Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử...

Tài liệu Skkn khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử

.DOC
17
1
83

Mô tả:

Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH ------------------------&---------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ ” MÔN: TÊN TÁC GIẢ: CHỨC VỤ: LỊCH SỬ TẠ THẠC TUẤN GIÁO VIÊN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong thời gian qua, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được đề cập và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục, giáo viên trực tiếp giảng dạy. 1 Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. Nhìn chung đều khẳng định, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Với quan điểm đó, trong những năm qua đã dấy lên một cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học trong hệ thống giáo dục nói chung và các trường phổ thông nói riêng. Đồng thời nhiều đợt tập huấn, hội thảo đổi mới phương pháp dạy học đã được tổ chức ở những cấp độ khác nhau, nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên. Với tình hình chung, đổi mới phương pháp giảng dạy của bộ môn Lịch sử cũng đã được sự quan tâm đúng mức. Nhiều phương pháp mới theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đã được sử dụng, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong dạy học. Cũng phải thấy rằng, việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử là sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn của cả hệ thống phương pháp, mỗi phương pháp đều có vai trò nhất định riêng. Trong đó phương pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử phục vụ cho giảng dạy, góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Tuy nhiên, làm thế nào để khai thác tốt, nhằm phát huy đúng vị trí, vai trò của kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử thì kĩ năng khai thác kênh hình của giáo viên đóng vai trò quyết định. Vì vậy nắm được những kĩ năng cơ bản để khai thác kênh hình sách giáo khoa phục vụ cho việc giảng dạy là sự cần thiết về chuyên môn của giáo viên nói chung và giáo viên Lịch sử nói riêng hiện nay. Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng, bản thân tôi xin mạnh dạn trình bày một số vấn đề về việc khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử để phát huy tính tích cực của học sinh. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. Đây cũng là lí do tôi chọn đề tài :“ Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử”. II. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lý luận: Bộ môn Lịch sử với những đặc trưng riêng của nó có vai trò và tác động to lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay. Tuy nhiên ngày nay việc học sinh không thích 2 Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. học cũng như tìm hiểu về lịch sử dân tộc ngày càng nhiều. Nhiều em cho rằng đây là một môn học thuộc lòng mất nhiều thời gian lại khô khan, nhàm chán. Thiếu hiểu biết lịch sử là điều vô cùng nguy hiểm khi văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam hội nhập với văn hóa và con người của nhiều dân tộc trên thế giới. Vậy tại sao học sinh lại thiếu hiểu biết và không thích học Lịch sử? Cũng có nhiều nguyên nhân. Song không thể phủ nhận nguyên nhân xuất phát từ việc dạy và học Lịch sử của chúng ta từ trước đến nay còn nặng về cung cấp kiến thức gây ra tình trạng quá tải cho học sinh. Do đặc điểm của việc nhận thức Lịch sử là không trực tiếp quan sát sự kiện, nhân vật quá khứ nên việc tạo biểu tượng là một yêu cầu quan trọng trong dạy học bộ môn. Biểu tượng lịch sử là hình ảnh chân thực của quá khứ về hiện thực quá khứ được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất. Việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học, tuy nhiên nó chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Chúng ta mới chỉ quan tâm đến kênh chữ nhiều hơn mà không nhận thấy kênh hình không những là nguồn kiến thức quan trọng mà nó còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Trong các buổi bồi dưỡng thay sách giáo viên mới chỉ được giải thích về kênh chữ, nội dung, phương pháp mà chưa được bồi dưỡng cụ thể về kênh hình. Có nhiều kênh hình mới mà giáo viên chưa thật nắm rõ về xuất xứ cũng như nội dung của nó. 2. Cơ sở thực tiễn: Hiện nay nhiều giáo viên còn ngại sử dụng kênh hình do sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng thì chỉ mạng tính chất minh họa cho bài giảng nên chưa phát huy được hết hiệu quả của nó. Vậy với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử, bằng thực tiễn giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp cũng như tự nghiên cứu tài liệu, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến chủ quan về việc sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử ở bậc THCS. 3. Thực trạng vấn đề: 3 Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. * Thuân lợi: Đại đa số giáo viên đều tích cực tìm kiếm những thông tin bổ ích có liên quan đến nội dung bài dạy như tranh ảnh, tư liệu, phim tài liệu, truyện kể về lịch sử...Đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như phương pháp trực quan, phương pháp nêu tình huống và giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp thông qua sự trình bày sinh động giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện, hoặc nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử.... Đa số học sinh đều tích cực hào hứng muốn được tự mình khám phá nội dung của bản đồ, lược đồ, muốn được nêu ý nghĩa hoặc phân tích nội dung các bức tranh nên đã đưa lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức thông qua các kênh hình trong sách giáo khoa và những kênh hình mà giáo viên sưu tầm được. * Khó khăn: Ở trường THCS một số học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học Lịch sử, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử...còn yếu. Nhiều em chưa độc lập suy nghĩ để trả lời một câu hỏi mà chỉ đọc nguyên xi trong sách giáo khoa hay chỉ nêu được diễn biến sự việc mà không lí giải được vì sao nó lại diễn ra như thế hay sự kiện đó nói lên điều gì. Bởi vậy, bản thân các em nên có một phương pháp học tích cực để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng của giáo viên. Mặt khác giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường một phần nào đó chưa gây được sự hứng thú, tìm tòi và khám phá cho học sinh trong việc học bộ môn, cho nên nhiều học sinh chán ghét bộ môn và học chỉ để đối phó dẫn đến chất lượng kiểm tra một số em ở một số lớp còn thấp. Nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém và nâng cao chất lượng dạy và học của của bộ môn, bản thân tôi đã thấy được điều đó và cố gắng đưa ra các phương pháp học tập tích cực mà cụ thể là: tích cực sưu tầm tranh ảnh tư liệu, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng và luôn tìm tòi những phương pháp để khai thác kênh hình một cách hiệu quả nhất. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU -Nâng cao trình độ chuyên môn. 4 Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. -Đổi mới trong phương pháp giảng dạy để phù hợp với từng đối tượng học sinh. -Trao đổi lí luận về phương pháp dạy học.Học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp. Nghiên cứu thực trạng hứng thú học tập của học sinh THCS đối với môn lịch sử. từ đó tìm ra mối liên hệ giữa hứng thú, động cơ, thái độ học tập và kết quả học tập của học sinh. Góp phần xây dựng những phương pháp gây hứng thú học tập đối với các môn học cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh THCS. IV. ĐỐI TRƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tất cả học sinh các khối lớp 8, 9 của trường THCS trong những năm học vừa qua. Đề tài này tôi đã, đang và sẽ được áp dụng vào quá trình giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS với tất cả các khối lớp. Bên cạnh có thể áp dụng phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học cho một số môn học khác như Địa lý, Sinh học, vv V. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với việc: khai thác, phân tích nội dung và ý nghĩa của kênh hình trong sách giáo khoa và cả những kênh hình sưu tầm bên ngoài có liên quan vào bài học Lịch sử một cách phù hợp để tăng tính hấp dẫn trong giờ học Lịch sử, góp phần phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử bậc trung học cơ sở. Kết hợp việc sử dụng bản đồ, lược đồ và các hình ảnh minh họa để phân tích về một nhân vật lịch sử, một trận đánh hay một sự kiện lịch sử mà giáo viên đang trình bày giúp giáo viên gây được hứng thú, suy ngẫm trong học sinh, hướng các em đến với nội dung của bài học. Học sinh yêu thích bộ môn, hứng thú và tích cực học tập hơn, như vậy sẽ cho kết quả cao hơn. Biện pháp tuy có thể nói không mới lắm, nhưng với sự chủ động hướng dẫn của giáo viên và sự tích cực của học sinh đã đem đến một kết quả khả quan hơn trong quá trình học. Dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng yêu cầu người giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt các phương pháp trong tiết dạy thì mới giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức một cách chủ động. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng yêu cầu học sinh 5 Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. phải phân tích kỹ tất cả các kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử. Nếu học sinh chưa hiểu bài, chưa trình bày được lược đồ, chưa phân tích được sự kiện sẽ làm mất thời gian. Do đó yêu cầu người giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm khi dạy học lịch sử. Biết đọc bản đồ, biết tường thuật trận đánh, biết phân tích nội dung của kênh hình và phải biết hướng dẫn học sinh nắm được những nội dung của bài học thông qua kênh hình đó. Từ đó biết phân tích, nhận xét, đánh giá sự các kiện lịch sử. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Để tiến hành thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ về “ Phương pháp dạy học Lịch sử” + Nghiên cứu các loại sách tham khảo, sách giáo khoa Lịch sử lớp 8, 9; sách chuẩn kiến thức kỹ năng và các nguồn thông tin khác. + Sưu tầm thêm các bản đồ, lược đồ, các tranh ảnh liên quan đến nội dung của đề tài. + Phương pháp so sánh, đối chiếu. + Thao giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy. + Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới trên lớp học. + Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung. + Kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh. VII. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin đề cập đến một số kinh nghiệm sử dụng tài liệu ,tranh ảnh, tư liệu lịch sử từ Sách giáo khoa cũng như các nguồn tài liệu từ báo, sách tham khảo, vv , kết hợp với hệ thống câu hỏi … đã giúp cho hiệu quả giờ học đạt kết quả cao nhất. Phạm vi thời gian là từ học kì I năm học 2021- 2022 ở các khối 8, khối 9. Tôi xin trình bày ở nội dung sau: B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. I. KHẢO SÁT THỰC TẾ. 1. Thực trạng khi chưa sử dụng đề tài Năm học 2021 -2022 tôi được phân công dạy lớp 8A, 8B, 8C, 8D, 8E, 9A, 9B, 9D.9E Trước thực tế các em học sinh tuy đã có kĩ năng ban đầu trong việc chuẩn bị bài nhưng các em hầu hết không thích học môn lịch sử, thậm chí còn sợ môn sử. Đầu năm học trong khoảng 4 tuần đầu tiên, tôi cho các em làm bài kiểm tra 15 phút với yêu cầu 6 Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. liên hệ so sánh kiến thức của bài trước với bài sau thì còn rất nhiều em rất lúng túng, làm bài không được tốt, không tự tin. Thậm chí một số em lập biểu bảng thống kê… cũng chưa thành thạo,. Từ những sự việc nêu trên dẫn đến nhiều em hiểu bài chưa sâu, không biết so sánh, lien hệ kiến thứ giữa các bài. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện Kết quả kiểm tra 15 phút sau 4 tuần, trước khi thực hiện đề tài: Lớp Sĩ số Điểm trên 5 9A 48 32 9B 47 30 9D 43 26 9E 34 18 8A 45 28 8B 44 27 8C 45 26 8D 35 18 8E 29 15 II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: % 66,6% 63,8 % 60,1% 52,9 % 62,2% 61,4% 57,8% 51,4% 51,7% Điểm dưới 5 16 17 17 16 17 17 19 17 14 % 33,4 % 36,2 % 39,9 % 47,1% 37,8% 38,6% 42,2% 48,6% 48,3% 1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. Nhiều năm qua bức xúc trước vấn đề học sinh không hiểu gì về lịch sử nhân loại cũng như lịch sử dân tộc mình và đặc biệt những năm gần đây tình trạng học sinh thi vào các trường đại học tỉ lệ điểm thấp ở bộ môn Lịch sử là rất nhiều. Điều này không chỉ riêng tôi mà rất rất nhiều giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn Lịch sử nói riêng, các cấp quản lí phải lưu tâm và suy nghĩ. Do đó tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm của bản thân để góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung. Việc vận dụng các phương pháp, kỹ năng khai thác kênh hình vào giảng dạy Lịch sử, theo kinh nghiệm của bản thân tôi cùng nhiều đồng nghiệp khác đã được tham khảo ý kiến là một việc làm rất có hiệu quả nhằm gây hứng thú cho học sinh, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi việc học Lịch sử, tìm hiểu Lịch sử, nhận thức Lịch sử đang có chiều hướng giảm sút, xuống cấp. Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, lối suy nghĩ, cách sống thực dụng đang tác động mạnh mẽ đến từng học sinh cùng với sự thiếu thốn phương tiện, đồ dùng dạy học cũng như thái độ dạy học đối 7 Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. phó, qua loa, đại khái của không ít giáo viên đã và đang là những trở ngại không nhỏ đối với việc giảng dạy nói chung và dạy bộ môn Lịch sử nói riêng. Các kênh hình về bản đồ lịch sử, về nhân vật lịch sử với ưu thế của nó: rõ ràng, sinh động, dễ nhớ, dễ ấn tượng, dễ đi vào lòng người… sẽ là một thế mạnh trong việc hỗ trợ đắc lực cho việc truyền thụ kiến thức lịch sử thông qua đó góp phần giáo dục đạo đức, lòng biết ơn đối với truyền thống tổ tiên, với các lãnh tụ, các danh nhân cũng như những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh, đã đóng góp xương máu của mình để làm rạng rỡ thêm lịch sử nước nhà cũng như lịch sử văn minh nhân loại. 2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp ( đây là nội dung chính của đề tài ). 2.1 Kỹ năng khai thác kênh hình: Để đạt hiệu quả cao khi khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử nhằm phục vụ cho việc giảng dạy, giáo viên nên yêu cầu học sinh quan sát và tìm hểu thông tin liên quan đến kênh hình của bài học mới ở nhà. Đồng thời phải có kế hoạch cụ thể công việc của thầy và trò trong quá trình làm việc trên lớp. Trước hết để khai thác tốt kênh hình trong SGK phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn lịch sử, bằng những kinh nghiệm thực tế, xin trình bày một số kĩ năng cơ bản sau: Thứ 1: Nắm được phương pháp cơ bản khai thác các loại kênh hình Về cơ bản, hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử hiện nay, gồm có hai loại chính sau: Loại 1: Lược đồ, biểu đồ. Loại 2: Hình ảnh lịch sử. Trong loại hình ảnh lịch sử lại có hai nhóm chính: Nhóm1: Hình ảnh minh họa tình hình quân sự, kinh tế, văn hoá, chính trị, khoa học kĩ thuật... Nhóm 2: Hình ảnh về nhân vật lịch sử. Thứ 2: Phải nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình. Việc nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình đóng một vai trò rất quan trọng, giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong quá trình tổ chức khai thác kênh hình trên lớp. 8 Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. - Hình ảnh màu, sắc nét và sinh động hơn hình ảnh trong sách giáo khoa. - Thông tin phong phú và có những đánh giá về vấn đề lịch sử mang tính hiện đại, phù hợp với quan điểm hiện nay hơn. - Tiết kiệm được thời gian tìm kiếm thông tin... Thứ 3: Xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình. Việc xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình, là nhằm tránh sự chệch hướng trong quá trình khai thác và để đạt hiệu quả cao nhất sau khi khai thác. Thứ 4: Thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm. Câu hỏi hợp lý, trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những phát huy được tính tích cực, phát triển khả năng tư duy của học sinh; mà còn giúp học sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức được tìm hiểu... 2.2. Nguyên tác khai thác kênh hình: Giáo viên đứng lớp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo cẩn thận, nghiên cứu kỹ trước nội dung các kênh hình trước khi lên lớp. Chuẩn bị lời nói ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và gây hứng thú cho học sinh. Chính yêu cầu đó sẽ giúp người giáo viên nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong các giờ lên lớp. Ngoài ra các giờ sử dụng kênh hình trong dạy học giáo viên chủ yếu đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh phải tự quan sát nghiên cứu để rút ra kiến thức. Giáo viên phải khắc phục khó khăn sưu tầm các tài liệu có liên quan đến kênh hình, trao đổi chuyên môn tổ, cụm chuyên môn để có cách sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó học sinh học sinh phải tự giác tìm hiểu kênh hình dưới sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên, tiếp nhận kiến thức một cách chủ động. Để nâng cao hiệu qủa sử dụng kênh hình cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Một là: Sử dụng đúng mục đích. Trong quá trình dạy học giáo viên phải đề ra được đúng mục đích dạy học, tiến trình các hoạt động lên lớp. Hoạt động của giáo viên cũng như việc sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa quy định mục đích học tập của học sinh. Mục đích của mỗi bài chính là học sinh lĩnh hội được tri thức, hình thành và phát triển kỹ năng, nhân cách. Mỗi một loại kênh hình trong sách giáo khoa có một chức 9 Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. năng riêng nên chúng phải được nghiên cứu cụ thể để sử dụng đúng mục đích, phù hợp với yêu cầu bài học. Hai là: Sử dụng đúng lúc. Nghĩa là kênh hình lúc nào cũng phải được sử dụng hợp lý nhất, trong trình bày kiến thức mới hay là củng cố kiến thức đã học hoặc ra bài tập về nhà. Tóm lại cần được đưa ra khi học sinh cần được minh họa, cần tìm hiểu nhất về nội dung bài học, tránh đưa ra đồng loạt phân tán sự chú ý của học sinh. Ba là: Sử dụng đúng mức độ, cường độ. Tùy vào từng nội dung, mục đích sử dụng mà giáo viên đưa ra những yêu cầu khác nhau đối với học sinh. Trong giờ giảng bài mới nếu điều kiện thời gian không cho phép thì giáo viên chỉ tập trung giới thiệu, thuyết minh một số hình vẽ, sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh điển hình nhất . Hơn nữa cần phải bố trí thời gian ở những kênh hình một cách hợp lý mà không bỏ qua phần cơ bản là kênh chữ. Bốn là: Kết hợp sử dụng kênh hình sách giáo khoa với các đồ dùng được trang bị. Như bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh phóng to, các tài liệu thành văn có liên quan. Với những kênh hình khó quan sát, mờ hoặc chưa cụ thể, giáo viên có thể phóng to, sưu tầm ảnh màu trên Internet hoặc cụ thể hóa để các em dễ nhận biết và tiếp thu hơn. Năm là: Nội dung thuyết minh kênh hình phải sinh động, hấp dẫn, kết hợp với những lời nói truyền cảm thì mới có sức thuyết phục cao đối với học sinh. Sáu là: Phương pháp thường hay sử dụng để khai thác kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử là. Hướng dẫn học sinh quan sát ( từ tổng thể đến chi tiết ), kết hợp miêu tả, phân tích, đàm thoại thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên để học sinh tự rút ra được ý nghĩa của kênh hình đó. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, cá nhân hoặc toàn lớp… Hiệu quả sử dụng kênh hình còn phụ thuộc vào sự ham muốn của học sinh, giáo viên phải là người đưa ra tình huống có vấn đề để kích thích sự hiểu biết của học sinh, khơi dậy niềm đam mê của học sinh đối với môn học. 2.3. Ứng dụng cụ thể: Với những kĩ năng cơ bản và các nguyên tắc nêu trên, dưới đây là một số ứng dụng cụ thể: Hình 1: Bãi đỗ ô tô ở Niu-Yoóc năm 1928 10 Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. Hình 2: Công nhân xây dựng cao ốc ở Mĩ Hình3 : Nhà ở của người lao động Mĩ những năm 20 của thế kỷ XX (Lớp 8, Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ) * Mục đích cần hướng đến: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình hình nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỷ XX. * Kiến thức cơ bản để khai thác: - Hình 1: là hình ảnh một bãi đỗ xe ô tô tại một bờ biển ở Niu Óoc vào ngày nghỉ cuối tuần. Vào thời điểm đó người Việt Nam chưa có nổi chiếc xe đạp để đi nhưng người Mĩ đã đi xe hơi. Hình ảnh đó thể hiện sự văn minh, hiện đại và đẳng cấp của người Mĩ luôn đi trước thời đại, nó cũng thể hiện sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp Mĩ, đặc biệt là công nghiệp chế tạo ô tô. Hình 1: Bãi đỗ xe ô-tô tại một bờ biển ở Niu Óoc năm 1928. Hình 2: là nhà ở của người lao động Mĩ. Nó thể hiện xã hội Mĩ có sự phân hóa sâu sắc giữa người giàu (những triệu phú, tỉ phú) với người nghèo, những người nghèo chỉ có những túp lều tranh, dột nát, bẩn thỉu, như các “ổ chuột” làm nơi trú ngụ, bên cạnh những “nhà chọc trời” của người giàu sang. Điều đó cho thấy xã hội Mĩ đầy rẫy những bất công. Người lao động làm ra sản phẩm nuôi sống xã hội, đem lại sự phồn vinh cho đất nước, nhưng họ không bao giờ được hưởng thành quả do mình làm ra. 11 Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. * Câu hỏi sử dụng Câu 1: Các bức ảnh trên phản ánh điều gì? Câu 2: Nêu nhận xét của em về tình hình xã hội Mĩ ở đầu thế kỷ XX? Hình 3: Tranh biếm họa ở châu Âu năm 1939. (Lớp 8, Bài 18: Chiến tranh thế giới thứ hai) * Mục đích cần hướng đến Hít-le được ví như người khổng lồ, xung quanh là các chính khách châu Âu đã nhượng bộ Hít-le. * Kiến thức cơ bản để khai thác: Tiểu sử về Hitle Adolf Hitle sinh ngày 20-4-1889, tự sát ngày 30-4-1945. Là chủ tịch đảng Đức Quốc xã từ năm 1921, làm thủ tướng Đức từ năm 1933, 12 Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. Ông kiến lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và bức hại các đối thủ chính trị. Ông đã khởi phát thế chiến thứ hai, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác, được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái. Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu. Hit-le là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực hủy hoại hiếm thấy.  Câu hỏi sử dụng Câu 1: Em hãy quan sát thật kĩ bức tranh biếm họa về Hit-le và cho biết nội dung bức tranh muốn nói lên điều gì? Câu 2: Em biết gì về trùm phát xít Hít-le? Câu 3: Qua những hiểu biết của mình; Em đánh giá như thế nào về nhân vật này? Ảnh : Quốc trưởng nước Đức Hít le Trên đây là một số ví dụ cụ thể về việc khai thác kênh hình như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất, do phụ trách giảng dạy môn Lịch sử ở khối lớp 8 nên phần lớn những ví dụ mà tôi đưa ra chủ yếu nằm trong chương trình lớp 8. Trong khuôn khổ giới hạn của một đề tài, tôi chỉ đưa ra một vài ví dụ minh họa cho phần phân tích ở trên. Nhưng nếu giáo viên nắm chắc các kỹ năng và các nguyên tắc như đã nêu trong 13 Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. đề tài và chịu khó tìm hiểu các tư liệu lịch sử thì chắc chắn khi gặp bất kỳ một kênh hình nào về Lịch sử thì đều có thể phân tích tốt để làm rõ thêm nội dung của bài học. 3. Mối liên hệ giữa giải pháp, biện pháp. Biện pháp trên có thể áp dụng ở nhiều bài dạy Lịch sử, ở hầu hết các khối lớp để tăng tính hiệu quả và hấp dẫn trong tiết học Lịch sử. Tuy vậy nhưng khi thực hiện giáo viên phải phối hợp linh hoạt các biện pháp khác nhau phù hợp với nội dung của từng bài học để tăng tính hiệu quả của tiết dạy, nếu không sẽ đơn điệu và nhàm chán. Hơn nữa đối tượng nghiên cứu của khoa học Lịch Sử bao gồm nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, tư tưởng. Do đó, việc nghiên cứu, trình bày phải có kiến thức của tất cả các lĩnh vực. Các khóa trình Lịch sử ở trường phổ thông trình bày và cung cấp cho học sinh tiến trình Lịch sử thế giới và dân tộc trên tất cả các mặt. Vì vậy để hiểu rõ cũng như tránh nhận thức một cách rời rạc, tản mạn, thì việc chuẩn bị và vận dụng kiến thức liên ngành là rất cần thiết. Trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng, nếu kết hợp trình bày miệng với sử dụng đồ dùng trực quan ( hình ảnh, lược đồ, sơ đồ…), tài liệu tham khảo của các khoa học khác thì bài giảng sẽ hấp dẫn và hiệu quả hơn nhiều. C. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG, ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP. Bản thân tôi đang đảm nhận việc giảng dạy môn Lịch sử ở khối lớp 8, 9 và đã từng giảng dạy ở tất cả các khối lớp, trong quá trình giảng dạy với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy. Và sau mỗi tiết dạy có sử dụng kênh hình tôi lại rút ra được kinh nghiệm cho bản thân để những tiết học sau tôi sẽ phân tích hay hơn, hấp dẫn hơn, nội dung bài học càng được in đậm hơn. Và tất nhiên việc khai thác nội dung kênh hình không phải bao giờ cũng thực hiện một chiều tức là chỉ có giáo viên trình bày cho học sinh nghe mà người giáo viên phải biết khơi gợi để học sinh tự phát hiện thông tin, tự 14 Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. trình bày theo ý hiểu của mình. Qua đó còn rèn luyện được tính mạnh dạn, tự tin và khả năng thuyết trình trước tập thể trong mọi hoạt động của học sinh. Kết quả điều tra tôi nhận thấy đa số học sinh đều thích được tìm hiểu khám phá các kênh hình, nhưng chỉ có một số em là trình bày được một cách rành rọt, lưu loát, một số em thì có thể hiểu nội dung nhưng không đủ tự tin để xung phong trình bày, số còn lại thì không hiểu gì hoặc không nắm được nội dung kênh hình và cũng không biết trình bày ý kiến của mình. Do vậy kết quả điều tra những học sinh biết phân tích ý nghĩa của kênh hình cũng không cao. Cụ thể là: Bảng so sánh đối chiếu Sau khi thực hiện Trước khi thực hiện ( đầu học kỳ I) Lớp Sĩ số Điểm trên 5 Giữa đầu học kỳ I Cuối học kỳ I Điểm dưới Điểm dưới Điểm đạt yêu Điểm trên 5 5 5 cầu: 5 trở lên 9A 48 Số điểm 32 9B 47 30 63,8 17 36,2 38 80,1 9 19,9 47 100 9D 43 26 60,1 17 39,9 33 76,7 10 23,3 40 93 9E 34 18 52,9 16 47,1 25 73,5 9 26,5 30 88,2 8A 45 28 62,2 17 37,8 38 84,4 7 15,6 45 100 8B 44 27 61,4 17 38,6 38 86,4 6 13,6 44 100 8C 45 26 57,8 19 42,2 36 80 20 43 95,6 8D 35 18 51,4 17 48,6 27 77,1 8 22,9 33 94,2 8E 29 15 51,7 14 48,3 19 65,5 10 27,2 26 89,6 % 66,6 Số Số Số Số % % % % điểm điểm điểm điểm 16 33,4 40 83,3 8 16,7 48 100 9 BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua những vấn đề tôi vừa trình bày trên, tôi rút ra bài học kinh nghiệm: không nên hiểu một cách máy móc về môn lịch sử, cũng không được coi môn lịch sử là môn phụ, hoặc là môn học thuộc lòng mà phải coi là một môn khoa học nghiêm túc. 15 Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. Việc sử dụng phương pháp dạy học “khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử” trong các giờ học lịch sử là rất cần thiết, là phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới toàn diện về Sách giáo khoa cũng như phương pháp dạy học ở cấp trung học cơ sở. Đây cũng là việc làm cần thiết của người giáo viên trong quá trình dạy học, truyền thụ kiến thức cho học sinh, giúp học sinh nhìn nhận đúng đắn hơn thế giới xung quanh, thích học và yêu thích môn lịch sử, biết rút ra những nhận định, liên hệ giữa quá khứ hào hùng của cha ông với cuộc sống hiện tại. Các em biết đánh giá khách quan những sự kiện lịch sử đã xảy ra, biết vận dụng và đem hiểu biết của mình để góp phần cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh. D. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ NGHỊ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Đề tài “khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử” mà tôi vừa trình bày trên là một trong nhiều việc làm của người thầy giáo trong quá trình dạy học, cần áp dụng vào trong các tiết học ở mọi khối lớp, mọi đối tượng học sinh. Để phương pháp trên được thực hiện thuận lợi cần có sự ủng hộ của cấp trên, của Ban giám hiệu nhà trường và các đồng chí đồng nghiệp… Tôi rất mong cấp trên, ban giám hiệu và các đồng nghiệp góp ý kiến, ủng hộ tôi, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn.. E. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Sách giáo khoa, sách giáo viên môn lịch sử lớp 8 2. Sách giáo khoa, sách giáo viên môn lịch sử lớp 9 3. Tranh, ảnh, và tài liệu tham khảo khác… Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ Đan Phượng ngày 25 tháng 2 năm 2022. Người viết đề tài: XẾP LOẠI CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 16 Khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử. Tạ Thạc Tuấn 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan