Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn rèn nề nếp cho học sinh lớp 5 qua mô hình tự quản...

Tài liệu Skkn rèn nề nếp cho học sinh lớp 5 qua mô hình tự quản

.PDF
13
3535
59

Mô tả:

Rèn nề nếp cho học sinh lớp 5A qua mô hình tự quản MỤC LỤC A. TÊN ĐỀ TÀI ……………………………...………………………………...2 B. PHẦN MỞ ĐẦU……………………………...…………………..…………2 I. Lí do chọn đề tài………………………………………………....……..……...2 II. Mục đích nghiên cứu…….……………………………....……….…………..2 III. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………….2 IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm …………………………………………...2 III. Phương pháp nghiên cứu……………………...…………….……….……....2 IV. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu...…….……...………………..…………....2 C. PHẦN NỘI DUNG………………………...…………………..…………….4 I. Hiện trạng……………………………...…………………………..…………..4 II. Giải pháp …………………………………….......………..……….................5 III. Kết quả………….………………………………………….…………….......9 D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......………...………………………………12 Tài liệu tham khảo .……………………………………...….…..…………...14 Giáo viên: Mai Thị Phượng Trường Tiểu học Hướng Phùng 1 Rèn nề nếp cho học sinh lớp 5A qua mô hình tự quản A. TÊN ĐỀ TÀI: RÈN NỀ NẾP CHO HỌC SINH LỚP 5A QUA MÔ HÌNH TỰ QUẢN B. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài 1.1. Cơ sở lí luận Theo quan điểm trong trường Tiểu học, muốn giáo dục học sinh toàn diện về mọi mặt đạt kết quả cao, học sinh học tốt, giáo viên có hứng thú dạy và có sự hoạt động đồng bộ của thầy và trò, để cho lớp học sinh động trước hết phải có nề nếp lớp học tốt, học sinh có ý thức tự giác và tự quản tốt. Trong “Từ điển tâm lý học” đã khái niệm về nề nếp lớp học: “Lớp học là những chuẩn mực của giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện”. Như vậy, nề nếp là những chuẩn mực, hay nói cách khác là những quy định của giáo viên có tính chuẩn mực đề ra bắt buộc mọi học sinh phải thực hiện tốt, không thể làm trái hoặc làm ngoài những quy định trên. Cho nên trong thực tiễn giảng dạy cho thấy vai trò của nề nếp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh. Trong thực tế, nếu như một tiết học cho dù giáo viên có nắm vững kiến thức, phương pháp truyền thụ tin giản khoa học, hấp dẫn đến chừng nào mà lớp học không có nề nếp thì tất yếu sự lĩnh hội kiến thức sẽ thấp và chắc chắn là không bao giờ có chất lượng cao. 1.2. Cơ sở thực tiễn “Nề nếp là mẹ đẻ của chất lượng”. Đúng vậy, với đối tượng là học sinh Tiểu học, vấn đề này càng quan trọng hơn. Thực tế qua những năm công tác được dạy nhiều đối tượng học sinh khác nhau, tôi luôn nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng một nề nếp lớp học phù hợp với từng đối tượng học sinh để tạo cho không khí lớp học luôn thoải mái, hiệu quả. Đặc biệt là đối tượng học sinh vùng Bản, điều đó càng cần thiết hơn. Trong năm học 2014-2015 này, đa số học sinh lớp tôi chủ nhiệm đều biết thực hiện nề nếp do nhà trường, Liên đội, lớp học đề ra. Nhưng thực trạng cho thấy, các em chỉ mới dừng lại ở mức biết thực hiện và chỉ thực hiện cho cá nhân mà chưa quan tâm đến các bạn xung quanh. Bên cạnh đó, các hoạt động tập thể cũng như hoạt động trong học tập các em chưa chủ động, tự giác. Vì vậy, với đề tài này, tôi sẽ đưa ra những giải pháp nhằm rèn nề nếp tốt, xây dựng cho học sinh có nề nếp trong mọi hoạt động vui chơi, học tập qua mô hình tự quản. Trong quá trình nghiên cứu, tôi sẽ thực nghiệm các biện pháp đưa ra với học sinh lớp 5A – điểm trường Trung tâm – Trường Tiểu học Hướng Phùng. II. Mục đích nghiên cứu - Nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mà nội dung đề tài được nghiên cứu, tìm hiểu về nề nếp lớp chủ nhiệm. - Kiểm nghiệm các giải pháp để thấy được hiệu quả của các đề xuất đưa ra. - Xử lí kết quả thực nghiệm. III. Đối tượng nghiên cứu - Mô hình tự quản. - Hiện trạng về nề nếp của học sinh. Giáo viên: Mai Thị Phượng Trường Tiểu học Hướng Phùng 2 Rèn nề nếp cho học sinh lớp 5A qua mô hình tự quản - Các biện pháp xây dựng nề nếp dạy và học. IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm - Học sinh lớp 5A. V. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp vấn đáp: Hỏi – đáp học sinh về nhu cầu học tập, giáo viên chủ nhiệm qua từng năm học. - Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức các biện pháp trong mỗi giờ vui chơi, học tập, ngoại khoá. - Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả thi đua hàng tuần, hàng tháng của học sinh. VI. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu 5.1. Phạm vi nghiên cứu Để các biện pháp trên được thực hiện một cách hiệu quả, tôi đã chú trọng đến các vấn đề: - Tâm lí của học sinh khi ở nhà, ở trường. - Năng lực tự quản của học sinh. - Các biện pháp theo từng thời gian. 5.2. Kế hoạch nghiên cứu - Kế hoạch này được tiến hành từ tháng 9/2014 đến hết tháng 3/2015. Giáo viên: Mai Thị Phượng Trường Tiểu học Hướng Phùng 3 Rèn nề nếp cho học sinh lớp 5A qua mô hình tự quản C. PHẦN NỘI DUNG I. Hiện trạng Năm học 2014- 2015 là năm học thứ chín thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung của Thủ tướng Chính phủ trong ngành giáo dục. Trong đó, vấn đề cần quan tâm là tránh tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Muốn vậy thì việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh là công việc cần phải đặt ra và duy trì thường xuyên trong mỗi nhà trường, mỗi lớp học và cũng là nhiệm vụ không thể thiếu của mỗi giáo viên. Nhưng muốn để có chất lượng thì công việc đầu tiên là phải tạo nên một nề nếp và vui chơi của học sinh. Bởi vì “Nề nếp là mẹ đẻ của chất lượng”. Vậy làm thế nào để cho mọi hoạt động vui chơi, học tập của các em đi vào nề nếp, phát huy tính tự giác của mỗi học sinh nhằm mục đích nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện. Đây là câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng tìm ra đáp số đích thực cho nó quả là không đơn giản chút nào. Đặc biệt, trường Tiểu học Hướng Phùng bao gồm những đối tượng học sinh khác nhau. Gia đình các em có mức sống trung bình và nhất là có sự phân hoá sâu sắc. Tập thể lớp 5A do tôi chủ nhiệm không nhiều nhưng các em xuất thân từ nhiều thành phần: Con em người Vân Kiều, người Kinh, con em của cán bộ công chức, nông dân,…. Chính vì vậy, nề nếp học tập, vui chơi và ngay cả cách cư xử của mỗi em một vẻ. Những năm học trước đây, nhà trường đã nhận thấy rằng muốn nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường phải bắt đầu từ việc xây dựng nề nếp học tập, vui chơi cho các em. Thực tế đã cho thấy ít nhiều đã thành công trong giải pháp này. Do vậy bản thân tôi tiếp tục hoàn thiện những giải pháp để xây dựng nề nếp và đúc kết thành kinh nghiệm nhỏ này. Đặc biệt, trong những năm gần đây, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh được đề cập đến nhiều. Tự quản trong quá trình học tập, rèn luyện cũng là một trong những biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh. Xuất phát từ những tình hình trên, tôi luôn mong muốn chính từ những nề nếp hôm nay sẽ là bàn đạp để các em có nhiều kĩ năng về sau. II. Giải pháp thực hiện Để tìm ra giải pháp thích hợp, tôi đã tìm hiểu kĩ đối tượng, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. Đồng thời, ngay đầu năm học tôi đã tạo ra nề nếp lớp học với một số nhiệm vụ cơ bản là tổ chức, quản lí, theo dõi các hoạt động, khen chê đúng lúc có tác dụng kích thích các thành viên trong lớp bằng các hoạt động cụ thể sau: + Xây dựng, tổ chức tập thể lớp thành một tập thể tự giác. + Tổ chức, điều khiển và lãnh đạo các hoạt động giáo dục qua mô hình tự quản của học sinh. + Thiết lập, phát triển các mối quan hệ trong lớp và với cha mẹ học sinh. Sau đây là những biện pháp cụ thể mà tôi đã thực hiện. 2.1. Tìm hiểu đối tượng học sinh Để thực hiện tốt chức năng quản lí, giáo dục học sinh, tôi đã tìm hiểu mỗi học sinh mà mình phụ trách ngay từ khi nhận lớp. Bởi việc tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm riêng của từng học sinh sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm phân loại đối Giáo viên: Mai Thị Phượng Trường Tiểu học Hướng Phùng 4 Rèn nề nếp cho học sinh lớp 5A qua mô hình tự quản tượng, làm nền tảng cho sự phân nhóm học tập sau này. Trong quá trìn tìm hiểu, tôi đã tìm hiểu về các khía cạnh cụ thể: - Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh, công việc làm của bố mẹ các em, số con trong gia đình, nếp sống, mức sống của gia đình, sự quan tâm của bố mẹ đến vấn đề học tập của con mình và điều kiện học tập của mỗi em để ta có thể tìm ra những nguyên nhân từ những biểu hiện của học sinh. - Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm sinh lí của từng học sinh: (thị lực, giọng nói, khả năng nghe, khả năng tư duy,…) để có thể sắp xếp chỗ ngồi cho phù hợp. - Phát hiện những năng khiếu, sở trường, sở đoản của các em về một môn học nào đó để giúp cho các em không học lệch hoặc quá xa rời tập thể trong hoạt động. - Ngoài ra tôi cũng tìm hiểu trình độ nhận thức, mối quan hệ với tập thể và khả năng giao tiếp với những người xung quanh của mỗi học sinh. - Nghiên cứu hồ sơ học sinh (học bạ, sơ yếu lí lịch của học sinh từ lớp dưới) để biết khả năng học tập, năng khiếu học từng môn. - Quan sát hoạt động và mối quan hệ hằng ngày của học sinh có thể thông qua một vài hoạt động nhỏ trong lớp hoặc thông qua một buổi lao động vệ sinh, phân công trực nhật, phân công dụng cụ lao động bằng hình thức tự giác. - Trao đổi với phụ huynh học sinh ngay từ đầu năm học. 2.2. Xây dựng tập thể lớp học tự giác Lớp học là không gian ảnh hưởng khá lớn đến tính cách của mỗi học sinh. Chính vì điều đó, tôi luôn mong muốn tạo ra một không khí lớp học thân thiện, cởi mở, hoà đồng, đoàn kết. Qua đó, vào tuần học thứ hai, tôi đã tổ chức cho các em thảo luận và bầu chọ ra Ban cán sự lớp có năng lực và được tín nhiệm cao của toàn thể lớp học. Nếu đã được tín nhiệm của tập thể thì Ban cán sự sẽ nỗ lực làm việc một cách tự giác. Và nếu đã tín nhiệm thì các thành viên sẽ có ý thức chấp hành những quy định do Ban các sự đưa ra. Bên cạnh đó, tôi đã thành lập Ban cán sự bộ môn, chọn mỗi bộ môn học sinh giỏi về môn đó để có thể giúp giáo viên giảng lại cho các bạn những chỗ chưa hiểu. Thành lập các nhóm học tập và hoạt động. Đây là khâu quan trọng vì cần có sự đồng đều giữa các nhóm thì phong trào thi đua mới thường xuyên và có hiệu quả. Xây dựng một tập thể học sinh đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Mọi hoạt động đều diễn ra dưới hình thức thi đua có tổng kết khen, chê kịp thời. Ngoài ra, tôi đã tổ chức cho học sinh ngồi học theo nhóm, qua đó các em tự bầu chọn nhóm trưởng để theo dõi tình hình thực hiện nề nếp về trang phục, làm bài tập ở nhà, kiểm tra đồ dùng học tập của các thành viên trong nhóm và theo dõi hoạt động học tập trong các tiết học cũng như các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Không chỉ vậy, mỗi tuần tôi đều tổ chức cho các nhóm theo dõi và nhận xét chéo lẫn nhau. 2.3. Xây dựng nề nếp học tập Học tập là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi học sinh khi đến trường và thành tích học tập cũng là thước đo của quá trình rèn luyện phấn đấu của học sinh. Vì Giáo viên: Mai Thị Phượng Trường Tiểu học Hướng Phùng 5 Rèn nề nếp cho học sinh lớp 5A qua mô hình tự quản vậy, tôi đã sử dụng nhiều biện pháp để xây dựng nề nếp học tập cho các em bằng các việc làm cụ thể: - Truy bài đầu giờ: yêu cầu học sinh phải thực hiện nghiêm túc và thường xuyên theo 2 bước: Bước 1: Các nhóm trưởng kiểm tra bài các thành viên trong nhóm. Bước 2: Nhóm trưởng nhóm A kiểm tra nhóm B, hoặc nhóm C…(thường xuyên có sự thay đổi). - Phân “Nhóm học tập” ở trường và ở nhà; phân công “Đôi bạn cùng tiến” (phân công em khá, giỏi kèm em yếu để giúp các em đó có thể theo kịp tiến độ học tập của lớp). - Trong quá trình dạy học, giáo viên l người điều khiển, tổ chức hướng dẫn học sinh học tập; học sinh phải biết tự giác học tập để chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy, tôi đã áp dụng các hình thức học tập nhóm để học sinh tự học và tự đánh giá lẫn nhau nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Trong hoạt động này, các em không chỉ đánh giá lẫn nhau mà còn học tập trao đổi với nhau thông qua những thắc mắc sau mỗi lần các nhóm trình bày bài làm. Qua đó, việc nắm bắt kiến thức và tinh thần tự học của mỗi học sinh được phát huy. Đồng thời, mỗi em đều có ý thức tự học bài ở nhà để đáp ứng các hoạt động học ở trên lớp. - Tôi cũng sử dụng phương pháp: học mà chơi – chơi mà học, nhưng không vì thế mà làm ảnh hưởng đến những lớp xung quanh. Ví dụ: Trong khi học các em phải đảm bảo trật tự, không phát biểu chung cả lớp. Còn trong khi chơi các em cũng phải tuân thủ luật chơi; không la lớn không đập bàn, phải biết trao đổi hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ cô giao … - Trong mỗi giờ học, tôi thường xuyên chấm trả bài đầy đủ để nắm được tình hình sức học của các em kịp thời uốn nắn, giúp các em thấy được lỗi của mình từ đó có hướng khắc phục. - Xây dựng bài: Việc các thành viên tham gia xây dựng bài cũng đưa vào thi đua, chấm điểm lẫn nhau (cộng điểm tốt cho một lần phát biểu). Ngoài những việc làm trên, tôi thường xuyên kết hợp với các giáo viên bộ môn để biết được những tiết học không có GVCN, học sinh đi học có đầy đủ, đúng giờ không. Trong giờ học, các em có chú ý theo dõi bài, tinh thần và thái độ học tập như thế nào để kịp thời uốn nắn, giáo dục các em. Vì vậy mà ngay từ đầu năm học tôi đã kịp thời dự giờ tiết học Anh văn, Thể dục để kịp thời chấn chỉnh. Một điều đáng nói trong mô hình tự quản là việc các em hoạt động trong tiết sinh hoạt. Có nhiều nhóm thực hiện việc theo dõi tốt nhưng vẫn chưa có tinh thần tự phê về bản thân và nhóm mình trong khi đánh giá, nhận xét. Vì vậy, trong mỗi tiết sinh hoạt, tôi luôn tạo điều kiện cho các nhóm đều có thể có ý kiến phê và tự phê trong nhóm cũng như ngoài nhóm về các mặt hoạt động được hình thành trên các biểu mẫu, tiêu chí đã được các nhóm thống nhất. Và đặc biệt, đối với những trường hợp học sinh chưa thực hiện tốt, các nhóm trưởng đều họp với nhau và tìm cách giúp bạn; trong mỗi giờ nhận xét, mỗi nhóm Giáo viên: Mai Thị Phượng Trường Tiểu học Hướng Phùng 6 Rèn nề nếp cho học sinh lớp 5A qua mô hình tự quản trưởng đều có biện pháp khen chê rõ ràng với các thành viên mà mình theo dõi. Các bảng tiêu chí được lập ra cụ thể như sau: BẢNG THEO DÕI THI ĐUA HÀNG NGÀY Thứ……. ngày……tháng……năm Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4 Chuyên cần (10 điểm) vắng 1 trừ 2 điểm, trễ trừ 1 điểm. Học và làm bài cũ (20 điểm) 1 bạn không thuộc bài trừ 5 điểm Nề nếp (20 điểm) 1 bạn làm mất trật tự trừ 2 điểm. Cộng điểm cả ngày Thứ Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Xếp loại BẢNG THEO DÕI THI ĐUA TUẦN…/ THÁNG Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tốt Tốt Khá Tốt Khá Khá Tốt Tốt Tốt Khá Tốt Tốt Tốt Tốt Khá Tốt (A) Tốt (A) Khá (B) Tổ 4 Khá Khá Tốt Tốt Khá Khá (B) * Sau hoạt động mỗi tháng, tôi cùng với Ban cán sự lớp, các nhóm trưởng tổng kết những ưu, khuyết điểm của mỗi tuần, công khai trên bảng thi đua của lớp như sau: BẢNG THEO DÕI THI ĐUA LỚP: 5A Tháng: Tuần/ tổ Một Hai Ba Bốn 1 A A B B 2 B A A A 3 A B B B 4 A A B B Xếp loại chung A A B B Và theo kế hoạch, sau giữa học kì, cuối học kì và cuối năm, tôi cũng sẽ tổng kết, xếp loại và khen thưởng cho các tổ, cá nhân tích cực trong hoạt động học tập và đạt thành tích cao trong học tập. Đồng thời rút ra nguyên nhân, những hạn chế của từng học sinh để phản ánh với phụ huynh để cùng cộng tác giúp đỡ. 2.4. Xây dựng nề nếp hành vi đạo đức Giáo viên: Mai Thị Phượng Trường Tiểu học Hướng Phùng 7 Rèn nề nếp cho học sinh lớp 5A qua mô hình tự quản Về mặt tâm lý học tiểu học: Quá trình sư phạm tổng thể là một quá diễn ra cùng lúc hai quá trình cơ bản khác: đó là quá trình giáo dục và quá trình dạy học. Hai quá trình này luôn luôn tác động lẫn nhau, chúng có mối quan hệ biện chứng lâu dài và phức tạp. Trong quá trình giáo dục có sự góp mặt của quá trình dạy học và ngược lại. Chính vì vậy người giáo viên ngoài việc dạy học giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản còn l một người mẹ hiền luôn tận tuỵ với những đứa con của mình. Nói cách khác, song song với việc dạy học, tôi còn có các khâu giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh qua các môn học. Ví dụ: bài “Em là học sinh lớp 5” Qua bài học các em biết giữ vệ sinh thân thể, giữ vệ sinh lớp học, sân trường … Tự giác làm những nhiệm vụ được giao của mình. Song song với việc giáo dục của giáo viên, tôi luôn coi trọng hình thức tự học hỏi, đánh giá hành vi lẫn nhau trong mô hình tự quản của học sinh. Trước khi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các nhóm trưởng chủ động kiểm tra và nhắc nhở học sinh trong việc thực hiện quy định về trang phục; các tổ trưởng có nhiệm vụ theo dõi và nhắc nhở các bạn trong việc thực hiện vệ sinh lớp học. Và trong khi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sau khi đội cờ đỏ kiểm tra, các nhóm tự đánh giá lẫn nhau và rút kinh nghiệm cho những buổi học khác. Đồng thời, Ban cán sự lớp luôn có sự phân công các thành viên trong mỗi nhóm kể chuyện, đọc thơ,… về những tấm gương có hành vi đạo đức tốt, xứng đáng để noi theo để các bạn biết và học hỏi. Qua mỗi câu chuyện, các em tự điều khiển cho cả lớp hoạt động nhóm để tìm ra nội dung câu chuyện, tìm ra nhiều giải pháp khác khác để thực hiện hành vi đạo đức trong và ngoài trường học. 2.5. Kết hợp với phụ huynh học sinh và tổ chức các hoạt động vui chơi Phụ huynh có vai trò rất lớn trong việc học tập và rèn luyện của học sinh. Vì vậy, tôi đã có kế hoạch thường xuyên liên lạc với phụ huynh, bằng cách: - Thông báo tình hình học tập, hoạt động và kết quả học tập của học sinh với phụ huynh có thể từng tuần, tháng thông qua khoảng thời gian ngắn phụ huynh đưa đón học sinh để phối hợp tổ chức hoạt động và thực hiện nhiệm vụ giáo dục. - Mời ban đại diện phụ huynh của lớp đến dự họp trong những lần tổng kết thi đua hằng tháng để phụ huynh nắm được tình hình học tập của con mình và có trách nhiệm góp phần trong việc khen thưởng học sinh trong lớp. - Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm vừa qua, tôi cũng đã thông qua mô hình tự học – tự đánh giá – tự quản lí của học sinh và đều nhận được sự đồng ý cao của các phụ huynh. Qua đó, các phụ huynh cũng đã đồng ý cùng phối hợp để đánh giá học sinh trong những dịp tổng kết. 2.6. Phối hợp với tổ chức hoạt động Đội – Sao trong nhà trường Hoạt động Đội - Sao cũng sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng của lớp. Nề nếp hoạt động của Chi đội dựa trên cơ sở hoạt động của lớp. Các hoạt động đều mang tính thi đua thì hoạt động sẽ đi vào nề nếp, phát huy tính tự giác của các em. Trong hoạt động này, với vai trò là anh chị phụ trách tôi Giáo viên: Mai Thị Phượng Trường Tiểu học Hướng Phùng 8 Rèn nề nếp cho học sinh lớp 5A qua mô hình tự quản luôn gần gũi với các em trong hoạt động và các trò chơi bổ ích lành mạnh và có sự áp dụng kiến thức đã học vào trò chơi. Trong hoạt động này, tôi cũng luôn phát huy tinh thần tự giác và mô hình tự quản của học sinh. Qua việc nắm bắt các thông tin hoạt động Đội –Sao của Ban chỉ huy chi đội, các nhóm sẽ tự triển khai và thực hiện các hoạt động đã đưa ra. Đồng thời, sau 2 tuần hoạt động, các nhóm trưởng và Ban chỉ huy chi đội sẽ họp lại để đánh giá chung và tình hình thực hiện của mỗi nhóm. Và trong giờ sinh hoạt, tôi luôn dành thời gian để Ban chỉ huy chi đội đánh giá, nhận xét về hoạt động Đội – Sao trong tuần của các đội viên, các nhóm. Qua đó, các thàn viên cũng có ý kiến bổ sung nhằm phát triển hoạt động Đội của Chi đội. Bên cạnh đó, Ban chỉ huy chi đội luôn có quan hệ mật thiết với anh Tổng phụ trách Đội để báo cáo tình hình thực hiện và trao đổi những biện pháp nhằm phát huy những mặt mặt và khắc phục những mặt yếu của Chi đội. III. Kết quả thực nghiệm Qua khảo sát và thực nghiệm, tôi nhận thấy rằng: Thời gian đầu học sinh học sinh vẫn chưa quen với hình thức tự quản. Cụ thể, Ban cán sự vẫn chưa tự tin, chưa dám đưa ra các hình thức phạt với tất cả các bạn trong lớp. Ngược lại, các thành viên cũng chưa quen sự quản lí của các bạn tổ trưởng, nhóm trưởng. Và một điều đặc biệt, những đôi bạn cùng tiến vẫn chưa giúp đỡ nhau để thi đua với những đôi bạn khác. Tuy nhiên, qua những giờ học, giờ sinh hoạt, với sự đánh giá sát sao, khen chê đúng lúc, các em đã có tính tự giác, Ban cán sự lớp làm việc nghiêm túc và công bằng hơn. Trong mỗi giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các tổ trưởng, nhóm trưởng đã phát huy được vai trò của mình trong việc kiểm tra đồ dùng học tập và bài cũ của các bạn trong tổ. Đặc biệt là các em đã điều khiển lớp sinh hoạt theo một nề nếp ổn định mà mọi cá nhân đều hài lòng. Có được điều đó là do ý thức học tập của mỗi em đã có sự thay đổi. Các em đều muốn mình tiến bộ hơn để cùng bạn thi đua, muốn được thầy cô, bạn bè khen và đặc biệt là kết quả mà thầy cô thông báo về cho phụ huynh sau từng đợt kiểm tra, đánh giá. Kết quả đạt được trong năm học 2014 - 2015 như sau: * Về sự hình thành và phát triển năng lực: - Học sinh mạnh dạn trong giao tiếp. - Học sinh đã thực hiện tốt việc giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập. - Đa số học sinh đều tự hoàn thành nhiệm vụ của mình có hiệu quả cao. * Về sự hình thành và phát triển phẩm chất: - Học sinh luôn thực hiện tốt các nội quy của Nhà trường, Đội và lớp học. - Có tinh thần, trách nhiệm cao trong các hoạt động giáo dục. - Tham gia hoạt động nhóm lớp một cách tích cực và tự giác. * Nề nếp kỉ luật, trật tự: so với đầu năm, các em đều thực hiện tốt các nề nếp : - Xếp hàng ra vào lớp, các em đến lớp đúng giờ, xin phép cô khi ra, vào lớp. * Nề nếp học tập: Tất cả các em đều có nề nếp: - Hợp tác trao đổi cùng bạn: đôi bạn học tập, nhóm học tập tích cực. Giáo viên: Mai Thị Phượng Trường Tiểu học Hướng Phùng 9 Rèn nề nếp cho học sinh lớp 5A qua mô hình tự quản - Biết giơ tay khi muốn phát biểu và trao đổi với bạn trong quá trình trao đổi, nhận xét các bài làm. - Tập trung trong giờ học. - Thực hiện đúng luật chơi các trò chơi học tập, không gây ảnh huởng đến lớp bạn. - Trong các bài kiểm tra, các em làm tốt và được đánh giá cao. * Nề nếp hành vi đạo đức: Các em thực hiện tốt các hành vi: - Thói quen chào hỏi cha mẹ, thầy cô, khách đến trường …. - Giữ vệ sinh trường lớp: biết bỏ rác vào thùng khi ăn quà, làm thủ công, biết quét lớp, khu tự quản. - Giúp bạn vượt khó: đôi bạn học tập tốt, tham gia phong trào nuôi heo đất,… - Chơi với bạn vui vẻ, không đánh bạn, cạnh tranh lành mạnh trong học tập. - Tỉ lệ chuyên cần của lớp cao và ổn định trong mỗi tháng. - Kết quả thi đua trong phong trào Đội – Sao đạt kết quả cao trong mỗi tuần, mỗi tháng. - Mô hình vệ sinh tự quản luôn được anh Phụ trách Đội đánh giá cao. - Nề nếp lớp được duy trì và phát huy trong mỗi giờ học tập, vui chơi. Giáo viên: Mai Thị Phượng Trường Tiểu học Hướng Phùng 10 Rèn nề nếp cho học sinh lớp 5A qua mô hình tự quản D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu, tôi đã thấy được việc ổn định, xây dựng nề nếp lớp học theo mô hình tự quản là việc làm vô cùng quan trọng. Nó không những giúp cho học sinh hình thành nhân cách, phẩm chất, đạo đức của một học sinh chuẩn mực mà còn giúp các em có những kĩ năng sống cần thiết trong học tập và sinh hoạt. Đây cũng chính là tiền đề để học sinh phát triển nhân cách toàn diện cũng như giúp các em học tập tiến bộ hơn. Qua đề tài này, tôi đã trực tiếp uốn nắn, đưa ra những biện pháp cụ thể để học sinh tự áp dụng trong những trường hợp khác. Ngoài ra, tôi cũng đã cùng học sinh lập thời gian biểu và bám sát việc thực hiện ở lớp cũng như tại nhà. Điều đó góp phần to lớn trong thành công của đề tài. Thực hiện đề tài này tôi cũng đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp học. Tôi đã có những biện pháp để nắm bắt kịp thời đặc điểm, tâm lí của học sinh để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong dạy học. Từ đó nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân. Đặc biệt hơn, tôi đã giúp các em học tập, vui chơi hiệu quả. Giúp tập thể lớp 5A trở thành một lớp học đoàn kết trong cả học tập, vui chơi, tham gia hoạt động; tạo được mối quan hệ thân thiết giữa cô và trò, giữa tổ chức Đội – Sao với lớp học; giữa giáo viên và phụ huynh, giữa phụ huynh và phụ huynh,... Từ đó, các tổ chức hỗ trợ cho nhau để cùng giáo dục học sinh. Việc ổn định nề nếp lớp chủ nhiệm là một việc làm hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng dạy học. Những biện pháp đưa ra nếu không phù hợp với đối tượng học sinh, giáo viên thực hiện không công bằng thì hiệu quả mang lại sẽ không cao. Thực tế tại lớp 5A, tôi đã đưa ra các biện pháp phù hợp và mang lại hiểu quả cao. Cụ thể, tuy lớp có nhiều đối tượng học sinh khác nhau nhưng tìm hiểu rõ tâm lí, hoàn cảnh gia đình của mỗi em đã giúp tôi có những biện pháp giúp từng học sinh thay đổi thái độ học tập, vui chơi theo từng thời gian. Đặc biệt, tôi đã phát huy năng lực tự quản của ban cán sự, mang lại sự công bằng, khen chê đúng nơi, đúng lúc nên luôn tạo cho học sinh tâm lí thoải mái trong các giờ học. Với sự quan tâm đúng mực, tôi đã giúp lớp học có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Chính những yếu tố đó đã mang lại hiệu quả cao trong công tác ổn định nề nếp. Kết quả này chính là hiệu quả đến từ mô hình tự quản của học sinh. Từ việc đánh giá sát sao, học sinh đã tự rút ra những kinh nghiệm cho bản thân và cả tập thể. Qua đó các em đã có những biện pháp tổ chức, thực hiện một cách khoa học, hiệu quả. II. Kiến nghị - Với tình hình thực tế và những kết quả mà tôi nghiên cứu được, đồng thời nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh, học sinh, tôi có một số kiến nghị sau: + Nhà trường thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động giáo dục cho học sinh để các em tự phát huy năng lực của bản thân. Đồng thời, mỗi em luôn thể Giáo viên: Mai Thị Phượng Trường Tiểu học Hướng Phùng 11 Rèn nề nếp cho học sinh lớp 5A qua mô hình tự quản hiện được vai trò của mình trong công việc đó và phát huy năng lực tự quản và ý thức tự giác của mỗi em. + Đầu tư cơ sở vật chất để học sinh có điều kiện ngồi học theo nhóm. + Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, trong đó học sinh đóng vai trò là chủ thể thực hiện chương trình ngoại khoá đó. Trong thời gian ngắn thực hiện nghiên cứu và thực nghiệm, bản thân tôi khó tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn và có thể áp dụng rộng rãi cho những đối tượng học sinh lớp khác. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hướng Phùng, ngày 4 tháng 4 năm 2015 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Mai Thị Phượng Giáo viên: Mai Thị Phượng Trường Tiểu học Hướng Phùng 12 Rèn nề nếp cho học sinh lớp 5A qua mô hình tự quản Tài liệu tham khảo 1. Sổ tay Đội viên, 2014, NXB Kim Đồng. 2. Các trang web: www.ngoquyen.gov.vn/site/frond-end/index.asp; 123doc.vn › Luận Văn - Báo Cáo › Báo cáo khoa học; thchiengsinh.tuangiao.edu.vn/.../MOT-SO-KINH-NGHIEMLAM-TOT-...; thanmy.quynhphu.edu.vn › Tin tức › Tin nhà trường,… Giáo viên: Mai Thị Phượng Trường Tiểu học Hướng Phùng 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan