Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu thượng lang, tỉnh cao bằng nửa đầu thế kỉ ...

Tài liệu Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu thượng lang, tỉnh cao bằng nửa đầu thế kỉ xix

.PDF
121
22
50

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀO THỊ BÍCH PHƯỢNG RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CHÂU THƯỢNG LANG, TỈNH CAO BẰNG NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN - 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀO THỊ BÍCH PHƯỢNG RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CHÂU THƯỢNG LANG, TỈNH CAO BẰNG NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số:8229013 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀM THỊ UYÊN THÁI NGUYÊN - 2019 LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu Thượng Lang, tỉnh Cao Bằng nửa đầu thế kỉ XIX” được thực hiện từ tháng 8/2018 đến tháng 8/2019. Luận văn sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Tác giả luận văn ĐÀO THỊ BÍCH PHƯỢNG i LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn PGS.TS. Đàm Thị Uyên, các thầy cô giáo trong bộ môn lịch sử Việt Nam và khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã động viên, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trung tâm lưu trữ Quốc gia I Hà Nội, Thư viện Quốc gia Việt Nam…đã giúp đỡ tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, ngày 28 tháng 6 năm 2019 Tác giả luận văn ĐÀO THỊ BÍCH PHƯỢNG ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC............................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................ vi MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 6 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 7 7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 7 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CHÂU THƯỢNG LANG, TỈNH CAO BẰNG ...... 8 1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên .................................................................. 8 1.2. Lịch sử hành chính...................................................................................... 14 1.3. Các thành phần dân tộc............................................................................... 19 1.4. Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội ............................................................ 23 Tiếu kết chương 1 .............................................................................................. 26 Chương 2: SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT CHÂU THƯỢNG LANG, TỈNH CAO BẰNG NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX ........................................................................ 28 2.1. Tình hình sở hữu ruộng đất của châu Thượng Lang nửa đầu thế kỉ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805)................................................................. 28 2.1.2. Sở hữu ruộng đất tư ................................................................................. 35 2.2. Sở hữu ruộng đất của châu Thượng Lang theo địa bạ Minh Mạng 21 (1840) ....... 44 2.2.1. Tình hình ruộng đất ................................................................................. 44 iii 2.2.2. Sở hữu ruộng đất tư ................................................................................. 45 2.3. So sánh ruộng đất ở châu Thượng Lang nửa đầu thế kỉ XIX giữa địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840).......................................... 50 2.4. Chế độ tô thuế ............................................................................................. 56 Chương 3: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP .............................................................. 62 3.1. Trồng trọt .................................................................................................... 62 3.2. Chăn nuôi .................................................................................................... 70 3.3. Kinh tế tự nhiên .......................................................................................... 72 3.4. Thủ công nghiệp, thương nghiệp ................................................................ 75 3.5. Nghi lễ và tín ngưỡng liên quan đến trồng trọt .......................................... 78 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 94 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 100 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cb : Chủ biên ĐHSPHN : Đại học sư phạm Hà Nội GS : Giáo sư HN : Hà Nội KH : Kí hiệu KHXH : Khoa học xã hội M.s.th.t.p : Mẫu, sào, thước, tấc, phân Nxb : Nhà xuất bản PGS : Phó giáo sư TCN : Trước công nguyên TS : Tiến sĩ TTLTQGI : Trung tâm lưu trữ Quốc gia I UBND : Ủy ban nhân dân iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình ruộng đất châu Thượng Lang theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ............................................................................ 34 Bảng 2.2: Quy mô sở hữu ruộng đất tư châu Thượng Lang năm Gia Long 4 (1805) ............................................................................ 36 Bảng 2.3: Bình quân sở hữu ruộng đất các xã châu Thượng Lang năm Gia Long 4 (1805) ..................................................................... 37 Bảng 2.4: Giới tính trong sở hữu ruộng đất châu Thượng Lang năm Gia Long 4 (1805) ..................................................................... 38 Bảng 2.5: Thống kê tình hình sở hữu ruộng đất của chủ nữ năm Gia Long 4 (1805) ............................................................................ 39 Bảng 2.6: Quy mô sở hữu ruộng đất tư theo nhóm họ năm Gia Long 4 (1805) ........................................................................................ 40 Bảng 2.7: Sở hữu ruộng đất của các chức sắc châu Thượng Lang theo địa bạ Gia Long 4 (1805) .......................................................... 42 Bảng 2.8: Quy mô sở hữu ruộng đất của các chức dịch châu Thượng Lang Theo địa bạ Gia Long 4 năm 1805 .................................. 43 Bảng 2.9: Các loại ruộng đất của châu Thượng Lang ............................... 44 Bảng 2.10: Quy mô sở hữu ruộng đất tư ..................................................... 45 Bảng 2.11: Bình quân sở hữu ruộng đất của các xã châu Thượng Lang ..... 46 Bảng 2.12: Sở hữu ruộng đất của chủ nữ, chủ namở châu Thượng Lang ......... 47 Bảng 2.13: Thống kê tình hình sở hữu ruộng đất của chủ nữ ..................... 47 Bảng 2.14: Sở hữu ruộng đất tư theo nhóm họ ............................................ 48 Bảng 2.15: Sở hữu ruộng đất của các chức sắc ........................................... 49 Bảng 2.16: Quy mô sở hữu ruộng đất của các chức sắc .............................. 50 Bảng 2.17: So sánh tình hình ruộng đất của châu Thượng Lang giữa địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840) ...................... 51 v Bảng 2.18: So sánh quy mô sở hữu ruộng đất của châu Thượng Lang giữa địa bạ Gia Long 4 (1805) và địa bạ Minh Mạng 21 (1840) ............ 51 Bảng 2.19: So sánh quy mô sở hữu ruộng đất theo nhóm họ của châu Thượng Lang giữa địa bạ Gia Long 4 (1805) và địa bạ Minh Mạng 21 (1840) ......................................................................... 52 Bảng 2.20: So sánh tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc năm Gia long 4(1805) và Minh Mạng 21 (1840).............................. 55 Bảng 2.21. Biểu thuế ruộng đất công và tư dưới thời Gia Long 4 (1802) ......... 58 Bảng 2.22: Biểu thuế ruộng đất công và tư thời Minh Mạng 21 (1840) ..... 59 vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Quy mô sở hữu ruộng đất năm 1805 ....................................... 36 Biểu đồ 2.2: Sở hữu ruộng đất của các nhóm họ lớn................................... 41 Biểu đổ 2.3: Sự phân bố ruộng đất của châu Thượng Lang năm 1840 ....... 45 vi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước ta đi lên là một nước nông nghiệp vì vậy nông nghiệp luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, ruộng đất là cơ sở của nền kinh tế đất nước, vì vậy tình hình sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi thời kì lịch sử. Nghiên cứu về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp không chỉ giúp chúng ta hiểu về chính sách ruộng đất, thực trạng nông nghiệp mà còn cung cấp những hiểu biết về vấn đề kinh tế, xã hội của địa phương. Dưới chế độ phong kiến ruộng đất luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là triều Nguyễn rất coi trọng vấn đề ruộng đất. Nghiên cứu về vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp trong lịch sử cho ta thấy được bức tranh nông nghiệp, nông thôn trong lịch sử, bên cạnh đó cung cấp những hiểu biết về vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa đương thời để có cái nhìn sâu sắc về lịch sử dân tộc, qua đó rút ra những bìa học kinh nghiệm tạo cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển trong tương lai. Thông qua chính sách ruộng đất của các triều đại qua đó sẽ phản ánh được tình hình quốc gia và vai trò của nhà nước đối với kinh tế, xã hội, đặc biệt đối với tầng lớp nông dân và chế độ sở hữu ruộng đất. Châu Thượng Lang nay là huyện Trùng Khánh, nằm phía đông bắc của tỉnh Cao Bằng, cũng là nơi có vị trí tiếp giáp với huyện Đại Tân (Quảng Tây - Trung Quốc) nên có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh đối với cả nước. Là vùng biên viễn xa xôi, là phên dậu phía bắc bảo vệ biên giới nên được các triều đại phong kiến quan tâm. Đây cũng là nơi cư trú của 7 tộc người anh em: Tày, Nùng, Mông, Dao, Hoa, Kinh…dù có nguồn gốc lịch sử khác nhau nhưng các dân tộc đã đoàn kết cùng nhau xây dựng bản làng tạo nên những đặc trưng văn hóa riêng biệt do vị trí địa lý và lịch sử đem lại. 1 Việc nghiên cứu về một thời kì lịch sử của châu Thượng Lang đầu thế kỉ XIX nhằm phục dựng lại một bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, đời sống tinh thần phong phú độc đáo của các tộc người châu địa phương, với mong muốn góp phần phản ánh một cách khoa học, chân thực, bổ sung thêm nguồn tư liệu, góp phần lý giải một số vấn đề trong lịch sử Việt Nam thời trung đại về lịch sử bảo vệ biên giới, mối quan hệ giữa miền núi với miền xuôi, mối quan hệ giữa các tộc người trong lịch sử. Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về ruộng đất, kinh tế nông nghiệp dưới thời Nguyễn về các tỉnh miền núi phía bắc nhưng nghiên cứu về vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của châu Thượng Lang, tỉnh Cao Bằng nửa đầu thế kỉ XIX đến nay chưa có một công trình nào được thực hiện. Bởi vậy còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ như vị trí địa lý, nguồn gốc cư dân, chế độ sở hữu ruộng đất, vì vậy tác giả mạnh dạn lựa chọn vấn đề “Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Châu Thượng Lang, tỉnh Cao Bằng, nửa đầu thế kỉ XIX” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Những công trình của các tác giả có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài, có thể kể đến như sau: Cuốn “Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ” của tác giả Phan Huy Lê (NXB Văn Sử Địa, Hà Nội, 1959) cuốn sách viết về những chính sách ruộng đất và tình hình nông nghiệp của nhà nước Lê sơ ở thế kỉ XV, các hình thức sở hữu, chiếm hữu ruộng đất. Năm 1979 tác giả Vũ Huy Phúc với tác phẩm “Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX” (nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội). Tác phẩm đã nêu lên chính sách ruộng đất của nhà Nguyễn, tác giả đã hệ thống hóa nội dung, bản chất những chính sách lớn về ruộng đất của nhà Nguyễn, thiết chế kết cấu ruộng đất, tác động và hậu quả của nó đối với yêu cầu phát triển của tình hình kinh tế xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Là tác phẩm có giá trị giúp 2 người đọc có định hướng khi nghiên cứu về đời sống kinh tế trong thế kỉ XIX, qua đó thấy được phần nào tình hình kinh tế của tỉnh Cao Bằng nói chung, châu Thượng Lang nói riêng ở nửa đầu thế kỉ XIX. Tác giả Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang với tác phẩm “Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn” (nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, năm 1997), đã đề cập trực tiếp đến vấn đề địa bạ thời Nguyễn và tình hình ruộng đất Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX, giúp tác giả tìm hiểu về tình hình kinh tế nông nghiệp thời kì này. Với chuyên khảo “Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỉ XI - XVIII” gồm 2 tập (NXB KHXH, Hà Nội, 1982, 1983) tác giả Trương Hữu Quýnh đã đi sâu nghiên cứu chế độ ruộng đất trong các thế kỉ từ thế kỉ XI - XVIII, chuyên khảo này có giá trị rất lớn trong việc cung cấp tình hình xã hội Việt Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII, diễn biến của tình hình ruộng đất ở các thế kỉ trên, giúp tác giả hiểu hơn về tình hình sở hữu ruộng đất, chính sách về kinh tế nông nghiệp thời kì này. “Lịch sử Nhà Nguyễn - Một cách tiếp cận mới” là kết quả chung của cuộc Hội thảo khoa học cấp quốc gia về nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thời Nguyễn ở Đại học do Khoa Lịch sử và Trường Đại học sư phạm Hà Nội tổ chức vào tháng 10/2002. Tác phẩm tập trung những công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc của các nhà nghiên cứu khoa học lịch sử nói riêng và khoa học Xã hội - Nhân văn nói chung. Những vấn đề cần được làm sáng tỏ xung quanh lịch sử triều Nguyễn được bàn luận và đã đưa ra những nhận định tương đối thống nhất và thỏa đáng, giúp tác giả có những nhận định đúng đắn, hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu đề tài. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia chúa Nguyễn và triều Nguyễn trongn lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, do Hội khoa học lịch sử Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức vào ngày 18-19/10/2008, được Nxb Thế giới ấn hành năm 2008. Các nhà khoa học và nghiên cứu lịch sử đã tiến 3 hành đánh giá lại một công lao, tội cũng như vai trò của Vương triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc để chúng ta có những nhận xét khách quan hơn về triều Nguyễn. Kỷ yếu là nguồn tư liệu quý giá để tác giả tham khảo và hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài như: Quản lý ruộng đất của nhà Nguyễn qua tư liệu địa bạ của tác giả Phan Phương Thảo; Bộ máy hành chính làng xã thời Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX của tác giả Vũ Duy Mền; tác giả Lương Chí Minh với bài viết Sự phục hồi kinh tế phát triển của quan hệ thương mại giữa hai nước Trung -Việt vào những năm đầu nhà Nguyễn (1802 - 1858)… các bài viết đề cập đến những khía cạnh khác nhau trong đề tài mà tác giả nghiên cứu, là nguồn tài liệu quan trọng giúp tác giả nghiên cứu một số vấn đề trong luận văn. Cuốn Địa chí các xã Cao Bằng, Nxb chính trị quốc gia, xuất bản 2008 đã khái quát về các huyện, xã của tỉnh Cao Bằng về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, khoáng sản…cùng với tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và du lịch. Tác phẩm đã cung cấp nhiều tài liệu bổ ích để tác giả làm sơ sở nghiên cứu sâu hơn về Thượng Lang ở nửa đầu thế kỉ XIX. Cuốn Lịch sử tỉnh Cao Bằng, Nxb KHXH, HN-2009 là một cuốn sách giới thiệu về đất và người Cao Bằng qua các thời kì lịch sử. Qua những dẫn chứng cụ thể, cung cấp những kiến thức mới về nguồn gốc xa xưa của cộng đồng cư dân bản địa với những mốc thời gian có căn cứ thực tế, với những sự kiện hào hùng, oanh liệt, có cả những lúc thăng trầm, gắn liền với vùng đất biên cương địa đầu của Tổ quốc. Đây là một nguồn tài liệu quan trọng để tác giả có cơ sở nghiên cứu về châu Thượng Lang. Bên cạnh đó còn phải kể đến một số luận văn như:“Làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng” luận văn thạc sĩ tác giả Triệu Quỳnh Châu, Đại học Thái Nguyên năm 2010 đã đề cập đến văn hóa làng bản của huyện Trùng Khánh, một phần của văn hóa tinh thần của dân tộc nơi đây, Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Ba Bể nửa đầu thế kỉ XIX của Nguyễn Đức Thắng, 2010; Huyện Chiêm Hóa - Tuyên Quang nửa đầu thế kỉ XIX, luận 4 văn thạc sĩ Lịch sử Việt Nam của Nguyễn Thị Hà, 2010; Sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX của Lê thị Thu Hương; Huyện Bạch Thông - Bắc Kạn nửa đầu thế kỉ XIX của Nguyễn Tiến Đạt, 2013. Nội dung các công trình nêu trên là ý kiến gợi mở quý báu giúp cho tác giả luận văn không chỉ kế thừa mà còn có thêm nhận thức là cơ sở để tác giả hoàn thành tốt đề tài. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài “Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp châu Thượng Lang, tỉnh Cao Bằng nửa đầu thế kỉ XIX” để đi sâu nghiên cứu, mong muốn dựng lại một bức tranh chân thực, khoa học về tình hình ruộng đất kinh tế nông nghiệp của châu Thượng Lang nửa đầu thế kỉ XIX qua nguồn tư liệu. Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn đã đưa ra một số nhận xét về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của huyện Thượng Lang vào nửa đầu thế kỉ XIX. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan về vị trí địa lí, lịch sử hành chính, tình hình chính trị - xã hội và văn hóa, làm rõ tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của huyện Trùng Khánh nửa đầu thế kỉ XIX. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Bước đầu đề tài nghiên cứu tổng quan về địa bàn nghiên cứu, khái quá tình hình chính trị - xã hội của châu Thượng Lang, 1 vài nét về các dân tộc nơi đây, tập trung nghiên cứu về sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của châu Thượng Lang, tỉnh Cao Bằng nửa đầu thế kỉ XIX. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: tác giả tập trung nghiên cứu châu Thượng Lang, Cao Bằng nửa đầu thế kỉ XIX gồm 7 tổng, 12 xã. 5 Phạm vi thời gian: tập trung nghiên cứu châu Thượng Lang về sở hữu ruộng đất, kinh tế nông nghiệp giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX, dưới triều Nguyễn. Đây là giai đoạn lịch sử có nhiều sự kiện quan trọng đã diễn ra tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển của châu Thượng Lang nói riêng và của cả nước ta nói chung. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu Nguồn tư liệu Trong luận văn tác giả đã khai thác, sử dụng nguồn tài liệu bao gồm một số sách sử và địa chí cổ như: Đại Việt sử kí toàn thư, Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam nhất thống trí, Đại Nam thực lục, Cao Bằng thực lục…và nguồn tài liệu địa phương: tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX, Đại danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kì, Địa chí Cao Bằng, Địa chí các xã Cao Bằng… Đặc biệt là nguồn tư liệu địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840) gồm có 12 đơn vị địa bạ, trong đó có 7 đơn vị địa bạ Gia Long 4 (1805) và 5 đơn vị địa bạ thời Minh Mạng 21 (1840) có 6 đơn vị trùng nhau ở hai thời điểm. Các đơn vị địa bạ hiện đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Hà Nội. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả khôi phục các đơn vị hành chính cơ sở ở địa phương, cũng như kết cấu kinh tế, xã hội châu Thượng Lang, tỉnh Cao Bằng. Nguồn tài liệu điền dã: đây là nguồn tài liệu quan trọng, thông qua việc đi thực tế tại địa phương, tác giả đã tiến hành ghi chép, phỏng vấn, chụp hình về tình hình kinh tế nông nghiệp, đời sống dân cư, phong tục tập quán, lễ hội nông nghiệp…để liên hệ chứng minh cho vấn đề nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, kết hợp với điền dã, đồng thời phân tích, mô tả so sánh, đối chiếu các nguồn tài liệu, phương pháp tổng hợp bằng hệ thống biểu bảng…Phương pháp lịch sử được vận dụng nhằm trình bày bối cảnh, chính sách, quy định của nhà Nguyễn đối với ruộng đất và kinh tế nông nghiệp. Phương pháp logic nhằm tổng quát những đặc điểm trong việc sở hữu ruộng đất của các dòng họ, chức sắc, sở hữu theo giới tính cũng như là kinh 6 tế nông nghiệp. Phương pháp điền dã là quá trình tác giả tham quan, khảo sát thực địa tại địa phương về địa lý, điều kiện tự nhiên. Tác giả đã tiến hành ghi chép, chụp ảnh, phỏng vấn dân cư và cán bộ địa phương về phong tục tập quán, di tích, câu chuyện truyền miệng liên quan đến nội dung đề tài. Ngoài ra trong luận văn còn vận dụng kết hợp với một số phương pháp liên ngành như văn hóa, địa lý học nhằm làm rõ nội dung của luận văn. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về sở hữu ruộng đất và tinh hình kinh tế nông nghiệp châu Thượng Lang, tỉnh Cao Bằng nửa đầu thế kỉ XIX. Luận văn công bố 12 đơn vị địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) được lưu trữ tại TTLTQG I Hà Nội. Từ tư liệu địa bạ giúp chúng ta hiểu được chế độ sở hữu ruộng đất của châu Thượng Lang dưới thời Nguyễn ở huyện biên giới phía đông bắc Tổ quốc. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, học viên cao học khi nghiên cứu về lịch sử trung đại Việt Nam, cho giảng viên trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bản đồ nội dung luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Khái quát về châu Thượng Lang, tỉnh Cao Bằng. Chương 2: Sở hữu ruộng đất châu Thượng Lang, tỉnh Cao Bằng nửa đầu thế kỉ XIX Chương 3: Kinh tế nông nghiệp châu Thượng Lang tỉnh Cao Bằng, nửa đầu thế kỉ XIX. 7 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CHÂU THƯỢNG LANG, TỈNH CAO BẰNG 1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Cao Bằng phía đông giáp với châu Hạ Lôi nước Thanh (Trung Quốc) , phía Tây giáp phủ Trấn An nước Thanh và huyện Để Định tỉnh Tuyên Quang, phía nam giáp huyện Thất Khê tỉnh Lạng Sơn, phía bắc và đông bắc đều giáp với châu Quy Thuận nước Thanh. Phía Tây nam giáp các huyện Bạch Thông, Cảm Hóa của tỉnh Thái Nguyên, phía đông nam giáp giới các châu Hạ Đống, Long Châu, An Bình nước Thanh. “Đông Tây cách nhau 152 dặm, Nam Bắc cách nhau 87 dặm. Nguyên số quân thuộc 2 cơ Hùng, Dũng là 836 người. Hiện tại ngũ chỉ có 269 người. Dân số theo sổ cũ là 9.334 người. Hiện nay chỉ có 3.980 người” [51, tr. 651]. Vị trí của huyện Thượng Lang “cách phủ 81 dặm về phía Đông Bắc, Đông Tây cách nhau 109 dặm, Nam Bắc cách nhau 76 dặm, phía Đông đến địa giới huyện Hạ Lang 79 dặm, phía Tây giáp địa giới huyện Quảng Yên đến đó là 30 dặm, phía Nam đến địa giới huyện Hạ Lang là 33 dặm, phía Bắc đến địa giới châu An Bình nước Thanh là 43 dặm” [38, tr. 404; 405]. Nơi đây nằm ở độ cao trung bình từ 500 - 800m so với mực nước biển, là một huyện miền núi có địa hình tương đối phức tạp, nơi đây có những dãy núi cao chạy dọc và xen kẽ với những sông suối ngắn, thung lũng hẹp dần theo hướng từ Tây Bắc xuống đến Đông Nam. Châu Thượng Lang có 3 dạng địa hình chính là địa hình dạng núi đá vôi, địa hình dạng thung lũng, địa hình dạng đồi. Với địa hình dạng đồi chủ yếu là ở 6 xã hình thành trên phiến thạch sét và sa thạch, phân bố ở khu vực các xã phía Đông Nam với độ cao từ 500 - 800m. Bên cạnh đó vùng này cũng có những nơi xen kẽ là địa hình caster. Với địa hình dạng núi đá vôi có 11 xã chiếm diện tích khá lớn, phân bố chủ yếu ở các xã thuộc phía Bắc và phía Tây Nam với độ cao trung bình từ 700 - 800m, với nhiều hang động, nổi bật là động Ngườm Ngao - hiện nay là một trong những điểm đến thu hút nhiều 8 khách du lịch đến tham quan, xen kẽ với một số thung lũng nhỏ hẹp. Dạng địa hình thung lũng thì tập trung ở 3 xã là những dải đất tương đối bằng phẳng, những cánh đồng nhỏ hẹp kéo dài và cao thấp khác nhau, chạy dọc theo 2 hệ thống sông Quây Sơn và sông Bắc Vọng và xen giữa những dãy núi đá là những thung lũng bằng phẳng, được kiến tạo nên bởi thiên nhiên hùng vĩ nơi đây và bàn tay khai phá của nhân dân các dân tộc từ nhiều đời, đã tạo nên những cánh đồng, những bãi rẫy trù phú như vùng Ngọc Khuê, Đình Phong. Chí Viễn, Đàm Thủy, Phong Nặm, Lăng Hiếu, Phong Châu, Đức Hồng,…Nét đặc trưng của địa hình Thượng Lang là giữa các thung lũng bằng phẳng có những ngọn núi đá, núi đất sừng sững, nhấp nhô với nhiều hình dạng tiêu biểu là vùng Ngọc Khuê chạy dọc song Quây Sơn, được nhân dân nơi đây ca ngợi là vùng “Hà lục sơn thủy hữu tình”. Châu Thượng Lang còn có những dãy núi đá cao, chạy dọc biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc nằm ở phía Bắc và Đông Bắc, được ví như là một phên dậu, bức tường thành che chắn cho kinh thành Thăng Long. Theo Đại Nam nhất thống chí: “Núi Chiêu Sơn: cách huyện Thượng Lang 2 dặm về phía đông nam, đá núi lởm chởm, cây cỏ um tùm. Núi Mô Sơn: cách huyện Thượng Lang 11 dặm về phía nam, dưới núi có động, có nước suối chảy ra ruộng, nhà nông rất lợi. Đời Lê Cảnh Hưng, Nông Văn Bồng chăn trâu, nhận thấy nước trong động khô cạn, liền đi thẳng vào động, thấy một con trâu lớn. Bồng gõ vào sừng trâu mà hát thì con trâu ấy chạy vào hang sâu không thấy đâu cả. Sau đó một lúc nước từ trong động vọt ra. Sau này hễ khi nào nghe trong núi có tiếng trâu rống, thì năm ấy tất có nước lũ. Núi Quảng Đô: cách huyện Thượng Lang 3 dặm về phía bắc, núi rất cao” [38, tr. 479]. Phía Nam và Tây Nam là địa hình chuyển tiếp của cao nguyên miền Đông cao dần từ Nam lên Bắc. Trong những đèo dốc ở châu Thượng Lang thì nổi tiếng nhất là Đèo Liêu, được xác định là mốc giới giữa hai vùng Quảng Hòa và Thượng Lang, có độ cao là 664m. 9 Khí hậu ở đây, theo Đại Nam nhất thống chí có viết “theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, thì thiên hạ có 29 xứ ác thủy, mà Cao Bằng chiếm 4 xứ là Thạch Lâm, Quảng Uyên, Thượng Lang, Hạ Lang” [28, tr. 483]. Do địa thế vùng núi rừng liên tiếp nhau, lam chướng độc hại, nhưng được cái không có bão. “Ba mùa từ thu, đông đến mùa xuân buổi sáng đều có sương mù dày đặc, phải quá một, hai giờ thìn mới tan, trời thường âm u, chỉ mùa hè mới được trời quang mây tạnh. Khoảng tháng 6 thường có mưa rào. Tháng 11,12 là rét nhất”[52, tr. 654] Thượng Lang nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông độ ẩm thấp, khô hanh và rét buốt, mùa hè mưa nhiều, oi bức, chỉ dịu mát về đêm. Khí hậu nơi đây phân làm hai mùa rõ rệt, nóng và lạnh, mùa lạnh thường bắt đầu từ tháng 10, kéo dài đến hết tháng 5 năm sau, nửa đầu mùa hạ là thời tiết khô hanh, ban ngày nhiệt độ ấm áp nhưng ban đêm nhiệt độ thường thấp, nhiệt độ chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm từ 5 - 10℃, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24℃, tối đa lên đến 40℃ vào tháng 7 và tối thiểu là 0℃ vào tháng 12, nhiệt độ trung bình vào đầu mùa đông là 17℃. Ruộng đất khô rắn xấu xa, chỉ cấy được vụ mùa, không có vụ chiêm, người bản thổ theo tục thường xem lá cây hoặc mưa sấm để nghiệm được mùa hay mất mùa, tục cho rằng trên núi đất, lá cây đỏ không nên cấy lúa, trên núi đá lá cây đỏ là triệu chứng được mùa. Lượng mưa trung bình năm thấp vào khoảng 1.777mm, cao nhất là vào tháng 5 đến tháng 9 (vào khoảng 82%) và thấp nhất là vào tháng 1 và tháng 2 có mưa đá và gió mùa đông bắc thổi từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, gió mùa đông nam thổi từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 11. Độ ẩm trung bình vào khoảng 81%, có sương muối xuất hiện bình quân 6 ngày trong năm, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông, lâm nghiệp. Trong hệ thống sông suối, Đại Nam nhất thống chí có viết: “Khe Trạo Nhi: ở địa giới huyện Hạ Lang, nước khe từ cửa ải Ba Hoài Châu Qui Thuận nước Thanh, chảy về phía nam qua xã Trạo Nhi thuộc huyện Thượng Lang, làm khe Trạo Nhi, lại chảy về phía bắc mà vào địa giới châu An Bình nước Thanh. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất