Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số biện pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên nhằm góp ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trường thcs để nghiên cứu

.DOCX
18
1
55

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH –––––––––––––––––––– SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY CỦA GIÁO VIÊN NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TRƯỜNG THCS Lĩnh vực: Quản lí Cấp học: Trung học cơ sở Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh Thị trấn Phùng - Đan Phượng Chức vụ : Hiệu trưởng MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Phạm vi nghiên cứu 2 PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I. Cơ sở lý luận của một số biện pháp kiểm tra đánh giá giờ dạy của giáo viên 3 II. Thực trạng của công tác kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên 5 III. Một số giải pháp tổ chức kiểm tra đánh giá giờ dạy của giáo viên trên lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học 7 Giải pháp 1: Nâng cao trình độ quản lý chuyên môn nghiệp vụ của bản thân 7 Giải pháp 2: Nâng cao nhận thức của đội ngũ cốt cán và toàn bộ giáo viên trong trường 7 Giải pháp 3: Tăng cường tổ chức kiểm tra đánh giá giờ dạy của giáo viên bằng nhiều hình thức dự giờ trực tiếp 8 Giải pháp 4: Đánh giá giờ dạy thông qua kiểm tra kết quả học sinh 11 IV. Kết quả đạt được 12 PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15 1/15 A.ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài 1.1 Cơ sở lý luận Trong kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: - Tăng cường các nội dung giáo dục có tính thực tiễn, sử dụng phương pháp dạy học tích cực. - Tăng cường nguồn cung giáo viên có trình độ cao, thông qua hợp tác Quốc tế và đào tạo giáo viên. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ támBCH Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo; Nghịquyết số88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình,SGK giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015của Thủtướng về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; phát triển nguồnnhân lực được thể hiện rõ trên nhiều lĩnh vực trong đó có nội dung “Phát triển độingũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo….” Để đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội và thực hiện yêu cầu đã đặt ra cho hệ thống giáo dục nói chung và bậc trung học cơ sở nói riêng thì việc nâng cao chất lượng giáo dục là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho những nhà quản lý cũng như mỗi giáo viên của nhà trường là vô cùng quan trọng. Chất lượng giáo dục của nhà trường phụ thuộc vào chất lượng giờ lên lớp của giáo viên do vậy người làm công tác quản lý phải thường xuyên kiểm tra và đánh giá kịp thời chính xác giờ lên lớp của giáo viên để góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 1.2. Cơ sở thực tiễn Thực tế hiện nay có nhiều cán bộ quản lý chưa thực sự quan tâm đến việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên.Việc tổ chức kiểm tra đánh giá của trường trung học cơ sở được giao thẳng cho các tổ chuyên môn,đặc biệt có cán bộ quản lý chưa dành thời gian đi dự giờ của giáo viên ở trên lớp dẫn đến tình trạng cán bộ quản lý không nắm được chính xác trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên ra sao.Còn có những cán bộ quản lý chỉ kiểm tra cho điểm mà không đánh giá nhận xét hoặc đánh giá chung chung…, đi dự giờ để cho đủ chỉ tiêu.Điều đó chẳng những không khích lệ, động viên được giáo viên mà còn làm cho các giáo viên trong hội đồng sư phạm nhà trường không có hứng thú trong giảng dạy,ỷnại và làm việc không hết trách nhiệm. Vì vậy người quản lý phải luôn luôn quan tâm chú trọng tới công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên thông qua các giờ dạy trên lớp. Tuy nhiên trong thực tế, việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn hạn chế bởi những yếu tố khách quan hoặc chủ quan đem lại.Do đó người quản lý phải kiểm tra đánh giá các hoạt động dạy học để kịp thời đánh giá điều chỉnh những hạn chế và phát huy những ưu điểm của từng giáo viên.Trên cơ sở đó rút ra kinh nghiệm để cải tiến và hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm đạt được những mục tiêu của kế hoạch giáo dục. 2/15 Vấn đề kiểm tra đánh giá ở trường trung học cơ sở là khâu quan trọng trong quá trình quản lý, là mục tiêu trọng tâm của đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay. Đồng thời đây cũng là một vấn đề quan trọng xuất phát từ thực tế ở Trường THCSLương Thế Vinh. Bởi vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trường THCS” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp của người cán bộ quản lý về việc đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên trong nhà trường và cũng là nâng cao hiệu quả công tác quản lý. 3. Đối tượng nghiên cứu -Một số giờ dạy trên lớp của giáo viên trung học cơ sở Lương Thế Vinh. - Khảo sát chất lượng học sinh, lấy ý kiến nhận xét của học sinh. Thời gian: Năm học 2020-2021 và 2021-2022 4. Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc và nghiên cứu các tài liệu văn bản để hiểu được cơ sở lý luận của việc đánh giá giờ lên lớp của giáo viên. - Phương pháp quan sát: thông qua việc đánh giá giờ dạy để có những số liệu về thực trạng giúp cho việc nghiên cứu. -Phương pháp đàm thoại:Trao đổi phỏng vấn các tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên để thu thập thông tin phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. -Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:Tập hợp lại những kinh nghiệm nghiên cứu và thực tiễn về đánh giá đề xuất các biện pháp. 5. Phạm vi nghiên cứu Sau khi xem xét tình hình thực tế tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài này trong thời gian là 2 năm.Đề tài đã được thể hiện thông qua các giờ dạy của giáo viên trường THCS Lương Thế Vinh - Đan Phượng- Hà Nội với tổng số 63 tiết dạy ở tất cả các môn, ở tất cả các khối 6, 7, 8, 9. Ngoài ra còn được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tổ chức tổ chức đàm thoại, trao đổi với giáo viên từ sự đánh giá, lấy ý kiến từ phía học sinh, kiểm tra chất lượng giáo dục học sinh với mục đích hoàn thành đề tài một cách nhanh nhất và có hiệu quả nhất. 3/15 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY CỦA GIÁO VIÊN 1. Cơ sở lý luận của công tác tổ chức kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học 1.1. Khái niệm về kiểm tra đánh giá 1.1.1 Kiểm tra Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý.Không có kiểm tra thì quản lý không có hiệu quả.Kiểm tra là một hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào, bất kỳ ngành nghề nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và đạt được như thế nào.Từ đó đề ra những biện pháp động viên, hỗ trợ, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh kịp thời, nhằm thúc đẩy các cá nhân làm việc tốt hơn, các tổ chức phát triển và đạt hiệu quả cao hơn. Kiểm tra là một hệ thống thông tin phản hồi, là quá trình xem xét thực tế nhằm so sánh giữa mục tiêu đề ra với trình độ đạt chuẩn trên thực tế của đối tượng nhằm thu thập thông tin tạo nên quá trình điều chỉnh của đối tượng quản lý và tự điều chỉnh của đối tượng bị quản lý.Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo thì công việc của chúng ta nhất định sẽ tiến bộ gấp mười, gấp trăm lần” 1.1.2. Đánh giá Đánh giá là phân tích đưa ra nhận định tổng hợp về các dữ kiện đo lường, xác định giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng và hiệu quả công việc, trình độ, sự phát triển, những kinh nghiệm được hình thành thông qua các kì kiểm tra đánh giá trong quá trình và khi kết thúc bằng cách đối chiếu so sánh với những chuẩn đã được xác định rõ ràng so với các mục tiêu kế hoạch hay những chuẩn mực đã được xác định. Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, xử lý thông tin để lượng định tình hình và kết quả công việc giảng dạy của giáo viên.Người đánh giá có kế hoạch quyết định và hành động có hiệu quả. 1.1.3. Đánh giá giờ dạy trên lớp đối với giáo viên Là một quá trình tiến hành có hệ thống nhằm xác định mục đích thành công của giáo viên trong giờ dạy về nội dung, về phương pháp mà giáo viên đã áp dụng, về phong thái của giáo viên.Nó bao gồm sự miêu tả định tính và định lượng kết quả đạt được thông qua những nhận xét, so sánh với mục tiêu giờ lên lớp dựa vào các chuẩn đánh giá. 1.2 Mục tiêu ý nghĩa của việc kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học 1.2.1 Việc kiểm tra đánh giá giúp người quản lý Qua việc kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp giúp cho người quản lý nắm bắt được năng lực sư phạm của từng giáo viên trong trường.Xác định được thực trạng của việc giảng dạy để phát huy những ưu điểm và hạn chế những vướng mắc trong giờ dạy trên lớp.Từ đó điều chỉnh, ngăn ngừa những sai lệch thông qua kết quả kiểm tra đánh giá đi đến những quyết định tối ưu nhất để xếp loại 4/15 chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng đúng người, đúng việc, phát huy được năng lực sở trường của mỗi giáo viên. 1.2.2. Kiểm tra đánh giá giúp giáo viên Giáo viên tự đánh giá khả năng, năng lực chuyên môn của mình đồng thời học hỏi về kiến thức, kỹ năng, phương pháp, cách thức tổ chức để từ đó nâng cao nghiệp vụ sư phạm, rèn luyện nhân cách nhà giáo, tinh thần trách nhiệm, nỗ lực ý chí, tính kiên trì, lòng tự tin, ý thức tập thể và quan hệ ứng xử. 1.3 Yêu cầu chuẩn cần đạt khi tổ chức kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học Căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy của giáo viên của bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay của trường tôi nhận thấy: Việc kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn hạn chế với nhiều lý do khác nhau:Khâu soạn bài của giáo viên chưa được chu đáo. Việc sử dụng đồ dùng và phương tiện dạy học hiện đại còn có những hạn chế. Hoặc cũng có khi do quá trình xử lý tình huống ở trên lớp của giáo viên chưa được linh hoạt. Vì vậy khi kiểm tra đánh giá giờ dạy của giáo viên trên lớp cần chú ý đến các yêu cầu sau: Thứ nhất: đối với công tác chuẩn bị của giáo viên Soạn bài đúng, đủ yêu cầuhình thức theo quy định. Có đầyđủ ngày dạy, tên bài đúng theo phân phối chương trình, bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của bộ quy định và kế hoạch dạy họcđã được Phòng giáo dục phê duyệt.Lưu ý đến nội dung giảm tải trong chương trình. Trong việc soạn phải có đầyđủ các bước lên lớp, hình thành rõ các hoạt động trong một tiết dạy, các bước trong từng hoạt động đó, thời gian,định hình các hoạt động của thầy, hoạt động của trò, nội dung cần đạt, giáo viên cần khắc sâu điều gì, mở rộng ra sao, hệ thống câu hỏi phải lôgic, phải đưa học sinh vào tình huống có vấn đề để khai thác vốn sống và vốn kiến thức học sinh đã có nội dung bài dạy, phải hình thành và phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh. Thứ hai: đối với việc chuẩn bị đồ dùng phương tiện dạy học Đánh giá việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cũng có thể đánh giá được tinh thần nhiệt tình, sáng tạo của giáo viên trong công tác giảng dạy. Cần xem xét để thấy được bài dạy có thể sử dụng được những đồ dùng nào, góp ý cho giáo viên giúp họ có thể sáng tạo tìm tòi để có nhiều đồ dùng phù hợp tiện lợi phục vụ cho bài giảng đạt hiệu quả. Thứ ba: đối với việc giảng bài trên lớp của giáo viên: Người quản lý cần chỉ ra những ưu điểm để giáo viên phát huy và những hạn chế để giáo viên khắc phục.Cần tạo tâm lý cho giáo viên để cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm trong giảng dạy, tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất để họ phát huy hết năng lực chuyên môn. Thứ tư: mỗi giờ dạy bên cạnh đảm bảo về nội dung trọng tâm cần lưu ý những nội dung tích hợp liên môn giáo dục theo các chuyên đề hình thành và phát huy kỹ năng cho sinh. 5/15 II.THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY TRÊN LỚP CỦA GIÁO VIÊN 1. Đặc điểm chung về công tác kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên Trường trung học cơ sở Lương Thế Vinh có tổng số là 21 lớp với848 học sinh. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 52 trong đó giáo viên trực tiếp giảng dạy là 42 đồng chí trong đó có2giáo viên hợp đồng.Trong nhiều năm liền, nhà trường đã xây dựng một quy chế chuyên môn rất chặt chẽ về công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục trong đó có công tác dự giờ thăm lớp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Cụ thể:Mỗi giáo viên dạy thao giảng, hội giảng, chuyên đề từ 2 đến 4 tiết và dự giờ 18 tiết trong một năm học; tổ trưởng, tổ phó chuyên môn dự 26 tiết/ năm học; BHG dự giờ ít nhất mỗi giáo viên của trường 1 tiết trong năm học.Ngoài ra, trong năm học, nhàtrường phải tổ chức kiểm tra toàn diện 14 giáo viên.Còn lại100% được kiểm tra chuyên môn.Đối với các đồng chí được kiểm tra toàn diệnđượcdự 2 tiết.Sau khi dự giờ trên lớp của giáo viên phải tiến hành nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm và xếp loại cho từng giờ từng giáo viên. 2.Quá trình tổ chức kiểm tra đánh giá giờ dạy của giáo viên trên lớp 2.1. Lập kế hoạch và xác định mục tiêu cần đạt khi kiểm tra đánh giá giờ dạy của giáo viên trên lớp -Kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên ở trên lớp của tôi sẽ được thực hiện với tổng số 66 tiết dạy của các môn ở tất cả các lớp 6, 7, 8, 9 trong thời gian là 2 năm( Năm học 2020- 2021, 2021- 2022). -Để xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên có ý nghĩa thiết thực, người quản lý cần bám sát kế hoạch dạy học và lịch báo giảng của giáo viên để lập kế hoạch dự môn nào, của những ai? thời gian nào?nhằm tháo gỡ vấn đề gì? - Để xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên ở trên lớp cần dựa trên việc phân loại tay nghề nghiệp vụ sư phạm của giáo viên: +Đối với giáo viên cốt cán có chuyên môn vững vàng của trường thì dự bài nào mà đại đa số giáo viên cho là khó dạy, có nhiều vướng mắc để xem giáo viên tháo gỡ chỗ vướng mắc đó như thế nào, giúp được gì cho các giáo viên khác. + Đối với giáo viên có trình độ chuyên môn còn chưa vững thì cần giữ những dạng bài lý thuyết hay dạng bài ôn tập, thực hành xem giáo viên đó truyền tải nội dung ra sao, có nắm chắc về kiến thức hay không, có đổi mới phương pháp hay không, mức độ đổi mới như thế nào? + Đối với giáo viên mới ra trường, giáo viên hợp đồng thì cần dự giờ (có mời thêm giáo viên cốt cán bộ môn dự cùng) để gópý về chuyên môn cũng như phương pháp truyền thụ kiến thức nhằm nâng cao trình độ và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. -Để xây dựng kế hoạch dự giờ song song, người cán bộ quản lý cũng nắm bắt xem cùng một giáo viên đó thì tiết dạy này của năm trước ra sao, hiện như thế nào, hay cùng một giáo viên dạyở hai lớp trong cùng một khối: Dựở lớp nàyđã được rút kinh nghiệm, khi sang lớp thứ hai dạyđã tốt hơn chưa?Trước khi đánh 6/15 giá và sau khi đánh giá có sự tiếp thu điều chỉnh bổ sung không? Đạt được ở mức độ nào? 2.2. Các bước chuẩn bị kiểm tra đánh giá giờ dạy của giáo viên trên lớp Bước 1: Bám sát kế hoạch đã xây dựng từ trước xem dự ai? Dự môn gì? Dạng bài nào?Nhằm đạt được mục đích gì? Yêu cầu cần đạt như thế nào về kiến thức, kỹ năng, thái độ và phương pháp. Bước 2:Người quản lý cần tham khảo sách giáo khoa, sách giáo viên; nghiên cứu kỹ bài sẽ dự.Định hướng được vấn đề mà giáo viên dễ mắc phải về kiến thức, về phương pháp hay cách thức tổ chức hay về tiến trình dạy để xem giáo viên đó thực hiện ra sao? sáng tạo như thế nào? Có gì đổi mới về phương pháp, cách thức tổ chức không ? 2.3. Các bước tổ chức kiểm tra đánh giá giờ dạy của giáo viên trên lớp Bước 1:Tiến hành dự giờ của giáo viên ở trên lớp Tập trung ghi chép lại tiến trình tiết dạy, rút ra những ưu điểm, tồn tại của tiết dạy và định hướng nhận xét, đánh giá tư vấn thúc đẩy. Dự kiến điều cần tham gia, cần tư vấn cho giáo viên về phương pháp, về kiến thức, về cách tổ chức, về phân bố thời gian, về xử lý tình huống sư phạm, về hoạt động của thầy và trò… Bước 2:Phân tích giờ lên lớp đã dự:Dựa vào lý thuyết các kiểu bài học đặc trưng bộ môn,phân tích những hoạt động của thầy trò trong việc thực hiện mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, kết quả và mối liên hệ giữa chúng. Khi phân tích cần chú trọng các yếu tố sau: +Kiến thức trọng tâm đạt ở mức độ nào? Có gì mới?Cách khắc phục những tồn tại. +Phương pháp lên lớp phù hợp hay chưa? các tồn tại và cách sửa đổi?Vấn đề sử dụng phương pháp dạy họcđã phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh không? + Phong thái, tác phong sư phạm của giáo viên, ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi cần chuẩn mực, trong sáng, gần gũi với học sinh sao cho dễ hiểu trên phương diện tôn trọng người học, phát huy khả năng vốn sống và vốn kiến thức của học sinh vào bài dạy… +Chất lượng học sinh thông qua việc tiếp thu bài giảng, việc thực hành kiến thức trên lớp, việc đóng góp xây dựng bài của học sinh để người quản lí nắm bắt chất lượng học sinh. Hoặc có thể sau khi dự giờ có thể kiểm tra kết quả học tập của học sinh bằng phiếu trắc nghiệm hoặc làm bài kiểm tra chất lượng trong thời gian khoảng 10 đến 15 phút bài. +Ngoài các mặt trên cần chú trọng các yếu tố như khoa học thực tiễn gắn liền với cuộc sống, đào tạo toàn diện, bám sát mục đích yêu cầu của bài học tích hợp liên môn, điều kiện phương tiện thiết bị dạy học và các tình huống xảy ra trong tiết học có tính tích cực hoặc ngược lại. Bước 3: Nhận xét đánh giá tiết dạy + Cho giáo viên nêu lại tiến trình tiết dạy, ý tưởng tự đánh giá việc làm được và những vấn đề chưa làm được của mình. +Tham gia từng khâu đoạn trong tiến trình tiết dạy dựa theo những tiêu chí cần đạt khi đánh giá cũng như các yếu tố dự kiến của người quản lí( cùng 7/15 Tổtrưởng chuyên môn, Giáo viên cốt cán) đã định khi phân tích giờ dạy từ đó chỉ ra cho giáo viên thấy được những mặt mạnh mặt yếu để giáo viên có cái nhìn tổng quát về tiết dạy.( Lưu ý: Khi nhận xétđánh giá, bao giờ cũng phải nhận xét nhữngưu điểm của người dạy trước sau đó mới nói đến những tồn tại cần khắc phục. Thái độ nhận xét phải thật chân tình mới có thể giúp giáo viên tiếp thu ý kiến một cách thoải mái, từ đó ngày một cố gắng để tiến bộ). Bước 4: Nêu kết quả cuối cùng xếp loại giờ dạy ghi biên bản Cho giáo viên ký nhận những điều đạt được và những hạn chế của tiết dạy làm cơ sở cho việc kiểm tra đánh giá sự tiến bộ, khả năng cập nhật đổi mới phương pháp trong những lần sau. Bước 5:Rút kinh nghiệm cho bản thân sau khi dự giờ đã học được ở giáo viên sự sáng tạo nào, từ đó bổ sung kiến thức phương pháp cho mình làm tư liệu làm cơ sở trong việc đánh giá những giáo viên khác trong quá trình kiểm tra sau. Tóm lại:Bước 3 là bước quan trọng nhất bởi dự giờ kiểm tra phải có nhận xét và đánh giá thì việc dự giờ mới có tác dụng.Việc nhận xét, đánh giá chỉ có tác dụng hiệu quả khi nhận xét trên nguyên tắc đôi bên trao đổi, tranh luận chuyên môn và việc tham gia nhận xét tư vấn nhận được sự đồng thuận cao, cùng hướng tới mục đích là đẩy mạnh chất lượng giảng dạy trong nhà trường. III.MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY CỦA GIÁO VIÊN TRÊN LỚP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC 1. Giải pháp 1:Nâng cao trình độ quản lý chuyên môn nghiệp vụ của bản thân Hiện nay mục tiêu và chương trình giáo dục đã có nhiều thay đổi và đổi mới đặc biệt là đổi mới về phương pháp dạy học về công tác quản lý trong tất cả các ngành học và bậc học.Vì vậy muốn thực hiện tốt các vấn đề trên thì trước tiên người quản lý phải có chuyên môn vững vàng, có như vậy mới chỉ đạo tốt được việc dạy và học cũng như việc kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên. Ý thức rõ về vấn đề này, bản thân tôi đã tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu tài liệu nhằm nắm bắt xu hướng phát triển của đất nước cũng như đổi mới của ngành giáo dục, tham dự tất cả các lớp tập huấn chuyên đề về bồi dưỡng phương pháp để chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên trong nhà trường được tốt hơn. Tích cực chỉ đạo giáo viên trong việc tiếp cận Công nghệ thông tin, dạy học áp dụng công nghệ thông tin, triển khai học tập và vận dụng các phương pháp dạy học mới: Phương pháp bàn tay nặn bột, phương pháp khăn phủ bàn, phương pháp trạm kiến thức, dạy học theo hướng tiếp cận và phát triển năng lực, dạy học liên môn tích hợp các nội dung phù hợp bài học… 2.Giải pháp 2: Nâng cao nhận thức của đội ngũ cốt cán và toàn bộ giáo viên trong trường Trong thực tế cho thấy, một giáo viên có trình độ chuyên môn tốt chưa chắc đã là một giáo viên yêu nghề, có tâm huyết, có nhận thức đúng đắn về vai trò và nhiệm vụ của mình trước yêu cầu giáo dục của xã hội.Ngược lại, một giáo viên yêu nghề có tâm huyết có nhận thức đúng đắn về vai trò và nhiệm vụ của 8/15 mình trước yêu cầu giáo dục của xã hội có thể trở thành một giáo viên dạy giỏi.Điều đó chứng tỏ việc nâng cao trình độ nhận thức cho đội ngũ giáo viên là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong công tác quản lý.Nâng cao trình độ nhận thức của đội ngũ giáo viên có thể được thực hiện thông qua việc nhận thức về tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá giờ dạy trên lớp. Bởi vì khi mỗi giáo viên có nhận thức tốt thì họ sẽ cố gắng trong công tác giảng dạy và đi đến sự đánh giá đúng công việc của bản thân.Họ sẽ tự khắc phục những hạn chế, phát huy những mặt mạnh. Là người trực tiếp được tiếp thu những thay đổi về nội dung chương trình, phương pháp học dạy học,do đó người cán bộ quản lý cần: -Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đánh giá giờ dạy trên lớp cho đội ngũ cốt cán cho mọi giáo viên qua tuyên truyền, qua học tập các văn bản của cấp trên. -Nâng cao chất lượng giáo viên bằng cách: + Tạo điều kiện về thời gian, vật chất và tinh thần cho mỗi giáo viên được làm việc tốt nhất.Tham mưu cho hiệu trưởng hỗ trợ kinh phí cho việc bổ sung đồ dùng dạy học, tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hay tham gia các khóa đào tạo trên chuẩn, đào tạo rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống… +Động viên giáo viên nên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm hoặc chuẩn hóa về trình độ. +Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho tổ trưởng, tổ phó cũng như những đồng chí giáo viên cốt cán trong tổ để họ làm việc đánh giá giờ dạy trên lớp. + Tổ chức các chuyên đề chuyên môn do giáo viên cốt cán giảng dạy… + Cho giáo viên tham gia các chuyên đề sinh hoạt nhóm cụm của huyện. + Tăng cường tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường và cụm trường về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá thông qua nghiên cứu bài học; vận dụng các tiêu chí phân tích, rút kinh nghiệm bài học và tổ chức các hoạt động chuyên môn qua mạng theo hướng dẫn tại Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ, công văn số 10801/SGDĐTGDTrH ngày 31/10/2014 của Sở giáo dục về Đổi mới sinh hoạt chuyên môn. 3. Giải pháp 3:Tăng cường tổ chức kiểm tra đánh giá giờ dạy của giáo viên bằng nhiều hình thức dự giờ trực tiếp Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học thông qua công tác bồi dưỡng và dự giờ thăm lớp của giáo viên; tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm trường và hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Mỗi giáo viên dạy thao giảng, hội giảng, chuyên đề từ 2 đến 4 tiết và dự giờ 18 tiết trong một năm học; tổ trưởng, tổ phó chuyên môn dự 26 tiết/ năm học; BHG dự giờ ít nhất mỗi giáo viên của trường 1 tiết trong năm học. Chỉ có dự giờ trực tiếp ở trên lớp, người cán bộ quản lý mới có thể đánh giá thực chất được chất lượng giảng dạy của giáo viên,biết được những ưuđiểm, nhược điểm của từng giáo viên. Từ đó có thể đóng góp ý kiến, giúp đỡ, động viên của nhóm hoặc khuyến khích họ phát huy những mặt tốt, khắc phục những mặt yếu, những hạn chế.Để công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học của 9/15 giáo viên, cần biết kết hợp hài hòa, linh hoạt các hình thức dự giờ ví dụ như dự giờ thường xuyên, dự giờ đột xuất, dự giờ thao giảng,dự giờ chuyên đề… 1.1. Dự giờ thường xuyên Dự giờ thường xuyên là dự giờ nằm trong kế hoạch xây dựng từ đầu năm học.Đó chính là hoạt động kiểm tra nội bộ của nhà trường. * Ưu điểm: - Giáo viên có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt:Đồ dùng dạy học, tiến trình lên lớp, tâm thế sư phạm, ứng dụng công nghệ thông tin… - Qua việc dự giờ, nắm bắt trình độ sư phạm của giáo viên, các hoạt động sư phạm mà giáo viên làm được, chất lượng dạy vàhọc, nề nếp của lớp.Từ đó làm căn cứ để đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên nhà trường.Có như vậy mới phát huy tốt vai trò của mỗi giáo viên trong trường. -Thông qua dự giờ kiểm tra nội bộ: Đánh giá xếp loại tay nghề của giáo viên đồng thời cũng giúp giáo viên nhận đúng khả năng, năng lực của mình.Từ đó có ý thức tu dưỡng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mình.Việc đánh giá tay nghề giáo viên cònđược công khai trước tổ chuyên môn, hội đồng sư phạm nhà trường nên mỗi giáo viên đều có ý thức được danh dự nhà giáo mà có hướng phấn đấu ở những giờ dạy tiếp theo. Như vậy, qua việc dự giờ đã góp phần thúc đẩy sự phấn đấu nỗ lực của từng giáo viên. 3.2. Dự giờ đột xuất Là việc dự giờ không báo trước. Mỗi giáo viên lên lớp phải chấp hành việc dự giờ đột xuất bất kỳ mà người quản lý đề xuất yêu cầu. * Ưu điểm: -Kích thích hoạt động dạy của mỗi giáo viên. - Người giáo viên luôn luôn chuẩn bị tâm thế đón kiểm tra dự giờ đột xuất bất kỳ tiết nào.Từ đó giáo viên luôn có ý thức chuẩn bị bài giảng chu đáo trước khi lên lớp. - Đối với người quản lý:tuy là dự giờ đột xuất song nó phải nằm trong kế hoạch: dự ai?dựkhi nào? dự tiết nào? dự để nhằm mục đích gì? Muốn làm được điều đó phải căn cứ vào kế hoạch dạy họccủa từng môn để có kết kế hoạch dự giờ cụ thể của từng giáo viên. - Dự giờ để nắm bắt các bước lên lớp để có thể phát huy những mặt mạnh của giáo viên, tham gia uốn nắn, định hướng các hoạt động sư phạm của giáo viên, quy trình lên lớp, cách truyền thụ kiến thức hay một tiết nào đó cho là khó dạy trong việc tổ chức lớp học như vướng mắc về kiến thức hay phương pháp để tham gia ý kiến cùng giáo viên thúc đẩy hoạt động dạy học trong tổ, nhóm chuyên môn cũng như trong trường. - Qua việc dự giờ đột xuất góp phần đẩy mạnh hoạt động dạy học trong nhà trường. 3.3. Dự giờ thao giảng: Là hoạt động sư phạm mang tính tập thể củagiáo viên trong trường. * Ưu điểm: - Phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong nhà trường diễn ra sôi nổi hơn. 10/15 - Tiết thao giảng giáo viên chuẩn bị bài chu đáo, các giáo viên dự dự học tập được nhiều từ đồng nghiệp. - Qua thao giảng, giáo viên củng cố kiến thức các bước lên lớp mỗi môn,mỗi phân môn, học tập kinh nghiệm sư phạm: phương pháp, phong thái sư phạm… từ đó điều chỉnh hoạt động dạy học của mình mỗi ngày một vững vàng hơn về tri thức về phương pháp, về khả năng tổ chức hoạt động cho mọi đối tượng học sinh. - Thông qua việc dự giờ thao giảng có thể tổ chức chuyên đề đánh giá những ưu điểm những tồn tại trong hoạt động chuyên môn của một đợt thao giảng từ đó thúc đẩy sự sáng tạo, sự đột phá, sự đổi mới trong việc linh hoạt sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học.Khích lệ được giáo viên có nhiều cố gắng trong chuyên môn, từ đó phát triển được phong trào thi đua: “ dạy tốt học tốt”. 3.4. Dự giờ chuyên đề Là hoạt động sư phạm cấp trường hoặc tổ nhằm đi đến thống nhất các bước lên lớp, tháo gỡ những khó khăn trong những bài dạy khó, hay phương pháp dạy một tiết lí thuyết, một tiết thực hành hay ôn tập. Dự chuyên đề về phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụđạo học sinh yếu kém, chuyên đề về phương phápôn tập thi tuyeenr sinh lớp 10, phương pháp dạy học tích hợp với các chuyên đề như chuyên đề dạy học lồng ghép với giáo dục văn minh thanh lịch của người Hà Nội, chuyên đề vềphương pháp bàn tay nặn bột, dạy học kết hợp với giáo dục môi trường,tích hợp với an toàn giao thông qua các môn học Giáo dục công dân,Hoạt động ngoài giờ lên lớp, các chuyên đềdạy học theo định hướng tiếp cận và phát triển năng lực của học sinh. * Ưu điểm: - Qua dự giờ chuyên đề, giáo viên nắm bắt được tiến trình phương pháp dạy học của một dạng bài nào đó. -Qua hoạt động chuyên đề đẩy mạnh hoạt động tổ chuyên môn. -Qua dự giờ chuyên đề tháo gỡ những khó khăn về chuyên môn mà trong tổ, nhóm gặp phải, làm chỗ dựa vững chắc cho giáo viên mới ra nghề học tập chuyên môn. - Qua dự giờ chuyên đề, thúc đẩy hoạt động chuyên môn thông qua các hoạt động giáo dục khác.Từ đó giáo viên trao đổi những kinh nghiệm dạy học, đặc biệt là kỹ năng dạy học lồng ghép góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Qua những việc làm đó người quản lý sẽ đánh giá được trình độ chuyên môn và kinh nghiệm dạy học của từng giáo viên. Từ đó phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại mà giáo viên thường mắc nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong trường . 3.5. Dự giờ ứng dụng công nghệ thông tin Là hoạt động sư phạm ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy *Ưu điểm: -Những tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin khai thác được nhiều hình ảnh sống động, hệ thống bài tập, trò chơi… làmcho bài giảng sinh động, hấp dẫn, học sinh tiếp thu cả bằng kênh hình và kênh chữ tốt hơn. 11/15 - Đối với giáo viên, tiết dạy nhẹ nhàng mà hiệu quả hơn, học sinh hứng thú với giờ học bởi các hình ảnh trực quan sinh động( Tuy nhiên giáo viên sẽ mất nhiều thời gian hơn trong khâu soạn bài). -Đểđẩy mạnh hoạt động chuyên môn trong nhà trường có ứng dụng công nghệ thông tin tôi làm các bước sau: Bước 1:Khuyến khích giáo viên dạy học và soạn bài có ứng dụng công nghệ thông tin. Cán bộ giáo viên có trình độ tin học tốt hỗ trợ cho giáo viên chưa thành thạo.Tổ chức các chuyên đề tin học để phổ biến và tập huấn các phần mềmáp dụng vào soạn giảng cho giáo viên như phần mềm Violet, phần mềm Geosketpat, phần mềm Trộn đề kiểm tra trắc nghiệm… Bước2:Tuyên dương những giáo viên cónhững giờ dạy ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả. Bước 3: Coi đây là tiêu chí để đánh giá thi đua sự cố gắng của từng giáo viên. Bước 4:Khi đội ngũ giáo viên đã ý thức được vai trò và ý nghĩa của việc dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin sẽ xây dựng quy chế bắt buộc tất cả các giờ thao giảng hội giảng giáo viên phải soạn bài giảng bằng giáo án điện tử. Song song với những bước trên tôi cũng tham mưu để hiệu trưởng đầu tư máy móc lắp đặt trong phòng học, tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin một cách chủ động, đồng thời cũng có những quy định cụ thể khi ứng dụng công nghệ thông tin tránh biến thành giờ trình chiếu minh họa. 3.6. Dự dự giờ song song: Là việc dự cùng một bài nhưng giữa hai giáo viên khác nhau ở hai lớp khác nhau. * Ưu điểm: - So sánh được cùng một nội dung kiến thức mỗi giáo viên vận dụng phương pháp dạy học, cách thức tổ chức khác nhau… nên hiệu quả giờ dạy khác nhau. - Tìm được những sáng tạo của mỗi giáo viên khi vận dụng kiến thức và khai thác nội dung bài giảng . Thông qua việc dự giờ cho người dạy tiết trước cùng dự để rút kinh nghiệm cho việc dạy của mình và bổ sung cho đồng nghiệp.Giáo viên dạy tiết trước học được ở giáo viên dạy tiết sau những vấn đề gì người dạy ở tiết thứ nhất bổ sung cho người dạy ở tiết thứ hai những vấn đề gì? Thông qua việc làm đó mỗi giáo viên thấy rõ nhất điểm mạnh của mình để phát huy, để tự khẳng định mình và điểm hạn chế của mình, của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho tiết dạy sau tốt hơn. 4.Giải pháp 4:Đánh giá giờ dạy thông qua kiểm tra kết quả học sinh Sau khi tiến hành ba giải pháp trên, một khâu quan trọng nữa là kiểm tra đánh giá kết quả giờ dạy của giáo viên thông qua các bài kiểm tra với học sinh trên lớp.Có như thế việc kiểm tra đánh giá giáo viên mới thực sự hoàn thiện. 4.1 Kiểm tra học sinh trên lớp ngay sau giờ dạy Nội dung là kiến thức của bài vừa học và chấm điểm trực tiếp.Nội dung là những câu hỏi ngắn, trọng tâm về một trong những kiến thức vừa được tiếp thu.Những câu hỏi thông hiểu và vận dụng thấp phù hợp với nội dung bài có hướng mở.Thời gian làm bài khoảng 5 đến 7 phút.Học sinh rất sôi nổi chủ động trả lời các câu hỏi. 12/15 Sau khi chấm và tổng hợp kết quả, lấy đó làm cơ sở đánh giá kết quả cụ thể như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu 8B 44 26 12 2 0 6A 41 16 15 10 0 8C 45 18 20 6 1 9D 43 10 16 15 2 Với kết quả như trên,tôi có thể khẳng định rằng học sinh hiểu bài và vận dụng được kiến thức đã học ở mức độ cao, như vậy giờ dạy của giáo viên đạt kết quả theo yêu cầu chung. 4.2. Kiểm tra kết quả giảng dạy giáo dục của giáo viên thể hiện ở việc đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh qua quá trình học sinh được giáo dục trong từng tháng, học kỳ, năm học. Là điểm kiểm tra định kỳ mà học sinh đạt được thông qua theo dõi sổ lớp trong học kỳ trong năm học.Đề kiểm tra là sự thống nhất trong nhóm chuyên môn đảm bảo phù hợp học sinh từng lớp.Yêu cầu đề ra phải đảm bảo đúng ma trận, đảm bảo trọng tâm kiến thức. Kiểm tra điểm định kì lần 1, lần 2, so với điểm định kì lần sau.Theo dõi sự tiến bộ của học sinh qua từng lần kiểm tra để đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên. Lớp 7C Lần kiểm Giỏi Khá Trung Yếu Năm học tra bình 2020- 2021 45 1 13 21 9 2 45 2 15 22 7 1 45 3 18 23 4 0 4.3. Kiểm tra kết quả giảng dạy của giáo viên thể hiện ở việc đánh giá kết quả học tập rèn luyện của học sinh qua các lần kiểm tra chung của khối lớp trên cơ sở đó nắm vững sự tiến bộ của học sinh và giáo viên. 4.4. Kiểm tra kết quả giảng dạy lên lớp tốt nghiệp của các bộ môn mà giáo viên được phân công qua kết quả tham gia kỳ thi các cấp. IV. MỘTSỐKẾTQUẢĐẠTĐƯỢCCỦANHÀTRƯỜNGTRONGNĂMHỌC Sau hai năm đổi mới phương pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên, tôi nhận thấy chất lượng dạy học và trình độ chuyên môn của giáo viên đã có sự thay đổi. Cụ thể: 1. Đối với giáo viên: STT Nội dung Kết quả trước Kết quả sau 1 Công tác - Giáo án chuẩn bị sơ - Giáo án chuẩn bị chu đáo, có chuẩn bị của sài, chưa có sự đầu tư, đầu tư, nghiên cứu kĩ hơn giáo viên nghiên cứu chu đáo. - Sử dụng đồ dùng và thiết bị - Đồ dùng phục vụ cho dạy học hiệu quả tiết dạy còn hạn chế 13/15 STT 2 3 4 5 Nội dung Kết quả trước Hoạtđộng lên - Giáo viên chưa chủ lớp động khi lên lớp vì khâu chuẩn bị chưa tốt, chưa phân định rõ ràng từng hoạt động, chưa đa dạng được các hoạt động dạy học - Sử lí chưa tốt các tình huống xảy ra Đổi mới - Vẫn tổ chức dạy học phương pháp theo phương pháp cũ là chủ yếu: nêu vấn đề, truyền thụ kiến thức một chiều, độc thoại… - Có sử dụng phương pháp mới nhưng còn hình thức, chưa hiệu quả: Hoạt động nhóm, khăn phủ bàn… Ứng dụng Hạn chế công nghệ thông tin Xếp loại giờ dạy - Giỏi: 60% - Khá: 40% Kết quả sau - Các bước lên lớp được phân định rõ ràng - Giáo viên chủ động giảng bài, sử lí tốt các tình huống giáo dục - Đã đổi mới phương pháp theo hướng tiếp cận năng lực học sinh - Tổ chức hoạt động nhóm, khăn phủ bàn, phương pháp bàn tay nặn bột…hiệu quả hơn 100% tiết thao giảngđã cóứng dụng công nghệ thông tin; 80% các tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin. Giỏi: 80% Khá: 20% Như vậy, saukhi thử nghiệm các giải pháp nêu trên tôi nhận thấy công tác tổ chức kiểm tra đánh giá giờ dạy của giáo viên trên lớp đã tác động rất lớn đến chất lượng dạy học của nhà trường cũng như góp phần nâng cao trình độ chuyên môn đối với đội ngũ giáo viên của nhà trường. 2.Đối với học sinh: Học sinh được học những tiết học được thầy, cô chuẩn bị chu đáo, có đổi mới phương pháp, phát triển được năng lực học sinh. Học sinh được chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức. Các em hứng thú học tập hơn, tích cực học tập hơn dẫn đến kết quả học tập cao hơn. Ngoài ra các em còn được phát triển các năng lực: Giao tiếp, làm việc nhóm, … 3. Đối với giờ dạy trên lớp - Về phương pháp có nhiều đổi mới giáo viên đã phát huy khả năng học tập của học sinh tạo cho học sinh tính tích cực chủ động trong tiếp thu kiến thức, có kiến thức và kỹ năng vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Về nội dung bài, giáo viên đã khai thác được kiến thức ở nhiều mức độ khác nhau, khắc sâu được kiến thức cơ bản, mở rộng cho học sinh nhiều phương pháp, truyền thụ kiến thức với hệ thống câu hỏi đưa ra cho học sinh và 14/15 nhữngtình huống có vấn đề buộc em phải tư duy từ đó học sinh có cái nhìn tổng thể trước khi tiếp cận và định hướng trả lời xây dựng bài. - Về phong thái: giáo viên tự tin nhẹ nhàng gần gũi có điều kiện giúp đỡ được học sinh yếu mà vẫn phát huy được khả năng của học sinh khá giỏi. - Về kết quả học tập của học sinh: các em được làm việc nhiều hơn, có nhiều ý tưởng trình bày, tự mình làm chủ trong các hoạt động của mình, được khuyến khích trong việc tìm đáp án trả lời. 4.Đối với tâm lý giáo viên Sau khi được dự giờ thăm lớp giáo viên đã chủ động nhiều về tâm thế khi đến lớp.Giáo viên tự tin và vững vàng về kiến thức, chủ độngvề phương pháp, hạn chế tâm lý ngại có cán bộ quản lý hay tổ trưởng và giáo viên khác dự giờ mà thay vào đó là sự sẵn sàng trao đổi chuyên môn cùng với tổ trưởng và giáo viên dự để cùng tiến bộ. 5. Đối với người quản lý Thúc đẩy việc hoạt động chuyên môn trong nhà trường, tạo ra một phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, đổi mới phương pháp dạy học, thi đua có những tiết dạy hay, dạy giỏi…, thúc đẩy được cá nhân tích cực trong hoạt động chuyên môn của nhà trường. 15/15 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua quá trình thực hiện tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện nhiệm vụ này là: 1. 1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá theo tuần, tháng, năm - Công tác kiểm tra cần được công bố ngay từ đầu năm học trên kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường. - Xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết cho việc kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp tháng, tuần,năm và những giáo viên được tham gia và công tác kiểm tra đánh giá cũng được biết và có kế hoạch thực hiện. 1. 2. Kết hợp các lực lượng cùng kiểm tra đánh giá Phối hợp lực lượng:Ban giám hiệu,Tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên cốt cán một cách thống nhất, nhằm đảm bảo các yêu cầu hóa toàn diện theo kế hoạch việc phối hợp các lực lượng kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp sẽ đảm bảo tính khách quan, chủ động và cùng tiến hành một lúc ở nhiều lớp, đem lại kết quả thông tin ngược chiều nhanh chóng hơn, toàn diện hơn.Mặt khác, phối hợp các lực lượng đánh giá còn tạo được một đội ngũ kiểm tra đánh giá giờ lên lớp rất thuận lợi cho nhà trường, biến quá trình đánh giá thành quá trình tự đánh giá của giáo viên. 1.3.Giải quyết những vấn đề này sinh trong khi kiểm tra đánh giá Thường xuyên duy trì giải quyết những vấn đề nảy sinh sau đánh giá, thống kê số liệu, theo dõi sự tiến bộ trong đánh giá.Từ đó xem những mặt mạnh có được phát huy không?Những tồn tại có được khắc khắc phục không? và khắc phục ở mức độ nào? cần tiếp tục triển khai như thế nào? Trong quản lý, muốn công tác kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp của giáo viên đạt hiệu quả cao đòi hỏi người quản lý phải: -Nhận thức đúng đắn đầy đủ và sâu sắc về vị trí vai trò tầm quan trọng của việc đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên. - Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, biết tuân thủ nguyên tắc quản lý kiểm tra, đánh giá. Nắm vững các quy định chuẩn đánh giá của Bộ,Sở và Phòng Giáo dục Đào tạo và của nhà trường. -Có tinh thần trách nhiệm cao, giải quyết công việc có tình, có lý đặc biệt phải khách quan, công bằng trong kiểm tra đánh giá giáo viên. 2. Khuyến nghị -Phòng Giáo dục và Đào tạotiếp tục tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn cấp huyện để giáo viên được tham gia, từ đó học tập rút kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. - Phòng Giáo dục và Đào tạo phổ biến những SKKN hay, áp dụng hiệu quả tại đơn vị để các trường học tập. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáodục vàĐàotạo( 2018), Chỉthịsố 2919/CT-BGDĐTngày 2. 3. 4. 5. 6. 10/8/2018 vềnhiệm vụchủyếunăm học2018-2019củangànhGiáodục. Chu Mạnh Nguyên( Chủ biên), Giáo trình bồi dưỡng cán bộ quản lí THCS- Nhà xuất bản Hà Nội, năm 2006. Lưu Xuân Mới( 1999), Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong giáo dục, trường CBQLGD vàĐTTW1, Hà Nội. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013(Nghị quyết Hội nghị lần thứ8, Ban chấp hành Trung ương khóaXI) vềđổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Nghị quyết 40/2000/QH10, ngày 09/12/2000 vềđổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Nguyễn Văn Lê(1998), Xây dựng kế hoạch năm học, công tác kiểm tra của người cán bộ quản lí giáo dục, Nhà xuất bản giáo dục.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan