Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sang kien 2013 chinh...

Tài liệu Sang kien 2013 chinh

.DOC
15
174
51

Mô tả:

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO HỌC SINH NỮ LỚP 10 TRƯỜNG THPT ĐỊNH HÓA
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT ĐỊNH HÓA ----------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: "NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO HỌC SINH NỮ LỚP 10 TRƯỜNG THPT ĐỊNH HÓA". NGƯỜI THỰC HIỆN : TRẦN LỆ THỦY ĐƠN VỊ CÔNG TÁC : TRƯỜNG THPT ĐỊNH HOÁ Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA VIỆC NGHIÊPhần thứ nhất Thái Nguyên, tháng 05 năm 2013 0 PHẦN MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN Giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ là bộ phận cơ bản trong hệ thống giáo dục thể chất nhân dân trong đó có các bài tập TDTT là phương tiện quan trọng để đem lại sức khỏe cho mọi người và thể chất cường tráng cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện tại và mai sau. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học. Bộ giáo dục và đào tạo đã có nhiều văn bản pháp qui để chỉ đạo thực hiện đến các cơ sở. Bộ giáo dục cũng đã ban hành chương trình mục tiêu “ Cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, sức khỏe phát triển và bồi dưỡng tài năng thể thao học sinh, sinh viên trong nhà trường các cấp giai đoạn 1996 - 2000 và định hướng đến 2025. Trong nhà trường giáo dục thể chất là một phương tiện có hiệu quả để phát triển hài hòa, cân đối cơ thể và các tố chất thể lực của học sinh. Giáo dục thể chất là lĩnh vực sư phạm chuyên biệt, thông qua giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao còn có tác dụng tích cực tới phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức, thẩm mỹ trong việc hình thành nhân cách cho người học. Ngày nay đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Để thực hiện được mục tiêu đó: Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Giáo dục và Đào tạo có vị trí hàng đầu - đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển của xã hội ở đây đầu tư không phải chỉ đầu tư tài chính, cơ sở vật chất trang thiết bị… mà là đầu tư cho con người. "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng Người" (Trích lời Hồ Chủ Tịch). Trong mô hình Giáo dục và Đào tạo của Nhà nước ta. Bộ môn GDTC là một mặt cơ bản của nền giáo dục tiến bộ, là nhu cầu tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển xã hội văn minh. GDTC mang lại cho thế hệ trẻ cuộc sống tươi vui, lành mạnh và tác động mạnh mẽ đến các mặt giáo dục khác như: Đức dục, trí dục, thẩm mỹ … Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm tới công tác TDTT nói chung và GDTC trong nhà trường nói riêng. Coi sức khỏe là một trong những vốn quý nhất của con người. 1 Điều 41 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã ghi "Quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học”. Chỉ thị 36/CT - TW ngày 24/03/1994 của Bí thư TW Đảng chỉ rõ: "Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học". Một trong những điều kiện nhằm phục vụ tốt GDTC trong nhà trường là không ngừng nghiên cứu, cải tiến phương pháp giảng dạy của giáo viên và hướng dẫn phương pháp rèn luyện thân thể cho học sinh. Chính vì vậy công tác GDTC trong nhà trường ngày càng được coi trọng và quan tâm của các cấp, các ngành. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Thực tế giảng dạy bộ môn GDTC trong trường THPT tôi thấy một số vấn đề cần quan tâm. - Ở các trường THCS, nhất là ở các trường cấp huyện. + Môn TD thường bị xem nhẹ. + Giáo viên chuyên trách thiếu. + Cơ sở vật chất, sân bãi tập trật hẹp; trang thiết bị dạy và học còn thiếu,. không đảm bảo. VD: Dùng hố nhảy xa để làm hố nhảy cao. Đường chạy ngắn mấp mô, bàn đạp để hư hỏng, thiếu đồng hồ bấm giây. + Kỷ luật trong giờ tập luyện kém. + Thể hình và thể lực của học sinh yếu, nhỏ, lý do chế độ dinh dưỡng kém, điều kiện chơi các môn thể thao thường xuyên không có nhiều như ở các nơi đô thị và thành phố. Chính vì vậy các giờ thể dục thường không có hiệu quả cao, các giờ học thể dục có nơi giảng dạy rất đại khái, không cần tuân thủ theo một nguyên tắc nào, từ đó dẫn đến học sinh vừa yếu về thể lực, vừa yếu về kỹ thuật. Một số em vào học THPT sợ môn thể dục. 2 Ở trường THPT môn thể dục cũng như công tác GDTC được lãnh đạo nhà trường quan tâm, chỉ đạo sát sao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học đầy đủ. Đúng quy cách và tiêu chuẩn giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Đa số học sinh yêu thích học tập, rèn luyện TDTT năm học 2012 - 2013 bộ môn thể dục được nhà trường giao chỉ tiêu từ 95% - 100%. III. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Xuất phát từ cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn trên. Tôi quyết định chọn đề tài "NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO HỌC SINH NỮ THPT ĐỊNH HÓA". Đó là một vấn đề, một nhiệm vụ mà người giáo viên giảng dạy bộ môn GDTC ở trường THPT phải quan tâm trong suốt quá trình 3 năm học, đồng thời với chương trình nhiệm vụ mà Bộ Giáo dục - Đào tạo đã quy định trong phân phối chương trình. IV- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1. Mục đích nghiên cứu Khi đưa ra và nghiên cứu đề tài này tôi nhằm mục đích đưa ra một số bài tập phát triển thể lực chung cho học sinh dễ dàng thực hiện đặc biệt là học sinh nữ và không yêu cầu cao về trang thiết bị mà lại nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích của việc nghiên cứu đề tài tôi đưa ra hai mục tiêu phải giải quyết: a) Mục tiêu 1:Thực trạng thể lực của học sinh nữ lớp 10 trường THPT Định Hóa Giải quyết vấn đề này chính là tìm hiểu công tác giảng dạy và kết quả học tập, rèn luyện sức bền của đối tượng nghiên cứu làm cơ sở giải quyết nhiệm vụ tiếp theo của đề tài. b) Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng bài tập phát triển thể lực cho học sinh nữ lớp 10 trường THPT Định Hóa. V - Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết được hai mục tiêu của đề tài tôi sử dụng các phương pháp sau: 1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Sử dụng phương pháp này là việc thông qua quá trình tham khảo các tài liệu chung và chuyên môn có liên quan đến vấn đề chuyên môn cơ bản. Kết quả nghiên cứu của phương pháp này là hình thành cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, làm căn cứ quan trọng cho quá trình tổ chức nghiên cứu. 3 Để tiến hành nghiên cứu tôi tập trung thu thập những tài liệu có liên quan đến đề tài như: Lý luận và phương pháp TDTT, giáo trình điền kinh, tài liệu về phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT và một số tài liệu khác liên quan đến chuyên môn. 2. Phương pháp tọa đàm, phỏng vấn Để đảm bảo cho đề tài mang tính khoa học và thực tiễn tôi đã trực tiếp phỏng vấn, tham khảo ý kiến kinh nghiệm của các thầy giáo trong nhóm GDTC của nhà trường, để từ đó tìm ra một số bài tập phát triển thể lực phù hợp cho học sinh. 3. Phương pháp quan sát sư phạm Tiến hành đề tài này tôi đã quan sát trong các giờ lên lớp chính khóa của học sinh trường THPT Định Hóa.Trên cơ sở đó tìm ra những ưu khuyết điểm của việc sử dụng các phương tiện giảng dạy rèn luyện sức bền. 4. Phương pháp kiểm tra sư phạm Là phương pháp nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá hiệu quả của các bài tập phát triển thể lực cho học sinh nữ lớp 10 THPT Định Hóa. 5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Phương pháp này sử dụng để kiểm nghiệm, đánh giá hiệu quả trong quá trình vận dụng các bài tập phát triển sức bền vào thực tiễn giảng dạy cho học sinh nữ lớp 10 trường THPT Định Hóa. Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng hình thức thức thực nghiệm so sánh song song quá trình thực nghiệm được tiến hành ở học sinh hai lớp 10a5 và 10a6 VI- Tổ chức nghiên cứu 1. Thời gian nghiên cứu. - Đề tài được tiến hành từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013 được chia làm 3 giai đoạn. a. Giai đoạn 1: Từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 10 năm 2012. b. Giai đoạn 2: Từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013 - giải quyết mục tiêu 1 và mục tiêu 2 c. Giai đoạn 3: Giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2013. - Xử lý số liệu - Viết trình bày đề tài - Báo cáo đề tài. 2. Đối tượng nghiên cứu Là học sinh hai lớp 10a5 và 10a6 trường THPT Định Hóa. 3. Địa điểm nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu tại trường THPT Định Hóa 4 Phần thứ hai: NỘI DUNG I.ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ a) Đặc điểm về tâm lý. Ở lứa tuổi này là thời kỳ đang phát triển đầy đủ các chức năng tâm lý mà nhân cách con người được hình thành và độc lập cao, sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi này mang tính nhạy bén và phát triển dần ở trình độ cao, các phẩm chất ý chí được hình thành rõ ràng, mạnh mẽ, sống tình cảm phong phú và sâu sắc có cơ sở lý trí vững chắc, có tính đặc trưng tiêu biểu, biểu hiện ở sự tìm hiểu và dần dần tự giải quyết về mọi việc theo ý kiến của mình. b) Đặc điểm sinh lý: Trong quá trình hình thành và phát triển cơ thể con người có những biến đổi đa dạng về cấu tạo, chức năng và tâm lý, dưới tác động chủ yếu của yếu tố di truyền, môi trường và điều kiện sống. Vì vậy tập luyện TDTT chỉ có ảnh hưởng tới cơ thể khi được tiến hành trên cơ sở quán triệt tất cả những đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi đó. - Hệ thần kinh: Ở lứa tuổi này tương đối trưởng thành, hoạt động phân tích tổng hợp của vỏ não tăng lên, tư duy chìu tượng đã hình thành tốt tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành nhanh chóng phản xạ có điều kiện. - Hệ xương: Ở lứa tuổi này đang đi vào ổn định, đối với nữ có phần kém hơn so với nam. Như vậy là khả năng chịu tải nữ kém hơn và cùng với sự hannj chế phát triển của cơ thể và dây chằng, tuy vậy chưa tới lúc không phát triển chiều ngang. - Hệ cơ: Tương đối ổn định song cơ co còn tương đối đều. Các cơ to phát triển nhanh và hoàn thiện ( cơ đùi, cơ cánh tay). Còn các cơ nhỏ như cơ ngón tay phát triển chậm hơn. 5 - Hệ tuần hoàn: Đã phát triển và đi vào hoàn thiện buồng tim phát triển hoàn toàn, mạch đập 65 - 75 lần/phút của nam, của nữ 70 - 85 lần/phút. - Hệ hô hấp: Đã phát triển, vòng ngực trung bình cuả nam 65 - 75cm, vòng ngực của nữ từ 70 - 75 cm. Diện tích tiếp xúc của phổi khoảng 100 - 120 cm2, dung lượng phổi tăng lên nhanh chóng ở tuổi 15 - 16: 3 - 4 lít. - Hệ tiêu hóa: điều khiển tốt. - Hệ bài tiết: Tuyến nội tiết tăng do đó có tác động tốt với việc điều hòa thân nhiệt. - Hệ sinh dục: Đã phát triển tương đối hoàn thiện, sự phân hóa giới tính thể hiện rõ ràng. II. KẾT QUẢ SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP. 1. Phương pháp kiểm tra sư phạm. - Đầu năm tôi được nhà trường phân công giảng dạy 5 lớp 10 . Đối với học sinh lớp 10 là lớp mới chuyển cấp nên tôi chọn 2 lớp 10A 5 và 10A6 làm đối tượng nghiên cứu và thực nghiệm. - Qua khảo sát thăm dò tôi thấy học sinh ở 2 lớp 10A 5 và 10a6 các em chủ yếu là học sinh ở các Trường THCS. Bộc nhiêu, Bảo Linh; Tân Thịnh; Tân Dương; Linh Thông, Quy Kỳ; Lam Vỹ , Đồng Thịnh; Bảo Cường .... Những trường THCS này hầu như là không có và không đủ giáo viên chuyên trách dạy bộ môn GDTC mà là giáo viên kiêm nghiệm. - Về cơ sở vật chất ở những Trường THCS nêu trên còn thiếu và không đủ tiêu chuẩn. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên. Tôi tiến hành kiểm tra sơ bộ để đánh giá thể lực chung đầu năm đối với 2 lớp mà tôi chọn làm đề tài. Qua kiểm tra một số nội dung và đưa ra chuẩn để đánh giá. 6 1. Chạy 80m : Giỏi : 13’’; khá 13’’ – 15’’5; TB: 15’’5-18’’; yếu : 18’’ trở lên. 2. Bật xa tại chỗ : Giỏi: 2m10 trở lên; Khá:1m80 -2m10 ; TB:1m501m80; Yếu dưới 1m50. 3. Nằm xấp chống đẩy : Giỏi: 17-20 lần; Khá: 14-16 lần; TB : 10-13 lần; Yếu dưới 10 lần. 4. Chạy bền trên địa hình tự nhiên : (không tính thời gian) - Qua kiểm tra 28 em nữ lớp 10A5 và 21 em nữ lớp 10A6. Tôi có được số liệu như sau: Chạy 80m Lớp Bật xa tại chỗ Tổng số G K T B Y G Nằm sấp chống đẩy K T B Y G Chạy bền 1.000m không tính thời gian K T B Y Hết K 0 Hết cự cự ly ly 10a5 28 3 10 9 6 6 8 10 4 6 7 10 5 17 11 10A6 21 2 7 7 5 4 5 8 4 5 6 7 3 12 9 Lớp 10A5 Lớp 10A6 - Từ số liệu trên chúng ta thấy trình độ thế lực chung ban đầu ở 2 lớp về cơ bản là giống nhau: - Từ kết quả kiểm tra trên tôi bắt đầu thực nghiệm với 2 lớp 10A 5 và 10A6 ngay từ đầu năm học 2012 - 2013. 7 2.Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Với lớp 10A5 tôi giảng dạy đúng theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với lớp 10A6 tôi cũng giảng dạy đúng theo phân phối chương trình của bộ, ngoài ra hướng dẫn các em những bài tập. Thể lực và nội dung như đã kiểm tra thăm dò, đó là: - Nằm sấp chống đẩy. - Chạy 60m - 80m tốc độ cao. - Bật xa tại chỗ. - Chạy bền trên địa hình tự nhiên. Giao những bài tập này về nhà các em tự tập hẹn 8 tuần kiểm tra lại, mỗi tuần 4 buổi từ 20 - 30 phút một buổi, mỗi buổi 2 nội dung. VD: - Nằm sấp chống đẩy: 3 - 4 tổ - Chạy bền trên địa hình tự nhiên : 800 - 1.500m. - Chạy 60m - 80m tốc độ cao: lặp lại 4 - 6 lần. - Bật xa tại chỗ : 8 - 10 lần/2 tổ. Một số em không có đường chạy, điều kiện sân tập không có tôi đưa ra thêm những bài tập phù hợp với các em như: - Chạy lên dốc, xuống dốc, lặp lại nhiều lần. - Bật đổi chân trên bậc thềm. - Nhảy dây cá nhân: 1 phút - 2 phút/1tổ. - Gánh bao cát 10 - 15kg bật nhảy. Ngoài việc giao những bài tập trên để các em tập ngoại khóa tôi luôn động viên khuyến khích các em trong giờ chính khóa để các em tự giác tập luyện. Để khích lệ, gây hứng thú, hưng phấn cho các em tôi thường xuyên tổ chức trò chơi cho các em trong những tiết có trò chơi giữa các nhóm tổ. 8 VD: Thi nằm sấp chống đẩy thì bật xa tại chỗ. Năm học được 8 tuần tôi tiến hành kiểm tra 4 nội dung đã kiểm tra thăm dò đầu năm. Kết quả như sau: Lớp 10A Chạy 80m Bật xa tại chỗ Nằm sấp chống đẩy Chạy bền 1.000m không tính thời gian Tổng số Học sinh G K T B Y G K T B Y G K T B Y Hết K 0 Hết cự cự ly ly 28 3 11 12 2 7 9 11 1 6 8 13 1 19 9 21 3 9 1 5 7 9 0 6 7 7 1 17 4 2 10A1 8 6 Lớp 10A2 Lớp 10A16 Từ kết quả trên đã thấy rõ, việc giao nhiệm vụ về nhà một cách cụ thể, kết hợp với kích lệ động viên học sinh tự luyện tập các bài tập thể lực do giáo viên định sẵn một cách đều đặn có hệ thống đã có tác dụng đáng kể. Tuy nhiên để rút kinh nghiệm sau 8 tuần thực nghiệm, tôi vẫn áp dụng những bài tập mà đã giao cho học sinh về nhà tập luyện, nhưng tôi nhận thấy cần phải quan tâm hơn như: Tăng thêm lương vận động của các bài tập; nằm sắp chống đẩy, chạy cự ly ngắn nhất là tần số bước chạy và dành riêng 2 buổi tập cho chạy bền trên địa hình tự nhiên. 9 Ngoài ra vào những tuần cuối của học kỳ 1 tôi đã tổ chức phụ đạo 2 tiết cho lớp 10A6, nhắc nhở các em cần nỗ lực cho kết thúc học kỳ I, và điều đáng kể là kết quả học tập môn thể dục của các em học sinh nữ lớp 10A 6 tốt hơn hẳn các em học sinh nữ lớp 10A5. Giỏi Khá TB Yếu Lớp Tổng số H. s nữ Số học sinh Tỷ lệ % Số học sinh Tỷ lệ % Số học sinh Tỷ lệ % Số học sinh Tỷ lệ % 10A5 28 3 10,7 18 64,3 7 25 0 0 Lớp Tổng số H.s nữ 10A6 21 Giỏi Số học sinh 4 Khá Tỷ lệ % 19 Số TB Tỷ lệ học sinh 14 % 66,7 Lớp 10A5 Số Tỷ lệ học sinh 3 Yếu % 14,3 Số học Tỷ lệ % sinh 0 0 Lớp 10A6 Thông qua biểu đồ và số liệu trên ta thấy số học sinh yếu kém của cả 2 lớp đã không còn. Điều đáng mừng tỷ lệ học sinh giỏi của nữ lớp 10A 6 cao hơn hẳn so với nữ lớp 10A5 và tỷ lệ học sinh trung bình của nữ lớp 10A 6 ít hơn so với học sinh nữ lớp 10A5. Sang học kỳ II. Tôi vẫn tiến hành thực nghiệm trên 2 lớp 10A 5 và 10A6. Đối với số học sinh nữ lớp 10A6 vẫn được giao nhiệm vụ tập luyện với các bài 10 tập về nhà như học kỳ I. Nhưng tôi yêu cầu các em tăng thêm thời gian tập luyện trong một buổi tập từ 10 đến 15 phút nữa. Sau khi học kỳ II học được 8 tuần tôi tiếp tục kiểm tra thể lực của các em thông qua các bài tập và đã có kết quả thu được như sau: Tổng số H.s nữ 10A5 10A6 Lớp Chạy 80m Bật xa tại chỗ G K T B Y 28 4 12 12 21 5 9 7 Nằm sấp chống đẩy K T B Y Hết K 0 Hết cự cự ly ly 7 8 13 0 28 0 7 9 5 0 21 0 G K T B Y G 0 7 11 10 0 0 4 7 0 10 Lớp 10A2 Chạy bền 1.000m không tính thời gian Lớp 10A1 Qua số liệu đánh giá 8 tuần đầu của học kỳ 2 ta thấy rõ kết quả từ số liệu học sinh của 2 lớp 10A5 và 10A6 đã tốt hơn hẳn so với 8 tuần đầu của học kỳ I. Đặc biệt là học sinh lớp 10A6 đã vượt hẳn lên. Cụ thể là: Lớp 10A6 Học kỳ Giỏi % Khá % TB% Yếu I 22,2 36,5 38,1 3,2 II 25,4 39,7 34,9 0 Sau khi kiểm tra và đánh giá và có kết quả của 8 tuần đầu của học kỳ II, tôi vẫn tiếp tục giao bài tập về nhà cho học sinh nữ lớp 10A 6 tập luyện, ngoài ra tôi còn 11 gần gũi, động viên các em nhiều hơn, để chuẩn bị cho kết thúc năm học tôi đã tổ chức phụ đạo cho các em 4 tiết. Kết thúc năm học đã có kết quả học tập giữa 2 lớp 10A5 và 10A6 như sau: Lớp Tổng số H.s nữ 10A5 28 Lớp Tổng số H.s nữ 10A6 21 Giỏi Số Khá Tỷ lệ học % sinh 4 14,3 Số Số học sinh 7 Tỷ lệ học % sinh 19 Giỏi TB 67,9 Khá Tỷ lệ % 33,3 Số sinh 12 học sinh 5 Tỷ lệ % 17,8 Số học % 57,1 Lớp 10A5 Số học sinh 2 Tỷ lệ % 9,6 Tỷ lệ % sinh 0 Thiết bị Tỷ lệ học Số Yếu 0 Yếu Số học Tỷ lệ % sinh 0 0 Lớp 10A6 Thông qua biểu đồ và số liệu đạt được ở cuối năm học ta thấy kết quả học tập của các em học sinh nữ lớp 10A 5 và lớp 10A6 đã có tiến bộ rõ rệt không còn học sinh yếu kém và đặc biệt tỷ lệ % giỏi của các em học sinh nữ lớp 10A 6 đã tăng lên đáng kể, cao hơn hẳn so với học sinh nữ lớp 10A 5. Như vậy vấn đề thể lực của học sinh nữ lớp 10A6 đã được cải thiện bằng sự nỗ lực quyết tâm chính bản thân các em và giáo viên hướng dẫn thông qua các bài tập thể lực ở nhà và phụ đạo thêm đã có hiệu quả cao. 3.Phương pháp tọa đàm phỏng vấn. Tôi tiến hành hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp qua các giáo viên có kinh nghiệm sư phạm và một số vận động viên có đẳng cấp. Dùng phiếu phỏng vấn 12 để hỏi ý kiến về một số nội dung kiểm tra đánh giá thể lực của học sinh kết quả cụ thể : STT NỘI DUNG KIỂM TRA KẾT QUẢ PHỎNG VẤN RẤT QUAN TRỌNG QUAN TRỌNG KHÔNG QUAN TRỌNG ni % ni % ni % 1 Chạy bền trên địa hình tự nhiên 800 - 1500m 22 78.58 3 10.71 3 10.71 2 Chạy tốc độ cao 60 - 80m 21 75.00 4 14.29 3 10.71 3 Bật xa tại chỗ 8 - 10 lần 16 57.57 7 25.00 6 21.43 4 Bật đổi chân trên bậc thềm 6 21.43 7 25.00 14 50.00 5 Nhảy dây: 2 phút 16 57.57 7 25.00 6 21.43 6 Gánh bao cát 10 - 15kg ( lần) 5 17.86 7 25.00 16 57,14 7 Nằm sấp chống đẩy 15 53.57 7 25.00 6 21.43 Từ kết quả trên tôi lựa chọn một số bài tập Phần thứ ba: KẾT LUẬN CHUNG Sau hai học kỳ của năm học 2004 - 2005 tôi tiến hành thực nghiệm đối với học sinh nữ lớp 10A 2 và 10A16 về vấn đề thể lực tôi rút ra một số kết luận và kinh nghiệm để việc giảng dạy bộ môn GDTC trong Trường THPT mang lại hiệu quả cao như sau: 1. Ngoài việc giảng dạy đúng theo PPCCT của Bộ Giáo dục và Đào tạo người giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh một số bài tập phát triển thể lực chung, giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh tự tập luyện, và kết hợp với việc phụ đạo thêm có kiểm tra những bài tập đã định từ đầu năm. 2. Giáo dục cho học sinh yêu thích môn thể dục và thấy được tác dụng của thể dục thể thao đối với đời sống con người và sự phát triển của xã hội. 13 3. Người giáo viên GDTC cần phải gần gũi học sinh là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Ngoài việc tận tâm, trách nhiệm với chương trình, nội dung chính khóa, người giáo viên GDTC còn phải nhiệt huyết, biết phát động phong trào TDTT, tổ chức các cuộc thi thể thao nhằm kích thích sự phát triển của phong trào. Góp phần nâng cao sức khỏe cho học sinh để các em có một trình độ thể lực tốt, đáp ứng mọi yêu cầu của các giờ chính khóa. Góp phần giáo dục con người toàn diện, trong sạch về đạo đức, phong phú về trí tuệ, cường tráng về thể lực, theo gương Bác Hồ vĩ đại "Tự tôi ngày nào cũng tập". Ngày 14 tháng 05 năm 2013. NGƯỜI VIẾT TRẦN LỆ THỦY 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan