Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sinh lý sinh sản...

Tài liệu Sinh lý sinh sản

.PDF
66
63
112

Mô tả:

Tiểu luận CNSH Động Vật BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG…………………….  TIỂU LUẬN Sinh lý sinh sản PHẦN I : MỞ ĐẦU GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Nhung Page 1 Tiểu luận CNSH Động Vật Một trong những thuộc tính đặc trưng nhất của các hệ thống sống là khả năng sinh sản. Để đảm bảo sự tồn tại của loài, mọi sinh vật đều cố gắng tạo những cá thể mới giống mình, để thay thế các cá thể chết do tai nạn, bệnh tật, già cỗi hoặc do bị động vật khác ăn thịt. Mặc dù quá trình sinh sản khác nhau ở những loài khác nhau nhưng nói chung chỉ gồm hai dạng chủ yếu là sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ sinh học động vật, con người đã can thiệp vào quá trình sinh sản của vật nuôi để tạo ra những cá thể mang các tính trạng mà mình mong muốn. Đối với con người thì sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh học động vật cũng đã góp phần chữa các bệnh hiếm muộn cho nhiều cặp vợ chồng. Muốn can thiệp một cách sâu sắc và chính xác vào quá trình sinh sản của động vật phải hiểu cơ chế sinh lí và bản chất của các quá trình sinh sản. Vì vậy khi học môn CNSH Động vật, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Sinh lý sinh sản” để làm tiểu luận. Thông qua đề tài, nhóm chúng em sẽ trình bày những kiến thức mà mình có được dưới sự giảng dạy của giáo viên và những tư liệu truy cập được trên mạng. Từ đó giúp chúng em củng cố lại kiến thức và nâng cao sự hiểu biết thông qua những câu hỏi tranh luận của các bạn và sự chất vấn đề tài của giáo viên. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài, do kiến thức và thời gian của chúng em còn hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những sơ sót nhất định. Kính mong cô và các bạn thông cảm và góp ý để đề tài chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em trân trọng cám ơn ! GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Nhung Page 2 Tiểu luận CNSH Động Vật PHẦN II : NỘI DUNG 1. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN 1.1. Sinh sản vô tính ở động vật Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản trong đó một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể giống như nó, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng. Sinh sản vô tính chủ yếu dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm để tạo ra các cá thể mới. Các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc. 1.1.1. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật - Hình thức sinh sản bằng cách PHÂN ĐÔI với đại diện là trùng biến hình. Đầu tiên từ một nhân ban đầu sẽ phân chia thành hai nhân kế tiếp là sự phân chia tế bào chất về hai hướng kèm theo đó là mỗi nhân đi về một hướng. Tế bào sẽ thắt lại ở giữa và tao nên hai tế bào mới. - Hình thức sinh sản bằng phương pháp NẢY CHỒI với đại diện là thủy tức. Từ một bộ phận nào đó trên cơ thể mẹ chồi con được mọc lên sau đó lớn dần đến khgi đủ GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Nhung Page 3 Tiểu luận CNSH Động Vật sức sống với môi trường ngoài thì sẽ tách ra khỏi cơ thể mẹ và trở thành cá thể độc lập. - PHÂN MẢNH GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Nhung Page 4 Tiểu luận CNSH Động Vật HTSS PHÂN ĐÔI NẢY CHỒI PHÂN MẢNH ĐẶC ĐIỂM - Từ một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể GIỐNG NHAU mới có bộ nhiễm sắc thể hoàn toàn giống mẹ. - Dựa vào quá trình nguyên phân tạo ra cá thể mới. Hình thành eo Nguyên phân nhiều Cơ thể mẹ tạo KHÁC NHAU ĐẠI DIỆN thắt, phân lần tạo chồi con. thành nhiều chia đều tế Chồi tách khỏi cá mảnh vụn phát bào chất và thể mẹ tạo thành triển thành cá nhân. một cá thể mới. thể mới. Trùng biến Bọt biển và ruột Bọt biển và hình, trùng khoang giun dẹp giày, trùng roi, giun… 1.1.2. Ưu – nhược điểm của sinh sản vô tính ƯU ĐIỂM - Cá thể sống độc lập, đơn lẻ có thể NHƯỢC ĐIỂM - Vì thế hệ sau hoàn toàn tạo ra con cháu. Vì vậy có lợi trong trường giống nhau và giống cá thể mẹ hợp mật độ dân số thấp. về mặt di truyền, nên khi điều Tạo ra các cá thể giống nhau và kiện sống thay đổi, có thể dẫn giống cá thể mẹ về mặt di truyền. Vì vậy đến hàng loạt cá thể bị chết, các cá thể có thể thích nghi tốt với môi thậm chí toàn bộ quần thể bị trường sống ổn định, ít biến động. tiêu diệt. - 1.1.3. Ứng dụng - NUÔI CẤY MÔ: Tách mô từ cơ thể động vật nuôi cấy trong môi trường chất dinh dưỡng đầy đủ và vô trùng, tạo điều kiện thích hợp cho mô sống và phát triển. GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Nhung Page 5 Tiểu luận CNSH Động Vật Người ta thường dung phương pháp này để nuôi cấy da người chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da hay có tổn thương bề ngoài da do tai nạn. - NHÂN BẢN VÔ TÍNH: Chuyển nhân của một tế bào Soma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy bỏ nhân, kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi và phát triển thành cá thể mới. Áp dụng các kĩ thuật nhân bản vô tính để tạo ra các mô, các cơ quan mong muốn để thay thế các mô, các cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở con người. 1.2. Sinh sản hữu tính ở động vật Sinh sản hữu tính ở động vật bao gồm các hình thức thụ tinh như sau: - TỰ PHỐI – TỰ THỤ TINH: + Là hình thức sinh sản hữu tính mà một cá thể có thể hình thành cả giao tử đực và giao tử cái, rồi giao tử đực và giao tử cái của cá thể này thụ tinh với nhau. + Ví dụ: cơ thể bọt biển chỉ gồm 2 lớp tế bào (ngoài và trong) chưa có cơ quan sinh sản phân hoá. Một loại tế bào của thành cơ thể giảm phân để hình thành tinh trùng có roi di động được hoặc trứng bất động, sau đó trứng và tinh trùng của bọt biển này kết hợp với nhau để hình thành một cơ thể mới. Bọt biển tự thụ tinh - THỤ TINH CHÉO: + Là hình thức sinh sản hữu tính mà có hai cá thể, một cá thể sản sinh ra tinh trùng, một cá thể sản sinh ra trứng, rồi hai loại giao tử đực và cái này thụ tinh với nhau để hình thành cơ thể mới. GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Nhung Page 6 Tiểu luận CNSH Động Vật + Giun đất là động vật lưỡng tính, nhưng giun đất không tự thụ tinh được mà thụ tinh chỉ xảy ra giữa tinh trùng và trứng của hai cá thể khác nhau.Đa số động vật bậc cao phân tính thành cá thể đực và cái riêng rẽ; cá thể đực đến tuổi thành thục sinh dục sẽ sản xuất tinh trùng, cá thể cái sản sinh các tế bào trứng. Giun đất thụ tinh chéo - THỤ TINH NGOÀI: Đa số động vật ở nước thường đẻ trứng và xuất tinh trùng vào nước, các giao tử sẽ gặp gỡ nhau một cách ngẫu nhiên, đó là phương thức nguyên thuỷ nhất và ít kết quả được gọi là sự thụ tinh ngoài. Đối với các động vật thụ tinh ngoài, các cơ quan sinh dục chỉ có các ống dẫn làm nhiệm vụ dẫn giao tử ra ngoài (cá, ếch, nhái…) Thụ tinh ngoài ở cá hồi - THỤ TINH TRONG: Các động vật khác, đặc biệt là động vật ở trên cạn có các cơ quan sinh dục phụ để vận chuyển tinh dịch từ cơ thể con đực vào cơ thể con cái, ở đây sự thụ tinh sẽ được xảy ra. Phương thức thụ tinh này gọi là thụ tinh trong, nó đòi hỏi phải có sự phối hợp hoạt động của cả con đực và con cái. Ở nhiều loài còn GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Nhung Page 7 Tiểu luận CNSH Động Vật hình thành nhiều dạng tập tính phức tạp đảm bảo cho sự gặp gỡ và giao hợp của các các thể khác giới trong một thời gian nhất định. Quá trình thụ tinh không chỉ là sự xâm nhập của tinh trùng vào trứng mà còn là sự kết hợp nhân của hai giao tử và có sự tổ hợp vật chất di truyền. Giao phối và thụ tinh ở chim cánh cụt - TRINH SINH Đến thời kì sinh sản trong đàn ong con ong chúa rất to và khỏe bay cao nhất các con ong đực đuổi theo đến khi nào chết do kiệt sức vì bay cao. Chỉ còn duy nhất một con ong đực thì con ong chúa dừng lại để tiến hành giao phối. Khi giao phối xong con ong đực cuối cùng cũng chết do kiệt sức. Ong chúa sau khi thụ tinh được các ong thợ dưa về tổ để tiến hành sinh sản. 12 trứng được thụ tinh đầu tiên sẽ nở thành ong chúa và được nuôi lớn bằng sữa ong chúa mẹ sau này sẽ lớn lên phát triển thành ong chúa. Tuy nhiên 12 trứng này không được nở hoàn toàn. Trứng nào nở đầu tiên sẽ tiêu diệt GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Nhung Page 8 Tiểu luận CNSH Động Vật 11 trứng chưa nở kịp. Phần trứng còn lại được thụ tinh sẽ được nuôi bằng sữa ong thợ và phát triển thành ong thợ. Phần trứng không được thụ tinh sẽ phát triển thành ong đực. 1.3. Biểu hiện tập tính sinh sản ở động vật 1.3.1. Biểu hiện tập tính sinh sản ở côn trùng Đa số côn trùng sinh sản hữu tính đẻ trứng, Có thể đẻ một lần rồi chết (phù du) hay đẻ nhiều lần. Số lượng trứng khác nhau tùy loài (suốt đời họ Meloidae đẻ 6000 trứng, ong chúa đẻ 1.5 triệu trứng, mối chúa đẻ vài chục triệu trứng…), phương thức đẻ trứng cũng khác nhau (đẻ từng cái hay đẻ cả cụm trứng, có thể trần hay được bọc trong kén), hình dạng trứng cũng rất khác nhau (hình giỏ, hình cầu, hình chai, hình lọ,…) Trong sinh sản hữu tính thường gặp: - Hiện tượng đực cái cùng cơ thể: Có một số cá thể trên cơ thể có cả tính đực và cái. Ví dụ như Rệp bông Lcefya purchase có tới 99% số cá thể trong tuyến sinh dục con cái có cả trứng và tinh trùng (một phần tế bào mặt ngoài của tuyến sinh dục phát triển thành trứng, phần tế bào phía trong hình thành nên tinh trùng ). Sự thụ tinh xảy ra trong một cá thể đẻ trứng - Sinh sản sâu non : Ấu trùng có buồng trứng chín và trứng không qua thụ tinh vẫn hình thành nên ấu trùng mới ấu trùng sau này lớn lên thì đục cơ thể mẹ chui ra và tiếp tục sinh sản theo phương thức con mẹ. Ví dụ như một số loài thuộc họ Muỗi năng (Cecidomyiidae), bộ họ chỉ hồng (Chironomidae), họ Micronomidae bộ cánh cứng. - Sinh sản đa phôi: Từ một trứng nở thành nhiều cá thể trong đó có một phôi có nguồn gốc từ sinh sản hữu tính điển hình còn các phôi khác có hình thức sinh sản vô tính theo phương thức phân chia, số lượng phôi sai khác nhau (2 – 2000 phôi). Thường gặp ở các loài ong ký sinh thuộc họ Chalcidae Braconidae… - Sinh sản noãn thai (đẻ con): Phôi phát triển trong cơ thể mẹ, ra ngoài dưới dạng ấu trùng. Thường gặp ở họ Rệp muội Aphidea, Ruồi Tachnidae, Ruồi Muscidae. GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Nhung Page 9 Tiểu luận CNSH Động Vật 1.3.2. Biểu hiện tập tính sinh sản ở cá Trứng cá được thụ tinh bên trong hoặc bên ngoài, phụ thuộc vào loài. - Cá đẻ trứng: Cá cái thông thường đẻ trứng, phôi trong trứng phát triển và nở thành cá con (cá bột) bên ngoài cơ thể cá mẹ. Sự phát triển của cá đẻ trứng con có được là nhờ các chất dinh dưỡng có trong noãn hoàn của trứng. Ví dụ, cá hồi là loài đẻ trứng. - Cá đẻ trứng thai: Các trứng được thụ tinh bên trong bụng cá mẹ. Sau khi thụ tinh, mỗi một phôi phát triển độc lập bên trong trứng của chính nó. Cá bột đẻ ra tương tự như phần lớn động vật có vú. - Cá đẻ con cho phép các phôi ở trong bụng mẹ giống như cá đẻ trứng thai. Tuy nhiên, các phôi của cá đẻ con thu được các dưỡng chất cần thiết từ cá mẹ chứ không phải từ các chất có trong trứng. Cá non đẻ ra giống như ở động vật có vú. Ví dụ như một vài loài cá mập là những loài đẻ con. GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Nhung Page 10 Tiểu luận CNSH Động Vật 1.3.3. Biểu hiện tập tính sinh sản ở lưỡng cư - Quá trình thụ tinh xảy ra trong môi trường nước. - Lưỡng cư thường đẻ trứng, trứng được bảo vệ bởi một chất đông đặc - Trứng khi thụ tinh sẽ biến hóa thành nòng nọc có đuôi và mang bên ngoài - Khi lớn, nòng nọc có chân và phổi, mang mất đi - Khi đã thành con trưởng thành, nó mất đuôi - Ở một số loài, con cái lại đả con đã hoàn chỉnh. GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Nhung Page 11 Tiểu luận CNSH Động Vật 1.3.4. Biểu hiện tập tính sinh sản ở bò sát Phần lớn động vật bò sát sinh sản hữu tính. Gần như tất cả các bò sát đực, ngoại trừ rùa, có một ống kép giống như cơ quan sinh dục gọi là bán dương vật (hemipenes). Các loài rùa đực có một dương vật. Tất cả các loài rùa đều đẻ trứng, không giống như một số loài thằn lằn và rắn có khả năng sinh ra con non. Hoạt động sinh sản diễn ra thông qua một lỗ huyệt (cloaca), lối ra – vào duy nhất ở gốc đuôi, tại đó sự bài tiết chất thải cũng như sinh sản diễn ra. Sinh sản vô tính đã được ghi nhận ở một số họ thuộc bộ Squamata như 6 họ thằn lằn và 1 họ rắn. Trong một số loài bò sát thuộc bộ này thì các bò sát cái có khả năng sinh ra bản sao lưỡng bội đơn tính từ con mẹ. Sự sinh sản vô tính diễn ra ở một số loài thạch sùng và tắc kè (họ Gekkonidae), và hoạt động này là khá phổ biến ở thằn lằn tegu (họ Teiidae, đặc biệt là chi Aspidocelis) và thằn lằn chính thức (họ Lacertidae, chi Lacerta). Sinh sản vô tính cũng được cho là có ở tắc kè hoa (họ Chamaeleonidae), kỳ nhông (họ Agamidae), thằn lằn đêm (họ Xantusiidae) và rắn giun (họ Typhlopidae). Trứng có màng ối được bao phủ bằng lớp vỏ chứa canxi hay vỏ da. Các màng ối, màng đệm và niệu nang đều có trong thời kỳ sự sống ở dạng phôi thai. Không có giai đoạn ấu trùng trong quá trình phát triển. GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Nhung Page 12 Tiểu luận CNSH Động Vật 1.3.5. Biểu hiện tập tính sinh sản ở chim - KHOE MÃ: Tập tính sinh sản ở các loài chim thường khác nhau. Vào mùa sinh sản những con trống thường hoạt náo hẳn. Chúng khoe những chùm lông đẹp chinh phục con mái. Vào mùa này những con đực thường có bộ lông ngực đẹp sặc sỡ. - KẾT ĐÔI + Cánh chim kết đôi và xây tổ ấm là một trong những nét thú vị và hấp dẫn nhất trong đời sống động vật GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Nhung Page 13 Tiểu luận CNSH Động Vật + Tuy chim hiếm khi li dị nhau nhưng trong thế giới loài chim vẫn có hình thức xây dựng gia đình khác nữa. - LÀM TỔ: + Gồm 2 khâu đồng thời: thu thập vật liệu và kết lại làm tổ hoàn chỉnh. + Thời gian thu thập tùy thuộc vào vật liệu ở xa hay gần. Chim phải thực hiện một loạt các động tác để biến vật liệu thành tổ + Tùy từng loài mà vật liệu làm tổ khác nhau - ĐẺ TRỨNG: Chim đẻ trứng có vỏ vôi cứng bao bọc. Nhiều loài chim có màu sắc trứng xanh, đỏ ,tím… khác nhau. Trứng chim Đà Điểu là lớn nhất. GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Nhung Page 14 Tiểu luận CNSH Động Vật - NUÔI CON: + Trứng thụ tinh được ấp bằng thân nhiệt của bố hay mẹ. + Đúng thời gian trứng nở ra chim con. + Chim con được bố mẹ chăm sóc chu đáo. 1.3.6. Biểu hiện tập tính sinh sản ở thú - Sinh sản khi đến mùa sinh sản (chu kỳ động dục). - Thú đa số là đẻ con. - Nuôi dưỡng con bằng sữa mẹ, chăm sóc con đến khi trưởng thành và có khả năng tự kiếm mồi. - Hợp tử được phát triển trong bụng thú mẹ, con mới đẻ có giống thú mẹ. - Ở các loài thú trứng được thụ tinh trong cơ thể mẹ phát triển nhờ dinh dưỡng cơ thể mẹ cung cấp cho đến khi được sinh ra. - Trong mỗi lứa đẻ có một số loài thú đẻ 1 con, một số loài đẻ nhiều con. GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Nhung Page 15 Tiểu luận CNSH Động Vật 1.3.7. Biểu hiện tập tính sinh sản ở người - Hình thức sinh sản của người cũng tương tự như thú vì người là thuộc lớp thú. Tuy nhiên con người là động vật cao cấp hơn nên sự sinh sản của con người không chỉ đơn thuần là sự giao phối để tạo ra cá thể mới mà còn chịu sự tác động của hormone thần kinh (những tâm tư, tình cảm và tâm lý xã hội) - Chu kỳ động dục ở con người không rõ ràng GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Nhung Page 16 Tiểu luận CNSH Động Vật 2. SINH LÝ SINH SẢN 2.1. Cấu tạo, chức năng cơ quan sinh sản 2.1.1. Cấu tạo, chức năng cơ quan sinh dục đực Cơ quan sinh dục đực gồm hai tinh hoàn, hai mào tinh hoàn, các ống dẫn tinh, các tuyến sinh dục phụ và dương vật. Cấu tạo cơ quan sinh dục nam 2.1.1.1. Tinh hoàn và mào tinh hoàn Tinh hoàn là một cơ quan nằm ngoài ổ bụng, vừa làm nhiệm vụ sản xuất tinh trùng, vừa thực hiện chức năng của tuyến nội tiết. GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Nhung Page 17 Tiểu luận CNSH Động Vật - Tinh hoàn được bảo vệ bên trong một chiếc túi nhỏ bằng da chùng và nhăn nheo, được treo ở gốc dương vật gọi là bìu (bao tinh hoàn). Bìu có tính co giãn, để duy trì nhiệt độ thích hợp với tinh hoàn, nếu gặp nhiệt độ nóng thì bìu hạ xuống xa cơ thể cho mát và khi lạnh thì co lên cho ấm. - Mỗi cơ thể đực có hai tinh hoàn, kích thước khoảng 4,5 x 2,5cm, nặng chừng 25 – 30g. Ở người lớn, thể tích tinh hoàn trung bình là 4,8 ± 18,6ml. - Tinh hoàn gồm một số lượng lớn các ống sinh tinh uốn khúc nằm trong các ô được phân cách bởi các vách ngăn bằng mô liên kết. Mỗi tinh hoàn có khoảng 900 ống sinh tinh, mỗi ống dài 5m. Các ống sinh tinh có chức năng sản sinh tinh trùng - Nằm chen giữa các ống sinh tinh là các tế bào kẽ thực hiện chức năng chế tạo hormone sinh dục nam. - Tinh hoàn chỉ thực sự hoạt động bắt đầu ở tuổi dậy thì (14 – 15 tuổi). Lúc này các ống sinh tinh bắt đầu sản sinh tinh trùng, các tế bào kẽ cũng bắt đầu hoạt động tiết hormone sinh dục nam testosterone, có tác dụng đến sự hình thành những đặc điểm giới tính nam rõ rệt, sự sản sinh tinh trùng tiến hành một cách thường xuyên, kéo dài suốt tuổi dậy thì cho đến lúc già. - Tinh trùng rất nhỏ, không nhìn được bằng mắt thường. Tinh trùng gồm: đầu, cổ, thân và đuôi, dài tổng cộng 0,06mm (đầu chiếm 1/10 độ dài). Trong môi trường kiềm của dịch dạ con, tinh trùng có khả năng sống và thụ tinh trong vòng 48 – 72 giờ. Mào tinh hoàn (thượng tinh hoàn) là phần phụ tinh hoàn, nằm dọc ở mặt sau bên tinh hoàn. - Mào tinh hoàn bao gồm từ 10 – 12 ống xuất và ở người trưởng thành, chiều dài tổng cộng của các ống này lên đến 5 – 6 cm. Cả về mặt hình thái lẫn chức năng, người ta thường chia mào tinh hoàn thành ba phần: đầu mào tinh, thân mào tinh và đuôi mào tinh. - Tinh trùng được sản sinh trong tinh hoàn sẽ theo các ống dẫn đi vào mào tinh hoàn. Tại đây tinh trùng tiếp tục quá trình trưởng thành. - Mào tinh vừa là phân xưởng cuối trong dây chuyền sản xuất, vừa là kho chứa tinh trùng. Một lượng nhỏ tinh trùng được dự trữ trong mào tinh hoàn nhưng phần lớn tinh trùng được dự trữ ở ống dẫn tinh. Tại nơi dự trữ chúng có thể duy trì khả năng thụ tinh trong khoảng thời gian tối thiểu là một tháng. GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Nhung Page 18 Tiểu luận CNSH Động Vật 2.1.1.2. Ống dẫn tinh Tương đương với hai bên tinh hoàn sẽ có 2 ống dẫn tinh. Khi rời khỏi mào tinh, tinh trùng sẽ theo hai ống dẫn tinh bắt đầu cuộc hành trình của nó. - Tinh trùng được chuyển từ mào tinh hoàn qua ống dẫn tinh đến chứa trong túi tinh. - Từ túi tinh, tinh trùng sẽ được phóng qua ống phóng tinh vào niệu đạo rồi ra ngoài, đó là sự xuất tinh. - Khi đi qua phần đầu của niệu đạo nằm trong ống tiền liệt, tinh trùng được hòa lẫn với dịch từ tuyến tiền liệt tiết ra tạo thành tinh dịch để ra ngoài. Túi tinh nằm giữa bàng quang và trực tràng. Các đường ra của túi tinh đổ vào các ống phóng tinh, đoạn cuối của ống này đổ vào cổ tuyến tiền liệt, trước khi phóng tinh ra ngoài. Tinh dịch có thể thoát ra ngoài qua những giấc mơ, đó là hiện tượng mộng tinh, một hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể kể từ tuổi dậy thì. 2.1.1.3. Các tuyến sinh dục phụ Các tuyến sinh dục phụ gồm tuyến tiền liệt và tuyến hành (Cowper). Ngoài hai tuyến này, túi tinh cũng được coi là một tuyến sinh dục phụ tiết dịch trong đó có chứa chất nuôi dưỡng tinh trùng trong thời gian tinh trùng ở trong túi tinh. Tuyến tiền liệt là tuyến tương đối lớn, nặng chừng 15g, nằm dưới bóng đái (bàng quang), bao quanh phần đầu niệu đạo (ống đái). Mặt sau tựa lên trực tràng còn mặt trước cố định với xương chậu. - Túi tinh và tuyến tiền liệt tiết một chất dịch trắng như sữa hòa lẫn với tinh trùng từ túi tinh phóng ra tạo thành tinh dịch, nhờ đó tinh trùng hoạt động được dễ dàng. - Tinh dịch khi mới ra khỏi cơ thể thường đặc rồi lỏng dần ra. Trong thành phần của tinh dịch, dịch tiết của túi tinh chiếm khoảng 50 – 80% thể tích, thành phần chính của nó là đường Fructose, có đặc tính nhầy và kiềm. - Một phần tuyến tiền liệt có chức năng của một cơ co thắt, có vai trò quan trọng trong việc phóng thích dịch tiết của tuyến tiền liệt cũng như kiểm soát nước tiểu. Dịch tiết của tuyến tiền liệt chiếm khoảng 15 – 30% thể tích tinh dịch. GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Nhung Page 19 Tiểu luận CNSH Động Vật Tuyến hành là đôi tuyến nhỏ nằm gần tuyến tiền liệt, tiết ra dịch nhờn đổ vào niệu đạo. Dịch này vừa có tác dụng rửa niệu đạo trước khi tinh trùng phóng qua, vừa làm giảm tính acid của dịch âm đạo, đảm bảo tỷ lệ sống sót cao của tinh trùng. Tất cả các tuyến sinh dục đều chỉ bắt đầu hoạt động từ tuổi dậy thì để thực hiện chức năng của cơ quan sinh sản. 2.1.2. Cấu tạo, chức năng cơ quan sinh dục cái Cấu tạo hệ sinh dục cái gồm 2 phần: - Phần trong có 2 buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung (dạ con) và âm đạo. - Phần bên ngoài có âm hộ, âm vật, môi lớn, môi bé và các tuyến sinh dục phụ. a) Cơ quan sinh duc nữ nhìn ngoài b) Cơ quan sinh dục nữ nhìn trong 2.1.2.1. Buồng trứng Buồng trứng là một đôi tuyến hình bầu dục, nằm trong hố chậu giữa hai xương cánh chậu, được cố định bởi các dây chằng và nối với tử cung bởi dây chằng riêng của buồng trứng. Mỗi buồng trứng trung bình nặng 5 – 6g, trọng lượng của chúng thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Các buồng trứng không sản xuất ra tế bào trứng mà nhiệm vụ của nó là nuôi dưỡng nang trứng. Mỗi trứng được lưu giữ trong một túi nhỏ gọi là nang trứng. Ở tuần thứ 30 của thai nhi, cả hai buồng trứng có khoảng 6.000.000 nang trứng nguyên thủy. GVHD: Th.S. Trần Thị Phương Nhung Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan