Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Skkn dạy cầu lông trong trường tiểu học...

Tài liệu Skkn dạy cầu lông trong trường tiểu học

.PDF
17
14
58

Mô tả:

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 2014 - M«n ThÓ dôc PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO PHÚ XUYÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC TRI THỦY s¸ng kiÕn kinh nghiÖm M«n : ThÓ dôc Tªn t¸c gi¶ : Vò Hoµng Anh Gi¸o viªn m«n : ThÓ dôc N¨m häc 2013 - 2014 Gi¸o viªn: Vò Hoµng Anh 0 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 2014 - M«n ThÓ dôc céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc Đề tài sáng kiến kinh nghiệm I. Sơ yếu lí lịch Họ và tên : Vũ Hoàng Anh Ngày sinh : 02/ 01/ 1980 Ngày vào ngành : 9/ 2003 Chức vụ đơn vị công tác : Giáo viên trường Tiểu học Tri Thủy Trình độ chuyên môn : Đại học giáo dục thể chất Bộ môn giảng dạy : Thể dục II. Đặt vấn đề Gi¸o viªn: Vò Hoµng Anh 1 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 2014 - M«n ThÓ dôc 1. Tên đề tài: Dạy Cầu lông trong trường Tiểu học 2. Lý do chọn đề tài: Tháng 3/1946, Bác Hồ đã viết "Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục", bởi vì "Việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công", " Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe". Từ tấm gương của Bác, phong trào tập luyện thể dục thể thao của các tầng lớp nhân dân ngày càng diễn ra sôi nổi. Ngày nay, trong cuộc sống ngày càng bận rộn và nhiều áp lực này, việc luyện tập thể dục thể thao càng có ý nghĩa với bản thân mỗi người để tăng cường sức khỏe, rèn luyện thể lực, giải tỏa căng thẳng, phòng chống bệnh tật. Tùy thuộc vào sức khỏe, thời gian, điều kiện kinh tế..., mỗi người có thể chọn cho mình những môn thể thao khác nhau để tập luyện. Những năm gần đây có rất nhiều môn thể thao mới được du nhập vào nước ta. Tuy nhiên, các môn thể thao truyền thống vẫn được nhiều người lựa chọn. Trong đó môn Cầu lông là môn thể thao dễ chơi, phù hợp với nhiều lứa tuổi..., đó cũng là môn thể thao tương đối "dễ tính", không cần nhiều người chơi, không cầu kì về cơ sở vật chất, chỉ cần đôi vợt, quả cầu, một khoảng sân là người chơi đã có những giây phút thư giãn và rèn luyện thể lực rất tuyệt vời. Chính vì thế, những năm gần đây, phong trào tập luyện Cầu lông đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, tham gia. Sân tập được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ luyện tập, đã tạo điều kiện cho Cầu lông phát triển sâu rộng, thu hút nhiều đối tượng tham gia như công nhân viên chức, người lao động, phụ nữ, người cao tuổi… Bên cạnh đó, các nhà trường cũng tạo mọi điều kiện nhằm phát triển môn Cầu lông, tạo một điểm nhấn quan trọng đối với sự phát triển thể thao trong nhà trường, đồng thời là nơi kết nối niềm đam mê của những người yêu thể thao. Đặc biệt, với học sinh trong nhà trường, phong trào tập luyện và thi đấu Cầu lông luôn có sự quan tâm thường xuyên của ngành Văn hóa -Thể thao và ngành Giáo dục và Đào tạo. Cầu lông được chọn là một trong những môn thể thao trọng tâm, nòng cốt để duy trì hoạt động. Vì vậy, đưa nội dung Cầu lông vào giảng dạy trong nhà trường là việc nên làm. Ngoài ra, do những đặc trưng riêng của mình, môn Cầu lông còn là môn rất phù hợp cho giờ học tự chọn bởi vì đó là bộ môn: - Phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe học sinh. - Phù hợp với cơ sở vật chất của nhà trường: điều kiện sân bãi, đầu tư dụng cụ thể thao,... - Phù hợp với khả năng kinh tế trung bình của gia đình học sinh ở nông thôn, không được chi phí quá cao về dụng cụ, trang phục thể thao,... - Hấp dẫn, dễ hiểu, dễ chơi. Hơn nữa, học môn Cầu lông cũng là để các em hiểu được luật chơi, cách tính điểm, khi xem các cuộc thi đấu các em sẽ hiểu và theo dõi hứng thú hơn. đây là cách để tạo dựng niềm đam mê thể thao, nhờ đó các em sẽ có cố gắng hơn trong việc rèn luyện sức khỏe cho bản thân. Gi¸o viªn: Vò Hoµng Anh 2 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 2014 - M«n ThÓ dôc Chính vì những lợi ích của việc phát triển năng khiếu cũng như học tốt môn thể thao tự chọn của học sinh cấp Tiểu học, tôi lựa chọn và thực hiện đề tài " Dạy Cầu lông trong trường Tiểu học". Qua việc thực hiện đề tài trong năm học này, tôi hi vọng sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân để các năm học sau có thể giảng dạy, và tìm những học sinh có năng khiếu bồi dưỡng huấn luyện tốt hơn. 3. Phạm vi, thời gian thực hiện đề tài. - Phạm vi thực hiện: Khối lớp 4, Trường Tiểu học Tri Thủy - Phú Xuyên - Hà Nội. - Thời gian: năm học 2012- 2013 và 2013 -2014 III. Quá trình thực hiện đề tài. Gi¸o viªn: Vò Hoµng Anh 3 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 2014 - M«n ThÓ dôc 1. Cơ sở lý luận 1.1. Lợi ích của môn Cầu lông * Lợi ích sinh lý - Đây là môn thể thao phối hợp nhịp nhàng giữa các động tác chạy, nhảy, vận động tay, xoay người...làm tăng cường sự sung sức, tính linh hoạt, sự dẻo dai, trạng thái cân bằng và sức chịu đựng của cơ thể. - Cầu lông là một trong những môn thể thao có ích cho hệ tim mạch ( sự di chuyển nhịp nhàng làm cho cơ co bóp và thư giãn tăng cường hiệu quả bơm máu trong hệ thống tuần hoàn) * Lợi ích tâm lý - Là một môn chơi đem lại sự thích thú cho lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên, thanh niên. Thông qua việc chơi Cầu lông, người lớn cũng cảm thấy tinh thần phấn chấn, giảm bớt sự trầm cảm do đó tạo ra trạng thái tinh thần tốt hơn. Cầu lông là môn thể thao thích hợp cho mọi lứa tuổi, vì thế ở bất cứ tuổi nào vận động viên cũng có thể đạt được thành tích cao. - Khi thực hiện động tác đánh cầu, người chơi có thể trút bỏ những cảm xúc không vui, khiến tâm hồn thư thái hơn. - Qua quá trình tập luyện và thi đấu Cầu lông, người chơi có thể học tập được tinh thần thể thao, thái độ lịch sự, tính kỉ luật tự giác,... - Tập luyện cầu lông có tác dụng tích cực trong việc hoàn thiện nhân cách, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, ý chí, lòng tự tin, quyết tâm,... - Tập luyện và thi đấu cầu lông còn có tác dụng tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người, giữa các dân tộc và các quốc gia trên thế giới. 1.2. Nội dung giảng dạy Cầu lông. A. Hệ thống kĩ thuật. Kĩ thuật cơ bản trong Cầu lông rất đa dạng và phong phú. Nó bao gồm các bước di chuyển của chân và động tác đánh cầu của tay. Sự phối hợp hài hoà các kĩ thuật của chân và tay sẽ góp phần tích cực tạo nên hiệu quả của mỗi lần đánh cầu. Để tập luyện và thi đấu Cầu lông tốt, người tập cần phải hoàn thiện tất được cả các kĩ thuật để làm tiền đề cho việc sử dụng các chiến thuật thi đấu một cách hợp lý và hiệu quả. a, Kĩ thuật di chuyển: + Di chuyển bước đơn.. + Di chuyển nhiều bước. + Di chuyển nhảy bước. b, Các kĩ thuật của tay. - Nếu căn cứ vào chức năng tác dụng của kĩ thuật người ta có thể chia kĩ thuật của tay ra làm 3 loại chính sau: + Các kĩ thuật giao cầu. + Các kĩ thuật phòng thủ. + Các kĩ thuật tấn công. - Căn cứ vào hình thức động tác người ta có thể chia kĩ thuật đánh cầu làm hai loại chính là: + Các kĩ thuật đánh cầu cao tay. + Các kĩ thuật đánh cầu thấp tay. * Kĩ thuật cầm vợt: + Cách cầm vợt thuận tay. + Cầm vợt trái tay. Gi¸o viªn: Vò Hoµng Anh 4 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 2014 - M«n ThÓ dôc * Kĩ thuật giao cầu: + Phát cầu thuận tay. + Phát cầu trái tay * Các kĩ thuật đánh Cầu lông. + Đánh cầu cao sâu thuận tay : + Đánh cầu cao sâu trái tay : + Kĩ thuật vụt cầu : Vụt cầu đường thẳng thuận tay. Vụt cầu đường chéo thuận tay. Vụt cầu đường thẳng trái tay. + Kĩ thuật cắt cầu: + Đánh cầu thấp tay. B. Chiến thuật thi đấu. Chiến thuật là những biện pháp hoạt động chủ định, có tính đến những điều kiện cụ thể trong thi đấu để giành thắng lợi. * Ý nghĩa của chiến thuật. Trong thi đấu Cầu lông cả hai bên đối thủ đều muốn khống chế lẫn nhau để giành quyền chủ động. Lấy điểm mạnh của mình để đánh vào điểm yếu của đối phương, hạn chế tối đa điểm mạnh của đối phương, giấu đi những điểm yếu của mình. Sự cạnh tranh trong cuộc thi đấu hết sức gay gắt, mỗi bên đều có thể dựa vào các đặc điểm khác nhau của đối thủ mà sử dụng các biện pháp chiến thuật hợp lí nhằm chiến thắng đối phương, đó là ý nghĩa của chiến thuật. * Mục đích vận dụng chiến thuật trong thi đấu Cầu lông. - Điều chuyển vị trí của đối phương. - Buộc đối phương phải đánh trả bằng các đường cầu sang cuối sân hoặc giữa sân mình, các đường cầu không theo ý muốn của đối phương. - Tiêu hao thể lực đối phương. * Tư tưởng chỉ đạo khi vận dụng chiến thuật. - Lấy mình làm chính: - Lấy nhanh làm chính: - Lấy công làm chính: * Những yêu cầu khi vận dụng chiến thuật. - Vận dụng chiến thuật phải có mục đích trên cơ sở phát huy ưu điểm và che giấu nhược điểm của bản thân để đánh vào nhược điểm và hạn chế tối đa ưu điểm của đối phương. Để đảm bảo yêu cầu này vận động viên cần phải chuẩn bị tốt cho mình về mặt kĩ, chiến thuật, thể lực và cả tâm lí thi đấu, khả năng quan sát đánh giá đối phương ở các mặt trên và đặt ra chiến thuật thi đấu hợp lí. - Xác định chiến thuật phải có sự thống nhất giữa chỉ đạo viên và vận động viên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 người trong quá trình thi dấu, điều này đòi hỏi giữa chỉ đạo viên và vận động viên phải có sự hiểu biết và thông cảm sâu sắc với nhau tập trung ý kiến tối đa của tập thể để áp dụng chiến thuật phù hợp. - Chiến thuật phải được vận dụng một cách linh hoạt vào điều kiện cụ thể của từng trận. Luôn suy nghĩ sáng tạo, chủ động khi vận dụng chiến thuật, mỗi trận đấu khác nhau, đối tượng khác nhau cần áp dụng những chiến thuật khác Gi¸o viªn: Vò Hoµng Anh 5 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 2014 - M«n ThÓ dôc nhau, không nên ỷ lại bất kì vào một loại chiến thuật nào mà cần được thay đổi kịp thời để phù hợp với từng trận đấu. 1.3. Cầu lông cho trẻ em. - Lợi ích của Cầu lông với trẻ em + Cầu lông giúp trẻ phát triển tốt trí lực + Cầu lông căn bản giúp trẻ phát triển tốt về hình thể + Cầu lông giúp trẻ giảm bớt nhiều bệnh tật do thể chất yếu + Cầu lông giúp trẻ năng động, tự tin: - Yêu cầu trong huấn luyện Cầu lông cho trẻ em + Tập độ linh hoạt trước + Giữ cho các mẫu vận động đơn giản + Tập luyện các chuyển động chung trước khi bắt đầu tập chuyên cho Cầu lông + Kết hợp với kích thích thị giác khi vận động viên đã cải thiện 2. Điều tra trước khi thực hiện đề tài. * Khó khăn: - Chương trình học tập của học sinh Tiểu học không có bộ môn Cầu lông, các em chỉ tập đánh theo kiểu phong trào. Các em không được trang bị tốt về thể lực cũng như kỹ chiến thuật trong thi đấu. - Cũng vì môn Cầu lông rất phổ biến, nhiều em đã từng chơi nhưng chưa được học bài bản nên có những kĩ thuật đánh không đúng, việc chỉnh sửa lại cho các em khó hơn nhiều so với việc dạy mới. - Tài liệu dạy Cầu lông riêng cho học sinh Tiểu học không phổ biến, giáo viên phải căn cứ vào các tài liệu huấn luyện Cầu lông chung và chọn lựa bài tập cho học sinh dựa trên kinh nghiệm cá nhân nên có thể chưa đầy đủ, chưa đem lại kết quả cao như mong muốn. * Thuận lợi: - Cầu lông là môn thể thao dễ hiểu và hấp dẫn nên đa số học sinh ham thích tập luyện Cầu lông. - Cơ sở vật chất cho môn Cầu lông được nhà trường và các miền trang bị tương đối đầy đủ, mỗi điểm trường đều có 2 sân tập Cầu lông đúng tiêu chuẩn. - Ngoài giờ học Thể dục, học sinh có thể chơi Cầu lông trong các giờ ra chơi, vừa giảm mệt mỏi, tạo không khí hào hứng mà lại không gây mất nhiều sức ảnh hưởng đến giờ học sau. - Phụ huynh học sinh ủng hộ việc tập luyện thể thao, góp sức cùng nhà trường trang bị giày, vợt,...phục vụ dạy và học. - Nhà trường tạo điều kiện cho học sinh tập luyện chuyên sâu về Cầu lông có nhiều cơ hội giao lưu, thi đấu nên có thể học hỏi được nhiều để nâng cao trình độ. * Số liệu điều tra: Dưới đây là kết quả bài kiểm tra nội dung Bật xa của học sinh khối 4 Gi¸o viªn: Vò Hoµng Anh 6 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 2014 - M«n ThÓ dôc Lớp 4A 4B 4C 4D 4Đ Sĩ số 20 25 28 22 21 Giỏi Khá Đạt 4 5 5 3 4 8 7 11 10 4 8 13 12 9 13 Chưa Đạt 0 0 0 0 0 Kết quả này chưa thể hiện hết khả năng của các em, bởi vì bộ môn này hơi buồn tẻ ( theo quan điểm của nhiều học sinh) nên dễ làm các em mệt. Tuy nhiên, đây là nội dung có tác dụng rất tốt trong việc phát triển sức mạnh chân, nhờ đó, các em được chuẩn bị tốt hơn cho các bài tập Cầu lông. 3. Những biện pháp thực hiện. 3.1. Xây dựng động cơ tập luyện Động cơ tập luyện có ý nghĩa quan trọng với việc rèn luyện của học sinh. Có động cơ tập luyện rõ ràng, lành mạnh thì các em sẽ chủ động tích cực học tập và rèn luyện ngay cả khi không có giáo viên hướng dẫn. Xây dựng động cơ tập luyện là việc cần làm đầu tiên và được củng cố thường xuyên trong cả quá trình dạy học. Để định hướng mục đích tập luyện Cầu lông cho các em, tôi đã thực hiện các bước sau: - Trình bày sơ lược về nguồn gốc và sự phát triển của môn Cầu lông trên thế giới cũng như ở trong nước: giáo viên giảng kết hợp với vấn đáp học sinh. Nội dung này cần được chuẩn bị kĩ sao cho bài giảng súc tích, không gây nhàm chán. - Nêu lợi ích của môn Cầu lông: học sinh phát biểu ý kiến, giáo viên tổng kết, bổ sung. Thường thì học sinh rất hăng hái trả lời các câu hỏi về Cầu lông, bởi vì đây là môn thể thao phổ biến, các em cũng có hiểu biết ít nhiều. Trả lời câu hỏi là dịp để các em thể hiện sự hiểu biết của mình với thầy, với bạn. Giáo viên dạy có thể khích lệ, động viên sau mỗi câu trả lời của học sinh. Việc này đem lại hiệu quả rất rõ ràng, ngay lập tức, ở các lớp tôi dạy, sau lời khen của thầy, các em cảm thấy thêm tự hào, hãnh diện với bạn bè và trong suốt quá trình luyện tập sau đó, các em rất chăm chỉ và hoàn thành tốt bài tập. Điều đó không có gì khó hiểu, vì các em nhỏ thích được khen hơn là chê, và đã được khen về hiểu biết môn Cầu lông thì không thể tỏ ra kém bạn bè khi tập luyện. - Yêu cầu học sinh trình bày về mục đích tập luyện của mình. Trong thời gian ngắn trên lớp, giáo viên chỉ có thể hỏi một số em học sinh nhưng yêu cầu đó vẫn cần đặt ra cho tất cả lớp. Mỗi em phải xác định một mục đích tập luyện của riêng mình, có thể đơn giản chỉ là tập cho khỏe, cho người cao hay là tập chỉ để đánh thắng cậu bạn hàng xóm, tập để thi đấu, được điểm cao, để được phần thưởng,...Mỗi một mục tiêu của các em đều đáng được tôn trọng. Nếu một học sinh nào có động cơ tập không lành mạnh ( ví dụ như tập đánh Cầu lông để đi cá cược chẳng hạn) thì giáo viên cũng không thể mắng mỏ em đó mà phải dùng lời lẽ nhẹ nhàng phân tích để định hướng em đó đến mục đích tập đúng đắn hơn, ngoài ra, cần phải chú ý định hướng cho em trong suốt quá trình tập luyện chứ không phải chỉ trong buổi đầu tiên. Gi¸o viªn: Vò Hoµng Anh 7 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 2014 - M«n ThÓ dôc Tóm lại, việc xây dựng động cơ tập luyện là việc cần thiết để quá trình rèn luyện của mỗi học sinh mang lại hiệu quả cao nhất. Bằng những biện pháp thích hợp, trên nguyên tắc là luôn luôn tôn trọng cá tính của mỗi học sinh, người thầy giáo có thể giúp các em tạo dựng niềm hứng thú tập luyện ngay từ buổi học đầu tiên và tiếp tục duy trì nó trong suốt cả quá trình học tập. Đó cũng là bước đầu tiên để người thầy thực hiện quá trình "dạy tốt" của mình. 3.2. Giảng dạy Để đảm bảo hiệu quả quá trình dạy và học, tôi đã lựa chọn một số bài tập phù hợp với đối tượng: + Dựa vào mục đích yêu cầu của môn học + Dựa vào nguyên tắc dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp chủ yếu là rút ngắn thời gian để nhanh hình thành được kỹ năng vận động. + Lựa chọn bài tập phù hợp với khả năng, trình độ, thể lực của học sinh, ngoài ra yếu tố dụng cụ cũng đóng vai trò không thể thiếu như: sân tập, vợt, cầu... + Tìm phương pháp giảng dạy cơ bản nhưng cũng cần đa dạng A. Nội dung: Mục đích của việc dạy Cầu lông trong trường Tiểu học nhằm mục đích cho học sinh làm quen bước đầu với môn Cầu lông, do hạn chế về thời gian và thể lực của học sinh nên không thể ôm đồm quá nhiều nội dung, cũng không thể dạy những kĩ - chiến thuật quá phức tạp. Tôi đã lựa chọn một số nội dung cần dạy cho học sinh tạm chia thành các giai đoạn như sau: * Giai đoạn cơ bản : Đây là giai đoạn rèn cho học sinh những kỹ năng cơ bản nhất của môn Cầu lông - Tập các kỹ thuật cơ bản: + Về kĩ thuật tay: Cách cầm vợt, kỹ thuật giao cầu trong đánh đơn, đánh đôi, kỹ thuật đánh cầu tay trên vai thuận tay, kỹ thuật phòng thủ thuận tay - trái tay, kỹ thuật đánh trên lưới. Các động tác đánh cầu được thực hiện qua các giai đoạn 1. Rút vợt. 2. Lăng vợt. 3. Tiếp xúc cầu 4. Dừng vợt 5. Về TTCB + Về kĩ thuật di chuyển: Các bước di chuyển trái phải, đường thẳng,… + Về thể lực: Các bài tập bổ trợ nâng cao sức mạnh, nhanh, độ dẻo dai – khéo léo cho gân, cơ và sức bền. - Nâng cao các bài tập kỹ thuật thành kỹ năng vận động. - Thực nghiệm luật và thi đấu Cầu lông * Phát triển về chiến thuật: Đây là giai đoạn phát triển kinh nghiệm các kỹ năng đã học nâng cao thành kỹ xảo bậc 1, thông qua hình thức tự tập luyện với nhau theo bài do Huấn luyện viên đưa ra. * Giai đoạn phát triển : - Điều chỉnh và nâng cao các kỹ thuật đã tập. Gi¸o viªn: Vò Hoµng Anh 8 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 2014 - M«n ThÓ dôc - Tập các kỹ thuật – chiến thuật mới: Đánh trái tay, chiến thuật tấn công – phòng thủ trong đánh đôi, chiến thuật đánh đơn. - Phát triển nâng cao kỹ năng thành kỹ xảo bậc 2; nâng cao về chiến thuật thi đấu, nâng cao về tâm lý thi đấu… - Thông qua các bài tập phát triển, giao lưu, thi đấu nội bộ hoặc mở rộng Trong chương trình giảng dạy trên lớp cho số đông học sinh, tôi chỉ giới hạn các nội dung trong giai đoạn 1 và 2. Giai đoạn 3 được áp dụng cho những học sinh có năng khiếu, yêu thích môn Cầu lông để đào tạo vận động viên tham gia thi đấu trong các giải thể thao cho học sinh Tiểu học. B. Phương pháp * Giảng dạy kĩ thuật Giai đoạn giảng dạy ban đầu. - Bước thứ 1: Giảng giải thị phạm. Giáo viên giảng giải và làm mẫu về kĩ thuật cho học sinh từ 2 – 3 lần với những nội dung bao gồm: Vị trí tác dụng của kĩ thuật. Các giai đoạn thực hiện kĩ thuật từ tư thế cơ bản đến thực hiện động tác và cuối cùng là kết thúc động tác. Giáo viên làm mẫu phải chính xác và tỉ mỉ để học sinh nhỏ có thể nắm bắt được yêu cầu của động tác. Trong quá trình dạy, tôi kết hợp việc làm mẫu của giáo viên với việc sử dụng các hình ảnh và đoạn phim về động tác kĩ thuật trong cầu lông để phân tích cho học sinh thấy từng bước của động tác và thực hiện theo. Sau đây là một giáo án điện tử tôi đã dùng trong quá trình dạy KĨ THUẬT CẦU LÔNG CƠ BẢN ( Bấm vào đây) - Bước thứ 2: Mô phỏng động tác kĩ thuật ( không cầu). Giáo viên dùng nhịp đếm, nhịp vỗ tay,... để học sinh lặp lại kĩ thuật một cách liên tục. - Bước thứ 3: Học sinh tiếp xúc với cầu. Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện kĩ thuật đánh cầu với 50% lực tối đa. Học sinh không cần ra sức tối đa bởi vì mục đích chính của bước này vẫn là hoàn thiện kĩ thuật động tác, đây là bước để giáo viên phát hiện lỗi kĩ thuật của học sinh và tiếp tục sửa sai. Ví dụ: Giảng dạy kĩ thuật phòng thủ thấp tay ( thường có sự kết hợp với các bước chân) + Giáo viên giảng giải và thị phạm về kĩ thuật + Học sinh thực hiện kĩ thuật không tiếp xúc với cầu theo nhịp đếm: 1 là buớc chân; 2 là xoay thân; 3 là đánh cầu và 4 là về tư thế chuẩn bị ban đầu. Nhịp 5,6,7,8 tiếp tục thực hiện các giai đoạn như 1,2,3,4. Giáo viên sửa sai. + Học sinh tiếp xúc cầu: giáo viên quan sát, sửa sai cho từng học sinh. Quá trình này không chỉ thực hiện vài lần mà cần được tiến hành từ ngày này sang ngày khác, từ buổi học này sang buổi học khác làm cho học sinh có định hướng đúng về kĩ thuật và độ khó cũng được tăng dần lên theo tương ứng với khả năng tiếp thu của học sinh. Gi¸o viªn: Vò Hoµng Anh 9 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 2014 - M«n ThÓ dôc Nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên ở giai đoạn này là sửa chữa sai lầm cho học sinh ngay sau mỗi lần tập. Một số lỗi sai các em thường mắc phải mà người thầy cần để ý là: + Quá cố gắng dùng sức nhờ cổ tay. + Động tác không linh động. + Ước lượng sai điểm rơi cầu dẫn đến cú đánh lỡ nhịp, không mạnh, và người đánh mất sức. + Không phối hợp tốt các bước di chuyển và tư thế đánh của tay: không dùng động tác bật người từ sau ra trước, hoặc người không nghiêng khi đập. + Chưa phối hợp được lực đánh cầu, điểm tiếp xúc cầu sai ,... Người thầy cần sớm phát hiện những lỗi sai, tìm hiểu những nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục lỗi sai lầm đó cho các em một cách kịp thời mới có thể nâng cao hiệu quả giảng dạy của mình. Giai đoạn giảng dạy sâu. - Bước thứ 4: Thực hiện kĩ thuật đánh cầu với độ khó tăng dần. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh đánh đúng độ cao, tăng lực đánh cầu, kéo dài cự ly đánh cầu theo đường thẳng, chéo,v,v… Sử dụng phương pháp bài tập định mức theo thời gian từ 10 đến 20 phút, tuỳ theo mỗi giáo án tập luyện và tiếp tục sửa chữa sai lầm cho học sinh giai đoạn này. - Bước thứ 5: Phối hợp kĩ thuật. Học sinh thực hiện kĩ thuật với độ khó cao. Phối hợp dần từ hai ba kĩ thuật trong bài tập với thời gian 10 - 20 phút. Cần cho học sinh thực hiện các kĩ thuật đánh cầu tương ứng với các tình huống khác nhau ở mỗi điểm trên sân để học sinh quen dần với các tình huống thi đấu. Ví dụ: Các bài tập phối hợp kĩ thuật di chuyển và kĩ thuật tay. - Bước thứ 6: Thực hiện kĩ thuật trong bài tập chiến thuật với các yêu cầu toàn diện hơn của kĩ thuật theo yêu cầu chiến thuật,v,v… Phương pháp giảng dạy chính vẫn là các bài tập định mức với thời gian 10 – 30 phút. Ở giai đoạn này, các chi tiết kĩ thuật cần được tiếp thu một cách hoàn chỉnh với độ chính xác cao về không gian, thời gian và nhịp điệu. Các bài tập thực hiện kĩ thuật cần được thực hiện liên tục với độ khó tăng dần. Mặc dù việc thực hiện kĩ thuật ở giai đoạn này còn mang tính chất đơn lẻ, song những yêu cầu chính xác của kĩ thuật, độ chuẩn khi đánh cầu, yêu cầu về dùng sức, cự ly đánh cầu phải được tăng lên. Các động tác kĩ thuật của Cầu lông chỉ thực hiện có hiệu quả khi biết kết hợp các yếu tố sức mạnh, sức nhanh, sức bền và khéo léo trong kĩ thuật. Bởi vậy ngay ở giai đoạn này cần phải phối hợp giảng kĩ thuật với việc tập luyện các tố chất liên quan, đặc biệt là các yếu tố cần thiết cho kĩ thuật di chuyển và lực gập mở cổ tay trong các kĩ thuật đánh cầu. Nếu như ở giai đoạn đầu các động tác đánh cầu cần thực hiện với biên độ rộng của cánh tay thì ở giai đoạn này biên độ hoạt động của cánh tay cần hạn chế và bù vào đó là mở rộng biên độ hoạt động của cổ tay để tăng lực đánh cầu và điều chỉnh đường cầu cho chính xác, tiết kiệm và hiệu quả cao. Giai đoạn củng cố và hoàn thiện. Gi¸o viªn: Vò Hoµng Anh 10 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 2014 - M«n ThÓ dôc - Bước thứ 7: Thực hiện kĩ thuật trong các bài tập thi đấu. Sử dụng các bài tập thi đấu để tập trung tập luyện kĩ thuật, đồng thời tạo hưng phấn cho học sinh trong quá trình tập luyện. Với các bài tập thi đấu toàn diện cần thay đổi đối tượng, chú ý cho thi đấu với đối tượng có trình độ cao để rèn luyện tính chủ động, sáng tạo khi sử dụng kĩ thuật trong mỗi tình huống cụ thể của thi đấu. Sau mỗi trận đấu, học sinh phải tự rút ra nhận xét về kĩ thuật, chiến thuật, giáo viên sẽ là người tổng hợp cuối cùng, rút ra bài học để các em có thể rút kinh nghiệm cho các bài tập sau. Tiếp theo giai đoạn trước, ở giai đoạn này các kĩ thuật Cầu lông cần được củng cố và hoàn thiện cho phù hợp với đặc điểm cá nhân của mỗi học sinh, đồng thời có thể thực hiện một cách hợp lý trong những điều kiện khác nhau của những tình huống thi đấu. Trong các giai đoạn này cần cho học sinh thực hiện nhiều bài tập phối hợp: - Các bài tập phối hợp giữa các kĩ thuật di chuyển với các kĩ thuật đánh cầu khác nhau ở nhiều điểm trên sân - Những bài tập theo yêu cầu của chiến thuật và các bài tập thi đấu Những biến dạng của kỹ thuật trong giai đoạn này cũng được thực hiện thuần thục hơn và ở mức độ cao hơn để sao cho trong cùng một kiểu thực hiện kĩ thuật mà đối phương khó phán đoán được ý đồ đánh cầu của mình. Ví dụ: Trong cùng một động tác vung tay có thể sử dụng 3 cách đánh khác nhau: cao xa, đập cầu, đánh nhỏ cao tay. * Giảng dạy chiến thuật Đối với giảng dạy chiến thuật, phương pháp chủ yếu tôi sử dụng là phương pháp bài tập với yêu cầu như sau: - Các bài tập phải có cấu trúc gần giống với các tình huống có trong thi đấu. Thông thường là các bài tập phối hợp di chuyển với đánh cầu ở các vị trí khác nhau trên sân. - Độ khó của các bài tập tăng dần bằng cách phối hợp từ 2 đến 3 kĩ thuật khác nhau cùng với việc kết hợp nâng cao về độ chuẩn, tốc độ và sức mạnh trong mỗi tình huống cụ thể của chiến thuật. - Các bài tập cần sử dụng tính toán đến lượng vận động hợp lí và phù hợp với đặc điểm, trình độ cá nhân của học sinh. Các bước tiến hành giảng dạy chiến thuật: - Bước thứ 1: Đối với dạng chiến thuật cơ bản thì ban đầu có thể sử dụng phương pháp lời nói trong đó bao gồm: mục đích, ý nghĩa của chiến thuật, phương pháp và tình huống được sử đụng chiến thuật đó. Sau đó giáo viên thị phạm bài tập chiến thuật sẽ được áp dụng. - Bước thứ 2: Học sinh học tập cách quan sát, phân tích, hiểu sâu ý đồ, cách vận dụng chiến thuật. Từ đó, xây dựng cho mình cách thức tiến hành tập luyện chiến thuật đó. - Bước thứ 3: Thực hiện chiến thuật trên sân (chưa tiếp xúc với cầu) hoặc trên hình vẽ bằng các đường kẻ thể hiện phương thức tập luyện chiến thuật, bao gồm: vị trí chuẩn bị, phương pháp và kĩ thuật di chuyển, điểm đánh cầu và cách thức đánh cầu, những yêu cầu về các yếu tố kết hợp khi sử dụng kĩ thuật đánh cầu ở mỗi vị trí khác nhau trên sân. Gi¸o viªn: Vò Hoµng Anh 11 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 2014 - M«n ThÓ dôc - Bước thứ 4: Phối hợp di chuyển chiến thuật với thực hiện tiếp xúc cầu theo yêu cầu của chiến thuật, sử dụng phương pháp bài tập lặp lại theo tổ với độ khó tăng dần về các mặt như: dùng sức, độ chính xác, phương hướng đánh cầu cùng với các cảm giác về không gian, thời gian, cảm giác về lưới và sân bãi cho người tập. - Bước thứ 5: Thực hiện chiến thuật trong các bài tập thi đấu, phối hợp các bài tập chiến thuật trong từng tình huống cụ thể của mỗi trận đấu. Kết hợp tư duy vận dụng sáng tạo của cá nhân học sinh với những nhận xét góp ý của đồng đội, của giáo viên để chiến thuật ngày càng hoàn thiện hơn. 3.3. Các bài tập bổ trợ Môn Cầu lông, cũng như bất kì môn thể thao nào khác, đều cần kèm theo các bài tập thể lực, mục đích của tập luyện thể lực đối với Cầu lông là: + Ngăn cản sự mệt mỏi + Giúp hồi phục nhanh + Nâng cao tinh thần chịu đựng + Cải thiện sự tập trung trong suốt thời gian tập huấn và thi đấu + Giúp phát triển kĩ thuật, phát triến sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp và độ linh hoạt. + Cải thiện “chất lượng” các quả đánh + Giảm thiểu nguy cơ chấn thương + Cải thiện toàn diện sức khỏe. Những bài tập thể lực được dùng xen những bài tập về kĩ thuật và chiến thuật có thể tổ chức dưới dạng trò chơi giúp giờ học sinh động hơn. Các bài tập đó còn nhằm đảm bảo nguyên tắc đa dạng và nguyên tắc xen kẽ nặng nhẹ trong huấn luyện thể thao. Ngoài nội dung chính cần luyện tập thường xuyên để thành kĩ năng thì những bài tập phụ được thay đổi thường xuyên khiến giờ học không nhàm chán, học sinh duy trì được niềm hứng thú trong suốt quá trình tập luyện, nhờ đó việc tập luyện có hiệu quả cao hơn. Sau đây là hệ thống bài tập bổ trợ tôi thường dùng: * Phát triển sức nhanh: Các trò chơi vận động mang tính thi đua: Chuyền và bắt bóng tiếp sức, Nhảy đúng, nhảy nhanh, Lò cò tiếp sức,... * Phát triển sức mạnh: bật cao, phối hợp chạy - bật nhảy, trò chơi: Trồng nụ, trồng hoa, Chuyền và bắt bóng tiếp sức, Nhảy lướt sóng, Kiệu người,... * Phát triển sức bền: Nhảy dây, chạy bền, đi nhanh,... * Tăng độ linh hoạt và phối hợp: chạy dích dắc, các bài tập bước chân nhanh, chạy theo các hướng phối hợp với đánh không có cầu, trò chơi vận động: Bóng chuyền sáu, Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ, Trao tín gậy, ... IV. Kết quả thực hiện Sau đây là kết quả kiểm tra môn Cầu lông của học sinh khối 4 Gi¸o viªn: Vò Hoµng Anh 12 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 2014 - M«n ThÓ dôc Lớp Sĩ số 4A 4B 4C 4D 4Đ 20 25 28 22 21 Giỏi 6 5 7 4 4 Khá Đạt 8 7 10 8 5 6 13 11 10 12 Chưa Đạt 0 0 0 0 0 Kết quả điều tra cũng cho thấy trên 90% học sinh khối 4 thích học môn Cầu lông, ngoài giờ Thể dục thì nhiều em cũng thường xuyên chơi Cầu lông trong các giờ ra chơi. Một số em thực sự ham thích thì tập hợp thành nhóm, thường cùng nhau bàn luận về môn thể thao yêu thích, hoặc cũng có khi rủ nhau so tài cao thấp, để sau đó, cùng cố gắng tập luyện hơn nữa. Phải nói rằng Cầu lông thực sự là môn thể thao rất "được lòng" các em học sinh ở trường Tiểu học Tri Thủy, không chỉ thích chơi, các em còn rất thích xem người khác chơi, và cổ vũ rất nhiệt tình cho các vận động viên nghiệp dư khi tranh tài trong các giải thể thao do nhà trường tổ chức. Qua quá trình dạy các em ở trên lớp và qua các giải thi đấu nội bộ, tôi đã chọn lựa được một số em có năng khiếu và say mê Cầu lông để thành lập đội tuyển tham dự Đại hội TDTT huyện Phú Xuyên lần thứ VIII năm học 2012 – 2013 và 2013 - 2014. Vì Cầu lông được học từ chương trình tự chọn khối 4 nên thành viên đội tuyển có thể chọn ở cả khối 4 và khối 5, trong đó học sinh khối 5 có phần trội hơn về kĩ chiến thuật vì các em có thể lực tốt hơn và có thời gian tập luyện dài hơn. Trong quá trình huấn luyện, thì ngoài các yêu cầu về kĩ chiến thuật như đã trình bày ở trên, tôi còn phải tìm hiểu tâm lí, cá tính của mỗi em luôn luôn khích lệ, động viên các em. Kết quả thi đấu của đội tuyển như sau: Thành viên: Em Tạ Đức Thắng Lớp 5C Nguyễn Văn Nguyện. Lớp 5Đ Gi¸o viªn: Vò Hoµng Anh 13 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 2014 - M«n ThÓ dôc Đạt giải nhất Cầu lông đôi nam tại Đại hội TDTT huyện Phú Xuyên lần thứ VIII năm học 2012 - 2013. Đạt huy chương Đồng Cầu lông đôi nam cấp Thành phố tại Đại hội TDTT lần thứ VIII năm 2012 - 2013. Kết quả các em đạt được chưa phải là tuyệt đối, nhưng thực lòng, khi nhìn học trò của mình trên bục nhận huy chương, tôi đã rất xúc động và tự hào. Đó Gi¸o viªn: Vò Hoµng Anh 14 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 2014 - M«n ThÓ dôc không đơn giản chỉ là phần thưởng, là tấm huy chương, thầy trò tôi còn thấy mình được rất nhiều, đó là niềm vui thấy công sức tập luyện của mình đã đem lại kết quả, đó là niềm tự hào khi học trò của một trường ngoại thành còn nhiều khó khăn đã có được chút thành công ( dù là rất ít ỏi), đó là niềm tự tin mà học trò của tôi có được sau giải đấu (thì ra mặc dù mình nhỏ hơn, mình yếu hơn, mình không được huấn luyện bài bản như các bạn ở những trường có điều kiện hơn, mình vẫn có thể tự tin thi đấu, có thể giành chiến thắng). Với riêng tôi, có đi ra ngoài mới thấy mình còn nhiều thiếu sót, qua dịp này tôi cũng học hỏi được rất nhiều về sự chuyên nghiệp trong huấn luyện thể thao. Tất nhiên không thể lặp lại y hệt mô hình huấn luyện của một trường học, một trung tâm thể thao nào đó nhưng tôi sẽ tích lũy, chọn lọc và ứng dụng để kết quả dạy học của mình ngày một tốt hơn, đem lại kết quả cao hơn. V. Những kiến nghị và đề nghị sau quá trình thực hiện đề tài. - Hỗ trợ đầu tư về cơ sở vật chất, đặc biệt là xây dựng nhà tập đa năng. - Quan tâm giúp đỡ về tổ chức phong trào cấp cơ sở, hỗ trợ chuyên môn và kinh phí tập luyện cho nhà trường. - Tổ chức cho giáo viên Giáo dục thể chất được đi học tập mô hình dạy học ở một số trường có kết quả rèn luyện thể dục thể thao cao. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. ( Ký và ghi rõ họ tên) Vũ Hoàng Anh Gi¸o viªn: Vò Hoµng Anh 15 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 2014 - M«n ThÓ dôc Tài liệu tham khảo 1 2 3 4 5 6 7 Luật Cầu lông Giáo trình Cầu lông TDTT Giáo trình Cầu lông TDTT Luật Cầu lông Luật Cầu lông Quốc tế Tâm lí học thể dục thể thao Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm ( NXB Giáo dục - 1999) Gi¸o viªn: Vò Hoµng Anh NXB TDTT - Hà Nội 1999 NXB TDTT - Hà Nội 1998 NXB TDTT - Hà Nội 2002 NXB TDTT - Hà Nội 2006 NXB TDTT 2010 PTS Nguyễn Mậu Loan PGS Lê Văn Hồng (chủ biên) PGS . PTS Lê Ngọc Lan 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan