Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn sử dụng ô chữ để củng cố bài học trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và ...

Tài liệu Skkn sử dụng ô chữ để củng cố bài học trong dạy học phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật sinh học 11 cơ bản

.DOCX
17
1
144

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT LÊ LỢI SÁNG KIẾN Sử dụng ô chữ để củng cố bài học trong dạy học phần “chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” sinh học 11 cơ bản. Người thực hiện: Hoàng Thị Sa Chức vụ: Tổ phó chuyên môn Tổ Sinh SKKN thuộc lĩnh vực: Môn Sinh học Đông Hà MỤC LỤC Phần 1. Mở đầu 1. 1. Lí do chọn đề tài 1. 2. Mục đích của đề tài sáng kiến 1. 3. Đối tượng nghiên cứu 1. 4. Phương pháp nghiên cứu Phần 2: Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2. 1. Cơ sở lí luận 2. 2. Thực trạng của vấn đề trước khi nghiên cứu SKKN 2. 3. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận SKKN 2. 3. 1. Nội dung giải pháp 2. 3. 2. Cách thực hiện a. Xác định nhiệm vụ của giáo viên b. Xác định nhiệm vụ của học sinh c. Xây dựng các ô chữ minh họa d. Bài dạy minh họa 2. 3. 3. Khả năng áp dụng của SKKN 2. 3. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được Phần 3: Kết luận và kiến nghị 3. 1. Kết luận 3. 2. Kiến nghị Tài liệu tham khảo 1 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 3 4 4 12 13 13 14 14 14 15 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. 1. Lí do chọn đề tài: Trường THPT Lê Lợi đứng top 3 trong hệ thống các trường THPT tại địa bàn thành phố Đông hà. Không biết từ khi nào, trong suy nghĩ của người dân đã có sự phân luồng rõ rệt, số học sinh có học lực giỏi thì thi tuyển và THPT chuyên Lê Quý Đôn, số học sinh có học lực khá lựa chọn trường THPT Đông Hà. Còn lại là sự lựa chọn của trường THPT Lê Lợi. Đây là khó khăn lớn nhất, mặc dù tất cả các bộ phận giáo dục trong nhà trường đã không ngừng tìm kiếm các giải pháp, kể cả việc tuyên truyền, đưa ra chính sách ưu đãi…, để thu hút đầu vào. Khó khăn thứ hai, qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi thấy các em học sinh thường có thói quen học tập thụ động, chưa yêu thích môn học, kỹ năng học dàn trãi không xác định được trọng tâm bài học… Bên cạnh đó, hai năm trở lại đây, cả nước chịu sự tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid-19, học sinh phải học tập trong tâm trạng không ổn định, lúc phải học trực tiếp, lúc lại chuyển sang trực tuyến, kế hoạch nhà trường phải thay đổi liên tục…, điều kiện học tập của đa phần học sinh lại lại thiếu thốn, do phần lớn các em học sinh là con em vùng nông thôn. Cũng chính vì vậy, xuyên suốt tiết học, học sinh có thể bị tác động làm các em lơ đãng, thiếu tập trung, tiếp thu bài học bị lũng đoạn…, kết quả học sinh không xác định được đâu là trọng tâm cốt lõi của bài học. Cho nên, củng cố bài học thực sự quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên củng cố như thế nào thì ấn tượng, lắng đọng, khắc sâu được kiến thức cho học sinh mà không làm cho tiết học rơi vào trạng thái uể oải, trôi tuột kiến thức. Để thích ứng với việc học trong thời kỳ đại dịch, tạo thêm sự hứng thú, giảm bớt sự nhàm chán trong việc học. Đặc biệt, giúp học sinh cô đọng kiến thức trọng tâm, mở rộng thêm sự hiểu biết về trọng tâm bài học, kể cả sau này đại dịch sẽ đi qua, tôi xin mạnh dạn đưa ra sáng kiến: Sử dụng ô chữ để củng cố bài học trong dạy học phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” Sinh học 11 ban cơ bản. Sử dụng ô chữ để củng cố bài học không phải là điều mới lạ, bởi đã vài năm qua, một số giáo viên cũng đã sử dụng hình thức này trong các tiết thao giảng, dạy chuyên đề…Tuy nhiên, để ứng dụng rộng rãi hơn, thường xuyên hơn trong tất cả các bài học, quả thực tốn quá nhiều thời gian và công sức của giáo viên, vì vậy, nhiều thầy cô chưa thực sự đầu tư. Từ những lí do đó, tôi chọn đề tài: Sử dụng ô chữ để củng cố bài học trong dạy học phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” Sinh học 11 ban cơ bản. 1. 2. Mục đích của đề tài sáng kiến: - Xây dựng được nhiều trò chơi ô chữ để củng cố bài học trong tất cả các bài, chương trình sinh học - Thiết kế slide mẫu giúp giáo viên rút ngắn thời gian, công sức soạn giáo án PowerPoit - Thông qua việc sử dụng ô chữ củng cố bài học giúp học sinh khắc sâu cốt lõi kiến thức, hứng thú học tập, giảm nhàm chán rơi rớt kiến thức, đồng thời ren luyện được kỹ năng hợp tác nhóm, thảo luận nhóm. Đặc biệt, rèn luyện tính mạnh dạn, tính sẽ chia, phản ứng nhanh nhạy trong học tập. 1. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” Sinh học 11 ban cơ bản Lớp được ứng dụng nghiên cứu là những lớp tôi đang giảng dạy trong năm học 2021 – 2022: 11B5, 11B6, 11B7. 1. 4. Phương pháp nghiên cứu: Tôi thiết kế trò chơi ô chữ cho từng bài trong phạm vi nghiên cứu đề tài sáng kiến, sau đó dạy ứng dụng ở lớp 11B5 và 11B6 (ứng dụng ở tất cả các bài), lớp 11B7 là lớp so sánh đối chiếu (chỉ ứng dụng vài bài) Sau đó, thống kê và xử lí số liệu kết quả học tập của 3 lớp PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2. 1. Cơ sở lí luận: Xã hội ngày càng phát triển, trọng trách của ngành giáo dục ngày càng lớn. Theo chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng môn học, lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận dụng vào thực tiễn, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Chất lượng của học sinh cũng là một phần trong kế hoạch của nhà trường để đánh giá chất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ giáo viên. Như vậy, việc tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh chính là nhiệm vụ chuyên môn của mỗi giáo viên. Những năm gần đây, phần kiến thức “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” cũng là nội dung được đưa vào ma trận đề thi THPT Quốc gia. Trãi dài trong chương trình sinh học 12 khá khó, học sinh mãi mê với kiến thức 12 mà dễ dàng lãng quên đi kiến thức sinh học 11 đã qua 1 năm học. Và hiện nay chúng ta nghe rất nhiều than phiền của các em học sinh về áp lực học hành, các em phải học quá nhiều, thời gian dành cho việc tự học, tự đào sâu nghiên cứu rất hạn chế dẫn đến việc các em ít tìm thấy sự hứng thú trong học tập, lười biếng trong tư duy, thụ động trong nghiên cứu và tiếp thu bài học. Do yêu cầu xã hội đối với tầng lớp trí thức trẻ ngày càng cao; mỗi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp để phát huy tinh thần say mê học tập tích cực của học sinh và phải tìm giải pháp giúp học sinh củng cố, nắm vững kiến thức để có thể vận dụng vào việc trả lời các câu hỏi khi làm bài.Việc sử dụng ô chữ sẽ giúp học sinh tiếp thu bài học nhanh, đầy đủ và sâu sắc, đồng thời tạo được bầu không khí thoải mái, hứng thú, tạo được sự đoàn kết trong các em học sinh. Để đáp ứng nhu cầu đó, đối với phần “chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” sinh học 11 cơ bản, tôi sẽ sử dụng ô chữ để củng cố bài học giúp các em khắc sâu kiến thức một cách đơn giản nhất và khó quên nhất. 2. 2. Thực trạng của vấn đề trước khi nghiên cứu SKKN “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” là một đặc trưng sống cơ bản của cơ thể. Các kiến thức trong sách giáo khoa được trình bày theo hướng tăng cường khả năng tự học của học sinh. Mặt khác, các kiến thức trong chương này lại gắn liền với thực tiễn đời sống càng gây hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên sẽ đặt những câu hỏi liên quan đến thực tiễn đời sống sẽ làm tăng tính tò mò, tìm hiểu ở các em. Cũng chính phần học này gắn liền với thực tiễn, có nhiều kiến thức khó, nếu không hiểu rõ lý thuyết sẽ khó vận dụng được. Trong những năm dạy chương trình lớp 11 trước đây, qua bài kiểm tra 1 tiết các lớp tôi đã dạy mà ít sử dụng các trò chơi ô chữ hoặc có nhưng chỉ dừng lại ở những bài thao giảng, dạy mẫu…, kết quả như sau: Loại Số lượng Tỷ lệ Giỏi 7 5,1% Khá 48 35,6% Trung Bình 70 51,9% Yếu 10 7,4% Kém 0 0% Từ phương pháp truyền thống, ta thấy rằng học sinh trung bình, yếu chiếm tỷ lệ khá nhiều; Trong khi đó, học sinh giỏi, khá chiếm số lượng ít hơn; tỉ lệ giỏi rất khiêm tốn. Như vậy, việc ghi nhớ kiến thức của các em không hiệu quả, kiến thức chưa vững chắc, khả năng hiểu và vận dụng kiến thức chưa đều. Càng trở về những năm gần đây, bắt đầu ứng dụng dần các trò chơi trong dạy học, trong đó có trò chơi ô chữ để củng cố bài học, thì kết quả học tập của học sinh có sự chuyển biến tốt. 2. 3. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 2. 3. 1. Nội dung giải pháp: Tính mới của giải pháp: Đây không phải là một trò chơi ô chữ đơn thuần mà giúp học sinh rèn khả năng tư duy, tái hiện lại kiến thức vừa học, tăng khả năng ghi nhớ và có thể sẽ thuộc bài ngay tại lớp nhằm giảm áp lực học tập cho các em. 2. 3. 2. Cách thực hiện: a. Xác định nhiệm vụ của giáo viên: - Xác định nội dung trọng tâm để soạn câu hỏi cho ô chữ. - Nghiên cứu, xây dựng hệ thống câu hỏi phải bám “Chuẩn kiến thức, kỹ năng”. - Ô chữ phải được chuẩn bị chu đáo, sử dụng từ phải tuyệt đối chính xác, phải có sức hấp dẫn, thu hút học sinh tham gia, tạo không khí thoải mái. - Không quá lạm dụng trò chơi này trong dạy học. - Khi tổ chức hoạt động nhóm cần phải: + Phân chia nhóm rõ ràng. + Giáo dục tính đoàn kết, sẻ chia khi hoạt động nhóm. + Thời gian thảo luận. + Cách trình bày kết quả. + Nhận xét, đánh giá thái độ, tinh thần làm việc của các cá nhân, của mỗi nhóm và cả lớp. + Cho điểm thưởng để khuyến khích học tập. b. Xác định nhiệm vụ của học sinh: - Mỗi nhóm cử thư ký và nhóm trưởng, thực hiện theo yêu cầu giáo viên. - Hoạt động nhóm trên tinh thần chiếm lĩnh tri thức, không hơn thua, nghiêm túc. - Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. - Mỗi nhóm chuẩn bị đồ dùng học tập theo yêu cầu giáo viên (nếu có). c. Xây dựng các ô chữ minh họa: BÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ Nội dung trọng tâm của bài: cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây. 1 Đ A I C A 2 3 4 5 6 7 L 8 9 I O N K 10 11 H Ấ P T H 12 S P A R C H Ô H A T Ô N T H O N Ụ N M G H Á H Ư Ạ R Ễ H Ấ P T H Ụ N Ư Ớ C I Ủ Đ Ộ N G P Ế Ú Đ G Ợ C H B À O B T Ộ N G I Ể U B Ì C T R Ư Ơ N G G Ỗ GỢI Ý: 1. Có 10 chữ: cấu trúc này nằm ở lớp nội bì của rễ, có chức năng điều chỉnh dòng nước và ion khoáng vào trung trụ. 2. Có 2 chữ: cơ quan hấp thụ nước. 3. Có 7 chữ: cơ chế hấp thụ ion khoáng cần cung cấp năng lượng. 4. Có 5 chữ: một hoạt động của rễ tạo ra năng lượng. 5. Có 3 chữ: tên viết tắt của “đồng tiền năng lượng”. 6. Có 11 chữ: nguồn gốc của lông hút. 7. Có 7 chữ: cấu trúc phát triển từ tế bào nằm ở lớp bên ngoài của rễ. 8. Có 7 chữ: cơ chế hấp thụ ion khoáng không cần cung cấp năng lượng. 9. Có 9 chữ: được hấp thụ cùng với nước. 10. Có 11 chữ: từ để chỉ môi trường có thế nước cao. 11. Có 10 chữ: một trong các chức năng của rễ cây. 12. Có 7 chữ: từ để chỉ dòng vận chuyển các chất từ rễ lên lá. * Chú thích: chữ in đậm trong ô chữ là nội dung cần tìm. BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY Nội dung trong tâm của bài: con đường vận chuyển các chất trong cây gồm dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. 1 2 3 4 5 6 D 7 8 9 10 11 M 12 13 14 15 T Ò C U N Ố Ơ Ố T H G N Q I Ế Á Ự B Đ G Q U K S B L P C M Ạ I R B U A H A À Ự S V Ạ C X Â I Ả N O C O C U V Ậ N C H U Y Ê N C Á C C H Ấ Ỏ T Ư G Đ Ố Ơ Ỗ À N C U B H N A H Ú T B À Ứ G R Ế T R Ì O A N G Ô T Z Ơ Ễ GỢI Ý: 1. Có 2 chữ: lớp nằm giữa tế bào biểu bì và nội bì. 2. Có 7 chữ: tên gọi giới sinh vật chứa diệp lục có khả năng quang hợp. 3. Có 4 chữ: thành phần của dịch mạch gỗ. 4. Có 6 chữ: nhờ dòng mạch này mà nước và ion khoáng được chuyển từ rễ lên lá. 5. Có 7 chữ: loài cây thuộc họ sim quán quân về chiều cao trong giới thực vật dùng để sản xuất giấy viết, tinh dầu. 6. Có 11 chữ: tên gọi khác của dòng mạch rây. 7. Có 6 chữ: là tế bào hình rây tham gia cấu tạo nên mạch rây. 8. Có 6 chữ: lớp tế bào nằm ở mặt ngoài cùng của lá. 9. Có 7 chữ: là một loại tế bào của mạch gỗ. 10. Có 10 chữ: dòng mạch rây vận chuyển từ lá đến các cơ quan này. 11. Có 10 chữ: là thành phần của dịch mạch gỗ. 12. Có 9 chữ: thành phần chính của dòng mạch rây. 13. Có 9 chữ: mạch gỗ đều được cấu tạo từ các tế bào này. 14. Có 6 chữ: Sự thoát hơi nước của lá đã tạo nên yếu tố này tác dụng lên dòng mạch gỗ. 15. Có 8 chữ: yếu tố tạo ra từ rễ được xem là một trong các động lực của dòng mạch gỗ. 16. Có 9 chữ: các khe hở phân bố ở mép lá, nơi nước ứ thành giọt. BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC Nội dung trọng tâm: vai trò thoát hơi nước và con đường thoát hơi nước qua lá. 1 2 T H O Á 3 4 5 6 K H 7 8 9 10 T R Ư Ơ N 11 M Ặ T 12 T Ạ O H Ạ T Đ T N H I K H O Á L Á C U T I Í K H Ổ X Ư Ơ N B I Ể Á N H G N Ư Ớ D Ư Ớ I L Ự C H Ậ U Ệ T N G N N G U S C G R Ồ N G B Ì Á N G Ú T GỢI Ý: 1. Có 6 chữ: tên gọi khác của tế bào khí khổng. 2. Có 7 chữ: hiện tượng đi kèm với sự thoát hơi nước của cây và nhờ đó mà cây tránh bị đốt nóng khi ở ngoài nắng. 3. Có 6 chữ: chất được rễ cây hút từ đất có vai trò tham gia xây dựng các thành phần tế bào. 4. Có 2 chữ: cơ quan thoát hơi nước cho cây. 5. Có 5 chữ: con đường thoát hơi nước qua lá không được điều chỉnh. 6. Có 8 chữ: cấu trúc làm nhiệm vụ thoát hơi nước chủ yếu của cây. 7. Có 9 chữ: tên của loài cây sống ở nơi khô hạn. 8. Có 6 chữ: tên của lớp tế bào bao phủ mặt ngoài của lá. 9. Có 7 chữ: một nhân tố sinh thái quan trọng của môi trường có ảnh hưởng đến sự mở khí khổng. 10. Có 10 chữ: khi tế bào khí khổng xảy ra hiện tượng này thì lỗ khí mở ra. 11. Có 7 chữ: nơi phân bố rất nhiều khí khổng. 12. Có 9 chữ: kết quả của sự thoát hơi nước ở lá đối với cột nước trong mạch gỗ của thân. BÀI 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG Nội dung trọng tâm: khoáng thiết yếu và vai trò các nguyên tố khoáng. 1 2 3 4 5 6 7 D I D U N G D Ị C N I T Ơ P H Â N B Ó H Ò A C H Ấ T D I Ệ Đ Ạ I L Ư Ợ N N H D Ư Ỡ N G H N T A N P L Ụ C G 8 9 1 0 1 1 1 2 1 3 1 4 1 5 E N Z I M M A G I Ê K A L I L Ư U H U Ỳ N H C A C B O N Á N H S Á N G V I L Ư Ợ N G M Ạ C H G Ỗ GỢI Ý: 1. Có 8 chữ: từ kép dùng để chỉ hỗn hợp gồm nước và chất tan. 2. Có 4 chữ: một loại nguyên tố khoáng tham gia vào thành phần của protein trong tế bào. 3. Có 7 chữ: nông dân thường sử dụng hỗn hợp hoá học này để bổ sung chất khoáng cho cây trồng. 4. Có 6 chữ: đây là hiện tượng xảy ra khi cho chất tan vào trong nước. 5. Có 11 chữ: một loại sắc tố quan trọng của cây xanh hấp thu được năng lượng ánh sáng giúp cây tổng hợp chất hữu cơ. 6. Có 8 chữ: từ dùng để chỉ nhóm các nguyên tố hoá học chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng lượng chất khô của cây. 7. Có 9 chữ: những chất hay hợp chất hoá học có vai trò duy trì sự sống và hoạt động của cơ thể. 8. Có 5 chữ: một loại chất hoá học có chứa nguyên tố vi lượng, có chức năng xúc tác cac hoạt động trao đổi chất. 9. Có 5 chữ: nguyên tố đại lượng, là thành phần của chất diệp lục. 10. Có 4 chữ: nguyên tố đại lượng, nếu thiếu cây sẽ còi cọc và lá có màu vàng. 11. Có 8 chữ: nguyên tố đại lượng, tham gia vào thành phần của protein. 12. Có 6 chữ: nguyên tố hoá học, khi bị đốt cháy sản sinh ra khí cacbonic. 13. Có 7 chữ: là nguồn chứa năng lượng rất cần thiết cho hoạt động quang hợp của cây xanh. 14. Có 7 chữ: từ dùng chỉ nhóm các nguyên tố hoá học chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lượng chất khô của cây. 15. Có 6 chữ: là bộ phận của thân làm nhiệm vụ vận chuyển các chất từ rễ lên lá. BÀI 5-6: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT Nội dung trong tâm: vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ, quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ. 1 A T P 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 1 1 N I T R Ô R P K H C H G H H Í Ấ E I Â K T C A N C Ố Đ Ị N H N I N Z N H D Ộ X Ố R A O Đ Ổ I N I T Ễ Z B Ạ N Ệ G T S A I M G P S A Ầ U M L Ụ C I N H M I N N T Ơ GỢI Ý: 1. Có 3 chữ: hợp chất giàu năng lượng được tế bào trực tiếp sử dụng cho các hoạt động sống. 2. Có 2 chữ: cơ quan thực hiện chức năng hấp thu nước từ đất cho cây. 3. Có 11 chữ: enzim có trong vi sinh vật giúp chúng cố định nitơ trong không khí. 4. Có 9 chữ: loại vi khuẩn sống cộng sinh với rễ của các cây bộ Đậu. 5. Có 7 chữ: loại phân bón chứa nhiều hợp chất của nitơ. 6. Có 8 chữ: cấu trúc thực hiện quá trình thoát hơi nước chủ yếu ở cây. 7. Có 11 chữ: loại sắc tố ở lá giúp cây tổng hợp chất hữu cơ. 8. Có 8 chữ: hình thức sống giữa vi khuẩn Anabaena với bèo hoa dâu. 9. Có 8 chữ: đơn phân cấu tạo của protêin. 10. Có 6 chữ: tên gọi những chỗ phồng lên của rễ cây bộ Đậu có chứa vi khuẩn. 11. Có 10 chữ: hoạt động của một số vi khuẩn đối với nitơ tự do trong không khí. BÀI 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT Nội dung trọng tâm của bài: vai trò của quang hợp và hệ sắc tố quang hợp. 1 2 C H Ấ T H Ữ 3 C 4 Á 5 6 K 7 N Ă N G L Ư 8 L Ụ C L Ạ Q U A N G H Ợ P U C C H L Í N A Ơ B S U Ô G N G N Ă N G O Á C X N I C N G Ô Z Ơ I GỢI Ý: 1. Có 9 chữ: một dạng năng lượng có nguồn gốc từ mặt trời. 2. Có 9 chữ: sản phẩm của quang hợp, không phải ôxi. 3. Có 8 chữ: một chất khí làm nguyên liệu cho quá trình quang hợp. 4. Có 7 chữ: nguồn cung cấp năng lượng cho pha sáng. 5. Có 7 chữ: là đường đơn có trong cơ thể sinh vật. 6. Có 6 chữ: sản phẩm của quá trình quang hợp ở dạng khí. 7. Có 9 chữ: sản phẩm của quang hợp được tích luỹ trong các chất hữu cơ tạo ra. 8. Có 6 chữ: bào quan quang hợp. BÀI 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM Nội dung trọng tâm của bài: quang hợp ở các nhóm thực vật. 1 C Ơ C H Ấ T 2 P H A S Á N G 3 Q U A N G H Ợ P 4 P H A T Ố I 5 G R A N A 6 C H U T R Ì N H C A N V I N 7 N A D P H 8 H A I 9 C Ố Đ Ị N H C A C B Ô N I C 1 A P G 0 1 N Ư Ớ C 1 1 T H Ự C V Ậ T C A M 2 1 Ô X A L Ô A X Ê T I C 3 1 Đ Ư Ờ N G 4 GỢI Ý: 1. Có 6 chữ: một thành phần của lục lạp, nơi xảy ra pha tối. 2. Có 7 chữ: giai đoạn của quang hợp, xảy ra ở hạt grana. 3. Có 8 chữ: quá trình thực vật sử dụng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. 4. Có 6 chữ: giai đoạn của quang hợp, không cần có ánh sáng. 5. Có 5 chữ: cấu trúc do nhiều túi dẹp tilacoit xếp chồng lên nhau. 6. Có 14 chữ: con đường khử CO xảy ra ở tất cả các nhóm thực vật. 7. Có 5 chữ: một trong các sản phẩm được tạo ra từ pha sáng. 8. Có 3 chữ: từ dùng chỉ số pha của quá trình quang hợp. 9. Có 14 chữ: giai đoạn đầu tiên trong 3 giai đoạn của pha tối. 10. Có 3 chữ: sản phẩm đầu tiên trong pha tối của thực vật C . 11. Có 4 chữ: nguyên liệu của quang hợp bị phân ly trong pha sáng. 12. Có 10 chữ: nhóm thực vật có giai đoạn cố định CO xảy ra vào ban đêm. 13. Có 11 chữ: sản phẩm đầu tiên trong pha tối của thực vật C và CAM. 14. Có 5 chữ: sản phẩm hữu cơ chủ yếu của quá trình quang hợp. 2 3 2 4 BÀI 10: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP Nội dung trọng tâm của bài: ảnh hưởng của ánh sáng và nồng độ CO . 2 1 Đ I Ể M B Ù Á N H S Á N G 2 N Ư Ớ C 3 N H I Ệ T Đ Ộ 4 Á N H S Á N G 5 K H O Á N G 6 K H Í C A C B O N I C 7 Q U A N G P H Â N L I N Ư Ớ C GỢI Ý: 1. Có 13 chữ: ở cường độ ánh sáng này, cường độ quang hợp và cường độ hô hấp trong cây bằng nhau. 2. Có 4 chữ: nguyên liệu quang hợp của pha sáng. 3. Có 7 chữ: yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim. 4. Có 7 chữ: yếu tố môi trường cung cấp năng lượng để kích động diệp lục tố. 5. Có 6 chữ: các nguyên tố gồm nguyên tố đại lượng và vi lượng. 6. Có 11 chữ: nguyên liệu của quang hợp được sử dụng để đồng hoá tạo chất hữu cơ trong pha tối của quang hợp. 7. Có 15 chữ: một phản ứng rất quan trọng xảy ra trong pha sáng của quang hợp. BÀI 11: QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG Nội dung trọng tâm: quang hợp quyết định năng suất cây trồng và biện pháp tăng năng suất cây trồng qua điều khiển quang hợp. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Q U A N G N M Á N C N Ă N G S T H Ự C V A H H U Ậ N Ă N G S A X I T Ô X H Ó A A P Q U A N G H N Ă N G S U Ấ T Q U A N G H Ợ I N Ư I Á T T C U Ấ L Ă T G Ớ Ê N R K A A T Ô N Ơ C G Ì I M N S A G N H C A N V I N N H T Ế G P H Â N L I I N H H Ọ C X Ê T I C Ệ S Ắ C T Ố P 16 P E P GỢI Ý: 1. Có 4 chữ: nguyên tố khoáng tham gia thành phần cấu tạo của protein và axit nucleic. 2. Có 9 chữ: từ kép, có nghĩa là năng lượng ánh sáng mặt trời. 3. Có 4 chữ: nguyên liệu của quang hợp, có vai trò cung cấp H và điện tử cho các phản ứng sáng. 4. Có 5 chữ: nguyên tố đại lượng, thành phần quan trọng của chất diệp lục và tạo màu xanh cho lá. 5. Có 7 chữ: quang hợp chỉ tiến hành được từ nguồn năng lượng của yếu tố này. 6. Có 14 chữ: con đường cố định CO trong pha tối của thực vật C . 7. Có 14 chữ: là lượng chất hữu cơ tích luỹ lại ở các cơ quan của cây có giá trị kinh tế lớn nhất. 8. Có 10 chữ: nhóm thực vật có giai đoạn cố định CO xảy ra vào ban đêm. 9. Có 11 chữ: phản ứng này xảy ra đối với nước trong pha sáng. 10. Có 15 chữ: tổng lượng chất khô mà cây tích luỹ được trong một đơn vị diện tích đất trồng trong một thời gian xác định. 11. Có 15 chữ: chất này là sản phẩm đầu tiên của giai đoạn cố định CO ở thực vật C . 12. Có 7 chữ: dạng năng lượng tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ ở các mô của cơ thể sinh vật. 13. Có 3 chữ: tên viết tắt của sản phẩm đầu tiên trong pha tối của thực vật C . 14. Có 7 chữ: nhóm các chất hoá học có màu hấp thu được năng lượng của ánh sáng, có chứa trong lục lạp. 15. Có 8 chữ: quá trình đồng hoá chất hữu cơ ở cây xanh, tảo và một số vi khuẩn. 16. Có 3 chữ: tên viết tắt của chất nhận CO đầu tiên trong pha tối ở thực vật C và CAM. + 2 3 2 2 4 3 2 4 BÀI 12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT Nội dung trọng tâm của bài: các con đường hô hấp ở thực vật. 1 C H 2 3 K 4 T Ế B À O 5 Đ Ư Ờ 6 7 C H U T R 8 R Ỉ 9 N 10 A X I T P I 11 Đ Ộ N 12 N H Ấ T H Ô Ị K H C H Ấ N G P T I T Ì N H N H Ự Ư Ớ C R U V G V Ậ I Ệ T Ữ X Í T H H C A U C Ơ I H Ó A Â N Ể R E P I C T GỢI Ý: 1. Có 9 chữ: nguyên liệu của quá trình hô hấp. 2. Có 6 chữ: bản chất của quá trình hô hấp. 3. Có 5 chữ: từ dùng để chỉ tính chất của phân giải chất hữu cơ trong điều kiện không có ôxi tham gia. 4. Có 9 chữ: nơi xảy ra giai đoạn đường phân của tế bào. 5. Có 9 chữ: giai đoạn đầu tiên của quá trình hô hấp. 6. Có 5 chữ: một loại bào quan, nơi thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí. 7. Có 12 chữ: một giai đoạn của hô hấp hiếu khí xảy ra ở chất nền của ti thể. 8. Có 6 chữ: hiện tượng xảy ra ở đoạn thân cây thân thảo gần gốc khi bị cắt. 9. Có 4 chữ: sản phẩm tạo ra từ sự khử ôxi trong chuỗi chuyền êlectron. 10. Có 11 chữ: sản phẩm được tạo ra từ quá trình đường phân của hô hấp. 11. Có 7 chữ: giới sinh vật có khả năng di chuyển, cảm ứng nhanh. 12. Có 5 chữ: một dạng năng lượng do hô hấp tạo ra và toả ra môi trường. d. Bài dạy minh họa: BÀI 12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT Sau khi thực hiện đầy đủ các bước dạy học, đến phần củng cố; giáo viên thực hiện như sau: GV HS NỘI DUNG Hướng dẫn HS: 1 - Chia 4 nhóm. 2 - Hướng dẫn cách 3 chơi, các quy tắc, 4 quy định trong khi chơi: - Ngồi theo 5 Lần lượt mỗi nhóm nhóm. 6 chọn ô chữ: - Cử nhóm 7 + Nhóm trả lời trưởng và 8 nhanh nhất 40 điểm, thư ký của 9 số điểm giảm dần mỗi nhóm. 1 30, 20, 10 điểm cho - Hoạt 0 mỗi nhóm tiếp theo. động nhóm 1 + Trả lời bằng cách để trả lời 1 giơ bảng. câu hỏi. 1 + Xác định đúng từ - Thư ký sẽ 2 hàng dọc khi trước ghi lại câu phân nửa số ô chữ trả lời. GỢI Ý: được 50 điểm; sau 1. Có 9 chữ: nguyên liệu của quá trình hô phân nửa số ô chữ hấp. được 30 điểm. 2. Có 6 chữ: bản chất của quá trình hô + Khi giải được từ hấp. hàng dọc, vẫn tiếp 3. Có 5 chữ: từ dùng để chỉ tính chất của tục giải các ô hàng ngang. + Nếu trả lời sai từ hàng dọc sẽ ngừng cuộc chơi. - Tổ chức cho HS chơi: Treo bảng phụ ô chữ lên bảng (hoặc sử dụng máy chiếu) - Sau đó, GV tổng kết điểm, khen thưởng cho nhóm nào có điểm lớn nhất. phân giải chất hữu cơ trong điều kiện không có ôxi tham gia. 4. Có 9 chữ: nơi xảy ra giai đoạn đường phân của tế bào. 5. Có 9 chữ: giai đoạn đầu tiên của quá trình hô hấp. 6. Có 5 chữ: một loại bào quan, nơi thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí. 7. Có 12 chữ: một giai đoạn của hô hấp hiếu khí xảy ra ở chất nền của ti thể. 8. Có 6 chữ: hiện tượng xảy ra ở đoạn thân cây thân thảo gần gốc khi bị cắt. 9. Có 4 chữ: sản phẩm tạo ra từ sự khử ôxi trong chuỗi chuyền êlectron. 10. Có 11 chữ: sản phẩm được tạo ra từ quá trình đường phân của hô hấp. 11. Có 7 chữ: giới sinh vật có khả năng di chuyển, cảm ứng nhanh. 12. Có 5 chữ: một dạng năng lượng do hô hấp tạo ra và toả ra môi trường. 2. 3. 3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: - Giải pháp đã được áp dụng có hiệu quả ở trường THPT Lê Lợi và đã được báo cáo trong chuyên đề của tổ, của trường. - Phương pháp dạy học này có thể áp dụng được rộng rãi, không giới hạn ở đơn vị trường nào khi giảng dạy chương trình sinh học lớp 11 và các khối học khác, kể cả các môn học khác. 2. 3. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến: - Giải pháp đã được áp dụng từ năm học 2021 – 2022, qua các bài kiểm tra một tiết của học kỳ 1 vừa qua, tôi thu được kết quả như sau : Năm hoc Tổng số hoc sinh 2021 – 2022 ( chưa áp dụng sáng kiến ở lớp 11B7) 2021 – 2022 (áp dụng sáng kiến ở khối 11B5) 2021 – 2022 (áp dụng sáng 38 37 Đạt TB trở lên Giỏi Khá Tb (%) (%) (%) 10 20 8 (26,3%) (52,6%) (21,1%) 20 14 (37,8%) 02 (5,4%) 01 (2,7%) 0 (0,0%) 25 11 (67,6%) (29,7%) 01 (2,7%) 0 (0,0%) 0 (0,0%) (54,1%) 37 Dưới Tb (< 5) Yếu Kém (%) (%) 0 0 (0,0%) (0,0%) kiến ở lớp 11B6) - Qua kết quả cụ thể trên, cùng với các tiết dạy ở lớp, tôi nhận thấy các em đã có nhiều tiến bộ, các câu hỏi có liên quan đến kiến thức này các em đều làm đúng và đưa ra kết quả rất nhanh. Bài kiểm tra một tiết và bài thi học kì liên quan đến kiến thức này các em đều có điểm trung bình trở lên khá cao. - Qua việc sử dụng ô chữ trong phần củng cố, tôi nhận thấy các em học sinh tích cực tìm hiểu thảo luận để hoàn thành nội dung. Qua đó các em sẽ khắc sâu kiến thức hơn và tăng khả năng ghi nhớ bài học. - Việc sử dụng ô chữ còn làm tăng tình đoàn kết, tình bạn giữa các em với nhau; rèn luyện trí nhớ, khả năng phân tích, tư duy logic các vấn đề vừa mới học. - Tạo cho các em môi trường học tập thoải mái sẽ tiếp thu kiến thức một cách đơn giản, dễ hiểu và nhớ lâu nhất. - Rèn luyện cho các em nhiều phẩm chất đạo đức: tính nhanh nhẹn, tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, sự phối hợp nhịp nhàng, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. - Giải pháp giúp các em học sinh khắc sâu kiến thức, tăng khả năng ghi nhớ bài học ; tạo cho các em môi trường học tập thoải mái, tiếp thu kiến thức một cách đơn giản, dễ hiểu và nhớ lâu nhất. Chất lượng môn học được nâng lên. Kết quả đạt được so với trước khi áp dụng sáng kiến: Tỉ lệ giỏi, khá tăng lên, tỉ lệ trung bình giảm và không còn học sinh yếu kém (so với trước khi áp dụng sáng kiến). PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3. 1. Kết luận: Phương châm được đề cao trong dạy học, và được học sinh thích thú, hứng khởi, đó là “Học mà chơi – chơi mà học”. Trò chơi ô chữ để củng cố bài học cũng là một kỹ thuật dạy học gây hứng thú đồng thời tạo ấn tượng sâu sắc về bài học, giúp việc học trở nên nhẹ nhàng mà hiệu quả. Sử dụng trò chơi ô chữ là hình thức khám phá tri thức trong dạy học, đòi hỏi kỹ năng sư phạm phải thuần thục và khả năng sáng tạo cao của người dạy, từ khâu xây dựng câu hỏi, lựa chọn câu hỏi, thiết kế ô chữ, tổ chức thực hiện trò chơi, đến việc hướng dẫn người học tư duy, củng cố, mở rộng kiến thức từ trò chơi. Những nổ lực trong việc sử dụng ô chữ để củng cố bài học không chỉ khẳng định tính khoa học và nghệ thuật của hoạt động dạy học mà còn chứng tỏ tinh thần đam mê nghề nghiệp của giáo viên. Từ đó, làm tăng sự hứng thú và đam mê học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. 3. 2. Kiến nghị: Đối với giáo viên, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, nên đầu tư trao đổi chuyên môn, trao đổi những ý tưởng, sáng kiến hay về đầu tư cho giảng dạy, học hỏi nhau trong việc thiết kế những kỹ thuật dạy học mới mẽ, chất lượng. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân giáo viên nên đầu tư nhiều hơn thời gian xây dựng, thiết kế bài dạy sinh động, chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp . Đối với nhà trường, cần đảm bảo đủ cơ sở vật chất, khắc phục sự cố thiết bị điện tử (ti vi, dây cáp, đường truyền internet …) kịp thời, tạo điều kiện cho giáo viên dạy học ứng dụng công nghệ thông tin. Có chính sách động viên, khích lệ cán bộ giáo viên thiết kế các đồ dùng dạy học mẫu để phục vụ cho dạy học tốt hơn. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Đông Hà, ngày 01 tháng 03 năm 2022 Tôi xin cam đoan đây là SKKN do tôi viết, Không sao nội dung của người khác. Người thực hiện Hoàng Thị Sa TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Sinh học 11 2. Sách giáo viên Sinh học 11 3. Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 11 (tác giả: Huỳnh Quốc Thành)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan