Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng anh 6...

Tài liệu Skkn các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng anh 6

.DOC
20
1
71

Mô tả:

MỤC LỤC TT 1 Nội dung Mở đầu Trang Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 2 6 Thời gian nghiên cứu 2 7 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 8 Những đóng góp mới của đề tài 3 9 Kết cấu 3 I II Nội dung Cơ sở nội dung của vấn đề đổi mới phương pháp Thực trạng vấn đề giảng dạy Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh, Đan Phượng. 1.Vài nét sơ lược về thực trạng giảng dạy Tiếng Anh 6 tại trường 4 7 7 2.Thuận lợi, Khó khăn và thách thức của yêu cầu đổi mới III Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 6. Kết luận và khuyến nghị 7 8 14 Tài liệu tham khảo 1/14 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này. Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên được phân công dạy môn Tiếng Anh lớp 6 năm học 2021-2022 theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS Lương Thế Vinh nơi tôi đang công tác gặp một số khó khăn khi đổi mới phương pháp dạy học. Thêm vào đó, vì diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19 trên địa bàn thành phố Hà Nội, thầy và trò phải dạy và học tập trực tuyến nên khó khăn lại chồng chất khó khăn. Nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với yêu cầu mới trong bối cảnh dạy học khi thì trực tiếp lúc lại trực tuyến là cần thiết, tôi đã chọn đề tài: “ Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh 6. ” nhằm giúp cho các học sinh lớp 6 tiếp cận với phương pháp học tập mới, phát huy được năng lực chủ 2/14 động, sáng tạo kết hợp với khả năng ngôn ngữ và sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Đan Phượng. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Giúp học sinh nhận thấy được việc rèn luyện phương pháp học tập ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho các em có khả năng tự học và học tập suốt đời. Giúp học sinh tháo gỡ khó khăn, thành công trong việc đổi mới phương pháp học tập và nâng cao hiệu quả học tập Tiếng Anh lớp 6 từ đó nâng cao chất lượng giáo dục môn Tiếng Anh ở trường THCS Lương Thế Vinh. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu: Học sinh dạy lớp 6B,C ở trường THCS Lương Thế Vinh. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh 4. Phương pháp nghiên cứu - PP nghiên cứu lí luận - PP nghiên cứu thực tiễn - PP tham vấn chuyên gia - PP thống kê 5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ giới hạn về thực trạng và các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Đan Phượng. 6. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2021 đến tháng 2/2022 3/14 7. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh. Phân tích thực trạng dạy học Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh. Đề xuất các biện pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh. 8. Những đóng góp mới của đề tài: Đưa ra một số biện pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh. 9. Kết cấu: Đề tài gồm có 3 phần: - Mở đầu - Nội dung: gồm 3 phần. - Kết luận và khuyến nghị. 4/14 NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1. Căn cứ nghiên cứu 1.1.1. Căn cứ pháp lý Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Tiếng Anh được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Tiếng Anh. Chương trình được xây dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học hiện đại. Cơ sở lí luận và thực tiễn của chương trình: Các kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Tiếng Anh hiện đại; các thành tựu nghiên cứu về ngôn ngữ tiếng Anh; phương pháp xây dựng chương trình môn Tiếng Anh như một ngoại ngữ của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm xây dựng chương trình của Việt Nam; thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn hoá Việt Nam, chú ý đến sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện vùng miền, điều kiện và khả năng học tập. Chương trình được xây dựng theo đường hướng giao tiếp. Theo đó, năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ là một trong các phương tiện để hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp. Chương trình được sắp xếp theo mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp. Mục tiêu ngôn ngữ được xác định làm phương tiện để hình thành và phát triển năng lực giao tiếp tương ứng. Hệ thống chủ điểm, chủ đề được lựa chọn gần gũi với người học, có thể lặp lại. Chương trình được xây dựng theo quan điểm Thiết kế Trung tâm. Trong quan điểm này, phương pháp dạy học là yếu tố được xem xét đầu tiên để từ đó xác định nội dung và yêu cầu đầu ra. Chương trình nhấn mạnh đến những yếu tố sau đây: a) Phương pháp và các nguyên tắc dạy học là nhân tố rất quan trọng trong quá trình dạy và học. b) Tiến trình học tập của người học được chú trọng hơn mục tiêu, yêu cầu cần đạt đã xác định từ trước. 5/14 c) Học sinh phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua hoạt động học tập tích cực, chủ động và sáng tạo; thông qua hoạt động trải nghiệm; với tư cách là những cá thể độc lập. d) Điều kiện dạy học tiếng Anh đa dạng ở các địa phương. đ) Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn quá trình dạy học, khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập qua các năm học để củng cố năng lực giao tiếp của học sinh. Căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong CTGD phổ thông 2018 môn Tiếng Anh. *Yêu cầu cần đạt về năng lực và phẩm chất: Chương trình góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, tự phục vụ, tự quản, tự học và khả năng giải quyết vấn đề. Đồng thời Chương trình cũng tập trung bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất như chăm học, chăm làm, tự tin, trách nhiệm, trung thực, kỉ luật, đoàn kết và yêu thương của học sinh. Thông qua việc làm quen với tiếng Anh, học sinh có thái độ tích cực đối với bộ môn, có hiểu biết về các nền văn hoá khác và thấy được giá trị của nền văn hoá dân tộc mình. *Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù: Các năng lực đặc thù cần đạt đối với học sinh được mô tả thông qua bốn kĩ năng giao tiếp, đặc biệt chú trọng đến kĩ năng nghe hiểu. Kĩ năng nói trong các tình huống giao tiếp rất đơn giản có thể được phát triển theo mức độ sẵn sàng của người học. 1.1.2. Căn cứ thực tiễn từ việc dạy và học ngoại ngữ: Cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học để tạo ra các học sinh có đủ phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và năng lực: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội ngày nay. Hướng dẫn học sinh cách tiếp cận kiến thức theo hướng học sinh chủ động khám phá, làm chủ kiến thức mới. 2. Những khái niệm cơ bản về vấn đề nghiên cứu 6/14 Đổi mới phương pháp theo định hướng phát triển năng lực là gì? Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau: Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn... Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo. Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót (tạo điều kiện để học sinh tự bộc lộ, tự thể hiện, tự đánh giá). 3. Ý nghĩa/ tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu Trước yêu cầu đổi mới của chương trình và sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên cần phải có chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục cho người giáo viên về vai trò, nhiệm vụ, chức năng của mình, đồng thời giáo dục ý thức tự học, tự bồi dưỡng cho người giáo viên nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt. Đổi mới phương pháp dạy học giúp người giáo viên làm việc tích cực, chủ động, sáng tạo và hướng dẫn học sinh học tập đạt hiệu quả cao nhất. Đó là yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng dạy học. 7/14 Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu để rút kinh nghiệm và đổi mới phương pháp dạy học là một việc làm hết sức cần thiết và thiết thực góp phần quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường trung học cơ sở hiện nay. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu tại trường THCS Lương Thế Vinh tình hình thực tế liên quan đến chủ đề. 1.Vài nét sơ lược về tình hình giáo dục tại trường THCS Lương Thế Vinh. Về cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học Ngoại ngữ: - 01 phòng học ngoại ngữ có trang bị máy tính đa năng và âm thanh tiêu chuẩn. - 21 lớp học có trang bị máy chiếu, loa và mạng Internet phục vụ dạy và học Ngoại ngữ hiệu quả. - 4 đài đĩa phục vụ thi nghe trực tiếp. - Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, đủ điều kiện cho giáo viên và học sinh giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2.1. Thuận lợi Giáo viên thường xuyên được tham gia các buổi hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 6 do Bộ Giáo dục, Sở giáo dục và Phòng Giáo dục và đào tạo Đan Phượng tổ chức. Nhiều năm qua, công tác sinh hoạt nhóm chuyên môn Tiếng Anh về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở Lương Thế Vinh và nhóm chuyên môn Tiếng Anh của huyện Đan Phượng đã được tổ chức thực hiện và duy trì khá thường xuyên. theo hai hình thức: Tổ chức theo các chuyên đề và dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học. Những nội dung này thường được giao cho các giáo viên có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn tốt xây dựng thành các báo cáo chuyên đề hay sáng kiến kinh nghiệm. Sau dự giờ tổ chuyên môn tiến hành thảo luận rút kinh nghiệm và đánh giá những ưu điểm và tồn tại và đề xuất phương án hiệu quả hơn. Học sinh đa số thích học môn Tiếng Anh và rất hào hứng với cấp học mới. 8/14 2.2. Khó khăn: Nhiều năm qua, việc dạy học Tiếng Anh đã theo một khuôn mẫu là dạy học theo tư duy Tiếng Việt do tâm lý sợ học sinh không hiểu. Thông thường các thầy cô đều dạy từ mới trước, cho học sinh tìm nghĩa Tiếng Việt và sau đó dạy kiến thức mới. Phương pháp này làm cho học sinh thụ động và phụ thuộc nhiều vào giáo viên dạy, không tự tin khi thực hành nói và viết Tiếng Anh. Chương trình Tiếng Anh thí điểm cũng đã thực hiện đổi mới phương pháp, dạy học lấy học sinh làm trung tâm nhưng sau thời gian thực hiện, hiệu quả đổi mới chưa thực sự rõ nét. 2.3. Nguyên nhân. - Nhận thức về tác dụng của đổi mới phương pháp còn hạn chế ở đa số giáo viên do đó chưa có sự đầu tư thỏa đáng mà còn nặng về tính hình thức. III. BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 Ở TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH, ĐAN PHƯỢNG 1.Nâng cao nhận thức của bản thân về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Trước hết giáo viên cần hiểu rõ việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học phát triển năng lực của người học đã nêu ở phần khái niệm trên. 2.Áp dụng một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học: - Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống - Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học - Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề - Vận dụng dạy học theo tình huống - Vận dụng dạy học định hướng hành động - Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học - Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo - Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn 9/14 - Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh 3. Áp dụng một số phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực sử dụng trong nhà trường THCS. * Một số phương pháp dạy học tích cực - Phương pháp dạy học nhóm. - Phương pháp giải quyết vấn đề. - Phương pháp đóng vai. - Dạy học theo dự án. *Một số kĩ thuật dạy học tích cực - Kĩ thuật chia nhóm. - Kĩ thuật giao nhiệm vụ. - Kĩ thuật đặt câu hỏi. - Kĩ thuật phòng tranh. - Kĩ thuật động não. 4. Thực hành đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 6. - Tiến hành áp dụng đổi mới phương pháp vào từng tiết học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà. - Hướng dẫn học sinh cách tự nghiên cứu bài học. - Cung cấp các địa chỉ, tài liệu tham khảo. - So sánh kết quả học tập, thái độ, phẩm chất và năng lực của học sinh từ khi chưa đổi mới phương pháp và sau khi đổi mới phương pháp dạy học 5. Đổi mới việc giao nhiệm vụ chuẩn bị bài cho học sinh: Trước mỗi giờ dạy giáo viên cần hướng dẫn nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà: Ví dụ: Trước giờ học kỹ năng nghe, học sinh nghe trước bài ở nhà và hoàn thành các yêu cầu của bài tập trong sách giáo khoa. Học sinh tóm tắt lại nội dung bài nghe bằng lời của mình và trình bày trước lớp trong giờ học. Trước giờ 10/14 học kỹ năng nói hoặc viết giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài nói theo chủ đề bài học: chủ đề ngôi nhà, ngôi trường và bạn bè. Yêu cầu học sinh vẽ hình minh họa, viết bài miêu tả hoặc kể sau đó trình bày trước lớp. Trước giờ rèn kỹ năng đọc hiểu, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu nội dung bài đọc và hoàn thành các yêu cầu trong sách giáo khoa, tóm tắt nội dung bài đọc để trình bày trước lớp. Tìm hiểu và giải thích một số cụm từ hoặc cấu trúc có trong bài đọc hiểu.( có thể dùng từ điển và tài liệu tham khảo ) Với giờ học ngữ pháp, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách sử dụng cấu trúc và từ vựng thông qua các ví dụ trong sách giáo khoa, hình ảnh và yêu cầu học sinh đặt câu với từ vựng và cấu trúc đó. Hoạt động này giúp cho học sinh rèn luyện năng lực tự học, tự khám phá và năng lực sử dụng ngôn ngữ, đồng thời giúp học sinh phát triển được phẩm chất chăm chỉ, và trách nhiệm. Giáo viên hướng dẫn chi tiết bằng các câu hỏi nêu vấn đề học sinh cần chuẩn bị. 6.Đổi mới thiết kế tiến trình hoạt động trên lớp: Ở trên lớp giáo viên cho học sinh trình bày nội dung bài đã chuẩn bị ở nhà trước lớp. Các học sinh khác lắng nghe và cho nhận xét, góp ý rồi cho điểm hoặc bình chọn, tặng “sao”, tặng “like” cho các sản phẩm của bạn, hoặc nhóm bạn. Giáo viên có thể tổ chức trưng bày sản phẩm của học sinh để tất cả các học sinh có thể đi thăm quan, bình chọn và chọn lựa ra những sản phẩm xuất sắc. Trong điều kiện học tập trực tuyến, học sinh trình bày sản phẩm trong nhóm Zalo hoặc qua Padlet để cả lớp có thể xem và bình chọn, nhận xét. Phương pháp này giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sáng tạo và phát triển phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 7.Tổ chức hoạt động nhóm hoặc làm dự án: Trong giờ dạy học, giáo viên chia cặp 2 học sinh hoặc chia nhóm 4-8 học sinh và giao nhiện vụ cho các nhóm chuẩn bị thảo luận trong khoảng thời gian 3-6 phút, xây dựng một đoạn hội thoại, hoặc tình huống giao tiếp thực tế, sau đó trình bày trước lớp. Sau mỗi bài học đều có một dự án nhỏ, giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh trong một thời gian khoảng một hoặc hai tuần. Học sinh vẽ hoặc sưu tầm 11/14 hình ảnh để trang trí sản phẩm, rồi viết bài giới thiệu theo chủ đề đã học. Sau đó yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp và nộp sản phẩm về trường. Phương pháp này giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực sáng tạo, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và phát triển phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. *Ví dụ cụ thể trong tiết dạy Project Unit 5, Natural wonders of Viet Nam. At home: - Divide students into groups of 5 students. - Students prepare pictures and posters about natural wonders of Viet Nam such as: Ha Long Bay, Son Doong Cave, Phu Quoc Island, Ban Gioc Water Fall... and write about one of the most favourite places. (name/position/province/city/beauty/people/scenery/weather/food/facilities/ specialities/impression/feeling) At school: Students use pictures or posters to show about natural wonders of Viet Nam before class. Other groups listen and give comment or give marks, then choose the best product or the product they like. Then talk about the reasons they like it or the things they can learn from it. 8.Tổ chức sự kiện, hoạt động trải nghiệm trong phạm vi trường học. Nhóm ngoại ngữ của trường kết hợp với Liên đội tổ chức cuộc thi làm video giới thiệu sách bằng Tiếng Anh nhân dịp Giáng sinh và năm mới trong phạm vi toàn trường thu hút đông đảo học sinh tham gia, đặc biệt là các học sinh lớp 6B. Học sinh được thể hiện khả năng sử dụng Tiếng Anh và ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quay phim và làm video. Hoạt động này làm cho học sinh yêu thích và hào hứng với bộ môn Tiếng Anh, tạo ra sân chơi bổ ích và lý thú để các em thỏa sức vui chơi và thể hiện khả năng Tiếng Anh của mình. Hoạt động này giúp học sinh phát triển được năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo và hợp tác. Nó không những giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi mà còn giúp giáo viên phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh, phát hiện tài năng Tiếng Anh. 12/14 Sau khi áp dụng những biện pháp trên vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học tại trường THCS Lương Thế Vinh tôi nhận thấy học sinh lớp 6 trở nên yêu thích bộ môn Tiếng Anh và rất hào hứng chờ đợi giờ học Tiếng Anh và tự tin khi giao tiếp bằng Tiếng Anh. Tôi không còn thấy ngại ngần khi giao nhiệm vụ cho học sinh trước giờ dạy. Học sinh tự giác học tập và chủ động khám phá kiến thức mới qua các nguồn tài liệu do giáo viên hướng dẫn và cung cấp. *Kếết quả cụ thể như sau: TT Nội dung thực nghiệm Kết quả trước khi thực nghiệm 1 Học sinh học Tiếng Anh với thái độ 50,1% (43/85 hào hứng vui vẻ và tự tin học sinh) 90 % (77/85 học sinh) 2 Ứng dụng CNTT vào học tập 80% (68/85 học sinh) 25%(22/85 học sinh ) Kết quả sau khi thực nghiệm *Kết quả thi khảo sát giữa kỳ và cuối kỳ I của học sinh lớp 6 B,C 6B 6C Lớp/Điểm 9-10 8-8,75 6,57,75 5-6 432 4.75 3,75 KS giữa kỳ I 15 14 10 5 KS cuối kỳ I 20 19 5 0 KS giữa kỳ I 2 5 15 15 4 KS cuối kỳ I 5 8 16 10 2 1 *Trong cuộc thi giới thiệu sách bằng Tiếng Anh với chủ đề Giáng Sinh và Năm Mới các học sinh lớp 6B,6C đã đoạt giải: STT Họ và tên Lớp Giải 1 Đào Phạm Yến Chi 6B Ba 2 Hoàng Đan Trang 6B Ba 3 Nguyễn Hải Đăng 6B KK 0 13/14 4 Bùi Minh Ánh 6C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: KK 14/14 Đổi mới phương pháp dạy học là điều kiện tiên quyết để tạo ra một thế hệ học sinh đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học phải được thực hiện đồng bộ cùng với đổi mới sách giáo khoa đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Để đổi mới phương pháp giáo dục thì trước hết giáo viên phải hiểu rõ tính cấp thiết của đổi mới và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phát triển năng lực của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh lớp 6 giúp nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THCS Lương Thế Vinh, tạo một nền tảng vững chắc để học sinh có thể học lên các lớp cao hơn, tiến tới chuẩn Tiếng Anh quốc tế và học sinh có đủ phẩm chất và năng lực để hội nhập và giao lưu với bạn bè quốc tế. 2. Khuyến nghị: Tôi mong muốn các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo và các khóa đào tạo giáo viên về phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh để bản thân tôi và các đồng nghiệp được tham gia học tập và chia sẻ phương pháp dạy học mới để chúng tôi ngày càng vững vàng về phương pháp giảng dạy đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế. Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2022 Người viết Nguyễn Thị Thanh Khang TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Điều lệ trường THCS. 2. Nội dung chương trình GDPT 2018. 3. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 4. Nghị quyết số 29-NQ/TW. 5. Tài liệu chuyên đề về Phương pháp dạy học của Thạc sỹ Trần Thị Lệ, giảng viên trường bồi dưỡng cán bộ Hà Nội. 6. Tài liệu chuyên đề: Nghiên cứu khoa học và SKKN của Thạc sỹ Trần Thị Vân Hạnh, giảng viên trường bồi dưỡng cán bộ Hà Nội. TÀI LIỆU MINH CHỨNG SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH CÁC LỚP 6B,C TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH, THỊ TRẤN PHÙNG, NĂM HỌC 2021-2022.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan