Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường thpt trần đại nghĩa giai ...

Tài liệu Skkn kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường thpt trần đại nghĩa giai đoạn 2020 2022

.PDF
23
1
135

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. CẦN THƠ TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA G H IA ------------------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TH PT TR AN D AI N KINH NGHIỆM TỔ CHỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA GIAI ĐOẠN 2020-2022 Trịnh Nguyễn Thi Bằng - Hiệu trưởng Trương Thị Cẩm Thúy - Phó hiệu trưởng Lâm Nhựt Nam - Phó hiệu trưởng Cái Răng, tháng 03 năm 2022 1 Mục lục N G H IA Mục lục ................................................................................................................ 1 TỪ VIẾT TẮT..................................................................................................... 3 I. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 4 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 4 2. Mục đích của đề tài ....................................................................................... 4 3. Phạm vi và đối tượng .................................................................................... 4 4. Thời gian thực hiện ....................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4 II. NỘI DUNG ..................................................................................................... 4 1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 4 1.1. Dịch bệnh COVID-19 ......................................................................................4 AI 1.2. Hệ thống dạy học trực tuyến ............................................................................5 1.3. Dạy học trực tuyến ...........................................................................................5 1.4. Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông ......5 D 1.5. Dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông ...5 AN 2. Cơ sở pháp lý ................................................................................................ 5 3. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 7 3.1. Thuận lợi ...........................................................................................................7 3.2. Khó khăn ...........................................................................................................8 4. Tổ chức thực hiện ......................................................................................... 8 TR 4.1. Công tác chỉ đạo................................................................................................8 4.2. Công tác chuyên môn......................................................................................10 4.3. Công tác cơ sở vật chất, thiết bị ......................................................................11 4.4. Công tác tuyên truyền, thông tin, truyền thông ..............................................12 TH PT 4.5. Công tác xã hội hóa.........................................................................................12 4.6. Các điều kiện đảm bảo khác ...........................................................................12 III. KẾT LUẬN ................................................................................................. 12 1. Kết quả thực hiện ........................................................................................ 12 1.1. Kết quả về mặt nhận thức ..............................................................................12 1.2. Kết quả về mặt chuyên môn, nghiệp vụ .........................................................13 1.3. Số tiết dạy học trực tuyến đã thực hiện ..........................................................13 1.4. Xếp loại học lực, hạnh kiểm ..........................................................................13 1.5. Kết quả phong trào học sinh giỏi cấp thành phố ............................................14 1.6. Công tác tuyên truyền, thông tin, truyền thông..............................................14 2 1.7. Công tác cơ sở vật chất thiết bị ......................................................................15 1.8. Công tác xã hội hóa ........................................................................................15 1.9. Công tác thi đua khen thưởng ........................................................................15 2. Đánh giá kết quả và bài học kinh nghiệm................................................... 15 IA 2.1. Ưu điểm ..........................................................................................................15 2.2. Hạn chế ...........................................................................................................15 2.3. Bài học kinh nghiệm .......................................................................................15 G H 3. Tính hiệu quả .............................................................................................. 16 3.1. Hiệu quả kinh tế ..............................................................................................16 3.2. Lợi ích xã hội ..................................................................................................17 TH PT TR AN D AI N 4. Hướng phát triển tiếp theo của đề tài .......................................................... 17 5. Khả năng phổ biến của đề tài...................................................................... 17 6. Điều kiện đảm bảo thực hiện có hiệu quả sáng kiến, kinh nghiệm ............ 17 7. Đề xuất, kiến nghị với Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT ...................................... 17 Phụ lục 1: Tổng hợp ý kiến của học sinh các lớp về tổ chức dạy và học trực tuyến năm học 2021 – 2022 ................................................................................ 19 Phụ lục 2: Tin, bài trên báo, đài phát thanh truyền hình ..................................... 22 3 TỪ VIẾT TẮT THPT Trung học phổ thông 2. UBND Ủy ban nhân dân 3. TP Thành phố 4. GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 5. CNTT Công nghệ thông tin 6. CBQL Cán bộ quản lý 7. GDPT Giáo dục phổ thông 8. GD Giáo dục 9. F0 Người mắc bệnh COVID-19 10. F1 11. GVBM Giáo viên bộ môn 12. GVCN Giáo viên chủ nhiệm 13. CMHS Cha mẹ học sinh 14. GV Giáo viên 15. TB TR G H N AI AN D Là người tiếp xúc gần với người mắc bệnh COVID-19, có nguy cơ cao mắc bệnh COVID-19 Trung bình 16. SL Số lượng 17. TNTH Thí nghiệm thực hành 18. MTCT Máy tính cầm tay 19. HS Học sinh 20. HSG Học sinh giỏi 21. SMAS Hệ thống quản lý nhà trường 22. SMS Tin nhắn trên điện thoại PT TH IA 1. 4 I. ĐẶT VẤN ĐỀ N G H IA 1. Lý do chọn đề tài Từ đầu tháng 2 năm 2020 tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến rất phức tạp. Tất cả các trường học trên cả nước cho học sinh nghỉ học trực tiếp tại trường chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến để phòng chống dịch bệnh. Là lãnh đạo nhà trường chắc hẳn ai cũng phải trăn trở làm thế nào để để tổ chức việc dạy học và quản lý hiệu quả, làm thế nào để những giáo viên còn hạn chế về công nghệ thông tin, giáo viên lớn tuổi tiếp cận việc dạy học trực tuyến? Học sinh học tập như thế nào khi một số em chưa đủ điều kiện để mua thiết bị chuẩn bị cho việc chuyển đổi hình thức học tập trực tuyến như thế này? Qua những trăn trở đó, chúng tôi cùng ngồi lại trao đổi, thảo luận để tìm ra câu trả lời cho những vấn đề trên. Đến nay chúng tôi rút ra được một số “Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022” cùng chia sẻ với quý thầy, cô. AI 2. Mục đích của đề tài Tổng kết, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. AN D 3. Phạm vi và đối tượng - Phạm vi nghiên cứu: Trường THPT Trần Đại Nghĩa. - Đối tượng nghiên cứu: công tác tổ chức dạy học trực tuyến. 4. Thời gian thực hiện Từ tháng 02 năm 2020 đến tháng 03 năm 2022. TR 5. Phương pháp nghiên cứu Thực nghiệm, tổng kết thực tiễn. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận TH PT 1.1. Dịch bệnh COVID-19 Virus Corona là chủng virus mới chưa từng xuất hiện ở người, có tên gọi từ nguồn gốc tiếng Latin. Bùng phát vào cuối tháng 12/2019, bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona ban đầu được xác nhận là một loại bệnh “viêm phổi lạ” hoặc “viêm phổi không rõ nguyên nhân”. Chỉ sau 100 ngày xuất hiện, đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona đã nhanh chóng tác động tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch sử. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) là COVID-19. Tên gọi 5 mới này gọi tắt của coronavirus disease 2019. Tháng 2/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại Virus – International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV) chính thức đặt tên cho chủng mới của virus corona là Sars-CoV-2. Đây là tên gọi khác với tên COVID-19 mà WHO đã chỉ định trước đó. N G H IA 1.2. Hệ thống dạy học trực tuyến Là hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến và hạ tầng công nghệ thông tin (sau đây gọi chung là hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến) cho phép quản lý và tổ chức dạy học thông qua môi trường Internet, bao gồm: phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp; hệ thống quản lý học tập trực tuyến; hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến. 1.3. Dạy học trực tuyến Là hoạt động dạy học được tổ chức thực hiện trên hệ thống dạy học trực tuyến. AN D AI 1.4. Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông Là hình thức dạy học trực tuyến thực hiện một phần nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông để hỗ trợ dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ sở giáo dục phổ thông. 1.5. Dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông Là hình thức dạy học trực tuyến thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông để thay thế dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ sở giáo dục phổ thông. TH PT TR 2. Cơ sở pháp lý a) Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính Phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19; b) Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm học 2019-2020; c) Chỉ thị số 79/CT-BGDĐT ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; d) Kế hoạch số 1176 /KH-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai thực hiện Phong trào thi đua đặc biệt “Toàn ngành Giáo dục đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học”; e) Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 03 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên; 6 TH PT TR AN D AI N G H IA f) Công văn số 342/UBND-KGVX ngày 28 tháng 01 năm 2021 của UBND thành phố Cần Thơ V/v thực hiện một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19; g) Công văn số 352/CV-BCĐ ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 thành phố Cần Thơ V/v khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới; h) Quyết định số 682/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ Sửa đổi, bổ sung khoản 4, khoản 5, khoản 6; điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 7 Điều 1 Quyết định số 1673/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Cần Thơ; i) Quyết định số 1673/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2020 Quyết định Ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2019 - 2020 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP. Cần Thơ; j) Công văn số 2178/UBND-KGVX ngày 15 tháng 6 năm 2021 của UBND thành phố Cần Thơ V/v khẩn trương thực hiện một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới; k) Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2021 của UBND thành phố Cần Thơ về việc tăng cường một số biện pháp cấp bách thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP. Cần Thơ; l) Công văn số 3112/UBND-NC ngày 05 tháng 8 năm 2021 của UBND thành phố Cần Thơ về việc một số biện pháp thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; m) Kế hoạch số 2662/KH-SGDĐT ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 của ngành Giáo dục năm học 2021 – 2022; n) Công văn số 22-CV/UBKTQU ngày 19 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban kiểm tra Quận ủy Cái Răng V/v tham mưu, phối hợp thực hiện phòng, chống dịch COVID-19; o) Công văn số 65-CV/BTGQU ngày 08 tháng 11 năm 2021 của Ban Tuyên giáo Quận ủy Cái Răng về việc hưởng ứng Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” trên mạng xã hội VCNet; p) Công văn số 316 /SGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 02 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ về việc hướng dẫn tổ chức cho học sinh học tập tại nhà trong thời gian nghỉ học phòng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra; q) Công văn số 426/SGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 02 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ về việc tiếp tục tổ chức hướng dẫn học sinh học tập tại nhà trong thời gian nghỉ học phòng dịch COVID-19; 7 IA r) Công văn số 807/SGDĐT-VP ngày 31 tháng 03 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 05/CTUBND ngày 20 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố; s) Công văn số 762/SGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 03 năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ về việc hướng dẫn tổ chức dạy học trong thời gian nghỉ để phòng, chống dịch COVID-19. AI N G H 3. Cơ sở thực tiễn Từ đầu tháng 2 năm 2020, dịch bệnh COVID-19 bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng. COVID-19 lây lan nhanh trong cộng đồng và để lại những hậu quả nặng nề, nhất là đối với những người có bệnh lý nền. Để bảo đảm an toàn cho học sinh, chủ trương tạm dừng đến trường nhưng không dừng học được Bộ GD&ĐT chỉ đạo thực hiện trên toàn quốc. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ cũng ban hành những văn bản chỉ đạo về dạy học trực tuyến. Do đó việc tổ chức dạy học trực tuyến là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục tại đơn vị. TH PT TR AN D 3.1. Thuận lợi - Có nhiều văn bản chỉ đạo vừa thực hiện nhiệm vụ dạy học vừa phòng chống dịch bệnh COVID-19 từ các cấp lãnh đạo, quản lý mà trực tiếp là Sở GD&ĐT. - Lãnh đạo trường chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo kịp thời công tác dạy học trong nhà trường. - Được sự tham mưu kịp thời, trách nhiệm của các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn. - Được sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ khó khăn của đa số giáo viên, nhân viên, của học sinh, cha mẹ học sinh. - Dạy học trực tuyến tạo cơ hội mới cho giáo viên, cán bộ quản lý nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong thực hiện nhiệm vụ, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong đơn vị. - Khảo sát được trình độ ứng dụng CNTT của đội ngũ giáo viên, CBQL trong thực tiễn. Đánh giá được phần nào việc thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp, hình thức dạy học trong đội ngũ giáo viên. - Là cơ hội để giáo viên và học sinh trải nghiệm hình thức dạy học hiện đại và chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình GDPT năm 2018. Hình thành ban đầu hình thức dạy học hiện đại mới cạnh hình thức dạy học truyền thống. - Có phần mềm hỗ trợ công tác dạy, học trực tuyến cho học sinh, giáo viên. - Cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường, của giáo viên, học sinh cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu dạy học trực tuyến. - Được sự hỗ trợ của cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, mạnh thường quân trong công tác vận động thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh. 8 AN D AI N G H IA 3.2. Khó khăn - Lần đầu tiên trong lịch sử, ngành GD tổ chức dạy học trực tuyến ở tất cả cơ sở giáo dục trên toàn quốc trong thời gian dài nên có những khó khăn, lúng túng ở nhiều mặt, nhiều thời điểm. - Việc dạy học trực tuyến còn khá mới mẻ nên nhiều giáo viên còn lúng túng do khả năng ứng dụng CNTT còn nhiều hạn chế. Những tuần mới bắt đầu thực hiện dạy trực tuyến, giáo viên sử dụng các phần mềm chưa thành thạo dẫn đến việc dạy học chưa đạt hiệu quả cao. - Nhiều thầy cô chưa tự tin khi triển khai bài giảng trực tuyến. Giáo viên chủ yếu là thực hiện bài giảng một chiều, ít có sự tương tác trực tiếp với học sinh, điều này ảnh hưởng đến chất lượng bài học. - Ý thức học tập của học sinh chưa cao, việc quản lý nề nếp, ý thức học tập của học sinh không được chặt chẽ như việc dạy học trực tiếp nên cũng ít, nhiều ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. - Việc học tập qua truyền hình khó có thể kiểm soát được học sinh có theo dõi bài học hay không tại thời điểm truyền hình phát. - Một số phần mềm giảng dạy phải trả phí và độ bảo mật thông tin chưa cao. - Công tác quản lý dạy học trực tuyến của nhà trường chưa thật sự có hệ thống, khoa học, còn nhiều yếu tố thủ công do không có sự đồng bộ giữa các phần mềm, công cụ dạy học, quản lý học sinh, quản lý giáo viên. - Việc dạy học trực tuyến và trực tuyến đan xen tùy theo tình hình dịch bệnh đòi hỏi phải điều chỉnh kế hoạch giáo dục liên tục, bất ngờ. 4. Tổ chức thực hiện TH PT TR 4.1. Công tác chỉ đạo Cấp ủy chi bộ, lãnh đạo trường đã xây dựng, ban hành những văn bản chỉ đạo sau đây: a) Công văn số 19/TĐN ngày 01 tháng 02 năm 2020 của Trường THPT Trần Đại Nghĩa về việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra; b) Kế hoạch số 25/KH-TĐN ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Trường THPT Trần Đại Nghĩa về phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra; c) Công văn số 27/TĐN ngày 8 tháng 02 năm 2020 của Trường THPT Trần Đại Nghĩa về việc hướng dẫn tổ chức cho học sinh học tập tại nhà trong thời gian nghỉ học phòng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra; d) Công văn số 36/TĐN ngày 19 tháng 2 năm 2020 của Trường THPT Trần Đại Nghĩa về việc tiếp tục hướng dẫn học sinh ôn tập tại nhà; 9 TH PT TR AN D AI N G H IA e) Phương án số 39/PA-TĐN ngày 29 tháng 2/2020 của Trường THPT Trần Đại Nghĩa về việc phòng, chống dịch bệnh COVID-19 khi học sinh vào học; f) Công văn số 63/TĐN ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Trường THPT Trần Đại Nghĩa về việc hướng dẫn tổ chức dạy học trong thời gian nghỉ để phòng, chống dịch COVID-19; g) Kế hoạch số 65/KH-TĐN ngày 28 tháng 3 năm 2020 của Trường THPT Trần Đại Nghĩa về việc tổ chức cho học sinh ôn tập tại nhà; h) Kế hoạch số 74/KH-TĐN ngày 14 tháng 4 năm 2020 của Trường THPT Trần Đại Nghĩa về việc điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm học 20192020; i) Kế hoạch số 91/KH-TĐN ngày 28 tháng 4 năm 2020 của Trường THPT Trần Đại Nghĩa về Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 khi học sinh vào học sau thời gian cách ly toàn xã hội; j) Công văn số 128/TĐN ngày 21 tháng 4 năm 2020 của Trường THPT Trần Đại Nghĩa về một số vấn đề cần lưu ý trong tổ chức dạy học, ôn tập cuối năm học 2020-2021; k) Công văn số 43/TĐN ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Trường THPT Trần Đại Nghĩa V/v khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống COVID-19 trong tình hình mới đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên; l) Công văn số 44/TĐN ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Trường THPT Trần Đại Nghĩa V/v khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống COVID-19 trong tình hình mới đối với học sinh, cha mẹ học sinh; m) Kế hoạch số 46/KH-TĐN ngày 29 tháng 01 năm 2021 của Trường THPT Trần Đại Nghĩa V/v tổ chức cho học sinh học trực tuyến tại nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch COVID - 19; n) Công văn số 54/TĐN ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Trường THPT Trần Đại Nghĩa về việc hướng dẫn tổ chức dạy học trực tuyến năm học 2020 – 2021; o) Công văn số 210/TĐN ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Trường THPT Trần Đại Nghĩa V/v khẩn trương thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống COVID-19 trong tình hình mới; p) Kế hoạch số 247/KH-TĐN ngày 20 tháng 8 năm 2021 của Trường THPT Trần Đại Nghĩa V/v tổ chức cho học sinh học trực tuyến tại nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch COVID - 19; q) Công văn số 344/TĐN ngày 07 tháng 10 năm 2021 của Trường THPT Trần Đại Nghĩa V/v công tác đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 của nhà trường năm học 2021 - 2022; r) Kế hoạch số 388/KH-TĐN ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Trường THPT Trần Đại Nghĩa về triển khai thực hiện Phong trào thi đua đặc biệt “Toàn ngành Giáo dục đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học”; 10 N G H IA s) Kế hoạch số 74-KH/CBTĐN ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Chi bộ trường THPT Trần Đại Nghĩa về việc tham gia Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch COVID-19” trên mạng xã hội VCNet; t) Kế hoạch số 12/KH-THPTTĐN ngày 12 tháng 01 năm 2022 của Trường THPT Trần Đại Nghĩa V/v dạy học khi học sinh trở lại trường học trực tiếp; u) Kế hoạch số 13/KH-THPTTĐN ngày 12 tháng 01 năm 2022 của Trường THPT Trần Đại Nghĩa về Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 năm học 20212022; v) Công văn số 82/THPTTĐN ngày 08 tháng 03 năm 2022 của Trường THPT Trần Đại Nghĩa V/v tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19 trong nhà trường. Ngoài ra, nhà trường còn thành lập Ban chỉ đạo COVID-19 để kịp thời thảo luận, thống nhất những định hướng tổ chức dạy học, phòng chống dịch bệnh trong nhà trường. TH PT TR AN D AI 4.2. Công tác chuyên môn a) Giai đoạn cách ly toàn xã hội - Với phương châm “Học sinh tạm dừng đến trường nhưng không ngừng học”, nhà trường xây dựng kế hoạch và thông báo kịp thời đến giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh thông qua email, Website, fanpage trường, zalo … để học sinh học tập trực tuyến tại nhà. - Các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học trực tuyến trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 kịp thời. Xây dựng phân phối chương trình phù hợp với tình hình thực tế của bộ môn và đơn vị. Giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. - Nhà trường tổ chức tập huấn và cấp tài khoản Microsoft Teams cho giáo viên và học sinh từ đầu năm học nên việc sử dụng phần mềm trong dạy và học khá thành thạo. - Thống nhất phần mềm giảng dạy trực tuyến trong toàn giáo viên: Microsoft Teams. Giáo viên cung cấp link của lớp giảng dạy cho toàn trường để lãnh đạo, tổ trưởng, nhóm trưởng dự giờ kiểm tra và giáo viên có thể dự giờ lẫn nhau để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong dạy và học. Không tổ chức dạy học qua các trang mạng xã hội. Giáo viên sử dụng mạng xã hội như một phương tiện để thông báo, trao đổi thông tin trong quá trình dạy học. Kết quả có 100% giáo viên thực hiện. - Lãnh đạo, giáo viên và học sinh chủ động chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, như: máy tính của giáo viên, thiết bị học tập của học sinh, đường truyền internet, hệ thống điện để đảm bảo việc dạy và học của giáo viên và học sinh, liên hệ giữa nhà trường, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh được thông suốt. - Nhà trường xây dựng thời khóa biểu chung cho học sinh toàn trường từ thứ 2 đến thứ 7, số tiết tối đa mỗi ngày không quá 6 tiết. 11 TH PT TR AN D AI N G H IA - Nhà trường tạo sổ đầu bài trực tuyến và gửi cho giáo viên vào chủ nhật hàng tuần. Cuối tuần tổ trưởng chuyên môn rà soát việc thực hiện ghi sổ đầu bài của giáo viên và báo cáo lãnh đạo. - Giáo viên điểm danh học sinh đầu tiết học và ghi số học sinh vắng vào sổ đầu bài ngay sau tiết dạy để lãnh đạo kiểm tra và báo cáo kịp thời. - Giáo viên kiểm tra sổ đầu bài hàng ngày để nắm sĩ số lớp, tình hình học tập của học sinh và báo về gia đình kịp thời. Tỉ lệ trung bình học sinh tham gia học trực tuyến hàng tuần trên 96%. - Hàng tuần lãnh đạo trường tổ chức họp với giáo viên chủ nhiệm các lớp vào chiều thứ năm để đánh giá lại việc học tập của học sinh và triển khai các nội dung công việc cho tuần tiếp theo. - Xây dựng kế hoạch về tổ chức các kỳ kiểm tra năm học 2021 - 2022 cụ thể với hai phương án trực tiếp hoặc trực tuyến. Tổ chức cho học sinh kiểm tra thử phần tự luận trên Ms Teams và trác nghiệm trên phần mềm tracnghiemonline.vn vào ngày 31/12/2021 trước khi các em kiểm tra học kỳ 1 chính thức. Phân công giáo viên hỗ trợ kỹ thuật và kiểm tra học sinh trước khi vào phòng thi. - Nhà trường tạo câu hỏi khảo sát trên google form về việc tổ chức dạy và học trực tuyến năm học 2021 – 2022 cho học sinh (chi tiết tại phụ lục 1). b) Giai đoạn thích ứng trong tình hình mới - Xây dựng kế hoạch, sẵn sàng các phương án, hình thức dạy học phù hợp với tình hình mới đảm bảo kế hoạch năm học và nhiệm vụ phòng, chống dịch với hình thức: trực tiếp, trực tuyến, hoặc kết hợp cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. - Học sinh F0, F1 thuộc diện cách ly y tế theo chỉ định của bác sĩ mà có sức khỏe tốt ở nhà học trực tuyến. Mỗi khối được bố trí một lớp học kết hợp trực tiếp và trực tuyến, đầu mỗi buổi học lớp trưởng tạo đường link lớp học và gửi cho các bạn học trực tuyến tại nhà. - Giáo viên F0, F1 thuộc diện cách ly y tế theo chỉ định của bác sĩ mà đảm bảo sức khỏe tốt, nhà trường bố trí các phòng học trực tuyến để kết nối việc học tập của học sinh tại trường và giáo viên tại nhà. 4.3. Công tác cơ sở vật chất, thiết bị a) Giai đoạn cách ly toàn xã hội - Nhà trường tổ chức ghi hình bài giảng của giáo viên và phát trên Youtube cho học sinh học tập tại nhà: 12 bài giảng. - Lắp đặt tại trường 12 bộ máy tính có kết nối Internet, tai nghe, cài đặt đầy đủ phần mềm hỗ trợ, có phân công giáo viên tin học hỗ trợ khi giảng dạy. - Học kỳ 1, năm học 2021 - 2022: nhà trường tiếp tục dạy học trực tuyến từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 01 năm 2022 bằng phần mềm Microsoft Teams. 12 b) Giai đoạn thích ứng trong tình hình mới Nhà trưởng tổ chức dạy và học trực tiếp từ ngày 07/02/2022 theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT. Nhà trường đã lắp đặt 07 phòng học trực tiếp, trực tuyến dành cho giáo viên và học sinh bị nhiễm COVID-19 với đầy đủ thiết bị: máy vi tính kết nối Internet, camera, loa. AN D AI N G H IA 4.4. Công tác tuyên truyền, thông tin, truyền thông - GVBM phối hợp với GVCN, GVCN kết hợp chặt chẽ với CMHS nhắc nhở, đôn đốc việc học tập của học sinh. Học sinh không có điều kiện tham gia học trực tuyến như không có máy tính, không có điện thoại, không có internet… GVCN nhận tài liệu từ GVBM gửi trực tiếp đến học sinh. - Nhà trường tổ chức truyền thông đến học sinh, cha mẹ học sinh, nhân dân các hoạt động giáo dục của nhà trường thông qua cổng thông tin điện tử, trang fanpage, trang zalo, kênh Youtube của trường, phối hợp với Báo Giáo dục và thời đại, Báo Cần Thơ, Đài phát thanh truyền hình Thành phố Cần Thơ đưa tin về các hoạt động giáo dục của nhà trường đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh COVID-19. 4.5. Công tác xã hội hóa Nhà trường tổ chức vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh toàn trường, các mạnh thường quân hỗ trợ thiết bị, kết nối internet cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhằm tạo điều kiện cho học sinh học tập trực tuyến tại nhà. TH PT TR 4.6. Các điều kiện đảm bảo khác - Tổ chức tập huấn, hướng dẫn giáo viên sử dụng các phần mềm giảng dạy: Zoom, SHub classroom, Microsoft office 365 (cấp tài khoản miễn phí cho 100% giáo viên)... Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết cho GV về các phần mềm trên thông qua việc cung cấp tài liệu, video hướng dẫn, thủ thuật… để GV nghiên cứu, áp dụng. - Thành lập tổ hỗ trợ CNTT gồm những GV có trình độ, kĩ năng tốt trong việc ứng dụng CNTT với nhiệm vụ sử dụng thử nghiệm các phần mềm, công cụ dạy học học, hướng dẫn GV khác sử dụng và hỗ trợ khắc phục sự cố. III. KẾT LUẬN 1. Kết quả thực hiện 1.1. Kết quả về mặt nhận thức - Tạo sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện, sâu rộng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh về một phương thức dạy học hiện đại đã và đang được sử dụng trên toàn thế giới. Tạo bước đột phá chưa từng có trong ngành GD về việc ứng dụng CNTT, mới hình thức dạy học hiện đại. 13 N G H IA - Thúc đẩy nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT trong cán bộ quản lý, giáo viên để đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. 1.2. Kết quả về mặt chuyên môn, nghiệp vụ - Hiểu biết, khả năng vận dụng CNTT trong công tác quản lý của cán bộ quản lý được nâng cao thể hiện qua việc xây dựng, sử dụng các công cụ lưu trữ dữ liệu đám mây, xây dựng văn bản trực tuyến theo nhóm, hội họp, sinh hoạt trực tuyến, tổ chức kiểm tra định kỳ trực tuyến với quy mô toàn trường … - Hiểu biết, khả năng vận dụng CNTT của giáo viên trong công tác giảng dạy, kiểm tra đánh giá được nâng cao thể hiện qua việc thiết kế bài giảng điện tử, dựng video, clip dạy học, giáo dục học sinh,... - Hiểu biết, khả năng vận dụng CNTT của học sinh được nâng cao thông qua việc sử dụng các phần mềm học tập, kiểm tra đánh giá trực tuyến, việc tìm kiếm thông tin trên internet để thực hiện nhiệm vụ học tập được giao,... D AI 1.3. Số tiết dạy học trực tuyến đã thực hiện - Năm học 2019-2020: 6.293 tiết. - Năm học 2020-2021: 2.328 tiết. - Năm học 2021-2022: 18.130 tiết. 1.4. Xếp loại học lực, hạnh kiểm a) Học lực TB Yếu SL % Năm học 2019-2020 1.139 88 7,73 Năm học 2020-2021 1.217 90 HK1 năm học 2021-2022 1.228 260 21,17 612 49,84 312 25,41 TR Tổng số HS PT TH Khá AN Giỏi Thời gian 7,4 SL % SL % SL Kém SL % SL % 331 29,06 561 49,25 158 13,87 1 0,09 980 86,04 406 33,36 596 48,97 122 10,02 3 0,25 1092 89,73 4 0,33 1184 96,42 40 % TB trở lên 3,26 b) Hạnh kiểm Thời gian Năm học 2019-2020 Tổng số HS 1.139 Tốt SL 821 Khá % SL % TB SL % 72,08 281 24,67 36 3,16 Yếu SL 1 % TB trở lên SL % 0,09 1138 99,91 14 1.217 919 75,51 254 20,87 38 3,12 6 0,49 1211 99,51 Học kì 1 năm học 2021-2022 1.228 1006 81,92 172 14,00 48 3,91 2 0,16 1226 99,84 IA Năm học 2020-2021 D AI N G H 1.5. Kết quả phong trào học sinh giỏi cấp thành phố - Năm học 2019-2020: Học sinh giỏi lý thuyết cấp Thành phố: đạt 05 giải. Trong đó: 01 giải nhì môn Lịch sử, 01 giải ba môn Toán, 01 giải khuyến khích môn Ngữ văn, 02 giải khuyến khích môn Địa lý. Học sinh học sinh giỏi TNTH: đạt 01 giải khuyến khích môn Vật lý. Học sinh giỏi Giải Toán trên MTCT: đạt 01 giải khuyến khích. - Năm 2020 - 2021, số lượng HS đạt giải học sinh giỏi bộ môn, đạt 25% số học sinh đăng ký dự thi. Có 05 học sinh đạt giải khuyến khích trong kỳ thi HSG lý thuyết cấp thành phố. Có 03 học sinh đạt giải trong kỳ thi HSG thí nghiệm thực hành, trong đó 01 học sinh đạt giải giải ba, 02 khuyến khích. - Năm 2021- 2022, số lượng HS đạt giải học sinh giỏi bộ môn, đạt 19,23% số học sinh đăng ký dự thi. Có 01 học sinh đạt giải khuyến khích trong kỳ thi HSG giải Toán trên MTCT. Có 04 học sinh đạt giải khuyến khích trong kỳ thi HSG lý thuyết cấp thành phố. TH PT TR AN 1.6. Công tác tuyên truyền, thông tin, truyền thông Trong giai đoạn 2020-2022: - Có 1.023 bài đăng trên website trường1 với hàng trăm ngàn lượt truy cập (Tin tức: 645 bài; Thư viện ảnh: 17 bài; Video clip: 31 bài; Infographic: 01 bài; Download: 25 bài; PDF: 10 bài; Văn bản pháp quy: 294 bài). - Có 10 bài viết trên báo Giáo dục và Thời đại, báo Cần Thơ; có 02 phóng sự trên Đài phát thanh truyền hình thành phố Cần Thơ (chi tiết tại phụ lục 2). - Trên kênh Youtube của trường2 có: 12 bài giảng và 39 video có nội dung giáo dục học sinh. - Fanpage của trường3 có hàng ngàn bài đăng với hàng trăm ngàn lượt truy cập, tương tác của học sinh, cha mẹ học sinh. - 100% các lớp đều có kênh liên lạc qua zalo giữa GVCN với học sinh, cha mẹ học sinh. - Hơn 90% học sinh, cha mẹ học sinh đăng ký sử dụng SMAS để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của học sinh, hoạt động giáo dục của nhà trường (qua edu.one, tin nhắn SMS). 1 thpttrandainghia.edu.vn http://www.youtube.com/c/TrườngTHPTTrầnĐạiNghĩa 3 https://www.facebook.com/truongthpttrandainghia 2 15 1.7. Công tác cơ sở vật chất thiết bị Chi mua thiết bị hỗ trợ dạy học trực tuyến với số tiền 7.919.000 đồng từ nguồn kinh phí của đơn vị. D AI N G H IA 1.8. Công tác xã hội hóa Nhà trường nhận được sự hỗ trợ của Viettel Cái Răng và 15 mạnh thường quân với tổng giá trị là 10 triệu đồng, cụ thể: - Lắp đặt 01 đường truyền Internet (miễn phí lắp đặt, hỗ trợ cước phí 45.000 đồng/tháng) cho học sinh Nguyễn Thị Hồng Tươi lớp 10A3. - Tặng 01 sim 4G (hỗ trợ cước phí 90.000 đồng/tháng) cho học sinh Dương Văn Phong lớp 10A13. - Tặng 01 điện thoại di động cho học sinh Nguyễn Thị Bích Ngọc lớp 11A5. - Cho học sinh mượn 04 điện thoại di động, 01 máy tính bảng: Nguyễn Thị Hồng Tươi lớp 10A3, Hồ Diễm Phúc lớp 10A7, Võ Thị Yến Ngọc lớp 10A8, Trần Hữu Thịnh lớp 11A4 và Nguyễn Đỗ Vân Nguyên lớp 11A5. 1.9. Công tác thi đua khen thưởng Năm học 2019-2020 và năm học 2020-2021 nhà trường được Sở GD&ĐT xếp loại Tập thể lao động tiên tiến và tặng giấy khen vì hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. 2. Đánh giá kết quả và bài học kinh nghiệm TH PT TR AN 2.1. Ưu điểm - Lãnh đạo trường ban hành các văn bản, chỉ đạo thực hiện nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng tốt với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và phù hợp với từng đối tượng cụ thể. - Thống nhất phần mềm giảng dạy nên việc quản lý dễ dàng, học sinh dễ thao tác. Giáo viên giảng dạy cung cấp đường link của từng lớp thuận lợi cho việc kiểm tra, dự giờ… - Kịp thời hỗ trợ thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh. Giáo viên và học sinh có đủ thiết bị, dụng cụ dạy học và học tập đạt 100%. 2.2. Hạn chế - Đôi khi nội dung giảng dạy trong tiết học của giáo viên không đảm bảo do đường truyền yếu hoặc cúp điện đột xuất làm ảnh hưởng đến việc dạy và học trong thời gian học trực tuyến. - Việc quản lý nề nếp, ý thức học tập của học sinh không được chặt chẽ như việc dạy học trực tiếp nên cũng ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Học sinh học trực tuyến nên môi trường sinh hoạt trong gia đình cũng ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh. 2.3. Bài học kinh nghiệm - Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học trực tuyến đầy đủ, chi tiết và triển khai kịp thời đến giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. 16 AN D AI N G H IA - Linh hoạt bố trí hoạt động giáo dục trên cơ sở bảo đảm quyền lợi học tập, sức khỏe của học sinh đồng thời hoàn thành chương trình theo thời gian quy định. - Thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định về chế độ chính sách cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý. - Có sự chung sức, đồng lòng của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên để vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Tổ chức thử nghiệm phương án tổ chức dạy học trong giai đoạn đầu sau đó điều chỉnh theo các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT, ý kiến góp ý của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh. - Kiên quyết giữ vững định hướng tổ chức dạy học hợp lý, khoa học trên cơ sở đồng thuận của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh. - Cán bộ quản lý, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn phải là người đi đầu, gương mẫu trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục và thực hiện giảng dạy trực tuyến cho học sinh. - Lãnh đạo trường phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ giỏi chuyên môn, khả năng ứng dụng CNTT tốt, nhiệt huyết với nghề và mạnh dạn ứng dụng cái mới, hiện đại trong thực hiện nhiệm vụ. - Có hướng dẫn, tập huấn việc sử dụng những công cụ, phần mềm dạy học, quản lý mới cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, nhất là những thầy cô lớn tuổi, ít hiểu biết về CNTT. - Có sự phối hợp hiệu quả với các đơn vị viễn thông, những nhà cung cấp phần mềm trong việc giới thiệu, hướng dẫn, trợ giúp… sử dụng những công cụ, phần mềm dạy học, quản lý mới. 3. Tính hiệu quả TH PT TR 3.1. Hiệu quả kinh tế - Thúc đẩy các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông, cung cấp phần mềm và phần cứng công nghệ thông tin tập trung nghiên cứu, phát triển sản phẩm để đáp ứng yêu cầu dạy học trực tuyến. - Đảm bảo thu nhập ổn định cho cán bộ, giáo viên ngành giáo dục trong giai đoạn dịch bệnh. - Góp phần giảm thiểu chi phí chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh trong giai đoạn bùng phát mạnh mẽ. - Nhà trường không phải tốn hao quá nhiều chi phí cho việc mua sắm thiết bị mà tận dụng máy tính, thiết bị âm thanh, máy chiếu, webcam… sẵn có. Nhà trường sử dụng phần mềm Ms Teams (miễn phí) làm công cụ dạy học chủ yếu, thống nhất trong toàn trường. 17 G H IA 3.2. Lợi ích xã hội - Đảm bảo quyền được đến trường, được hưởng thụ các dịch vụ giáo dục bên cạnh việc đảm bảo sức khỏe cho trẻ em, học sinh trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 bùng phát. - Tạo sự yên tâm cho các bậc phụ huynh vì trẻ em, học sinh không đến trường nhưng vẫn nhận được các dịch vụ giáo dục từ nhà trường. - Thay đổi nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh về phương thức dạy học hiện đại, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong ngành GD. AI N 4. Hướng phát triển tiếp theo của đề tài Dạy học trực tuyến đã trở thành một hình thức dạy học cần thiết cho cả ngành GD không chỉ trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19. Do đó, đề tài cần được tiếp tục vận dụng hiệu quả, phù hợp để dạy học trực tuyến được duy trì song song và bổ trợ cho dạy học trực tiếp, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình GDPT 2018, hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số trong ngành GD. D 5. Khả năng phổ biến của đề tài Đề tài có khả năng phổ biến, vận dụng tại tất cả các cơ sở giáo dục trên toàn quốc. TH PT TR AN 6. Điều kiện đảm bảo thực hiện có hiệu quả sáng kiến, kinh nghiệm - Sự chủ động, sáng tạo, đoàn kết, quyết tâm, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trong đội ngũ lãnh đạo trường. - Sự phối hợp, ủng hộ của giáo viên chủ nhiệm các lớp; sự đồng thuận trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và ban đại diện cha mẹ học sinh trường. - Thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông cho học sinh, cha mẹ học sinh về kế hoạch giáo dục, các hoạt động giáo dục của nhà trường. - Có hệ thống máy tính, đường truyền internet tốc độ cao, ổn định tại nhà trường, của giáo viên, học sinh. - Lãnh đạo trường, đội ngũ cốt cán luôn tìm hiểu, thử nghiệm, ứng dụng những phần mềm phục vụ tốt nhất cho việc dạy học trực tuyến. - Được sự phối hợp, hỗ trợ kịp thời của các công ty viễn thông, phần mềm như Viettel, Mobifone, VNPT, SHub classroom, Microsoft, …. 7. Đề xuất, kiến nghị với Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT - Có hệ thống phần mềm phục vụ dạy học, kiểm tra đánh giá trực tuyến thống nhất, ổn định theo đơn vị tỉnh hoặc toàn quốc. - Có hệ thống máy chủ riêng để lưu trữ tập trung học liệu của các cơ sở giáo dục đảm bảo ổn định lâu dài, an toàn dữ liệu. Trên đây là báo cáo đề tài “Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022”, rất mong nhận được sự 18 góp ý của quý thầy cô đồng nghiệp, quý lãnh đạo Ngành GD&ĐT để đề tài của chúng tôi được hoàn thiện và triển khai thực hiện hiệu quả hơn./. Trương Thị Cẩm Thúy Lâm Nhựt Nam TH PT TR AN D AI N Trịnh Nguyễn Thi Bằng G H IA Cái Răng, ngày 18 tháng 3 năm 2022 Người viết 19 Phụ lục 1: Tổng hợp ý kiến của học sinh các lớp về tổ chức dạy và học trực tuyến năm học 2021 – 2022 Tổng số HS toàn trường: 1233. Số HS tham gia trả lời khảo sát: 982. AN D AI Câu 2. Thiết bị học tập em đang sử dụng là: N G H IA Câu 1. Phương tiện học tập của em là gì? TH PT TR Câu 3. Chất lượng thiết bị, đường truyền học tập của em như thế nào? Câu 4. Em thấy số tiết học trong một ngày như thế nào?
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan