Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn ...

Tài liệu Skkn một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn giáo dục công dân lớp 10_2

.DOCX
10
1
70

Mô tả:

1 SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ Trường THPT Lê Lợi ------------ Đề tài MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG HIỆU QUẢ KHI DẠY PHẦN ĐẠO ĐỨC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10 Họ và tên: Lê Thị Hải Môn: Giáo dục công dân Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Lợi. Đông Hà 2 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………………..Trang 2 2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………...Trang 3 3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………..Trang 3 4.Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………..Trang 3 5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………..……...................Trang 3 6.Điểm mới của đề tài………………………………………...………………...Trang 4 PHẦN NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG VÀO PHẦN ĐẠO ĐỨC............................................................Trang 5 1. Cơ sở lí luận ………………………………………………...…………........Trang 5 2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................Trang 5 Chương II : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CẦN THIẾT TÍCH HỢP VÀO GIẢNG DẠY PHẦN ĐẠO ĐỨC MÔN GDCD..............................................................Trang 6 1. Xác định đúng mục tiêu của bài học, tiết học ................................................Trang 6 2. Xác định nội dung và các kĩ năng sống cần tích hợp......................................Trang 7 3. Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà..............................Trang 8 4. Lựa chọn phương pháp và phương tiện tích hợp.............................................Trang 9 Chương III: TÍNH KHẢ THI VÀ KHẢ NĂNG................................Trang 11 1. Hiệu quả đạt được..........................................................................................Trang 11 2. Một số kết quả đạt được khi áp dụng tích hợp..............................................Trang 12 PHẦN KẾT LUẬN 1.Tự đánh giá.....................................................................................................Trang 13 2. Kiến nghị, đề xuất..........................................................................................Trang 14 Danh mục tài liệu tham khảo.............................................................................Trang 15 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài: Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã cuốn theo không ít học sinh vào các trò chơi điện tử và những quan hệ ảo trên hệ thống Internet. Chính sự đắm chìm trong những trò chơi vô bổ ấy làm cho các em xa lánh với môi trường sống thực tế và thiếu sự tương tác giữa con người với con người. Kỹ năng xã hội của học sinh ngày càng hạn chế. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh trở nên ích kỷ, thờ ơ với những người xung quanh. Bên cạnh đó, kèm theo mặt trái tiêu cực ngoài xã hội đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ và hành động của học sinh. 3 Thực tế hiện nay một bộ phận lớn học sinh còn thiếu hiểu biết về pháp luật, đạo đức, lối sống. Đặc biệt kĩ năng sống còn kém, chưa biết ứng xử với lối sống có văn hóa và chưa biết đấu tranh với những văn hóa đồi trụy, phản động, chưa nhận thức được việc phạm tội, vi phạm đạo đức của mình, chủ yếu là đua đòi phạm tội một cách hồn nhiên, ít chịu tu dưỡng, rèn luyện, sống buông thả theo thị hiếu tầm thường. Vấn đề học sinh hiện nay thiếu kĩ năng sống, thiếu tự tin, tự lập, sốngíchkỉ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình, và bản thân đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh thiếu niên hiện nay khiến không ít các bậc làm cha mẹ phải phiền lòng vì con, khiến nhà trường phải bận tâm vì những đối tượng học sinh này trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay mà đúng ra các em sẽ rất năng động, tự tin khi được thể hiện mình trong cuộc sống và trong sinh hoạt,họctập. Hồi chuông cảnh báo về tình trạng bạo lực học đường, sự suy giảm đạo đức trong một bộ phận học sinh đang gióng lên. Câu chuyện về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh không phải là mới, nhưng đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho sự nghiệp giáo dục nước ta. Xu hướng các gia đình coi điểm các bộ môn là thước đo sự tiến bộ của con cái trở nên phổ biến đã tạo nên sức ép học sinh chỉ nghĩ đến chuyện phải học để có điểm cao. Nhiều em học giỏi nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và khả năng giao tiếp lại rất kém, suy nghĩ nông cạn, thiếu hiểu biết để giải quyết đúng đắn các vấn đề trong cuộc sống. Như vậy việc tiến hành tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào trong các môn học, đặc biệt là môn GDCD là việc làm có tính cấp thiết. Xuất phát từ những lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài“Một số phương pháp giáo dục kỹ năng sống hiệu quả khi dạy phần đạo đức môn giáo dụ công dân lớp 10” để làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu. Đề tài mà tôi tìm hiểu và viết không ngoài mục đích trang bị và rèn luyện cho các em một số kỹ năng sống giúp các em có thể thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động, đầy những nguy cơ đang tiềm ẩn. Học sinh rèn cách cư xử phù hợp, có hiệu quả, phát triển lòng thông cảm, nhân ái giữa con người với con người. Rèn luyện cách tự kiềm chế bản thân và năng lực ứng phó với trạng thái căng thẳng, phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, đồng thời góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và khơi dậy hứng thú học tập của học sinh đối với môn Giáo dục công dân. 3. Đối tượng nghiên cứu Một số phương pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống đã được áp dụng trong thực tế giảng dạy. Học sinh lớp 10 trường Trung học phổ thông Gio Linh. 4. Phạm vi nghiên cứu Chương trình Giáo dục công dân lớp 10 phần công dân với đạo đức. 5. Phương pháp nghiên cứu 4 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Đây là nhóm nghiên cứu nhằm thu thập những thông tin liên quan thông qua việc sưu tầm tài liệu, phân tích và tổng hợp các thông tin. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Đây là phương pháp dựa vào các vấn đề của đời sống xã hội của học sinh, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thu thập thông tin liên quan đến nội dung bài học. 5.3. Phương pháp trắc nghiệm Phương pháp này giúp giáo viên nắm bắt những thông tin từ học sinh để phân tích, tổng hợp theo mục đích nghiên cứu. 5.4. Phương pháp phỏng vấn Giáo viên thu thập các ý kiến của học sinh thông qua các câu hỏi phỏng vấn. 5.5. Phương pháp thống kê phân loại Đây là phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu và thống kê phân tích để phân loại đối tượng học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài. 6. Điểm mới của đề tài Đề tài góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh,giúp học sinh có thể nhận thức được những gì mình cần phải làm, nên làm và không được làm trong quan hệ ứng xử với những người xung quanh, khả năng tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình trong các mối quan hệ xã hội. Đề xuất một số kinh nghiệm trong việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào nội dung, chương trình Giáo dục công dân lớp 10 Trung học phổ thông. Đề tài có thể xem như một tư liệu tham khảo cho giáo viên trong việc tích hợp giáo dục kĩ năng vào nội dung, chương trình Giáo dục công dân lớp 10 Trung học phổ thông. II. PHẦN NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG VÀO PHẦN ĐẠO ĐỨC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 1. Cơ sở lí luận Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kỹ năng sống là năng lực cá nhân để họ thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày, những kỹ năng đó gắn vói 4 trụ cột của giáo dục: 5 Học để biết: gồm các kỹ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định vấn đề, nhận thức được hậu quả của việc làm. Học để làm: gồm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm. Học để làm người: gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin. Học để chung sống: gồm các kỹ năng như giao tiếp, thương lượng, khẳng định hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông. Kỹ năng sống được hình thành thông qua một quá trình sống, rèn luyện, học tập trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Vì vậy, kỹ năng sống của mỗi người vừa có tính cá nhân, vừa có tính xã hội và chịu ảnh hưởng của gia đình, cộng đồng, dân tộc. 2. Cơ sở thực tiễn. Qua kinh nghiệm công tác của bản thân, tôi nhận thấy thực tế của vấn đề này là: 2.1. Về phía giáo viên: Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên chưa chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động này nên làm mất sự hứng thú của học sinh. 2.2 Về phía học sinh: Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động. Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây gổ lẫn nhau. Kỹ năng giao tiếp hạn chế, hay nói tục, chửi bậy. 2.3 Về phía phụ huynh: Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình. Phần lớn ở gia đình phụ huynh giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn chế, xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm. Chương II : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CẦN THIẾT TRONG TÍCH HỢP KĨ NĂNG SỐNG VÀO GIẢNG DẠY PHẦN ĐẠO ĐỨC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Qua quá trình công tác tôi nhận thấy để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, chất lượng chúng ta cần làm tốt những bước sau: 1. Xác định đúng mục tiêu của bài học, tiết học và mục tiêu tích hợp 1.1. Xác định đúng mục tiêu bài học, tiết học Việc xác định đúng mục tiêu của bài học, là hết sức quan trọng và cần thiết. Qua đó giúp giáo viên có những căn cứ, cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo. 1.2. Xác định mục tiêu của việc tích hợp. 6 Giúp học sinh rèn cách cư xử phù hợp, có hiệu quả. Phân tích được những ảnh hưởng của gia đình, xã hội, kinh tế và chính trị lên cách cư xử của con người với con người. 2. Xác định nội dung và các kĩ năng sống cần tích hợp. Tên bài dạy Đơn vị kiến thức cần tích hợp Kĩ năng sống cần tích hợp Quan niệm về + Đạo đức là gì? - Kĩ năng thể hiện sự cảm đạo đức + Phân biệt đạo đức với pháp thông. luật - kĩ năng giải quyết vấn đề. - Kĩ năng giao tiếp. Một số phạm trù +Làm thế nào để trở thành - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc. cơ bản của đạo người có lương tâm. - Kĩ năng giải quyết mâu dức học. + Làm thế nào để giữ gìn nhân thuẫn. phẩm,danh dự. - Kĩ năng tư duy phê phán. Công dân với + Những điều cần tránh trong - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc. tình yêu hôn tình yêu. - Kĩ năng quản lí thời gian. nhân,gia đình. + Chế độ hôn nhân ở nước ta - Kĩ năng giải quyết vấn đề. hiện nay. + Chức năng của gia đình. Công dân với + Trách nhiệm sống nhân - Kĩ năng giao tiếp. cộng đồng. nghĩa. - Kĩ năng giải quyết mâu + Trách nhiệm sống hòa nhập. thuẫn. + Trách nhiệm hợp tác. - Kĩ năng thể hiện sự tự tin. - Kĩ năng hợp tác. Tự hoàn thiện + Vì sao phải tự hoàn thiện bản - Kĩ năng tự nhận thức. bản thân thân? - Kĩ năng đặt ra mục tiêu. + Tự hoàn thiện bản thân như - Kĩ năng giao tiếp. thế nào? - Kĩ năng thể hiện sự tự tin. Trên cơ sở mục tiêu và khối lượng kiến thức của bài học giáo viên sẽ có căn cứ để xác định kĩ năng sồng phù hợp với bài học một cách hợp lí, khoa học, vừa đảm bảo được mục tiêu của bài học, vừa đảm bảo mục tiêu tích hợp. 3. Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà Muốn học sinh chuẩn bị bài có hiệu quả giáo viên cần phải: + Hướng dẫn học sinh sưu tập tài liệu và xử lí thông tin. Đây là khâu rất quan trọng, yêu cầu giáo viên phải đưa ra hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở để học sinh sưu tầm đúng tài liệu và dễ dàng xử lí thông tin. + Để kích thích học sinh tích cực, tự giác trong việc chuẩn bị bài ở nhà giáo viên nên chấm điểm những em có sự chuẩn bị chu đáo. 4. Lựa chọn phương pháp và phương tiện tích hợp 4.1. Phương pháp tích hợp: * Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: 7 Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật về một người, một tập thể, một cơ quan, đơn vị, hoặc sử dụng một câu chuyện được viết dựa theo những trường hợp gần gũi xảy ra trong thực tiễn cuộc sống. Ví dụ minh họa: Khi dạy tích hợp bài Tự hoàn thiện bản thân ở lớp 10, với chủ đề “Tấm gương tự hoàn thiện bản thân của Bác Hồ”, GV có thể nêu trường hợp điển hình qua câu chuyện về Bác Hồ học tiếng Anh Kết thúc câu chuyện giáo viên cho học sinh liên hệ để làm rõ Bác Hồ đã tự hoàn thiện bản thân như thế nào? Từ đó hình thành cho HS kĩ năng tự nhận thức,kĩ năng đặt ra mục tiêu,kĩ năng tự tin... * Phương pháp thảo luận nhóm Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp học tập theo những nhóm nhỏ nhằm giải quyết các vấn đề trong nội dung tích hợp; tạo điều kiện cho học sinh cùng nhau hợp tác để giải quyết những nhiệm vụ chung của cả nhóm.Thông qua thảo luận nhóm, học sinh có điều kiện phát triển kĩ năng giao tiếp và kĩ năng hợp tác... Ví dụ minh họa: Khi dạy bài 13 : ''Công dân với cộng đồng''. Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm tình huống sau: Chị Nguyễn Thị Bé sinh ra và lớn lên ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Khi xuất ngũ chị làm quản trang ở nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn. Nghĩa trang rộng 40ha là nơi yên nghỉ của 10.642 liệt sỹ cả nước. Tuy công việc rất vất vả nhưng chị luôn thấy hạnh phúc và hết lòng với công việc. Câu hỏi: Em suy nghĩ như thế nào về việc làm của chị Bé? * Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề Đây là phương pháp giáo viên nêu ra một vấn đề hoặc tình huống có vấn đề để học sinh suy nghĩ và từng bước giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 8 Ví dụ minh họa: Khi giảng dạy bài 10: “ Quan niệm về đạo đức”. Giáo viên đưa ra tình huống: Tình huống : Trên đường đi học về em nhìn thấy một bà cụ loay hoay mãi mà chưa qua đường được. Câu hỏi: Nếu là em khi nhìn thấy trường hợp như vậy em sẽ làm gì? Vì sao em lai hành động như vậy? Qua việc giải quyết vấn đề trong tình huống nêu ra,học sinh được thể hiện quan điểm và mong muốn của mình từ đó nhình thành cho các em một số kĩ năng sống như: Kĩ năng thể hiện sự cảm thông,kĩ năng giao tiếp,kĩ năng giải quyết vấn đề... 4.2. Phương tiện thưc hiện Tùy theo điều kiện của từng trường, và trình độ công nghệ của bản thân, giáo viên có thể kết hợp những phương tiện truyền thống và hiện đại như:+ Giáo án, Sách giáo viên. + Tranh ảnh và các câu truyện có liên quan. + Giấy khổ lớn, bút dạ, phiếu học tập. + Máy chiếu, băng hình.... Chú ý: Việc lựa chọn phương tiện phải phù hợp với nội dung, mục tiêu và các phương pháp giảng dạy đã lựa chọn cho tiết học, bài học.. Chương III: TÍNH KHẢ THI VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN. 1 Hiệu quả đạt được Qua quá trình tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào bài giảng ở các lớp khối 10 tôi nhận thấy học sinh tích cực và chú ý vào bài giảng hơn, điều đặc biệt hơn là các em đã hiểu và xác định rõ mục đích học tập của bản thân là học để làm người để ngày mai lập nghiệp. Về biến chuyển của các em trong hành động cụ thể thì chúng ta không thể nhận thấy ngay sau mỗi tiết học, mà phải có một thời gian nhất định để học sinh phấn đấu, rèn luyện. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể nhận thấy thông qua ý thức học tập và thực hiện các nội quy của trường, lớp, ý thức tích cực tham gia các hoạt động tập thể và giúp đỡ nhau trong học tập. Thông qua việc quan sát và theo dõi của bản thân và kết hợp đối chiếu với theo dõi của Đoàn trường thì số lượng học sinh vi phạm nội qui giảm hơn so với trước, nề nếp học tập ổn định,thái độ, hành vi ứng xử có nhiều chuyển biến tích cực,đặc biệt có nhiều em đạt giải cao trong trong kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh bộ môn GDCD. 2. Một số kết quả cụ thể đã đạt được khi tích hợp giáo dục kĩ năng sống. * Kết quả hạnh kiểm năm học 2019-2020:( Sau 2 năm tích hợp KNS) Lớp Sĩ số Loại tốt Loại khá Loại t.bình Loại yếu 12A2 35 32 2 1 0 12B4 37 25 10 2 0 12B5 36 27 9 0 0 12B6 34 22 12 0 0 9 Qua bảng so sánh trên chúng ta dễ dàng nhận thấy việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống đã có những tác động khả quan,cụ thể là kết quả hạnh kiểm của các em có sự chuyển biến rõ rệt.Tỉ lệ học sinh đạt loại tốt tăng lên và giảm dần tỉ lệ học sinh trung bình và yếu.Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã phần nào tác động đến nhận thức và hành vi của các em cũng như việc tích hợp của giáo viên đã mang lại hiệu quả. Ngoài việc kiểm tra kết quả hạnh kiểm của học sinh, tôi cũng đã tiến hành khảo sát về sự hứng thú, yêu thích môn học của học sinh ở một số lớp thông qua việc cho các em trả lời câu hỏi phỏng vấn và trắc nghiệm. Kết quả thu được như sau: * Kết quả kiểm tra hứng thú, yêu thích môn GDCD năm học 2020-2021 Lớp Sĩ số Rất thích Thích Không thích 12A2 35 18 15 2 12B4 37 25 11 1 12B5 36 18 16 2 12B6 34 21 10 3 Bảng số liệu trên cho thấy số học sinh yêu thích môn học là 134/142em chiếm 94,3%. Số học sinh không thích là 8/142 em chiếm 5,7%. Với kết quả như trên tôi thiết nghĩ, nếu mỗi giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân có tâm huyết với việc giảng dạy nói chung và tâm huyết với việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống nói riêng thì bài học sẽ gần gũi hơn với học trò, giờ học phong phú, sinh động và có sức cuốn hút học trò hơn. III. PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết luận: - Sáng kiến có tính khả thi và có thể áp dụng để dạy tốt phần đạo đức trong chương trình môn GDCD lớp 10 THPT. - Sau khi áp dụng các phương pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào trong các bài dạy thì học sinh học say sưa hơn, hứng thú cảm nhận bài, đồng thời có nhiều em đưa ra những phát hiện, những ý tưởng, những câu trả lời khá thú vị và sâu sắc, giúp học sinh hình thành mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, gia đình, người thân và mọi người, sống tích cực, chủ động tránh xa các tệ nạn xã hội, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng 2. Kiến nghị, đề xuất: Để thực hiện tốt đề tài này, theo tôi: + Về phía giáo viên: Cần phải có đam mê, tâm huyết với mỗi tiết dạy, phải lường hết và ứng xử linh hoạt, khéo léo trước mọi tình huống, cần có sự đầu tư tìm tòi, lựa chọn tư liệu, tranh ảnh…sao cho phù hợp và phải có sự chắt lọc thông tin, cần có sự đầu tư đổi mới phương pháp giảng dạy. 10 + Về phía nhà trường: Tạo cho các em những sân chơi bổ ích,tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sinh hoạt tập thể để các em có điều kiện giao lưu học hỏi lẫn nhau. Vào đầu năm học yêu cầu học sinh kí cam kết không vi phạm điều cấm,vi phạm nội qui nhà trường ... + Về phía nhà nước: Cần có sự quan tâm hơn nữa tới bộ môn Giáo dục công dân,có nội dung giảng dạy khoa học, cung cấp trang thiết bị dạy học phù hợp, có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; tăng số tiết của bộ môn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Đặng Thúy Anh, Lê Minh Châu, Nguyễn Thị Thanh Mai, Trần Thị Tố Oanh ... "Giáo dục kĩ năng sống trong môn giáo dục công dân ở Trường THPT"-NXB giáo dục, 2010. - Mai Văn Bính "Giáo dục công dân 10" - NXB giáo dục, 2007 - Mai Văn Bính "Giáo dục công dân 10" sách giáo viên - NXB giáo dục, 2006. - Lê Văn Chiến "Tài liệu tập huấn về kĩ năng sống cho trẻ em" - NXB trẻ, 2006. - Lê Văn Chiến "Kĩ năng sống dành cho bạn trẻ" - NXB trẻ, 2006. - Hồ Thanh Diện "Thiết kế bài giảng giáo dục công dân 10" - NXB Hà Nội, 2006. - Hồ Thanh Diện "Câu hỏi luyện tập giáo dục công dân 10" - NXB giáo dục, 2006. - Đinh Văn Đức "Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn giáo dục công dân" NXB Đại học sư phạm, 2010. - Vũ Hồng Tiến "Tình huống giáo dục công dân 10" - NXB giáo dục, 2008. - Diane TillMan "Những giá trị sống cho Tuổi trẻ" - NXB TP. HCM, 2000. - Larry King "Những bí quyết giao tiếp tốt" - NXB TP. HCM, 2008. - Fileserve "Tài liệu tập huấn về kĩ năng sống của Unicef" - NXB TP. HCM, 2004. - Website: www.tailieu.vn - www.ketnoisunghiep.vn - www.kynang.edu.vn Người viết Lê Thị Hải
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan