Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn đặc trưng ngôn ngữ tạo hình ở học sinh tiểu học qua môn vẽ tranh...

Tài liệu Skkn đặc trưng ngôn ngữ tạo hình ở học sinh tiểu học qua môn vẽ tranh

.PDF
10
962
125

Mô tả:

Đăc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh tiểu học qua phân môn vẽ tranh MỤC LỤC Trang MỤC LỤC ……………………………………………………………. I. TÊN ĐỀ TÀI ……………………………………………………….. II.PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………... 1.Lí do chọn đề tài …………………………………………………… 1.1. Cơ sở lí luận ……………………………………………………… 1.2. Cơ sở thực tiễn …………………………………………………… 2. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………… 3. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………….. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm…………………………………. 5. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………….. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu …………………………………. III. PHẦN NỘI DUNG ……………………………………………….. 1.Cơ sở lí luận …………………………………………………………. 2.Thực trạng tình hình ……………………………………………….. 3. Nguyên nhân ………………………………………………………. 4. Biện pháp giúp học sinh học tốt,nâng cao chất lượng bài vẽ ……. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………… 1.Kết luận ……………………………………………………………… 2.Kiến nghị …………………………………………………………… TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………... Người thực hiện: Lê Thị Niềm 1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 4 4 5 7 7 7 10 Trường Tiểu học Hướng Phùng Đăc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh tiểu học qua phân môn vẽ tranh I.TÊN ĐỀ TÀI Đặc trưng ngôn ngữ tạo hình ở học sinh Tiểu học thông qua phân môn vẽ tranh I . PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài 1.1Cơ sở lí luận Dạy học Mĩ thuật ở trường Tiểu học không nhằm đào tạo họa sĩ hay người làm nghệ thuật mà nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. Chủ yếu tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hằng ngày. Để làm được điều đó cần hiểu về cách nhình, cách cảm nhận, lý giải hiện tượng sự vật...của học sinh. Hay nói cách khác là ngôn ngữ tạo hình của học sinh Tiểu học trong bộ môn Mĩ thuật, mà cụ thể ở đề tài nghiên cứu này được tìm hiểu thông qua phân môn vẽ tranh. Với mong muốn trở thành người giáo viên dạy tốt, dạy giỏi, hoàn thành tốt công tác nhiệm vụ cần có rất nhiều yếu tố. Đó là chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức, kinh nghiệm và lòng say mê yêu nghề yêu trẻ. Đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, quốc phòng. Những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của giáo dục, đặc biệt là chất lượng của nó. Cùng với nhu cầu phát triển ngày càng cao của con người về đức dục, trí dục và thể dục , thì mỹ dục cũng không ngừng được phát triển và dần có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người và nhất là thế hệ trẻ. Đối tượng nghiên cứu ở đây là học sinh TH. 1.2.Cơ sở thực tiển Với bộ môn mĩ thuật hiện nay nói riêng, giáo viên giảng dạy còn ít kinh nghiệm. Không có hội thảo luận và nghiên cứu sâu vấn đề. Bởi thời lượng tiết còn ít, mỗi trường chỉ có một giáo viên. Việc trao đổi và thảo luận gặp nhiều khó khăn. Đồng thời đây cũng là bộ môn mới dược đưa vào trường học gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của con người, luôn luôn hướng tới cái đẹp, tìm kiếm và sáng tạo cái đẹp. Nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ của con người ngày càng cao cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, cho nên việc nhìn nhận và thưởng thức cái đẹp của đại bộ phận nhân dân là vấn đề tất yếu khách quan, không chỉ là đối với người lớn mà tất cả các đối tượng, từng lớp, lứa tuổi trong xã hội. 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Giảng dạy mỹ thuật ở trường Tiểu học cũng nhằm mục tiêu trên. Trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần chú ý đặc điểm lứa tuổi học sinh, mỗi lứa tuổi sẽ có cách cảm nhận, suy nghĩ và lý giải về cái đẹp khác nhau. Người lớn có cách cảm nhận lôgic khoa học tạo nên cái đẹp hoàn thiện, còn trẻ em thì có cách cảm nhận ngây thơ, nhìn sự vật qua lăng kính màu hồng, không vướng bận những nguyên tắc, trăn trở mà tập trung tình cảm sự yêu thích của mình vào bài vẽ. Cho nên bài vẽ của học sinh thường đem lại cho ta nhiều cảm xúc và tình cảm mới lạ. Nói là vậy, mỗi mức độ cách cảm nhận của con người mỗi đổi thay. Là người giáo viên dạy mĩ thật cần nắm bắt được đặc điểm này của học sinh để Người thực hiện: Lê Thị Niềm 2 Trường Tiểu học Hướng Phùng Đăc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh tiểu học qua phân môn vẽ tranh có phương pháp giảng dạy tốt nhất, phát huy được năng lực, sự đam mê của học sinh. Đây cũng là lý do tôi chọn để viết sáng kiến này “Đặc trưng ngôn ngữ tạo hình ở học sinh TH thông qua phân môn vẽ tranh”. 3. Đối tượng nghiên cứu Ở đây đối tượng nghiên cứu là đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh Tiểu học, 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm Học sinh trường Tiểu học Hướng Phùng – khối lớp ,2,3,4,5( cụ thể các lớp 2E,2H,3A,3B,3E,3H,4A,4B,4E,5A,5B,5E ) 5.Phương pháp nghiên cứu. Đề tài này sử dụng phương pháp chính sau 5.1. Phương pháp trực quan 5.2. Phương pháp vấn đáp 5.3. Phương pháp gợi mở 5.4. Phương pháp phân tích 6.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 6.1.Phạm vi nghiên cứu: Trường tiểu học Hướng Phùng thuộc xã Hướng Phùng huyện Hướng Hóa ,tỉnh Quảng Trị 6.2. Kế hoạch nghiên cứu: Tháng 9: Đăng kí tên đề tài sang kiến kinh nghiệm Tháng 10 : Lập đề cương . Tháng 11,12: Đọc tài liệu tham khảo,thu thập các bài vẽ. Tháng 1,2: Tiến hành viết,khảo sát số liệu. Tháng 3: Nghiên cứu bài vẽ, tổng hợp rút kết luận. Tháng 4: Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm. III . PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, quốc phòng. Những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của giáo dục, đặc biệt là chất lượng của nó. Cùng với nhu cầu phát triển ngày càng cao của con người về đức dục, trí dục và thể dục , thì mỹ dục cũng không ngừng được phát triển và dần có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người và nhất là thế hệ trẻ. Đối tượng nghiên cứu ở đây là học sinh Tiểu học. Với bộ môn mĩ thuật hiện nay nói riêng, giáo viên giảng dạy còn ít kinh nghiệm. Không có hội thảo luận và nghiên cứu sâu vấn đề. Bởi thời lượng tiết còn ít, mỗi trường chỉ có một giáo viên. Việc trao đổi và thảo luận gặp nhiều khó khăn. Đồng thời đây cũng là bộ môn mới dược đưa vào trường học gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của con người, luôn luôn hướng tới cái đẹp, tìm kiếm và sáng tạo cái đẹp. Nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ của con người ngày càng cao cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, cho nên việc nhìn nhận và thưởng thức cái đẹp Người thực hiện: Lê Thị Niềm 3 Trường Tiểu học Hướng Phùng Đăc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh tiểu học qua phân môn vẽ tranh của đại bộ phận nhân dân là vấn đề tất yếu khách quan, không chỉ là đối với người lớn mà tất cả các đối tượng, từng lớp, lứa tuổi trong xã hội. 2. Thực trạng tình hình. Qua việc tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ tạo hình trên ta thấy rằng, việc nắm bắt vấn đề và tìm phương hướng giải quyết vấn đề đó là điều hết sức quan trọng, đảm bảo cho tiết dạy bài dạy hiệu quả hơn, đem lại sự thành công trong công tác giảng dạy. 2.1. Thực trạng học tập: 1. Học sinh chưa nắm bắt được cách xây dựng hình tượng điển hình. Bài vẽ còn chung chung, mang nặng tính chất hình thức. 2. Học sinh TH có cách nhìn, cách cảm nhận màu hết sức trong sáng, lung linh đầy màu sắc. Là một sự kết hợp những màu sắc tươi sáng tạo sự trẻ trung cho bài vẽ. 3. Trong khi tiến hành bài vẽ các em không theo trình tự tiến hành các bước làm bài mà làm theo ngẫu hứng, thích vẽ cái gì thì vẽ cái ấy, ít chú trọng trước sau hay chính – phụ trong bài vẽ. 4. Học sinh Tiểu học chưa có thói quen sưu tầm tài liệu phục vụ cho bài vẽ hiệu quả hơn, chưa có thói quen quan sát nhận xét sự vật hiện tượng cho bài vẽ có chiều sâu và hiệu quả hơn. 5. Kỹ năng sử dụng màu nước, màu bột của học sinhTiểu học còn kém. Khảo sát số liệu đầu năm học cho thấy Khối 2 3 4 5 Số lượng 43 90 72 66 Bài vẽ hoàn thành 37 86% 68 76% 62 86% 57 86,3% Bài vẽ chưa hoàn thành 6 14% 22 24% 10 14% 9 23,7% 2.2. Nguyên nhân Nguyên nhân thứ nhất : Do đặc điểm tâm lý: Ở học sinh Tiểu học tâm lí chưa bền vững, đa số các em thích vẽ theo suy nghĩ, ý thích của mình hơn là vẽ theo sự hướng dẫn của giáo viên. Nghĩ gì và vẽ nấy, đặt bút vào là vẽ không theo trình tự khuôn khổ các bước vẽ. Chính vì vậy người giáo viên cần hiểu và hướng dẫn các em dần dần, để các em nắm bắt và thấy được tác dụng của việc vẽ tranh đúng đem lại cho bài vẽ của mình có một kết quả tốt. Nguyên nhân thứ hai: Khả năng cảm nhận trong phân môn vẽ tranh của học sinh Tiểu học: Học sinh TH có ngôn ngữ tạo hình có gì đó rất đơn giãn nhưng cũng rất sáng tạo phong phú. Các em thường vẽ tranh theo nhiều nội dung đề tài khác nhau, một số em cũng tìm cho mình nội dung và cách thể hiện rất dí dỏm, có nhiều bố cục lạ, đẹp mắt. Nhưng cũng không ít bố cục thể hiện sự lõng lẽo vụng về, lúng túng của các em trong khi xây dựng bố cục. Về hình tượng thì phần đa Người thực hiện: Lê Thị Niềm 4 Trường Tiểu học Hướng Phùng Đăc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh tiểu học qua phân môn vẽ tranh các em chưa có suy nghĩ tìm tòi về dáng, hình, động tác và nhất là những đặc điểm điển hình trong từng loại đề tài hay nội dung mà các em chọn. Bởi hình tượng các em chọn để vẽ còn chung chung, thiếu cái động, tĩnh; thiếu chiều sâu bức tranh. Các em vẽ tranh đơn giãn chỉ là kể, tả lại những hoạt động, động tác của nhân vật, người hay vật hay một quang cảnh nào đó. Đa số học sinh thể hiện màu sắc trong tranh thường rực rỡ, đôi khi trở nên đối lập về màu sắc khiến trong tranh trở nên khô cứng ngay cả tranh về đề tài thơ mộng.Những đề tài được các em ưa thích nhất thường là tranh phong cảnh. Bởi vì đó là thứ gần gũi được các em quan sát thu nhận một cách thường xuyên thể hiện trí tưởng tượng ghi nhớ của các em hết sức phong phú đa dạng. Nghệ thuật ngôn ngữ tạo hình cũng từ đó mà được hình thành. Bộc lộ với những đặc trưng riêng của từng lứa tuổi. Chất liệu mà các em thể hiện chủ yếu là bút sáp, bút dạ. Chính vì thế mà tranh của các em thường là những gam màu rất sống động, tươi vui. Vì vậy đa phần những bài vẽ của các em có sự chênh lệch về gam màu đậm nhạt rất lớn. Nhưng nhìn chung các em đã thể hiện được đâu là hình ảnh chính - phụ để vẽ màu. Nguyên nhân thứ ba: Do hứng thú học tập trong phân môn vẽ tranh ở học sinh Tiểu học: Từ nguyên nhân do đặc điểm tâm lí nên phần nào cũng ảnh hưởng đến hứng thú vẽ bài của các em. Đa số các em có hứng thú vẽ bài ,vì sau những giờ học mệt mỏi các em thích tự do thể hiện nên không theo trình tự các bước vẽ dẫn đến những bài vẽ lệch bố cục . 2.3. Biện pháp giúp học sinh học tốt và nâng cao chất lượng bài vẽ ở phân môn vẽ tranh: 2.3.1.Chuẩn bị: Trước khi dạy một bài vẽ tranh đề tài thì khâu chuẩn bị là rất quan trọng, nhất là đồ dùng dạy học. Về phía giáo viên ngoài việc chuẩn bị giáo án, phương pháp dạy học thì một điều không thể thiếu đó là đồ dùng trực quan ( tranh, ảnh minh họa ) vì ở lứa tuổi trẻ em thì tranh ảnh nó có tác dụng rất mạnh đến khía cạnh thị giác và trí nhớ của các em. Do vậy cần phải có đồ dùng trực quan phong phú và phải biết sử dụng đúng lúc. Về phía học sinh cũng phải có sự chuẩn bị đầy đủ sách vở, giấy vẽ, màu, chì, tẩy những đồ dùng cần thiết cho học sinh. Ngoài ra phải tìm hiểu và quan sát tham khảo những đề tài mà mình sẽ thể hiện trước khi làm bài. Khi soạn giáo án cần soạn kỹ, biết chắt lọc những lời thoại, câu hỏi chính và câu hỏi gợi mở phải rõ ràng, dễ hiểu nhằm tạo hứng thú và sôi nổi trong từng đối tượng học sinh. Nên tránh những câu hỏi dài khó hiểu và những câu hỏi lững. Đối với học sinh kém :cần gợi mở cụ thể hơn giúp các em nhận ra chỗ chưa đúng, chưa đẹp để bài vẽ đẹp hơn. Ví dụ: bố cục còn lõng lẽo quá không, hay mau sắc có lộn xộn quá không?... Người thực hiện: Lê Thị Niềm 5 Trường Tiểu học Hướng Phùng Đăc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh tiểu học qua phân môn vẽ tranh Đối với học sinh khá, trung bình :Ta có thể gợi mở để các em tự tìm ra, tự điều chỉnh hay sửa chữa. Ví dụ: Chỗ này, màu này như thế nào? Làm sao cho bài vẽ đẹp hơn? Với học sinh giỏi :Ta yêu cầu cao hơn. Ví dụ: Thử tìm xem bài vẽ có chỗ nào chưa hợp lý? Có thể vẽ khác được không? Để phục vụ cho quá trình lên lớp tốt, giáo viên cần phải có thời gian và quá trình thâm nhập giáo án kĩ càng, phải nắm vững tiến trình bài dạy. Để vừa đảm bảo tiến trình bài dạy vừa giúp học sinh tiếp thu bài một cách có hiệu quả nhất điều cốt yếu nhất là phát huy tính tích cực sáng tạo của từng em, đồng thời phải tạo được bầu không khí vui vẻ thoải mái trong khi các em làm bài. Giáo viên phải phân tích kỹ các bước tiến hành một bài vẽ tranh đề tài được thực hiện theo những bước nào? Những bước đó là gì? Kết hợp đồ dùng để học sinh dễ nắm bắt và bài vẽ của học sinh năm trước để các em có thể thấy được mức độ thể hiện bài, tham khảo tranh của các họa sĩ về nội dung. Tùy vào số lượng bài mà những bài sau có thể giảm thời lượng lý thuyết, tăng dần thời gian thực hành, hướng các em đi vào trình tự các bước vẽ tranh. Vận dụng triệt để lợi thế khoa học công nghệ thông tin để đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. Cho nên là người giáo viên nói chung, giáo viên mĩ thuật nói riêng cần phải nhanh chóng tiếp cận nắm bắt những lợi thế mà khoa học đem lại, tạo hứng thú và sự đổi mới trong cách giảng dạy. 2.3.2. Phần lên lớp: Giáo viên phải linh hoạt trong thời gian lên lớp. Phải đảm bảo quy trình thời gian, phân chia lớp hợp lý, giúp các em nhận thức và hiểu được bài học ngay tại lớp, giúp các em vẽ được một bài vẽ tranh theo ý thích đúng quy trình thực hiện các bước vẽ. Hướng dẫn học sinh khai thác nội dung: Qua hình minh họa, giáo viên gợi ý giúp các em hiểu sâu hơn về đề tài, tìm ra được cách thể hiện ( cách vẽ ) khác nhau, tìm ra những ý tưởng hay dí dỏm cho tranh của mình. Hướng dẫn học sinh cách vẽ: Nên giới thiệu qua đồ dùng minh học và kết hợp trực tiếp minh họa bảng để học sinh nhận thức rõ ràng hơn trình tự các bước cũng như ưu điểm khi tiến hành theo trình tự các bước đem lại vầ nó cụ thể hơn khi chỉ là những lý thuyết sáo rổng. Nếu như giới thiệu nội dung rồi mới chỉ vào tranh e rằng học sinh không chú ý, không nhận ra được cách tiến hành ( đâu là mảng, đâu là hình trong mảng ) Tìm bố cục, phác mảng chính – phụ sao cho hợp lý, cân đối với tờ giấy rõ trọng tâm, rõ nội dung thể hiện được chủ đề. Vẽ hình, vẽ màu phải rõ đặc điểm của đối tượng không vẽ chung chung. Vẽ màu thì không vẽ quá chi tiết cụ thể sẽ rất khó để thể hiện, màu có thể vẽ như thực hoặc theo cảm hứng. Song cần chú ý giữa tương quan giữa các màu, không vẽ độc lập từng màu, chú ý đến độ đậm nhạt của các gam màu để thể hiện được tính chất bài vẽ. Hướng dẫn học sinh làm bài: Người thực hiện: Lê Thị Niềm 6 Trường Tiểu học Hướng Phùng Đăc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh tiểu học qua phân môn vẽ tranh Giáo viên cố gắng làm việc với nhiều học sinh và bao quát tổng thể lớp giúp các em tìm cách thể hiện ý tưởng của bản thân, bố cục mảng, vẽ hình, tìm màu. Dùng phương pháp gợi mở trong khi hướng dẫn học sinh vẽ tranh sẽ đạt hiệu quả cao cả. Bên cạnh đó phương pháp giảng dạy phù hợp ở phần thực hành cũng rất quan trọng. Cần xác định được nội dung kiến thức trọng tâm và yêu cầu hợp lý với đối tượng học sinh. Luôn tạo được bầu không khí thoải mái nhẹ nhàng vui vẻ trong từng tiết dạy theo đặc điểm riêng trong từng phân môn. Phải dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và xử lý linh hoạt đem lại hiệu quả giáo dục cao. Ngoài ra cần phải cho học sinh thấy được tầm quan trọng của việc nắm vững kiến thức lý thuyết, vận dụng kiến thức vào bài vẽ một cách linh hoạt không máy móc để làm cho bài vẽ sống động hơn, có hồn hơn. Tiến tới việc nắm bắt cách thức sáng tạo một bức tranh riêng đi sâu vào chuyên ngành mình lựa chọn. Kết quả đạt được qua khảo sát giai đoan cuối năm học Khối 2 3 4 5 Số lượng 43 90 72 66 Bài vẽ hoàn thành 43 100% 90 100% 72 100% 66 100% Bài vẽ chưa hoàn thành 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% IV . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận Để trở thành người giáo viên tốt dưới mái trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung và giáo viên giảng dạy tỉnh Quảng Trị nói riêng, trước hết mỗi chúng ta phải không ngừng trau dồi kiến thức, tìm tòi học hỏi. Đồng thời bổ sung tinh thần yêu nghề, mến trẻ thể hiện sự nhiệt huyết của bản thân với ngành nghề mình đã chọn. Mĩ thuật là loại hình nghệ thuật tạo ra cái đẹp, vì vậy dạy mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng cần phải làm cho học sinh phấn khởi mong muốn vẽ đẹp, thể hiện cảm xúc của mình qua bài vẽ. Phân môn vẽ tranh hoạt động thực hành là chủ yếu vì vậy cần phải luyện tập nhiều bài. Trong khi dạy học sinh làm bài, giáo viên cần bao quát lớp để theo dõi giúp đỡ, gợi ý, điều chỉnh, bổ sung những gì cần thiết cho các em. 2.Kiến nghị Do đồ dùng học tập của Bộ Giáo Dục hiện có còn thiếu nhiều: tranh, ảnh minh họa trong sách giáo khoa còn sơ sài, nhiều màu còn sai. Người thực hiện: Lê Thị Niềm 7 Trường Tiểu học Hướng Phùng Đăc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh tiểu học qua phân môn vẽ tranh Đã thực hiện học môn mĩ thuật trong trường TH từ năm 2006 theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo nhưng đồ dùng môn mĩ thuật 1,2,3,4,5 vẫn chưa có, có chăng cũng chỉ sơ sài làm cho giáo viên mất nhiều thời gian làm, chọn đồ dùng. Kiến nghị : Tranh, ảnh minh họa số lượng cần phải tương đối đầy đủ để đáp ứng bài giảng ngày càng tốt hơn, nhất là những tiết thường thức mĩ thuật. Cần đầu tư cơ sở vật chất cho các trường TH một số phòng học chức năng riêng để phù hợp với đặc thù từng môn học. Người thực hiện: Lê Thị Niềm 8 Trường Tiểu học Hướng Phùng Đăc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh tiểu học qua phân môn vẽ tranh XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hướng Hóa, ngày 9 tháng 4 năm 2015 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác (Ký ghi rõ họ tên) Lê Thị Niềm Người thực hiện: Lê Thị Niềm 9 Trường Tiểu học Hướng Phùng Đăc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh tiểu học qua phân môn vẽ tranh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình bố cục I. NXB Đại học sư phạm năm 2004.Tác giả Đàm Luyện. 2. Giáo trình bố cục II.NXB Đại học sư phạm năm 2004.Tác giả Đàm Luyện. 3. Nghệ thuật bố cục và khuôn hình ( sách tham khảo ) 4. Giáo trình kí họa. NXB Đại học sư phạm năm 2004. Tác giả Nguyễn Lăng Bình. 5. Sách giáo khoa mĩ thuật 1,2,3,4,5. NXB Giáo dục. 6. Sách chuẩn kỹ năng kiến thức. NXB Giáo dục Người thực hiện: Lê Thị Niềm 10 Trường Tiểu học Hướng Phùng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan