Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sản xuất và tiêu thụ lúa trên đại bàn xã triệu đại, huyện triệu phong, tỉnh quản...

Tài liệu Sản xuất và tiêu thụ lúa trên đại bàn xã triệu đại, huyện triệu phong, tỉnh quảng trị

.PDF
55
426
61

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRIỆU ĐẠI HUYỆN TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ Sinh viên thực hiện: Lê Hoàng Nhật Lớp: K41A KTNN Niên khóa: 2007-2011 Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Hữu Xuân Huế, tháng 4 năm 2010 Sinh viên: Lê Hoàng Nhật 1 Chuyên đề tốt nghiệp Chuyên đề này được hoàn thành là kết quả thực tập 4 tháng tại phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị và sự tích lũy kiến thức sau 4 năm học và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tâm truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt 4 năm học Đại học. Tôi thực sự cảm ơn quý thầy cô về những sự giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiếp cận với vốn kiến thức và tri thức khoa học tài sản quý giá nhất trong cuộc đời và sự nghiệp của tôi. Bên cạnh đó, tôi cũng rất biết ơn các cô chú, anh chị cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Triệu Phong, UBND xã Triệu Đại và các hộ sản xuất lúa mà tôi trực tiếp điều tra xin số liệu đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chuyên đề này. Tôi đặc biệt cảm ơn thầy giáo Nguyễn Hữu Xuân, đã dành thời gian, công sức truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm tận tâm giúp đỡ và hỗ trợ chính cho tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành chuyên đề này. Sự hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này chính là kết quả của sự đóng góp to lớn của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của quý thầy cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển, của cán bộ xã Triệu Đại, bạn bè và đặc biệt là sự nỗ lực của chính bản thân. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do kiến thức và năng lực bản thân còn hạn chế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn bè để được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 05 năm 2011 Sinh viên thực hiện Lê Hoàng Nhật Sinh viên: Lê Hoàng Nhật 2 Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ĐƠN VỊ QUY ĐỔI TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Lý thuyết về hiệu quả kinh tế 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ lúa 1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỂN 1.3 1.2.1.Tình hình sản xuất lúa ở Quảng Trị 1.4 1.2.2. Tình hình sản xuất lúa tại huyện Triệu Phong CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN SUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRIỆU ĐẠI HUYỆN TRIỆU PHONG 2.1 MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT CƠ BẢN VỀ ĐỊA BÀN XÃ TRIỆU ĐẠI 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 2.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRIỆU ĐẠI 2.2.1 Diện tích gieo trồng lúa trên địa bàn xã Triệu Đại. 2.2.2 Cơ cấu giống lúa trên địa bàn xã Triệu Đại 2.2.3 Năng suất lúa xã Triệu Đại 2.3 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRIỆU ĐẠI 2.3.1 Tình hình tiêu thụ lúa của các nông hộ 2.3.2 Khó khăn trong tiêu thụ lúa 2.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 2.4.1 Một vài nét về tình hình cơ bản của các hộ điều tra Sinh viên: Lê Hoàng Nhật 3 Chuyên đề tốt nghiệp 2.4.1.1 Nhân khẩu và lao động 2.4.1.2 Tình hình sử dụng đất đai 2.4.1.3 Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỷ thuật 2.4.1.4 Tình hình sử dụng giống lúa của các nông hộ năm 2010 2.4.2 Quy mô, cơ cấu diện tích lúa của các hộ điều tra 2.4.3 Chi phí sản xuất lúa. 2.4.4 Năng suất lúa của các hộ điều tra 2.4.5 Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra 2.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA 2.5.1 Nhân tố vĩ mô 2.5.2 Nhân tố vi mô CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRIỆU ĐẠI 3.1 Nâng cao về kiến thức sản xuất và khả năng tiếp cận thị trường cho người dân. 3.3 Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường tiêu thụ lúa gạo. 3.4 Đẩy mạnh việc phát triển CSHT cho sản xuất nông nghiệp nói chung và cho sản xuất lúa nói riêng. 3.5 Khuyến khích xây dựng các cơ sở chế biến lúa tại vùng nguyên liệu. 3.6 Khuyến khích địa phương xây dựng các HTX dịch vụ nông nghiệp. 3.7 Giải pháp về đất đai. 3.8 Giải pháp về giống. 3.9 Một số giải pháp khác. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN II. KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO Sinh viên: Lê Hoàng Nhật 4 Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân BQC Bình quân chung BVTV Bảo vệ thực vật CB Chế biến CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CSHT Cơ sở hạ tầng DTGT Diện tích gieo trồng HTX Hợp tác xã KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình LĐ Lao động NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTTS Nuôi trồng thủy sản SX Sản xuất STT Số thứ tự TLSX Tư liệu sản xuất UBND Ủy ban nhân dân Sinh viên: Lê Hoàng Nhật 5 Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Kênh phân phối giống cây trồng, vật nuôi………………………… 12 Sơ đồ 2: Kênh phân phố sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng…………………. 14 Sơ đồ 3: Chuỗi cung sản phẩm lúa trên địa bàn xã Triệu Đại………………. 26 Sơ đồ 4: Hệ thống phân phối phân bón ở xã Triệu Đại…………………….. 38 Sinh viên: Lê Hoàng Nhật 6 Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Quảng Trị…………… 16 Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện Triệu Phong…………16 Bảng 3: Dân số và lao động diện tích của xã Triệu Đại năm 2010…………..19 Bảng 4: Diện tích các loại đất trên địa bàn xã Triệu Đại…………………… 20 Bảng 5: Biến động diện tích gieo trồng của xã Triệu Đại…………………… 22 Bảng 6: Quy mô, cơ cấu diện tích các loại giống chủ yếu trên địa bàn xã Triệu Đại năm 2010………………………………………………………………… 23 Bảng 7: Năng suất lúa của xã Triệu Đại……………………………………… 24 Bảng 8: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra………………. 27 Bảng 9: Cơ cấu diện tích đất gieo trồng của các hộ điều tra………………… 28 Bảng 10: Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỷ thuật của các hộ điều tra…… 29 Bảng 11: Tình hình sử dụng giống lúa của các nông hộ…………………… 30 Bảng 12: Quy mô, cơ cấu diện tích lúa của các hộ điều tra………………… 31 Bảng 13: Đầu tư cho sản xuất lúa vụ của nông hộ…………………………... 33 Bảng 14: Cơ cấu các loại chi phí cho sản xuất lúa của nông hộ……………. 34 Bảng 15: Năng suất lúa của các hộ điều tra………………………………… 35 Bảng 16: Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra………………… 36 Bảng 17 : Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả sản xuất Lúa của …… 39 Bảng 18: Ảnh hưởng của đầu tư chi phí trung gian đến năng suất lúa………. 40 Sinh viên: Lê Hoàng Nhật 7 Chuyên đề tốt nghiệp ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 ha = 10.000 m2 1 sào = 500 m2 1 tấn = 1000 kg 1 tạ Sinh viên: Lê Hoàng Nhật = 100 kg 8 Chuyên đề tốt nghiệp TÓM TẮT NGHIÊN CỨU  Mục tiêu nghiên cứu: - Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên địa bàn xã Triệu Đại, để từ đó biết hiệu quả sản xuất và thực trạng tiêu thụ lúa tại địa phương. - Nắm vững những thuận lợi và khó khăn, hạn chế trong việc sản xuất và tiêu thụ lúa tại địa phương. - Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lúa tại địa phương.  Dữ liệu phục vụ nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này tôi đã thu thập, sử dụng một số thông tin, dữ liệu theo yêu cầu của đề cương. Trong đó, một phần số liệu tổng quát cho phần cơ sở được trích từ niêm giám thống kê của huyện Triệu Phong, và các báo cáo cuối năm của xã; Bên cạnh đó tôi còn tham khảo một số sách, báo, tạp chí, trang web, các báo cáo hàng năm của địa phương,…Dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất được thu thập trong quá trình điều tra 30 hộ sản xuất tại địa bàn 3 thôn Phú Tài, Quảng Điền, Đại Hào.  Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp điều tra thống kê, phân tổ thống kê, lập bảng biểu điều tra chọn mẫu,…  Kết quả nghiên cứu: + Về sản xuất: So với mức tiềm năng của xã thì kết quả sản xuất lúa còn ở mức thấp nhưng đã góp phần tăng thu nhập cho nông hộ, giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho nông dân,. xong sản xuất lúa trên địa bàn xã vẫn còn những hạn chế sau: - Năng suất lúa đạt được chưa cao, điều này do công tác giống chưa được làm tốt và do mức sống, mức thu nhập của người dân còn ở mức thấp nên việc đầu tư thâm canh còn thấp. - Việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất còn ở mức rất thấp, điều này do hạn chế của đất đai cũng như ảnh hưởng của mức thu nhập dân cư. Sinh viên: Lê Hoàng Nhật 9 Chuyên đề tốt nghiệp - Chỉ mới sản xuất được vụ đông xuân và vụ hè thu còn vụ mùa gần như bỏ trống đất đai. Điều này một phần là do ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết, một phần là do công tác thủy lợi trên địa bàn chưa đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất. - Hiện tượng sâu bệnh đang là khó khăn lớn đối với bà con nông dân, điều này do công tác BVTV chưa thực sự có hiệu quả, người dân thiếu kiến thức và kỷ thuật cũng như các biện pháp phòng trừ. - Giá cả các yếu tố đầu vào và đầu ra không ổn định, hoạt động mua bán không thống nhất. Đây cũng là một hạn chế làm ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất cũng như tâm lý của người sản xuất. + Về tiêu thụ lúa: Trên cơ sở mô tả và phân tích chuỗi cung sản phẩm lúa trên địa bàn tôi nhận thấy: - Lực lượng tư thương đóng vai trò lớn nhất trong tổ chức tiêu thụ lúa tại địa phương. Người dân không phải tốn chi phí bảo quản và vận chuyển nào, thanh toán nhanh, gọn, rõ ràng. - Tuy nhiên, người dân thiếu thông tin về giá cả và thị trường, tư thương lợi dụng ép giá nên ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng lúa. - Thiếu các cơ sở chế biến lúa tại địa phương cũng như phương tiện cất trữ nên tiêu thụ lúa gặp nhiều khó khăn. - Lượng cung lúa ra thị trường không ổn định do sản xuất lúa tại địa phương phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Sinh viên: Lê Hoàng Nhật 10 Chuyên đề tốt nghiệp PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã cố gắng rất lớn, đòi hỏi lãnh đạo sáng suốt với những chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và các cấp lãnh đạo, cùng với sự nổ lực, siêng năng cần cù của người dân. Điển hình là sự nghiệp CNHHĐH đất nước, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ đã có bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nền nông nghiệp trong công tác an ninh lương thực. Ở Việt Nam, Nông nghiệp chiếm vị trí rất quan trọng, 80% dân số sống ở nông thôn và trên 70% dân số nước ta là nông dân, hàng năm đóng góp 20% GDP toàn quốc trong khi đầu tư cho nông nghiệp chỉ khoảng 10% tổng số vốn đầu tư của nhà nước. Có thể nói lúa nói chung cũng như trong cơ cấu sản xuất nông sản nói riêng. Lúa gạo là sản phẩm cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Ngoài ra, đối với nước ta, lúa gạo còn là hàng hóa xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ cho quốc gia. Là “quốc gia có nền văn minh lúa nước”, trong những năm qua, năng suất, sản lượng lúa gạo nước ta không ngừng tăng lên. Từ một quốc gia phải nhập khẩu lương thực trung bình từ những năm 70-74 của thế kỷ XX là 1233.2 ngàn tấn gạo (Lê Du Phong; 1975) thì đến năm 1998 nước ta đã xuất khẩu 3.8 triệu tấn gạo. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới với lượng xuất khẩu trung bình hàng năm hơn 4 triệu tấn, riêng năm 2008 là 4.65 triệu tấn đạt kim ngạch xuất khẩu là 2.9 tỷ USD gấp 2 lần so với năm 2004 (1.4 tỷ USD) Triệu Đại, một xã thuộc huyện Triệu Phong với phần lớn diện tích là đồng bằng. Với vị trí này đã tạo điều kiện cho Triệu Đại có lợi thế nhất định trong việc phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Là xã có tới 90% dân số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong những năm qua, nông nghiệp Triệu Đại đã có sự chuyển biến tích cực, từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến việc đầu tư thâm canh, tăng vụ, đưa giống mới vào sản xuất… Tuy nhiên so với các vùng khác trong huyện và so với các xã trên cả nước thì năng suất lúa của xã còn thấp, hoạt động sản xuất cũng như các dịch vụ cung ứng vật tư còn Sinh viên: Lê Hoàng Nhật 11 Chuyên đề tốt nghiệp hạn chế, mặt khác việc tiêu thụ lúa ở đây còn gặp nhiều khó khăn, và chưa được quan tâm thỏa đáng làm cho người dân không yên tâm sản xuất. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã chọn đề tài: “ Sản xuất và tiêu thụ lúa trên đại bàn xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị”. Mục đích nghiên cứu đề tài: - Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ trên địa bàn xã Triệu Đại. - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lúa của địa phương. Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp duy vật biện chứng: Nhằm xem xét các sự vật hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. - Điều tra thống kê: thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp. + Số liệu thứ cấp: Tại UBND xã, phòng NN&PTNN huyện Triệu Phong, … + Số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn, điều tra 30 hộ thuộc 3 thôn đại diện cho 3 vùng sản xuất của xã Triệu Đại. - Tổng hợp số liệu thống kê bằng cách sử dụng bảng biểu, tổng hợp, phân tích, so sánh các chỉ tiêu cơ bản của sản xuất nông nghiệp và phân tổ thống kê. Do thời gian có hạn mà đề tài này rất rộng nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu: - Đối tượng: Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên địa bàn xã Triệu Đại. - Phạm vi: Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa năm 2010. Sinh viên: Lê Hoàng Nhật 12 Chuyên đề tốt nghiệp PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Lý thuyết về hiệu quả kinh tế a/ Khái niệm hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỷ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều này có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến việc xem xét sử dụng các yếu tố nguồn lực. Hay chỉ khi nào nguồn lực sử dụng đạt được cả hiệu quả kỷ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.  Các chỉ tiêu đánh giá hiêu quả kinh tế - Phương pháp 1: hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. H = Q/C Trong đó: H là hiệu quả kinh tế Q là khối lượng sản phẩm thu được C là chi phí bỏ ra - Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế bằng tỷ số giữa kết quả tăng thêm với chi phí tăng thêm Trong đó: H = Q/C Q là khối lượng sản phẩm tăng thêm C là chi phí tăng thêm  Ý nghĩa hiệu quả kinh tế - Biết được mức hiệu quả sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế để có các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. - Làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất nông nghiệp. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp tăng năng suất, sản lượng nông nghiệp, còn nếu đạt được hiệu quả kinh tế cao thì cần đổi mới công nghệ. b/ Khái niệm tiêu thụ  Đặc điểm của tiêu thụ nông sản: - Sản phẩm của ngành nông nghiệp phần lớn là sản phẩm tự nhiên hoặc có nguồn gốc tự nhiên đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người trong đó chủ yếu lương thực, thực phẩm. Sinh viên: Lê Hoàng Nhật 13 Chuyên đề tốt nghiệp - Sản phẩm của ngành nông nghiệp thường dễ bị hư hỏng và giá cả thường xuyên biến động. Do vậy, cần coi trọng gắn kết sản xuất nông sản thô với chế biến, xây dựng hệ thống kho bảo quản phù hợp. - Trong nông nghiệp, ngoài sản phẩm được đưa ra cung ứng cho thị trường còn có một lượng sản phẩm được giữ lại làm TLSX cho quá trình sản xuất tiếp theo. - Việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp có tính thời vụ và tính địa phương khá cao. Cần có kế hoạch dự trữ để đáp ứng nhu cầu lúc trái vụ, đồng thời thực hiện tốt sản xuất và cung ứng đối với các sản phẩm có tính chất địa phương, các sản phẩm đặc sản. - Chi phí Marketing cho sản phẩm nông nghiệp cao. Do chịu ảnh hưởng của CSHT, dịch vụ vận chuyển, công nghệ bảo quản, chế biến,… Lưu thông phân phối hàng hóa là khâu nối kết sản xuất với tiêu dùng, các ngành kinh tế và các doanh nghiệp với nhau. Quá trình lưu thông phân phối hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng được thực hiện qua kênh phân phối. Kênh phân phối là tổng hợp các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ vận động và phân phối hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Khác với kênh phân phối trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, trong lĩnh vực nông nghiệp sản phẩm được làm ra bởi hàng triệu người nông dân và những sản phẩm này chủ yếu phục vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân. Sự khác biệt này thể hiện qua hai kênh phân phối cụ thể sau:  Kênh phân phối giống cây trồng, vật nuôi: là loại kênh phân phối hàng hóa tư liệu sinh vật nông nghiệp, có đặc trưng sau: Trung tâm giống quốc gia Các C.ty SX và phân phối giống cấp tỉnh Người sản xuất nông nghiệp Sơ đồ 1: Kênh phân phối giống cây trồng, vật nuôi - Là hình thức sản xuất và chuyển giao công nghệ về giống và sử dụng giống. - Kênh kết hợp nghiên cứu với sản xuất hoàn thiện sản phẩm trong quá trình chuyển giao công nghệ giống, trong đó nghiên cứu và chất xám đóng vai trò quan trọng. - Là loại kênh phân phối sản phẩm mới vừa mang tính đặc quyền của Nhà nước vừa mang tính xã hội cao. - Kênh mang tính trực tiếp và cung cấp là chủ yếu.  Các kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng cá nhân. Sinh viên: Lê Hoàng Nhật 14 Chuyên đề tốt nghiệp So với loại kênh tiêu thụ hàng hóa công nghiệp và dịch vụ tiêu dùng cá nhân thì kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng cá nhân có số lượng nhiều hơn và có một số kênh gián tiếp nhìn chung dài hơn, với những đặc trưng sau: - Một là, tùy vào mức độ sản xuất gắn kết với thị trường sản xuất nông nghiệp mà các kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp được chia ra ba cấp độ khác nhau: hai kênh đầu KI và KII là hai kênh ngắn nhất, mang tính trực tiếp, hoạt động chủ yếu ở nông thôn. Ba kênh giữa KIII, KIV, KV dài hơn, phải trải qua hai hay ba khâu trung gian hoạt động dịch vụ cho người tiêu dùng thành thị vốn đông đúc và đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao hơn. Còn lại hai kênh dài nhất KVI, KVII làm nhiệm vụ phân phối hàng nông sản xuất khẩu, thông thường phải trải qua năm khâu trung gian trong đó hai khâu ở nước ta và ba khâu ở nước nhập khẩu. - Hai là, ngoài hai kênh ngắn hoạt động ở nông thôn thì trong năm kênh còn lại khâu trung gian đầu tiên đều là người thu gom hoặc người chế biến nhưng có chức năng thu mua và là chức năng đầu tiên. Đặc trưng này phù hợp với yêu cầu thu gom lại sản phẩm sản xuất trên đồng ruộng của nông hộ, chủ trang trại. - Ba là, về chủ kênh phân phối, người sản xuất nông nghiệp chỉ thực hiện được vai trò đó trong hai kênh đầu hoạt động ở nông thôn, các kênh còn lại là do một người trung gian nào đó với vị thế của mình đứng ra làm chủ. - Bốn là, người nông dân với tư cách là người sản xuất ở đầu kênh nhưng không phải là chủ kênh nên phần nhiều họ chỉ quan tâm tới khâu trung gian đầu tiên trực tiếp quan hệ với họ. Việc tiêu thụ sản phẩm có thể được tiến hành trên nhiều kênh, song đối với các chủ trang trại và các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp phải luôn lựa chọn cho mình những kênh phân phối thuận tiện và chi phí hoạt động, vận hành hàng hóa của kênh có hiệu quả nhất, dòng lưu chuyển hàng hóa trong kênh phải luôn được đảm bảo thông suốt và nhất là không bị cản trở về mặt pháp lý. Sinh viên: Lê Hoàng Nhật 15 Chuyên đề tốt nghiệp Sơ đồ 2: Kênh phân phố sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng KI SXNN KII SXNN Thu gom KIII SXNN Thu gom KIV SXNN Thu gom KV KVI SXNN SXNN CB Thu gom CB Ng. XK Ng. XK Ng. XK TDN.Th Sinh viên: Lê Hoàng Nhật KVII SXNN Ng. XK B.buôn TP B.buôn TP B.buôn NN Đ.lý NN Bán lẽ Bán lẽ Bán lẽ TP Bán lẽ TP Bán lẽ NN Bán lẽ NN TDN.Th TDTP TDTP TDTP TDNN TDNN 16 Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.2Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ lúa Hiện nay, sản xuất lúa không chỉ để đảm bảo an ninh lương thực mà còn xuất khẩu và thu ngoại tệ. Hơn nữa, lúa là sinh vật sống được sản xuất trên không gian rộng lớn và thời gian khá dài. Nên chúng ta cần quan tâm tới một số yếu tố ảnh hưởng tới cây lúa như: a. Nhân tố thuộc về tự nhiên - Đất đai: là tư liệu sản xuất quan trọng, đặc biệt và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng. Nhờ có đất đai mà cây lúa có thể tồn tại và được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng phục vụ cho hoạt động trao đổi chất, sinh lý, sinh hóa. Ở những vùng khác nhau tính chất, độ màu mỡ của đất cũng khác nhau… Vì vậy, để lúa đạt năng suất cao cần phải chú ý đến chế độ canh tác nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho lúa sinh trưởng và phát triển, đồng thời bồi dưỡng và cải tạo đất. - Thời tiết, khí hậu: đây là yếu tố mang tính quy luật tự nhiên, có tác động rất lớn đến hệ thống canh tác và năng suất lúa cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Bao gồm: + Nhiệt độ: ảnh hưởng lớn đến sự nảy mầm của hạt, sự ngoi lên mặt đất của cây con và sự sinh trưởng của lá. Ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển là 13 - 400C. Tổng tích ôn của một vụ khi nảy mầm đến khi thu hoạch là 2500 - 30000C đối với giống ngắn ngày và 3000 - 40000C đối với giống dài ngày. + Ánh sáng: ảnh hưởng đến cây lúa trên hai mặt cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng. Thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng tới quá trình phát dục và ra hoa. Cường độ chiếu sáng ảnh hưởng tới quang hợp tạo chất dinh dưỡng. Trung bình 2000 - 3000 calo/cm2/ngày trở lên. + Nước: đặc biệt quan trọng đối với cây lúa, nhờ nước cây lúa mới cứng cỏi do tế bào trương lên. Đối với giai đoạn trổ bong nước đóng vai trò quyết định tới năng suất. Hơn nữa, nước còn có tác đụng thau chua, rửa mặn, và rất cần cho giai đoạn làm đồng, trổ bông, chín sữa. b. Yếu tố sinh học - Giống: Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa. Nếu giống được cung cấp đầy đủ, chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và thích nghi rộng rãi… thì năng suất sẽ cao. Hiện nay, công nghệ tạo giống đã đáp ứng được một số yêu cầu trên. - Dinh dưỡng khoáng: Lúa cũng như những cây trồng khác, để sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao thì phải có đầy đủ một số chất dinh dưỡng nhất định. Cây Sinh viên: Lê Hoàng Nhật 17 Chuyên đề tốt nghiệp lấy dinh dưỡng chủ yếu từ đất và nước, do vậy, nếu không đủ ta phải cung cấp cho đủ nhu cầu của lúa thông qua phân bón. Như: + Đạm (N): Là yếu tố không thể thiếu giúp lúa hình thành cơ quan sinh trưởng, sinh sản và dự trữ trong hạt. Nếu thiếu đạm lúa sẽ vàng, nhưng nếu thừa lúa sẽ tốt dẫn đến sâu bệnh, năng suất thấp. + Lân (P2O5): Cũng là yếu tố quan trọng giúp cây lúa cứng hơn, chống chịu rét và cho năng suất cao. Sâu bệnh: Là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng lúa, và đang là nỗi lo của nhà nông. Hiện nay, có nhiều loại sâu bệnh hại mới, tuy đã có biện pháp phòng ngừa nhưng hiệu quả không cao. c. Yếu tố kinh tế - xã hội - Vốn : Chủ yếu để cung cấp tư liệu sản xuất, vật tư nông nghiệp. - Cơ sở hạ tầng: Bao gồm: công trình giao thông, thủy lợi; các dịch vụ sản xuất, khoa học kỷ thuật… có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sản xuất lúa. - Giá cả thị trường: quyết định đến quy mô sản xuất lúa. Nếu giá cao thì nông dân sẽ hào hứng sản xuất nhiều, và ngược lại nếu giá thấp người dân sẽ sản xuất ít. Hơn nữa thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, thuận lợi cũng góp phần kích thích nông dân sản xuất. - Chính sách nhà nước: Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ lúa. Nếu nhà nước có chính sách khuyến nông, đất đai… hợp lý thì sẽ khuyến khích nông dân sản xuất. d. Yếu tố con người: Có tác động trực tiếp và gián tiếp tới sản xuất và tiêu thụ lúa. Nếu con người nắm vững thời vụ gieo trồng, kỹ thuật chăm sóc,… thì sẽ mang lại năng suất cao, kích thích quá trình sản xuất và tiêu thụ lúa. 1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất - Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất: Là các chỉ tiêu biểu hiện mức độ đầu tư cho sản xuất, bao gồm: + Diện tích gieo trồng, diện tích gieo trồng bình quân hộ + Mức đầu tư vốn cố định, vốn lưu động cho sản xuất/ 1 đơn vị diện tích. + Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị tính bằng tiền của sản phẩm được tạo ra trong một thời kỳ nhất định của một đơn vị. GO = Q*P Q: Là khối lượng sản phẩm P: là giá bình quân một đơn vị sản phẩm. + Giá trị gia tăng (VA): Phản ánh giá trị tăng thêm so với chi phí mua ngoài bỏ ra (chưa tính khấu hao và công lao động). Sinh viên: Lê Hoàng Nhật 18 Chuyên đề tốt nghiệp VA = GO – IC Trong đó: IC là chi phí trung gian, bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất. - Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất. + Hiệu suất GO/IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Hiệu suất GO/IC càng lớn thì sản xuất càng có hiệu quả. + Hiệu suất VA/IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỂN 1.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNN), tình hình sản xuất lúa gạo vừa qua có những thuận lợi và hiệu quả khả quan. Mặc dù hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn và bệnh dịch liên tục xảy ra nhưng dự kiến sản xuất lúa năm 2010 đảm bảo đúng kế hoạch, sản lượng dự kiến cả năm khoảng 39,1 triệu tấn. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long dự kiến đạt sản lượng 21,3 triệu tấn, tăng 400.000 tấn so với cùng kỳ năm 2009. Sản lượng lúa tăng do mở rộng diện tích gieo cấy và sản lượng tăng ở khu vực này sẽ bù đắp cho sản lượng thiếu hụt do thiên tai ở các tỉnh phía Bắc. Thị trường gạo năm 2010 có những diễn biến đảo chiều liên tục, khó lường. Thời điểm đầu năm thị trường gạo trầm lắng do nguồn cung gạo tăng, trong đó bao gồm kế hoạch giải phóng tồn kho của Chính phủ Thái Lan trước vụ mùa mới, trong khi đó, Philippines và Indonesia chưa thể hiện nhu cầu cần nhập khẩu… Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ hè thu. Chủ trương này đã góp phần tiêu thụ cũng như làm tăng giá mua lúa gạo hàng hóa theo hướng có lợi cho người trồng lúa. Đến giữa tháng 9/2010, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 5,049 triệu tấn, trị giá FOB đạt 2,142 tỷ USD, trị giá CIF đạt 2,361 tỷ USD, giá bình quân là 424,24 USD/ tấn. So với năm 2009, số lượng gạo xuất khẩu tăng 5,86%, giá xuất khẩu bình quân tăng 16,64 USD/ tấn. Hiện tại, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã ở chung mặt bằng giá với nước xuất khẩu lớn như Thái Lan. Gạo của Việt Nam đang tiếp tục nhận được sự quan tâm của các đối tác truyền thống như: Malaysia, Indonesia, Cuba, Iraq và Bangladesh. Hơn nữa gạo chúng ta đang khẳng định được chỗ đứng ở châu Phi. Sinh viên: Lê Hoàng Nhật 19 Chuyên đề tốt nghiệp 1.2.2.Tình hình sản xuất lúa ở Quảng Trị Để có thể thấy được tình hình sản xuất lúa của tỉnh Quảng Trị ta có thể thấy qua bảng dưới đây: Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Quảng Trị Chỉ tiêu Lúa cả năm Diện tích Năng suất Sản lượng ĐVT Nghìn ha Tạ/ha Nghìn Tấn 2005 44.90 44.54 200.00 (ĐVT:BQ/sào) 2006 2007 2008 2009 45.90 46.30 47.10 48.10 46.51 46.11 46.35 46.30 213.50 213.50 218.30 222.70 ( Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Trị) Nhìn vào bảng trên ta thấy được rằng từ năm 2005 đến năm 2009 diên tích trồng lúa tăng từ 44,90 nghìn ha lên còn 48,10 nghìn ha. Điều này cho thấy rằng việc chọn cây lúa làm cây kinh tế chủ đạo của vùng. Theo xu thế diện tích lúa tăng lên theo từng năm thì năng suất và sản lượng theo đó cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể năm 2005 sản lượng lúa là 200 nghìn tấn tăng lên 222,70 nghìn tấn vào năm 2009. Điều này cho thấy tỉnh đã có sự quan tâm thích đáng đến bà con nông dân bằng những chính sách nhằm hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp như khuyến nông, cung cấp vốn…để cho nông dân có điều kiện để tăng cường thâm canh tăng năng suất. Nói tóm lại tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Quảng Trị trong những năm qua đã có sự tăng trưởng và tiến bộ trong cách sản xuất của người dân. 1.2.3. Tình hình sản xuất lúa tại huyện Triệu Phong Triệu Phong là một huyện có diện tích gieo trồng lúa lớn trong tỉnh, hiện đang là một trong những huyện đi đầu của tỉnh về diện tích lúa lai, quy hoạch vùng lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Bảng dưới thể hiện tình hình sản xuất lúa của huyện Triệu Phong qua 3 năm 2008 – 2010: Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện Triệu Phong Chỉ tiêu Diện tích Năng suất Sản lượng (ĐVT:BQ/sào) So sánh 09/08 10/09 +/% +/% ĐVT 2008 2009 2010 Ha 6555 6702 6794 147 2,24 92 1,37 Tạ/ha 48,37 48,41 45,64 0,04 0,08 -2,77 -5,71 Tấn 31706 32444 31010 738 2,33 -1434 -4,42 (Nguồn: Niêm giám thống kê của phòng nông nghiệp huyện Triệu Phong) Qua bảng số liệu ta thấy diện tích gieo trồng lúa của huyện tăng dần qua 3 năm từ 2009 đến 2010. Cụ thể năm 2008 diện tích gieo trồng là 6555 ha đến năm 2009 tăng 147 ha (tương đương tăng 2.24%). Năm 2010, diện tích gieo trồng là 6794 ha tăng 92 ha (tương đương 0,72%) so với năm 2009. Sinh viên: Lê Hoàng Nhật 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan