Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp giúp dạy tốt phân môn tập đọc lớp 3...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp dạy tốt phân môn tập đọc lớp 3

.DOCX
12
169
124

Mô tả:

Chuyên đề MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP DẠY TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. Tiếng Việt là môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong Chương trình giáo dục phổ thông nói chung, bậc tiểu học nói riêng. Đây là môn học công cụ với nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ, rèn cho các em kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, phân môn Tập đọc là một phân môn quan trọng góp phần hình thành kĩ năng đọc cho học sinh - một trong bốn kĩ năng cơ bản mà học sinh tiểu học cần đạt tới. Khi học sinh đọc tốt thì các em mới có thể chiếm lĩnh được kiến thức môn Tiếng việt nói riêng, các môn học cấp tiểu học nói chung một cách chắc chắn, làm cơ sở để các em học cấp học kế tiếp. Bên cạnh đó, phân môn Tập đọc còn giúp cho học sinh không chỉ đọc đúng mà còn hiểu đúng nội dung từng bài đọc, thích đọc. Từ đó học sinh trau dồi được vốn ngôn ngữ trong giao tiếp và học tập. Học sinh đọc tốt sẽ giúp các em hiểu biết rộng hơn, sâu hơn, suy nghĩ một cách lôgic hơn, các em dễ dàng tiếp thu được cái hay, cái đẹp của tiếng Việt, hướng tới các em lòng yêu cái thiện, góp phần hình thành nhân cách học sinh. Như vậy, trọng tâm của phân môn Tập đọc cấp tiểu học là vấn đề rèn đọc. Việc rèn đọc cho học sinh có vị trí vô cùng quan trọng, là vấn đề cấp thiết đòi hỏi mỗi giáo viên cần xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo việc rèn đọc trong quy trình một tiết tập đọc nhằm mang lại hiệu quả cao. Thế nhưng trong thời gian qua, việc vận dụng rèn đọc trong quy trình một tiết tập đọc nhất là đối với lớp 3 (giai đoạn học sinh vừa đọc đúng vừa là cơ sở để bước sang làm quen với đọc diễn cảm ở các lớp tiếp theo) thì giáo viên còn nhiều lúng túng nên giờ dạy đạt hiệu quả chưa cao. Xuất phát từ những lí do trên, tôi nghiên cứu thực hiện chuyên đề “Một số biện pháp giúp dạy tốt phân môn Tập đọc lớp 3” để giúp giáo viên dạy phân môn Tập đọc lớp 3 đạt hiệu quả cao hơn. PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG: 1. Thuận lợi: - Giáo viên: + Được sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường để giáo viên được bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đều đạt chuẩn và trên chuẩn, bồi dưỡng chuyên môn phục vụ cho việc giảng dạy. + Thực hiện giảng dạy phân môn Tập đọc theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành . + Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tương đối đầy đủ để phục vụ việc dạy học. + Giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, luôn quan tâm đến học sinh. + Sự nhận thức trong phụ huynh có thay đổi nên bước đầu đã có sự quan tâm và đầu tư cho việc học của con em mình. - Học sinh: + Mỗi học sinh đều có sách giáo khoa nên có điều kiện luyện đọc ở nhà. + Học phân môn Tập đọc lớp 3 trên cơ sở kế thừa phân môn Tập đọc lớp 2 nên học sinh quen cách học. 2. Khó khăn: - Giáo viên: + Còn nhiều lúng túng trong việc dạy học theo đối tượng học sinh nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng. + Thực hiện quy trình tiết tập đọc còn nhiều cứng nhắc, chưa linh hoạt. - Học sinh: + Trình độ của học sinh không đồng đều, học sinh chưa tự giác tự học ở nhà, đọc bài còn chậm, nhiều em mức độ chú ý trong giờ học chưa cao. + Một số lớp sĩ số học sinh đông, nên học sinh ít có cơ hội được rèn đọc so với lớp có sĩ số ít học sinh. II. CÁC BIỆN PHÁP: 1. Tầm quan trọng của bộ môn Tiếng việt. Giáo viên cần nhâ ̣n thức được tầm quan trọng của bộ môn Tiếng việt. Trong đó, Tập đọc là một phân môn “then chốt” như thế nào? Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt sau mô ̣t tiết Tâ ̣p đọc là những gì? Vâ ̣n dụng phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học nào phù hợp với từng đối tượng học sinh để bài học đó đạt kết quả cao? Bài tập đọc cần giáo dục những kĩ năng sống gì cho học sinh? Đó là những câu hỏi mà người giáo viên cần trả lời trước khi soạn kế hoạch bài học cho mô ̣t tiết Tâ ̣p đọc. 2. Giá viên cần thưc hiêṇ quy trinh tiết Tâ ̣p đọc mô ̣t cach linh h́att sang tá. 3. Giá viên cần trá dồi ki năng đọc mẫu: Bài đọc mẫu của giáo viên chính là kĩ năng đọc mà học sinh cần đạt được. Do đó, yêu cầu đọc mẫu của giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn, đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn cảm. Muốn vâ ̣y thì giáo viên cần đọc đi đọc lại nhiều lần bài tâ ̣p đọc, tìm hiểu kĩ nô ̣i dung cảm thụ sâu sắc nhất, tinh tế nhất của bài văn, bài thơ để tìm được giọng đọc đúng, đọc hay, đồng thời tìm ra câu (đoạn) mà học sinh có thể đọc hay bị vấp, chứ không đơn thuần tìm ra những từ khó, dễ lẫn. Trước khi đọc mẫu giáo viên cần tạo cho học sinh tâm thế nghe đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo. Khi đọc giáo viên đứng ở vị trí bao quát cả lớp không nên đi lại trong khi đọc và thỉnh thoảng mắt phải dừng sách nhìn lên học sinh nhưng không làm cho bài đọc bị gián đoạn. Có như vâ ̣y thì bước đọc mẫu của giáo viên mới hấp dẫn được học sinh. 4. Chú trọng ren ki năng đọc ch́ tưng đđôi tượng học sinh: Yêu cầu, đặc trưng của phân môn này đối với các em là: đọc to, rõ ràng, rành mạch. Đầu năm giáo viên gọi từng em lên đọc bài, nắm được những mặt mạnh, mă ̣t yếu của học sinh để phân nhóm đối tượng học sinh đồng thời ghi vào sổ tay mỗi em một trang theo dõi quá trình học tập của các em qua các đợt kiểm tra. Đối với phân môn Tâ ̣p đọc thường có các dạng đối tượng sau: (1) Đọc to, rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ hơi hợp lí . (2) Đọc to, rõ ràng nhưng chưa rành mạch. (3) Đọc nhỏ, “thêm, bớt ” từ, đọc còn ê a, đọc sai từ, đọc không trôi chảyy Đối với dạng đối tượng (1) giáo viên không mất nhiều thời gian để rèn đọc đúng cho các em và cũng không chỉ dừng lại ở yêu cầu đọc đúng mà còn có thể nâng lên yêu cầu bước đầu đọc hay, đọc diễn cảm. Riêng hai dạng đối tượng còn lại giáo viên cần phải vừa kiên trì, nhẫn nại, không được buông thả trong viê ̣c rèn đọc cho các em vừa tạo điều kiện để học sinh được đọc nhiều ở lớp, luôn động viên, khuyến khích, tạo cho các em sự tự tin trong học tập, nhất là trong lúc đọc. Đối với những học sinh đọc “thêm, bớt “ từ thì yêu cầu các em đọc lại 2 - 3 lần câu đó để các em tự phát hiê ̣n từ các em đã đọc dư hoă ̣c thiếu. Riêng các em đọc sai từ cần lưu ý xem do đọc nhầm hay đọc vẹt đồng thời cho các em phân tích, đánh vần lại từ đó để các em sửa nhanh hơn. Thực tế mô ̣t giờ tâ ̣p đọc giáo viên rất ngại viê ̣c rèn đọc đối với các em đọc ngọng hoă ̣c đớt vì sợ mất thời gian nên dẫn đến tình trạng giáo viên ít gọi các em đọc. Đối với những học sinh này người giáo viên phải cặn kẽ, tỉ mỉ như những em ngọng âm t, th, a. (Ví dụ: “Chúng tôi” thì đọc là “Chúng côi”, “thầm thì ” đọc là “hầm hì”, “Anh ấy” thì đọc là “ăn ấy”.), hướng dẫn các em nghe và xem giáo viên đọc: chẳng hạn khi đọc âm “a” các em phải mở rộng miệng hơi thoát ra mạnh ta sẽ phát âm đúng Thầy đọc mẫu trò đọc theo, cứ thế kiên trì dẫn dắt các em sẽ tiến bộ. Viê ̣c rèn đọc cho những học sinh này không chỉ trong mô ̣t số tiết là xong mà có khi phải thực hiê ̣n trong cả mô ̣t học kì hoă ̣c cả năm học. 5. Ren đọc ch́ học sinh thé tưng dang bai: Các bài tâ ̣p đọc trong sách Tiếng Viê ̣t lớp 3 có nhiều dạng bài (dạng văn xuôi, dạng thơ, dạng văn kể chuyê ̣n, dạng văn bản hành chính), mỗi dạng có các cách đọc khác nhau. Tùy theo từng dạng bài ta hướng dẫn học sinh cách đọc cho phù hợp. * Bài dạng văn xuôi: Trước hết giáo viên cần xác định từ và câu khó, câu dài để hướng dẫn học sinh. Đă ̣c biê ̣t lưu ý từ dễ đọc sai do đă ̣c điểm phương ngữ. Ví dụ: học sinh thường đọc sai tiếng có phụ âm đầu: tr (tre, trên), th (thế, thì), s (sáng), r (rung rinh), v (và)) tiếng có kết thúc âm cuối: t ( mă ̣t), n (bàn,chín)) tiếng có thanh ngã (bỡ ngỡ). Viê ̣c đọc từ dễ lẫn giáo viên cần cho học sinh tìm và phát hiê ̣n trong khi đọc câu vì có học sinh đọc từ thì đúng nhưng khi vào đọc câu, đọc đoạn thì sai. Viê ̣c hướng dẫn luyê ̣n đọc theo trình tự đọc câu – đoạn - bài. Bên cạnh viê ̣c đọc đúng giáo viên cần chú trọng hướng dẫn các em biết ngắt nghỉ hơi hợp lí vì bài văn xuôi thường có những câu dài. Khi đọc phải liền từ) ngoài viê ̣c ngắt, nghỉ hơi theo dấu câu thì dựa vào nghĩa để ngắt hơi giữa các cụm từ. Sau khi xác định ngắt giọng ở mỗi câu văn dài bao giờ giáo viên cũng phải nhấn mạnh cho các em thấy tầm quan trọng trong viê ̣c ngắt, nghỉ hơi đúng ở câu văn, đoạn văn bằng viê ̣c rèn đọc lại câu văn đó, đoạn văn đó. Bên cạnh viê ̣c rèn đọc đúng đối bài dạng văn xuôi giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nhấn giọng những từ chỉ màu sắc, tính chất, âm thanh, những từ chỉ hành đô ̣ng. Ví dụ: Bài “Âm thanh thành phố”, giáo viên hướng dẫn học sinh nhấn giọng các từ: say mê, náo nhiê ̣t, tiếng ve, tiếng kéo, tiếng còi tàu. Từ đó cho học sinh thấy giữa khung cảnh náo nhiê ̣t của thành phố vẫn còn có những âm thanh như tiếng đàn, tiếng nhạc làm say mê lòng người, làm cho học sinh thêm yêu quê hương, đất nước. * Bài dạng thơ: Tương tự như bài dạng văn xuôi trước tiên giáo viên cho học sinh luyê ̣n đọc đúng tiếng từ dễ lẫn, những dòng thơ. Và viê ̣c quan trọng không thể thiếu đó là hướng dẫn học sinh biết ngắt nhịp thơ. Viê ̣c ngắt nhịp thơ ngoài viê ̣c dựa vào thể thơ còn dựa vào nghĩa nên rất khó đối với học sinh. Giáo viên cho nhiều học sinh nêu cách ngắt nhịp theo cảm nhâ ̣n của học sinh và sau đó giáo viên gợi mở để học sinh phát hiê ̣n ra cách ngắt nhịp đúng, có thể cho học sinh kí hiê ̣u vào sách cho học sinh dễ nhớ. Đồng thời giáo viên giúp học sinh làm quen với cách ngắt nhịp biểu cảm ở chỗ ngừng lâu hơn bình thường hoă ̣c chỗ dừng không logic ngữ nghĩa. Ví dụ: Bài “Bàn tay cô giáo”, hai câu thơ cuối bài cần đọc châ ̣m để thể hiê ̣n sự thán phục và nhấn giọng các từ: biết bao, bàn tay cô. Bài “Chú ở bên Bác Hồ” cần đọc với giọng trầm lắng pha chút trang nghiêm. Kết hợp với cách ngắt nhịp, nhấn giọng kéo dài ở một số từ (từ gạch chân) và cao giọng ở cuối câu hỏi. Để tạo nên âm hưởng biểu lộ sự xúc động niềm thương nhớ của Nga và bố mẹ trước sự hi sinh của người chú: * Bài dạng văn kể chuyê ̣n: Phần luyê ̣n đọc đúng cũng tương tự như hai dạng trên nhưng cần lưu ý đối với dạng văn kể chuyê ̣n do nô ̣i dung gần gũi, giống như mô ̣t cuô ̣c trò chuyê ̣n nên học sinh dễ thuô ̣c văn bản, từ đó dẫn đến hiê ̣n tượng học sinh thêm hoă ̣c bớt từ khi đọc. Ngoài ra giáo viên cần chú ý đến ngữ điê ̣u đọc, giúp học sinh biết đọc phân biê ̣t lời người dẫn chuyê ̣n với lời nhân vâ ̣t, từng thời điểm giọng đọc có sự thay đổi phù hợp với nô ̣i dung câu chuyê ̣n, có lúc đọc nhanh, lúc đọc châ ̣m. Ví dụ: Bài Tâ ̣p đọc - Kể chuyê ̣n: “Bài tâ ̣p làm văn”, giọng nhâ ̣n vâ ̣t “tôi” đọc với giọng tâm sự nhẹ nhàng, hồn nhiên) giọng “mẹ” đọc dịu dàng. Hoă ̣c bài: “Trâ ̣n bóng dưới lòng đường”, đoạn 1, 2 đọc nhanh và dồn dâ ̣p (tả trâ ̣n bóng)) đoạn 3, 4 đọc châ ̣m lại (hâ ̣u quả tai hại của trò chơi không đúng chỗ). Viê ̣c đọc diễn cảm tuy chưa là yêu cầu bắt buô ̣c đối với học sinh lớp ba nhưng đối với dạng bài kể chuyê ̣n thì bước đầu giáo viên cần giúp cho học sinh biết đọc phân biê ̣t lời nhân vâ ̣t và thay đổi giọng đọc trong đoạn, bài để giúp học sinh kể chuyê ̣n tốt. * Bài dạng văn bản hành chính: Tùy vào từng thể loại mà giáo viên hướng dẫn học sinh luyê ̣n đọc. Nhưng viê ̣c trước tiên vẫn là luyê ̣n đọc đúng) tiếp đến là xác định giọng đọc cho phù hợp thể loại văn bản. Ví dụ: Bài “Thư gửi bà” bước đầu bô ̣c lô ̣ được tình cảm thân mâ ̣t qua giọng đọc, thích hợp với từng kiểu câu. 6. Giá viên cần linh h́att sang tá tŕng phần tô chhc luyêṇ đọc lai: Luyê ̣n đọc lại là mô ̣t khâu không thể thiếu trong quy trình mô ̣t tiết tâ ̣p đọc. Tuy nhiên nếu giáo viên tổ chức không khéo sẽ gây nhàm chán cho học sinh (nhất là các em học sinh HTT) vì các em đã đọc rất nhiều ở phần trên, mất nhiều thời gian, hiê ̣u quả tiết Tâ ̣p đọc không cao. Vì vâ ̣y tùy vào trình đô ̣ học sinh, điều kiê ̣n lớp học, thời gian, nô ̣i dung và thể loại của bài tâ ̣p đọc mà giáo viên có thể linh hoạt tổ chức nhiều hình thức luyê ̣n đọc lại nhằm mục đích củng cố kĩ năng đọc cần đạt và bước đầu giúp học sinh HTT làm quen đọc diễn cảm để cảm thụ sâu sắc hơn nô ̣i dung bài tâ ̣p đọc. Ví dụ: Các bài thuô ̣c dạng văn xuôi giáo viên có thể cho học sinh thi đọc đoạn văn mà học sinh thích) các bài thuô ̣c dạng văn kể chuyê ̣n có thể cho học sinh đọc theo vai từng nhân vâ ̣t) bài thuô ̣c dạng thơ thì tổ chức cho học sinh thi học thuô ̣c lòng mô ̣t vài khổ thơ học sinh thích) Đối với bài dạng văn bản hành chính thì phần luyê ̣n đọc lại cần tổ chức cho học sinh luyê ̣n đọc cả bài vì mỗi phần trong cấu trúc của mô ̣t văn bản hành chính rất quan trọng không thể thiếu bất kì phần nào. Tóm lại phần luyê ̣n đọc lại cho dù được giáo viên tổ chức dưới hình thức nào cũng cần chú ý tới các em đọc yếu, các em chưa được tham gia đọc ở phần trên) trong khi học sinh đọc giáo viên cần quan tâm theo dõi, uốn nắn, sửa sai và phát huy khả năng đọc cho từng đối tượng học sinh. 7. Mô ̣t sđô biêṇ phap hh trợ: - Nhâ ̣n xét, đánh giá học sinh cần nhẹ nhàng và tế nhị mang tính đô ̣ng viên khuyến khích học sinh. Tạo điều kiê ̣n cho học sinh được nhâ ̣n xét bạn đọc như thế nào để rút kinh nghiê ̣m cho bản thân. Tạo cho học sinh sự tự tin trong học tâ ̣p. - Phối hợp với phụ huynh trong viê ̣c hướng dẫn học sinh luyê ̣n đọc ở nhà (đọc lại bài đã học và đọc trước bài sắp học) và thông báo mức đô ̣ tiến bô ̣ của học sinh cho phụ huynh kịp thời, đây là một phần không nhỏ góp phần quan trọng giúp giáo viên thuâ ̣n lợi trong việc “rèn đọc” cho các em. - Rèn đọc cho học sinh thông qua tất cả các môn học. - Đô ̣ng viên, khuyến khích học sinh thường xuyên tìm đọc sách, báo, truyê ̣n phù hợp với lứa tuổi học sinh. - Tạo điều kiê ̣n cho học sinh giúp đỡ nhau trong viê ̣c rèn đọc thông qua “đôi bạn cùng tiến”. Tóm lại, để đảm bảo thời gian và chất lượng mô ̣t tiết tâ ̣p đọc giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo, phải dự kiến và xử lí tốt các tình huống có thể xảy ra khi hướng dẫn cho học sinh đọc. Đồng thời giáo viên phải tự trau dồi kiến thức, vâ ̣n dụng linh hoạt các phương pháp dạy học vì không có phương pháp dạy học nào là vạn năng, tìm mọi biê ̣n pháp để hướng dẫn và tổ chức để học sinh luyê ̣n đọc có hiê ̣u quả. PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN. Phân môn Tập đọc nói riêng môn Tiếng Việt nói chung đóng vai trò quan trọng là nền tảng giúp học sinh học tốt các môn khác, đồng thời giúp học sinh yêu thích Tiếng Việt hơn. Muốn dạy tốt phân môn Tập đọc, mỗi giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn thực hiện . Với một số biện pháp giúp dạy tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3 sẽ là tiền đề để tiếp tục dạy phân môn Tập đọc ở lớp 4, 5 đạt kết quả tốt. Tóm lại, trong quá trình dạy học, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh. Cho nên, mỗi giáo viên chúng ta cần mạnh dạn đổi mới phương pháp sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, nên tạo không khí lớp học tích cực, sôi nổi để học sinh cảm thấy tự tin, thoải mái, để học sinh thấy được mỗi ngày đến trường là được học rất nhiều điều mới lạ và mỗi ngày đến trường là một ngày vui . Qua chuyên đề “Một số biện pháp giúp dạy tốt phân môn Tập đọc lớp 3” nội dung chắc chắn còn nhiều thiếu sót, mong sự đóng góp của quý thầy cô để chuyên đề được tốt hơn và tạo điều kiện có thể được áp dụng mở rộng thêm trong các lớp của tổ khối. Hiệp Tùng, ngày tháng 12 năm 2017 Hiệp Tùng, ngày 05 tháng 12 năm 2017 Tô Trưởng Người thưc hiên Tăng Thị Mỹ Phương Mai Ngọc Bằng Hiệp Tùng, ngày tháng 12 năm 2017 Ý kiến BGH nhà trường Hiệu trưởng Tiết day thưc nghiệm của chuyên đề. Tập đọc Bai: NHỚ VIỆT BẮC I. MỤC TIÊU. - Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi đúng, linh hoạt giữa các dòng, các câu thơ lục bát. - Hiểu ND: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi (Trả lời được các CH trong SGK, thuộc 10 dòng thơ đầu). - Giáo dục cho học sinh lòng yêu quý con người và thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.  Bản đồ Việt Nam, tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).  Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc, học thuộc lòng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Kiểm tra bai cũ. - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Người liên lạc nhỏ. 2. Bai mới. H́at động giá viên - Giới thiệu bài. H́at động học sinh - Nghe GV giới thiệu bài. - Ghi tên bài lên bảng. - HS nhắc lại đề. * H́at động 1: Luyện đọc. a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với - Theo dõi GV đọc mẫu. giọng tha thiết, tình cảm, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm, thể hiện sự tự hào ở đoạn cuối khi nói về người Tây Bắc đánh giặc giỏi. b) HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát - HS đọc đúng các từ cần chú ý phát âm từ khó, dễ lẫn. âm. Mỗi HS đọc 2 dòng, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng khó. dẫn của GV: + 2 HS đọc bài. Chú ý ngắt giọng + Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đúng nhịp thơ. khổ thơ trước lớp. Theo dõi HS đọc bài và nhắc HS ngắt nhịp cho đúng. + 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc + Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu thầm. nghĩa các từ khó. - 2 HS đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong + Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc bài SGK. lần 2 trước lớp, mỗi HS đọc một khổ. - Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. đọc một khổ thơ trong nhóm. - 2 nhóm thi đọc tiếp nối. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh. - Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài thơ. * H́at động 2: HD tim hiểu bai - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK. - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - "Ta" trong bài thơ chính là tác giả, - Trong bài thơ tác giả có sử dụng cách người sẽ về dưới xuôi, còn "mình" xưng hô rất thân thiết là "ta", "mình", chỉ người Việt Bắc, người ở lại. em hãy cho biết "ta" chỉ ai, "mình" chi những ai ? - Khi về dưới xuôi, người cán bộ nhớ - Hỏi: Khi về xuôi, người cán bộ nhớ hoa, nhớ người Việt Bắc. những gì ? - HS đọc thầm lại khổ thơ đầu và trả - Khi về xuôi, người cán bộ đã nhắn nhủ với lời : Những câu thơ đó là : Rừng xanh người Việt Bắc rằng "Ta về, ta nhớ những hoa chuối đỏ tươi ; Ngày xuân mơ nở hoa cùng người", "hoa" trong lời nhắn nhủ trắng rừng ; Ve kêu rừng phách đổ này chính là cảnh rừng Việt Bắc. Vậy cảnh vàng ; Rừng thu trăng rọi hoà bình. rừng Việt Bắc có gì đẹp ? Hãy đọc thầm bài thơ và tìm những câu thơ nói lên vẻ đẹp của rừng Việt Bắc? - Nghe giảng và nghe câu hỏi, sau đó - Giảng: Với 4 câu thơ, tác giả đã vẽ nên trả lời : Những câu thơ cho ta thấy trước mắt chúng ta một bức tranh tuyệt đẹp Việt Bắc đấnh giặc giỏi là: Rừng cây về núi rừng Việt Bắc. Việt Bắc rực rỡ với núi đá ta cùng đánh Tây; Núi giăng nhiều màu sắc khác nhau như rừng xanh, thành luỹ sắt dày; Rừng che bộ đội hoa chuối đỏ, hoa mơ trắng, lá phách vàng. rừng vây quân thù. Việt Bắc cũng sôi nổi với tiếng ve nhưng cũng thật yên ả với ánh trăng thu. Cảnh Việt Bắc đẹp và người Việt Bắc thì đánh giặc thật giỏi. Em hãy tìm những câu thơ cho thấy Việt Bắc đánh giặc giỏi? - Những câu thơ cho thấy vẻ đẹp của - Nhớ người Việt Bắc tác giả không chỉ người Việt Bắc là : Đèo cao nắng nhớ những ngày đánh giặc oanh liệt nhớ ánh dao cài thắt lưng; Nhớ người vẻ đẹp, nhớ những hoạt động thường đan nón chuốt từng sợi dang; Nhớ cô ngày của người Việt Bắc. Em hãy tìm em gái hái măng một mình ; Nhớ ai trong bài thơ những câu thơ thể hiện vẻ tiếng hát ân tình thuỷ chung. đẹp của người Việt Bắc? - Nội dung chính của bài thơ là cho ta - Hỏi: Qua những điều vừa tìm hiểu, bạn thấy cảnh Việt Bắc rất đẹp, người nào cho biết nội dung chính của bài thơ Việt Bắc cũng rất đẹp và đánh giặc là gì ? giỏi. - Hỏi: Tình cảm của tác giả đối với con - Tác giả rất gắn bó, yêu thương, người và cảnh rừng Việt Bắc như thế nhưỡng mộ cảnh vật và con người nào ? Việt Bắc. Khi về xuôi, tác giả rất nhớ Việt Bắc. * H́at động 3: Học thuộc lòng bai thơ - Cả lớp đọc đồng thanh. - GV yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh bài thơ. - Đọc bài theo yêu cầu, đọc đồng thanh - Xoá dần bài thơ trên bảng và yêu cầu theo lớp, tổ, nhóm, hoặc đọc cá nhân. HS đọc sau mỗi lần xoá. - 2 đến 3 HS đọc bài trước lớp, có thể - Yêu cầu HS tự học thuộc lòng bài thơ, đọc cả bài hoặc đọc một khổ trong sau đó gọi một số HS đọc trước lớp. bài - Cho HS nhận xét bạn. - Lớp nhận xét. * H́at động cuđôi : Củng cđôt dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ, chuẩn bị bài sau.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan