Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn công tác quản lí trong việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục bảo vệ m...

Tài liệu Skkn công tác quản lí trong việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học

.PDF
5
51
118

Mô tả:

Công tác quản lí trong việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Lý do chọn đề tài: Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, huỷ hoại giống loài, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người đang trở thành hiểm họa đối với đời sống của sinh giới và con người ở bất kỳ phạm vi nào: từ quốc gia, khu vực đến toàn cầu. Cùng với sự phát triển kinh tế như vũ bão và sự gia tăng dân số quá nhanh, con người đã khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đã tàn phá môi trường, gây nên những tác động nặng nề dẫn đến sự suy thoái môi trường trên nhiều phương diện. Môi trường sống của chúng ta hiện nay thực sự đang lâm vào cuộc khủng hoảng với qui mô toàn cầu và trở thành nguy cơ trực tiếp đối với cuộc sống hiện tại và sự tồn vong của xã hội trong tương lai. Môi trường Việt Nam đã bị xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân chưa cao, điều đó thể hiện qua các hành động như: chặt phá rừng, vứt rác bừa bãi, không biết giữ gìn trường lớp, nơi công cộng sạch đẹp, dùng nhiều túi ni lông hay việc sử dụng hoang phí các nguồn tài nguyên như điện, nước, chưa biết bảo vệ của công ... Chính những việc làm đó đã góp phần làm cho rừng ngày càng bị thu hẹp, tài nguyên cạn kiệt, rác nhiều và xử lý rác chưa tốt đang là những vấn đề mang tính thời sự. Người dân thiếu hiểu biết, không có ý thức, những việc làm chỉ nghĩ đến lợi trước mắt đã làm cho không khí bị ô nhiễm, nguồn nước bị ô nhiễm, … làm khí hậu trái đất thay đổi đang dần nóng lên. Chúng ta đang chứng kiến sự tăng vọt của các căn bệnh hiểm nghèo mà y tế thế giới công nhận là hậu quả của việc ô nhiễm môi trường. Việc giáo dục môi trường trong các nhà trường chưa được quan tâm thực sự, hầu hết mới chỉ dừng ở mức làm cho trường, lớp sạch đẹp chưa hình thành cho các em thói quen, kỹ năng biết bảo vệ môi trường. Giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục môi trường trong các môn học mà chỉ giáo dục trong các tiết cơ bản, đặc trưng rõ nét có liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Việc liên hệ thực tế cho học sinh trong bài giảng chưa sâu sắc, chưa gần gũi, liên hệ xa vời làm các em khó hiểu. Thời gian học sinh ở trường nhiều, học sinh được tham gia nhiều hoạt động: học, chơi, ăn, ngủ, nghỉ, … nhưng việc giáo dục bảo vệ môi trường mới chỉ được quan tâm trong hoạt động học. Nhiều phụ huynh chưa là tấm gương trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường và đã được thể hiện rất rõ trong quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, năm 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị 02/2005/CT-BGD&ĐT về việc “Tăng cường 1/30 Công tác quản lí trong việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học công tác giáo dục bảo vệ môi trường”. Để thực hiện được mục tiêu, nội dung giáo dục BVMT trong trường tiểu học, trong điều kiện hiện nay, con đường tốt nhất là: - Giáo viên dạy tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục BVMT vào các môn học. - Đưa giáo dục BVMT trở thành một nội dung của hoạt động Đội, hoạt động GDNGLL. Giáo dục BVMT nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết phải BVMT, hình thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống BVMT cho các em. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Công tác quản lí trong việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học”. Với mong muốn các nhà giáo dục giúp các em nhận thức được bảo vệ môi trường sống là một vấn đề quan trọng không những của một cá nhân, một tập thể, một quốc gia mà là cả thế giới. Thông qua các biện pháp giáo dục mang tính đồng bộ, xuyên suốt cả quá trình sẽ trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Khi các em đã hiểu rõ vì sao cần phải bảo vệ môi trường và ích lợi của việc làm đó thì các em sẽ có những hành động cụ thể góp công sức của mình vào việc bảo vệ môi trường vì cuộc sống của hành tinh không chỉ cho hôm nay mà cho cả tương lai. 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh, đề tài đề xuất những biện pháp chỉ đạo của ban giám hiệu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục học sinh bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. - Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trường tiểu học. 4. Giả thuyết khoa học: Nếu vận dụng được các biện pháp chỉ đạo giáo dục học sinh bảo vệ môi trường thường xuyên, phong phú, phù hợp thì sẽ thu hút các em tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Qua đó nâng cao cho các em kiến thức và hiểu biết về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường để có những việc làm cụ thể, tích cực trong việc giữ gìn môi trường sống góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường từ đó rèn kỹ năng sống cho các em. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu: * Nhiệm vụ nghiên cứu: 2/30 Công tác quản lí trong việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học - Tổng hợp nghiên cứu các tài liệu, những vấn đề lý luận có liên quan đến việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua hoạt động giảng dạy các môn học, hoạt động Đội và hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Tìm hiểu thực trạng việc giáo dục bảo vệ môi trường tại trường Tiểu học. - Đề xuất một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh. * Phạm vi nghiên cứu: Các nghiên cứu thực tiễn được triển khai tại trường Tiểu học nơi tôi đang công tác trong năm học: 2017 – 2018, 2018 – 2019. 6. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu. - Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin qua việc dự giờ giáo viên; nghe, nhìn, quan sát những hành vi cử chỉ của các em trong các hoạt động cũng như ở mọi lúc mọi nơi. - Phương pháp điều tra: Xây dựng và sử dụng các phiếu điều tra với giáo viên, tổng phụ trách, phụ huynh và học sinh. - Phương pháp vấn đáp: Với giáo viên, tổng phụ trách và học sinh. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Rút ra bài học kinh nghiệm 3/30 Công tác quản lí trong việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Các khái niệm cơ bản 1.1. Quản lí Quản lí được tiến hành trong một nhóm tổ chức hay một nhóm xã hội, tức là hoạt động quản lí chỉ cần thiết và tồn tại đối với một nhóm người. Quản lí là nghệ thuật thực hiện mục tiêu thông qua người khác. Quản lí là phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu chung của một nhóm người, một tổ chức hay một cơ quan. 1.2. Giáo dục Giáo dục là một quá trình mà trong đó kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của một người hay một nhóm người này được truyền tải một cách tự nhiên mà không hề áp đặt sang một người hay một nhóm người khác thông qua giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu để từ đó tìm ra, khuyến khích, định hướng và hỗ trợ mỗi cá nhân phát huy tối đa được ưu điểm và sở thích của bản thân khiến họ trở thành chính mình, qua đó đóng góp được tối đa năng lực cho xã hội trong khi vẫn thỏa mãn được quan điểm, sở thích và thế mạnh của bản thân. 1.3. Bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. 2. Quan điểm chung Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 20/11/2005 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, Điều 5 và Điều 6 đề cập đến chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường và những hoạt động được khuyến khích, trong đó có công tác tuyên truyền, giáo dục. Riêng Chương XI, Điều 107. Giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường, quy định rõ: - Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường. - Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khoá của các cấp học phổ thông. - Nhà nước ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường. - Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường. 4/30 Công tác quản lí trong việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong các nội dung cơ bản của phát triển bền vững, là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mọi người, là biểu hiện nếp sống văn hóa, đạo đức, là chỉ tiêu quan trọng của xã hội văn minh” ... (Quan điểm của Nghị Quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước).... Quyết định số 1363/QĐ-TTg, ngày 17/10/2001 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Bản quyết dịnh nhấn mạnh “Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải đảm bảo tính giáo dục toàn diện” theo từng cấp học: Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Như vậy, giáo dục bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng trong hệ thống giáo dục nước ta giai đoạn hiện nay. Chính vì thế, những năm gần đây, giáo dục nói chung và bậc tiểu học nói riêng đang có nhiều chuyển biến tích cực. Giáo dục đang chú trọng tới sự phát triển toàn diện của học sinh và chú trọng tới giáo dục học sinh các kĩ năng sống để giúp các em có khả năng tạo lập cuộc sống trước những thách thức gay gắt của cuộc đấu tranh sinh tồn. Không nặng tính lý thuyết, không giáo điều và xa rời thực tế - đó là những gì mà giáo dục đang hướng tới trong thế kỷ này. Suy nghĩ về giáo dục tích hợp trong các môn học, trong hoạt động Đội và hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những vấn đề quan trọng để việc giáo dục học sinh bảo vệ môi trường không xa rời thực tiễn và luôn cập nhật với những thay đổi mang tính thời sự hiện nay. Môi trường đang là một vấn đề thời sự được đưa vào tất cả các cấp học, ý thức về môi trường đã hình thành song cần phải được thể hiện bằng các hành vi và hoạt động tập thể chính đó là môi trường tốt để các em tham gia, là cơ hội tốt để lồng ghép các vấn đề về môi trường. Chúng ta cần phải nói về vấn đề này không phải của riêng một cấp học nào. Ở mầm non, giáo dục môi trường cho trẻ dừng lại ở việc làm quen với môi trường xung quanh, vẽ tranh về môi trường và các hành vi chỉ ở mức độ bỏ rác đúng nơi quy định. Bậc tiểu học việc giáo dục môi trường đang được lồng ghép ở nhiều môn học và cả trong các hoạt động Đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Học sinh được cung cấp kiến thức và được trang bị những kiến thức ban đầu để các em tiếp tục học lên THCS. Những kiến thức được giáo dục ở Tiểu học là nền tảng - là hành trang của các em khi học tiếp các lớp trên. CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Đặc điểm trường Tiểu học nơi tôi công tác 1.1. Thuận lợi - Nhà trường được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Quận ủy, HĐND, 5/30
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan