm hiểu các nội dung liên quan tới đề tài từ đó chắt lọc, tổng hợp nội dung để vận dụng vào bài học thêm phần sinh động, khắc sâu kiến thức.... - Phương pháp quan sát thực tế: Thường xuyên quan sát những hiện tượng địa lí xảy ra trong tự nhiên để ứng dụng vào bài dạy thêm phần phong phú - Phương pháp thực nghiệm: Đánh giá những kĩ năng của học sinh và hiệu quả của phương pháp dạy học thông qua các câu hỏi, bài kiểm tra. - Phương pháp thống kê, phân tích số liệu, so sánh, đối chiếu, đánh giá kết quả ,tổng kết kinh nghiệm 3/9 B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận Đất nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ từ một nền kinh tế nông nghiệp nay chuyển sang nền kinh tế công nghiệp. Trước sự phát triển đó đòi hỏi ngành Giáo dục- Đào tạo phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích đào tạo con người mới, năng động sáng tạo, những chủ nhân khoa học tương lai của đất nước, phù hợp xu thế phát triển đi lên của đất nước . Mục tiêu của Giáo dục Việt Nam là “Hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của công dân Việt Nam, tự chủ, năng động, sáng tạo có kiến thức văn hóa, khoa học công nghệ, có kĩ năng nghề nghiệp, có sức khỏe, có niềm tin và lòng tự hào dân tộc, có ý chí vươn lên, có khả năng tự học, tự rèn, biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ”. Để đạt được mục tiêu đó, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường học sinh phải luyện khả năng suy nghĩ, hoạt động một cách tự chủ, năng động và sáng tạo. Giáo viên cần từng bước áp dụng phương tiện dạy học tiên tiến hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo thời gian tự học và tự nghiên cứu cho học sinh để các em biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế. II. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu: Do quan niệm đây là bộ môn phụ nên học sinh chưa đầu tư thời gian thích đáng cho việc học tập bộ môn. Phần vì kiến thức Địa lý khá trừu tượng, nhiều mối quan hệ tự nhiên - xã hôị rất phức tạp, bản chất là một môn học rất khô khan nên học sinh ít thích học. Hầu hết các em học mang tính chất đối phó, học Địa lý nhưng chưa hiểu để làm gì, ứng dụng vào lĩnh vực nào của cuộc sống. Nói như vậy có nghĩa là học sinh chưa hiểu được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của bộ môn; phần vì giáo viên có lẽ chưa tạo được tình cảm yêu mến bộ môn cho các em, phần vì nhiều phụ huynh cũng có cùng quan niệm với các em. Vì những lý do trên nên có thể khẳng định chất lượng học sinh môn Địa lý ở trường nhìn chung còn khiêm tốn. Kết quả khảo thu được như sau (Điều tra tháng 9/2020): 0,25Lớ Sĩ 9 -10 8-8,75 6,5-7,75 5-6,25 3-4,75 2,75 S p số SL % SL % SL % SL % SL % L % 56,5 32,6 6A 46 1 2,17 26 2 15 1 4 8,70 0 0,00 0 0,00 6B 44 8 18,1 17 38,6 14 31,8 5 11,3 0 0,00 0 0,00 4/9 8 6C III. 44 3 6,82 8 4 18,1 8 10 2 22,7 3 10 6 22,7 3 12 27,2 7 3 6,82 Giải pháp và tổ chức thực hiện - Trong dạy và học Địa lý, việc vận dụng các vấn đề thực tiễn vào trong tiết học sẽ giúp nó trở lên gần gũi với học sinh và tạo được hứng thú học tập, đồng thời giúp các em có nhiều hiểu biết hơn về các hiện tượng đia lí xung quanh cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, để thực hiện được giáo viên phải tổ chức học tập, phân tích, tổng hợp và xử lí thông tin, tạo điều kiện cho học sinh trong quá trình học tập vừa tiếp nhận được kiến thức vừa rèn luyện các kỹ năng và nắm được phương pháp học tập tạo điều kiện tự khám phá, tự phát hiện, tự tìm đến với kiến thức mới, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh. 1. Các giải pháp - Vận dụng linh hoạt các phương pháp và phương tiện dạy học trực quan - Trong quá trình học, để vận dụng được tốt các kiến thức mới, liên hệ thực tiễn các kiến thức cần thực hiện các bước như sau: Bước 1: Thu thập thông tin: Giáo viên và học sinh sưu tầm các tư liệu thực tế qua sách báo, tranh ảnh, internet, các hiện tượng tự nhiên Bước 2: Xử lí thông tin: Thông qua một hệ thống câu hỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh căn cứ vào thông tin đã thu thập để rút ra kết luận cần thiết Bước 3: Vận dụng, liên hệ: Dựa vào kết luận đã rút ra từ bài học, học sinh vận dụng kiến thức mới, liên hệ kiến thức từ thực tiễn và vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài hơn 2. Tổ chức thực hiện a) Vận dụng kiến thức thực tiễn thay cho lời giới thiệu bài mới Tiết học có gây được sự chú ý của học sinh hay không là nhờ vào người giáo viên rất nhiều. Trong đó có phần mở đầu đặc biệt quan trọng, nếu ta đặt ra một tình huống thực tiễn yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích qua bài học sẽ cuốn hút được sự chú ý của học sinh trong tiết dạy Cách 1: Dùng câu hỏi nêu vấn đề VD: Khi dạy về Trái Đất trong hệ Mặt Trời, Giáo viên có thể đặt câu hỏi: Ánh sáng trên Trái Đất của chúng ta từ đâu mà có? Tại sao Trái Đất của ta không bị lạnh đi? => Do Mặt Trời cung cấp ánh sáng và nhiệt độ để sưởi ấm Trái Đất Cách 2: Dùng tranh ảnh, video minh họa 5/9 VD: Khi dạy về các dạng địa hình chính trên Trái Đất giáo viên có thể đưa ra một số tranh ảnh, video thực tế để thay cho lời giới thiệu như: Những hình ảnh này cho ta biết đến những dạng địa hình nào? b) Dùng để dẫn dắt, chuyển ý trong bài học Thực tế cho thấy một trong những yếu tố làm cho các bài giảng cuốn hút người nghe là do cách dẫn dắt, chuyển ý để các nội dung bài học có sự logic, liền mạch. Có thể có rất nhiều cách dẫn dắt khác nhau trong đó tôi thấy việc dùng các câu hỏi liên quan trực tiếp đến kiến thức chuẩn bị truyền thụ tới học sinh để gợi mở vấn đề là một cách hay VD: Trong bài 7 giáo viên có thể dẫn dắt bằng những câu hỏi: Tại sao gió luôn thổi theo hướng nghiêng? Tại sao 1 ngày của chúng ta có 24 giờ? Tại sao chúng ta lại có 1 nửa là ngày 1 nửa là đêm? c) Vận dụng kiến thức mới, liên hệ các vấn đề thực tiễn trong quá trình dạy học Đây là biện pháp tổ chức quan trọng nhất, cần được áp dụng thường xuyên, liên tục trong thực tiễn hằng ngày. Bằng việc sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học tích cực, giáo viên vận dụng liên hệ các vấn đề vào trong nội dung bài học. Thông qua việc liên hệ giúp học sinh hiểu được những vấn đề nóng, quan trọng, từ đó các em có thể vận dụng vào cuộc sống hằng ngày VD: Trong bài Biển và Đại Dương có đề cập đến 4 đại dương lớn trên thế giới. Nhưng 8/6/2021, các nhà khoa học đã công bố đại dương thứ 5, có tên gọi là Nam Đại Dương => giúp học sinh hiểu thêm được 1 số thông tin bổ sung d) Vận dụng kiến thức thực tế thông qua các bài tập kĩ năng Cách nêu vấn đề này có thể giúp học sinh trong khi làm bài tập lại lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, giải thích. Từ đó có thể rèn luyện thêm cho học sinh những kĩ năng khi ôn tập và làm bài kiểm tra 6/9 VD:Quan sát hình ảnh trên, Em có nhận xét gì về tác động của việc núi lửa phun trào tới con người? e) Vận dụng liên hệ các kiến thức thực tiễn sau khi kết thúc bài học Để khắc sâu được kiến thức hoặc đánh giá được khả năng tiếp thu bài học cũng như mức độ hiểu bài của học sinh tới đâu thì giáo viên thường dành một lượng thời gian nhất địn để “củng cố”, có thể là từng phần hoặc toàn bài. Có rất nhiều cách khác nhau như: Sơ đồ tư duy, câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi ô chữ... Trong đó giải pháp sử dụng các câu hỏi vận dụng kiến thức được học vào thực tế đời sống để “củng cố” cho bài học là một giải pháp hay, lôi cuốn được sự tập trung suy nghĩ của học sinh, qua đó giáo viên sẽ khắc sâu được kiến thức bài học đồng thời nắm bắt được khả năng nhận thức của học sinh. VD: Sau khi học xong bài Sông và hồ, Nước ngầm và băng hà, giáo viên đặt ra câu hỏi: Để sử dụng bền vững tài nguyên nước, là một người học sinh em phải làm gì để bảo vệ tài nguyên đó?. Hay khi học hết bài Biển và Đại dương, giáo viên đặt câu hỏi: Biến đổi khí hậu đang tác động như thế nào đến biển và con người chúng ta? 7/9 C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Trải qua quá trình dạy học Địa lí 6 ở trường THCS Lương Thế Vinh kết quả cho thấy: Về kiến thức: Thông qua quan sát mô hình, hình vẽ, tranh ảnh minh họa,… trong giờ học, học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, tiếp nhận thông tin địa lý nhẹ nhàng hơn, kiến thức nắm được vững vàng hơn và bước đầu học sinh yêu thích học tập bộ môn hơn, giờ học sôi nổi hơn . Về kĩ năng: Học sinh đã sử dụng tương đối thành thạo các kĩ năng địa lý như: Quan sát, mô tả, phân tích, nhận xét và trình bày các đối tượng địa lý, biết lập những sơ đồ đơn giản, biết vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu thiên nhiên môi trường xung quanh, bổ sung kiến thức địa lý cho mình. Giải thích được các hiện tuợng tự nhiên đơn giản và vận dụng vào thực tế đời sống sản xuất tại địa phương. Rèn luyện cho học sinh khả năng thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin địa lý; rèn các kĩ năng sống: tìm kiếm và xử lí thông tin, so sánh, phán đoán, tự tin, tự nhận thức, làm chủ bản thân, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày 1 phút… Về thái độ tình cảm : Học sinh yêu thích học tập bộ môn, yêu mến thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường; có niềm tin vào khả năng của con người để chinh phục tự nhiên, cải tạo tự nhiên để phục vụ cuộc sống.Từ đó các em có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh “Xanh - Sạch - Đẹp” môi trường sống trong lành. Giữ gìn vệ sinh trường, lớp, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cảnh quan trường học. Kết quả bài kiểm tra khảo sát sau khi áp dụng đề tài (Tháng 2/2021) Lớ p 6A 6B 6C Sĩ 9 -10 8-8,75 6,5-7,75 5-6,25 3-4,75 0,25-2,75 s S S S ố SL % L % L % L % SL % SL % 46 15 32,61 25 54,35 6 13,04 0 0,00 0 0,00 0 0,00 44 13 29,55 18 40,91 13 29,55 0 0,00 0 0,00 0 0,00 44 8 18,18 9 20,45 16 36,36 11 25,00 0 0,00 0 0,00 Đã có sự tiến bộ rõ rệt từ phía học sinh II. Đề xuất, kiến nghị 1. Đối với học sinh: - Thực hiện tốt các bước, các thao tác theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Học sinh có thể tổ chức các nhóm, đôi học tập để trao đổi nhận xét, đánh giá kết quả của nhau. 2. Đối với giáo viên: 8/9 - Tạo tâm lý thoải mái cho học sinh, làm cho các em bước vào mỗi tiết học cảm thấy nhẹ nhàng, các em cảm thấy việc tự mình làm chủ, lĩnh hội kiến thức là việc rất tự nhiên thì khi đó bài học mới có hiệu quả - Kiên trì, đầu tư nhiều tâm sức để tìm hiểu các vấn đề, vận dụng khoa học sáng tạo - Đánh giá khách quan kết quả học tập, chỉ ra được những yếu điểm cho học sinh để khắc phục - Xây dựng hệ thống bài tập ôn tập và kiểm tra - Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt học tập bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng 3. Đối với nhà trường: - Trang bị thêm cho giáo viên tài liệu tham khảo cần thiết để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy 9/9 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Sách giáo khoa và giáo viên địa lí 6 2. Sách “Địa lí tự nhiên đại cương” 3. Sách: “Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lý THCS” của NXB giáo dục.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan