Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sáng kiến hướng dẫn cho học sinh thcs học tốt phân môn vẽ tranh...

Tài liệu Sáng kiến hướng dẫn cho học sinh thcs học tốt phân môn vẽ tranh

.DOC
12
42
56

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:……………………………………………………………………………… Tên sáng kiến HƯỚNG DẪN CHO HỌC SINH THCS HỌC TỐT PHÂN MÔN VẼ TRANH 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Mĩ thuật. 2. Mô tả bản chất của sáng kiến: 2.1. Tình trạng giải pháp đã biết - Mỗi thầy cô giáo giảng dạy môn Mĩ thuật cần ý thức được rằng giờ học vẽ tranh đề tài là một giờ học sinh động và có tác dụng về nhiều mặt; - Đây là giờ học được xây dựng thực sự từ lao đông trực tiếp của học sinh về nhiều mặt: Vốn kiến thức, vốn sống và kĩ năng vẽ hình, sắp xếp hình ảnh, vẽ màu; - Qua giờ học này, các em dễ nhận ra mặt mạnh và yếu, mà nhất là mặt yếu, mặt hạn chế của mình để rút kinh ngiệm trong học tập và rèn luyện kĩ năng vẽ tranh ngày một tiến bộ hơn. Chính vì vậy người giáo viên phải tìm ra những mặt hạn chế, truy tìm nguyên nhân và đề ra hướng khắc phục có hiệu quả. * Những hạn chế mà học sinh thường mắc phải: * Về nội dung đề tài Thường sơ sài không sâu sắc hoặc nội dung chưa cụ thể rõ ràng . * Bố cục Bố cục rời rạc, không có mảng chính, mảng phụ, chưa thể hiện được ý đồ sắp xếp của tác giả. * Hình vẽ - Vẽ hình không rõ chính, phụ; - Vẽ hình ảnh không cân xứng với tờ giấy (quá nhỏ hoặc quá to so với tờ giấy); - Nét vẽ bị gò ép nên mất đi tính tự nhiên, các em muốn vẽ cho giống thực tế nhưng lại vẽ không được mà lại quên đi tính cách điệu. Tranh vẽ của học sinh thì hình vẽ cần cách điệu hơn là tả thực. * Màu sắc - Màu sắc thì không làm nổi rõ được nội dung, không theo gam màu nào cả; - Màu sắc thường rất nhạt, mờ thiếu độ đậm làm cho bài không mạnh mẽ; - Các em thường vẽ màu theo thói quen: Muốn vẽ màu của đất là các em chọn màu nâu, màu của đường lộ là chọn màu xám, màu của mây là chọn màu xanh da trời để vẽ, các em không cần biết mình chọn màu như vậy có phù hợp với tổng thể tranh của mình hay chưa. 2.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến. 2.2.1. Mục đích giải pháp Tôi chọn đề tài này nhằm mục đích giúp các em học sinh có phương pháp vẽ tranh đề tài tốt hơn, phải đạt được yêu cầu cơ bản về vẽ tranh là phải xây dựng được cho mình một bài vẽ đẹp, có tính nghệ thuật, tránh nhàm chán và tạo được sự hấp dẫn ở người xem. 2.2.2. Nội dung giải pháp Nhằm phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh là tư tưởng chủ đạo của phương pháp dạy học mĩ thuật. Kết quả của việc “dạy” là kiến thức phải “đến”, phải “vào” người học, hơn nữa, học sinh phải là người chủ động tiếp nhận kiến thức từ giáo viên. Khi giảng dạy, giáo viên không chỉ quan tâm đến phương pháp dạy của giáo viên mà còn phải chú ý tới phương pháp học của học sinh. Do đó dạy học Mĩ thuật ở trường Trung Học Cơ Sở, giáo viên cần lưu ý những điểm sau: + Tạo không khí học tập tốt để học sinh háo hức chờ đón bài học; + Tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, tìm hiểu những vấn đề mà giáo viên giảng giải; + Tổ chức bài học sao cho học sinh tham gia vào quá trình nhận thức một cách tự giác.; + Động viên, khích lệ nhằm giúp học sinh làm bài bằng khả năng và cảm xúc riêng của mình.; + Truy tìm ra nguyên nhân mà học sinh vẽ bài chưa tốt; + Đề ra biện pháp hướng giải quyết thiết thực và có hiệu quả; Vẽ tranh có vị trí quan trọng, học sinh vận dụng tổng hoà các kiến thức và kĩ năng của nghệ thuật tạo hình như lựa chọn nội dung, hình tượng nhân vật, sắp xếp bố cục, vẽ hình, vẽ màu thể hiện không gian, thời gian, ánh sáng…; Vậy vẽ tranh có mối quan hệ chặt chẽ với các phân môn khác, vận dụng kiến thức về gần xa, vẽ theo mẫu, trang trí, cho nên trong quá trình dạy, giáo viên và học sinh cũng phải nắm vững những yêu cầu dạy học sau đây: * Những yêu cầu khi dạy phân môn Vẽ tranh đề tài. a. Yêu cầu đối với người dạy. - Phải nắm chắc chương trình dạy vẽ tranh đề tài của mỗi khối lớp thông qua các bài cụ thể; - Mỗi bài dạy phải đảm bảo đúng kiến thức cơ bản, có trọng tâm, mang đặc trưng môn học; - Biết mở rộng kiến thức trong mỗi bài dạy bằng sự hướng dẫn học sinh tìm tòi, sáng tạo. Hướng dẫn cách làm bài và góp ý kiến từng bài cho học sinh. Không đào tạo học sinh trở thành họa sĩ mà chỉ hướng cho học sinh cảm nhận được các đẹp thông qua ngôn ngữ tạo hình của mĩ thuật. b. Yêu cầu đối với học sinh khi học phân môn vẽ tranh đề tài. - Phải có đủ dụng cụ để học và thể hiện bài làm như: Bảng vẽ, giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu…; - Nắm được nội dung vẽ tranh đề tài khác với vẽ theo mẫu, vẽ trang trí. Mỗi bài học vẽ tranh đề tài đều có sự khác nhau về mức độ yêu cầu; - Thông qua bài giảng, học sinh biết cách vẽ tranh đề tài theo đúng phương pháp (tìm, sắp xếp các mảng hình chính phụ; tìm chọn, sắp xếp hình ảnh chính phụ và tìm vẽ màu); Mặt khác vẽ tranh, người vẽ được tự do sáng tạo theo tâm tư, tình cảm của mình trên cơ sở những hình tượng về thế giới xung quanh đã được ghi nhận và hình thành trong quá trình quan sát thực tế. Trong vẽ tranh đề tài giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh một số nguyên tắc bố cục và mỗi bố cục có ý nghĩa khác nhau. c. Nội dung cần giải quyết. Giúp học sinh biết cách xây dựng bố cục có mảng chính, mảng phụ, vẽ hình cân đối có cảm xúc, thể hiện được nội dung chính của chủ đề, dần dần tiến tới biết xây dựng một tranh đề tài có bố cục, hình ảnh và màu sắc đẹp. * Biện pháp giải quyết cụ thể. - Về nội dung đề tài + Phần dặn dò về nhà rất quan trọng, tôi thường yêu cầu học sinh ghi sẳn nội dung chuẩn bị ở nhà vào trong tập Mĩ thuật để các em không bị quên; + Tôi thường cho các em chuẩn bị trước ở nhà thật kĩ, bằng cách yêu cầu học sinh xem trước nội dung bài mới rồi tự chọn cho mình một nội dung, tự suy nghĩ tìm ra cách bố cục, hình ảnh chính phụ cho phù hợp và vẽ phác thảo; + Khi học bài mới phần tìm và chọn nội dung đề tài . tôi gọi bất kì một vài em trình bày nội dung, hình ảnh chính, phụ mà các em đã chuẩn bị sẳn ở nhà cho các bạn cùng nghe, em nào không có chuẩn bị trước sẽ bị trừ điểm trong bài vẽ; + Đến giờ học trên lớp phần tìm chọn nội dung, những em chưa biết nội dung định vẽ, ngồi suy nghĩ một cách nghiêm túc để tìm ra nội dung sau đó ghi nội dung vào giấy nháp, (có kiểm tra và ghi nhận). - Về bố cục + Trong mỗi giờ học tôi thường nhắc cho học sinh những tiêu chuẩn về bố cục và những điểm cần tránh trong xây dựng bố cục, bởi những điểm cần tránh thuộc về chuẩn kiến thức mà các nhà nghiên cứu đã đúc kết được từ rất nhiều tác phẩm nghệ thuật. Khi vẽ tranh cần tránh những bố cục sau đây: - Bố cục chia đôi bức tranh theo chiều ngang; - Bố cục chia đôi tranh theo chiều chéo góc; - Bố cục chia đôi tranh theo chiều dọc; + Vấn đề mảng hình phải giải thích cho học sinh thật rõ ràng, mảng là đường viền chung quanh của hình hoặc nhóm hình định vẽ được thể hiện bằng những nét thẳng; + Khi vẽ yêu cầu học sinh tập phác mảng một cách nghiêm túc, lần đầu thì khó sau dần các em sẽ quen và làm rất nhanh. Đa số các em không thích phác mảng chỉ thích vẽ hình ngay sau khi tìm được nội dung nên không cần phác mảng. Vì vậy tôi bắt buộc học sinh phải phác mảng ra để các bạn cùng giáo viên nhận xét góp ý cho bài có bố cục được tốt hơn, em nào không phác tìm bố cục mà đi vẽ hình thì tôi yêu cầu các em phải xóa tất cả những gì vừa vẽ làm lại từ bước phác tìm bố cục, tôi cũng thường khuyên các em thà chậm mà chắc; + Những em yếu kém về bố cục tôi thường cho học sinh xác định vẽ mảng hình đơn giản sau đó nâng dần lên ở những bài vẽ sau. - Về vẽ hình + Tôi yêu cầu các em sưu tầm hình ảnh về con người, con vật làm tư liệu để quan sát và vận dụng vào các bài vẽ dần dần các em không cần xem hình ảnh mà có thể tự vẽ được hình; + Khi vẽ hình tôi thường yêu cầu các em phải cách điệu hình cho sinh động không vẽ tả thực vì vẽ tả thực rất khó mà khả năng của các em thì hạn chế nên dẫn đến hình sọc sệch. Đối với hình cách điệu thì mang tính hồn nhiên, ngây ngô mà lại sinh động phù hợp với lứa tuổi; + Các em không biết sắp xếp hình có trước có sau mà vẽ dàn trải nên dẫn đến hình ảnh bị rời rạc; Với những hình ảnh đó tôi yêu cầu các em chỉnh sửa lại cho có trước có sau, hình nào phía trước thì sẽ che khuất một phần nào đó của hình phía sau làm cho hình ảnh có sự liên kết và cũng chính đều này sẽ làm cho bố cục chặt chẽ hơn. Nhưng không phải lúc nào cũng vẽ hình cắt nhau như thế, khi nào cần vẽ tách rời nhau để tạo cho bài vẽ có khoảng không gian trống làm cho tranh không bị dày đặt; Ở phần này tôi vẽ sẳn một số hình ảnh người, vật, cây cối…và cắt chúng thành từng hình riêng biệt, sau đó tôi tiến hành sắp xếp lần lượt theo 3 cách khác nhau: 1- Sắp xếp dàn trải; 2- sắp xếp dày đặt; 3- Sắp xếp có trước có sau (có che khuất) tạo khoáng trống của nền và hỏi các em cách thức nào hợp lí hơn? Vì sao? + Đối với những em thường vẽ quá nhỏ, tôi thường hỏi các em vẽ dáng người với tư thế gì sau đó tôi làm dấu các điểm cần chú ý và cho học sinh vẽ theo dần dần giúp các em vẽ được hình người to hơn. Tôi thường khuyên các em không cần vẽ nhiều hình ảnh mà lại vẽ quá nhỏ không rõ hình, không cần số lượng mà chỉ cần chất lượng có nghĩa là hình phải to, rõ. Một hình to đẹp có thể chiếm diện tích phần nền bằng cả 4 đến 5 hình nhỏ, vụn vặt; + Về hình ảnh phụ của tranh tôi thường nhắc hình ảnh phụ phải phù hợp, đa số các em vẽ hình ảnh phụ phía sau là những ngọn núi cao và to không cần biết là nội dung, hình ảnh chính của mình là gì. Nên tôi thường yêu cầu các em phải chọn cho phù hợp có thể là những cánh đồng, khốm cây, dòng sông, dãy nhà.... thì cảnh có chiều sâu hơn, dần dần các em quen với độ xa gần của không gian trong tranh. Khi suy nghĩ đề tài khác các em sẽ hình dung ra cảnh vật trong tranh ngay; + Để luyện thêm kĩ năng vẽ hình tôi còn yêu cầu học sinh về quan sát và tập vẽ kí họa người, cây cối, con vật, hoa lá…Sau mỗi giờ học em nào có bài kí họa ở nhà đem lên tôi xem nếu được tôi sẽ lấy kết quả đánh giá vào phần kiểm tra miệng nếu bài chưa được tôi chỉ ra những điểm sai yêu cầu về nhà quan sát kĩ và kí họa lại; + Đặc biệt phần xem tranh khi vào bài mới rất quan trọng, mỗi giờ học về tranh đề tài tôi thường cho các em xem bài tham khảo đẹp và chưa đẹp của những năm trước và chỉ ra những điểm tốt và chưa tốt để các em rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình, điều này làm cho học sinh hứng thú trong giờ học vẽ tranh; Điều này cũng nhằm cung cấp cho học sinh một số kiến thức về bố cục, hình vẽ, màu sắc. Có khi tôi cho học sinh mượn đem xem để học sinh học hỏi trên cơ sở nhìn thấy được và nhìn thật kĩ; + Khi học sinh vẽ tôi thường theo dõi nhắc học sinh chú ý sự tương phản giữa các nét làm cho tranh đẹp hơn. - Về màu sắc + Không sử dụng quá nhiều màu, cũng không quá “nghèo” về màu nếu như vậy tranh sẽ thiếu hài hòa, không hấp dẫn; + Tôi thường nhắc nhở các em khi vẽ màu không cần rập khuôn giống thực tế, màu sắc phải do mình phối hợp sau cho hài hòa. Khi vẽ màu, sáp màu tuyệt đối không để trực tiếp tờ giấy vẽ xuống mặt bàn hoặc bảng vẽ mà phải kê nhiều giấy phía dưới cho êm thì vẽ màu sẽ dễ bám và không để lại sọc; + Thường xuyên nhắc học sinh nên vẽ màu quần và áo khác nhau, không nên dùng chung một màu, chú ý có thể vẽ thêm áo hoa, áo sọc sẽ làm cho tranh đẹp hơn; + Khi diễn tả màu các em ít biết pha mảu lại với nhau mà chỉ vẽ màu nào riêng biệt màu đó, có thể dùng 2 màu chồng lên nhau để pha màu theo ý muốn. Hình ảnh trọng tâm phải có sự tương phản giữa màu nóng và lạnh giữa màu sáng và tối hoặc giữa màu tươi và trầm đối với nền tranh. - Tranh tham khảo + Phần này không thể thiếu vì các em nhìn thấy được những tác phẩm đẹp cả về nội dung, bố cục, hình ảnh và màu sắc thì các em sẽ hứng thú và muốn bản thân mình cũng sẽ vẽ được như vậy và cố gắng làm cho được. Những tranh tham khảo này phải là tranh của lứa tuổi học sinh, nên khi chấm bài tôi thường xin giữ lại làm tư liệu cho những năm sau. Tôi còn thường treo những tranh đẹp trong tuần lên bảng cho các em xem, điều này không những giúp các em có điều kiện tham khảo mà còn kích thích học sinh thích vẽ vì nếu các em vẽ đẹp thì sẽ được giới thiệu cho cả trường biết về tác phẩm của mình. - Học hỏi ở bạn Trong một lớp thì có vài em vẽ tốt, vẽ đúng cách, tôi thường khuyên các em nên học hỏi cách vẽ của bạn, thường nhờ những em vẽ tốt này hướng dẫn lại cho các bạn vì trong tiết học giáo viên không thể nào cầm tay chỉ việc hết tất cả học sinh, đồng thời học ở bạn sẽ tiếp thu nhanh hơn. Với cách thức này các em tiến bộ rất nhanh. - Phần đánh giá kết quả học tập + Phần đánh giá kết quả cuối giờ, tôi thường cho học sinh nhận xét đủ 4 phần: Nội dung, bố cục, hình vẽ, màu sắc; Đặc biệt bố cục là điều quan trọng trước hết; + Học sinh có thể nêu những hạn chế ở bài của bạn bằng cách diễn giải, giải thích và nêu hướng khắc phục cho bài tốt hơn, sau đó yêu cầu học sinh về nhà chỉnh lại giờ sau đem vào lớp, các bạn cùng giáo viên nhận xét; + Phải động viên khích lệ tinh thần của các em, nếu bài chưa tốt thì góp ý nhẹ nhàng, không được chê bay bài quá xấu, quá tệ vì như vậy các em sẽ chán nản không thích vẽ nữa. Phải thấy được sự tiến bộ của những em vẽ yếu để tuyên dương làm cho các em phấn khởi hơn. 2.3. Khả năng áp dụng của giải pháp. Giải pháp này áp dụng cho tất cả các tiết học vẽ tranh đề tài ở các khối lớp. 2.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp. - Việc vận dụng giải pháp này kĩ năng vẽ tranh đề tài của học sinh có bước tiến bộ rõ rệt. Bài vẽ của các em mang tính sáng tạo, tư duy nhiều hơn không còn vẽ theo lối tả thực, hạn chế việc sao chép, bài vẽ của các em có chiều sâu cả về ý tưởng, nội dung, bố cục, hình tượng và màu sắc; - Qua nhiều bài luyện tập, các kĩ năng trên được nâng cao, phát triển dần, giúp học sinh có khả năng thể hiện nhận thức cảm xúc của mình về thế giới xung quanh trên mặt phẳng của giấy thông qua ngôn ngữ của Mĩ thuật; - Bên cạnh đó giáo viên cũng biết rõ được khả năng của từng học sinh để từng lúc nâng cao dần chất lượng cũng như năng khiếu, đồng thời giúp các em cảm nhận được cái đẹp thông qua ngôn ngữ tạo hình của mĩ thuật. * Sau khi áp dụng giải pháp tôi thống kê được kết quả cụ thể ở lớp 6 3 năm học 2016-20167 như sau: Nội dung Trước 2015 -2016 - Chưa thể hiện rõ nội dung 05/33 học sinh - Không vẽ phác được mảng chính, Năm 2016-2017 0/33 học sinh mảng phụ trước khi vẽ hình. - Chưa xác định được vẽ hình ảnh 12/33 học sinh 02/33 học sinh chính trước hay hình ảnh phụ trước; 15/33 học sinh 04/33 học sinh 12/33 học sinh 03/33 học sinh hình ảnh chính còn nhỏ; động tác thiếu sinh động… - Tô màu ẩu, chưa nổi bậc được hình ảnh chính, chưa hài hòa hoặc chưa tô màu nền….. 2.5. Tài liệu kèm theo gồm: (Không có)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan