Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 6 làm bài văn tả cảnh...

Tài liệu Skkn kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 6 làm bài văn tả cảnh

.DOC
29
1
63

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH –––––––––––––––––––––––– SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 6 LÀM BÀI VĂN TẢ CẢNH” Môn: Ngữ văn Tác giả: Nguyễn Thị Thuỷ Chức vụ: Giáo viên Văn CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––– SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 6 làm bài văn tả cảnh” SƠ YẾU LÍ LỊCH Họ và tên: Nguyễn Thị Thuỷ Ngày sinh: 19 - 11 - 1978 Chức vụ: Giáo viên Vào ngành: 1999 Đơn vị công tác: Trường THCS Lương Thế Vinh Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Khen thưởng: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở . Lao động tiên tiến cấp cơ sở . 1 MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ. I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ. 1.Cơ sở lí luận. 2.Cơ sở thực tiễn. II. MỤC ĐÍCH VIẾT SKKN. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN. I. KHẢO SÁT THỰC TẾ. 1.Tình hình thực tế khi chưa thực hiện đề tài. 2.Số liệu điều tra trước khi thực hiện. II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN . C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 1. Kết luận. 2. Đề xuất và khuyến nghị. A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 Trang 1 1 1 2 3 3 4 4 4 5 5 33 35 35 35 1. Cơ sở khoa học của vấn đề a. Cơ sở lý luận: Văn học là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngôn từ đầy giá trị. Có thể coi mỗi một tác phẩm văn học là một viên ngọc trong cuộc sống, nó bay bổng tạo nên những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ. Vậy làm thế nào cho học sinh cảm nhận được chất thơ của cuộc sống đời thường cũng có thể sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật “bé con” giá trị? Tôi nghĩ đó là một việc làm mà mọi giáo viên đang tìm cách đi nhẹ nhàng nhất và hiệu quả nhất. Nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể hơn chúng ta thấy: Chương trình Ngữ văn lớp 6 so với chương trình Tiểu học mà các em đã làm quen có nhiều những khái niệm trừu tượng. Riêng phân môn Tập làm văn đòi hỏi các em phải có cách viết già dặn hơn, sinh động hơn và đặc biệt trong văn miêu tả cảnh phải có những hình ảnh sống động , thuyết phục lòng người.Điều đó không thể đi từ lý thuyết sang thực hành ngay được bởi tư duy của lứa tuổi các em học sinh lớp 6 còn là tư duy cụ thể,chua tiếp nhận được những kiến thức trừu tượng. Cảm quan của các em còn thô sơ chưa có nhiều tính hình ảnh, sáng tạo nghệ thuật. b. Cơ sở thực tế. Có thể nói đối với các em học sinh ở cấp Tiểu học nhất là các em học sinh lớp 4, 5 đều rất thành thạo trong việc thực hành viết văn dạng văn bản mẫu và tái tạo văn bản tương tự mẫu ở cấp Tiểu học. Nhưng lên lớp 6 việc sáng tạo một văn bản nghệ thuật đối với các em học sinh lớp 6 là một việc làm vô cùng khó khăn và không có hứng thú. Hơn nữa sự say mê đọc tư liệu văn học của các em học sinh (thời nay) quả là ít ỏi và hầu như là không có bởi những trò giải trí như hoạt hình, truyện tranh, Internet tràn lan đang cuốn hút các em. Điều đó đã đang dần làm nghèo nàn vốn từ nghệ thuật quý giá của văn học trong mỗi học sinh. Từ những cơ sở trên tôi thiết nghĩ : quá trình rèn kỹ năng làm bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 6 là một việc làm thiết thực nên làm và làm một cách cặn kẽ để có hiệu quả tốt nhất. 2. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm. Với mong muốn giúp tháo gỡ những vướng mắc, xoá đi mặc cảm ngại học văn, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, phát triển tình yêu với môn học, giúp các em có được tình yêu với những cảnh vật bình thường như: dòng sông, cánh đồng, mái trường... và rộng hơn là tình yêu quê hương, đất nước trong tâm hồn các em nên tôi đã xây dựng đề tài “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 6 làm bài văn tả cảnh”. Trong quá trình xây dựng đề tài này tôi đã nhận được sự 3 giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn cùng các đồng nghiệp trong nhóm. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và áp dụng. - Đối tượng: Học sinh lớp 6C, 6D Trường THCS Lương Thế Vinh. - Đề tài được áp dụng thực hiện trong năm 2019-2020 4 B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN I. Khảo sát thực tế 1.Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài. - Trước khi thực hiện đề tài này tôi thấy phần lớn các em học phân môn Tập làm văn còn yếu nhất là đối với phần viết văn tả cảnh. - Một số em do kỹ năng đọc hiểu còn chậm nên không thể tìm hiểu kỹ các đoạn văn mẫu. - Việc xác định yêu cầu đề bài, thể loại, nội dung còn lúng túng nên rất hay bị lạc đề. - Việc phân phối thời gian làm bài chưa hợp lỹ, bố cục ba phần xác định chưa rõ. - Trình bày chưa chặt chẽ, sinh động, diễn đạt vụng do vốn từ nghèo nàn, vốn hiểu biết hạn hẹp. - Một số hình ảnh so sánh, sử dụng chưa hợp lý, khập khiễng nên bài văn chưa lôi cuốn người đọc. - Nhiều em còn lệ thuộc vào văn mẫu chưa có tư duy độc lập. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện. Với thực trạng trên nên khi kiểm tra học sinh trong bài viết tập làm văn tả cảnh làm ở nhà với đề bài như sau: “Em hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về”. Qua kiểm tra tôi đã thu được kết quả như sau: Giỏi Khá TB Yếu Số lượng SL % SL % SL % SL % 6C 45 5 11.1 13 28.9 23 51.1 4 8.9 6D 36 1 2.8 8 222 20 55.6 7 19.4 Lớp Qua bảng thống kê ta thấy tỉ lệ học sinh Giỏi ít, học sinh TB, Yếu nhiều không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. 5 II. Những biện pháp thực hiện. 1. Về phía giáo viên Để thực hiện thành công đề tài nay theo tôi mỗi giáo viên cần phải tuân thủ đầy đủ tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học đó là: - Khởi động. - Hình thành kiến thức mới. - Luyện tập. - Vận dụng. - Tìm tòi, mở rộng. Ngoài ra trong giờ học giáo viên phải sử dụng phương pháp dạy học truyền thống kết hợp linh hoạt với các phương pháp giảng dạy mới. Giáo viên và học sinh đều cần phải chuẩn bị kỹ trước khi đến lớp. Trong mỗi giờ học, người giáo viên sẽ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức bằng cách thông qua các hoạt động học tập. Đối với mỗi hoạt động thầy là người khởi xướng, tổ chức, hướng dẫn giúp học sinh tự tìm hiểu bài mới để tự học, tự nghiên cứu. Điều đó không có nghĩa thầy là chủ thể giữ đặc quyền cung cấp kiến thức, đánh giá hoàn toàn dẫn tới học sinh là phụ chỉ thụ động ghi chép học thuộc bài, lặp lại những điều đã nghe, hoặc có trong sách giáo khoa. Theo yêu cầu đổi mới phương pháp, học sinh phải được chủ động lĩnh hội kiến thức, phải được hoạt động nhiều trong giờ học. Bằng những phương pháp phù hợp như đặt câu hỏi định hướng phát hiện, suy luận, liên hệ thực tế... để học sinh có thể chủ động học và hiểu biết, luyện tập, khắc sâu kiến thức cơ bản. Đồng thời phát huy tác dụng giáo dục về tri thức và đạo đức học sinh. Với trách nhiệm lớn lao của người thầy là đào tạo thế hệ trẻ tương lai tôi luôn suy nghĩ: Muốn có giờ dạy tốt thì người giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ trước khi lên lớp như đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, lựa chọn câu hỏi để phát vấn có hiệu quả. Từ đó học sinh sẽ tiếp thu bài nhanh hơn và lưu giữ lượng kiến thức bài học lâu hơn. Cụ thể trước mỗi tiết dạy người giáo viên phải có sự chuẩn bị như sau: - Soạn bài chu đáo, xác định rõ mục tiêu và trọng tâm bài học, nắm chắc nội dung, phương pháp bám chuẩn kiến thức, kỹ năng, tích hợp môi trường vận dụng vào trong bài dạy. - Dự kiến những vấn đề để hướng dẫn học sinh tiếp cận kiến thức. 6 - Dự kiến thời gian học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm để đi tới sự thống nhất. - Lập kế hoạch chi tiết về hoạt động của thầy và trò trong 45 phút trên lớp hoặc các buổi chuyên để. - Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học. - Dự giờ tham khảo để so sánh, đối chiếu (đối với những bài khó). - Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để gây hứng thú cho học sinh. - Chọn lọc những nội dung cô đọng, tiêu biểu nhất để hướng dẫn tìm hiểu sâu nhưng vẫn đảm bảo tính vừa sức. - Ngôn ngữ, tác phong phù hợp với đặc trưng bộ môn không được nói ngọng. - Nắm chắc, phân loại các loại đối tượng học sinh Giỏi, Khá, TB, Yếu, Kém để có phương pháp dạy phù hợp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. - Giáo viên có hệ thống câu hỏi sát vấn đề, không hỏi tràn lan, phù hợp với trình độ học sinh, hấp dẫn, tránh hỏi đơn điệu, khô khan. - Sau khi kết thúc giờ học giáo viên hướng dẫn học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài mới. Việc chuẩn bị tốt của giáo viên sẽ giúp cho giáo viên vững vàng, tự tin trong vai trò hướng dẫn và tổ chức lớp mở ra một kết quả tốt giúp học sinh sẽ hứng thú hơn trong mỗi tiết học. 2. Về phía học sinh * Trên lớp - Đi học chuyên cần, có ý thức học tập, xác định được động cơ học tập. - Trên lớp chú ý lắng nghe lời thầy giảng. - Có đủ sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn, vở nháp... * Ở nhà: - Học bài cũ (nội dung ghi nhớ) và chuẩn bị bài mới. - Tham khảo các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học. - Chuẩn bị tâm lí thoải mái ,tinh thần tự tin, mạnh dạn khi trình bày ý kiến của mình trước cả lớp. 3. Giải pháp cụ thể: Cụ thể trong phạm vi đề tài này tôi sẽ có giải pháp cụ thể như sau: 7 3.1.Trước tiên tôi hướng dẫn học sinh nhận biết đối tượng trong văn miêu tả: bao gồm cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt. Có thể coi đây là những bức tranh bằng ngôn ngữ, dừng lại một khung cảnh nào đó, một hoạt động nào đó, một hoạt động nào đó của thiên nhiên của con người (Một phiên chợ tết, một bến đò hoặc ga tàu đông khách, một cuộc thi thả diều, một cánh rừng,một dòng sông, một làng quê,yên tĩnh,…). Nội dung của kiểu bài này không nghèo nàn, thậm chí rất phong phú nhưng do kinh nghiệm quan sát của học sinh còn yếu, kiến thức nghèo nàn, trình độ sắp xếp ý còn hạn chế nên bài làm thường có bố cục lộn xộn, thiếu cân đối. Khi làm kiểu bài này giáo viên cần lưu ý cho học sinh một số vấn đề sau - Đối với văn tả cảnh thiên nhiên, học sinh có thể chọn một trong số các trình tự tả : theo trình tự thời gian, không gian, số lượng cảnh,…Bức tranh thiên nhiên không bao giờ ở dạng tĩnh mà luôn có sự thay đổi, vì vậy khi tả phải làm nổi bật được sự thay đổi này (Mùa này khác mùa kia, buổi này khác buổi kia, thời điểm này khác thời điểm kia…) - Ngoài việc tả bao quát toàn cảnh, học sinh cần tìm được một số hình ảnh tiêu biểu để tập trung tả chi tiết, cụ thể. Đặc biệt là khi tả cảnh thiên thiên nào thì cũng phải đặt nó trong một không gian, thời gian cụ thể, và phải có mối quan hệ mật thiết với các hiện tượng tự nhiên,như gió, nắng… Các biện pháp nghệ thuật, so sánh, nhân hóa nên được vận dụng nhiều để góp phần làm cho bài văn tả sinh động hơn. - Đối với văn tả cảnh sinh hoạt thì cần chú trọng chọn tả theo trình tự thời gian và trình tự hoạt động của các đối tượng. Ngoài việc tả chung, nhìn bao quát toàn cảnh và liệt kê các hoạt động, người viết phải tập trung vào một số cảnh chính, tiêu biểu. ưu tiên dùng nhiều những từ láy tượng hình,tượng thanh, nghệ thuật so dài, câu đặc biệt hay câu bình thường, câu đảo ngữ hay câu đảo lược… Đặc biệt cần chú ý làm nổi bật mối quan hệ tình cảm giữa các đối tượng xuất hiện trong bức tranh này. Nếu cần thiết vẫn có thể đưa một số mẩu đối thoại, một số câu văn tự sự, một số câu văn nêu nhận xét cảm nghĩ vào văn tả cảnh sinh hoạt Ví dụ : Một số câu trong bài văn tả cảnh: “Chiều tối” của Phạm Đức: “Nắng bắt đầu rút lên những chòm cây cao, rồi nhạt dần và như hoà lẫn với ánh sáng trắng nhợt cuối cùng.” =>Ta thấy câu văn miêu tả sự chuyển hoá của ánh sáng từ “nhạt dần” rồi “hoà lẫn” với “ánh sáng trắng nhợt”. Tác giả cũng đã dùng thị giác để quan sát sự biến đổi của ánh sáng và bóng tối, đã dùng thính giác để nghe tiếng dế và dùng khứu giác để cảm nhận hương vườn 8 và cũng đã sử dụng nghệ thuật nhân hoá làm cho câu văn sinh động một cách rất tinh tế, khi viết: “Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen phủ dần lên mọi vật.” “Một vài tiếng dế gáy sớm, vẻ thăm dò, chờ đợi.” “ Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.” 3.2. Rèn kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả a. Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh – Đối tượng của bài văn miêu tả là sự vật, thiên nhiên, là con người, cuộc sống con người. Có thể coi đó là một thế giới phong phú và đa dạng phức tạp đang diễn rất hay đổi theo từng ngày từng giờ. Tuy vậy không phải tự nhiên mà ta hiểu ngay và nắm vững đặc điểm của từng sự vật , sự việc, con người để miêu tả đúng bản chất của nó. Chính vì thế mỗi giáo viên dạy môn Ngữ văn cần phải hình thành ngay từ đầu kĩ năng quan sát và ghi chép. – Đối với các em học sinh, khi làm văn miêu tả kĩ năng quan sát và ghi chép cũng rất cần thiết,tuy nhiên các em không thể có được các kĩ năng đó và sử dung thành thạo được, tất cả mới chỉ là tập dượt: tập quan sát , tập ghi chép, tập phát hiện ra đặc điểm nổi bật của các sự vật, hiện tượng. Từ đó có vốn sống phong phú để làm tốt bài văn miêu tả. – Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy, tức là lấy câu văn để biểu hiện các đặc tính, bản chất của sự vật, giúp người đọc như được chứng kiến tận mắt sự vật miêu tả. Nên khi dạy văn miêu tả, tôi hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý như sau: *Tả theo trình tự không gian: Quan sát toàn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, tả từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải,… (hoặc ngược lại). Ví dụ 1: Trong văn bản“ Sông nước Cà Mau”- Ngữ văn 6 tập II, nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả toàn cảnh Cà Mau theo trình tự từ xa đến gần: “Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan 9 ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối -thứ âm thanh đơn điệu triền miên ấy ru ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác con người trước cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu”. Ví dụ 2: Cũng trong văn bản “ Sông nước Cà Mau”- Ngữ văn 6 tập II, nhà văn Đoàn Giỏi đã miêu tả cảnh dòng sông và rừng đước Năm Căn theo trình tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể: “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ… lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai”. *Tả theo trình tự thời gian Ví dụ : “Biển đẹp”- Vũ Tú Nam “Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu:xanh lá mạ,tím phớt,hồng xanh biếc…Có quãng thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt” * Tả theo trình tự tâm lí: Khi quan sát cần thấy những đặc điểm riêng, nổi bật nhất, thu hút và gây cảm xúc mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác tả sau. Khi miêu tả đồ vật, loài vật, tả người nên vận dụng trình tự này nhưng chỉ nên tả những điểm đặc trưng nhất, không cần phải tả đầy đủ chi tiết như nhau của đối tượng. Ví dụ : Nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả chợ Năm Căn theo mạch cảm xúc riêng của mình, qua đó thể hiện niềm tự hào của tác giả về vùng đất trù phú, giàu có nơi tận cùng phía Nam Tổ quốc: “Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông; những lò than hầm gỗ 10 đước sản xuất loại than củi nổi tiếng nhất của miền Nam; những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và nơi đây người ta có thể cập thuyền lại, bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu địa phương kèm theo vài cút rượu, ngoài ra còn có thể mua từ cây kim cuộn chỉ, những vật dụng cần thiết, một bộ quần áo may sẵn hay một món nữ trang đắt giá chẳng hạn, mà không cần phải bước ra khỏi thuyền. Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau” * Ngoài các trình tự miêu tả trên, giáo viên cần hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác,…) để quan sát, cảm nhận sự vật, hiện tượng miêu tả. b. Rèn kĩ năng tưởng tượng Tưởng tượng có vai trò rất lớn trong văn miêu tả.Nó không chỉ là yếu tố tạo nên sự phong phú trong cho các hình ảnh trong bức tranh miêu tả mà con giúp cho người làm văn tả tìm được những từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật phù hợp để bài văn hay hơn, sinh động hơn. *Ví dụ: Trong văn bản “Cỏ non” của Hồ Phương, Văn học 6 tập 1 “Con Nâu đứng lại. Cả đàn dừng theo. Tiếng gặm cỏ bắt đầu trào lên nhưng một nong tằm ăn rỗi khổng lồ. Con Ba Bớp vẫn phàm ăn tục uống nhất, cứ thúc mãi mõm xuống, ủi cả đất lên mà gặm. Bọt mép nó trào ra, nom đến là ngon lành. Con Hoa ở gần đó cũng hùng hục ăn không kém, mặc dù ả có bộ mã tiểu thư rất yểu điệu “cái rá cắn làm đôi”. Gã công tử bột vẫn sán ở bên cạnh ả, mồm vừa gau gáu gặm cỏ, mắt vừa liếc sang lem lém.Mẹ con chị Vàng ăn ở riêng một chỗ cùng con Cún. Cu Tũn dở hơi chốc chốc lại chạy tới ăn tranh cỏ của mẹ. Chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó và đi kiếm một búi khác.” => Tác giả đã kết hợp một cách tài tình giữa hình ảnh tả thực với hình ảnh sáng tạo nhờ trí tưởng tượng.Chính vì trí tưởng tượng phong phú đã giúp nhà văn khi nghe tiếng đàn bò gặm cỏ đã liên tưởng đến “một nong tằm ăn rỗi khổng lồ”.Và cũng nhờ trí tưởng tượng phong phú mà tác giả đã phát hiện ra tính cách của con bò qua cách gặm cỏ của chúng: Con ba bớp thì “ngổ ngáo”, “phàm ăn tục uống”; con Hoa vốn “tiểu thư yểu điệu”, cu Tũn như một chú bé dở hơi,tinh nghịch ,nũng nịu ; chị Vàng đúng là người mẹ dịu hiền, nhường nhịn…Nghệ thuật so sánh kết hợp với nhân hóa đã làm cho hình ảnh đàn bò gặm cỏ hiện lên thật sống động. c. Rèn kĩ năng so sánh 11 So sánh là hệ quả của quá trình liên tưởng và tưởng tượng. Khi quan sát một đối tượng nào đó, hình ảnh của đối tượng ấy (từ màu sắc tới hình dáng, từ kích thước tới trạng thái) thường gợi cho người quan sát nghĩ đến hình ảnh tương đồng nào đó. Chính sự so sánh liên tưởng này giúp cho trang văn miêu tả của các em hay hơn, đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Vì vậy, tôi đã hướng dẫn cho các em một số cách so sánh như sau: – Có thể so sánh vật với vật, cảnh với cảnh: “Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới”( Vũ Tú Nam); “Vầng trăng non giữa bầu trời đầy sao hệt như một cái liềm vào ai bỏ quên giưa cánh đồng lúa chín” (Theo Vích – to Huy gô); “ Măng chồi lên nhon hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy” (Ngô Văn Phú)… – Có thể so sánh vật với con người: Cây bàng già sừng sững, uy nghi như một người lính gác canh giữ cho khu vườn được bình yên.”; “ Cây bưởi như một người mẹ đang cần mẫn cõng trên mình lũ con đầu tròn trọc lóc... Nếu xét về cách thức so sánh thì có những hiện tượng so sánh sau: – So sánh theo hướng thu nhỏ lại: “ Trái đất như một giọt nước màu xanh lơ lửng giữa không trung” ; “Xa xa, những cánh buồm nâu như những cánh bướm rập rờn trên mặt biển”… – So sánh theo hướng phóng đại lên: “Chiếc lá tre thả xuống dòng nước, chòng chành, xoay xoay, rồi trôi đi như một con thuyền, chở theo ước mơ của chúng tôi”… – So sánh theo hướng cụ thể hóa: “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như long đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn” (Nguyễn Tuân) – So sánh theo hướng trừu tượng hóa: “ Nước biển chiều nay xanh như một trang sử của loài người, lúc con người phải viết vào than tre” (Nguyễn Tuân)… Tuy nhiên khi sử dụng kĩ năng so sánh, cần lưu lưu ý là phải biết sáng tạo, biết tìm điểm mới, điểm riêng. Không nên lặp đi lặp lại những hình ảnh so sánh đã quá cũ, quá sáo mòn theo kiểu: “Miệng cười tươi như hoa”, “Những hạt sương long lanh như những hạt ngọc đính trên cành hoa hồng” ; “ Cánh đồng lúa chín trông như tấm thảm vàng trải rộng đến chân trời”... d.Rèn kĩ năng nhận xét trong văn miêu tả Viết văn miêu tả, bao giờ người viết cũng để lại dấu ấn chủ quan của mình. 12 Dấu ấn chủ quan ấy chính là sự cảm nhận riêng của mỗi người, là cách biều lộ thái độ, tình cảm riêng của mỗi người đối với đối tượng được miêu tả. Một nhà văn Pháp viết: “ Một trăm cây bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửa giống nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì chân cây bạch dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau. Trong đời ta gặp bao nhiêu người, phải thấy ra mỗi người mỗi khác nhau, không ai giống ai” (Dẫn theo Tô Hoài – Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả). Không phải chỉ các nhà văn, mà ngay cả học sinh khi làm văn miêu tả cũng nên ý thức rõ điều này. Giáo viên còn phải mở rộng thêm nữa, rằng thiên nhiên con người xung quanh chúng ta luôn trong trạng thái vận động và thay đổi không ngừng- thật vô cùng thú vị và hấp dẫn. Đâu phải chỉ có ngọn lửa này ngọn lửa khác ngọn lửa kia, thân cây bạch dương này khác thân cây bạch dương kia mà ngay cùng một sự vật, hiện tượng ấy cũng từng phút, từng giờ thay đổi liên tục. Cũng một con đường từ nhà đến trường , nhưng sáng hôm nay ta thấy nó như thế này, sáng mai đã có thể đổi khác . Cũng một cây bàng , chiều hôm trước còn trơ trụi lá cành, mà chỉ sau mấy hôm đã đâm trồi nảy lộc, tràn đầy sức sống. Cũng một môt bãi biển , nhưng khi ta buồn sẽ ta sẽ cảm nhậc nó khác khi ta đang vui… Có thể nói rằng , đối tượng miêu tả sẽ xuất hiện và đi vào bài văn tùy thuộc vào điểm nhìn, thái độ, tâm trạng tình huống giao tiếp của người viết. Đây chính là cơ sở tạo nên dấu ấn chủ quan của người viết.Nó đòi hỏi người viết trong bài viết của mình có những lời nhận xét, những suy nghĩ, những cảm nhận riêng về đối tượng. Vần đề là phải dùng cách nhận xét như thế nào để tạo sự hấp dẫn cho bài văn miêu tả ? Trước hết có thể nhận xét trực tiếp bằng những lời bình, những câu cảm thán, những hình ảnh so sánh: “ Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng , nom thật đẹp (Vũ Tú Nam )… Và cũng có thể bộc lộ một cách kín đáo qua việc lựa chọn hình ảnh miêu tả. Đây là thái độ ngạc nhiên thích thú của nhà văn Vũ Tú Nam khi quan sát và miêu tả hình ảnh những trái mướp lớn nhanh như thổi : “ Rồi quả thi nhau chòi ra… bằng ngón tay … bằng con chuột .Rồi bằng con cá chuối to”… * Ví dụ : Trong văn bản “Cô Tô” –SGK ngữ văn 6 ,nhà văn Nguyễn Tuân khi miêu tả vẻ đẹp trong sáng,tràn đầy sức sống toàn cảnh Cô Tô một ngày sau bão,đã thể hiện được cảm nhận riêng của mình về một vùng đất ông từng qua: “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa .Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu sự sống con người thì , sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy . Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt , nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi ,và cát lại vàng giòn hơn nữa .Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi .Chúng tôi leo dốc lên đồn Cô Tô hỏi thăm sức khỏe anh em bộ binh và hải quân cùng đóng sát nhau trong cái đồn khố xanh cũ ấy. 13 Trèo lên nóc đồn, nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng , quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh Cô Tô. Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”. 3.3. Sau đó giáo viên cần giúp học sinh tìm hiểu đề, xác định đúng yêu cầu của đề bài để xây dựng hướng làm bài. Ở bước này tôi sẽ hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề bài, gạch chân những từ ngữ then chốt của đề bài, xác định thể loại, nội dung, phạm vi của đề bài. Việc xác định đúng yêu cầu của đề bài (về thể loại, nội dung và phạm vi) sẽ giúp học sinh không bị lạc đề, xa đề. * Ví dụ: - Đề bài miêu tả cảnh như sau: “Em hãy tả quê hương em vào một buổi nắng đẹp”. Giáo viên cho học sinh thấy: +Thể loại: Miêu tả + Nội dung: tả quê hương em + Phạm vi: buổi nắng đẹp Đây là một đề bài dạng miêu tả cảnh tổng hợp. Vậy thế nào là tả cảnh tổng hợp? Giáo viên chỉ rõ cho học sinh thấy là xác định cảnh tổng hợp nhờ những từ ngữ nào? - Đề yêu cầu tả cảnh tổng hợp thường chứa những từ ngữ như: “một miền quê, quê hương em, cảnh vùng quê, hoặc cảnh nơi em ở...” - Cảnh tổng hợp là như thế nào? Là cảnh gồm nhiều cảnh nhỏ, cảnh lẻ. Những cảnh nhỏ của quê hương hay miền quê thường là cánh đồng, dòng sông, con đường làng, cây đa, giếng nước ,sân đình, khu vườn nhà... Sau đó giúp học sinh hình dung được cụ thể về cảnh miêu tả ở thời gian nào (mùa nào) ở không gian nào (cảnh đó như thế nào)... Việc xác định được đúng yêu cầu của đề như ở ví dụ trên sẽ giúp các em rất nhiều trong việc định hình được đối tượng miêu tả. 3.4. Hướng dẫn cách tìm ý cho bài văn tả cảnh. Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đối tượng miêu tả nhưng chắc chắn chưa định hình được hướng đi cho bài viết. Để giúp 14 học sinh định hình được hướng đi của bài viết văn miêu tả cảnh tôi đã hướng dẫn học sinh bước tìm ý cho bài văn tả cảnh: - Phải theo một trình tự: Tìm ý bao quát không gian của cảnh chung sẽ tả, sau đó cụ thể sẽ có những cảnh nào? Cảnh như thế nào? - Bao quát không gian cảnh được coi là một thao tác sơ khoáng của bức tranh cảnh, rất quan trọng trong việc định hình tâm thế cũng như nhãn thế cho người thưởng thức bức tranh bằng ngôn từ. Vậy học sinh cần phải nắm được cách viết phần bao quát không gian cảnh như thế nào? Thực tế tôi thấy học sinh thường viết một cách cộc lốc, cụt ngủn, có khi viết được một, hai câu cho phần tổng quát nên dù không phải lĩnh vực tự nhiên, nhưng tôi đã đưa ra theo ý như một công thức dễ nhớ cho học sinh: + Để tả bao quát cảnh, trước hết phải có câu xác định vị trí miêu tả khái quát.Thường là một vị trí cao hơn, xa cảnh trung tâm để có thể chụp được toàn cảnh miêu tả vào nhãn quan của người quan sát một cách tương đối trọn vẹn. + Sau câu văn giúp người đọc biết được vị trí của người quan sát là những lời văn nhận xét, đánh giá khái quát đầy nghệ thuật về cảnh chung đó. Cũng không quên lưu ý với học sinh rẳng: Lời văn nhận xét, đánh giá khái quát đầy nghệ thuật là những lời văn sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ sao cho cảnh tả nổi lên sống động, tự nhiên, trong sáng... sát hợp với yêu cầu của đề mà phần trên đã xác định và mang tính biểu cảm của người quan sát cảnh. Ví dụ: “Tả bao quát cảnh quê hương em vào một buổi sáng mùa thu.” - Đứng trên đầu đê, ngắm nhìn toàn cảnh làng quê, tôi như đang đắm mình trong sắc thu vàng của chốn quê hương thanh bình, trù phú. Hay một ví dụ khác về cảnh quê hương vào sáng mùa xuân: - Đứng giữa cánh đồng dang rộng cánh tay mà cảm nhận về làng quê. Ôi! quê hương tôi đẹp như một nàng tiên đang mỉm cười trước nhân gian. Thật ấm áp, thanh bình đầy sức sống... Những ý cốt yếu nhất của dàn bài văn miêu tả cảnh còn cụ thể những cảnh nào? (Nếu là đề tổng hợp thì cảnh sẽ chia thành nhiều cảnh đơn, nếu là đề tả cảnh đơn thì cảnh đơn sẽ có những điểm gì nổi bật? Nổi bật như thế nào?) Học sinh phần lớn thường sa vào kiểu gặp đâu nói đó và không hề xác định được rằng mình đang tả cảnh có mục đích làm nổi lên diện mạo như thế nào, có làm bật lên được tư tưởng chủ đề mà mình đã xác định được ở đầu bài yêu cầu không. Để khắc phục được tình trạng này tôi cho học sinh luyện kỹ năng xác định, lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả. 15 Ví dụ: Cảnh khu vườn vào buổi sáng mùa thu thì có những điểm gì nổi bật? - Đầu tiên giáo viên cho học sinh xác định chủ thể của cảnh sẽ dựng là một cảnh khu vườn tươi tốt, đầy hoa thơm trái ngọt, rất thanh bình, dân giã mà mang được vẻ trù phú của chốn quê hương yêu dấu, đặc biệt cảnh phải mang được dáng dấp của thời gian, không gian mà đề quy định (có đặc trưng của mùa thu). Sau đó giáo viên hướng cho học sinh tái hiện từng hình ảnh của khu vườn theo trí tưởng tượng nhưng phải sát với hiện thực. Chẳng hạn tôi sẽ hướng học sinh cảm nhận theo ý sau: + Cảnh giàn thiên lý trước sân nhà ngào ngạt hương buổi sớm. + Hình ảnh cây cau cạnh bể nước với những tàu lá già dang rộng, đọn lá non cao vút. + Hình ảnh vườn hoa đua sắc vàng thu cùng ong bướm. + Hình ảnh vườn rau tươi tốt cũng rất mang đặc trưng mùa thu: cải làm dưa đang lên ngồng, đang trổ hoa vàng rực, những ngọn mồng tơi đang quăn mình leo lên bờ giậu để ra quả vắt mình sang thu; tiếp đó là hình ảnh hàng cây ăn quả với những hương vị màu sắc của thu như “ Thơm lựng chuối tiêu trứng quốc đốm vàng, những trái na mở mắt nhìn nắng thu, cây hồng trái chín như những chấm son trên nền trời thu...” Với cách làm như trên tôi đã cho học sinh luyện tập tìm đặc điểm cho nhiều cảnh khác nhau với những thời gian, không gian đa dạng. Các em được luyện tập dưới nhiều hình thức: “thi nhau tìm đặc điểm”, giáo viên hệ thống và giúp các em chọn lựa những đặc điểm tiêu biểu nhất trong mỗi cảnh. Như thế sẽ tạo được hứng thú của học sinh với cảnh sẽ tả. 3.5. Hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý cho bài văn tả cảnh. Khi học sinh đã tìm ý cho bài văn tả cảnh tôi sẽ hướng dẫn các em lập dàn ý cho bài viết theo bố cục 3 phần. Các em có thể lập dàn ý đại cương, rồi trên cơ sở đó lập dàn ý chi tiết. Trên cơ sở dàn ý đã xây dựng học sinh có thể dễ dàng triển khai bài viết mà không bị nhầm lẫn giữa các phần: Ví dụ với đề bài: Tả cảnh buổi sáng trên quê hương em tôi sẽ hướng dẫn các em lập dàn ý như sau:  Dàn ý 1: Tả cảnh buổi sáng trên quê hương em ( ở vùng thành thị) 1.Mở bài: - Giới thiệu cảnh được tả: Cảnh buổi sáng nơi em ở. - Ấn tượng ban đầu của em đối với cảnh đó. 2.Thân bài: 16 a. Tả khái quát khung cảnh: - Cảnh vật buổi sáng sớm yên bình, tĩnh lặng - Đường phố vắng vẻ, xe cộ thưa thớt b. Tả cụ thể từng bộ phận của cảnh: * Khi trời chưa sáng rõ: + Mặt đường chỉ mới ánh lên thứ ánh sáng nhàn nhạt + Trên cao, ông mặt trời đỏ ửng bắt đầu mới ló rạng ở phía chân trời đằng Đông + Hàng cây bên đường tỏa bóng mát, đung đưa lắc lư + Những làn gió nhè nhẹ thổi hương hoa bay khắp không gian, không khí trong lành khiến lòng người thêm khoan khoái, dễ chịu + Tả cảnh sinh hoạt của con người: trong công viên, vài ba cụ già tập dưỡng sinh; các anh chị thanh niên chạy bộ; một vài bác lớn tuổi đi bộ, đánh cầu lông,...; bên hè phố, những người mẹ tất bật mua đồ ăn sáng cho cả nhà,... * Khi trời sáng rõ: + Mặt trời lúc này đã "tỉnh ngủ", bừng tỉnh rẽ mây xuất hiện, sáng sừng sững trên bầu trời trong xanh, cao vời vợi + Đường phố tấp nập xe cộ đi lại, tiếng còi xe inh ỏi, tiếng cười nói làm rộn vang cả một góc phố + Các hàng ăn, quán xá tấp nập kẻ bán người mua... 3.Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về khung cảnh buổi sáng nơi em ở. + Yêu quê hương + Yêu con người  Dàn ý 2: Tả cảnh buổi sáng trên quê hương em ( ở vùng nông thôn) 1.Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu quê hương, cảnh bình minh trên quê hương. - Giới thiệu ngày mới bắt đầu ở quê em vào tháng nào trong năm. - Sau một đêm say ngủ, ngày mới tỉnh giấc như thế nào. 2.Thân bài: a.Tả bao quát vẻ đẹp của ngày mới. b.Tả chi tiết: * Cảnh quê hương lúc mặt trời chưa mọc. - Buổi sáng mùa xuân trời còn se se lạnh. - Nền trời trắng đục, sà thấp xuống mặt đất. - Màn sương đêm như khói giăng mắc nơi đầu thôn, ngõ xóm. - Cảnh vật thấp thoáng hiện dần trong màn sương. - Không khí yên ắng gợi sự thanh bình. Chỉ còn nghe thấy đâu đây tiếng ríu rít của mấy chú chim non dậy sớm để đón bình minh. -Tiếng gà gáy. - Khói bếp lửa tỏa ra nghi ngút mang theo hương nếp xôi thơm nồng. 17 * Cảnh quê hương lúc mặt trời lên. + Cảnh thiên nhiên. - Mặt trời từ từ nhô lên sau lũy tre làng ban phát những tia nắng sớm đầu tiên xuống cảnh vật. - Sương mỏng dần rồi tan hẳn. Bầu trời cao và xanh hơn. Những đám mây trắng xốp bồng bềnh trôi. - Điểm xuyết trên nền trời xanh trong là hình ảnh những đàn chim én theo hình chữ V bay về sau quãng thời gian dài vào phương Nam tránh rét. - Trên cánh đồng, từng đàn cò trắng đang chao liệng đôi cánh. Những bông lúa thì con gái đung đưa trong gió. - Trong vườn, hoa đua nhau khoe sắc tỏa hương. Muôn sắc ấy rủ đàn bướm từ phương xa bay về. - Cây cối đâm chồi nảy lộc, trút bỏ lớp áo khoác dày sau một mùa đông u ám để chào đón nàng tiên mùa xuân xinh đẹp giáng trần. +Hoạt động của con người: - Các bác đã vác cuốc ra đồng làm việc. - Các chị, các mẹ, các cô đang quẩy gánh hàng ra chợ bán. - Học sinh rảo bước trên con đường làng quen thuộc để đến trường. - Tiếng gọi nhau í ới, tiếng hét, tiếng cười vang lên làm rộn rã cả xóm làng. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về cảnh bình minh trên quê hương. + Yêu quê hương. + Yêu con người. 3.6.Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho học sinh trong văn miêu tả cảnh. Tìm được những đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả đã là một bước quan trọng song chưa phải là đã tả cảnh. Miêu tả cảnh là dựng lại được cảnh một cách sống động, chân thực, nghệ thuật. Vậy những đặc điểm vừa tìm được ở trên sẽ diễn đạt như thế nào là một điều giáo viên chúng tôi rất quan tâm. Thực tế là qua nhiều năm chấm bài văn miêu tả của học sinh chúng tôi thấy đáng buồn một điều là vốn ngôn từ của các em rất nghèo nàn, diễn đạt lủng củng, thường xảy ra hiện tượng bí từ, dùng sai nghĩa từ, lặp từ, lặp ý... Như vậy để làm bài văn của học sinh diễn đạt trong sáng có sức hấp dẫn chúng tôi nghĩ rằng không có cách nào khác ngoài việc trau dồi ngôn từ nghệ thuật cho mỗi học sinh. Để học sinh tự giác làm điều này là một việc rất khó, nên để học sinh tự làm sau khi giáo viên đã tạo được trong lòng học sinh sự yêu thích ngôn từ nghệ thuật. Dựa vào tâm lý lứa tuổi, chúng tôi đã gieo lòng yêu thích này qua việc cung cấp và phân tích một số tư liệu được giáo viên chọn lọc kỹ càng trích trong các tác phẩm của nhà văn. Ví dụ: Đoạn trích miêu tả cảnh trong vườn dưới nắng chiều sau đây: 18 “... Chiều buông, ánh mặt trời trở nên vàng sậm hơn. Ánh chiều vàng trải lên cành lá, mái nhà một màu vàng óng nom đẹp lạ .Vườn cây nhà tôi cũng vậy. Giàn bầu xanh tươi, lá non màu xanh nhạt, lá già thì xanh thẫm. Ánh nắng chiều chiếu xuống giàn bầu, bí, cái cốt xanh ngắt lọc qua một lượt hắt một màu xanh ngọc bích xuống vườn. Nhãn, bưởi, mít và các loại cây khác nữa tất cả đều xanh um tùm, nom như một chiếc ô khổng lồ. Đó là màu xanh no nắng, no gió và no thức nuôi cây. Vườn cây lao xao, gió thoảng đâu đây mùi hương quả chín, hương hoa ngọt lịm...” Sau mỗi một vài đoạn văn như thế giáo viên phân tích những hình ảnh ngôn từ nghệ thuật sáng giá sao cho tạo hứng khởi ở học sinh, kích thích các em thích tìm, viết những lời văn hay. Có lẽ rèn kỹ năng diễn đạt là một phương pháp đòi hỏi kỳ công nhất của thầy trò chúng tôi, nó cần phải mất một quá trình có nhiều bước. Sau khi tạo hứng thú cho học sinh qua cách tiếp xúc với các tư liệu chọn lọc, chúng tôi mới cho các em luyện tập diễn đạt bằng hình thức giáo viên đưa ra một loạt hình ảnh, yêu cầu học sinh dùng lời văn kết hợp biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, sử dụng những từ láy gợi hình, gợi âm để tập diễn dạt. Ví dụ : - Hình ảnh cây đa => cây đa xum xuê, um tùm như chiếc ô khổng lồ, hứng lấy nắng mưa bảo vệ cho cái giếng làng thân quen, thấp thoáng sau tán lá đa là mái đình cổ kính quê em... - Hình ảnh không gian đồng cỏ => dọc theo cánh đồng là đồi cỏ may cứng nhọn trải bạt ngàn như một tấm thảm bạc phếch nắng mưa. Những bông cỏ may rung rinh nhẹ nhàng trong gió chiều thu mát rượi như đang biểu diễn một điệu múa mềm mại nhịp nhàng. Mấy chú chim sẻ tha thẩn trong vùng cỏ may rộng tìm kiếm sâu bọ và đâu đây tiếng cuốc vọng vào thưa thớt rồi tắt hẳn trong không gian đồng quê mùa thu. - Tiếng chim ngoài bãi => ngoài đê, ven ruộng ngô cảnh bãi xanh um một màu lá mướt của ngô xen đỗ, xen cà. Lại có tiếng chim bay vút lên cao thả vào không trung nghe mát lành. Nó khoan thai, dìu dặt như ngón tay thon thả búng vào dây đàn thập lục, nẩy ra tiếng đồng, tiếng thép lúc đầu vang to sau nhỏ dần nhỏ dần rồi tắt lịm... Ở giai đoạn luyện kỹ năng diễn dạt như thế này chúng tôi đặc biệt chú ý đến phép so sánh trong các câu văn. Có thể coi so sánh hay để tạo những nốt luyến cho những bản nhạc ngôn từ, những nét đậm của bức tranh ngôn ngữ. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan