Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số giải pháp nâng cao khả năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học...

Tài liệu Skkn một số giải pháp nâng cao khả năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học

.PDF
9
189
128

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm môn chính tả PHÒNG GD-ĐT TAM BÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG PHÚ -------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Người viết : Nguyeãn Tín Nghóa Gv: Nguyễn Tín Nghĩa Sáng kiến kinh nghiệm môn chính tả I. ĐỜI TƯ: - Họ và tên: Nguyễn Tín Nghĩa. - Ngày, tháng, năm sinh: 03-11-1984. - Dạy lớp: 5.1 - Trường: Tiểu học Long Phú II. TÊN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: - Tên đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao khả năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học” - Thời gian: Năm học 2015 – 2016 - Trường: Tiểu học Long Phú - Lớp: 5/1 III. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Chữ viết là hệ thống ký hiệu bằng đường nét đặt ra để ghi tiếng nói và có những quy tắc, quy định riêng. Muốn viết đúng chính tả Tiếng Việt, ta phải tuân theo những quy định, quy tắc đã được xác lập. Ở tiểu học là bậc học giúp các em có kiến thức nền tảng về quy tắc, quy định về chính tả. Do đó việc dạy cho học sinh ghi nhớ những quy tắc này và biết vận dụng chúng để viết đúng chính tả là một việc làm hết sức quan trọng mà người giáo viên tiểu học cần phải thực hiện. Trong thực tế giảng dạy, khi chấm bài của các em ở môn Chính tả tôi nhận thấy có rất nhiều em sai hơn 6 lỗi không những trong môn chính tả mà các em còn viết sai trong các môn học khác như: Toán, Luyện từ và câu ... Đặc biệt nghiêm trọng hơn trong phân môn Tập làm văn khi các em viết văn lại thường mắc lỗi về chính tả làm cho câu văn lủng củng và không rõ nghĩa. Từ đó giáo viên không thể hiểu hết ý của các em muốn diễn đạt trong bài văn. Có trường hợp giáo viên còn hiểu nhầm ý của học sinh . Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy việc giúp học sinh viết đúng chính tả là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết nên tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao khả năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học”. Trong quá trình thực hiện tôi có những thuận lợi và khó khăn như sau: 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh. - Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường và các anh ( chị ) đồng nghiệp. - Phòng học đầy đủ, thoáng mát, sạch sẽ, thoải mái. - Học sinh được học 2 buổi/ngày nên giáo viên có thêm điều kiện rèn chính tả cho học sinh. - Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, dụng cụ học tập có liên quan. 2. Khó khăn: - Một số gia đình còn khó khăn về kinh tế nên chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em mình . Gv: Nguyễn Tín Nghĩa Sáng kiến kinh nghiệm môn chính tả - Một số em mất căn bản từ lớp dưới nên việc viết chính tả thường sai nhiều lỗi. - Các em không nhớ quy tắc chính tả . - Học sinh còn đọc chậm và phát âm chưa chính xác. - Học sinh không có sách tham khảo về từ điển chính tả . 3. Mô tả nội dung: 3.1.Tóm tắt nội dung sáng kiến kinh nghiệm: I. Đời tư. II. Tên đề tài, sáng kiến kinh nghiệm. III. Lí do chọn đề tài và mô tả nội dung. IV. Giải pháp sáng kiến kinh nghiệm V. Kết quả. VI. Khả năng nhân rộng. VII. Kết luận và đề xuất. 3.2.Đối tượng, nội dung và kết quả khảo sát: Đầu năm để nắm được thực trạng lỗi chính tả của học sinh tôi tiến hành khảo sát như sau: a) Đối tượng: - Học sinh lớp 5/1 trường Tiểu học Long Phú. - Tổng số học sinh: 27 học sinh b) Nội dung: - Bài chính tả Lương Ngọc Quyến SGK Tiếng Việt 5, Tập một trang 17 cho học sinh viết. - Bài chính tả Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ SGK Tiếng Việt 5, Tập một trang 38 cho học sinh viết. - Giáo viên đọc bài cho học sinh viết vào vở. c) Kết quả : Sau khi đọc bài chính tả tôi tiến hành nhận xét và thống kê kết quả như sau: KẾT QUẢ TSHS 27 Học sinh không mắc lỗi Học sinh viết sai từ 1 – 3 lỗi Học sinh viết sai từ 4 – 6 lỗi Học sinh viết sai trên 6 lỗi TS TL TS TL TS TL TS TL 9 33,33% 7 25,92% 8 29,63% 3 11,12% Gv: Nguyễn Tín Nghĩa Sáng kiến kinh nghiệm môn chính tả - Lỗi chính tả mà học sinh thường mắc phải ở các phụ âm đầu như: x/s, ch/tr, d/gi… Ví dụ: xâm lược, chiến tranh, dụ dỗ, xích sắt, lòng trung,… - Đối với các từ khó các em thường sai ở phần vần như: oet/oec, ăc/ăt, ươc/ươt, uc/ut,.. Ví dụ: khuất phục, xâm lược, khoét bàn chân, giặc bắt,…. - Có một số em lại nhầm lẫn dấu thanh: thanh hỏi/ thanh ngã. Ví dụ: khởi nghĩa, dụ dỗ, đã, cũng,… - Trong bài viết các em không viết hoa những từ là tên riêng. Ví dụ: Nhật Bản, Cụ Hồ, Lương Ngọc Quyến, Lương Văn Can, Phrăng Đơ Bôen,… 3.3.Nội dung mong muốn để đạt được: a) Đối với giáo viên: - Giải quyết những khó khăn của giáo viên trong việc dạy phân môn chính tả. - Nâng cao trình độ chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm giúp bản thân và đồng nghiệp giảng dạy tốt phân môn chính tả. b) Đối với học sinh: - Giúp học sinh hình thành thói quen viết đúng chính tả . - Học sinh nhớ và vận dụng được một số mẹo luật chính tả để viết đúng. - Số lỗi chính tả ở mỗi học sinh giảm dần và tiến đến học sinh không sai lỗi chính tả trong khi viết. - Biết sử dụng từ điển chính tả trong khi học. c) Đối với phụ huynh học sinh: - Quan tâm nhiều hơn đến việc học của con em mình. - Trang bị cho các em sách tham khảo về từ điển chính tả. IV. GIẢI PHÁP CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Từ thực trạng trên tôi tập chung tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các giải pháp giúp các em “ Nâng cao khả năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học”. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở tiểu học là rèn cho học sinh 4 kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết. Các kĩ năng này hỗ trợ cho nhau trong quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của học sinh tiểu học. Do đó đọc không đúng, nghe không rõ thì dễ viết sai. Nên vấn đề đầu tiên mà người giáo viên tiểu học phải làm là luyện phát âm cho bản thân mình và cho cả học sinh . 1. Luyện phát âm: - Giọng đọc của giáo viên là mẫu để học sinh có thể bắt chước đọc theo. Do đó giáo viên phải phát âm chính xác, to, rõ ràng . Gv: Nguyễn Tín Nghĩa Sáng kiến kinh nghiệm môn chính tả - Đới với các âm mà các em dễ lẫn lộn như: ch/tr, s/x, at/ac, au/ao, …giáo viên đọc mẫu, phân tích cách phát âm. Sau đó cho các em đọc lại nhiều lần dưới nhiều hình thức khác nhau: cá nhân, nhóm, lớp,… - Khi học sinh đọc bài giáo viên phải chú ý the dõi lắng nghe khi phát hiện các em đọc sai giáo viên phải cho em đó đọc lại cho đúng. Tạo cho các em thói quen phát âm đúng thì các em sẽ viết đúng vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm – âm thế nào, chữ ghi thế ấy . - Việc rèn phát âm cho học sinh không những rèn trong phân môn Tiếng Vệt mà còn rèn ở tất cả các môn học khác như; Toán, Khoa học,…hay nói cách khác là rèn mọi lúc mọi nơi. 2. Dùng phương pháp phân tích , so sánh: - Đối với những tiếng, từ khó học sinh dễ nhầm lẫn chúng ta nên dùng phương pháp phân tích, so sánh để học sinh nhìn thấy được những điểm khác nhau. Từ đó các em sẽ biết phân biệt và viết đúng chính tả. Ví dụ: - Để cho học sinh không viết sai từ “truyền thuyết” trong bài “Ai là thủy tổ loài người? ” (SGK Tiếng Việt 5, Tập2, trang 70) giáo viên cho học sinh phân tích từ trên truyền = tr + uyền thuyết = th + uyết - Hay trong bài “Cánh cam lạc mẹ” (SGK Tiếng Việt 5, Tập2, trang 17) giáo viên cho học sinh so sánh từ “đều” khổ thơ 3 và từ “điều” trong khổ thơ cuối khác nhau ở phần vần từ đó các em sẽ lưu ý và viết đúng . 3. Dùng phương pháp giải nghĩa từ: - Trong quá trình viết chính tả có những từ đòi hỏi học sinh phải hiểu nghĩa của nó thì các em sẽ viết đúng. Do đó phương pháp giải nghĩa từ là một phương pháp quan trọng trong phân môn chính tả. Ví dụ: - Để học sinh phân biệt từ “tai” và từ “tay” giáo viên giải nghĩa để học sinh phân biệt . - Tai: bộ phận ở hai bên đầu dùng để nghe. - Tay: bộ phận của thân thể từ vai đến các ngón . - Sữa: chất lỏng trắng ở vú để nuôi con. - Sửa: chữa lại cho đúng cho hay cho ngay, cho hay, cho đẹp, cho tốt. Ngoài ra việc hiểu nghĩa của từ còn giúp học sinh phân biệt tốt các tiếng, từ có thanh hỏi hoặc thanh ngã. Ví dụ: - Củ: phần thân, rễ hay quả của cây phát triển lớn ra và chứa chất dự trữ, nằm ở dưới đất hoặc sát đất. - Cũ: đã được đem dùng không còn nguyên, còn mới như trước. - Nghỉ: tạm ngừng một hoạt động nào đó. Gv: Nguyễn Tín Nghĩa Sáng kiến kinh nghiệm môn chính tả - Nghĩ: vận dụng trí tuệ vào những gì đã nhận biết được, rút ra nhận thức mới để có ý kiến, sự phán đoán, thái độ. Giáo viên còn có thể giải nghĩa từ bằng nhiều cách khác như: dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đưa ra hình ảnh minh họa. Còn đối với các từ nhiều nghĩa phải đặt chúng trong văn bản cụ thể. 4. Giúp học sinh nhớ các mẹo, luật chính tả: - Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối hàng loạt từ, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách rất hữu hiệu. Ngay từ lớp 1 các em đã được học các quy luật chính tả như: - Âm “c’’ viết là k khi đứng trước các âm: i,e, ê. Viết là c khi đứng trước các âm còn lại. Ví dụ: kệ, kem, ca, con,... - Âm g/gh, ng/ngh: viết là gh, ngh khi đứng trước các âm i, e, ê. Viết là g, ng khi đứng trước các âm còn lại. Ví dụ: nghe, nghi, nghỉ, ghi, ghe, ghê, nga, gà, ngang, gan,.... Ngoài ra, giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như: - Để phân biệt âm đầu tr/ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch, ví dụ: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum, chạn, chõ, chĩnh, chuông, chiêng, choé,… chồn, chí, chuột, chó, chuồn chuồn, châu chấu, chào mào, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vôi… - Để phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s: Sả, si, sồi, sứ, sung, sắn, sim, sao, su su, sầu đâu, sa nhân, sơn trà, sặt, sậy, sấu, sến, săng lẻ, sầu riêng, so đũa… sam, sán, sáo, sâu, sên, sếu, sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, săn sắt, sư tử, sơn dương, san hô… - Luật bổng - trầm: Trong các từ láy điệp âm đầu, thanh (hay dấu) của 2 yếu tố ở cùng một hệ bổng (ngang/sắc/hỏi) hoặc trầm (huyền/ngã/nặng). Để nhớ được 2 nhóm này, giáo viên chỉ cần dạy cho học sinh thuộc 2 câu thơ: Em Huyền mang nặng, ngã đau Anh Ngang sắc thuốc, hỏi đau chỗ nào - Nghĩa là đa số các từ láy âm đầu, nếu yếu tố đứng trước mang thanh huyền, nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã, nếu yếu tố đứng trước mang thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi (hoặc ngược lại). Ví dụ: đẹp đẽ, đo đỏ, rõ ràng, rẻ rúng,... 5. Nhắc lại quy tắc chính tả viết hoa danh từ riêng chỉ tên người: a) Đối với danh từ riêng chỉ tên người Việt Nam: viết hoa tất cả các chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng. Ví dụ: Lương Văn Can, Lương Ngọc Quyến,.... b) Đối với danh từ riêng chỉ tên người nước ngoài đã được phiên âm ra tiếng Việt(đọc theo âm tiếng Việt): viết hoa chữ cái đầu theo âm tiếng Việt đối với các âm tiết tạo thành tên riêng, giữa các âm tiết có gạch nối ngắn. Ví dụ: Phrăng Đơ Bô-en, Phơ-ri-đơ-rích Ăng –ghen,... Gv: Nguyễn Tín Nghĩa Sáng kiến kinh nghiệm môn chính tả 6. Phát huy tính tích cực ở học sinh: - Khi viết chính tả bài nào, đoạn nào các em về chuẩn bị bài trước bằng cách đọc lại nhiều lần và tập viết các từ khó để các em có thể nhớ cách viết các từ đó mà viết đúng. - Mỗi học sinh có một quyển sổ tay chính tả. Khi các em viết sai từ nào ở lớp về nhà các em sẽ viết lại vào sổ tay này để nhớ cách viết từ đó. - Từ kinh nghiệm thực tế học sinh thường nhớ lâu những gì mình làm. Nên trước khi viết chính tả tôi cho các em về nhà tập chép trước bài chính tả vào vở. Nếu có sự trợ giúp của phụ huynh học sinh thì càng tốt. Phụ huynh có thể đọc bài cho các em viết vào vở thì hiệu quả sẽ nâng cáo hơn rất nhiều. - Vận động phụ huynh học sinh mua cho các em mỗi em một quyển từ điển chính tả cho học sinh tiểu học. Để khi các em còn lưỡng lự hoặc không biết cách viết các từ nào các em có thể mở ra xem lại. Đối với giáo viên tiểu học thì từ điển chính tả là một công cụ không thể thiếu được nó là một công cụ đắc lực hỗ trợ giáo viên viết đúng chính tả . Ví dụ: Từ điển chính tả học sinh do GS. TS Nguyễn Như Ý (chủ biên) của Nhà xuất bản Giáo dục hoặc Sổ tay chính tả Tiểu học do GS. TS Nguyễn Như Ý (chủ biên) của Nhà xuất bản Giáo dục. V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Qua quá trình áp dụng tôi nhận thấy việc học sinh viết sai chính tả giảm một cách rõ rệt. Những chữ có âm đầu ch/tr; s/x …học sinh viết rất chính xác. Các mẹo, luật chính tả cũng được các em áp dụng thành thạo. Kết quả khảo sát cuối năm như sau: KẾT QUẢ THỜI GIAN TSHS Học sinh không mắc lỗi Học sinh viết sai từ 1 – 3 lỗi Học sinh viết sai từ 4 – 6 lỗi Học sinh viết sai trên 6 lỗi TS TL TS TL TS TL TS TL Đầu năm 27 9 33,33% 7 25,92% 8 29,63% 3 11,12% HKI 27 10 37,04% 9 33,33% 6 22,22% 2 7,41% HKII 27 14 51,84% 12 44,45% 1 3,71% 0 VI. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG: - Sáng kiến kinh nghiệm có thể ứng dụng trong tất cả các khối nhưng ở khối 1, 2 thì phạm vi ứng dụng hạn chế hơn. Việc cung cấp cho các em các mẹo luật chính tả thì hạn chế hơn. - Sáng kiến kinh nghiệm đã được giáo viên trong khối, trường áp dụng. - Để sáng kiến kinh nghiêm được áp dụng rộng rãi hơn bản thân đi trao đổi kinh nghiệm rèn chính tả với các giáo viên ở trường khác. Gv: Nguyễn Tín Nghĩa Sáng kiến kinh nghiệm môn chính tả - Ngày nay việc công nghệ thông tin là một công cụ hiệu quả hỗ trợ giáo viên trong quá trình dạy học nên tôi có thể đưa sáng kiến kinh nghiệm của mình lên trang giáo án điện tử để các giáo viên khác nghiên cứu mà áp dụng. - Sáng kiến kinh nghiệm này tôi tiếp tục áp dụng ở năm học 2016-2017, 2017-2018. VII. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT: 1. Kết luận: -Việc đưa ra các biện pháp khắc phục lỗi chính tả không có nghĩa là có thể thực hiện một cách hiệu quả ngay. Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, không được nóng vội. Bởi vì có những học sinh tiến bộ ngay trong vài tuần nhưng cũng có những học sinh thì sự tiến bộ diễn ra rất chậm. Nếu giáo viên không biết chờ đợi, nôn nóng thì chắc chắn sẽ không thành công. - Giáo viên phải thường xuyên theo dõi học sinh để kịp thời uốn nắn, động viên khích lệ các em khi các em có tiến bộ. - Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc sữa lỗi chính tả cho các em. 2. Đề xuất: a) Đối với nhà trường: - Trang bị cho cán bộ giáo viên của trường sách về phương pháp dạy chính tả và từ điển chính tả. b) Đối với các cấp quản lí giáo dục: - Cung cấp thêm nhiều tranh ảnh, thiết bị dạy học để giáo viên áp dụng vào tiết dạy hiệu quả hơn. Long Phú, ngày 19 tháng 12 năm 2016 Người viết Nguyễn Tín Nghĩa Gv: Nguyễn Tín Nghĩa Sáng kiến kinh nghiệm môn chính tả Giáo viên trong khối : 1. Nguyễn Thanh Long 2. Lê Thị Thu Dung 3. Nguyễn Văn Bạc 4. Nguyễn Thị Kim Ngọc 5. Trần Thị Trang Hương 6. Trần Hoàng Lan 7. Lê Thị Kim Phượng 8. Nguyễn Trọng Thảo DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số giải pháp nâng cao khả năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học” của thầy Nguyễn Tín Nghĩa giáo viên lớp 5.1 trường Tiểu học Long Phú đã được hội đồng khoa học nhà trường thông qua và áp dụng đạt hiệu quả cao. Thống nhất xếp loại:………………… TM. HĐKH Chủ tịch Gv: Nguyễn Tín Nghĩa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan