Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số biện pháp hình thành và giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi...

Tài liệu Skkn một số biện pháp hình thành và giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 – 4 tuổi

.DOCX
29
1
149

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH VÀ GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ 3 – 4 TUỒI PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục và chịu trách nhiệm chăm sóc và giáo dục trẻ từ 0 – 6 tuổi. Đây cũng là giai đoạn đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển toàn diện về mọi mặt cả thể chất lẫn tinh thần và là yếu tố đầu tiên hình thành nhân cách của một đứa trẻ. Nếu không làm tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ trong những năm đầu đời này, sẽ trở nên hết sức khó khăn, phức tạp. Chăm sóc giáo dục trẻ để trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt không có nghĩa là người lớn làm hết tất cả mọi việc cho trẻ từ việc nhỏ nhất như bố mẹ chăm bẵm con từng ly, từng tý từ vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, thậm chí là bón cho con từng miếng một. Mà tất cả Giáo viên và trước hết là các bậc phụ huynh nên hưỡng dẫn và cho trẻ làm những việc đơn giản nhất. Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ. Một số dấu hiệu đáng tin cậy của bắt đầu sự hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm một số công việc trong sinh hoạt hằng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sở hình thành các kĩ năng sống sau này cho trẻ. Kỹ năng tự phục vụ ở trẻ trong độ tuổi mẫu giáo nói chung và mẫu giáo bé nói riêng đều rất hạn chế, vì mỗi ngày trẻ đều được ba mẹ chăm sóc từng chút một từ vệ sinh cá nhân đến việc ăn uống . Vì các bậc phụ huynh thường có suy nghĩ trẻ còn nhỏ và không cần trẻ phải làm bất cứ việc gì ngoài việc học và chơi. Nhưng Bác Hồ chúng ta đã nói “ tuổi nhỏ thì làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình mà làm ” Nhưng trên Thực tế hiện nay cho thấy, đối với gia đình, chủ yếu là cha mẹ còn có nhiều sai lầm về giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập, tự phục vụ cho trẻ nói riêng. Thứ nhất là nuông chiều con quá mức chỉ biết hưởng thụ sau này trở thành người có tính ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống. Thứ hai là không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp thì lại tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường “Sốt ruột” và làm thay trẻ cho nhanh để không mất thời gian, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng mất tự tin ở trẻ. Chính những việc làm đó của người lớn đã vô tình làm mất dần đi những kỹ năng sống cơ bản của một đứa trẻ. Xuất phát từ những vấn đề đó, tôi luôn học hỏi và tìm hiểu về các biện pháp làm sao để trẻ có thói quen tự lập, tự phục vụ. Đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi mà tôi đang trực tiếp giảng dạy, nhằm giúp trẻ có kỹ năng tự lập, tự phục vụ trong mọi công việc hàng ngày, phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển của trẻ. Để trẻ bước đầu có được kỹ năng tự lập, tự phục vụ không chỉ ở trường mà còn cả ở gia đình và ngoài xã hội, vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập, kỹ năng phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường Mầm non”. II. Mục đích nghiên cứu đề tài: 2 Tìm ra những biện pháp giáo dục tính tự lập và kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non để phù hợp với sự phát triển toàn diện của trẻ và đáp ứng nhu cầu hiện nay. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu: Các cháu lớp 3 - 4 tuổi Trường Mầm Non Ngô Thời Nhiệm 2. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Địa điểm: Lớp mầm 3 : số lượng : 25 trẻ. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục với quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm” nhằm phát huy tính tích cực, tính sáng tạo, khả năng, năng lực vốn có của trẻ về mặt tinh thần, nhờ khả năng đó trẻ có thể tự mình làm một số công việc mà không phải dựa dẫm, nhờ vả vào người khác. Tính tự lập, tự phục vụ là yếu tố để tạo nên điều đó ở mỗi cá nhân, là khả năng tin tưởng vào những đánh giá của bản thân, cũng như là tìm ra con đường đi cho mình mà không cần lúc nào cũng nhờ đến sự chỉ bảo hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Có được khả năng này là một điều tuyệt vời, bởi nó sẽ giúp cho mỗi người tự tin hơn, thu hút được sự chú ý của mọi người xung quanh, từ đó tạo tiền đề, để có cơ hội phát triển toàn diện. Tính tự lập là gì? Là một đức tính rất cần thiết cho trẻ, vì nhờ có tính tự lập mà trẻ có thể phát huy được những tiềm năng ẩn dấu, trẻ sẽ trưởng thành hơn và đặc biệt bố mẹ sẽ giảm bớt lo lắng hơn. Tuy nhiên 3 tính tự lập không phải tự nhiên mà có được. Mà nó còn phụ thuộc vào cả quá trình rèn luyện trong một thời gian nhất định. Tự phục vụ là gì? Là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách. Tự phục vụ chính là chiếc chìa khóa của sự sống còn, sự phát triển và sự thành công của mỗi con người. Khi nhắc đến giáo dục tính tự lập và kỹ năng tự phục vụ đối với trẻ mầm non nhiều người cho rằng đó là một cái gì đó rất cao siêu, nhưng thực tế dạy trẻ biết tự lập, tự phục vụ là dạy những thói quen sinh hoạt rất thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh. Chính vì vậy đối với bậc học mầm non, việc giáo dục tính tự lập và kỹ năng tự phục vụ cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt, là phương pháp rất quan trọng và cần thiết. Tạo tính tự lập cho trẻ không phải chỉ có hướng dẫn cho trẻ tự lo cho bản thân mà còn giúp trẻ tự quyết định một số vấn đề của chính bản thân trẻ. Đó cũng là cách giúp trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin thực hiện một số các kỹ năng tự lập. I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN: Thông qua đề tài tôi đã tiến hành khảo sát tình hình của trẻ ở lớp đầu năm học và tôi thấy đa số các bé đều chưa có kỹ năng tự lập và tự phục vụ cho bản than trẻ. Vì mỗi ngày đến trường các bé đều được ba mẹ ẵm vào lớp và tự cất đồ dung cá nhân của trẻ mà không để trẻ làm. Kết quả mà tôi khảo sát đầu năm như sau : 1. Khảo sát thực tế: NỘI DUNG KHẢO SÁT ĐẠT 4 CHƯA ĐẠT Biết tự lấy đồ dùng cá nhân khi đến lớp và ra về 8 32 % 17 Biết tự đi giày, dép 5 20% 20 Biết tự đi vệ sinh khi có nhu cầu 9 36% 16 Biết bỏ rác đúng nơi quy định 13 52% 12 Biết tự cầm thìa xúc ăn 7 28% 18 Biết tự đi lấy ca uống nước và cất ca đúng nơi 10 40% 15 quy định Biết tự lau mặt khi bẩn 3 12% 22 Biết tự lấy, cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy 6 định Biết tự rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh 6 và khi tay bẩn bằng xà phòng Biết tự đánh răng sau khi ăn 3 24% 19 Biết cởi, mặc quần áo 7 28% 18 Biết tự gấp – xếp quần áo 8 32% 17 Biết phụ giúp cô những công việc đơn giản 6 24% 19 Trẻ tự tin làm một số công việc 3 12% 22 5 24% 19 12% 22 68 % 80 % 64 % 48 % 72 % 60 % 88 % 76 % 76 % 88 % 72 % 68 % 76 % 88 % 2 . Những biện pháp Nhằm đạt được những hiệu quả như mong muốn trong việc thực hiện đề tài của mình tôi đã đưa ra một số nội dung cần giải biện pháp như sau: - Đặt mục tiêu rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho trẻ. - . Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ. - Giáo dục trẻ có tính tự lập ngay từ những ngày đầu đến lớp. - Rèn luyện tính tự lập cho trẻ thông qua một số hoạt động trong ngày ở lớp. - Công tác phối hợp với phụ huynh. 3. Giải quyết các biện pháp a. Đặt mục tiêu rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho trẻ. Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là điều rất cần thiết. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là yếu tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Khi xảy ra vấn đề nào đó, nếu không được trang bị những kỹ năng cần thiết, trẻ sẽ không đủ kiến thức để xử lý các tình huống bất ngờ. Vì thế, rèn luyện những kỹ năng cần thiết, đặc biệt là kỹ năng tự lập, tự phục vụ sẽ giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội. Người lớn thường không muốn trẻ phải làm những công việc mà vừa sức với trẻ khi mà trẻ chưa thực sự sẵn sàng, thế là lại tiếp tục làm mọi việc giúp trẻ như thường lệ mà ít nhận ra rằng con trẻ đã đủ khéo léo, có các kỹ năng phù hợp và đủ tự tin bắt tay vào một công việc nào đó. Để hình thành tính tự lập, người lớn cần tin tưởng trẻ, động viên và khuyến khích trẻ làm những công việc trong khả năng. Nếu mọi người kiểm soát trẻ quá chặt để trẻ phụ thuộc quá lâu thì trẻ sẽ bám riết lấy cha mẹ, cô giáo, chúng có thể trở thành những đứa trẻ lười biếng và mọi việc đối với trẻ đều trở nên khó khăn. 6 Xuất phát từ tư duy này cô giáo và cha mẹ nên dạy con tính tự lập, làm việc bằng đôi tay của mình ngay từ nhỏ. Với mỗi độ tuổi khác nhau hãy đặt ra mục tiêu và cách thực hiện các bước khác nhau để dạy trẻ về tính tự lập theo lời Bác Hồ dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Và với mong muốn sau này mỗi đứa trẻ lớn lên và trưởng thành đều có nhân cách tốt, đạo đức tốt và có khả năng về tự lập, tự phục vụ cho chính bản thân mình, để sau này dù có ở môi trường nào thì trẻ đều có thể dễ dàng thích nghi và hòa nhập . Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã đặt ra các mục tiêu để rèn luyện các kỹ năng cho trẻ lớp mình như sau: - Kỹ năng tự phục vụ bản thân: Tự nhặt đồ chơi; tự cởi và mặc quần áo; tự rửa mặt, rửa tay; tự đi dép, tự cất dép, lấy và cất đồ dùng cá nhân của mình khi đến lớp và khi ra về; tự ăn; tự đi lên xuống cầu thang; tự lấy và cất gối. - Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Tự thay quần áo khi thấy bẩn; tự đánh răng sau khi ăn; lau nước trên sàn, lau bụi trên bàn; xả nước sau khi đi vệ sinh, đi vệ sinh đúng nơi qui định; rửa tay bằng xa phòng khi tay bẩn, nhặt rác, bỏ rác vào đúng nơi qui định; tự rửa tay, chân khi thấy bẩn, biết tự đi vệ sinh khi thấy có nhu cầu. - Kỹ năng hỗ trợ người khác: Lấy, cất đồ dùng học tập, chuẩn bị bàn ăn, giường ngủ cùng cô, lấy ly nước uống khi được nhờ, xách phụ đồ, tưới cây…. Việc xác định được những kỹ năng như trên đã giúp tôi định hướng được nhiệm vụ của mình trong công tác chăm sóc trẻ nói chung và việc thực hiện đề tài nghiên cứu nói riêng. Và nhờ xác định được những kỹ năng đó mà tôi đã rèn trẻ thông qua các hoạt động trong ngày. Tôi đã giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của hành động, của công việc đó như thế nào, biết được việc nào nên làm và việc nào không nên làm, việc đó có ích lợi gì để từ đó giúp trẻ dần dần trở thành ý thức cần có trong cuộc sống hàng ngày. 7 b . Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ. Để việc giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ đạt được kết quả cao, ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng từng tháng xuyên xuốt từ những kĩ năng dễ tới những kỹ năng khó như sau: Kế hoạch giáo dục kĩ năng tự lập, tự phục vụ cho trẻ lớp mẫu giáo bé: Tháng Kĩ năng Tháng 9 - Biết lấy và cất đồ dùng cá nhân khi đến lớp và ra về. - Biết đi và tháo giầy, dép. Tháng 10 - Biết tự đi vệ sinh khi có nhu cầu - Biết bỏ rác đúng nơi quy định Tháng 11 - Biết tự cầm thìa xúc ăn mà không cần cô nhắc. - Biết tự đi lấy nước uống và cất cốc đúng nơi quy định. Tháng 12 - Biết tự lau mặt khi bẩn - Biết cất, xếp đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. Tháng 1 - Biết tự rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn bằng xà phòng - Biết tự đánh răng sau khi ăn Tháng 2 - Biết cởi, mặc quần áo - Biết tự gấp quần áo Tháng 3 - Biết giúp đỡ người khác khi được yêu cầu 8 - Trẻ tự tin làm một số công việc Và theo tôi, để trẻ có được kỹ năng tự lập, tự phục vụ thì cô cần có quy trình nhất định để thực hiện kế hoạch một cách dễ dàng mà mang lại hiệu quả không nhỏ. 1.Cung cấp kỹ năng. 2. Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được luyện tập. 3. Hình thành thói quen. 4. Vận dụng linh hoạt vào các hoạt động. Đảm bảo quy tắc từ dễ đến khó cho trẻ thực hiên. c: Giáo dục trẻ có tính tự lập ngay từ những ngày đầu đến lớp: Để thực hiện có hiệu quả việc rèn tính tự lập cho trẻ đầu tiên tôi tự thiết kế cho mình một số kỹ năng rèn luyện trẻ bao gồm: . Lựa chọn lựa một số kỹ năng cần thiết cho trẻ. Ngay từ những ngày đầu năm học, khi trẻ bắt đầu quen dần với cô, với bạn, làm quen với môi trường lớp học tôi tiến hành rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng đơn giản: - Kỹ năng tự phục vụ bản thân: tự đi dép, tự cất dép, lấy và cất đồ dùng cá nhân của mình khi đến lớp và khi ra về. Tự cởi và mặc quần áo; tự xúc ăn; tự đi lên xuống cầu thang; tự lấy và cất gối. + Ngay từ đầu năm học, trẻ Mẫu Giáo Bé vừa ở lớp nhà trẻ chuyển lên và trẻ còn bỡ ngỡ với những việc làm tự phục vụ bản thân mình, vì ở nhà trẻ các bé đều được ba mẹ, cô giáo làm và chăm sóc các bé từ những việc làm nhỏ nhất . Do đó ngay từ khi các bé quen cô, quen bạn thì tôi bắt đầu với công việc là dạy và tập cho bé tự phục vụ bản thân mình từ những việc làm nhỏ nhất . 9 Kỹ năng tự phục vụ bản thân: tự đi dép, tự cất dép, lấy và cất đồ dùng cá nhân của mình khi đến lớp và khi ra về. Tự cởi và mặc quần áo; tự xúc ăn; tự đi lên xuống cầu thang; tự lấy và cất gối… Ví dụ: Từ đầu năm học một số trẻ như bạn Khang, Yến Nhi, Thiện Nhân,…..đến lớp thì để dép ngay cửa ra vào, cặp thì để ba mẹ cất dùm không biết tự làm, tôi phải hướng dẫn trẻ tự làm bằng cách trò chuyện và dạy trẻ: tôi hỏi trẻ khi đến lớp con thấy các bạn để dép và cặp ở đâu? Con thấy bạn làm có giỏi không? Sao con không tự làm giống bạn? Và tôi bắt đầu hướng dẫn trẻ tự để dép lên kệ, sau đó mang cặp cất vào tủ đồ dùng cá nhân của mình . Khi trẻ tự làm tôi khen trẻ và nhắc trẻ lần sau nhớ làm đúng như vậy. Và những ngày tiếp theo tôi để ý theo dõi xem trẻ có làm đúng không, nếu trẻ quên tôi nhắc trẻ và trong thời gian 1- 2 tuần trẻ bắt đầu quen và có ý thức cất đồ đúng nơi và trẻ cũng nhắc nhở khi có bạn làm sai. ( Hình ảnh bé tự cất giày dép và đồ dùng cá nhân của mình ) 10 Ví dụ : Trong giờ thay đồ sau khi ăn xong, cũng như vậy trước khi cho trẻ làm thì tôi luôn hưỡng dẫn và dạy cho trẻ thực hành . Ban đầu tôi sẽ cho trẻ tự mặc quần cho mình trước vì các bé vừa được chuyển lên từ nhà trẻ nên tôi hưỡng dẫn từ những điều dễ nhất . Sau khi tất cả các bé trong lớp đều thực hiện được việc tự mặc quần thì lại bắt đầu chuyển qua hưỡng dẫn cho trẻ cách tự mặc áo và gấp quần áo cho gọn gàng. ( Hình ảnh bé tự mặc quần áo ) 11 ( Hình ảnh hướng dẫn trẻ tự gấp quần áo) Ví dụ : Trong giờ ăn ở lớp, điều đầu tiên tôi làm đó là hưỡng dẫn cho các bé cách cầm muỗng để làm sao xúc được cơm, canh …… Sau khi hưỡng dẫn xong tôi cho bé thực hiện, luôn động viên, nhắc bé ăn uống hết khẩu phần ăn của mình và đặc biệt là khuyến khích các bé tự xúc ăn bằng cách bạn nào hôm nay tự xúc ăn thì cô sẽ có thưởng. 12 Cũng nhờ có động lực được thưởng nên các bé không những trở nên thích thú với việc tự xúc ăn mà còn ăn hết khẩu phần ăn của mình. ( Hình Ảnh bé tự xúc ăn) - Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: + Ở lứa tuổi mầm non thì trẻ 3 tuổi dù là nhỏ tuổi nhưng trẻ cũng đã dần biết được giữ vệ sinh cho bản thân mình luôn được sạch sẽ. Vì vậy Trước giờ ăn tôi hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng, khi ăn tôi nhắc các cháu tự múc ăn, khi ăn xong tôi hướng dẫn trẻ rửa tay, rửa mặt và đánh răng, tự rót nước uống. Tôi hướng dẫn cháu rửa tay khi tay bị bẩn, đi vệ sinh đúng nơi quy định, gạt nước sau khi đi vệ sinh, bỏ rác đúng nơi quy định. Ví dụ : Ở lớp khi ra ngoài trời chơi hay trong lúc đi vệ sinh….. mà bị ướt quần một chút, hay mồ hôi ra bẩn hết quần áo thì các bé đều biết gọi và nhờ sự trợ giúp của cô. “ Cô ơi , quần áo con ướt rồi, con thay đồ nha cô ”. Điều này cũng đã thể hiện rõ và có ý thức của trẻ về giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bản chính bản thân . Ở trẻ nhỏ luôn tìm tòi và khám phá những điều mới lạ. Hàng ngày trẻ được học tập và chơi rất nhiều loại đồ dùng, đồ 13 chơi hay sau khi đi vệ sinh thì thường có rất nhiều vi khuẩn bám vào đôi tay và chân của trẻ rất nhiều. Điều đó làm cho trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh và lây lan bệnh rất nhanh. Chính vì vậy mà tôi thường xuyên dạy và cho trẻ rửa tay, chân trước khi ăn, sau khi chơi và sau khi đi vệ sinh xong bằng xà phòng để đề phòng vi khuẩn lây bệnh và giữ cho đôi tay của bé luôn được sạch sẽ. ( hình ảnh bé rửa tay) 14 - Có thể ở nhà, trẻ thường thấy khó chịu mỗi khi bố mẹ nhắc nhở đi đánh răng súc miệng nhưng bố mẹ nhiều khi lại bận công việc và thường để trẻ thực hiện việc đánh răng một mình. Đó cũng chính là một trong những điều mà làm cho trẻ không hứng thú với việc đánh răng. Nhưng khi ở lớp được cô giáo hưỡng dẫn và học cách đánh răng để giữ cho răng miệng luôn được sạch, thơm và không bị sâu răng thì trẻ lại rất thích thú và hào hứng. Bởi vì ở trên lớp trẻ được làm cùng cô và cùng các bạn nên càng làm cho trẻ thích thú hơn. ( hình ảnh bé đánh răng sau bữa ăn trưa) d. Rèn luyện tính tự lập cho trẻ thông qua một số hoạt động trong ngày ở lớp. Để giúp trẻ thực hiện được các thói quen tự phục vụ một cách phấn khởi và nhớ lâu tôi đã kết hợp lồng ghép những bài thơ, bài hát có ý nghĩa giáo dục giữ gìn vệ sinh để trẻ dễ dàng thực hiện các kỹ năng đó. ● VD: Trước giờ ăn tôi cho trẻ hát các bài hát hoặc đọc một số bài thơ: Rửa tay, rửa mặt, giờ ăn , giờ ngủ, giờ chơi… Rửa tay Rửa mặt Miếng xà phòng nho nhỏ Bàn tay nhỏ nhắn Em xát lên bàn tay Bé cầm chiếc khăn Nước máy đây trong vắt Rửa một bên mặt 15 Em rửa đôi bàn tay Rồi đến bên kia Khăn mặt đây thơm phức Gấp chiếc khăn lại Em lau khô bàn tay Lau đến mũi miệng Đôi bàn tay be bé Khuôn mặt của bé Nay rửa sạch xinh xinh Xinh xinh lạ kì Tất cả lớp chúng mình Là nhờ bé đấy Cùng giơ tay vỗ vỗ. Chăm chỉ rửa mặt Bài thơ “ Giờ ăn ” Đến giờ ăn cơm Vào bàn bạn nhé Nào thìa bát dĩa Xúc cho gọn gang Chớ có vội vàng Cơm rơi cơm vãi - Kỹ năng hỗ trợ người khác: Lấy, cất đồ dùng học tập, dọn dẹp đồ chơi phụ cô, chuẩn bị muỗng và khan bàn ăn, giường ngủ cùng cô, lấy ly nước uống khi được nhờ, xách phụ đồ, tưới cây…. 16 ( Hình ảnh bé phơi khăn giúp cô ) ( Hình ảnh trẻ nhặt lá vàng rơi trong sân trường giúp các cô lao công ) Khi trẻ có nguyện vọng tự lập, mong muốn được làm việc có khi còn tỏ ra bướng bỉnh. Những lúc đó tôi rất thông cảm và hiểu được “bướng bỉnh” ở lứa tuổi này và không kìm hãm ý muốn tự lập của trẻ. 17 Khi trẻ thực hiện công việc đó mất rất nhiều thời gian, không theo mong muốn của tôi, đôi khi còn bừa bãi thậm chí còn hỏng việc. Song tôi vẫn luôn tạo điều kiện để trẻ tự làm, tự trải nghiệm công việc. VD: Như lớp tôi có một số trẻ rất thích giúp cô chia thìa vào khay và đặt vào các bàn, nhưng loay hoay mãi không biết chia như thế nào, có khi còn chia thiếu, rồi làm rơi hết thìa xuống sàn. Mỗi lần như vậy tôi không tỏ ra khó chịu mà nhẹ nhàng đến bên trẻ dẫn trẻ vào từng bàn làm mẫu cách đếm bạn trong bàn và chia thìa tương ứng với số bạn trong bàn đó, sau đó tôi cho trẻ chia tiếp các bàn tiếp theo. Sau mỗi lần được tôi hướng dẫn động viên trẻ của tôi giờ làm rất thành thạo và trẻ nào cũng muốn được giúp cô. ( Hình ảnh bé xếp muỗng, bỏ khan vào bàn ăn giúp cô ) Được tự tay làm những công việc mình thích tôi thấy trẻ rất phấn khởi, có thể lần đầu trẻ làm rất lâu mới song, nhưng các lần sau đó tôi thấy các thao tác của trẻ thành thạo rất nhiều, trẻ mạnh dạn tự tin hơn. Qua đó những kiến thức tự trải nghiệm của trẻ sẽ được mở rộng và khắc sâu hơn rất nhiều. Tính tự lập của trẻ được trải nghiệm trong các hoạt động, trong sinh hoạt hàng ngày ở gia đình và nhà trường. Đối với trẻ lên ba đã bắt đầu có khả năng làm một số việc đơn giản, trẻ đã có ý thức về điều đó và luôn chứng tỏ khả năng của mình trong sinh hoạt hàng ngày. Trong giờ học đối với các hoạt động cần đến đồ dùng của trẻ, tôi chỉ chuẩn bị đồ dùng đặt sẵn trên bàn sau đó cho trẻ tự lên lấy đồ dùng học tập về vị trí ngồi của mình, kết thúc tiết học cũng vậy tôi cho trẻ tự cất đồ dùng học tập đúng nơi qui định. ● VD: Trong giờ học toán tôi đã chuẩn bị rổ đồ dùng và bảng trắng cho mỗi trẻ nhưng tôi đặt chung vào một bàn, tôi cho mỗi trẻ lên lấy 18 một rổ và một bảng về chỗ của mình để học. Sau khi học xong tôi cũng cho trẻ cất đồ dùng về đúng vị trí. Hay trong giờ học tạo hình cần đến hộp màu tôi thường nhờ trẻ chuẩn bị bàn học và hộp màu cho các bạn. Được tự lấy đồ dùng học tập như vậy tôi thấy trẻ rất tích cực, hứng thú học và luôn muốn khám phá xem mình được học gì ở các đồ dùng đó, giờ học nào của lớp tôi đều thấy trẻ hứng thú từ đầu giờ học đến cuối giờ học. Qua đó tôi còn rèn luyện cho trẻ thói quen gọn gàng ngăn nắp, lấy đâu cất đấy. Là một giáo viên mầm non chắc hẳn ai cũng biết mỗi khi đến giờ hoạt động góc và hoạt động ngoài trời trẻ đều tỏ ra rất thích thú, phấn khởi, mong chờ nhất. Không những vậy hoạt động vui chơi là hoạt động quan trọng nhất nó giữ vai trò chủ đạo ở lứa tuổi này, qua hoạt động này làm biến đổi về chất trong toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ. Vì vậy đối với trẻ ở lứa tuổi này, đồ vật không phải là thứ để trẻ nghịch như trước đây mà bây giờ qua chơi với đồ vật, đồ chơi giúp trẻ khám phá chức năng và phương thức sử dụng tương ứng (như cái thìa dùng để xúc cơm ăn và có cách cầm thìa nhất định…) Chính vì vậy tôi rất chú trọng việc tạo điều kiện cho trẻ được chơi với đồ vật, đồ chơi và chơi với bạn bè. Ngoài ra trong quá trình chơi với đồ vật trẻ còn bắt chước thao tác của người lớn. Trò chơi phân vai chính là một hoạt động phản ánh thực cuộc sống xã hội thu nhỏ. Khi tham gia chơi thì trẻ được đứng ở vị trí chủ thể của hành động chơi, trẻ có thể được tự mình quyết định làm lấy những gì mà mình thích chứ không phải là những gì người khác ép buộc. Vì vậy, trong khi chơi xuất hiện ở trẻ sự tích cực tự nguyện. Hoạt động vui chơi đối với trẻ là hoạt động để rèn luyện các chức năng tâm lý, sinh lý. Chơi là để phát triển các mặt thể chất và tinh thấn. Chơi là để học hỏi làm người là để phát triển nhân cách một cách toàn diện. Với những ý nghĩ to lớn đó, có thể khẳng định rằng: Chơi cũng lá cách để rèn luyện và phát huy khả năng tự lập. Hơn bất cứ hoạt động 19 nào, trong trò chơi, trẻ được thể hiện khả năng tự lập của mình. Trẻ luôn luôn mong muốn mình được tự giải quyết lấy mọi tình huống, chúng có xu hướng tự hoạt động mà không cần sự giúp đỡ của ai. Trẻ có thể tự tiến hành trò chơi và chơi một cách vui vẻ, hăng say, thích thú. VD: Trong hoạt động góc có rất nhiều góc chơi, trong mỗi góc lại có nhiều nhóm chơi nhỏ. Khi cô giới thiệu các góc chơi, nhiệm vụ của từng vai chơi, trẻ bắt đầu tự chọn hoạt động của mình. Có trẻ chọn góc phân vai, có trẻ chọn góc xây dựng…Lần đầu tiên cháu được đóng làm chú công nhân, được đóng vai bố, mẹ, vai y tá, bác sĩ,…Làm chú công nhân phải xây nhà, xây hàng rào và xây nhiều công trình khác. Khi đó trẻ sẽ nghĩ ra cách làm cho đẹp, cho nhanh. Được đóng vai bố, mẹ trẻ sẽ tự làm công việc của bố là đi làm hoặc là làm công nhân hoặc là một nông dân chăm sóc cây trong vườn hoặc đưa trẻ đi học, đi chơi công viên… làm mẹ là biết bế em, cho bé ăn, quét dọn nhà cửa,nấu cơm… Làm y tá, bác sĩ trẻ sẽ khám bệnh, kê đơn thuốc, tiêm thuốc… Khi trẻ hoạt động cô giáo tạo tình huống để trẻ giải quyết. Đồng thời gợi ý, hướng dẫn thêm để mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ trong lúc chơi. Từ những giai đoạn sau khi tổ chức cho trẻ chơi tôi không can thiệp quá sâu vào trò chơi của trẻ để trẻ bộc lộ khả năng tự lập của mình. Khi trẻ tự chơi với các đồ chơi thì trẻ cũng lĩnh hội được những qui tắc hành vi ứng xử trong xã hội ẩn chứa trong quá trình hành động đó. Từ đó trẻ học được cách tự lập trong các thao tác hành động với đồ vật, giúp trẻ tự tin, tự lập hơn trong sống. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan