Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp lồng ghép kiến thức lịch sử địa lí địa phương trong giản...

Tài liệu Skkn một số biện pháp lồng ghép kiến thức lịch sử địa lí địa phương trong giảng dạy môn lịch sử và địa lí lớp 5

.PDF
30
269
52

Mô tả:

“Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử - Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5” A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Đổi mới phương pháp dạy học và cải tiến nội dung sách giáo khoa ở tiểu học là một bước tiến quan trọng của giáo dục Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu kiến thức cũng như sự phát triển của đất nước trong xã hội ngày nay. Những môn học ở tiểu học đều cung cấp cho học sinh kiến thức và kỹ năng nhất định, tạo ra một hệ thống giáo dục toàn diện giúp cho học sinh nắm vững những tri thức cần thiết để vận dụng vào cuộc sống thực tiễn gần gũi với cuộc sống hằng ngày cũng như tích luỹ vốn kiến thức cho tương lai. Tương tự như những môn học khác của giáo dục tiểu học, phần Lịch sử và Địa lí có một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh về những mốc son về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian từ buổi đầu dựng nước tới nay, hay những sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Thông qua những kiến thức đó môn học Lịch sử và Địa lí rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản của việc quan sát và nhận biết các sự vật hiện tượng, các sự kiện lịch sử để trình bày những hiểu biết của bản thân bằng lời nói và bài viết, biết vận dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn của cuộc sống. Qua đó bồi dưỡng và phát triển cho các em thói quen ham học hỏi, tìm hiểu và xây dựng tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc. Một trong những mục tiêu trọng điểm của việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống đòi hỏi nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí phải cung cấp cho các em những thông tin, sự kiện hoặc những giá trị về lịch sử và địa lí của địa phương, nơi học sinh đang sinh sống. Nhưng cho đến nay nội dung chương trình môn học Lịch sử, Địa lí địa phương ở Tiểu học còn rất ít (ở lớp 5 có 2 tiết Lịch sử, 2 tiết Địa lí nhưng không đủ cung cấp hết kiến thức địa phương tại nơi đang sinh sống ở phường hay phạm vi trong quận, thanh phố cho cho học sinh). Vậy chúng ta phải làm gì để cung cấp thêm cho học sinh những kiến thức về lịch sử, địa lí địa phương như thế. Nếu xét về góc độ chương trình chính khoá thì các tiết học về lịch sử địa lí đã được phân bổ sát với thời gian học tập, 2 tiết lịch sử, 2 tiết địa lí địa phương ở lớp 5 khó có thể giúp học sinh lĩnh hội hết lượng kiến thức thực tế trong cuộc sống hiện nay. Xét về góc độ hoạt động ngoài giờ thì thời gian cũng không nhiều hoặc một số trường có điều kiện không thuận lợi cho việc triển khai hoạt động ngoại khoá về lịch sử địa lí địa phương. Chính vì thế trong quá trình dạy và học về môn Lịch sử và Địa lí giáo viên cần sắp xếp 1/30 “Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử - Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5” thời gian cũng như sự hợp lí về chương trình để lồng ghép những kiến thức lịch sử địa lí địa phương vào trong tiết học nhằm cung cấp thêm cho học sinh những kiến thức địa phương cần thiết để làm vốn tích luỹ cho tri thức học sinh cũng như việc vận dụng vào thực tế của các em. Đó cũng là lí do mà tôi chọn nội dung “Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử - Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5.” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu. Đánh giá thực trạng của việc dạy lồng ghép lịch sử - địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5 từ đó đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm cung cấp thêm cho học sinh lớp 4; 5 những kiến thức về lịch sử - địa lí địa phương từ đó khắc sâu tình yêu và niềm tự hào về quê hương, dân tộc của các em. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. - Khách thể nghiên cứu: Dạy học tích hợp trong môn Lịch sử - Địa lí ở tiểu học. - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp lồng ghép kiến thức lịch sử - địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5 tại trường tôi công tác. 4. Giả thiết khoa học. Nếu đưa ra được các biện pháp giảng dạy lồng ghép lịch sử - địa lí địa phương cho học sinh lớp 4; 5 phù hợp thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5 ở trường tôi, đồng thời giáo dục tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cho học sinh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy lồng ghép lịch sử - địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5. - Nghiên cứu thực trạng của việc dạy lồng ghép lịch sử - địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5 ở trường tôi công tác. - Đề xuất một số biện pháp có tính thực tiễn trong việc lồng ghép kiến thức lịch sử địa lí địa phương vào bài dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5 tại trường tôi. 6. Phạm vi nghiên cứu. - Lĩnh vực khoa học: Dạy học tích hợp ở tiểu học. - Địa bàn nghiên cứu: Trường tiểu học tôi đang công tác ở một quận thuộc Thành phố Hà Nội. 2/30 “Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử - Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5” - Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: giáo viên và học sinh lớp 4; 5 trường tiểu học tại địa phương tôi đang công tác. - Thời gian nghiên cứu: tháng 9 năm 2015 đến tháng 4 năm 2017. (2 năm) 7. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp phân tích – tổng hợp. Nghiên cứu lí luận từ sách và tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nội dung của đề tài. - Phương pháp điều tra. Tôi tiến hành điều tra nội dung các bài dạy có liên quan đến kiến thức lịch sử địa phương của môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4; 5. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Tiến hành tổng kết nội dung nghiên cứu của những đề tài liên quan. Từ đó có cơ sở biên soạn một số bài dạy có lồng ghép kiến thức lịch sử địa phương trong môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4; 5. - Phương pháp thống kê toán học. 3/30 “Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử - Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5” B. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn việc dạy lồng ghép. 1.1 Cơ sở lí luận. 1.1.1 Khái niệm dạy học lồng ghép. Dạy học tích hợp ở tiểu học tức là phối kết hợp quá trình học tập những môn học khác nhau bằng các tình huống tích hợp, xoay quanh những mục tiêu chung cho một nhóm môn, tạo thành môn học tích hợp. Ví dụ: Môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5 tích hợp các kiến thức về điều kiện tự nhiên với con người, con người với các hoạt động sản xuất. Tích hợp lồng ghép nội dung chứ không tạo thành môn học, muốn dạy tốt đòi hỏi người giáo viên cần trang bị kiến thức cho mình qua tinh thần tự học, tự tích lũy kiến thức thông qua Sổ tư liệu. Không phải xã hội có kiến thức vấn đề nóng bỏng nào ta cũng đưa vào dạy được. Dạy tích hợp có nghĩa là ta lồng ghép một phần nội dung vào trong tiết học sinh hoạt tập thể, tiết ngoại khóa, tiết chính khóa. Thực chất trước kia chính là phần liên hệ thực tế sau bài dạy, nhưng đến nay ta gọi thành tích hợp nội dung nhằm cụ thể hóa nội dung dạy học cho rõ hơn. Tích hợp lồng ghép nội dung lịch sử địa lí địa phương nghĩa là ta đưa những nội dung liên quan đến sịch sử địa phương nơi mình sinh sống vào tiết học để học sinh nắm được, hiểu được về lịch sử, văn hóa nơi mình sinh sống. 1.1.2 Căn cứ vào đặc điểm tâm lí của học sinh cuối cấp tiểu học. Về khả năng nhận thức: Tri giác của học sinh lớp 4; 5 còn mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Học sinh chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng, ... Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. Chính vì vậy việc nhận thức nhanh của học sinh còn hạn chế. Về nhân cách: Nhân cách của các em còn mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, học tập học sinh luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển. Chính vì vậy trong quá trình dạy học phải dùng những lời lẽ nhẹ nhàng mang tính gợi mở và chờ đợi, phải hướng các em đến với những hình mẫu nhân cách tốt đẹp mà không đâu xa, chính cha mẹ và thầy cô là những hình mẫu nhân cách ấy. 4/30 “Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử - Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5” 1.1.3 Dạy học lồng ghép Lịch sử - Địa lí địa phương trong môn Lịch sử Địa lí ở Tiểu học. 1.1.3.1 Mục tiêu giảng dạy lồng ghép Lịch sử - Địa lí địa phương trong môn Lịch sử - Địa lí ở lớp 4; 5. Môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5 có mục tiêu cung cấp cho học sinh các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu. Các sự vật hiện tượng và các mối quan hệ địa lí ở Việt Nam do đó tại địa phương, nơi các em đang sinh sống có rất nhiều sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử các địa danh, danh lam thắng cảnh quan trọng chưa được trình bày trong các tiết dạy trong sách giáo khoa. Bởi lẽ đó mục tiêu của giải pháp là cung cấp thêm cho học sinh những kiến thức về lịch sử địa phương thông qua việc lồng ghép vào trong một số bài dạy thuộc môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4; 5 tại trường tiểu học tôi đang công tác. 1.1.3.2 Yêu cầu của việc dạy học lồng ghép Lịch sử - Địa lí địa phương trong môn Lịch sử - Địa lí ở lớp 4; 5 * Lựa chọn nội dung giảng dạy. - Lựa chọn những nội dung có tính gần gũi, dễ nhớ mang tính cụ thể, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. - Những nội dung mang tính giáo dục cao nhằm góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc của địa phương nơi học sinh đang tham gia học tập. - Chọn nội dung mang tính đặc sắc, cô đọng, súc tích, không dàn trải. - Nội dung đưa ra giảng dạy đảm bảo tính chính xác về thông tin, không sai lệch. * Lựa chọn phương pháp phù hợp. Khi dạy về lịch sử địa phương cho học sinh giáo viên thường sử dụng phương pháp quan sát và vấn đáp. Nội dung của bài giảng thường được mô phỏng hoặc bằng những hình ảnh cụ thể mà giáo viên đã sưu tầm được đưa ra cho học sinh quan sát và tìm hiểu. Đặc biệt các bài dạy về lịch sử địa phương thường dạy bằng giáo án điện tử điều này giúp học sinh tiếp thu bài nhanh, hứng thú. Ngoài ra để đạt hiệu quả cao, giáo viên cũng cần cho học sinh trực tiếp tham gia các họat động trùng tu các di tích lịch sử như đình, chùa, miếu … của địa phương. Bên cạnh đó có thể giao cho học sinh nhiệm vụ thu thập thông tin, tìm hiểu, sưu tầm các tài liệu lên quan đến lịch sử của địa phương nơi mình sinh sống. Điều đó giúp các em ghi nhớ và có ý thức giữ gìn các di tích lịch sử và điều quan trọng hơn là các em hiểu về lịch sử địa phương một cách chủ động tích cực. 5/30 “Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử - Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5” 1.1.3.3 Vai trò của việc dạy lồng ghép Lịch sử - Địa lí địa phương trong phân môn Lịch sử - Địa lí cho học sinh tiểu học. Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như chương trình SGK ở tiểu học nói chung và môn Lịch sử và Địa lí nói riêng là một sự thay đổi lớn của ngành giáo dục. Cũng như các môn học khác của tiểu học, môn Lịch sử và Địa lí góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu giáo dục ở bậc tiểu học theo đặc trưng môn học của mình. Môn Lịch sử và Địa lí cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng và các nhân vật lịch sử tiêu biểu. Các sự vật, hiện tượng và cá mối quan hệ địa lí đơn giản ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Những bài học về địa lí, về lịch sử chính là những kiến thức quý giá giúp cho học sinh bước đầu tìm kiếm, thu thập tư liệu lịch sử, nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử và địa lí. Qua đó tạo cho các em tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên về các di tích lịch sử văn hoá. Để thực hiện được mục tiêu đó thì lịch sử và địa lí địa phương đóng góp một phần không nhỏ trong việc bảo vệ và giữ gìn những nét lịch sử quan trọng ở địa phương nơi học sinh đang sinh sống hoặc biết được một số tình hình địa lí ở địa phương để có những giải pháp trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng làm sao đưa được những nét lịch sử địa lí cơ bản của địa phương vào trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí ở Tiểu học lại là một vấn đề không đơn giản. Về thời gian phân phối chương trình, môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5 chỉ có 2 tiết lịch sử và 2 tiết địa lí vào cuối năm, không có nhiều thời gian để giảng dạy đày đủ và kĩ lưỡng. Vì thế chúng ta cần làm gì để vừa cung cấp nhiều yếu tố lịch sử và địa lí địa phương cho học sinh vừa đảm bảo thời gian chương trình quy định. Đó cũng chính nội dung trọng tâm cho việc nghiên cứu và phương pháp lồng ghép kiến thức vào các tiết dạy Lịch sử và Địa lí ở lớp 4; 5. Giảng dạy lịch sử - địa lí địa phương có vị trí quan trọng trong việc hình thành và giáo dục tình cảm và lòng tự hào về quê hương cho học sinh. Song để lịch sử địa phương có thể trở thành môn học được học sinh nhớ đến và yêu thích nó không chỉ đòi hỏi phải tăng số tiết dạy trong chương trình dạy lịch sử dân tộc, mà còn đòi hỏi các thầy cô cần đổi mới phương pháp dạy, tạo sự hứng thú trong các em, khiến mỗi giờ lên lớp môn lịch sử không phải là giờ của "đọc, chép và học thuộc". Có như vậy, lịch sử mới trở thành môn học bồi đắp trong mỗi học sinh lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, góp phần củng cố ý chí, bản lĩnh rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 6/30 “Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử - Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5” 1.2. Cơ sở thực tiễn. 1.2.1 Mô tả địa bàn khảo sát. Trường tiểu học tôi đang công tác là một đơn vị mới được tách ra từ một trường tiểu học trong phường. Trường được đóng trên địa bàn trên trục phố của phường thuộc một quận ở Thành phố Hà Nội. Đây là một phường rộng với số dân đông và cũng là vùng đất gắn liền với một số sự kiện lịch sử nên có di tích lịch sử địa phương gắn liền với sự kiện lịch sử đó. Do chương trình học tập của nhà trường được bố trí dàn trải đủ trong tuần nên việc triển khai các bài dạy lồng ghép hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp của trường tôi chưa thực hiện được. Do trường mới được thành lập nên đội ngũ giáo viên còn hạn chế, cả trường mới có 22 giáo viên tham gia dạy học với 16 lớp (năm 2015-2016) và 23 giáo viên tham gia dạy học với 17 lớp (năm 2016-2017). Số học sinh cũng chỉ hơn 600 em (năm 2015-2016) và khoảng 700 em (năm 2016-2017). Riêng khối 5 chỉ có 3 lớp với 115 học sinh. Trong khi đó cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn. Đồ dùng dành cho dạy học chủ yếu là tranh ảnh, máy chiếu không có phải đi mượn, chỉ có ba màn hình thỉnh thoảng các tiết chuyên đề mới sử dụng. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc dạy học và kết quả học tập của học sinh. 1.2.2 Thực trạng của việc dạy học lồng ghép Lịch sử - Địa phương trong môn Lịch sử - Địa lí lớp 4; 5 ở trường chúng tôi. 1.2.2.1 Về phía giáo viên. Nguồn tài liệu chủ yếu để giảng dạy lịch sử địa phương là cuốn sách "Lịch sử truyền thống xã do NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội - 2000.” ; “Kỷ yếu: Giảng dạy lịch sử địa phương quận - Năm học 2013-2014.” Và bên cạnh đó là tham khảo thêm các cụ người cao tuổi trong làng. Công tác soạn giảng hầu như mới chỉ mang tính tham khảo, sư tầm, chưa chú trọng đến nội dung, nên chất lượng chưa cao. Giáo án còn sơ sài, với lí do nguồn tài liệu tham khảo không đủ, thiếu định hướng, các tiết dạy còn qua loa. Phương pháp giảng dạy tiết lịch sử địa phương mới chỉ dừng lại ở phương pháp truyền thống: kể chuyện, đọc trong sách tư liệu, tự tìm hiểu tài liệu… 1.2.2.2 Về phía học sinh. Do các em học sinh còn nhỏ, chưa nhận thức được việc học, lĩnh hội kiến thức lịch sử còn thụ động. Phần lớn phụ thuộc và sự truyền thụ kiến thức của giáo viên và hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên thực hiện. Việc tự học, tự tìm hiểu về kiến thức lịch sử còn rất nhiều hạn chế đặc biệt là kiến thức lịch sử, địa lí địa phương. Tuy nhiên với đặc thù là học sinh Tiểu học, nếu có sự khích lệ, động viên của giáo viên hay những hình thức học tập phong phú thì học sinh rất say mê học 7/30 “Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử - Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5” tập, hứng thú với bài giảng của giáo viên. Nhờ đó việc nắm vững kiến thức lịch sử, địa lí địa phương là rất hiêu quả. 1.2.2.3 Nguyên nhân của thực trạng trên. 1.2.2.3.1 Nguyên nhân khách quan. - Thời gian bố trí các tiết học đã được ấn định cụ thể theo chương trình, chỉ có 2 tiết lịch sử, 2 tiết địa lí vào cuối năm (đối với lớp 5) mà nội dung cần hướng tới học sinh cần nhiều nên rất khó triển khai lồng ghép nếu GV không đầu tư một cách bài bản. Đa số gia đình phụ huynh là những gia đình làm nông nghiệp, trình độ dân trí thấp nên việc tạo điều kiện giúp đỡ con cái học tập bị hạn chế. - Đối tượng học tập trong lớp không đồng đều, rất khó cho việc thực hiện những hình thức lồng ghép như thế này. - Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu học tập của học sinh. - Tài liệu tham khảo như sách báo, thư viện điện tử của nhà trường còn hạn chế nên rất khó khăn cho hoc sinh tìm hiểu thêm. 1.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan. Kiến thức về lịch sử địa phương của học sinh ở đây còn rất hạn chế. Một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết chưa chịu khó tìm tòi học hỏi để đổi mới hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc điểm cũng như lúa tuổi học sinh trong lớp. Việc sử dụng lồng ghép các kiến thức về lịch sử địa phương vào trong các bài dạy là hết sức cần thiết và mang lại những yếu tố thiết thực cho học sinh. Thông qua việc lồng ghép kiến thức trong mỗi bài dạy, giáo viên có thể giúp học sinh tìm hiểu thêm về những địa danh lịch sử, những danh lam thắng cảnh gần gũi các em để từ đó giáo dục các em biết chăm sóc, bảo vệ và tôn tạo nó cho được bền vững hơn. Bên cạnh những mặt mạnh của những phương pháp dạy học này thì việc xảy ra những điểm yếu là không thể tránh khỏi nếu giáo viên tổ chức không phù hợp, không logic: - Ảnh hưởng thời gian đến tiết học, làm mất thời gian bởi các tiết học khác. - Rất dễ làm loãng nội dung kiến thức bài dạy nếu lồng ghép bài dạy không hợp lí. - Học sinh sẽ không hiểu hết kiến thức của giáo viên truyền đạt nếu không có phương pháp tích cực. 8/30 “Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử - Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5” - Để thấy rõ được điều này, ngay vào đầu năm học lớp 4 năm 2015-2016, tôi đã tiến hành khảo sát về mức độ hứng thú đối với một số môn học của 37 học sinh lớp 4A1 trường tôi đang công tác và thu được kết quả như sau: Bảng mức độ hứng thú đối với một số môn học. Sự hứng thú Môn học Môn Toán Môn Tiếng Việt Môn Khoa học Môn Lịch sử và Địa lí Môn Mĩ thuật Môn Thể dục Môn Âm nhạc Môn Kĩ thuật Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ % lượng % lượng % lượng % lượng 11 10 12 6 15 15 11 10 29,8% 27,2% 32,3 % 16,2% 40,5% 40,5% 29,8% 27,2% 13 12 13 9 11 12 12 12 35,1% 32,3% 35,1% 24,3% 29,8% 32,3% 32,3% 32,3% 9 10 10 14 9 7 8 8 24,3% 27% 27% 37,9% 24,3% 19% 21,6% 21,6% 4 5 2 8 2 3 6 7 10,8% 13,5% 5,6% 21,6% 5,5% 8,2% 16,3% 18,9% Bảng số liệu đã giúp ta thấy được số học sinh hứng thú, yêu thích môn Lịch sử và Địa lí thấp hơn hẳn hai môn Toán và Tiếng Việt và các môn học khác, điều đó phần nào phản ánh được thực trạng dạy và học tập môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4; 5 của trường tôi. 9/30 “Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử - Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5” 2. Một số biện pháp dạy lồng ghép lịch sử- địa lí địa phương. 2.1. Biện pháp 1: Nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu. Để thực hiện được đề tài này trước hết tôi đã nghiên cứu kĩ nội dung Sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5, Sách giáo viên và sách Thiết kế bài giảng lớp 4; 5 nhằm giúp cho mình có bài giảng đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng. Bên cạnh đó tôi luôn quan tâm đến nhiệm vụ năm học và các công văn liên quan đến dạy lịch sử địa phương ở cấp học của mình (Tiểu học) từ Bộ Giáo dục, Sở giáo dục, Phòng giáo dục và Nhiệm vụ năm học của trường tôi công tác nhằm nắm rõ mục tiêu từ đó vạch ra kế hoạch cụ thể cho quá trình dạy học của mình. Tuy nhiên để thực hiện được đề tài này được hiệu quả, ngoài sách theo quy định của ngành thì tôi tìm hiểu một số tài liệu khác nói về lịch sử địa phương của làng và phường như: Lịch sử truyền thống xã, Kỉ yếu giảng dạy Địa lí địa phương Quận. Qua một thời gian sinh sống tại phường và công tác tại trường, tôi đã dành thời gian để tìm hiểu về những nét lịch sử nơi đây qua kinh nghiệm, qua tài liệu liên quan đến địa phương, qua việc lĩnh hội từ các cụ người cao tuổi, … Nhờ đó mà biết rằng phường nơi tôi đang công tác là Phường nằm ở phía Đông Bắc quận Hoàng Mai. Với diện tích đất tự nhiên là : 557,0444 ha, có 11 khu dân cư với 34 Tổ dân phố; dân số trên địa bàn phường tính đến nay khoảng hơn 24.000 nhân khẩu. Trên địa bàn Phường có 03 đình, 03 chùa đều được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa . Phường đã và đang tích cực hướng dẫn nhân dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, mở rộng hệ thống sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAT (VietGAP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Vietnamese Good Agricultural Practices có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành năm 2008), đảm bảo năng suất chất lượng cao cung cấp địa phương và thị trường Hà Nội. Xây dựng Thương hiệu rau an toàn ngày càng phát triển. ->Ngôi làng nơi trường tôi sống trên địa bàn là một vùng đất cổ nằm trên bãi bồi kề sát sông Hồng, án ngữ đường thuỷ phía nam kinh thành Thăng Long. Làng tôi có nguồn gốc từ người thuộc huyện Gia Lâm Hà Nội đã di cư từ bên kia sông sang để khai phá đất đai, lập nên làng xã mới. Xưa kia, làng còn có tên gọi khác. Có thể nói làng có trường tôi là làng cổ có đình chùa là di tích lịch sử đã được xếp hạng, bên cạnh đó còn có rất nhiều lễ hội như: Hội rước nước, vật cầu,bắt vịt là những lễ hội đặc sắc của địa phương. Ngoài ra trồng rau sạch là nghề truyền thống có từ lâu. Vì vậy việc lồng ghép lịch sử và địa lí địa phương vào chương trình môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4; 5 tại trường tôi là việc rất cần thiết phải làm. 10/30 “Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử - Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5” Nhờ việc nắm rõ những nét riêng biệt về lịch sử, địa lí địa phương nên trong quá trình giảng dạy tôi đã lồng ghép các kiến thức một cách chủ động, linh hoạt giúp học sinh dễ hiểu và thích thú hơn trong quá trình học tập. Sau khi đã tìm hiểu kĩ về lịch sử, địa lí địa phương tôi đã tiến hành áp dụng lồng ghép vào trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên việc giảng dạy lồng ghép không phải tùy tiện mà phải lựa chọn những bài nào để áp dụng cho phù hợp. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm và đặc thù của từng bài, tôi thấy có thể áp dụng dạy lồng ghép vào một số bài sau: 2.1.1 Đối với lớp 4. * Các bài Phần Lịch sử: - Chùa thời Lí. - Nhà Trần và việc đắp đê. - Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Năm 1786) * Các bài Phần Địa lí: - Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. - Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn. - Một số dân tộc ở Tây Nguyên. - Thành phố Đà Lạt. - Đồng bằng Bắc Bộ. - Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. - Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. - Người dân ở đồng bằng Nam Bộ. - Người dân và hoạt động sản xuất ở Đồng bằng duyên hải miền Trung (tiếp theo). 2.1.2 Đối với lớp 5. * Phần Lịch sử: - Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. - Bài 9: Cách mạng mùa thu. - Bài 10: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập - Bài 16: Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới. - Bài 24: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không.” * Phần Địa lí: - Bài 3: Khí hậu. - Bài 4: Sông ngòi. - Bài 6: Đất và rừng. - Bài 8: Dân số nước ta. - Bài 9: Các dân tộc và sự phân bố dân cư. - Bài 10: Nông nghiệp. - Bài 14: Giao thông vận tải. 11/30 “Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử - Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5” Nhờ việc xác định được cụ thể những bài có thể lồng ghép vào giảng dạy nên tôi đã chủ động chọn được một số hình thức dạy học cho hợp lí để đưa việc lồng ghép vào hoạt động nào cho phù hợp nhất, hiệu quả nhất. 2.2. Biện pháp 2: Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 2.2.1. Đối với GV: Việc chuẩn bị kĩ nội dung bài sẽ giúp cho nội dung bài học được sâu sắc, đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, người GV cần lưu ý nắm chắc tiến trình của một bài học Lịch sử - Địa lí theo mô hình đổi mới phương pháp, đó là: 2.2.1.1 Định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ học tập; chuẩn bị đồ dùng dạy học. Đầu giờ học, GV cần có những định hướng cụ thể đối với nội dung bài học. Muốn làm tốt được điều này, theo tôi người GV cần lưu ý: - GV dặn dò học sinh từ tiết học trước, sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học. - Lời dẫn phải xúc tích. - Phải đề cập tới trọng tâm của bài học. - Tạo ấn tượng, hứng thú, gợi trí tò mò cho HS. 2.2.1.2 Tổ chức cho HS tiếp cận các nguồn sử liệu. Đây là khâu cực kì quan trọng của quá trình nhận thức lịch sử. Ở bước này có thể thực hiện bằng các biện pháp sau: - GV cho học sinh về sưu tầm tranh ảnh, các tư liệu liên quan bài học. - GV trình bày các sự kiện, sự việc, hiện tượng bằng PP tường thuật, miêu tả, kể chuyện kết hợp với các phương tiện trực quan và liên hệ thực tế địa phương. - Hoặc HS làm việc với các sự kiện được trình bày trong SGK từ đó tự liên hệ tại địa phương em sinh sống. 2.2.1.3 Tổ chức cho HS làm việc, tự giải quyết các nhiệm vụ học tập. Ở bước này, HS có thể trình bày ý kiến cá nhân, hoặc trao đổi trong nhóm, giao nhiệm vụ các thành viên trong nhóm về nhà tìm hiểu các nguồn tư liệu thầy giáo yêu cầu sưu tầm, tìm hiểu thông qua người thân để tìm ra ý kiến chung. 2.2.1.4 Kết luận vấn đề. - GV cho HS nhận xét, đánh giá những ý kiến cá nhân hoặc nhóm và bổ sung. - Khẳng định kết quả học tập của HS. - Chốt lại những vấn đề cần nắm chắc. 2.2.2 Sự chuẩn bị của HS. - Đối với HS lớp 4; 5, GV có thể yêu cầu các em chuẩn bị bài trước với một số nội dung như: tìm hiểu về nơi em sinh sống có đặc điểm về địa hình, khí hậu như thế nào? Có những nét truyền thống gì? Có di tích lịch sử nào? Gắn liền với sự kiện lịch sử nào? Nhân vật nào? thông qua sách, báo, Internet, sưu tầm 12/30 “Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử - Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5” tranh ảnh tư liệu, … để bài học được diễn ra sôi nổi, hào hứng, và quan trọng hơn là các em được chủ động lĩnh hội kiến thức. - Nói chung, để thực hiện một tiết dạy tốt có sự lồng ghép kiến thức lịch sử, địa lí địa phương thì việc chuẩn bị trước của giáo viên và học sinh là rất quan trọng. Nhờ có sự chuẩn bị, tìm hiểu trước mà GV chủ động về kiến thức và cho định hướng cho học sinh lĩnh hội một cách hợp lí. Còn học sinh cũng không bị động trước câu hỏi của giáo viên khi hỏi về vấn đề liên quan đến địa phương mình đang sing sống. 2.3. Biện pháp 3: Áp dụng một số phương pháp dạy học có hiệu quả vào dạy học. 2.3.1. Phương pháp trực quan và quan sát. Với phương pháp này tôi có thể áp dụng áp dụng đối với gần như tất cả các bài có liên quan. Ví dụ: Khi dạy bài “Bài 10: Chùa thời Lí - Lớp 4” (tr 32) phần Lịch sử. - Ở hoạt động 3: Sau khi học sinh đã kể các ngôi chùa thời Lí, giáo viên có thể mở rộng thêm bằng cách đưa ra tranh chùa Thúy Lĩnh, đình làng Thúy Lĩnh cho học sinh nhìn và quan sát kĩ rồi hỏi: Đố các em biết hình ảnh trên cảnh gì? Ở đâu? - HS sẽ hào hứng trả lời, lôi cuốn các em tham gia vào tiết học, tìm hiểu xem bức tranh trên là địa danh nào? Ví dụ: “ Bài 9: Thành Phố Đà Lạt - Lớp 4”( tr 93) phần Địa lí. Ở hoạt động 3: Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt. Hay bài “ Bài 10: Nông nghiệp - Lớp 5.” ( tr 87) phần Địa lí. Ở hoạt dộng 1: Ngành trồng trọt. - GV cho học sinh tìm hiểu xong hoa quả, rau xanh ở Đà Lạt hay ngành trồng trọt ở nước ta thì liên hệ tại địa phương em có trồng những loại rau nào? Thời gian nào có thể trồng rau đó? Có thể so sánh sự khác nhau về thời gian trồng của một số loại rau đó ở địa phương với Đà Lạt. Sau đó giáo viên đưa ra một số hình ảnh về hoạt động trồng, chăm sóc, thu hoạch rau của người dân ở địa phương. - Kết thúc phần nhận xét trên GV cho HS xem 1 đoạn video về cảnh hoạt động trồng, chăm sóc và thu hoạch của người dân ( Ở bài dạy này GV nên sử dụng phương tiện dạy học hiện đại là bài giảng điện tử cho có hiệu quả và khoa học hơn). 13/30 “Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử - Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5” Sản xuất rau sạch + Qua các hình ảnh, video thực tế này HS sẽ thấy được cảnh đình chùa và một số hoạt động lao động sản xuất rau của người dân nơi mình sinh sống. -> Với những hình ảnh sinh động, đa dạng và phong phú đó sẽ đọng mãi trong kí ức HS, các em sẽ thích thú với tiết học vì kiến thức ở những nơi xa xôi cũng có những điểm gần tương đồng vời nơi mình đang sống. Vì vậy, bài học chẳng hề khô khan mà trái lại rất dễ nhớ. 2.3.2. Phương pháp hỏi đáp. Nếu việc dạy học chỉ đơn thuần truyền thụ kiến thức, thầy đọc trò chép, không phát huy được tính tích cực chủ động học tập của học sinh thì học sinh sẽ nhanh cảm thấy chán nản, mệt mỏi, bị thụ động. Vận dụng phương pháp hỏi đáp vào dạy học Lịch sử - Địa lí là một trong những cách dạy học hữu hiệu tạo hứng thú học tập cho học sinh. Vì phương pháp này kích thích tính tích cực, độc lập sáng tạo trong học tập, bồi dưỡng học sinh năng lực diễn đạt bằng lời nói và làm không khí lớp học sôi nổi. Ví dụ: “ Bài 13: Nhà Trần và việc đắp đê - Lớp 4” ( tr 39) phần Lịch sử. - Ở hoạt động 3: Liên hệ thực tế. GV có thể bằng cách xây dựng hệ thống câu hỏi gắn liền với thực tế địa phương để học sinh trả lời, sau đó chốt lại kiến thức. + Địa phương em có sông gì? (sông Hồng) + Ở ven sông đó có đắp đê không? (có) + Địa phương em, người ta gọi tên con đê đó là gì? (đê Thanh Trì) + Đê này có tác dụng gì với người dân địa phương em? (hạn chế lũ lụt xảy ra) 14/30 “Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử - Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5” Ví dụ: “Bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn - Lớp 4” ( tr 73) phần Địa lí. - Ở hoạt động 3: Sau khi học sinh tìm hiểu xong về trang phục, lễ hội của người dân ở Hoàng Liên Sơn, giáo viên liên hệ với địa phương bằng hệ thống các câu hỏi sau: + Kể tên một số lễ hội ở địa phương em mà em biết hay được xem? (Lễ hội vật cầu, Rước nước, Bắt vịt.) + Lễ hội được diễn ra vào thời gian nào? (Lễ hội Vật cầu: mồng 6 tết; Rước nước hay Lễ hội Rước cấp thủy Ba Dân hoặc gọi tắt là Hội Ba Dân tổ chức từ ngày 14 - 16/2 âm lịch.) + Trong các lễ hội đó, lễ hội nào em được tham gia? + Không khí buổi lễ hội em tham gia như thế nào? + Trong lễ hội địa phương em và lễ hội của người dân Hoàng Liên Sơn có điểm gì giống nhau và khác nhau? + Sau đó có thể cho học sinh xem đoạn video clip về lễ hội Vật cầu qua một trận Vật cầu của người lớn hoặc trẻ em bằng tuổi với mình. Một pha cầu đẹp trong lễ hội Vật cầu 15/30 “Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử - Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5” Các em học sinh tham gia lễ hội Vật cầu Ví dụ: “ Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX - Lớp 5” ( tr 10) phần Lịch sử. - Ở hoạt động 3: Liên hệ thực tế. GV có thể bằng cách xây dựng hệ thống câu hỏi gắn liền với thực tế địa phương với yêu cầu cao hơn lớp 4 để học sinh trả lời, sau đó chốt lại kiến thức. + Địa phương em ở nội thành hay ngoại thành Hà Nội? (ngoại thành) + Người dân sống chủ yếu bằng nghề gì? (nông nghiệp) + Vậy đời sống của nhân dân địa phương ta lúc đó thế nào? (khổ cực) + Ngày nay đời sống của nhân dân địa phương ta như thế nào? + Em có thể kể tóm tắt cuộc sống của địa phương em có gì thay đổi? + Em có thể kể tóm tắt câu chuyện nào về cảnh lụt lội mà em được chứng kiến hoặc được ông bà, bố mẹ cho biết? Ví dụ: “ Bài 4: Sông ngòi - Lớp 5” ( tr 74) phần Địa lí. - Ở hoạt động 3: Sau khi học sinh tìm hiểu xong về Vai trò của sông ngòi, giáo viên liên hệ với địa phương bằng hệ thống các câu hỏi sau: + Ở địa phương em có con sông nào chảy qua? (sông Hồng) + Sông Hồng có vai trò gì trong sản xuất của người dân? + Sau đó có thể cho học sinh xem đoạn video clip về hoạt động sản xuất của người dân bên bãi sông Hồng. Việc đặt ra những câu hỏi yêu cầu HS phải tư duy nhớ lại, phải có cảm nhận riêng của mình. Khi trả lời được HS sẽ cảm thấy phấn khởi vì mình đã 16/30 “Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử - Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5” được trực tiếp chứng kiến rồi tự so sánh với những bạn khác, các em sẽ có hứng thú học tập tiếp tục chú ý nghe giảng, trả lời các câu hỏi. Những HS còn lại sẽ noi theo, muốn trả lời được như bạn để khẳng định mình, bên cạnh đó cũng tự ý thức phải quan sát, lắng nghe và tích cực tham gia các hoạt động văn hóa ở địa phương hơn. Từ đó sẽ tạo nên không khí học tập sôi nổi, vui tươi và thêm yêu quê hương nơi mình sinh sống. *Lưu ý : Câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, dễ hiểu xoáy vào trọng tâm để tất cả HS đều hiểu được yêu cầu của câu hỏi: - Cần đặt câu hỏi cho mọi học sinh trong lớp, tức là câu hỏi có nhiều mức độ: dễ, trung bình, khó. - Cần chú ý lắng nghe câu trả lời của các em khi cần có thể nhận xét, bổ sung, sửa chữa để hoàn thiện nội dung câu trả lời cho các em. 2.3.3. Phương pháp tường thuật, miêu tả. Phương pháp này áp dụng với các bài liên quan đến lễ hội hoặc hoạt động sản xuất. Ví dụ: “Bài 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên – Lớp 4” (tr 84) phần Địa lí. - Ở hoạt động 3: Sau khi sử dụng phương pháp hỏi đáp như ở trên đã trình bày giáo viên có thể cho học sinh xem đoạn video clip về một trân Vật cầu rồi cho học sinh thuật lại trận đó trước lớp. Với học sinh có kĩ năng thuật tốt, giáo viên có thể thuật lại trận mà em đã được chứng kiến hôm lễ hội. Với phương pháp này, ngoài việc liên hệ cho học sinh ở địa phương có một số lễ hội thì còn rèn cho học sinh kĩ năng trình bày, tự tin nói trước đám đông. Tạo động lực hứng thú để đến khi có hội các em sẽ tích cực, nhiệt tình tham gia. 2.3.4. Phương pháp kể chuyện : Với phương pháp này, nếu GV khéo léo sẽ tạo được hứng thú rất tốt cho học sinh. Học sinh Tiểu học rất thích nghe kể chuyện, vận dụng phương pháp kể chuyện vào dạy học sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, dễ nhớ, và thích thú hơn. Có thể áp dụng với dạng bài có nội dung về nhân vật lịch sử với phân môn Lịch sử (Dạng bài này có ở bài 24 - lớp 4.) và dạng bài nói về các lễ hội với phân môn Địa lí (Dạng bài này có ở bài 2; bài 6; bài 9; bài 12, - lớp 4 ...) Ví dụ: “ Bài 24: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Năm 1786) lớp 4” ( tr 59) phần Lịch sử. Sau khi tìm hiểu xong bài, giáo viên có thể liên hệ: Trong bài có nhắc tới địa danh Nam Dư, GV giới thiệu thêm: Vào thời Hậu Lê, nơi chúng ta sinh sống là bến Thuý Ái được coi như “trạm tiếp đón thuyền ngự” của vua Lê Thánh Tông mỗi khi ngài đi kinh lí bằng đường thuỷ. Mảnh đất chúng ta đang ngồi học 17/30 “Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử - Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5” xưa kia đã diễn ra chiến tích là vào thế kỷ XVII, khi quân của Quang Trung tiến quân vào kinh thành Thăng Long đã đánh tan quân Trịnh ngay trên bến sông Thuý Ái này các con ạ. Ví dụ: “ Bài 12: Người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ - Lớp 4” ( tr 100) phần Địa lí. - Ở hoạt động 3: Sau khi học sinh tìm hiểu xong về trang phục, lễ hội, của người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ, giáo viên liên hệ với địa phương bằng hệ thống các câu hỏi như trình bày ở phương pháp hỏi đáp ở trên nhưng đi theo một hướng khác và sâu hơn như sau: + Kể tên một số lễ hội ở địa phương em mà em biết hay được xem? + Lễ hội được diễn ra vào thời gian nào? + Trong các lễ hội đó, lễ hội nào em được tham gia? + Không khí buổi lễ hội em tham gia như thế nào? + Lẽ hội diến ra nhằm tưởng nhớ đến ai? (đức Linh Lang Đại Vương) + Vì sao lại có lễ hội đó? (câu hỏi khó tạo sự tò mò của học sinh) -> Từ đó giáo viên dẫn vào câu chuyện, trực tiếp kể cho học sinh. “Sự tích được lưu truyền Lí Hoàng Chân - hoàng tử út trong tứ hoàng tử của vua Lí Thánh Tông. Mẹ là Hạo Nương, cung phi thứ 9, quê ở xã Bồng Lai, phủ Quốc Oai, xứ Sơn Tây. Lí Hoàng Chân có công lớn chống quân Tống xâm lược. Trong trận quyết chiến tại phòng tuyến sông Cầu (Bắc Ninh) năm 1076, Ngài đã anh dũng hy sinh, được Vua phong: “Linh Lang Đại Vương thượng đẳng phúc thần" và duy nhất là người hy sinh ở chiến trường được lập đền thờ tại nội đô lúc bấy giờ - Đền Voi Phục (Thủ Lệ). Trải qua các triều Lí, Trần, Lê, Nguyễn cho đến nay, 269 nơi có dấu tích của Ngài cùng chung thờ. Khách thập phương vãng lai thành kính, ngày đêm hương đăng. Do Ngài hóa ở dưới dòng sông, cho nên dân trồng lúa và rau màu các vùng ven sông có thờ Ngài. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ tới đức Linh Lang Đại vương, bởi tương truyền rằng đây chính là một hình thức rèn binh sĩ của ngài. Đây là môn thể thao thể hiện tinh thần thượng võ. Quả cầu được làm bằng gỗ mít, nặng hơn 20 kg. 4 đội chơi tượng trưng cho 4 ông mãnh hổ sẽ tranh cầu và đưa về hố của đội mình. Trò chơi vui vì ai cũng phải có chiến thuật vật lộn, lăn xả, lừa trước đón sau quyết mang cầu về hố. Ngày nay, hằng năm người dân làng Thúy Lĩnh đều tổ chức lễ hội. Vật cầu là môn thể thao thể hiện trí thông minh và sức mạnh dẻo dai. Vật cầu rèn luyện trí lực nên có đầy đủ các lứa tuổi khác nhau từ các cụ già đến các cháu thiếu nhi trong làng tham gia, tùy theo độ tuổi khi thi đấu được vật với những quả cầu có trọng lượng khác nhau. Hội khỏe vật cầu kết thúc vào chiều ngày mùng 6 tết cổ truyền, hội khỏe vật cầu đã để lại ấn tượng cho mỗi người dân địa phương cũng như khách thập phương xa gần về tham dự.” 18/30 “Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử - Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5” Sau đó giáo viên có thể đọc những vần thơ nói về hội Vật cầu của làng: Ai về Thúy Lĩnh mà xem Làng tôi mở hội tháng giêng Vật Cầu Dù ai đi đâu về đâu Nhớ về hội khỏe Vật cầu tháng giêng Tùng tùng trống đánh ngũ liên Bốn đôi trai tráng xông lên tranh tài Quả cầu gỗ thắm hồng tươi Đua tài đua sức ai tài kém ai Làm trai cho đáng nên trai Góp công xây dựng tương lai nước nhà Bao đời truyền thống ông cha Hội Làng trai tráng quê ta Vật cầu Việc lồng ghép kiến thức lịch sử, địa lí địa phương vào bài học là rất cần thiết, tuy nhiên không phải bài nào ta cũng lồng vào và lồng hết vào một bài. Chính vì vậy, với lễ hội Vật cầu, phương pháp kể chuyện nên áp dụng vào sau khi đã tìm hiểu qua về lễ hội đó ở bài trước sau đó khai thác sâu hơn ở bài sau có thể lồng ghép được. Điều đó giúp giáo viên lồng ghép nhẹ nhàng và vẫn đảm bảo mục tiêu bài học, đảm bảo thời gian với các môn học khác. 2.3.5. Phương pháp ứng dụng CNTT vào thiết kế các bài giảng Lịch sửĐịa lí. Hiện nay phần mềm Powerpoint là phần mềm thông dụng và hiệu quả nhất trong việc đưa nguồn sử liệu đến với HS. Các em được quan sát thêm nhiều hình ảnh về sự kiện, hoạt động thậm chí còn được xem các đoạn phim tư liệu chân thực các hoạt động hay về sự kiện đó. Điều đó sẽ giúp các em khắc sâu kiến thức Lịch sử - Địa lí. Ngoài ra, có thể ứng dụng Powerpoint để thiết kế các trò chơi học tập trong tiết học một cách sinh động và hấp dẫn. Qua thực tế dạy học, hầu như tất cả các bài có thể lồng ghép tôi đều sử dụng phần mềm Powerpoint vào giảng dạy. Nhờ việc dạy trên máy chiếu hay màn hình tinh thể lỏng, tôi chủ động được hơn khi đưa ra những minh chứng để học sinh quan sát. Còn học sinh thì hào hứng qua những hình ảnh chân thực, dễ hiểu. Có thể nói ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử - Địa lí mang lại hiệu quả rất lớn cho sự thành công của bài học. Như vậy, với mỗi dạng bài khác nhau, mỗi hoạt động khác nhau GV phải áp dụng những PPDH khác nhau, PPDH càng phong phú càng tạo được hứng thú cao cho HS. Nhờ vậy mà việc lồng ghép sẽ đạt hiệu quả cao hơn. 2.4 Biện pháp 4: Dạy học lồng ghép thông qua các hoạt động ngoại khóa. 19/30 “Một số biện pháp lồng ghép kiến thức Lịch sử - Địa lí địa phương trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4; 5” Ngoại khoá lịch sử, địa lí là một hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông, có vai trò quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu môn học, đặc biệt là những kiến thức lịch sử, địa lí địa phương. Các tri thức lịch sử HS tiếp nhận được không chỉ qua bài học trên lớp mà còn phải qua nhiều kênh thông tin khác, trong đó hoạt động ngoại khoá là một trong những kênh thông tin quan trọng. Ngoại khoá có nhiều hình thức như đọc sách, kể chuyện, nói chuyện lịch sử, trao đổi thảo luận, dạ hội lịch sử, tham quan di tích, bảo tàng, tổ chức trò chơi lịch sử … Trong khuôn khổ đề tài, tôi chỉ giới thiệu 2 hình thức tổ chức ngoại khoá dễ tổ chức và mang lại hiệu quả cao. 2.4.1 Tổ chức hoạt động ngoại khoá tại di tích lịch sử. Hình thức chủ yếu của hoạt động này là tham quan các di tích tại địa phương, tham gia các lễ hội truyền thống tại các di tích lịch sử. Để cho các hoạt động này được tiến hành có hiệu quả thì giáo viên cần chuẩn bị chu đáo về địa điểm, thời gian, nội dung học tập, dự kiến công việc của từng học sinh, từng nhóm học sinh. Các hoạt động đề ra phải phù hợp với nội dung chương trình, tâm lí lứa tuổi học sinh. Trong đó học sinh phải đóng vai trò chủ thể, giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, phát huy tối đa năng lực, sở thích của từng học sinh. Hình thức tổ chức phải phong phú, hấp dẫn, có tính nghệ thuật, lôi cuốn đông đảo HS, tránh các báo cáo, diễn văn dài dòng. Trong quá trình tham quan di tích lịch sử, HS cần được tổ chức thực hiện các bài tập thực hành từ đơn giản đến phức tạp như quan sát, kể chuyện, miêu tả, ghi chép tài liệu. Vì lí do lớp 4; 5 chỉ có 2 tiết Lịch sử địa phương ở lớp 5, mà việc truyền thụ kiến thức lí thuyết không tạo sức hấp dẫn học sinh nên với phương pháp này, tôi không thể tự mình thực hiện được. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã nghiên cứu kĩ các văn bản liên quan đến chuyên môn, đặc biệt là nhiệm vụ năm học. Từ đó có kế hoạch cụ thể báo cáo Ban giám hiệu tạo điều kiện để khối 4; 5 có thể được tham gia buổi ngoại khóa ở chùa và đình làng tại địa phương (vì nơi đây thường gắn liền những hoạt động, sự kiện lịch sử của địa phương). Tham mưu với Ban giám hiệu báo cáo chính quyền địa phương và Ban quản lí đình, chùa để đảm bảo an ninh, người hướng dẫn giúp cho buổi ngoại khóa dạt kết quả tốt. Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo của Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo tổ 4; 5 và sự nhiệt tình của Ban quản lí đình, chùa mà buổi ngoại khóa đã thành công. Qua buổi ngoại khóa, các em học sinh được trực tiếp người quản lí giới thiệu về đình làng và chùa của làng, các em được quan sát những nét văn hóa đặc sắc qua kiến trúc, được trực tiếp hỏi những điều mình thắc mắc, những truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. 20/30
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan