Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Skkn tăng cường cơ sở vật chất nhà trường từ nguồn vốn xã hội...

Tài liệu Skkn tăng cường cơ sở vật chất nhà trường từ nguồn vốn xã hội

.PDF
12
8
62

Mô tả:

SKKN: Tăng cường cơ sở vật chất nhà trường từ nguồn xã hội hóa giáo dục Sáng kiến kinh nghiệm TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT NHÀ TRƯỜNG TỪ NGUỒN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết: "Xã hội hóa giáo dục là huy động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, tham gia vào quá trình giáo dục dưới sự quản lí của nhà nước". Chủ trương xã hội hóa giáo dục đã được thể hiện rất rõ ở Luật giáo dục, nó bao gồm các nội dung: + Xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục (xây dựng môi trường nhà trường, xây dựng môi trường gia đình và xây dựng môi trường xã hội tích cực). + Đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho giáo dục, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm (xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất trường lớp, tạo cảnh quan sư phạm, tăng cường trang thiết bị giáo dục và giảng dạy, chăm lo cho HS nghèo, khó khăn, diện chính sách, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chăm lo cho các thầy cô giáo...). + Huy động các lực lượng xã hội tham gia thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục (huy động trẻ đến trường, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, phát triển trường lớp bán trú)... Thị trấn Gio Linh được thành lập tháng 8 năm 1994 trên cơ sở sát nhập diện tích, dân cư của các xã Gio Châu, xã Gio Phong, Gio Bình. Là địa bàn nằm ở trung tâm huyện, có diện tích tự nhiên là 774,17 ha, gồm 11 khu phố và có 1809 hộ với 8334 nhân khẩu (Số liệu tính đến tháng 12 năm 2012). Đời sống kinh tế của nhân dân thị trấn Gio Linh chủ yếu là dựa vào nông nghiệp, có chợ Cầu là nơi trung tâm mua bán, trao đổi hàng hóa khá sầm uất đã tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, đưa đời sống bà con ngày một đi lên. Thị trấn Gio Linh là một vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa, có nhiều chiến tích vẻ vang. Là nơi chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên ra đời của huyện Gio Linh (Chi bộ Chợ Cầu), là địa phương có nhiều di sản văn hóa được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc Gia và cấp tỉnh, đây là những bài học lịch sử sống động có giá trị giáo dục, lưu giữ truyền thống cho thế hệ học sinh hôm nay và mai sau. Mạng lưới giáo dục của thị trấn Gio Linh đầy đủ các cấp học, có 2 trường Mầm non, 1 trường Tiểu học, 1 trường THCS, thị trấn Gio Linh được công nhận đạt vững chắc chuẩn phổ cập GDTHĐĐT và phổ cập giáo dục THCS. Hiện nay 100% khu phố và các trường học đã phát động xây dựng làng văn hoá, đơn vị văn hoá. Có 11/11 khu phố và 4 trường học được công nhận làng văn hoá, đơn vị văn hóa xuất sắc nên có tác động tích cực đến công tác phát triển giáo dục ở địa phương. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với tính cần cù, chịu thương chịu khó của người dân, toàn dân đồng lòng đồng sức chung tay Hoàng Thị Xuân Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh SKKN: Tăng cường cơ sở vật chất nhà trường từ nguồn xã hội hóa giáo dục xây dựng quê hương, đến nay bộ mặt thị trấn đã có nhiều khởi sắc, nhiều hộ dân đã vượt khó đi lên từ những mô hình kinh tế. Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh có 2 khu vực với 24 lớp, có 746 HS, với sự năng động, sáng tạo của cán bộ quản lý và sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ CBGV-NV và HS, cùng với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và sự đồng thuận của các bậc phụ huynh, nhà trường đã tổ chức triển khai cac cuộc vận động và phong trào thi đua đạt kết quả cao và đã giữ vị trí trong tốp đầu của huyện về học sinh giỏi các cấp, có nhiều giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì cũng có nhiều yếu tố ảnh huởng lớn tới công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn, đó là: Đời sống của nhân dân không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (chiếm 18,5%), diện tích sản xuất nông nghiệp ít, một bộ phận nhân dân không có điều kiện để chăm lo cho con em học tập, mặc bằng dân trí không đồng đều, nhận thức về trách nhiệm chăm lo việc học tập cho con em của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Một số học sinh có nhận thức lệch lạc dẫn đến tình trạng đi học không chuyên cần, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giáo dục. Cơ sở vật chất nhà trường xây dựng từ năm 2002, đến nay một số công trình đã có dấu hiệu xuống cấp (các phòng học, dãy phòng chức năng...) và một số hạng mục còn thiếu (phòng học, tường xây bảo vệ...), làm thế nào để có kinh phí nâng cấp và đầu tư một số cơ sở vật chất thiết yếu trong khi nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho giáo dục vẫn còn hạn hẹp thì việc huy động, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục là rất cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu học tập và phát triển của học sinh, với mong muốn các em có thêm những điều kiện tốt nhất để học hành và vui chơi, luôn gắn bó và ham thích đến trường và giáo viên cũng có thêm những phương tiện để thực hiện nhiệm vụ của mình, vì vậy, tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm "Tăng cường cơ sở vật chất nhà trường từ nguồn xã hội hóa giáo dục". II, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1, Tình hình thực trạng của việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục: 1.1, Những thuận lợi: Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Đảng ủy, chính quyền địa phương cũng như hội phụ huynh học sinh thường xuyên quan tâm đến các điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Đội ngũ CBGV-NV đủ về số lượng, hầu hết CBGV-NV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình, tích cực, tâm huyết với nghề, có ý thức trách nhiệm cao trong công tác, 100% CBGV-NV có trình độ trên chuẩn. Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động tích cực, đa số phụ huynh quan tâm chăm lo các điều kiện cho con em tham gia học tập tốt. Phong trào xã hội hóa trên địa bàn phát triển mạnh, mỗi CBGV-NV là một thành viên của chi hội khuyến học nhà trường. Hoàng Thị Xuân Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh SKKN: Tăng cường cơ sở vật chất nhà trường từ nguồn xã hội hóa giáo dục 1.2, Khó khăn: Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu như nhà xe giáo viên và học sinh còn dùng chung, hàng rào cả hai khu vực chưa hoàn thiện, cổng trường ở khu vực lẻ chưa có nên khó cho công tác bảo vệ Phòng học còn thiếu: 05 phòng, phòng chức năng thiếu 03 phòng. Bãi tập của HS bị ngập nước từ 4-5 tháng không sử dụng được. 2, Các giải pháp đã thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục: 2,1. Tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp và ngành giáo dục: Đầu năm học nhà trường lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất phù hợp, khả thi, trình với các cấp lãnh đạo để có hướng hỗ trợ, đầu tư cho nhà trường thông qua đại hội giáo dục TT Gio Linh và các phiên họp HĐND, HĐGDTT Gio Linh qua đó đã nhận được sự đồng thuận của đảng ủy, chính quyền địa phương. 2,2. Tạo lập uy tín, niềm tin thông qua việc khẳng định chất lượng giáo dục của nhà trường: Năm học 2013-2014 nhà trường đã chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là chất lượng mũi nhọn, tạo cho phụ huynh có niềm tin và thực sự yên tâm khi gửi con em đến trường. Nhà trường đã quản lí chỉ đạo, triển khai các cuộc vận động và phong trào thi đua với những giải pháp phù hợp và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Chất lượng đại trà: Giỏi: 383 em Tỷ lệ: 51,9% Khá: 241 em Tỷ lệ: 32,6% TB: 113 em Tỷ lệ: 15,5% HTCT tiểu học: Đạt 100% Chất lượng mũi nhọn: 1, Văn hóa: 22 giải ( 3 nhất, 2 nhì, 7 ba, 10 KK) 2, TDTT: 5 giải (1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba, 2 KK) 3, Toán qua mạng: - Cấp huyện 46 giải (6 nhất, 8 nhì, 10 ba, 22 giải KK) - Cấp tỉnh: 2 giải KK 4, TAQM: - Cấp huyện: 33 giải (5 nhất, 5 nhì, 10 ba, 13 giải KK) - Cấp tỉnh: 1 giải KK 5, Mĩ thuật: 2 giải (1 giải nhất, 1 giải ba) 6, Chữ viết đẹp: - Cấp huyện: 25 giải (6 nhất, 6 nhì, 6 ba, 7 giải KK) - Cấp tỉnh: 5 giải (3 giải B; 1 giải C, 1 giải KK) 2.3, Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm: Hoàng Thị Xuân Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh SKKN: Tăng cường cơ sở vật chất nhà trường từ nguồn xã hội hóa giáo dục Xác định vai trò của giáo viên chủ nhiệm là "cầu nối" giữa cha mẹ học sinh với nhà trường, vì vậy nhà trường đã giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, trao đổi kịp thời với nhà trường về những trường hợp bất thường để cùng bàn bạc giải quyết. 2.4, Phát huy vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Vào đầu năm học nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền để cha mẹ học sinh thấy được sự cần thiết của việc tăng cường cơ sở vật chất nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học và nâng cao hiệu quả giáo dục. Xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng, phù hợp, công khai để tất cả cha mẹ học sinh biết, phát huy dân chủ, cha mẹ học sinh cùng bàn bạc và tham gia với tinh thần tự nguyện, ban đại diện cha mẹ học sinh định kỳ kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Cuối mỗi học kỳ, nhà trường thông báo kết quả cụ thể đến ban đại diện cha mẹ học sinh, vì vậy đã tạo được sự tin cậy của cha mẹ học sinh đối với nhà trường. 2.5, Thực hiện tốt quy định gắn kết ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội: Đầu năm học, nhà trường đã mời đại diện chính quyền địa phương và các ban ngành ở thị trấn Gio Linh, đại diện cha mẹ học sinh cùng ký cam kết thực hiện nhiệm vụ. Nhân các ngày lễ, ngày truyền thống của ngành, nhà trường mời lãnh đạo địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục đến dự, tạo mối quan hệ gắn bó đoàn kết thống nhất. Nhà trường tham gia đầy đủ các hoạt động ở địa phương như: - Chăm sóc Bia ghi danh ở khu phố 3 và Đình Làng hà Thượng - Tặng quà cho 66 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn và đỡ đầu dài hạn 3 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trị giá: 3.600.000 đ/năm - Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, chào mừng 20 năm ngày thành lập thị trấn Gio Linh, lao động vệ sinh trường lớp và hành lang đường bộ trước mặt trường. - Nhà trường động viên đội ngũ cán bộ giáo viên đóng góp đầy đủ các nguồn quỹ do các ban ngành của huyện phát động, tham gia phong trào hiến máu nhân đạo.. 2.6, Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện: Bác Hồ đã từng nói “Lãnh đạo mà không kiểm tra là không lãnh đạo”, xác định rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra giám sát, tôi cùng bàn bạc thống nhất giữa nhà trường với ban đại diện cha mẹ học sinh phân công Ban quản lý, giám sát công trình có uy tín, có chuyên môn để kiểm tra, giám sát công việc trong quá trình xây dựng. 2.7, Công khai hóa các họat động: Tất cả các kế hoạch sau khi đã được bàn bạc thống nhất, nhà trường đều thông báo kết quả thực hiện với các bậc cha mẹ học sinh thông qua các kỳ họp, các nguồn Hoàng Thị Xuân Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh SKKN: Tăng cường cơ sở vật chất nhà trường từ nguồn xã hội hóa giáo dục kinh phí do phụ huynh đóng góp đều có sự tham gia quản lý của ban đại diện cha mẹ học sinh, sủ dụng đúng mục đích, theo quy hoạch, không có tình trạng lãng phí. III, KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG HÌNH ẢNH MINH HỌA 1, Kết quả đạt được: Trong năm học 2013-2014, nhà trường đã được cấp lãnh đạo, Đảng ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể thị trấn Gio Linh, quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ, hội cha mẹ học sinh đã đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực cho nhà trường, kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh. Cơ sở vật chất nhà trường được tăng cường, đầu tư và củng cố từ phong trào xã hội hóa giáo dục. Kết quả cụ thể như sau: * Ủy ban nhân dân huyện: Nâng cấp dãy phòng học 2 tầng: 218.000.000 đ * Dự án chia sẻ huyện: Xây dựng nhà ăn bán trú cho học sinh * Phòng GD&ĐT: hỗ trợ 70.000.000 đ đầu tư phòng tin học đạt chuẩn * Các ban ngành đoàn thể: - Đồn Biên phòng Cửa Việt giáo dục biển đảo cho HS - Hội Phụ nữ TT Gio Linh tham gia vét mương, vệ sinh môi trường cùng nhà trường. - Xã đoàn TT Gio Linh tổ chức giáo dục truyền thống cho HS nhân ngày 26/3 * Hội cha mẹ học sinh: Trong hai năm học 2012-2014, hội cha mẹ học sinh đã đầu tư xây dựng 130 m tường rào, xây dựng phòng tin học đạt chuẩn quốc gia (may rèm cửa, tủ đựng hồ sơ, 11 bộ máy vi tính, thay mới hệ thông mạng, 10 bàn và 37 ghế vi tính), mở rộng nhà ăn cho học sinh, tham gia khắc phục hậu quả cơn bão số 10 năm 2013: tu sửa sân bê tông, nâng cấp bồn hoa, trồng lại cây cảnh, cây bóng mát....Mua bổ sung sách, thiết bị dạy học, mua 32 bộ bàn ghế học sinh loại 2 chỗ ngồi, 4 ghế đá,...với ổng kinh phí 171 triệu. Ngoài ra hội cha mẹ học sinh đã hỗ trợ kinh phí tổ chức cho HS xuất sắc từ khối 3 đến khối 5 tham quan các khu di tích ở Quảng Trị và Vĩnh Linh, tổ chức đêm hội diễn văn nghệ " Chắp cánh ước mơ" nhân ngày 26/3/2014 - Mỗi phụ huynh đóng góp 1 ngày công/ năm học tham gia lao động làm đẹp cảnh quan nhà trường. 2, Một số hình ảnh minh họa: Hoàng Thị Xuân Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh SKKN: Tăng cường cơ sở vật chất nhà trường từ nguồn xã hội hóa giáo dục Hội cha mẹ học sinh tặng ghế ở phòng đọc giáo viên Cây cảnh, bồn hoa, sân bê tông do Hội cha mẹ học sinh khắc phục lại sau cơn bão số 10 năm 2013 Hoàng Thị Xuân Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh SKKN: Tăng cường cơ sở vật chất nhà trường từ nguồn xã hội hóa giáo dục Được sự đầu tư của phòng GD&ĐT Gio Linh, hội cha mẹ học sinh, nhà trường đã xây dựng Phòng Tin học đạt chuẩn quốc gia tháng 5/2014 Hoàng Thị Xuân Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh SKKN: Tăng cường cơ sở vật chất nhà trường từ nguồn xã hội hóa giáo dục Dãy phòng học 2 tầng được UBND huyện đầu tư nâng cấp tháng 8/2013 Hội cha mẹ học sinh đầu tư 32 bộ bàn ghế đạt chuẩn quy định (tháng 10/2013) Hoàng Thị Xuân Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh SKKN: Tăng cường cơ sở vật chất nhà trường từ nguồn xã hội hóa giáo dục Hội cha mẹ học sinh hỗ trợ kinh phí xây dựng Phòng truyền thống đưa vào sử dụng tháng 2/2013 Hoàng Thị Xuân Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh SKKN: Tăng cường cơ sở vật chất nhà trường từ nguồn xã hội hóa giáo dục Tường rào (kè chắn nước) dài 130 m do hội cha mẹ học sinh đầu tư xây dựng trong hai năm học 2012-2013 và 2013- 2014, đưa vào sử dụng tháng 2/2014 Nhà ăn bán trú do dự án chia sẻ huyện đầu tư đưa vào sủ dụng tháng 3/2013 Hoàng Thị Xuân Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh SKKN: Tăng cường cơ sở vật chất nhà trường từ nguồn xã hội hóa giáo dục IV, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: 1, Bài học kinh nghiệm: Để thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn, nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo, chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội khác, tích cực tham mưu với Đảng ủy, chính quyền cùng với việc tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về yêu cầu của xã hội về chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. Yêu cầu của công tác tuyên truyền là phải cụ thể, vận động mọi lực lượng xã hội, mọi người dân tự nguyện và tích cực tham gia. Người Hiệu trưởng phải có nhận thức đúng đắn về xã hội hóa giáo dục, nắm vững các quan điểm cơ bản về xã hội hóa giáo dục, tránh những lệch lạc trong nhận thức và hành động, cụ thể hóa chủ trương xã hội hóa phải phù hợp. Cần phát huy tốt nội lực và ngoại lực trong việc đầu tư xây dựng và bảo vệ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và xem đây là trách nhiệm đối với học sinh, với sự nghiệp giáo dục của nhà trường mà hàng năm cần tiếp tục thực hiện để trường lớp ngày một khang trang hơn. Vì vậy đòi hỏi mỗi thành viên trong nhà trường cần phải hết sức nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc được giao, luôn đoàn kết, thống nhất, quyết tâm đưa chất lượng giáo dục ngày càng phát triển, phối hợp chặt chẽ, cùng ra sức huy động sự quan tâm của xã hội đối với nhà trường. Mọi vấn đề khi đưa ra bàn bạc cũng như khi tiến hành đều phải hết sức rõ ràng, công khai, có kiểm tra chặt chẽ, tránh lãng phí, xây dựng phải theo quy hoạch, thông báo kịp thời kết quả thực hiện, nhằm tạo được và giữ vững lòng tin của nhân dân địa phương cũng như các cấp lãnh đạo. Đây chính là cơ sở, là chỗ dựa tốt cho công tác xã hội hóa giáo dục được ngày một tốt hơn. Nhà trường phải chú trọng công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai công tác dạy và học đạt hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục xứng đáng là trường trọng điểm chất lượng cao, đó là điều cơ bản nhất để tạo niềm tin của địa phương, của nhân dân đối với nhà trường, giữ được "thương hiệu vàng" về chất lượng giáo dục và chính điều đó sẽ làm cơ sở tốt cho việc huy động mọi nhân lực, tài lực, vật lực hỗ trợ cho nhà trường. 2, Ý kiến đề xuất: + Với UBND huyện: Tiếp tục đầu tư xây dựng 10 phòng học từ nguồn kinh phí dự án, đấu đất, cũng như từ ngân sách huyện. Cần khen thưởng kịp thời những cá nhân và tập thể đóng góp nhiều thành tích trong phong trào xã hội hóa giáo dục. + Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương: Cấp ủy, chính quyền cần quan tâm về mặt cơ chế, chính sách, đặc biệt là công tác xã hội hóa giáo dục để nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể có căn cứ pháp lí để phối hợp. Tiếp tục đầu tư nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất để tiến tới xây dựng thành công trường kiểu mẫu. Hoàng Thị Xuân Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh SKKN: Tăng cường cơ sở vật chất nhà trường từ nguồn xã hội hóa giáo dục + Đối với các cấp quản lí giáo dục: Tham mưu cho UBND huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị theo tiêu chuẩn trường kiểu mẫu. Tham mưu cho UBND huyện để nhà trường ổn định về mặt tổ chức (đủ số lượng giáo viên theo quy định cơ cấu, có nhân viên đặc thù được đào tạo đúng chuyên ngành theo yêu cầu của nhà trường). Trên đây là một số kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục để góp phần tăng cường cơ sở vật chất nhà trường. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp! Thị trấn Gio Linh, ngày 19 tháng 5 năm 2014 NGƯỜI VIẾT Hoàng Thị xuân HĐKH NHÀ TRƯỜNG Hoàng Thị Xuân Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan