Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp chỉ đạo tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới (vnen)...

Tài liệu Skkn một số biện pháp chỉ đạo tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới (vnen) “mở rộng” ở trường tiểu học

.DOC
10
244
139

Mô tả:

BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) “mở rộng” ở trường Tiểu học Việt Thắng 1”. - Người thực hiện: Nguyễn Văn Chiến - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Việt thắng 1 - Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày: 15/9/2015 đến 05/03/2016. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) “mở rộng” ở trường Tiểu học Việt Thắng 1”. 2. Lý do nghiên cứu: Đại hội VIII Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu: “Cùng với khoa học công nghệ, GD&ĐT là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đầu tư nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả 3 mặt: Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả”. Đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: khoa học công nghệ cùng với GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiện nay, do nhu cầu phát triển của đất nước nói chung và sự nghiệp phát triển giáo dục nói riêng. Để tiến đến công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Muốn phát triển nhanh và phát triển tốt cần nhất phải có nguồn nhân lực. Nhưng đòi hỏi nguồn nhân lực phải đảm bảo các mặt như: Đức – trí – thể – mĩ. Trường học là cái nôi đầu tiên cho mỗi học sinh bắt đầu trên con đường học tập, trưởng thành trong cuộc sống và lao động. Trong nhà trường, học sinh được tiếp thu những tri thức khoa học, những kĩ năng cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới. Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội. Phương pháp giảng dạy và giáo dục ở các trường Tiểu học cũng được quan tâm đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên vẫn còn mang tính hình thức, đôi khi còn áp đặt, chưa quan tâm lắng nghe tâm tư nguyện vọng của học sinh. Việc đánh giá học sinh còn có biểu hiện khắt khe, chủ yếu là giáo viên nhận xét, đánh giá. Bởi vậy học sinh còn có những khuyết điểm về nhân cách như: rụt rè, thụ động, thiếu tự tin, không dám bày tỏ ý kiến, không mạnh dạn thể hiện khả năng. Năm học 2015-2016, cùng với các đơn vị trường học trong huyện, trường Tiểu học Việt Thắng 1 được chọn dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) “mở rộng” khối lớp 2. Trong hè, sau khi được tập huấn và nghiên cứu các văn bản hướng dẫn thực hiện mô hình trường học mới Việt Nam, trường chúng tôi đã tổ chức thực hiện. Đây là bước đầu triển khai thực hiện nên trường gặp không ít khó khăn, vướng mắc như: về kinh phí, tài liệu, phân phối chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học và nhận thức của cha mẹ học sinh, sự hợp tác của phụ huynh với nhà trường. Một số giáo viên đã quen với phương pháp dạy học truyền thống nên trong quá trình tổ chức hoạt động học cho học sinh còn truyền thụ và giảng giải nhiều. Việc hướng dẫn học sinh làm và sử dụng các công cụ học tập trong lớp đôi khi còn hình thức, tổ chức lớp học còn rập khuôn, ít sáng tạo. Giáo viên ít có thời gian để bồi dưỡng thêm kiến thức nâng cao cho học sinh. Một số học sinh kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, rụt rè, trưởng nhóm kỹ năng điều hành, chỉ đạo nhóm chưa mạnh dạn. Với những lý do trên tôi đã chọn “ Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN)“mở rộng”ở trường Tiểu học Việt Thắng 1”.. Qua đó giúp Hiệu trưởng trong quá trình quản lý các lớp dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) “mở rộng” thật tốt tại đơn vị. II. NỘI DUNG Các biện pháp chỉ đạo tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) “mở rộng” có hiệu quả: 1. Công tác tuyên truyền Ngay từ đầu năm học, lãnh đạo nhà trường tham mưu với lãnh đạo Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, các đoàn thể, Hội Khuyến học xã. Tổ chức họp Ban đại diện cha mẹ học sinh. Nhà trường đã giới thiệu rõ các văn bản của về mô hình trường học mới (VNEN) và kế hoạch tổ chức thực hiện của nhà trường để tranh thủ ý kiến chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương, đồng thời tuyên truyền sâu rộng đến các lực lượng xã hội. Hàng tháng, nhà trường luôn tham mưu với cấp ủy đảng chính quyền địa phương để đưa vào nghị quyết và chỉ đạo các ban ngành đoàn thể phối hợp thực hiện. Mặt khác nhà trường kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để phối hợp giáo dục việc xây dựng cơ sở vật chất, trang trí lớp học, chăm sóc cây cảnh để đảm bảo môi trường học tập “xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện”. Nhà trường chỉ đạo cán bộ, giáo viên tuyên truyền đến tận các bậc cha mẹ học sinh để người dân nhận thức đúng đắn về vai trò của mình đối với nhà trường, giúp phụ huynh thấy được mô hình trường học mới sẽ mang lại những lợi ích cho con em mình, để được sự đồng tình ủng hộ của tất cả phụ huynh. Bước đầu chỉ đạo giáo viên mời cha mẹ học sinh đến tham gia vào các hoạt động của trường, của lớp như: Bầu hội đồng tự quản, tham quan hoạt động của lớp học. Tổ chức cuộc họp với các đoàn thể và giáo viên trong nhà trường để quán triệt chủ trương và các công văn hướng dẫn để thực hiện, nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên. Với cách làm trên, trường chúng tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể, của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Phụ huynh đã hỗ trợ nhà trường rất nhiều trong việc tang trí lớp học, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, đặc biệt là hoạt động ứng dụng. 2. Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên Trong hè Phòng giáo dục đã tổ chức tập huấn cơ bản cho giáo viên toàn trường. Nhà trường làm công tác tư tưởng cho giáo viên nêu cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng. Đây là mô hình trường học mới (VNEN) “mở rộng” hết sức mới mẽ đối với giáo viên, việc tập huấn cho giáo viên là một việc làm hết sức cần thiết. Lớp tập huấn được trang bị tài liệu và đồ dùng phục vụ cho việc học. Lớp được chia thành các nhóm nhỏ để tạo điều kiện cho giáo viên được trao đổi, chia sẽ, bàn bạc về tài liệu hướng dẫn học của học sinh, về phương pháp giảng dạy, về hình thức tổ chức lớp học và đưa ra những khó khăn, vướng mắc để cùng nhau tìm giải pháp thực hiện. Báo cáo viên tổ chức cho các học viên tự nghiên cứu, trao đổi, bàn bạc để cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc không thuyết trình, giảng giải. Ban Lãnh đạo nhà trường phải theo dõi và đánh giá sát đúng ý thức và kết quả tập huấn của giáo viên. Việc tổ chức tập huấn đã giúp giáo viên có được những nhận thức cơ bản, những kiến thức cần thiết về mô hình trường học mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh. Đầu năm học, Ban giám hiệu phân công giáo viên dạy khối lớp 2 và đã cử sang đơn vị trường Tiểu học Phú Mỹ 2 học tập kinh nghiệm, tham quan mô hình lớp học (VNEN). Bên cạnh đó, nhà trường đã làm tốt công tác bồi dưỡng cho giáo viên thông qua thăm lớp, dự giờ và qua các buổi sinh hoạt chuyên đề. Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn và những giáo viên có năng lực trong khối tăng cường dự giờ, giúp đỡ những giáo viên năng lực giảng dạy còn hạn chế. Đồng thời động viên, khuyến khích Giáo viên tích cực hơn trong công tác tự học, tự bồi dưỡng. Trong các buổi sinh hoạt chuyên đề đã tạo điều kiện để giáo viên được bày tỏ ý kiến và những băn khoăn, trăn trở của mình để được giải đáp. Với cách làm trên, trường đã bồi dưỡng được đội ngũ giáo viên có năng lực giảng dạy khối lớp 2. 3. Chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới hoạt động sư phạm để thực hiện thành công mô hình VNEN “mở rộng”. Hơn ai hết, bản thân người giáo viên phải thực sự có mong muốn tạo ra những thay đổi, tập trung chú ý vào những thay đổi về cách dạy, yêu thương học sinh và tin tưởng rằng tất cả học sinh đều có tiềm năng thành công nếu được trang bị những kĩ thuật học tập đa dạng. Vì lẽ đó, tôi đã chỉ đạo giáo viên mạnh dạn tập trung đổi mới các hoạt động sư phạm của mình như sau: * Đổi mới phương pháp dạy: Phương pháp dạy học hiện hành đã phần nào phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, một số giáo viên đôi khi vẫn còn nặng về vai trò truyền thụ kiến thức. Một số bộ phận học sinh chưa mạnh dạn, tự tin tham gia vào quá trình học tập và các hoạt động giáo dục; kỹ năng sống hạn chế. Bởi vậy, khi thực hiện mô hình trường học mới, hơn ai hết bản thân người giáo viên phải tích cực đổi mới hoạt động sư phạm của mình với phương châm “Chuyển đổi từ dạy học truyền thụ của giáo viên sang tổ chức hoạt động tự học của học sinh, quá trình tự học, tự giáo dục là trung tâm của hoạt động giáo dục”. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu hướng dẫn học để tự học, tự khám phá; tổ chức cho học sinh hoạt động khám phá, phát hiện kiến thức, kỹ năng mới thông qua quá trình học tập mang tính hợp tác. Giáo viên chỉ hỗ trợ và hướng dẫn học sinh khi cần thiết. Giáo viên phải biết khuyến khích mọi cố gắng, nổ lực, sáng kiến và những tiến bộ dù là nhỏ nhất của học sinh để những học sinh vốn rụt rè, nhút nhát dần trở nên mạnh dạn, tự tin hơn. Muốn được kết quả đó bản thân giáo viên phải thường xuyên gần gũi, quan tâm đến những đối tượng học sinh đó. Chỉ đạo giáo viên tổ chức linh hoạt các hoạt động học tập của học sinh, không nhất thiết phải thực hiện theo tài liệu hướng dẫn học. Giáo viên phải dựa vào đối tượng học sinh và thực tế của lớp học để lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp. Mặt khác để phát huy tốt năng lực của học sinh, giáo viên yêu cầu các em có năng lực tốt hỗ trợ các bạn trong nhóm. * Đổi mới phương pháp học: Ở mô hình trường học mới còn xa lạ đối với học sinh, học sinh không tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà ngược lại các em chủ động làm việc độc lập với tài liệu, thao tác với các đồ vật, quan sát trực tiếp, phân tích so sánh và tương tác với các bạn cùng nhóm, tương tác với giáo viên và cộng đồng. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo “10 bước học tập”. Quá trình chiếm lĩnh kiến thức được khởi đầu bằng việc học sinh đọc và viết tên bài học, tiếp đến là việc đọc mục tiêu bài học, đây là việc đầu tiên của học sinh phải biết mình làm cái gì trong bài học này. Hoạt động cơ bản là quá trình tự trải nghiệm nghiên cứu tài liệu, bắt đầu từ cá nhân và trao đổi trong nhóm. Trình tự bài học đến báo cáo kết quả học tập của cá nhân và nhóm thể hiện tính độc lập tương đối của cá nhân và của nhóm. Trong giờ học, giáo viên tổ chức cho các nhóm trưởng điều hành các nhóm hoạt động. Dưới sự điều hành của nhóm trưởng, các nhóm nghiêm túc học bài và hăng hái thảo luận mỗi khi có chủ đề đưa ra. Chính vì vậy, người giáo viên phải rèn luyện cho nhóm trưởng về cách điều khiển hoạt động của nhóm gần giống như một giáo viên. Nhóm trưởng phải biết phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm sao cho các bạn đều được tham gia, đều được bày tỏ ý kiến, đều được thể hiện. Tránh hiện tượng học sinh ngồi nói chuyện riêng hoặc không chịu khó suy nghĩ mà chỉ trông chờ vào giáo viên và các bạn. Đặc biệt, giáo viên phải biết huy động những học sinh học tốt trong lớp để giúp mình hướng dẫn, hỗ trợ và kiểm tra đánh giá các bạn. Với cách làm đó, chúng ta không còn bắt gặp hình ảnh cả lớp ngồi im lặng nghe thầy, cô giáo giảng bài nữa, mà thay vào đó là những nhóm học sinh (4-6 em/nhóm) ngồi thảo luận và làm các bài tập trong tài liệu theo yêu cầu. Qua đó, phát huy tính tích cực, chủ động, ý thức tự học, tự giải quyết vấn đề và tinh thần hợp tác, chia sẻ của học sinh. Học sinh ngày càng mạnh dạn hơn, tự tin hơn rất nhiều. Không khí lớp học của rất sôi nổi và thoải mái. * Đổi mới đánh giá học sinh: Đối với mô hình (VNEN) vẫn đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT tập trung vào 3 nội dung sau: - Đánh giá hoạt động học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình. - Đánh giá sự hình thành và phát triển các năng lực. - Đánh giá sự hình thành và phát triển các phẩm chất. Việc đánh giá được thực hiện theo 3 hình thức: Đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì và đánh giá tổng hợp cuối học kì I và cuối năm học. Việc đánh giá học sinh không dùng điểm số mà ghi nhận xét. Lời nhận xét đánh giá của giáo viên phải hết sức cụ thể, dễ hiểu giúp học sinh biết để phát huy mặt mạnh và khắc phục những hạn chế; giúp phụ huynh biết rõ hơn về con em mình để có biện pháp hỗ trợ. Việc đánh giá học sinh không chỉ dành riêng cho giáo viên mà còn có sự tham gia của học sinh, phụ huynh và cộng đồng, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất. 4. Chỉ đạo đổi mới tổ chức lớp học: Lớp học là hạt nhân trong “Mô hình trường học mới Việt Nam”. Bàn ghế không kê theo kiểu truyền thống mà được bố trí lại để học sinh ngồi theo nhóm, phù hợp với sự tương tác giữa các bạn trong nhóm và giáo viên. Khác với trước đây, ban cán sự lớp do giáo viên áp đặt và hoạt động theo các yêu cầu của giáo viên. Trong mô hình (VNEN), ban cán sự lớp được đổi mới thành “Hội đồng tự quản”. Hội đồng tự quản được thành lập là vì học sinh, do học sinh và các em được chủ động tự quản trong các hoạt động của lớp. Để có một Hội đồng tự quản theo đúng ý nghĩa của nó giáo viên đã hướng dẫn tổ chức học sinh xây dựng kế hoạch một cách rõ ràng. Kế hoạch bầu Hội đồng tự quản phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, đối tượng tham gia, thời gian tiến hành. Sau đó tổ chức cho các em tiến hành ứng cử, bầu cử. Học sinh được quyền ứng cử, bầu cử một cách dân chủ để chọn ra một Hội đồng tự quản chỉ đạo lớp hoạt động. Sau khi thành lập được Hội đồng tự quản giáo viên cho các em tự phân công nhiệm vụ. Các thành viên trong lớp được tự do tham gia vào các ban. Hội đồng tự quản cũng có thể được thay đổi trong năm học. Nếu Hội đồng tự quản không làm tốt nhiệm vụ giáo viên có thể cho học sinh bầu lại. Mặt khác nếu hội đồng tự quản làm tốt, hết học kì I giáo viên cũng có thể cho bầu lại để cho nhiều học sinh có cơ hội được tập làm lãnh đạo. Những học sinh đã làm tốt giáo viên khen ngợi và động viên các em làm cố vấn cho các bạn mới được bầu vào Hội đồng tự quản mới. Như vậy, nhiều học sinh được phát huy năng lực và sở trường của mình. 5. Chỉ đạo trang trí lớp học: Vận dụng kết quả tiếp thu qua lớp tập huấn, tham quan mô hình đơn vị trường bạn. Ngay từ đầu năm học, tôi đã chủ động hướng dẫn giáo viên kết hợp với cha mẹ học sinh, học sinh trong lớp tiến hành trang trí lớp học theo mô hình (VNEN). Xung quanh lớp học được trang trí các phương tiện hỗ trợ học tập như: Hội đồng tự quản, góc học tập của em, góc cộng đồng, tủ đựng sách báo, hộp thông tin những điều em muốn nói, bảng thông tin, ngày em đến lớp, bảng “10 bước học tập”, bảng “Nội quy lớp học”, hộp thư cá nhân… Tất cả đã tạo nên một không gian và môi trường học tập thân thiện. Góc học tập là nơi để các đồ dùng học tập của học sinh và các vật dụng để làm đồ dùng trực quan trong các môn học. Các vật dụng này không cố định mà được thay đổi, linh động theo kế hoạch dạy học. Giáo viên cần huy động cả học sinh và phụ huynh tham gia chuẩn bị các đồ dùng học tập để góc học tập trở nên phong phú và phục vụ tốt cho việc học của các em. Đây cũng là nơi để trưng bày những sản phẩm học tập, những bài văn hay, những trang vở đẹp của học sinh. Hộp thư cá nhân, điều em muốn nói là nơi để học sinh được bày tỏ cảm xúc, chia sẻ những tâm sự của mình với bạn bè, với thầy giáo, cô giáo. Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng giấy hoặc bìa cứng để gấp những phong bì thư. Thư viện để giúp cho các em tìm tham khảo thêm những tài liệu có liên quan đến chương trình. Góc cộng đồng là những sản phẩm được sưu tầm tại địa phương nhằm hỗ trợ cho các em khai thác kiến thức có liên quan thực tế cuộc sống trong hoạt động ứng dụng. III. TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG 1. Tính mới Đây là năm học đầu tiên nhà trường tổ chức thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) “mở rộng” khối lớp 2. Hoạt động dạy học được thay đổi cơ bản so với dạy học chương trình hiện hành, thể hiện ở hình thức: tổ chức lớp học thành từng nhóm, học sinh chủ yếu tự nghiên cứu, hợp tác với bạn và cùng với sự hỗ trợ của giáo viên để tìm hiểu kiến thức, các em được phát huy tốt hơn các kỹ năng sống và các nhóm năng lực và phẩm chất. So với giảng dạy, học tập chương trình hiện hành, lớp học theo mô hình (VNEN) được trang trí khá công phu, tốn nhiều thời gian và kinh phí, trong khi không có kinh phí hỗ trợ cho nhà trường. 2.Tính hiệu quả và khả thi Giáo viên đã biết tổ chức theo “10 bước học tập” để phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, tự tìm tòi, khám phá kiến thức của học sinh. Đã xây dựng được các hội đồng tự quản làm việc khá tích cực. Biết huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh, của cộng đồng để trang trí lớp học và xây dựng các công cụ hỗ trợ lớp học. Học sinh đã quen dần với cách học mới, các em đã biết tự đọc tài liệu, tự tìm tòi, nghiên cứu và hợp tác, chia sẻ với các bạn trong nhóm để chiếm lĩnh kiến thức. Học sinh ngày càng mạnh dạn, tự tin và phát triển tốt các kỹ năng sống. Cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể đã tích cực hỗ trợ đối với nhà trường. Tuy nhiên trong năm đầu tiên làm quan với mô hình (VNEN), hơn nữa đây là mô hình “mở rộng” vì thế trong quá trình chỉ đạo thực hiện tôi thấy vẫn còn những hạn chế như sau: Công tác tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên còn ít. Nhà trường không có kinh phí hỗ trợ từ chương trình (VNEN), nên việc trang trí phải chi từ kinh phí hoạt động của trường đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của phụ huynh. Đầu năm học giáo viên, học sinh không có tài liệu, nhà trường phải mượn tạm tài liệu của đơn vị bạn cho giáo viên và học sinh. Một số giáo viên còn quen với phương pháp dạy học truyền thống nên trong quá trình tổ chức hoạt động học cho học sinh vẫn còn truyền thụ và giảng giải nhiều. Việc hướng dẫn học sinh làm và sử dụng các công cụ học tập trong lớp đôi khi còn hình thức, tổ chức lớp học còn rập khuôn, ít sáng tạo. Giáo viên ít có thời gian để bồi dưỡng thêm kiến thức nâng cao cho học sinh. Một số học sinh kỹ năng giao tiếp hạn chế, rụt rè. Một số trưởng nhóm kỹ năng điều hành, chỉ đạo nhóm chưa tốt. Một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm, đôn đốc con em học tập. Ý thức hợp tác với nhà trường còn thấp. Mặc dù thế, nhà trường đã từng bước khắc phục và đã đạt được những kết quả bước đầu hết sức khả quan như: học sinh mạnh dạn, tự tin, linh hoạt, sáng tạo, tích cực hơn trong học tập và tham gia các hoạt động. Không khí học tập trong lớp tự nhiên, nhẹ nhàng, thân thiện. Phụ huynh hết sức đồng tình ủng hộ cho nhà trường và cho giáo viên trong quá trình trang trí lớp học. Dưới đây là những hình ảnh hoạt động dạy, học và sau một thời gian trang trí của một lớp học ở trường. 3. Phạm vi triển khai thực hiện Nôi dung sáng kiến được nghiên cứu áp dụng cho giáo viên và học sinh khối lớp 2 trường Tiểu học Việt Thắng 1. IV. KẾT LUẬN Tác giả bài viết: Thầy: Nguyễn Văn Chiến - PHT
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan