Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn đổi mới pp dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho hs lớp 2....

Tài liệu Skkn đổi mới pp dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho hs lớp 2.

.PDF
12
1656
70

Mô tả:

Đổi mới phương pháp dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2 MỤC LỤC MỤC LỤC.......................................................................................................... I . TÊN ĐỀ TÀI....................................................................................................... II. PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………… 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 1.1. Cơ sở lí luận...................................................................................................... 1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................. 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................ 3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm......................................................................... 5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu......................................................................... 6.1. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 6.2. Kế hoạch nghiên cứu......................................................................................... III. PHẦN NỘI DUNG........................................................................................... 1. Cơ sở lí luận......................................................................................................... 2. Thực trạng............................................................................................................ 2.1. Thuận lợi........................................................................................................... 2.2. Khó khăn........................................................................................................... 3. Các biện pháp cụ thể............................................................................................ 3.1. Phối hợp với cha mẹ học sinh để chăm lo chất lượng học tập cho các em...... 3.2. Tổ chức lớp học khoa học, hợp lý.................................................................... 3.3. Đổi mới phương pháp dạy học môn tập đọc theo định hướng giao tiếp................... 3.4. Tổ chức cho học sinh thi đua............................................................................. 4. Kết quả thực hiện................................................................................................. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 1. Kết luận................................................................................................................ 2. Kiến nghị............................................................................................................. 2.1. Đối với giáo viên............................................................................................... 2.2. Đối với nhà trường............................................................................................ 2.3. Đối với học sinh................................................................................................ Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan – Trường TH Hướng Phùng 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4 5 5 5 6 6 7 10 11 11 11 12 12 12 Đổi mới phương pháp dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2 I. TÊN ĐỀ TÀI Đổi mới phương pháp dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2 II. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Cơ sở lí luận: Tập đọc là một phân môn có vị trí hàng đầu trong môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Mục Tiêu của dạy Tập đọc là hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh - Là bước đầu cho học sinh tiếp xúc với ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ nghệ thuật và hình thành ở học sinh năng lực cảm thụ. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên, trẻ em phải học đọc, sau đó các em phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Chỉ khi biết cách hiểu, hiểu sâu sắc, thấu đáo các văn bản được đọc thì các em mới có công cụ hữu hiệu để lĩnh hội những tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản, có công cụ để lĩnh hội tri thức khi học các môn học khác của nhà trường. Mặt khác, chính biết cách đọc hiểu văn bản mà học sinh dần dần có khả năng đọc rộng để tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống từ đó hình thành thói quen, hứng thú với việc đọc sách, với việc tự học thường xuyên. Bộ giáo dục và đào tạo có quan điểm chỉ đạo đổi mới, mới chương trình và phương pháp dạy tập đọc theo hướng giao tiếp. Điều này phù hợp với xu thế chung của thời đại. Đổi mới cả về cấu trúc và cách lựa chọn nội dung, việc lựa chọn nội dung được mềm hoá, linh hoạt và đa dạng hơn trước. Cách thực hiện chương trình cũng được mềm hoá, không cứng nhắc như trước đây. Nhìn dưới góc độ giao tiếp có thể thấy Tiếng Việt 2 lựa chọn rất kĩ các bài tập đọc. Những chủ đề, chủ điểm được đưa vào sách rất gần gũi với học sinh dạy học những nghi thức lời nói đến các kỹ năng làm việc và giao tiếp cộng đồng như lập danh sách lớp, tra mục lục sách, đọc thời khoá biểu, lập thời gian biểu, viết thư, gọi điện, làm đơn, khai lý lịch. Đặc biệt dạy tập đọc theo định hướng giáo tiếp là rèn cho học sinh các kỹ năng: nghe nói - đọc - viết. Bên cạnh đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ bằng cách nêu ví dụ cho học sinh hiểu, đặt câu với từ cần giải nghĩa, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải nghĩa, miêu tả sự vật đặc điểm biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa. Ngoài ra học sinh cần hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện bài văn bài thơ. Để học sinh đọc tốt, đọc một cách có ý thức sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như có hình ảnh những kỹ năng này các em sẽ sử dụng suốt đời. Là người giáo viên trực tiếp dạy lớp 2 tôi muốn đưa ra một số kinh nghiệm về “Đổi mới phươngpháp dạy học tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2” với mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 2 nói riêng và học sinh Tiểu học nói chung. Để cho học sinh có được kỹ năng cần thiết để đọc các loại văn bản khác nhau và học tốt các môn học khác. Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan – Trường TH Hướng Phùng 2 Đổi mới phương pháp dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2 1.2. Cơ sở thực tiễn: - Trường tiểu học Hướng Phùng là một trường thuộc vùng biên giới. Học sinh dân tộc Vân Kiều chiếm số đông. Học sinh là người Kinh thì đa số gia đình các em ở khắp mọi miền về đây lập nghiệp người dân chủ yếu làm nghề nông, nhiều em nhà ở xa trường nên việc đi học vào mùa mưa khó khăn. Do điều kiện gia đình nên số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình. Chỉ nhờ vào sự giảng dạy ở trường của thầy cô. Vì vậy, những HS này học yếu mà hiện nay các em không thể học lại lớp một, do mất kiến thức cơ bản về âm vần dẫn đến việc các em học yếu môn Tiếng việt. Từ việc đọc yếu dẫn đến kỷ năng vận dụng vốn từ của các em hạn chế, gặp khó khăn khi các em học phân môn tập đọc... Từ thực trạng trên, là giáo viên trực tiếp giảng dạy nên tôi cần phải chú trọng việc dạy học môn Tiếng việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng cho HS. Nhất là dạy cho HS yếu học được môn Tiếng việt, đó cũng là xây dựng nền tảng vững chắc trong quá trình học tập cho mỗi học sinh trong hiện tại và cả cuộc đời. 2. Mục đích nghiên cứu. Trong quá trình dạy học tôi đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2A trường Tiểu học Hướng Phùng đồng thời bồi dưỡng cho học sinh yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, gia đình, nhà trường và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 3. Đối tượng nghiên cứu. - Các phương pháp dạy tập đọc ở khối lớp 2. - Hiện trạng đọc của học sinh. - Một số biện pháp luyện đọc cho học sinh. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm. Đề tài này được áp dụng ở lớp 2A, trong năm học 2016 - 2017, tại trường Tiểu học Hướng Phùng. 5. Phương pháp nghiên cứu. Để tiến hành nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau : - Phương pháp quan sát mọi hoạt động học tập của từng học sinh để có biện pháp giúp đỡ. - Phương pháp đàm thoại được vận dụng qua từng tiết dạy nhằm trao đổi với phụ huynh để phối hợp giúp đỡ học sinh ngày càng tiến bộ. - Phương pháp luyện tập thực hành. - Phương pháp hoạt động theo nhóm nhỏ. - Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm là học hỏi những đồng nghiệp, những kiến thức đã học ở sư phạm và sự hướng dẫn của chuyên môn nhà trường nên bản thân tôi đã đúc rút một số kinh nghiệm trong các phương pháp giảng dạy. - Ngoài ra còn sử dụng thêm một số PP khác trong quá trình nghiên cứu: + Đọc và nghiên cứu tài liệu, SGK liên quan đến đề tài. + Dự giờ thăm lớp ở một số lớp trong trường. Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan – Trường TH Hướng Phùng 3 Đổi mới phương pháp dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2 + Khảo sát kĩ năng đọc và hứng thú học tập của học sinh. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. 6.1. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này được áp dụng trong các giờ học Tập đọc ở lớp 2A, trong năm học 2016 - 2017, tại trường Tiểu học Hướng Phùng. 6.2. Kế hoạch nghiên cứu - Kế hoạch này được tiến hành từ tháng 9/2016 đến hết tháng 3/2017. III. PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Giáo viên phải nắm được đổi mới phương pháp dạy học là gì? Dạy Tập đọc là dạy cái gì? Đặc biệt là dạy học thì phải dạy như thế nào? Theo tôi, giáo viên là nhân tố quyết định sự thành công của giờ dạy. Vì vậy người giáo viên phải biết cải tiến và lựa chọn phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá, biết phối kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt các phương pháp dạy học. Với phương châm “lấy học sinh làm trung tâm” Giáo viên thực sự là người hướng dẫn, điều khiển, tổ chức mọi hoạt động của học sinh, huy động hết khả năng của học sinh để các em tự khám phá và tìm ra kiến thức. Giáo viên chỉ làm mẫu khi cần thiết, không làm thay học sinh. Ở mỗi bài dạy, phải xác định rõ mục tiêu, chuẩn bị tốt đồ dùng, xây dựng hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài phù hợp với từng đối tượng học sinh. Giáo viên cần tự bồi dưỡng, rèn luyện cho mình kĩ năng đọc ở tất cả các loại văn bản nhằm đưa đến cho học sinh một “trực quan” cuốn hút ngay khi tiếp xúc với bài đọc. Vì nội dung kiến thức của mỗi giờ học đều đã có sẵn trong sách giáo khoa. Nhưng để học sinh chiếm lĩnh được kiến thức đó thì lại phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy riêng của mỗi giáo viên. Đặc biệt với phân môn Tập đọc, muốn giờ dạy thành công, giáo viên phải thực sự thâm nhập bài đọc. Muốn học sinh đọc tốt, trước hết giáo viên phải đọc tốt và có thể đọc thuộc bài đọc nhất là học thuộc lòng. Điểm mấu chốt tạo nên sự cuốn hút đối với học sinh trong giờ Tập đọc, làm tiền đề cho sự thành công về mục tiêu rèn kĩ năng đọc cho học sinh, yếu tố hàng đầu cho giờ dạy Tập đọc hay và có hiệu quả cao cái riêng của mỗi giáo viên chính là kĩ năng đọc tốt của giáo viên đó. Theo tôi, đây là một kĩ năng nghề nghiệp quan trọng hàng đầu mà mỗi giáo viên cần đạt được trong quá trình tự bồi dưỡng. 2. THỰC TRẠNG. Năm học 2016 – 2017 Tôi được phân công giảng dạy lớp 2A ở khu vực trung tâm. 2.1.Thuận lợi: - BGH nhà trường đã quan tâm nhiều đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Vì vậy, đã chỉ đạo tốt việc lên kế hoạch, soạn giảng… dạy học phụ đạo học sinh . Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan – Trường TH Hướng Phùng 4 Đổi mới phương pháp dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2 - Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ nên học sinh có điều kiện tốt cho việc học trong ngày. - Về phía học sinh: Lớp 2A là lớp học bán trú nên có nhiều thời gian dành cho GV phụ đạo. Đa số các em học sinh ngoan, có tinh thần xây dựng tập thể. 2.2. Khó khăn : - Một số học sinh gia đình khó khăn về kinh tế, vất vả làm ăn để mưu sinh nên việc đầu tư về thời gian cho con còn hạn chế. - Một số em chưa có ý thức cao, còn lơ là trong việc học. Chưa coi việc học là của bản thân mình mà còn trông chờ vào sự thúc giục của bố mẹ và thầy cô giáo. -Trong lớp vẫn còn nhiều em lười học bài cũ, hổng kiến thức cơ bản từ các lớp dưới. - Nhìn chung học sinh chưa có khả năng tự học, tiếp thu bài còn thụ động. - Số lượng học sinh trong lớp đông. Qua khảo sát đầu năm ở lớp 2A - Trường Tiểu học Hướng Phùng tôi có kết quả như sau: Lớp 2A Tổng số Số em đọc tốt Số em đọc đúng, rõ ràng SL TL SL TL 39 7 17,9% 16 41,0% Số em đọc còn chậm SL 10 Số em đọc đánh vần chậm TL SL TL 25,7% 6 15,4% Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng. 3. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ: Thời gian tiến hành nghiên cứu vẫn thực hiện theo thời gian biểu của nhà trường để đảm bảo tính khách quan và tiện lợi không ảnh hưởng đến tâm lý học sinh. Trước thực trạng trên tôi mạnh dạn sử dụng một số biện pháp rèn kỹ năng đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy, nâng cao chất lượng đọc cho học sinh. 3.1. Phối hợp với cha mẹ học sinh để chăm lo chất lượng học tập cho các em. - Đầu năm học nhà trường đã tổ chức hội nghị phụ huynh tôi kết hợp họp phụ huynh lớp để trao đổi, bàn bạc tìm ra biện pháp tốt nhất để các em học tốt các môn học. Yêu cầu phụ huynh giúp đỡ các em học tập tốt ở nhà. - Trong lớp tôi sắp xếp những học sinh đọc yếu ngồi cạnh những học sinh đọc khá, giỏi để các em giúp đỡ lẫn nhau. - Thường xuyên kiểm tra bài cũ để biết được mức tiến bộ của các em để có biện pháp hướng dẫn phù hợp. Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan – Trường TH Hướng Phùng 5 Đổi mới phương pháp dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2 3.2. Tổ chức lớp học khoa học, hợp lý. Có thể nói rằng, tiết học Tập đọc có đặc thù riêng thường nhẹ nhàng, không căng thẳng như những tiết học khác nhưng lại đòi hỏi học sinh có tính tự giác, tự lập trong quá trình tìm hiểu bài, vì vậy giáo viên phải biết bố trí lớp học thật khoa học và hợp lý. Theo tôi, một lớp học được tổ chức một cách khoa học, hợp lý thì sẽ là môi trường tuyệt vời để học sinh phấn đấu, thi đua, nhất là việc tạo nên những điều kiện để cho những học sinh đọc yếu học hỏi vươn lên. Để bố trí một lớp học hợp lý cần phải căn cứ vào những yếu tố sau: + Số lượng học sinh: Theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo vùng nông thôn không quá 35 em/lớp, nhưng lớp tôi có đến 39 em/lớp. Với số học sinh đông quá thì sẽ rất khó khăn trong việc rèn luyện các kỹ năng cho các em. Nhất là việc rèn đọc cảm thụ, đọc hiểu cho học sinh, theo phương pháp dạy học đổi mới trong một tiết Tập đọc tất cả học sinh đều được đọc với nhiều hình thức, vì vậy, nếu số lượng học sinh đông thì tôi sẽ bố trí chỗ ngồi hợp lí cho học sinh để đảm bảo được việc rèn đọc cho học sinh. + Chất lượng lớp học: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương không tổ chức lớp chọn ở trong các nhà trường Tiểu học, điều này hoàn toàn phù hợp bởi vì việc có những học sinh giỏi, những nhân tố tích cực ở trong một lớp học là điều kiện thuận lợi để giúp nhau rèn đọc được tốt hơn. Thực tế có nhiều học sinh đọc tốt, trôi chảy, nhưng khi giáo viên hỏi nội dung thì các em lại không trả lời được, cho nên, lớp học có đủ 3 đối tượng học sinh các em sẽ cùng giúp nhau tìm ra cách đọc đúng và tìm hiểu bài tốt hơn. Điều này vô cùng quan trọng, trong lớp học có những học sinh giỏi, đạo đức tốt nếu như giáo viên biết phân công để các em kèm cặp, giúp đỡ bạn, có chỉ tiêu thi đua giữa các tổ, từng cặp thì các em sẽ làm được nhiều việc (tăng thêm tình bạn, tình đoàn kết, lòng nhân ái ...) và đặc biệt là giúp được những học sinh yếu tự tin, học hỏi, tiến bộ. Với học sinh lớp 2, các em còn rụt rè, ngần ngại trước cô giáo nhưng đối với bạn bè thì các em sẽ tự nhiên hơn, thêm vào đó các em lại có nhiều thời gian và cơ hội để học tập cùng nhau. 3.3. Đổi mới phương pháp dạy học môn tập đọc theo định hướng giao tiếp. Tôi nghĩ rằng việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng này rất khó nhưng việc đổi mới dần dần từng bước chắc chắn sẽ có hiệu quả, để cho các em làm quen cách học này sẽ thực hiện phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học. Trong đó giáo viên đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển đó chính là hoạt động giao tiếp.Trước hết tôi kiên trì tập cho các em có nề nếp trong học tập đọc, thích học tập đọc. Khi tôi đọc mẫu, tất cả các em phải chú ý nhìn vào bài đọc và đọc thầm theo. Cứ một em đọc tất cả phải chú ý đọc thầm và sẵn sàng đọc tiếp. Những em đọc yếu tôi thường cho các em đọc tiếp nhận văn bản nhiều lần để giúp các em luyện đọc đúng tiếng từ khó. Tôi cho các em luyện đọc từng câu đến đoạn ngắn và luôn có lời khích lệ, động viên các em để các em khỏi ngại ngùng, mạnh dạn hơn, Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan – Trường TH Hướng Phùng 6 Đổi mới phương pháp dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2 vừa động viên được các em đọc yếu vươn lên tiến bộ mà còn làm cho các em tự tin ở mình hơn. Những em khá giỏi tôi thường cho các em đọc đoạn hoặc cả bài và sau đó theo dõi các bạn trung bình yếu để nhận xét và nhắc nhở những tiếng bạn đọc sai. Việc các em tự luyện đọc là rất quan trọng. Tôi có kế hoạch cho các em tập đọc trước bài ở những tiết tự học. Những em đọc yếu phải đọc nhiều lượt cho quen mặt chữ. Những em đọc khá giỏi đọc ít lượt rồi tìm hiểu nội dung, hiểu nghĩa từ. Ngoài việc đọc to các em cần luyện đọc thầm bằng mắt. Những em đọc yếu về nhà luyện đọc thêm hôm sau đọc cho cô nghe vào 15 phút sinh hoạt đầu giờ. Tôi khuyến khích các em đọc thêm sách báo đặc biệt những cuốn sách tranh truyện, báo nhi đồng. Vì loại truyện này ngắn, chữ to có tranh nên rất thu hút các em hứng thú đọc. 3.4. Tổ chức cho học sinh thi đua. Thời gian thi 2 tuần 1 lần vào tiết tự học, thi đọc bằng nhiều hình thức: Bắt thăm, đọc đồng thanh theo nhóm, cá nhân, tổ chức trò chơi "Thi đọc tiếp sức" hay trò chơi "Truyền điện" để gây hứng thú cho các em thi nhau đọc. Nhờ phong trào thi này các em trong nhóm đã khích lệ nhau vươn lên. Những em nào, nhóm nào đọc tốt được lớp tuyên dương và ghi điểm tốt vào sổ theo dõi của tổ để cuối tuần xếp loại. Tổ chức hình thức này rất phù hợp với tâm lý các em nên các em rất thích. Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc theo thể loại truyện "Sáng kiến của bé Hà" Tiếng Việt 2 trang 78. Sau phần tìm hiểu bài giáo viên tổ chức cho học sinh đặt tên cho mỗi đoạn: + Chọn ngày lễ + Bí mật của hai bố con + Niềm vui của ông bà. * Luyện đọc nhanh: Biện pháp luyện đọc nhanh: Giáo viên "cầm càng" giữ nhịp cho học sinh đọc theo mẫu, cho học sinh đọc nối tiếp luyện đọc các câu dễ bị sai. * Luyện đọc diễn cảm: Qua nội dung chính của bài đọc giáo viên đọc mẫu giúp học sinh xác định giọng đọc chung của cả bài: nhẹ nhàng, tha thiết, vui tươi, ngợi ca, trầm lặng, buồn thương… nhịp điệu của bài nhanh, chậm, hơi chậm… để các em đọc hay. * Luyện đọc cho những em hay đọc sót tiếng và lạc dòng. Giáo viên luyện cho các em làm chủ tia mắt khi đọc. Giáo viên phải quay lại với việc sử dụng que trỏ và thước hoặc cho học sinh đặt thước trước từng dòng để đọc, khi học sinh làm quen và làm chủ được tia mắt rồi thì giáo viên không dùng que chỉ và học sinh không dùng ngón tay để chỉ khi đọc nữa tránh tình trạng đọc như đếm từng tiếng một. * Luyện đọc chính âm cho những học sinh hay đọc sai (s/x…?/~/.) Giáo viên cần uốn nắn ngay và cho các em đọc lại. Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan – Trường TH Hướng Phùng 7 Đổi mới phương pháp dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2 Ví dụ: Khi các em phát âm sai "s" thành "x" giáo viên cần hướng dẫn học sinh "s" là đưa hàm dưới ra và cong lưỡi vào. Khi đọc sai các dấu thanh do ảnh hưởng của địa phương, một số em đọc thanh (ngã, thành thanh (nặng), thì giáo viên cần phải hướng dẫn cách đọc thanh (ngã) la đọc cao giọng và lấy hơi kéo dài hơn. Sau đó giáo viên đọc mẫu yêu cầu học sinh luyện đọc nhiều lần. Qua quá trình nghiên cứu điều tra tìm ra những tồn tại cũng như nguyên nhân cần khắc phục tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm các tiết tập đọc ở lớp 2A Ví dụ: Bài: Mùa xuân đến. (Tiếng Việt 2 ) Tập đọc MÙA XUÂN ĐẾN I-Mục tiêu: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, đọc rành mạch được bài văn. - Hiểu ND: bài văn ca ngợi mùa xuân (trả lời được câu hỏi 1,2), câu hỏi 3 (mục a hoặc b) - Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên, sống thân thiện với thiên nhiên. * BVMT: HS cảm nhận được mùa xuân về làm cho cả bầu trời và mặt đất trở nên tươi đẹp và giàu sức sống, từ đó HS có ý thức BVMT. II. Chuẩn bị - Tranh minh hoạ bài tập đọc phóng to - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc . III. Các hoạt động dạy học: Thời Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh gian 5p 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 em đọc bài: Ông Mạnh thằng Thần Gió. Đọc và trả lời câu hỏi (2 HS). -Nhận xét. 2. Bài mới. 2p 2.1) Giới thiệu bài: Bài các em học hôm nay-“Mùa xuân đến” sẽ cho các em thấy rõ hơn vẻ đẹp của mùa xuân, sự thay đổi của bầu trờ và mặt đất khi mùa xuân đến  Ghi đề bài. 10p 2.2) Luyện đọc: -Gv đọc mẫu. HS nghe. -Gọi HS đọc từng câu đến hết. Nối tiếp. -Luyện đọc từ khó: rực rỡ, nảy lộc, Cá nhân, đồng thanh. nồng nàn, nhanh nhảu, khướu,… -Hướng dẫn cách đọc. -Gọi HS đọc từng đoạn đến hết. Nối tiếp.  Rút từ mới: nồng nàn, đỏm dáng,… Giải thích. Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan – Trường TH Hướng Phùng 8 Đổi mới phương pháp dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2 8p -Hướng dẫn HS đọc từng đoạn. -Thi đọc giữa các nhóm. -Cả lớp đọc bài. 2.3) Tìm hiểu bài: -Dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến? -Kể lại những thay đổi của bầu trời khi mùa xuân đến? -Mọi vật thay đổi ntn? -Tìm những từ ngữ trong bài giúp em cảm nhận được hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân? - Vẻ riêng của mỗi loài chim? Theo nhóm(HS yếu đọc nhiều) 2 nhóm. Đồng thanh. Hoa mận tàn. Càng thêm xanh, nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây đâm chồi nảy lộc. Hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn ngọt, hoa cau thoảng qua. Chim chích chòe nhanh nhảu, chim khướu lắm điều. 2.4) Luyện đọc lại: -Gọi HS thi đọc lại bài văn. Đại diện các nhóm thi đọc 5p 3. Củng cố-Dặn dò. -Qua bài văn em biết những gì về mùa Mùa xuân đến bầu trời và mọi xuân? vật đẹp hẳn lên. - Mùa xuân về làm cho cả bầu trời và mặt đất trở nên tươi đẹp và giàu sức sống, các em thấy cảnh vật thật đẹp và thơ mộng. -Về nhà đọc và trả lời câu hỏi lại bàiNhận xét. ---------------------==---------------------Nhận xét tiết học Ưu điểm : Học sinh đã đọc được bài tập đọc một cách trôi chảy, phát âm chuẩn hơn, đã biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, từ chìa khóa, đã thể hiện giọng đọc của mình, tự tin khi đọc bài và trả lời bài lưu loát, một số em đọc diễn cảm rất tốt, thể hiện được tình cảm của mình qua giọng đọc cuốn hút được người nghe. Tồn tại : Một số ít các em học sinh vẫn còn thể hiện giọng đọc đều đều chưa biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, ngắt nghỉ chưa đúng chỗ. Vẫn còn một số em phát âm còn sai, tốc độ đọc chưa đạt, sai các phụ âm x/s như: xuân/ suân, ngã thành hỏi như: rực rỡ thành rực rở... Qua tiết dạy trên tôi thấy học sinh hứng thú học, lớp học sôi nổi, đọc bài tốt, tiếp thu bài nhanh. Bằng những câu hỏi giúp học sinh hiểu nghĩa các từ mới từ chốt trong bài một cách nhẹ nhàng. Các em nắm vững nội dung bài học. 10p Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan – Trường TH Hướng Phùng 9 Đổi mới phương pháp dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Khi sử dụng các biện pháp dạy học trên tôi nhận thấy tiết học sôi nổi hơn, học sinh đọc bài rất tốt, hiểu được nội dung của bài Tập đọc dưới sự dẫn dắt gợi ý của giáo viên qua việc tìm từ, giải nghĩa, khai thác về nội dung nghệ thuật của bài Tập đọc. Đặt câu hỏi có tính vừa sức, giúp học sinh hiểu bài sâu hơn. Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp trực quan, vấn đáp, so sánh, đặt câu … và các hình thức dạy khác. Hầu hết các em hiểu bài, thực hiện tốt những yêu cầu của tiết học đề ra. Qua bài tập đọc các em hiểu và cảm nhận được nội dung của bài đọc. Dạy tập đọc có sử dụng các biện pháp dạy học trên sẽ khai thác được mục tiêu của bài dạy. Mang lại những hiệu quả tích cực của giờ dạy để kịp thời uốn nắn việc học tập của các em và giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học của mình cho phù hợp. Phát huy tối đa tính tích cực, tư duy của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Tôi đã sử dụng phiếu bài tập để kiểm tra việc đọc của học sinh lớp tôi kết quả thực nghiệm được thể hiện qua bảng tổng kết sau: Tổng hợp kết quả học tập học giữa kì 2 cho thấy: Lớp 2A Tổng số Số em đọc tốt Số em đọc đúng, rõ ràng SL TL SL TL 39 20 51,3% 16 41,0% Số em đọc còn chậm SL 2 Số em đọc đánh vần chậm TL SL TL 5,1% 1 2,6% Trong thời gian ngắn tìm hiểu công việc tập đọc của học sinh và công tác giảng dạy của giáo viên đối với phân môn Tập đọc đồng thời thông qua chất lượng kiểm tra khảo sát từng đợt, tôi thấy học sinh có nhiều tiến bộ so hơn hẳn so với kết quả khảo sát đầu năm. Đó là kết quả của sự nổ lực của cô và trò trong thời gian qua. Qua quá trình dạy phân môn Tập đọc với các biện pháp nói trên và kết quả thu được, bản thân tôi thấy để dạy Tập đọc có hiệu quả cao, người dạy cần chú ý các điểm sau: - Giáo viên phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để theo kịp và cập nhật cái mới, trau dồi và nắm chắc nội dung, phương pháp dạy học, đồng thời nắm chắc kiến thức, kĩ năng Tập đọc cần trang bị cho học sinh. Đặc biệt là rèn kĩ năng đọc cho học sinh. - Biết tổ chức lớp học một cách khoa học và hợp lí, tạo cảm giác thoải mái thân thiện cho các em học tập hiệu quả. - Thông qua các trò chơi hoặc hệ thống các dạng bài tập để rèn kĩ năng đọc đúng đọc hiểu cho học sinh, bởi vì có đọc đúng thì mới hiểu đúng. - Nghiên cứu kĩ bài giảng, xác định trọng tâm nội dung bài để xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh. Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan – Trường TH Hướng Phùng 10 Đổi mới phương pháp dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2 - Chú ý đổi mới phương pháp dạy học, tùy vào đặc trưng riêng từng bài mà lựa chọn hình thức dạy học phù hợp nhằm lôi cuốn học sinh yêu thích môn học. - Phải biết phối kết hợp với hội cha mẹ học sinh để góp phần tăng thêm hiệu quả tự học ở nhà. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận: Là giáo viên tiểu học, phải chú trọng đầu tư đều ở các môn học, không xem nhẹ bất cứ môn nào. Giáo viên phải nhiệt tình yêu nghề và quan tâm tìm hiểu tâm lý học sinh. Giáo viên cần bám sát chuẩn kĩ năng, giáo dục kĩ năng sống và chương trình cũng như chương trình giảm tải, sách giáo khoa, sách giáo viên, nhiệm vụ của phân môn tập đọc đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, của lớp mình phụ trách để chọn những hình thức tổ chức và phương pháp dạy học thích hợp Việc chuẩn bị bài của giáo viên chiếm vị trí quan trọng. Trong khi chuẩn bị bài giáo viên mới xác định nội dung, mục tiêu cần truyền thụ, có khả năng lựa chọn rút từ chính xác đồng thời nghiên cứu hệ thống câu hỏi sách giáo khoa. Dựa vào trình độ của học sinh lớp mình để chuẩn bị thêm các câu hỏi gợi mở và dự kiến các tình huống xảy ra. Đặc biệt là chuẩn bị bài giảng ngắn gọn, súc tích. Chất lượng sinh hoạt của tổ chuyên môn tốt sẽ có tác động tích cực làm tiền đề quan trọng để giúp giáo viên học hỏi - đúc rút kinh nghiệm giảng dạy để chất lượng trên lớp ngày càng tốt hơn. Luôn tham khảo tài liệu có liên quan đến bộ môn Tiếng Việt để lựa chọn phương pháp đầu tư thích hợp vào từng giờ dạy để phù hợp với từng đối tượng học sinh. Gây hứng thú học tập cho học sinh bằng kỹ năng giao tiếp để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Mặt khác giáo viên phải luôn kết hợp biện pháp giáo dục, luôn tranh thủ vận động các gia đình hội phụ huynh, các bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, kết hợp với khả năng sư phạm sẵn có của bản thân để tìm ra phương pháp tối ưu nhất giúp các em học tập tốt. Khi thực hiện dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp tôi thấy dễ dạy và học sinh rất hứng thú học tập, không nhàm chán có tiến bộ cả về tâm lý và khả năng tiếp thu môn tập đọc. Đặc biệt trong thời đại hiện nay giáo dục tiểu học là rất quan trọng vì "Bậc tiểu học là bậc học nền tảng" phải đổi mới giáo dục là tiền đề cho sự phát triển xã hội mà con người là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Bởi vậy nâng cao chất lượng dạy học trong Tiếng Việt nói chung và phân môn tập đọc nói riêng trong trường học là rất quan trọng vì học tốt môn này các em mới có nền móng để học tập tốt các môn học khác. 2. Kiến nghị: 2.1. Đối với giáo viên: - Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học. - Tăng cường nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan – Trường TH Hướng Phùng 11 Đổi mới phương pháp dạy tập đọc theo định hướng giao tiếp cho học sinh lớp 2 - Tăng cường làm và sử dụng ĐDDH có hiệu quả. - Mỗi một giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong phương pháp soạn giảng, luôn luôn trau dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiêm của các bạn đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy và học ở các môn đặc biệt là phân môn Tập đọc ở tiểu học. 2.2. Đối với nhà trường: - Nên tổ chức những hội thảo về phương pháp giảng dạy Tiếng Việt để trao đổi rút kinh nghiệm. - Tăng cường tài liệu, sách giáo khoa, sách hướng dẫn, ĐDDH. - Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia để học tập trau dồi kiến thức, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ở các phân môn, nhất là phân môn Tập đọc. 2.3. Đối với gia đình học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho học sinh. - Quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em mình. Trên đây là một số kinh nghiệm về dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2 nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy môn Tập đọc của tôi đã được đúc rút qua nghiên cứu và thực tế giảng dạy và có hiệu quả đáng kể. Trong quá trình viết sáng kiến kinh nhgiệm này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Vì thế tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp và hội đồng khoa học để kinh nghiệm của tôi được đầy đủ, trọn vẹn và có giá trị thực tiễn cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hướng Phùng, ngày 29 tháng 03 năm 2017 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình ĐƠN VỊ viết, không sao chép nội dung của người khác ( Kí và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Loan Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan – Trường TH Hướng Phùng 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan