Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn phương pháp giới thiệu ngữ liệu mới đạt hiệu quả cao...

Tài liệu Skkn phương pháp giới thiệu ngữ liệu mới đạt hiệu quả cao

.DOC
16
1
133

Mô tả:

PHỤ LỤC PHẦN THỨ NHẤT 1. Tên đề tài Trang 1 2. lý do chọn đề tài Trang 1 3. Mục đích của đề tài Trang 2 4. Phạm vi thực hiện đề tài Trang 2 5. Thời gian tiến hành Trang 2 PHẦN THỨ HAI QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. I. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài. Trang 3 II. Các biện pháp thực hiện: Trang 3 1. Về kiến thức Trang 3 2. Về các biện pháp dạy và học Trang 3 CÁC GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH 1. Giới thiệu ngữ liệu mới như thế nào có hiệu quả? Các bước giới thiệu ngữ liệu mới. Trang 4 2. Những thủ thuật để giúp học sinh nắm kiến thức nhanh Trang 5 3. Một số minh họa cụ thể Trang 8 4. Nguyên tắc nào để giúp học sinh khắc sâu kiến thức lâu? Trang 12 KẾT QUẢ TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Trang 13 PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Ý nghĩa Trang 13 2. Bài học kinh nghiệm Trang 13 3. Điều kiện thực hiện Trang 14 4. Kiến nghị Trang 14 1/15 PHẦN THỨ NHẤT NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 1. Tên đề tài: “ Phương pháp giới thiệu ngữ liệu mới đạt hiệu quả cao. ” 2. Lý do chọn đề tài: Với mỗi một môn học đều có những phương pháp giảng dạy, đặc thù riêng. Đối với việc giảng dạy môn Ngoại ngữ nói chung và với môn Tiếng Anh nói riêng thì phương pháp giảng dạy phải là một vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Để có một tiết học Tiếng Anh có chất lượng tốt, tạo cho học trò một sự hứng khởi khi tiếp thu bài học thì người giáo viên giảng dạy phải thực sự có những phương pháp độc đáo, hấp dẫn. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng ngoài kiến thức, phong cách của một giáo viên Ngoại ngữ thì phương pháp giảng dạy cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thu hút học sinh thích thú, tập trung cũng như yêu mến môn học. Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp giảng dạy mới đã và đang được áp dụng trong quá trình dạy Ngoại ngữ ở trường THCS. Đó là các phương pháp hay, dễ sử dụng và đã góp phần nâng cao chất lượng môn học. Với bản thân mình tôi nhận thấy việc sử dụng các phương pháp phù hợp trong việc giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh thực sự có hiệu quả. Học sinh cảm thấy hứng thú thúc đẩy năng lưc học tập của người học. Giới thiệu ngữ liệu mới là nội dung đầu tiên và quyết định sự thành công hay thất bại của một đơn vị bài học. Do đó để học sinh nắm vững ngữ liệu mới giáo viên cần tập trung đầu tư cho tiết học này thật nhiều. Đối với học sinh môn tiếng Anh là môn thi vào trường PTTH, vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị giáo án và nghiên cứu bài dạy thật kĩ, để tìm ra các thủ phương pháp tạo hứng thú cho các em tập chung vào bài học. Tạo cho học sinh có nền tảng kiến thức không chỉ trong một đơn vị bài học mà còn cả trong suốt năm học hay xa hơn nữa là suốt trong cấp học để các em có kiến thức căn bản nhất của cả cấp học làm hành trang tốt nhất để tiếp tục học trung học phổ thông. Trong quá trình giảng dạy thực tế những năm vừa qua, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong việc Giới thiệu ngữ liệu mới. Ý thức được các quan điểm phương pháp chỉ đạo của ngành và đặc thù môn học, hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của Tiếng Anh đối với yêu cầu của xã hội trong quá trình đổi mới và hội nhập, tôi mạnh dạn đưa những kinh nghiệm này ra nhằm mục đích trao đổi, chia sẻ quan điểm và rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê bình của các đồng chí đồng nghiệp. Mục đích của tôi khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này là thúc đẩy ý thức tự giác học tập của học sinh và nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tiếng Anh tại các nhà trường THCS trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội về khả năng giao tiếp và sử dụng Tiếng Anh trong thời kỳ mới. 2/15 3. Mục đích của đề tài. Qua đề tài này, mục đích đạt được của tôi nhằm nâng cao chất lượng giờ giảng của giáo viên; Nâng cao chất lượng học tập của học sinh, thông qua việc làm phong phú phương pháp giảng dạy, kết hợp với nhiều phương pháp giảng dạy, cũng như kết hợp với các bộ môn khác. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đẩy mạnh hơn nữa nền giáo dục của địa phương. Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, phát huy tối đa tính chủ động của học sinh trong học tập môn tiếng Anh. 4. Phạm vi thực hiện đề tài: Đối với tất cả học sinh các khối lớp do tôi giảng dạy. 5. Thời gian thực hiện đề tài: Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, giảng dạy không những là của bộ môn tiếng Anh mà là của tất cả các môn học khác. Đây cũng không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, do đó để có thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài, do đó tôi phải phải dành ra khoảng thời gian rất lớn trước đó để tìm ra vấn đề, định hình đề tài nghiên cứu từ những năm học trước. Ở đây do điều kiện thực tế còn hạn chế nên tôi chia khoảng thời gian thực hiện đề tài của tôi như sau: 5.1. Tháng 9 năm 2020: - Quan sát đánh giá tình hình học tập của học sinh. - Lựa chọn nội dung nghiên cứu, tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm. - Sưu tầm thu thập tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu. - Dạy thực nghiệm. 5.2. Tháng 10 năm 2020: - Đăng kí tên đề tài. - Xây dựng đề cương. - Thông qua tổ chuyên môn thảo luận, xét duyệt. 5.3 tháng 11 năm 2020: - Viết đề tài. - Dạy thực nghiệm. 5.4 Tháng 12 năm 2020, tháng 1, 2, 3, 4, 5 năm 2021: - Áp dụng vào thực tế giảng dạy. - Đúc rút kinh nghiệm, sửa đổi bổ sung kịp thời. Đề tài này tôi đã, đang và sẽ được áp dụng vào quá trình giảng dạy môn tiếng Anh ở trường THCS với tất cả các khối lớp trong năm học 2021- 2022. 3/15 PHẦN THỨ HAI QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. I. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài: Trên thực tế, khi chưa áp dụng giải pháp này học sinh khá giỏi là nhân lực chủ yếu thực hành bài học trong lớp, riêng học sinh trung bình, yếu kém rất hiếm khi phát biểu ý kiến xây dựng bài và luyện tập bài học ở lớp. Số học sinh đạt điểm trên trung bình khoảng 50% khi giáo viên kiểm tra mức độ hiểu bài và áp dụng cấu trúc mới để đặt câu, trình bày quan điểm, ý kiến của mình trước lớp. Hơn nữa, chương trình sách giáo khoa lớp 8 có những điểm ngữ pháp tương đối khó: câu bị động (passive forms), câu tường thuật (reported speech), mệnh đề quan hệ (relative clauses), câu diều kiện (conditional sentences)…… Nói chung, qua quá trình giảng dạy tôi cũng đã tích lũy một số vốn kiến thức và từ các lớp tập huấn các chuyên đề của Sở Giáo Dục, Phòng Giáo Dục và tổ bộ môn. Tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng giải pháp “Giới thiệu ngữ liệu mới dạt hiệu quả” nhằm mong muốn cải thiện kết quả học tập của học sinh và nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh. II. Các biện pháp thực hiện: 1. Về kiến thức: Các em phải nắm vững kiến thức đã học và nghiên cứu kĩ bài trước khi đến lớp. 2. Về các biện pháp dạy và học: a. Giáo viên: Đối với mỗi người giáo viên đều có những nhiệm vụ cụ thể của ngành giao cho như: Thực hiện các qui chế chuyên môn soạn, giảng, chấm, chữa bài kiểm tra của học sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, hoàn thành các đầu hồ sơ sổsách... Tuy nhiên ở đây, tôi chỉ bàn về nhiệm vụ cụ thể của giáo viên trong việc thực hiện đề tài. + Tìm hiểu thực tế giảng dạy bộ môn, tình hình học tập của học sinh. + Tìm hiểu lí thuyết của phương pháp "" Hướng dẫn học sinh rèn luyện, luyện tập theo cặp, theo nhóm "; từ đó thấy được những mặt tích cực cũng như khó khăn của phương pháp. + Phát huy các mặt tích cực, khắc phục những mặt chưa thuận lợi để áp dụng vào thực tế giảng dạy. đặc biệt là học sinh yếu kém, giáo viên phải chuẩn bị hết sức chu đáo, hoàn chỉnh về mọi mặt như: tranh ảnh, hệ thống câu hỏi, ngôn ngữ hướng dẫn, phân công cụ thể từng nhóm, từng học sinh những nhiệm vụ gì, những câu nói nào sao 4/15 cho phù hợp với từng đối tượng học sinh lớp học, phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống ngữ cảnh, ngữ liệu trong bài học. Ngoài ra giáo viên còn phải xây dựng hệ thống tín hiệu nhất quán rõ ràng, để giúp học sinh vào nề nếp. Mặt khác giáo viên còn phải chuẩn bị các thủ thuật để dạy một đơn vị bài như: giới thiệu tình huống ngữ pháp cấu trúc từ vựng v.v… Thêm vào đó giáo viên cần tạo điều kiện giúp học sinh có điều kiện giao tiếp, thực hành trong lớp dưới sự hướng dẫn và kiểm soát của giáo viên, để kịp thời sửa chữa những sai sót. b. Học sinh: Như chúng ta đã biết, mỗi học sinh đều phải thực hiện nghiêm chỉnh nhiệm vụ, vai trò của mình. Trước tiên học sinh phải có đủ phương tiện, đồ dùng học tập tối thiểu cho bộ môn như: Sách, vở, bút, mực … Trong giờ học luôn có tháI độ học tập nghiêm túc, tích cực chú ý nghe giảng, luyện tập theo sự chỉ đạo của giáo viên. Làm bài tập về nhà đầy đủ, chuẩn bị bài tốt trước khi lên lớp. Đặc biệt với bộ môn tiếng Anh các em luôn phải tạo cho mình phong thái tự tin, mạnh dạn không sợ khó, sợ sai. Mỗi học sinh biết tự đề ra cho mình phương pháp học tập hợp lý thường xuyên thảo luận, đề xuất ý kiến về những thuận lợi và khó khăn trong việc học tập bộ môn. CÁC GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH 1. Giới thiệu ngữ liệu mới như thế nào có hiệu quả? Các bước giới thiệu ngữ liệu mới. Giới thiệu ngữ liệu mới là làm rõ nghĩa, cách phát âm, cấu trúc hình thái, và cách dùng của một mục dạy nào đó trong một ngữ cảnh nhất định. Mục dạy có thể là các mẫu lời nói, từ vựng hay ngữ pháp, hoặc một nội dung chủ điểm nào đó, thường được giới thiệu thông qua một bài hội thoại hay một bài khoá, hoặc những tình huống có sự hỗ trợ của giáo cụ trực quan. Với phương pháp dạy học mới, công việc giới thiệu ngữ liệu không còn thuần tuý chỉ là việc thầy giải thích nghĩa của từ mới (mà phần lớn giáo viên thường thực hiện bằng cách cho nghĩa tiếng Việt) và giải thích các quy tắc ngữ pháp và các mẫu câu. ở phần này, người giáo viên còn cần phải đồng thời làm rõ cách sử dụng của các mẫu câu hoặc từ mới đó trong ngữ cảnh. Chỉ khi được giới thiệu trong ngữ cảnh, nghĩa và cách sử dụng của các ngữ liệu cần dạy mới được làm sáng tỏ. Như vậy, nội dung cần giới thiệu ở bước dạy ngữ liệu là: * Hình thái (Form: pronunciation; spelling; grammar) * Ngữ nghĩa (Meaning) * Cách sử dụng (Use) 5/15 Một đặc điểm nổi bật của phương pháp mới trong việc giới thiệu ngữ liệu là phương pháp mới rất chú trọng tới việc phải làm sao cho học sinh tiếp thụ bài học không chỉ qua nghe thụ động mà còn được vận động trí óc, chủ động tham gia vào quá trình của họat động này qua nhiều hoạt động ngôn ngữ khác nhau. Trong một bài học mới giáo viên cần giới thiệu cho học sinh cấu trúc ngữ pháp mới, cơ bản, được sử dụng nhiều lần trong bài học và chưa từng gặp trong bài học trước. Giáo viên giới thiệu ngữ liệu mới trong sự kết hợp với giới thiệu từ vựng, ngữ âm,chức năng ngôn ngữ, chủ đề. Quan trọng là không giới thiệu cấu trúc riêng lẻ mà giới thiệu chúng trong ngữ cảnh, tình huống cụ thể. Sau đây là bảy bước thường sử dụng để giới thiệu cấu trúc. 2.Những thủ thuật để giúp học sinh nắm kiến thức nhanh: Có nhiều cách/ thủ thuật giới thiệu ngữ liệu. Sau đây là một số thủ thuật giới thiệu ngữ liệu mà các giáo viên có thể tham khảo để ứng dụng cho bài dạy cụ thể của mình. Các thủ thuật tạo dựng tình huống. (setting up situations/ contexts) a) Dùng môi trường, đồ vật thật trong lớp, trong trường; b) Sử dụng những tình huống thật trong lớp; c) Dùng các tình huống thật trong đời sống thật của hoc sinh; d) Dùng các câu chuyện có thật, các hiện tượng thật trong thực tế; e) Sử dụng các bảng biểu, bản đồ, bảng tin, báo chí; f) Sử dụng tranh, ảnh, giáo cụ trực quan; g) Sử dụng ngôn ngữ học sinh đã biết; h) Sử dụng các bài hội thoại ngắn; i) Sử dụng tiếng mẹ đẻ; k) Phối hợp một hay nhiều cách trên. Giới thiệu hình thái ngôn ngữ Sau khi dùng ngữ cảnh để giới thiệu nghĩa và cách dùng của các mục dạy, lúc này giáo viên có thể làm rõ hình thái cấu trúc, các quy tắc ngữ pháp nếu có để học sinh nhớ được dễ hơn và hệ thống hoá được những ngữ liệu đã học. Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh tự nhận xét và lập thành mẫu câu hoặc lập ra các công thức dễ nhớ. Kiểm tra mức độ tiếp thu của học sinh. (Checking comprehension) Sau khi giáo viên đã giới thiệu làm rõ nghĩa và cách sử dụng của ngữ liệu mới, cần thực hiện việc kiểm tra mức độ tiếp thu bài của học sinh để qua đó biết được học sinh đã thực sự hiểu bài chưa, mức độ hiểu đến đâu, để trên cơ sở đó có thể kịp thời bổ xung bài giảng nếu cần. 6/15 Việc kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh ở phần giới thiệu ngữ liệu này có thể được thực hiện thông qua một số bài tập thực hành như: - Học sinh ứng dụng mẫu câu vừa học vào các tình huống tương tự khác giáo viên đưa ra; - Thực hiện một số bài tập lắp ghép; - Xây dựng các bài hội thoại ngắn theo mẫu bằng cách lắp ghép những từ, đoạn câu gợi ý; - Thực hiện các bài tập hỏi /trả lời theo dạng câu hỏi đóng hoặc các câu hỏi trắc nghiệm đúng sai (comprehensive questions, True/False questions) - Dịch ra tiếng Việt (nếu phù hợp và cần thiết) Tóm tắt các bước giới thiệu ngữ liệu mới Các bước giới thiệu ngữ liệu mới có thể được tóm tắt theo một tiến trình như sau: - Giới thiệu ngữ nghĩa và cách sử dụng của ngữ liệu: cấu trúc ngữ pháp/ từ mới/ mẫu câu chức năng qua tình huống, ngữ cảnh, mẫu hội thoại, tranh ảnh... - Nêu bật cấu trúc/ từ/ mẫu câu chức năng mới bằng cách đọc to cho học sinh nghe nhắc lại hoặc bằng các thủ thuật khác nhằm hướng sự chú ý của học sinh vào những mục dạy đó. - Viết các cấu trúc/ từ mới lên bảng, làm rõ hình thái cấu trúc, giải thích nếu cần. - Làm rõ thêm nghĩa và cách sử dụng bằng cách tiếp tục đưa thêm các tình huống hoặc các ví dụ khác. - Lặp lại tương tự bước 2 hoặc cho học sinh tái tạo theo gợi ý. - Kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh sử dụng các thủ thuật kiểm tra hiểu như gợí ý. Khi giáo viên nhận thấy học sinh đã làm tốt. thì có thể chuyển sang phần luyện tập sáng tạo hơn với các loại bài tập mang tính giao tiếp hơn. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng không phải lúc nào việc giới thiệu ngữ liệu cũng phải tuân theo tuần tự tiến trình trên. Sau khi học sinh đã làm các bài tập thực hành. Một số lưu ý khi giới thiệu/dạy từ vựng Tiến trình giới thiệu ngữ liệu được trình bày ở trên có thể được coi là tiến trình chung cho việc giới thiệu ngữ liệu mới. Tuy nhiên, cách giới thiệu từ vựng cũng có những đặc thù riêng. Phần này sẽ trình bày một số điểm cần lưu ý khi giới thiệu từ mới. Chọn từ để dạy 7/15 Thông thường trong một bài học sẽ luôn luôn có từ mới. Song không phải từ mới nào cũng cần đưa vào dạy như nhau. Để lựa chọn từ để dạy, giáo viên cần xem xét các câu hỏi sau: a) Từ chủ động hay từ bị động? - Từ chủ động (active/ productive vocabulary) là những từ học sinh hiểu, nhận biết và sử dụng được trong giao tiếp nói và viết. - Từ bị động (passive/ receptive vocabulary) là những từ học sinh chỉ hiểu và nhận biết được khi nghe và đọc. Cách dạy hai loại từ này có khác nhau. Từ chủ động liên quan đến cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, cần đầu tư thời gian để giới thiệu và luyện tập nhiều hơn, đặc biệt là cách sử dụng. Với từ bị động, giáo viên có thể chỉ dừng lại ở mức nhận biết, không cần đầu tư thời gian vào các hoạt động ứng dụng. Giáo viên cần xác định xem sẽ dạy từ nào như một từ bị động và từ nào như một từ chủ động. Với từ bị động, giáo viên có thể khuyến khích học sinh tự tìm hiểu nghĩa từ (ví dụ: tra từ điển), hoặc đoán từ qua ngữ cảnh. b) Học sinh đã biết từ này chưa? Giáo viên cần xác định rõ từ mình định dạy có thực sự là từ cần dạy hay không. Vốn từ của học sinh luôn luôn được mở rộng bằng nhiều con đường, và cũng có thể bị quên bằng nhiều lý do khác nhau. Để tránh tình trạng giới thiệu những từ không cần thiết và mất thời gian, giáo viên có thể dùng những thủ thuật nhằm phát hiện xem các em đã biết những từ đó chưa và biết đến đâu. Giáo viên có thể dùng các thủ thuật như eliciting; brainstorming, hoặc có thể hỏi trực tiếp học sinh những từ nào là từ mới và khó trong bài. Những thủ thuật làm rõ nghĩa từ Ngoài những thủ thuật giới thiệu nghĩa trong ngữ cảnh đã đề cập ở phần giới thiệu ngữ liệu chung, có thể sử dụng một số thủ thuật đặc thù cho từ vựng như: - Dùng trực quan như: đồ vật thật trên lớp, tranh ảnh, hình vẽ phác hoạ (hình que), hình cắt dán từ tạp chí, cử chỉ điệu bộ v.v. - Dùng ngôn ngữ đã học: - Định nghĩa, miêu tả; - Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa; - Dựa vào các quy tắc hình thành từ, tạo từ; - Tạo tình huống; - Đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh - Dịch sang tiếng mẹ đẻ. Các bước tiến hành giới thiệu từ mới cũng tương tự như các bước giới thiệu ngữ liệu nói chung, song có thể được phối hợp nhanh hơn.Cụ thể là sau khi đã làm rõ nghĩa và cách sử dụng từ, giáo viên sẽ tạo điều kiện cho học sinh thực 8/15 hành ngay qua các bài tập ứng dụng phối hợp với các mẫu cấu trúc hoặc mẫu câu chức năng. Qua các bài tập thực hành này giáo viên đã cùng lúc kiểm tra được mức độ tiếp thu bài của học sinh. Tăng cường sự tham gia của học sinh ở bước giới thiệu ngữ liệu mới Như đã đề cập, điểm nổi bật ở phương pháp mới là tạo cho học sinh được tham gia vào quá trình giới thiệu ngữ liệu mới. Trong giai đoạn giới thiệu ngữ liệu mới, thông thường giáo viên đóng vai trò chính, vai trò truyền thụ, học sinh đóng vai tiếp nhận, thụ động là chủ yếu. Tuy nhiên, nếu giáo viên tạo được điều kiện cho học sinh tham gia vào quá trình này, kết quả tiếp thu bài của các em sẽ tốt hơn nhiều. Để làm được điều đó, giáo viên cần tìm kiếm và sử dụng những thủ thuật phát huy sự chủ động suy đoán, tự phát hiện của học sinh. Ví dụ, phát hiện và nhận biết cấu trúc hay từ mới và tự rút ra mẫu cấu trúc của các mục ngữ pháp, hoặc đoán nghĩa từ trong ngữ cảnh, tự giải thích nghĩa từ bằng vốn từ có sẵn, cho từ đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa,v.v. 3. Một số minh họa cụ thể: Tùy vào nội dung cấu trúc và vào điều kiện giảng dạy mà giáo viên có thể áp dụng thủ thuật nào cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Những thủ thuật cơ bản giới thiệu ngữ liệu mới theo quan điểm giao tiếp là: * Sử dụng tranh ảnh: Tranh ảnh được dùng để học sinh ghép hình ảnh với hành động, thời của động từ trong câu và hoàn cảnh sử dụng câu đó. Ví dụ: Giáo viên có thể lợi dụng những tranh ảnh trong sách giáo khoa hoặc vẽ những tranh khác khổ lớn hơn để cả lớp cùng có thể nhìn rõ được. Câu hỏi: What can you see in this picture? * Dùng động tác hay ngôn ngữ cử chỉ: Động tác hay ngôn ngữ cử chỉ giúp HS nhận biết và ghép nghĩa của động tác với nghĩa của câu, nghĩa của động từ, tính từ… Ví dụ: Giáo viên muốn giới thiệu cấu trúc “ I wish….” Giáo viên chỉ vào mình và nói “ I am thin. I wish I were fatter.” * Đồ vật thực, người thực: Đồ vật thực, người thực giúp gây ấn tượng về hình ảnh để học sinh liên hệ trực tiếp. Ví dụ: Giáo viên dùng những đồ vật thực để giới thiệu từ vựng mới một cách nhanh chóng và hiệu quả * Nêu tình huống: giáo viên nêu tình huống để học sinh nhận ra khi nào thì dùng mẫu câu đó, phát huy sáng tạo và khả năng suy luận của học sinh. Cách giới thiệu này thường áp dụng cho các * Nêu ví dụ: giáo viên nêu ví dụ là nhằm cung cấp cho học sinh cấu trúc câu chuẩn mực, từ đó học sinh có thể lắp ghép, thay thế từng thành phần câu để tạo nên nhiều câu khác nhau. 9/15 Ví dụ: Giáo viên muốn giới thiệu từ “furniture”giáo viên đưa ra ví dụ “ tables, chairs, desks… - These are all……… Give me another example of ……………” Giáo viên giới thiệu “ câu tường thuật” bằng cách đưa ra câu mẫu: She asked me what my name was. She asked me where ………………………… * Đối chiếu cấu trúc mới với cấu trúc học sinh đã biết giúp cho học sinh củng cố lại những mẫu câu đã học và tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa các mẫu câu khác nhau trên cơ sở cái đã biết, do đó học sinh không nhầm lẫn giữa cách sử dụng các mẫu câu. Ví dụ: giáo viên dạy mẫu câu “ I used to go on foot when I was in primary school” Và yêu cầu học sinh so sánh với câu “ I used the chalk to write the lesson on the board.”  Về nghĩa: ngữ liệu mới có nghĩa là gì? Em hiểu nghĩa tiếng Việt của ngữ liệu mới là gì? Nếu không có từ tiếng Việt tương đương thì em dịch ngữ liệu đó như thế nào?  Cách sử dụng: Ngữ liệu mới này được sử dụng khi nào? Trong tình huống nào? Sử dụng đối với đối tượng nào?  Dạng thức: Cấu trúc là gì? Những thành phần cấu tạo nên câu là gì? Các từ được xếp đạt theo trật tự nào?  Ngữ âm: Trọng âm của từ / câu ở đâu ? Nối âm như thế nào? Những từ nào không có trọng âm? Ngữ điệu từ / câu ra sao? Dưới đây là những thủ thuật thường sử dụng để kiểm tra mức độ hiểu ngữ liệu mới của học sinh. Kết quả về số lượng và tên các thủ thuật là đa dạng, phụ thuộc vào loại ngữ liệu mới và nội dung của chúng. Thông qua đó giáo viên có thể biết được học sinh nắm vững và có khả năng sử dụng ngữ liệu mới đến đâu, tôi thường sử dụng các thủ thuật sau; 3.1. Dialogue build / Mapped dialogue: Giáo viên đọc một bài hội thoại ngắn không quá 6 dòng. Vừa đọc vừa viết một vài từ, cấu trúc vừa mới được giới thiệu lên bảng. Học sinh tái tạo lại hội thoại từ những ngữ liệu đó. Sau đó học sinh viết hội thoại lên bảng hoặc vào vở. 3.2. Dictation: Giáo viên đọc một đoạn ngắn có chứa những cấu trúc ngữ pháp mới cho HS viết chánh tả. Trong bài học này học sinh học câu điều kiện loại I. Giáo viên đọc đoạn văn có chứa cấu trúc đó cho học sinh viết chính tả như sau: “ If you can’t find your place, I will help you get there with this map. And if we work hard, we’ll make this beach a clean and beautiful place again” 10/15 3.3. Gap fill: Giáo viên cung cấp cho học sinh một bài tập viết có những chỗ trống để họ điền vào những dạng của động từ trong các cấu trúc câu mới được giới thiệu Trong bài học học sinh vừa học về đại từ quan hệ: who, whom, which, that, whose, why,…. . Giáo viên có thể kiểm tra sự hiểu bài của học sinh như sau: The book _________ I liked was the detective story. The girl ________ is wearing a blue shirt is Mai 3.4. Matching: Viết một nửa của một câu giáo viên muốn kiểm tra học sinh sang một cột, viết nửa còn lại của câu vào một cột khác. Yêu cầu học sinh kẻ một đường thẳng để nối 2 nửa câu làm thành câu đầy đủ. museum People go to this area to walk, play, and relax. zoo It is a place where objects of artistic, cultural, historical, or scientific interest are kept and shown. park People go to this place to see animals. Beauty spot It is an area of sand, or small stones, beside the sea or a lake. beach It is a beautiful and famous place in the countryside. 3.5. Network / Brain storming: Giáo viên viết mạng từ (theo chủ điểm) lên bảng (theo mạng) rồi yêu cầu học sinh đặt câu với từ đã học từ đãhọc. cinema Opera house Places of interest museu m park librar y 3.6. Ordering words/ phrases: Giáo viên cho một số từ, con chữ hay cụm từ đã được xáo trật tự, học sinh sắp xếp chúng lại để làm thành câu hoàn chỉnh và có nghĩa. Ví dụ: Unit 4: Lesson 1: Getting started 11/15  Để kiểm tra từ vựng vừa mới học của học sinh giáo viên có thể kiểm tra theo cách sau: - venets  events - neregioant  generation - ccaoions  occasion - tchenoolcigla  ? - duoleapeark  ? Hoặc giáo viên có thể kiểm tra cấu trúc câu điều kiện loại I:  If / pollute / we / the water // have / no / water / we / to / will / use / fresh.  If we pollute the water, we will have no fresh water to use. 3.7. Write-it-up: Giáo viên viết một bảng thời khóa biểu hay đưa tranh ảnh học sinh viết thông tin thành một hay vài câu sử dụng từ, cấu trúc vừa được giới thiệu. Ví dụ: Unit 5: Lesson 3: A close look 2 ( English 9) Sau khi học sinh đã học mẫu câu:” I suggest + verb-ing”. Giáo viên đưa một số tranh về lãng phí năng lượng và yêu cầu học sinh viết câu đề nghị. I suggest fixing the faucet. I suggest turning down the gas. ……………………………….. 3.8. Language games: Tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi ngôn ngữ theo cặp hay nhóm. Các trò chơi này có thể bao gồm các loại khác nhau như sau: - Chain game: một học sinh đặt câu với những từ mới được giới thiệu, rồi lần lượt các học sinh khác mở rộng câu bằng cách thêm vào câu cũ một từ nữa. ( tooi sử dụng lại tranh của phần 2.7) Ví dụ: I suggest we should turn off the TV. I suggest we should turn off the TV, the stereo. I suggest we should turn off the TV, the stereo, the lights. …………………………… - Finding friends: Kẻ một bảng gồm dãy từ hàng ngang và hàng dọc. Học sinh dánh dấu vào ô liên kết từ ở hai hàng ngang và dọc để tạo nên câu / cụm từ có nghĩa. Ví dụ: Let’s read short stories in English. - Find someone who: Giáo viên kẻ lên bảng với các từ mới được giới thiệu ở cột dọc. Học sinh dùng ngữ liệu mới này để đặt câu hỏi theo mẫu câu. Ví dụ: Why don’t we go to Seatle school of English ? 12/15 - Noughts and crosses: Trò chơi viết từ này giống như chơi cờ ca rô. Học sinh nào có ba từ xếp theo hàng ngang, dọc hay chéo và đặt câu đúng với những từ đó là người thắng cuộc. - Pelmanism: giáo viên chuẩn bị một số tấm bìa, viết một nửa câu tiếng Anh vào một tấm bìa, viết nửa còn lại của câu vào một tấm bìa khác. Có thể làm như vậy đối với 3-5 câu. Học sinh chơi theo nhóm, em nào lật được 2 tấm bìa mà làm thành một câu hoàn chỉnh thì được có 2 tấm bìa đó. Ai trong nhóm có được nhiều tấm bìa thì là người thắng cuộc. - Simon says: giáo viên hô câu có Simon says, học sinh nghe mệnh lệnh và làm động tác. - What and where: Để luyện tập câu hỏi bắt đầu bằng các từ “What và Where”, giáo viên vẽ vòng tròn rồi viết từ mới vào trong vòng tròn đó, cho học sinh đọc kĩ và ghi nhớ từ. Giáo viên xóa từ đi. Yêu cầu học sinh hỏi: What’s in A, B, C ? hay Where’s…(một từ tiếng Anh ) giáo viên nghe câu trả lời rồi viết từ vào vòng tròn đúng. A B C - Guessing game: Một học sinh ngồi bàn đầu, không quay mặt xuống phía cuối lớp học, đoán xem người ngồi sau mình đang mang những tư trang gì. Is he / she wearing……………? - Rub out and remember: Giáo viên viết một câu tiếng Anh lên bảng rồi lần lượt xóa đi từng thành phần hay một nửa câu rồi yêu cầu học sinh đọc đồng thanh câu tiếng Anh đầy đủ đó. - Lucky numbers: học sinh được yêu cầu gọi một số bất kì. (Mỗi từ mới tương ứng với một số) Nếu họ gọi được số may mắn thì không phải đặt câu với những từ đó. 4. Nguyên tắc nào để giúp học sinh khắc sâu kiến thức lâu? - Nguyên tắc cơ bản nhất là giáo viên cho học sinh luyện tập từ dể đến khó,từ đơn giản đến phức tạp, từ học sinh giỏi đến học sinh khá trung bình yếu  kém. - Ngoài ra, giáo viên phân công đôi bạn cùng tiến,nhóm học tập để học sinh giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém luyện tập thường xuyên hơn. Giáo viên nên động viên,khuyến khích, khen ngợi học sinh khi các em có sự tiến bộ. 13/15 KẾT QUẢ TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI LỚP 9C NĂM HỌC 2021 -2022 TỔNG SỐ 47 HỌC SINH Điểm 9-10 8-8,75 6,5-7,75 5-6,25 3,5- 4,75 Khảo sát đầu năm 4= 8,5% 11= 23,4% 20 = 42,5% 11= 23,5% 1 = 2,1% Khảo sát cuối kỳ I 8= 17% 15= 31,9% 16=34% 8 = =17,1% 0 14/15 PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Ý nghĩa: Phương pháp mới trong việc giới thiệu ngữ liệu là phương pháp mới rất chú trọng tới việc phải làm sao cho học sinh tiếp thụ bài học không chỉ qua nghe thụ động mà còn được vận động trí óc, chủ động tham gia vào quá trình của họat động. Để làm tốt được việc này cần phải kiên trì, sáng tạo và phải có tính hệ thống cao (follow up) Cũng rất cần một sự quan tâm đúng mức của xã hội, của ngành giáo dục, của nhà trường và của gia đình học sinh đối với việc học và dạy Tiếng Anh ở bậc học THCS cũng như việc đầu tư trang thiết bị vật chất cho quá trình dạy và học bộ môn này. Rất mong được sự giúp đỡ và chia sẻ quan điểm của các đồng chí đồng nghiệp và các đồng chí cán bộ phụ trách chuyên môn về vấn đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn. 2. Bài học rút kinh nghiệm: Từ việc tìm ra giải pháp mới hổ trợ cho công tác giảng dạy của chính mình và cùng trao đổi ý kiến với các giáo viên đồng nghiệp trong tổ bộ môn tôi đã mạnh dạn áp dụng giải pháp này với kết quả ban đầu tuy chưa cao nhưng bản thân tôi rút ra được kinh nghiệm cho bản thân là: - Trong mỗi bài học giáo viên chỉ nên giới thiệu từ một đến hai cấu trúc mới. Nếu nhiều quá học sinh sẽ dể lẫn lộn và khó nhớ. Ngoài ra giáo viên cần thời gian cho học sinh luyện tập sử dụng mẫu câu trong các ngữ cảnh khác nhau. - Giáo viên cần lựa chọn thủ thuật phù hợp với nội dung của ngữ liệu mới. Giáo viên có thể giới thiệu một ngữ liệu mới bằng những thủ thuật khác nhau. - Giáo viên nên nhớ rằng dạy ngữ pháp / từ vựng tức là đề cập đến cấu trúc của ngữ pháp hay từ, ngữ, vì thế bao gồm các thành phần về dạng thức cấu trúc (cấu trúc hình vị, ngữ âm, chữ viết và cấu trúc ngữ pháp), ngữ nghĩa (ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp) và ngữ dụng (cấu trúc đó được sử dụng trong hoàn cảnh nào…). 3. Điều kiện thực hiện: * Đối với giáo viên: Để một giờ học Tiêng Anh đạt kết quả tốt, GV phải tìm tòi nghiên cứu, thiết kế giáo án trong đó sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.Người thầy phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đặc biệt là lòng đam mê sáng tạo trong nghề nghiệp. * Đối với học sinh: 15/15 - Phải chuẩn bị chu đáo cho bài học. Mạnh dạn, tích cực, sôi nổi trong học tập. - Có tinh thần tự giác cố gắng vươn lên trong học tập, tự tìm tòi, nghiên cứu qua sách báo, qua các kênh thông tin và internet … vv. - Rèn khả năng tư duy, sư suy đoán, tính khẩn trương trong học tập và trong cuộc sống. * Đối với nhà trường: - Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. - Khuyến khích giáo viên có tinh thần tích cực trong vận dụng hình thức trò chơi trong dạy học. 4. Kiến nghị: - Nhà trường: Phát huy vai trò của nhóm chuyên môn, đầu tư xây dựng phòng học bộ môn với trang thiết bị đáp ứng việc dạy và học môn tiếng Anh. - Phòng giáo dục: Thường xuyên mở các đợt sinh hoạt chuyên môn trong huyện để giáo viên tiếng Anh trong các trường có điều kiện giao lưu, học hỏi lẫn nhau, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới. Ngày 20 tháng 2 năm 2022
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan