Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Sáng kiến kinh nghiệm 2017 2018...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm 2017 2018

.PDF
19
188
92

Mô tả:

vận dụng trò chơi vào huấn luyện ở bộ môn QPAN
PHỤ LỤC 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN 1. Họ và tên người đăng ký: NGUYỄN VĂN THÔNG 2. Chức vụ: giáo viên 3. Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu 4. Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: giảng dạy lớp. 5. Tên đề tài sáng kiến: Vận dụng trò chơi vào giảng dạy và huấn luyện thi đấu Hội thao bộ môn GD-QPAN ở trường THPT. 6. Lĩnh vực đề tài sáng kiến: bộ môn GD QP-AN. 7. Tóm tắt nội dung sáng kiến: 8. Thời gian, địa điểm, công việc áp dụng sáng kiến: + Thời gian: bắt đầu xây dựng và áp dụng từ năm học 2015-2016 đến nay. + Địa điểm: các giảng dạy khối lớp 10, 11, 12 Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu. + Công việc: tự xây dựng, áp dụng giảng dạy và rút kinh nghiệm từng trò chơi đối với từng bài giảng ở các khối lớp 10, 11, 12. Thứ nhất: xây dựng nội dung trò chơi cho từng bài ở 3 khối lớp 10, 11 và 12. Thứ hai: xây dựng và lồng ghép vào giáo án giảng dạy. Thứ ba: rút kinh nghiệm đối với từng trò chơi đã vận dụng. Thứ tư: Khảo sát mức độ ảnh hưởng trò chơi ở các số lớp (10T1, 10S, 11A1, 11B1, 12H, 12S) 9. Đơn vị áp dụng sáng kiến: - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu 10. Kết quả đạt được: + 100% các em hứng thú khi tham gia trò chơi. + Năm học 2015-2016, 2016-2017 và HKI 2017-2018: tỉ lệ loại Giỏi đạt 100%. + Năm học 2015-2016 giải III toàn đoàn Hội thao QPAN cấp tỉnh. An Giang, ngày 19 tháng 12 năm 2017 Tác giả Nguyễn Văn Thông PHỤ LỤC 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT chuyên TNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Giang, ngày 19 tháng12 năm 2017 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng I- Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: NGUYỄN VĂN THÔNG Nam, nữ: Nam - Ngày tháng năm sinh: 25/05/1990 - Nơi thường trú: Xã Long Giang, Chợ Mới, An Giang. - Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu. - Chức vụ hiện nay: Giáo viên. - Lĩnh vực công tác: giảng dạy môn GDQP-AN. II. Tên sáng kiến: “Vận dụng trò chơi vào giảng dạy và huấn luyện thi đấu Hội thao ở bộ môn GD-QPAN ở trường THPT”. III. Lĩnh vực: bộ môn GD QP-AN. IV- Mục đích yêu cầu của sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến - Môn GDQP-AN là môn học mới được áp dụng giảng dạy trong chương trình chính khóa ở trường THPT. Môn học này không những mới, mà còn có những phương pháp giảng dạy đặc thù riêng của bộ môn. + Bài giảng lý thuyết: Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận nhóm, động não.... kết hợp với sử dụng các phương tiện trực quan dùng lời nói, chữ viết…kết hợp diễn giải phân tích làm rõ nội dung. Chính những phương pháp này, nếu sử dụng cứng nhắc trong một tiết học thì bản thân giáo viên rất mệt mỏi khi lên lớp, mà truyền thụ một cách khô khan kiến thức. Còn học sinh cũng dễ cũng nhàm chán, mệt mỏi theo lối đọc chép. + Bài giảng thực hành: Huấn luyện theo phương pháp diễn giải kết hợp mô hình, tranh vẽ và thực hiện động tác mẫu theo 3 bước: Bước 1: Hô khẩu lệnh và thực hiện nhanh động tác. Bước 2: Làm chậm có phân tích. Bước 3: Làm tổng hợp có phân chia từng cử động. Tuỳ từng nội dung và trình độ tiếp thu của HS mà tổ chức luyện tập cho phù hợp. Trong quá trình luyện tập, giáo viên luôn theo dõi, đôn đốc, quan sát, uốn nắn và sửa sai cho HS. Học sinh cũng dễ mệt mỏi khi thực hiện động tác nhiều lần, thậm chí có sự xoay vòng của từng thành viên thay nhau làm tiểu đội trưởng. - Từ khi lồng ghép trò chơi vào trong giảng dạy tất cả các nội dung bài học ở 3 khối lớp 10, 11, 12, các em học sinh cảm thấy rất hứng thú, tiết học trở nên sinh động, việc mệt mỏi trong giờ học và chán nản trước đây không còn nữa. Các em không những biết thêm nhiều kiến thức mới, cũng cố được nội dung bài học cũ mà giúp cho các em hình thành nhiều kĩ năng: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vấn đáp, kĩ năng hình thành nhóm, kĩ năng làm việc với đồng đội.... 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến - Việc vận dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học là rất cần thiết, Trò chơi xuất phát từ nội dung bài học là hoạt động góp phần làm cho học sinh hứng thú, ham thích học tập tạo không khí phấn khởi tạo tâm thế thoải mái trước giờ học hay củng cố nắm chắc kiến thức đã được học, kích thích tư duy sáng tạo và rèn kĩ năng. Từ khi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được ban hành, hầu hết tất cả các môn học đều phải thực hiện việc đổi mới sao cho phù hợp với nội dung dạy và học của học sinh. Cũng như thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Theo mục tiêu giáo dục hiện nay, giáo dục học sinh phát triển toàn diện cả về “đức, trí, thể, mĩ”. Các hoạt động dạy - học ở trường THPT đang đổi mới phương pháp dạy học theo hướng: Lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh. Đối với học sinh THPT lứa tuổi các em rất hiếu động, vấn đề tạo nên hứng thú học tập cho các em là rất quan trọng. Trò chơi tác động toàn diện đến các em vì nó dễ dàng thâm nhập vào xúc cảm, tình cảm thúc đẩy mọi hành động của học sinh ở lứa tuổi như các em. Hiện nay, vận dụng trò chơi học tập vào dạy học không phải là vấn đề mới mẻ. Các công trình nghiên cứu về môn Tự nhiên - xã hội, các nguồn tư liệu: các sách thiết kế, sách giáo viên hướng dẫn soạn giáo án… đã đưa ra rất nhiều trò chơi nhưng còn rời rạc từng trò chơi cho từng bài học mà chưa có tính hệ thống. Một số trò chơi đòi hỏi cao về công tác chuẩn bị không phù hợp với đặc điểm cơ sở vật chất trường học... Việc áp dụng trò chơi vào giảng dạy và huấn luyện Hội thao ở môn QPAN sẽ giúp Từ những lí do trên tôi chọn đề tài: “Vận dụng trò chơi vào giảng dạy và huấn luyện thi đấu Hội thao bộ môn GD-QPAN ở trường THPT” hi vọng khi nghiên cứu đề tài này sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm dạy học khi áp dụng phương pháp sử dụng trò chơi, bổ sung, phát triển vốn trò chơi thêm phong phú và đa dạng. 3. Nội dung sáng kiến (Tiến trình thực hiện, thời gian thực hiện, biện pháp tổ chức..) 3.1. Tiến trình thực hiện 3.1.1. Đặc điểm nội dung chương trình môn GD-QPAN. Giáo dục quốc phòng – an ninh (GDQP-AN) là một nhiệm vụ được quan tâm không riêng ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, quy mô quốc gia, trình độ kinh tế, khoa học và công nghệ. Đặc biệt, ở nhiều nước, GDQP được đưa vào chương trình học chính khóa trong các trường trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, nội dung GDQP, huấn luyện quân sự (HLQS) đã được đưa vào môn học chính khóa trong trường học từ năm 1961. Đến năm 1989, chương trình quân sự phổ thông trong các trường THPT đã được cải tiến. Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn học này cho các trường THPT cũng đã được quan tâm đào tạo thông qua chương trình đào tạo ngắn hạn giáo viên GDQP và đào tạo cử nhân sư phạm GDCT-GDQP ghép môn. Để thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đảng và nhà nước ta rất coi trọng việc xây dựng nền Quốc phòng toàn dân (QPTD), An ninh nhân dân (ANND) vững mạnh trong thời kì mới. Trong đó học sinh Trung học phổ thông (THPT), những chủ nhân tương lai của đất nước có vai trò quan trọng. Tích cực học tập hiểu nội dung cơ bản về xây dựng nền quốc phòng, an ninh (QPAN) góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân của đất nước trong thời kì mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của học sinh trong giai đoạn hiện nay. GDQP là một môn học nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia nhằm giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện. Giáo dục quốc phòng cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, góp phần nâng cao ý thức Quốc phòng – An ninh, củng cố nền quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân, xây dựng nền QPTD, ANND vững mạnh. Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên, trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT An Giang trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu đã tổ chức triển khai thực hiện tốt hoạt động Giáo Dục Quốc Phòng An ninh cho học sinh. Trong những năm qua Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hướng dẫn giáo viên chọn các hình thức tổ chức dạy - học môn học GDQP - AN. Các giáo viên bộ môn GDQP – AN được đào tạo cơ bản và tập huấn về đổi mới phương pháp dạy - học, đã mạnh dạn thay đổi hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với chương trình của Bộ giáo dục đề ra. Môn GDQP – AN đã được đưa vào chương trình dạy học chính khóa. Chương trình gồm 105 tiết được thực hiện từ năm học 2009 - 2010 đến nay. Thông qua hoạt động GDQP-AN, học sinh được nâng cao hiểu biết về truyền thống vẻ vang của dân tộc của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam và một số nội dung cơ bản về phòng thủ dân sự, kĩ thuật quân sự và những nội dung khác, rèn luyện tác phong nếp sống tập thể có kỷ luật của quân đội. Các giáo viên bộ môn GDQP-AN đều tích cực tham gia công tác giảng dạy, huấn luyện. Học sinh tích cực, hăng say luyện tập nghiên cứu tài liệu. Bước đầu đã cải thiện được đáng kể chất lượng Dạy và Học. Chương trình GDQP-AN ở trường THPT gồm hai phần: Phần giảng dạy lý thuyết và phần giảng dạy thực hành về những động tác kỹ thuật cơ bản của động tác đội ngũ từng người không có súng, đội ngũ đơn vị, kỹ thuật băng bó vết thương của khối 10; kỹ thuật bắn súng, ném lựu đạn, kỹ thuật cứu chuyển thương của khối 11; Các tư thế động tác cơ bản vận động trong chiến đấu, lợi dụng địa hình địa vật của khối 12. Nếu chỉ đơn thuần là dạy kỹ thuật tác động và tổ chức luyện tập thì khi thực hiện những nội dung trên cả người dạy và người học đều cảm thấy khô khan, nhàm chán. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy để làm cho giờ học có sức lôi cuốn và phát huy được tính tích cực của học sinh là rất cần thiết, tôi đã luôn cố gắng suy nghĩ tìm tòi và không ngừng sáng tạo. Tôi mạnh dạn lồng ghép nội dung “Trò chơi quân sự” vào trong các tiết học, nhờ vậy buổi học tạo hưng phấn cho người học cũng như người dạy. Qua thực tiễn áp dụng ở một số lớp và tiến hành thử nghiệm ở nhiều tiết dạy, tôi nhận thấy học sinh tham gia học tập tích cực hơn, hăng say hơn, thích học môn GDQP hơn ở những tiết học không áp dụng nội dung “Trò chơi”. Để đạt được mục tiêu giáo dục nói chung cũng như môn GDQP nói riêng để tạo sự chuyển biến lớn trong quá trình dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh. Từ những lý do trên tôi nhận thấy: Vận dụng trò chơi vào giảng dạy và huấn luyện thi đấu Hội thao bộ môn GD-QPAN ở trường THPT” làm đề tài nghiên cứu của mình. 3.1.2. Trò chơi và trò chơi học tập Theo F.l.Frratkina cho rằng: “Hành động chơi luôn là hành động giả định. Hành động chơi mang tính khái quát, không bị giới hạn bởi cấu tạo của đồ vật” [8, tr 12]. Vui chơi là hoạt động cần thiết, góp phần phát triển nhân cách con người ở mọi lứa tuổi, nhất là đối với học sinh THPT đang phải chịu áp lực về quá nhiều môn học. Đối với học sinh THPT vui chơi là hoạt động chủ đạo. Vì vậy, giáo viên phải tạo cho các em sân chơi học tập: chơi mà học, học mà chơi. Trò chơi là một loại hình hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với mọi người. Ở nhiều gốc độ khác nhau trò chơi được định nghĩa riêng, có thể trò chơi là một hoạt động tự nhiên cần thiết thỏa mãn nhu cầu giải trí của con người hay là một phương pháp thực hành hiệu nghiệm đối với việc hình thành nhân cách và trí lực của trẻ em... Theo quan điểm của tác giả Hà Nhật Thăng, “trò chơi là một hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung nhất định và có những quy định mà người tham gia phải tuân thủ”[4, tr 6] Trò chơi học tập được hiểu một cách đơn giản là các trò chơi có nội dung gắn với các hoạt động học tập của học sinh nhằm giúp học sinh học tập trên lớp được hứng thú, vui vẻ hơn[5, tr 49]. Nội dung của trò chơi này là sự thi đấu về một hoạt động trí tuệ nào đó như sự chú ý, sự nhanh trí, sức tưởng tượng, sáng tạo...Ví dụ như các câu đố, triển lãm, đố bạn con gì?... 3.1.3. Vai trò của trò chơi với bộ môn QPAN Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh, có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi giành phần thắng và hơi tiếc khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình. Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi. Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng Trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn. Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Qua trò chơi vận động hoặc có sự tham gia về sức lực, giúp cho giáo viên và kể cả học sinh tham gia vào quá trình huấn luyện để thi đấu. 3.1.4. Sử dụng trò chơi trong dạy học và huấn luyện ở bộ môn QPAN 3.1.4.1. Một số trò chơi áp dụng ở bộ môn QPAN Chương trình GDQP-AN bao gồm hai phần: lý thuyết và thực hành. Việc áp dụng trò chơi không nghiêng về phần thực hành mà ngày cả phần lý thuyết cũng thực hiện được trò chơi. Dựa vào các tiêu chí và cơ sở phân loại trò chơi kết hợp nghiên cứu hệ thống bài học ngoài hai trò chơi trong sách thiết kế, chúng tôi đã xây dựng bảng hệ thống trò chơi tương ứng với bài áp dụng: STT Tên trò chơi Bài áp dụng Thời gian KHỐI 10 1 Vị tướng tài giỏi Bài 1: Truyền thống đánh giặc 5-7 phút giữ nước của dân tộc Việt Nam 2 Anh hùng dân tộc Bài 2: Lịch sử, truyền thống 5-7 phút QĐNDVN và CANDVN. 3 Đi đều lệnh Bài 3: Đội ngũ từng người 8-10 phút không có súng. 4 Đội ngũ nhanh nhẹn Bài 4: Đội ngũ đơn vị 8-10 phút 5 Bom đạn và thiên tai Bài 5: Hình thức phòng tránh bom đạn và một số loại thiên tai 5-7 phút ở Việt Nam. 6 Cấp cứu chuyển thương Bài 6: Câp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó 8-10 phút vết thương. 7 Kể tên các loại ma túy ở Việt Bài 7: tác hại của ma túy và 5-7 phút Nam trách nhiệm của học sinh. KHỐI 11 8 Rung chuông vàng Bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh 8-10 phút thổ và biên giới quốc gia. 9 Tháo lắp súng tiểu liên AK Bài 4: Giới thiệu súng tiểu liên 8-10 phút AK và súng trường CKC. 10 Ngắm và bắn nhanh Bài 5:Kĩ thuật bắn súng tiểu 8-10 phút liên AK và súng trường CKC 11 Ném trúng đích Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn 8-10 phút 12 Cấp cứu và chuyển thương Bài 7: kĩ thuật cấp cứu và 8-10 phút chuyển thương. KHỐI 12 Bài 3: Tổ chức quân đội và 5-7 phút 13 Nhận dạng cấp bậc công an nhân dân Việt Nam 14 Các tư thế vận động Bài 5: Các tu thế vận động trên 8-10 phút chiến trường 15 Vận động đến chỗ an toàn Bài 6: Lợi dụng địa hình địa vật 8-10 phút Bảng 1: Trò chơi phân theo khối lớp 3.1.4.2. Phân loại trò chơi theo nội dung bài học Đối với bộ môn QPAN có tính đặc thù riêng, vừa bài giảng lý thuyết, vừa bài giảng thực hành. Tùy vào nội dung bài học mà phân loại trò chơi, có hai loại: trò chơi vận động và trò chơi trí tuệ. Dựa vào danh sách trò chơi ở bảng 1 để phân loại: STT Tên trò chơi Bài áp dụng Trò chơi vận động 1 Đi đều lệnh Bài 3: Đội ngũ từng người không có súng. 2 Đội ngũ nhanh nhẹn Bài 4: Đội ngũ đơn vị 3 Cấp cứu chuyển thương Bài 6: Câp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương. 4 Tháo lắp súng tiểu liên AK Bài 4: Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC. 5 Ngắm và bắn nhanh Bài 5: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC 6 Ném trúng đích Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn 7 Các tư thế vận động Bài 5: Các tu thế vận động trên chiến trường 8 Vận động đến chỗ an toàn Bài 6: Lợi dụng địa hình địa vật Bảng 2: Trò chơi vận động Từ bảng 2 cho thấy hầu hết các trò chơi vận động được áp dụng vào bài giảng đều là những bài giảng thực hành. STT Tên trò chơi Bài áp dụng Trò chơi trí tuệ 1 Vị tướng tài giỏi Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam 2 Anh hùng dân tộc Bài 2: Lịch sử, truyền thống QĐNDVN và CANDVN. 3 Bom đạn và thiên tai Bài 5: Hình thức phòng tránh bom đạn và một số loại thiên tai ở Việt Nam. 4 Kể tên các loại ma túy ở Việt Nam Bài 7: tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh. Bảng 3: Trò chơi trí tuệ Hầu hết các trò chơi trí tuệ được áp dụng ở bảng 3 là những bài giảng lý thuyết, các trò chơi thể hiện sự vận dụng trí nhớ, sử lí tình huống nhanh nhẹn, thể hiện được kiến thức nhớ lâu của các em. Trong quá trình chơi, các em vận dụng các kiến thức đã học hay đã từng đọc sách báo để trả lời những câu hỏi của trò chơi hay ghép những bức tranh vào đúng tên mà câu hỏi hoạch định đưa ra. 3.1.4.3. Sử dụng trò chơi trong giảng dạy và huấn luyện Hội thao - Sử dụng trò để giảng dạy Việc sử dụng trò chơi học tập là rất cần thiết, đa dạng hình thức dạy học thay đổi không khí lớp học, giáo viên vẫn cho học sinh nắm bắt mọi nội dung bài học trong tâm thế thoải mái, tự giác cao. Trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Hoạt động vui chơi là điều kiện, là môi trường, là giải pháp, là cơ hội thuận lợi nhất góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, tạo điều kiện để học sinh phát triển tâm lực, thể lực, trí lực một cách tổng hợp. [4, tr 14]. Trò chơi giúp cho học sinh phát triển thêm những điều mới mà các em đã tiếp cận trong sách giáo khoa, luyện tập những kĩ năng thao tác mà các em được học tập. Qua vui chơi các em sẽ được rèn luyện các tình huống khác nhau buộc mình phải có sự lựa chọn hợp lí, tự mình phát hiện được những điểm mạnh, điểm yếu, những khả năng hứng thú cũng như nhược điểm của bản thân. Tổ chức trò chơi khoa học hợp lí giúp học sinh phát triển về mặt thể chất một cách tự nhiên rèn tính nhanh nhẹn, hoạt bát tự tin hơn trước đám đông. Đặc biệt sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thao tác vận động và sự phát triển tư duy khả năng điều khiển của thần kinh trung ương sẽ càng phát triển chuẩn xác. Ngoài ra, sân chơi trò chơi rèn cho học sinh rất nhiều kĩ năng sống cần thiết: kĩ năng tổ chức, kĩ năng giao tiếp, ứng xử, hợp tác, kiểm tra đánh giá... Việc tổ chức trò chơi học tập trong giờ học đem lại lợi ích thiết thực góp phần tạo không khí hào hứng trong lớp học, thúc đẩy tính tích cực hoạt động sáng tạo, giờ học diễn ra nhẹ nhàng, không bị áp lực. Trò chơi để huấn luyện Bài giảng thực hành ở bộ môn QPAN chiếm gần 50% số lượng nội dung bài giảng. Vì thế, tôi chọn nội dung trò chơi gần sát với nội dung thi đấu với Hội thao. Một số trò chơi có thể áp dụng được: STT Tên trò chơi Bài áp dụng Trò chơi vận động 1 Đi đều lệnh Bài 3: Đội ngũ từng người không có súng. 2 Đội ngũ nhanh nhẹn Bài 4: Đội ngũ đơn vị 3 Cấp cứu chuyển thương Bài 6: Câp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương. 4 Tháo lắp súng tiểu liên AK Bài 4: Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC. 5 Ngắm và bắn nhanh Bài 5: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC – khối 11 6 Ném trúng đích Bài 6: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn – khối 11 7 Các tư thế vận động Bài 5: Các tu thế vận động trên chiến trường – khối 12 8 Vận động đến chỗ an toàn Bài 6: Lợi dụng địa hình địa vật – khối 12 Bảng 4: trò chơi trong Hội thao Các trò chơi kể trên đều là những trò chơi nằm trong Hội thao được áp dụng để tổ chức từ cấp trường đến cấp tỉnh, việc đưa trò chơi này vào bài giảng nhằm mục đích: + Giảm bớt sự mệt mỏi của học sinh sau những phút luyện tập. + Phát hiện những tài năng nhanh nhẹn thực hiện tốt động tác để huấn luyện thi đấu. + Trong những giờ huấn luyện, cho các em thực hiện trò chơi để các em thấy được mình ở mức độ luyện tập như thế nào, góp phần nâng cao kĩ năng luyện tập cho những ngày tiếp theo để đạt được kết quả tốt. + Giáo viên dễ phát hiện những kĩ thuật, động tác sai để tiếp tục uốn nắn các em cho lần tập luyện tiếp theo. + Giúp các em làm quen với nội dung thi đấu ở Hội thao cấp trường cũng như huấn luyện để tham gia thi đấu Hội thao cấp tỉnh. 3.1.5. Nguyên tắc thiết kế và sử dụng trò chơi. Qua nghiên cứu chương trình vào nội dung từng bài học ở bộ môn GD QPAN cho thấy hầu hết tất cả các bài đều thiết kế nội dung trò chơi. Khi thiết kế trò chơi, chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc thiết kế: + Thứ nhất là đặt tên trò chơi phải hấp dẫn gây sự chú ý của học sinh ngay từ đầu, phải thể hiện được nội dung trò chơi, tên không được quá dài. Ví dụ: Ngắm và bắn nhanh, đi điều lệnh... + Thứ hai là không phải bài học nào cũng có thể áp dụng trò chơi. Khi thiết kế trò chơi cần xác định cụ thể hệ thống trò chơi nào phục vụ cho dạng bài gì, ở hoạt động nào của bài dạy: khởi động trước khi học nội dung kiến thức mới hay củng cố, ôn tập kiến thức. + Những trò chơi học tập luôn phải tuân theo nguyên tắc thứ ba thể hiện được tính thi đua giữa các cá nhân, giữa các nhóm để tạo ra không khí thi đua hào hứng đem lại hiệu quả cao giúp phát triển những kĩ năng cần thiết cho học sinh: tính hợp tác, tính kiên trì, tính nổ lực, tính thi đua... + Chơi là để học hay chỉ với mục đích chơi đều phải tuân theo nguyên tắc thứ tư có tính kỉ luật, cách thức chơi cụ thể riêng biệt của mỗi trò chơi. Người ta gọi đó là luật chơi. Luật chơi khiến cho trò chơi hấp dẫn tạo ra sự bình đẳng giữa người chơi. Khi thiết kế, chúng tôi đã chọn lọc và tìm ra các điểm chung của các trò chơi để tạo nên hệ thống. + Nguyên tắc cuối cùng: Khi chơi học sinh mong đợi nhất đó là kết quả trò chơi vấn đề đưa ra thang đánh giá trò chơi là rất quan trọng. Trò chơi học tập là một hoạt động mới mẻ, đầy sáng tạo. Nhiều trò chơi được sử dụng nhiều lần nhưng vẫn lôi cuốn người tham gia. Bởi lẽ, cả quá trình chơi và kết quả trò chơi là một ẩn số bất ngờ đối với tất cả người tham gia. Giáo viên cần có hình thức khen thưởng cho đội thắng, phạt nhẹ nhàng đội thua như thế nào có thể là cho các em múa theo lời bài hát... Thiết kế trò chơi học tập dựa vào các nguyên tắc trên và khi sử dụng chúng cần đảm bảo các yêu cầu cụ thể. + Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục. + Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học. + Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh THPT, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường. + Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú. + Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo. + Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh. 3.1.6. Cách tiến hành một trò chơi trong giờ học môn QPAN Như chúng ta đã biết không nên áp đặt cho học sinh, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn học sinh để học tập và thực hiện theo các bước: 3.1.6.1. Cấu trúc của trò chơi + Tên trò chơi: tên trò chơi không được quá dài, khó hiểu. + Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi. + Đồ dùng, thiết bị: Mô tả đồ dùng, thiết bị được sử dụng trong trò chơi học tập (nếu có). + Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi. + Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi + Nêu cách chơi. 3.1.6.2. Cách tổ chức trò chơi Thời gian tiến hành : thường từ 5 - 8 phút - Đầu tiên là giới thiệu trò chơi + Nêu tên trò chơi + Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành (hoặc nhờ đội mẫu để thực hiện thử trò chơi), nêu rõ quy định chơi. - Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi - Chơi thật. 3.1.6.3. Một số trò chơi được áp dụng qua 3 khối 10, khối 11 và khối 12. - Khối 10: ví dụ với trò chơi “Đội ngũ nhanh nhẹn” + Trước tiên giáo viên nêu tên trò chơi là “Đội ngũ nhanh nhẹn”. Hình 1: Trò chơi đội ngũ nhanh nhẹn + Cả lớp chia ra là 2 đội, mỗi đội cử ra 9 bạn để thành 1 tiểu đội. + Luật chơi: từ vạch xuất phát đến đích là 15m, các em sẽ thực hiện động tác đi đều về vạch xuất phát, em đầu tiên chạm vạch sẽ tới em thứ hai tiếp theo, trong vòng 5 phút tất cả các thành viên trong tiểu đội phải về đến vạch đích. Lưu ý trong quá trình thực hiện, em nào đi sai nhịp, không đếm nhịp, đi không đúng khoảng cách sẽ bị loại. tiểu đội nào đi đúng về đến đích nhiều thành viên nhất sẽ là tiểu đội thắng cuộc. (hình 1) - Khối 10: ví dụ trò chơi “băng bó cứu thương” + Trước tiên giáo viên nêu tên trò chơi là “băng bó cứu thương”. + Cả lớp chia làm 3 đội, mỗi đội 3 đồng chí. + Luật chơi: từ vạch ban đầu đến vạch đích là 10m, 1 đồng chí thực hiện cách băng bó (cẳng tay hoặc cẳng chân) theo tình huống của giáo viên đặt ra. Một đồng chí thực hiện động tác quan sát, một đồng chí giả định bị thương. Thực hiện xong chở về đích và đội nào có số giấy thấp nhất sẽ thành đội chiến thắng. (hình 2). Trong quá trình thực hiện, nếu đội nào thiếu dụng cụ hoặc các bước nào sẽ cộng thêm 5 giây. Khối 11: ví dụ trò chơi “Tháo lắp súng tiểu liên AK ban ngày” + Tên trò chơi “Tháo lắp súng tiểu liên AK ban ngày”. + Lớp chia làm 4 đội, mỗi đội cử 1 bạn thực hiện tháo lắp nhanh nhất để tham gia trò chơi. + Luật chơi: Khi giáo viên “tháo”các em thực hiện cách tháo lắp theo thứ tự các bước đã học, các em tháo xong thì hô “xong” để giáo viên bấm giây. sau đó sắp xếp các bộ phận theo thứ tự. Sau đó giáo viên hô tiếp khẩu lệnh “lắp”, em nào lắp xong hô “xong” (hình 3) Hình 3: học sinh nam đang tham gia trò chơi tháo lắp súng Trong quá trình thực hiện trò chơi, em nào để rơi bộ phận sẽ bị cộng thêm 5 giây. Em nào có số giây thấp nhất sẽ chiến thắng. Khối 11: ví vụ trò chơi “Ngắm bắn nhanh” + Tên trò chơi “Ngắm bắn nhanh”. + Lớp chia ra làm 3 đội, mỗi đội gồm 2 học sinh, 1 học sinh phục vụ động tác bắn chụm, bắn trúng, 1 học sinh thực hiện động tác ngắm. + Luật chơi: Trong vòng 5 phút, mỗi đội chơi thực hiện 3 lần bắn, kết quả của 3 lần bắn có số vòng so vào nhỏ nhất sẽ là đội chiến thắng. (Hình 5) Hình 4: Học sinh đang tham gia trò chơi “ngắm bắn nhanh” Khối 12: ví dụ trò chơi “Nhận dạng cấp bậc” + Tên trò chơi: “Nhận dạng cấp bậc”. + Lớp chia ra làm 2 đội, mỗi đội 3 học sinh, trong 3 học sinh đó cử ra 1 đội trưởng để thống nhất đáp án. + Luật chơi: giáo viên cho các em xem 1 đoạn clip dài khoảng 1 phút, trong vòng 1 phút sẽ có rất nhiều sĩ quan có cấp bậc khác nhau. Hết thời gian xem đoạn clip cả đội sẽ có 30 giây để để suy nghĩ thứ tự xuất hiện của các anh (chị) sĩ quan. Sau đó đại diện mỗi đội lên ghi theo thứ tự từng cấp bậc đó. Đội nào thực hiện đúng nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng. Khối 12: ví dụ trò chơi “Các tư thế vận động” + Tên trò chơi: “Các tư thế vận động”. + Lớp chia ra làm 3 đội mỗi đội cử 1 em để thực hiện trò chơi. + Luật chơi: 3 học sinh của 3 đội vào vị trí xuất phát, khi giáo viên hô khẩu lệnh “bắt đầu” thực hiện thứ tự động tác: Chạy qua cầu hẹp 12m (dùng 10 viên gạch thẻ xếp dọc, mỗi viên cách nhau 1,2m, chôn chìm xuống đất 2/3 và nổi 1/3 viên); đi khom (5m); lê cao (5m); bò thấp (5m); chạy qua đoạn hào chữ chi (tượng trưng bằng 6 đôi cọc cắm so le nhau tạo thành đoạn hào rộng 0,6m dài 20m, giãn cách cọc đến cọc 4m, dưới mặt đất dùng vôi trắng nối các chân cọc, khoảng giữa các cọc và đầu các cọc được nối nhau bằng dây thừng, chiều cao của cọc là 0,7m, tính từ mặt đất sau đó vận động về đích 23m. Tổng chiều dài vận động là 70m, tính thời gian nhanh nhất và kỹ thuật tốt nhất. (Hình 5) Hình 5: Học sinh đang tham gia trò chơi các tư thế vận động Trên đây là một số trò chơi đại diện của 3 khối lớp học được thực hiện và vận dụng trong giảng dạy và huấn luyện. Những trò chơi này sau khi lựa chọn để vận dụng một số trò chơi đã nêu trên vào tiết học, học sinh không những nắm được kiến thức bài học mà còn nhớ rất lâu những kiến thức của bài học đó. Các em được rèn khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và tạo cho các em mạnh dạn, tự tin hơn. Điều đáng mừng là các em rất hào hứng, chờ đợi tiết học QPAN cho những tuần kế tiếp. 3.1.7. Đánh giá kết quả trong quá trình áp dụng phương pháp mới 3.1.7.1. Kết quả ở các năm giảng dạy Qua 3 năm thực hiện trò chơi để giảng dạy và huấn luyện cho thấy: Năm học 2015-2016 Số Giỏi ( 8-10) Khá ( 6.5-7.9) TB ( 5.0-6.4) Yếu ( 3.5-4.9) Kém (< 3.5 ) Khối HS SL % SL % SL % SL % % SL 412 412 100% 0 0% 0 0 0 0 0 0 10 400 382 100% 0 0% 0 0 0 0 0 0 11 406 406 100% 0 0% 0 0 0 0 0 0 12 0 0 Tổng 1.218 1.218 100% 0 0% 0 0 0 0 Năm học 2016-2017 Số Giỏi ( 8-10) Khá ( 6.5-7.9) TB ( 5.0-6.4) Kém (< 3.5) Yếu ( 3.5-4.9) Khối HS SL % SL % SL % SL % SL % 408 408 100% 0 0% 0 0 0 0 0 0 10 403 403 100% 0 0% 0 0 0 0 0 0 11 396 396 100% 0 0% 0 0 0 0 0 0 12 0 0 Tổng 1.207 1.207 100% 14 0% 0 0 0 0 HKI năm học 2017-2018 Số Giỏi ( 8-10) Khá ( 6.5-7.9) TB ( 5.0-6.4) Kém (< 3.5) Yếu ( 3.5-4.9) Khối HS SL % SL % SL % SL % SL % 408 100% 0 0% 0 0 0 0 0 0 10 431 403 100% 0 0% 0 0 0 0 0 0 11 404 396 100% 0 0% 0 0 0 0 0 0 12 396 0 0 Tổng 1.207 1.207 100% 14 0% 0 0 0 0 Qua số liệu từ các năm học cho thấy, việc áp dụng trò chơi vào giảng dạy đã nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Hầu hết các năm học tỉ lệ học sinh đạt loại Giỏi chiếm tỉ lệ 100%. 3.1.7.1. Kết quả trong quá trình huấn luyện Tại Hội thao QPAN lần thứ 2 vào năm học 2015-2016 Sở GD&ĐT An Giang tổ chức các môn: Hát Quốc ca, Các tư thế vận động trên chiến trường, tháo lắp súng AK ban ngày, Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương. Ở mỗi lần huấn luyện và cho các em tham gia trò chơi kết quả cho thấy số giây các em đạt được ngày một rút ngắn lại. Điều này được hiển thị qua bảng: STT NỘI DUNG THI ĐẤU LẦN 1/giấy LẦN 2/giấy LẦN 3/giấy Các tư thế vận động 50s 48s 35s Tháo lắp súng 32s 25s 20s Cấp cứu và chuyển thương 40s 36s 32s Mỗi lần tổ chức các em đều rút được kinh nghiệm và cố gắng luyện tập để giảm bớt thời gian, tăng cường về kĩ thuật khéo léo để tham gia thi đấu đạt kết quả tốt nhất. Kết quả Hội thao lần II năm học 2015-2016 đạt giải III toàn đoàn. 3.1.7.2. Kết quả việc khảo sát trong quá trình vận dụng trò chơi. Qua kết quả khảo sát từ phiếu điều tra về mức độ tham gia trò chơi và hứng thú của các em đối với việc lồng ghép trò chơi vào tiết dạy ở các khối lớp: 10T1, 10S, 11A1, 11B1, 12H, 12S. Kết quả đạt được như sau: Trước khi vận dụng trò chơi, cảm nhận của các em đối với môn QPAN 1 2 3 Từ biểu đồ cho thấy: trước khi vận dụng trò chơi vào tiết học, các em cho rằng sự cần thiết của bộ môn QPAN chiếm 35%, không cần thiết chiếm 25%, tiết học khó hiểu chiếm 30%, gây sự nhàm chán chiếm 30%. Sau khi vận dụng trò chơi Biểu đồ cho thấy: sau khi vận dụng trò chơi, tiết học trở nên sinh động hơn, các em nhận định trò chơi rất dễ tham gia, vì vậy mức độ nhiệt tình tham gia của các em rất phấn khởi, nó không những tạo ra sân chơi mà còn củng cố được nội dung kiến thức các em đã học và hình thành nhiều kĩ năng cho các em. 3.2. Thời gian thực hiện - Bắt đầu thực hiện từ năm học 2015-2016 đến nay. 3.3. Biện pháp tổ chức - Thực hiện giảng dạy theo mô hình lớp học hoặc giảng dạy tập trung (nếu có điều kiện về cơ sở vật chất). - Thiết kế nội dung trò chơi và lồng ghép vào nội dung bài giảng có thể áp dụng trò chơi. - Quá trình tổ chức trò chơi có thể ở đầu giờ học hoặc ở cuối giờ học. - Tùy vào nội dung trò chơi mà phân bổ số lượng học sinh tham gia, có thể phân thành đội và tổ chức hai hay nhiều đợt. V- Hiệu quả đạt được: Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến; Lợi ích thu được khi sáng kiến áp dụng:.......(số liệu cụ thể kèm theo căn cứ, cơ sở để xác định, đánh giá). - Trước khi thực hiện sáng kiến, học sinh luôn bị nhàm chán với môn học, lơ là với hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đưa ra. Kết quả học tập cho thấy: tỉ lệ loại khá chiếm cao hơn so với năm học áp dụng sáng kiến. - Sau khi thực hiện sáng kiến, học sinh hứng thú tham gia xây dựng bài học, hình thành cho các em năng lực học tập, kĩ năng trong học tập...cách thực hiện trò chơi của giáo viên đem lại giúp cho học sinh nhớ sâu về kiến thức. Kết quả đạt được ở học kì I năm học 20152016 khi thực hiện sáng kiến cho thấy tỉ lệ học sinh loại khá giảm, giỏi tăng và không có học sinh nào đạt mức trung bình. - Môn GDQP-AN là môn học còn khá mới mẻ với các em trong chương trình phổ thông, một số bài lý thuyết trong mộn học còn khô khan, tài liệu tham khảo và mở rộng kiến thức cho giáo viên và học sinh còn hạn chế. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư, tìm tòi, học hỏi để có thể mang đến cho các em một luồng sinh khí mới trong mỗi tiết học, giúp các em có thể chủ động nắm bắt những kiến thức cơ bản nhất (được thể hiện rõ nhất qua bảng kết quả từng năm học). - Để đánh giá mức độ học tập cũng như yêu thích trò chơi quân sự được lồng ghép vào giảng dạy và huấn luyện, tôi tiến hành phát phiếu điều tra khảo sát ở một số lớp học, ở 3 khối 10, 11, 12. Qua kết quả khảo sát từ phiếu điều tra về mức độ tham gia trò chơi và hứng thú của các em đối với việc lồng ghép trò chơi vào tiết dạy ở các khối lớp: 10T1, 10S, 11A1, 11B1, 12H, 12S. Kết quả đạt được như sau: Kết quả cho thấy: Trước khi vận dụng trò chơi (Bảng đồ 1) STT 1 2 3 4 Tiết học QPAN trở nên Cần thiết Không cần thiết Khó hiểu Nhàm chán Sau khi vận dụng trò chơi (Bảng đồ 2) Tỉ lệ 35% 25% 30% 30% STT 1 2 3 4 Tiết học QPAN trở nên tiết học sinh động trò chơi dễ tham gia học sinh nhiệt tình tham gia mang tính ôn tập củng cố Tỉ lệ 60% 55% 60% 70% Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy, có đến 85% các em thích thú với những trò chơi của giáo viên áp dụng và kết quả học tập của các em cũng cải thiện rõ rệt. Tỉ lệ học sinh giỏi được năng cao. VI. Mức độ ảnh hưởng: Khả năng áp dụng giải pháp: .......... (nêu lĩnh vực, địa chỉ mà giải pháp có thể áp dụng, những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp đó) 1. Đối với giáo viên - Để thực hiện được vận dụng được trò chơi giảng dạy, đòi hỏi người giáo viên phải chủ động về thời gian lên lớp, đặc biệt là các tiết luyện tập hay thời gian đầu giờ lên lớp (thay vì kiểm tra bài cũ) hoặc thời gian cuối giờ (thay vì củng cố bài học), kết hợp mới kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy. Giáo viên cần bỏ nhiều thời gian để soạn giảng, thực hiện thao giảng và rút kinh nghiệm. - Qua thời gian thực hiện giảng dạy theo hình thức lồng ghép trò chơi vào bài học, bản thân tôi thấy học sinh không những thích bộ môn QPAN mà còn có tâm lí thoải mái khi đến tiết học. Không chỉ vậy, khi đến những tiết của môn học tiết theo, các em đều phấn khởi để tham gia vào nội dung học mới. - Đây cũng là một trong những nội dung đổi mới về phương pháp giảng dạy, đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu kĩ vấn đề dạy học và vận dụng cho phù hợp từng nội dung. Khi áp dụng phải nắm bao quát tình hình hưởng ứng của học sinh để giáo viên điều chỉnh trò chơi cho phù hợp. - Mặt khác, giáo viên cần quan sát những em học sinh hay bị rục rè, nhút nhác... cho các em tham gia vào trò chơi để các em hình thành các kĩ năng, chủ động hòa nhập vào lớp học ở các giờ tiếp theo. 2. Đối với học sinh - Mức độ hứng thú khi tham gia buổi học chiếm tỉ lệ 100%. Các em không còn nhàn chán đối với tiết học, kể cả nội dung lý thuyết hay cả về thực hành. - Tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập. 3. Mặt hạn chế - Khi thực hiện trò chơi sẽ có sự cổ động của các đội nên quá trình diễn ra trò chơi lớp học dễ xảy ra mất trật tự. Vì thế giáo viên cần phải quy định chặt chẽ nội quy khi tham gia trò chơi, phải tập trung lớp học ở khu vực tránh xa các lớp học khác. - Khi tổ chức các trò chơi ở nội dung lý thuyết cần phải có phòng học để tránh ồn ào đến các lớp xung quanh. Phòng học nên trang bị LCD để trò chơi được thiết kế sinh động và cả lớp đều quan sát được nội dung câu hỏi. - Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học GD.QPAN là vô cùng cần thiết. Song không nên quá lạm dụng phương pháp này, ở mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 đến 2 trò chơi trong khoảng 5 phút hoặc cùng lắm 10 phút. Do vậy người Giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh. VII- Kết luận Tóm lại, để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn GD.QPAN đặt biệt là lồng ghép trò chơi vào giảng dạy cần phải thực hiện đồng bộ nhiều vấn đề, trong đó xây dựng, kiện toàn đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng đủ về số lượng, đảm bảo về trình độ, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, đầu tư trang thiết bị, dụng cụ cho môn học được coi là trọng tâm, cơ bản. Có làm được như vậy thì mới cơ bản giải quyết phần nào những khó khăn mà thầy và trò ở các trường THPT đã và đang gặp phải. Qua thời gian nghiên cứu và sử dụng một số trò chơi trong quá trình giảng dạy và huấn luyện môn Giáo dục QPAN tôi nhận thấy: Học sinh không cảm thấy nhàm chán hay căng thẳng trong mỗi tiết học Giáo dục QPAN nữa mà ngược lại các em lại yêu thích môn học hơn, tiết học lại trở nên sôi động, hứng thú hơn. Đồng thời tạo cho các em tính tự giác trong học tập, có thể thuộc bài ngay trên lớp và đặc biệt hơn là các em có thể vừa chơi vừa học mà vẫn tiếp thu được bài mà còn rèn luyện được sức khỏe cho bản thân. Từ đó học sinh học tập hăng say, sôi nổi và tiết học đạt được kết quả cao. Qua những thông tin nêu trên cho thấy, với bộ môn khô khan, thiếu sự quan tâm học tập của học sinh sẽ làm cho tiết học, giờ học trở nên thụ dộng, càng học các em càng nhàn chán và nhiều lúc làm việc riêng khi đến tiết học QPAN. Thế nhưng khi vận dụng hoạt động trò chơi vào giảng dạy tôi thấy tiết học sinh động, tâm lí thoải mái dần dần được thể hiện rõ trên từng khuôn mặt các em học sinh. Mặt khác, giáo viên khi đứng lớp cũng cảm thấy tự tin khi truyền đạt kiến thức và đầu tư tìm tòi những kiến thức chuyên môn để vận dụng cho từng giờ lên lớp. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Qua công tác giảng dạy, tình hình thực tế khi áp dụng phương pháp này, cũng như kết quả học tập của các em khá khả quan so với phương pháp truyền đạt cũ. Vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất một số vấn đề có liên quan đến môn học như sau: - BGH các trường cần tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất nhà trường như sân bãi, phòng học chuyện dụng. - Cần đầu tư trang thiết bị hơn nữa để công tác giảng dạy đạt kết quả cao hơn, vì đây là môn học được xem là môn đặc thù nên tài liệu tham khảo, dụng cụ giảng dạy còn rất thiếu thốn. - Nếu đề tài được áp dụng khuyến nghị đến Ban lãnh đạo Sở cần tạo điều kiện hơn nữa để giáo viên có điều kiện áp dụng để nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn, để công tác giảng dạy, truyền thụ kiến thức được tốt hơn, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu bài học. - Công tác tập huấn hàng năm cần thực hiện bài bản hơn, chặt chẽ hơn. Có thể lồng ghép một số nội dung trò chơi quân sự dễ áp dụng và áp dụng đối với từng nội dung bài học cố định. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Nguyễn Văn Thông TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO( 2013) , Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp10, Nhà Xuất Bản Giáo Dục . 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO( 2008), Sách giáo viên Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp10, Nhà Xuất Bản Giáo Dục . 3. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VỤ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG(2005), Giáo trình giáo dục quốc phòng đại học – cao đẳng dùng cho cho giáo viên giáo dục quốc phòng, Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan