Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Rủi ro và biện pháp phòng tránh rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử...

Tài liệu Rủi ro và biện pháp phòng tránh rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử

.DOCX
77
453
88

Mô tả:

Đề tài: Rủi ro và biện pháp phòng tránh rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử LỜI NÓI ĐẦU Từ thời cổ xưa khi thương mại chỉ đơn thuần là hoạt động trao đổi hàng hoá lấy hàng hoá nó đã là một phần không thể thiếu trong xã hội con người, và ngày nay trong xã hội hiện đại, thương mại ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của nó trong sự phát triển của nền kinh tế từ đó nó cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Trong nhiều năm trở lại đây, khoa học kỹ thuật đã có những bước nhảy vọt thần kì, tiêu biểu là sự phát triển của ngành khoa học máy tính đã đưa con người tiến vào thời đại mới thời đại của công nghệ thông tin kỹ thuật số. Internet là một phần quan trọng nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sự ra đời của mạng Internet đánh dấu một bước ngoặt lớn lao trong lịch sử kinh doanh thương mại. Cùng với những phương tiện điện tử khác, Internet nhanh chóng được áp dụng trong thương mại tạo nên một phương thức thương mại mới: thương mại điện tử. Việc ký kết hợp đồng vì thế cũng đang dần được chuyển từ các phương thức truyền thống sang việc sử dụng sự hỗ trợ của các phương tiện điện tử ngày một nhiều hơn. Việt Nam trong thời kỳ hội nhập không thể tách mình ra khỏi những xu thế chung của thế giới mà càn nắm bắt cơ hội cũng như chuẩn bị cho những thách thức khi tiếp cận hình thức thương mại tiện lợi và cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro này. Nhờ thương mại điện tử, các hợp đồng điện tử được thiết lập và ký kết chỉ trong vòng một thời gian ngắn nhưng nó cũng kéo theo những rủi ro, bất chắc không ngờ tới. Đe phòng tránh và đối mặt với những rủi ro có thể mắc phải trong hợp đồng điện tử chúng ta nên đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu những rủi ro ấy từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hữu hiệu nhất giảm thiểu tổn thất về kinh tế. Chính vì vậy trong phạm vi của khóa luận tốt nghiệp em đã chọn đề tài “Rủi ro và biện pháp phòng tránh rủi ro trong hợp đồng điện tử” để nghiên cứu nhằm tìm hiểu những rủi ro thường gặp trong hợp đồng điện tử và trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp khắc phục. Trần Mai Ly - A14 - K44D - KTĐN 1 Đề tài: Rủi ro và biện pháp phòng tránh rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử Do đặc trưng của đề tài nghiên cứu trong bài viết không thể tránh được những từ ngữ mang tính thuật ngữ kỹ thuật. Tuy nhiên người viết sẽ không đi sâu vào giải thích các vấn đề kỹ thuật mà sẽ cố gắng trình bày một cách tổng thể mạch lạc, dễ hiểu nhất dưới góc nhìn của một sinh viên kinh tế. Đe tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh. Trên cơ sở đó khóa luận được trình bày theo ba chương: Chương 1: Khái quát về thương mại điện tử và hợp đồng điện tử Chương 2: Những rủi ro thường gặp trong hợp đồng điện tử Chương 3: Giải pháp phòng tránh và hạn chế rủi ro trong hợp đồng điện tử. Đây là một đề tài tương đối mới đòi hỏi kiến thức chuyên môn chuyên sâu về kinh tế cũng như kỹ thuật nên chắc chắn khóa luận không tránh khói có những sai sót, khiếm khuyết, rất mong được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô trong trường và những nhà chuyên môn quan tâm đến thương mại điện tử nói chung và hợp đồng điện tử nói riêng. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, Ths.Nguyễn Văn Thoan đã trực tiếp hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận cũng như các thầy, các cô trong ban giám hiệu nhà trường, gia đình đã giúp em hoàn thành khóa luận này. Trần Mai Ly - A14 - K44D - KTĐN 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÈ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ 1.1 Tổng quan về thưong mại điện tử 1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử Thương mại điện tử là một lĩnh vực mà qua quá trình phát triển có nhiều tên gọi như: “thương mại trực tuyến”(online trade), “thương mại điều khiển học” (cyber trade), “thương mại không giấy tờ”(paperless commerce/trade) nhưng hiểu một cách rộng nhất theo luật mẫu về thương mại điện tử của ủy ban Liên Hợp Quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) và ủy ban châu Âu thì thương mại điện tử bao gồm nhiều hành vi trong đó có hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính), các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe , giáo dục) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo) Các phương tiện truyền thông điện tử bao gồm: máy điện thoại, máy fax, truyền hình, các hệ thống thiết bị công nghệ thanh toán điện tử, các mạng nội bộ (intranet), mạng ngoại bộ (extranet) và mạng toàn cầu internet. Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp bao gồm các hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet. Các tổ chức như tổ chức thương mại thế giới WTO, tổ chức hợp tác phát triển kinh tế OECD đưa ra khái niệm thương mại điện tử theo hướng này. Thương mại điện tử được nói đến ở đây là hình thức mua bán hàng hóa được bày tại các trang web trên Internet với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng. Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện qua mạng Internet không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại, fax, telex... Như vậy nói theo nghĩa rộng thương mại điện tử xuất hiện từ khá lâu còn với nghĩa hẹp thương mại điện tử chỉ ra đời khi mạng Internet được phổ biến. Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu thương mại điện tử được hiểu theo nghĩa rộng nghĩa là bao gồm cả mạng Internet và các phương tiện điện tử khác. 1.1.2 Phân loại thương mại điện tử Thương mại điện tử có thể được phân loại theo đối tượng tham gia • Người tiêu dùng o C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng o C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh nghiệp o C2G (Consumer-To-Govemment) Người tiêu dùng với chính phủ • Doanh nghiệp o B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng o B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp o B2G (BusinessTo-Govemment) Doanh nghiệp với chính phủ o B2E (Business-ToEmployee) Doanh nghiệp với nhân viên • Chính phủ o G2C (Govemment-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng o G2B (Govemment-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp o G2G (Govemment-To-Govemment) Chính phủ với chính phủ 1.2 Tổng quan về họp đồng điện tử. 1.2.1 Khái niệm họp đồng điện tử Theo UCITA (Uniform Computer Information Transactions Act): Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập toàn bộ hoặc một phần bằng các phương tiện điện tử bởi hai hay nhiều bên. Điều 11 luật mẫu về thuơng mại điện tử của UNCITRAL 1996 (The United Nations Commission on International Trade Law): hợp đồng điện tử đuợc hiểu là hợp đồng đuợc hình thành thông qua việc sử dụng các phuơng tiện điện tử. Theo chỉ thị của ủy ban châu Âu về thuơng mại điện tử: Hợp đồng điện tử là hợp đồng liên quan đến việc cung cấp hàng hóa dịch vụ giữa nhà cung cấp và nguời tiêu dùng thông qua một hệ thống dịch vụ đuợc cung cấp bởi nguời bán. Theo điều 33, luật giao dịch điện tử Việt Nam 2005, “hợp đồng điện tử là hợp đồng đuợc thiết lập duới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của luật này”. Trong đó theo điều 4-12 “thông điệp dữ liệu” theo luật này là “thông tin đuợc tạo ra, đuợc gửi đi, đuợc nhận và luu trữ bằng phuơng tiện điện tử” và theo điều 4-10 “phuơng tiện điện tử là phuơng tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tuơng tự” 1.2.2 Vai trò của họp đồng điện tử a) Họp đồng điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm thòi gian thực hiện giao kết họp đồng Quá trình giao kết hợp đồng có rất nhiều buớc nhu tìm hiểu đối tác, giới thiệu sản phẩm dịch vụ, hỏi hàng, chào hàng, chấp nhận chào hàng, đàm phán, sửa đổi các điều khoản trong hợp đồng, ký kết, luu trữ.Với một hợp đồng đuợc thực hiện theo phuơng thức truyền thống, các bên sẽ phải mất khá nhiều thời gian cho các khâu đi lại đàm phán, soạn thảo, in ấn giấy tờ, thời gian chờ chuyển các giấy tờ, liên lạc giữa các bên. Đặc biệt trong buôn bán ngoại thuơng, khoảng cách địa lý giữa các bên lớn thì thời gian đi lại cũng nhu trao đổi các giấy tờ của các bên lại càng là một trở ngại. Vì vậy nên so với giao kết hợp đồng theo cách truyền thống, hợp đồng điện tử đã trở thành một giải pháp hữu hiệu giúp các bên tham gia tiết kiệm thời gian bởi các giao dịch và trao đổi giấy tờ thông tin được thực hiện nhanh chóng chỉ sau nhưng thao tác bấm nút và click chuột. Theo các cuộc thăm dò cho thấy hợp đồng điện tử giúp tiết kiệm 80% thời gian để ký kết. Giao dịch qua Internet chỉ tiêu tốn một lượng thời gian bằng 7% giao dịch qua fax, và bằng khoảng 0,05% thời gian giao dịch bưu điện2 3 b) Họp đồng điện tử giúp doanh nghiệp giảm chỉ phí khỉ thực hiện giao kết họp đồng Quay trở lại với phương thức giao kết hợp đồng truyền thống và giả định là việc giao kết hợp đồng không có sự hỗ trợ nào của phương tiện điện tử, một doanh nghiệp ở một nước muốn tiến hành đàm phán, chào hàng, hỏi hàng, hay tìm hiểu và đi đến ký kết một hợp đồng với một doanh nghiệp ở một nước khác các bên sẽ phải tiêu tốn một khoản không nhỏ cho các chi phí đi lại cũng như các chi phí trao đổi thông tin giấy tờ đó. Với việc thực hiện giao kết hợp đồng điện tử, chỉ bằng những cú click chuột doanh nghiệp có thể ở tại văn phòng mình liên lạc và trao đổi cũng như ký kết hợp đồng với một hoặc nhiều doanh nghiệp ở nhiều nơi khác nhau. Nói cách khác, hợp đồng điện tử thay thế các cuộc gặp gỡ trực tiếp với nhà cung cấp, khách hàng, giúp cho việc trao đổi thông tin trở nên đơn giản tiện dụng và từ đó giúp doanh nghiệp giảm được chi phí giao dịch một cách đáng kể. Theo các cuộc điều tra cho thấy chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng 5% chi phí giao dịch qua fax hay qua bưu điện, chuyển phát nhanh, chi phí thanh toán điện tử qua Internet bằng 10-20% chi phí thanh toán theo lối thông 1 thường. Thư điện tử, hội thảo qua mạng, hoặc điện thoại có sự can thiệp của Internet cũng dễ sử dụng và rẻ hơn đặc biệt với các bên giao kết ở xa nhau. Đe cụ thể hơn dưới đây là bảng chi phí tiết kiệm được khi thương mại điện tử được áp dụng ở một số ngành công nghiệp năm 2006 với những ngành tiết kiệm được rất nhiều chi phí như thiết bị điện tiết kiệm được cao nhất 39% chi phí, vận tải hàng không (20%), sản phẩm từ gỗ (25%) ... 21 vnexpress.net 3 vnexpress.net Bảng 1: Chỉ phí được tiết kiệm khỉ áp dụng thương mại điện tử Ngành công nghiệp Công nghiệp hàng không Chi phí được tiết kiệm (%) 11 Hóa chất 10 Than đá 2 Viễn thông Thiết bị điện 5-15 29-39 Thức ăn Sản phẩm từ gỗ 3-5 15-25 Vận tải hàng không Ytế 15-20 5 Bảo hiểm nhân thọ 12-19 Cơ khí Quảng cáo và truyền thông Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa Dầu và gas 22 10-15 10 5-15 Giấy 6 Thép 17 Nguôn: GS.TS Nguyễn Thi Mơ, 2006, “Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử” c) Họp đồng điện tử giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kỉnh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đang mở ra cho các quốc gia nhiều cơ hội và thách thức mà nói đến kinh tế quốc tế với môi trường cạnh tranh khốc liệt, bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể phủ định tầm quan trọng của “tốc độ”. Tốc độ ở đây là tốc độ giao dịch, tốc độ tìm hiểu đối tác, tìm hiểu thị trường mới. Bỏ qua điều này tức là doanh nghiệp sẽ dần đánh mất đi cơ hội của mình trên trường quốc tế và hợp đồng điện tử một lần nữa lại chứng tỏ được sự hữu hiệu của mình. Bên cạnh đó việc tiết kiệm được chi phí đã phân tích ở trên cũng là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp giảm chi phí kinh doanh nói chung và từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một điều không thể không nhắc đến nữa đó là với sự trợ giúp của phương tiện điện tử doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin và giao dịch với nhiều đối tác ở nhiều nơi khác nhau trong thời gian ngắn nên giao kết hợp đồng điện tử sẽ rất thuận lợi giúp doanh nghiệp rút ngắn khoảng cách địa lý và vì thế tận dụng được tối đa các cơ hội kinh doanh không chỉ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà trên phạm vi toàn thế giới. 1.2.3 Phân loại họp đồng điện tử a) Căn cứ theo tính chất mổỉ quan hệ Hợp đồng đơn phương Đây là loại hợp đồng mà theo đó bên bán sẽ cam kết và chịu trách nhiệm với khách hàng, còn khách hàng có nghĩa vụ thực hiện đúng chỉ dẫn. Khách hàng có quyền khiếu nại đòi bồi thường nếu đã làm đúng chỉ dẫn mà sai sót vẫn xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng. Ngược lại nếu không làm đúng chỉ dẫn khách hàng sẽ mất quyền khiếu nại. Ví dụ về hợp đồng đơn phương có thể kể đến là các hợp đồng quảng cáo trực tuyến, hợp đồng lắp đặt dịch vụ Internet... Hợp đồng song phương: Hợp đồng song phương là loại hợp đồng mà có sự cam kết của cả hai bên mua và bán. Với hợp đồng thương mại điện tử, hợp đồng song phương có thể được thực hiện qua Web, mail, fax V..V.. So với hợp đồng đơn phương, hợp đồng song phương phổ biến hơn. b) Căn cứ theo hình thức của họp đồng Hợp đồng bằng văn bản Theo điều 6 luật mẫu về thuơng mại điện tử của ủy ban liên hợp quốc về thuong mại quốc tế: một thông tin đuợc coi là văn bản nếu thông tin hàm chứa trong đó có thể truy cập đuợc để sử dụng vào mục đích tham chiếu sau này. Các thông tin có thể hàm chứa một nghĩa vụ bắt buộc hoặc của một hệ quả pháp lý nào đó. Trong các hình thức của văn bản có thể là: hình thức viết do hai bên thực hiện, điện báo, fax, email, và các hình thức khác nhu web, smart card,... Hợp đồng điện tử sẽ liên quan đến các hình thức có sự tham gia của phuơng tiện điện tử mà theo nhu điều 6 nêu trên là gồm các hình thức: email, fax, và các hình thức khác. Hợp đồng phỉ văn bản Hợp đồng miệng (điện thoại ...), dùng nhân chứng chứng mình là những ví dụ về loại hình hợp đồng phi văn bản. Luật thuơng mại Việt Nam 2005 không thừa nhận hình thức hợp đồng này đối với mua bán ngoại thuơng: “mua bán hàng hóa quốc tế phải đuợc thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tuơng đuơng” (điều 27). Tuy nhiên trong mua bán hàng hóa thông thuờng “hợp đồng mua bán hàng hóa đuợc thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc đuợc xác lập bằng hành vi cụ thể” (điều 24). Với thuơng mại điện tử, hợp đồng phi văn bản không đuợc chấp nhận. c) Căn cứ vào kết cấu họp đồng: Hợp đồng tiêu chuẩn (Standard contract clause): Các điều khoản có sẵn và có thể sử dụng lại mà không cần thay đổi Hợp đồng mẫu (Contract templates): Trong hợp đồng có một số các điều khoản và một số mục để trống để các bên thỏa thuận trong từng truờng hợp cụ thể. Hợp đồng mẫu tiêu chuẩn: là hợp đồng đuợc một bên soạn sẵn và phía đối tác phải bắt buộc theo. 1.2.4 Quy trình giao kết họp đồng điện tử a) Khái niệm giao kết họp đồng điện tử: Theo luật giao dịch điện tử Việt Nam, giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng. b) Quy trình giao kết họp đồng điện tử Cũng giống nhu thuơng mại truyền thống, hợp đồng điện tử cũng có hai buớc chính là chào hàng và chấp nhận chào hàng. Hợp đồng sẽ đuợc giao kết khi chào hàng của bên chào hàng đuợc chấp nhận.Thông tu 09/2008/TT- BCT: “Nếu một website thuơng mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến cho từng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể đuợc giới thiệu trên website đó, thì các thông tin giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản liên quan đuợc xem là thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng của thuơng nhân sở hữu hàng hóa hoặc dịch vụ đó”. Nhu vậy một đề nghị giao kết hợp đồng ở dạng thông điệp dữ liệu trên một hệ thống thông tin không huớng tới một đối tuợng cụ thể, nhung có thể truy cập tới và đặt hàng đuợc coi là một đề nghị mua hàng, trừ truờng hợp đề nghị đó thể hiện ý chí của bên ra đề nghị không muốn nhu vậy”. Một website bán hàng trực tuyến khi đã hiển thị đầy đủ thông tin về sản phẩm, giá cả, hiệu lực, phuơng thức giao hàng, thanh toán... đã đuợc coi là một chào hàng Đáp lại chào hàng của bên chào hàng, khách hàng đuợc coi là chấp nhận chào hàng khi vào xem web sử dụng các giỏ hàng trực tuyến để đặt hàng, cung cấp các thông tin cá nhân (nhu tên, địa chỉ, điện thoại, số tài khoản) và click chuột vào những nút mua hàng, đặt mua., đồng ý các điều khoản mà hợp đồng mẫu của website cung cấp (Mục II thông tu 09/2008/TT-BCT). Tuy nhiên với hợp đồng truyền thống các bên sẽ phải tiến hành các buớc chào hàng, đàm phán, chấp nhận chào hàng V.V.. một cách trực diện. Với hợp đồng điện tử các bên không cần thiết phải gặp mặt mà hầu hết các bước trước khi tiến đến ký kết hợp đồng điện tử sẽ được thực hiện thông qua mạng máy tính và các phương tiện điện tử mà chủ yếu là các hợp đồng thực hiện qua web site và email. Dưới đây là các bước cơ bản khi mua hàng trên web site và email. b 1) các bước mua hàng và thanh toán trên website Bước 1: Chọn lựa hàng hóa Khách hàng truy cập web site của nhà cung cấp dịch vụ, và chọn lựa hàng hóa, dịch vụ Bước 2: Đặt hàng Sau khi chọn lựa xong các sản phẩm cần mua, người mua sẽ thực hiện bước đặt hàng bằng cách điền các thông tin chi tiết như nhà cung cấp yêu cầu bao gồm: - Thông tin cá nhân - Phương thức, thời gian giao hàng - Phương thức, thời gian thanh toán Bước 3: Kiểm tra thông tin hóa đơn Hệ thống web site sẽ hiển thị hóa đơn mua hàng để người mua kiểm tra thông tin trên hóa đơn. Nếu thông tin chính xác, người mua sẽ tiến hành xác nhận để chuyển sang bước thanh toán. Bước 4: Thanh toán Nếu website chấp nhận thanh toán trực tuyến, người mua có thể hoàn thành việc thanh toán ngay trên web site với điều kiện người mua sở hữu các loại thẻ mà nhà cung cấp chấp nhận. Hầu hết web site thương mại điện tử ở Việt Nam chấp nhận các loại thẻ tín dụng và ghi nợ mang thương hiệu Visa, MasterCard. Người mua điền thông tin thẻ để hoàn thành thanh toán: - Số thẻ - Ngày hết hạn - cvv - Thông tin khác tùy theo yêu cầu của ngân hàng phát hành Bước 5: Xác nhận đặt hàng Hệ thống website sẽ gửi email xác nhận đơn hàng vào email của người mua. Nhà cưng cấp sẽ liên hệ với người mua để hoàn thành nghiệp vụ giao hàng. Trong các bước trên sau các bước đặt hàng, kiểm tra thông tin, đồng ý chấp nhận và hệ thống web xác nhận đơn đặt hàng, hợp đồng mua bán coi như được hình thành giữa người mua và người bán. Cách giao dịch này thường phổ biến trong hình thức B2C. b2. Các bước giao kết họp đồng qua email Đối với những hợp đồng có giá trị lớn, và không thể thực hiện trực tiếp qua website như đã nêu ở trên. Các bên sau khi lựa chọn hàng hóa và thống nhất đi đến ký kết hợp đồng, một bên có thể soạn hợp đồng và gửi thông điệp dữ liệu này đến cho bên đối tác qua email. Hình thức này thường diễn ra giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và phổ biến trong hình thức B2B. So với hình thức mua hàng qua website như trên các bước cơ bản trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử này cũng gồm hai bước chính là chào hàng và chấp nhận chào hàng nhưng thông qua nhiều bước đàm phán hơn cụ thể có thể lấy ví dụ như sau: Đầu tiên công ty A gửi chào hàng đến công ty B. Công ty B sau đó yêu cầu xem catalogue và hỏi công ty A về một số mặt hàng cụ thể. Công ty A giải đáp các thắc mắc của công ty B và gửi báo giá các mặt hàng. Nếu không chấp nhận giá, hai bên có thể thỏa thuận thêm. Trường hợp chấp nhận giá, công ty B có thể yêu cầu xem hàng mẫu và tiếp theo ông ty A gửi hàng mẫu cho công ty B. Công ty B chấp nhận và hợp đồng được ký kết. Trên đây là những bước cơ bản khi giao kết hợp đồng điện tử. Trong thực tế có thể các bước này đều diễn ra nhưng cũng có thể có một số bước diễn ra, một số bước không diễn ra nhưng tựu chung là trong một giao dịch nào cũng phải có sự đồng thuận của hai bên cùng nhất trí và thực hiện những cam kết mình đã đề ra. 1.2.5 Thời điểm hình thành họp đồng điện tử Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm người chào hàng nhận được trả lời chấp nhận chào hàng. Tuy nhiên thế nào là thời điểm nhận được chấp nhận chào hàng còn tùy thuộc vào quan điểm áp dụng của mỗi nước. Hiện nay trên thế giới tồn tại các nguyên tắc chủ yếu: Nguyên tắc tiếp thu: Khi thông điệp chấp nhận chào hàng được nhập vào hệ thống email của người nhận tức là khi chấp nhận chào hàng tiếp cận được với người được chào hàng thì coi như thông điệp đó đã được nhận. Đây cũng chính là quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán quốc tế hàng hoá, chỉ thị thương mại điện tử của Liên minh châu Âu và Điều 1262 trong Bộ luật Dân sự của Tây Ban Nha và điều 54 Luật thương mại sửa đổi của nước này. Nguyên tắc tống phát (postal rule): Đối với thuyết tống phát, khi một chấp nhận được gửi đi có nghĩa là hợp đồng đã được hình thành không kể thông điệp đó có đến tay người nhận hay không. Nguyên tắc chấp nhận trực tuyến: Đây là nguyên tắc được áp dụng cho thư điện tử và hợp đồng qua Internet. Trong đó hợp đồng qua email có thể được hình thành kể từ lúc gửi hay thực nhận phải dựa trên quy định pháp luật của các nước khác nhau. Theo Dự thảo 7 Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam, hợp đồng điện tử có thể được ký kết thông qua việc trao đổi các tài liệu giao dịch điện tử là chào hàng và chấp nhận chào hàng. Khi bên được chào hàng chấp nhận chào hàng của bên kia và chấp nhận đó đến được với bên chào hàng thì khi đó hợp đồng được coi là đã hình thành. Như vậy, vấn đề cần quan tâm ở đây chính là khi nào thì hợp đồng được hình thành hay cụ thể là khi nào chấp nhận được coi là đến được với bên chào hàng? Theo Điều 19, Khoản 1 Dự thảo 7 Luật Giao dịch điện tử thì thời điểm một thông điệp dữ liệu điện tử được coi là được bên chỉ định nhận được xác định như sau: “Nếu người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận các thông điệp dữ liệu điện tử, thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định. Trường hợp người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu, thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận.” 1.2.6 Địa điểm giao kết họp đồng Theo điều 15 khoản 4 luật mẫu UNCITRAL thì “thông điệp dữ liệu được suy đoán là đã được gửi đi từ người gửi đặt tại cơ sở và được nhận tại nơi người nhận đặt tại cơ sở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa người gửi và người nhận. Nếu người gửi và người nhận có nhiều hơn một cơ sở thì cơ sở nhận tin hoặc gửi tin là cơ sở có liên quan chặt chẽ nhất với hoạt động diễn ra tại đó, hoặc nếu không có hoạt động diễn ra tại đó thì là cơ sở chính. Nếu người gửi hoặc người nhận không có cơ sở nào thì nơi nhận tin hoặc gửi tin là nơi thường trú của người đó”. “Nơi liên quan chặt chẽ nhất với hoạt động diễn ra tại đó” có thể được hiểu là nơi diễn ra hoặc liên quan nhiều nhất tới giao dịch đối tượng của hợp đồng. Tuy nhiên lại không có quy định cụ thể thế nào là chặt chẽ. vấn đề này do đó sẽ được quyết định bởi từng cơ quan giải quyết tranh chấp. Theo luật giao dịch điện tử của Việt Nam điều 17, 19 thì địa điểm gửi hoặc nhận dữ liệu là: “trụ sở của người khởi tạo/ người nhận nếu người khởi tạo/người nhận là tổ chức hoặc nơi cư trú thường xuyên của người tạo/nhận nếu người tạo/nhận là cá nhân. Nếu người khởi tạo/người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi/nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết với giao dịch”. 1.2.7 Nguyên tắc giao kết họp đồng điện tử ở Việt Nam Luật giao dịch điện tử Việt Nam quy định giao kết hợp đồng điện tử đảm bảo ba nguyên tắc”: -Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phuơng tiện điện tử trong giao kết và thực hiện họp đồng. -Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng. -Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó. 1.2.8 . Sử dụng chữ ký điện tử và chữ ký sổ Đe ký kết hợp đồng điện tử thành công thì các tài liệu giao dịch nhu chào hàng, chấp nhận chào hàng phải đuợc đảm bảo tính xác thực và bảo mật thông tin. Tính xác thực ở đây là việc các tài liệu giao dịch đó phải đuợc đảm bảo là do chính nguời gửi gửi. Tính bảo mật là thông tin đó không bị bên thứ ba biết và sửa đổi. Để đạt đuợc điều này, các tài liệu giao dịch trong thuơng mại điện tử cần có chữ ký số và chứng thực điện tử. Thực chất của chữ ký số và chứng thực điện tử chính là các công nghệ mã ho á (cryptopraphy) và chìa kho á giải mã (key). Mã hoá là một nghệ thuật và kỹ thuật chuyển nội dung một thông điệp điện tử dạng gốc ban đầu sang một dạng khác mà những tổ chức và cá nhân khác không thể hiểu đuợc hay giải mã đuợc một cách bất hợp pháp. Mã hoá ban đầu đuợc sử dụng để làm công cụ xác thực nguời gửi, nhận và thời gian nhận gửi thông điệp. Mã hoá có ba mục tiêu chính là xác thực, toàn vẹn nội dung và bí mật. Chìa khoá là một phuơng pháp để mã hoá dữ liệu và giải mã nó về dạng ban đầu. Hệ thống mã hoá và giải mã thông điệp có hai hình thức chủ yếu là hệ thống khoá bí mật (symmetric system - hệ thống đối xứng) và hệ thống khoá công cộng PKI (asymmetric system - hệ thống không đối xứng). Hệ thống khoá bí mật là hệ thống trong đó chỉ có bên nhận và bên gửi biết đuợc khoá bí mật và do đó chỉ có bên đối tác là người gửi hoặc thay đổi nội dung của thông điệp gửi cho bên kia. Nhược điểm của hệ thống này là khoá bí mật rất dễ bị lộ, đặc biệt là trong trường hợp hai bên trao đổi qua điện thoại, fax, thư tín hoặc Internet. Chính vì lý do này mà hệ thống khoá công cộng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Hệ thống này bao gồm hai khoá riêng biệt, một khoá được giữ bí mật và một khoá được công khai cho mọi tổ chức, cá nhân muốn giao dịch trên mọi phương tiện như website, letter head, văn phòng phẩm...Trong hai chìa khoá này, chìa nào cũng có thể dùng để khoá được. Khi khoá bí mật được sử dụng để mã hoá thông điệp thì thông điệp đó chỉ có thể giải mã bằng kho á công khai và ngược lại. Mô hình trên mặc dù đã khắc phục được hạn chế của hệ thống bí mật nhưng hạn chế của nó là các bên mất khá nhiều thời gian cho việc mã hoá các thông điệp. Để khắc phục được hạn chế này, người ta đã sử dụng hàm băm (hash function) kết hợp với cặp kho á của cả người gửi và người nhận trong việc gửi và nhận các thông điệp dữ liệu. Trong quy trình này, thay vì mã hoá toàn bộ nội dung thông điệp ban đầu, người ta sẽ mã hóa một thông điệp khác ngắn được tạo ra từ thông điệp đó thông qua một hàm băm. Yêu cầu cơ bản nhất của thuật toán này là một thông điệp ban đầu (A) thì chỉ sinh ra một thông điệp (a) và thông điệp (a) đó phải là kết quả duy nhất của thông điệp ban đầu (A). Điều này sẽ đảm bảo rằng bất kỳ thay đổi nào trong nội dung thông điệp gốc (A) sẽ cho ra kết quả hàm băm là (a’) khác với (a). Cũng trong quy trình này, để giải mã được “chữ ký” tức là kết quả hàm băm đã được mã hoá bằng khoá bí mật của người gửi chỉ có thể dùng khoá công khai của người gửi và như vậy xác thực được chính người gửi là người duy nhất gửi thông điệp đi. Chữ ký số khi sử dụng luôn luôn gắn liền với vấn đề chứng thực điện tử và tổ chức chứng thực (Certificate Authentication và Certificate Authority). Chữ ký số chỉ có giá trị khi có chứng nhận chữ ký số do một tổ chức chứng thực cấp. Chứng nhận chữ ký số là một bản ghi trên máy tính. Nội dung của chứng nhận này bao gồm danh tính của người ký, khoá công khai. Chứng nhận chữ ký số luôn được cơ quan chứng thực đính kèm trong thông điệp dữ liệu. Chứng nhận đó chính là sự xác nhận của nhà cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử về danh tính của người ký cũng như nội dung của thông điệp dữ liệu. Chức năng chính của chứng thực điện tử bao gồm bảo đảm tính xác thực, tính bảo mật, tính toàn vẹn dữ liệu và tính không chối bỏ. Chính vì những chức năng quan trọng này mà chứng thực điện tử được sử dụng khá phổ biến trong bảo vệ mạng và bảo đảm an toàn cho các dịch vụ web, trong thương mại điện tử đặc biệt là trong hoạt động ký kết hợp đồng điện tử. Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ chứng thực nổi tiếng, có chi nhánh ở nhiều quốc gia như Verisign, eTrust hay WISeKey. 1.3 Một số rủi ro thường gặp trong TMĐT nói chung 1.3.1 Khái niệm về rủi ro Rủi ro là một khái niệm rộng và các lĩnh vực khác nhau lại có thể hiểu theo rất nhiều cách khác nhau. Trong đời sống hàng ngày, trong hoạt động kinh tế của con người thường có những tai nạn sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra gây thiệt hại về người và tài sản. Những tai hoạ, tai nạn sự cố xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên như vậy gọi là rủi ro (risk). Trong lĩnh vực bảo hiểm thì rủi ro lại được hiểu là những tai nạn, tai hoạ, sự cố xảy ra một cách bất ngờ hoặc những mối đe doạ nguy hiểm khi xảy ra thì gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm. Trong bảo hiểm rủi ro được đề cập đến phải là những yếu tố gây thiệt hại một cách bất ngờ, ngẫu nhiên, không lường trước được. Trong thương mại truyền thống, khi đi mua hàng người mua có thể gặp những rủi ro như không nhận được hàng hoá mà mình đã mua và thanh toán. Nguy hiểm hơn, khách hàng có thể bị kẻ xấu lấy cắp tiền trong khi mua sắm. Nếu là người bán hàng thì có thể rủi ro là không nhận được tiền thanh toán trong khi hàng đã giao. Thậm chí kẻ xấu có thể lấy trộm hàng hoá hoặc có những hành vi lừa đảo như thanh toán bằng thẻ tín dụng ăn cắp được hay tiền giả V.V.. Tất cả những rủi ro xuất hiện trong thương mại truyền thống đều có thể xuất hiện trong thương mại điện tử dưới hình thức tinh vi và phức tạp hơn cùng với các rủi ro đặc trưng chỉ có ở thương mại điện tử. Rủi ro đó có thể là cửa hàng trên mạng bị tấn công và mất dữ liệu về các mặt hàng, thông tin khách hàng và các đơn hàng lưu trữ. Nghiêm trọng hơn là mất các thông tin quan trọng của việc thanh toán. Nếu là khách hàng, rủi ro có thể là mất thẻ tín dụng lộ thông tin cá nhân V...V.. Những rủi ro này sẽ được trình bày cụ thể hơn ở trong những phần sau của bài viết. Tuy nhiên hiện nay chưa có một tổ chức nào đưa ra khái niệm chính xác về rủi ro trong thương mại điện tử bởi thực chất đây là một khái niệm trừu tượng không thể định nghĩa bằng cách định danh hay liệt kê chính xác. Tuy nhiên có thể hiểu một cách chung nhất thì rủi ro trong thương mại điện tử hoặc cụ thể hơn hợp đồng điện tử là những sự cố tai hoạ xảy ra một cách bất ngờ, nằm ngoài kiểm soát của con người hoặc những mối đe doạ nguy hiểm khi xảy ra thì gây tổn thất cho chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại điện tử hoặc quá trình thực hiện giao kết hợp đồng điện tử. Trong giao kết hợp đồng điện tử, rủi ro là những biến cố không lường trước gây thiệt hại hoặc làm cản trở các chủ thể trong hoạt động tham gia giao kết hợp đồng. Rủi ro xảy ra trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử cũng rất đa dạng và phức tạp. Trước khi đi vào những rủi ro thường gặp trong giao kết hợp đồng điện tử sẽ được trình bày cụ thể ở chương 2, dưới đây là những rủi ro thường gặp nói chung trong thương mại điện tử trong đó những rủi ro thường gặp cần chú ý nhất bao gồm các nhóm rủi ro về dữ liệu, rủi ro về quá trình giao dịch, rủi ro về công nghệ và rủi ro về pháp lý. 1.3.2. Nhóm rủi ro dữ liệu a) Rủi ro dữ liệu với người bán Trong thưcmg mại điện tử các giao dịch được thực hiện trên mạng. Bất kì ai cũng có thể gửi những đơn đặt hàng chỉ bằng những cú click chuột nên việc xác định thực chất hàng hóa đã được giao đến tay khách hàng hay chưa và đơn đặt hàng có chân thực hay không không phải điều đơn giản. Cũng bởi vậy nên quá trình giao dịch không thể tránh được những đơn đặt hàng giả mạo hoặc người đặt hàng phủ nhận hành động này. Đây luôn là vấn đề mà các nhà kinh doanh qua thương mại điện tử luôn phải quan tâm và tìm cách phòng tránh. b) Rủi ro dữ liệu vối ngưòi mua Một số rủi ro có thể xảy ra với người mua về mặt dữ liệu là: Thông tin bí mật về cá nhân và tài khoản bị chặn hoặc bị đánh cắp khi gửi đơn đặt hàng hoặc chấp nhận chào hàng do các trang web bán hàng giả mạo và thư điện tử giả mạo khiến người mua nhập các thông tin mua hàng và sau đó thông tin của họ bị đánh cắp. Tin tặc tấn công các website thương mại điện tử, truy nhập vào thông tin thẻ tín dụng, xâm phạm các thông tin riêng tư hoặc làm thông tin trở nên lệch lạc khiến người mua giảm lòng tin với việc mua hàng trên mạng. Các hành vi gian lận thẻ ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Theo tạp chí bưu chính viễn thông tháng 4 năm 2006, 60% số người ở Mỹ chưa nối mạng tỏ ý sẽ nối mạng nếu an ninh mạng được đảm bảo. Trên 50% người nối mạng song chưa mua hàng trên Internet do nghi ngại vế sự xâm phạm đến các dữ liệu. 1.3.3. Nhóm rủi ro trong quy trình giao dịch a) rủi ro với người bán Nhiều website vẫn tiến hành bán hàng theo các yêu cầu mà không có bất kỳ sự xác thực cần thiết và cẩn trọng nào về thông tin của người mua. Họ đưa ra các đơn chào hàng và tiến hành giao hàng nếu nhận được đơn chấp nhận chào hàng từ phía người mua. Do không có những biện pháp đảm bảo chống phủ định của người mua trong quy trình giao dịch trên các website nên không thể buộc người mua phải nhận hàng hay thanh toán khi đơn đặt hàng đã được thực hiện và hàng đã giao, b) rủi ro với người mua Người mua có thể gặp rủi ro khi đơn đặt hàng không được nhà cung cấp thực hiện trong khi khách hàng đã tiến hành trả tiền, hoặc nhà cung cấp từ chối đã nhận đơn đặt hàng. Tóm lại, khi các bên thảo luận một hợp đồng thương mại qua hệ thống điện tử, hợp đồng đó sẽ có thể được thiết lập bằng cách một bên đưa ra lời chào hàng và bên kia chấp nhận lời chào hàng. Sự tồn tại của một hợp đồng có thể gây tranh cãi nếu không có bằng chứng về sự hình thành hợp đồng. Doanh nghiệp sử dụng phương tiện điện tử (như e-mail) trong quá trình thiết lập một hợp đồng thì rủi ro do không lường trước được 1.3.4. Nhóm rủi ro về công nghệ a) Tin tặc và các chương trình phá hoại Theo bách khoa toàn thư, tin tặc (hacker) là thuật ngữ chỉ những người có thể viết hay chỉnh sửa phần mềm, phần cứng máy tính bao gồm lập trình, quản trị, và bảo mật. Những người này hiểu rõ hoạt động máy tính và của hệ thống máy tính, mạch máy tính và dùng kiến thức bản thân để làm thay đổi chỉnh sửa với nhiều mục đích khác nhau. Hacker cũng có nhiều loại mà hai loại chủ yếu là hacker mũ trắng và hacker mũ đen. Trong đó hacker mũ trắng là những người mà hành động thâm nhập và thay đổi về hệ thống của họ là tốt như những nhà bảo mật, lập trình viên, chuyên viên máy tính. Những hacker này thường tìm ra những lỗ hổng trong chương trình máy tính nhằm đưa ra những biện pháp ngăn ngừa và khắc phục. Còn hacker mũ đen là những người mà hành động thâm nhập của họ nhằm phục vụ những mục địch phá hoại, tư lợi cá nhân, vi phạm pháp luật. Ngày 1/4/2001 tin tặc đã sử dụng phần mềm phá hoại tấn công máy chủ có sử dụng phần mềm Internet Information Server của Microsoft làm giảm uy tín phần mềm mà nạn nhân phải gánh chịu hậu quả không thể không kể đến là hãng hoạt hình Walt Disney, Nhật báo phố Wall... Ngày 27/7/2008 tin tặc đã tấn công và cuớp quyền điều khiển 3 tên miền của Cty đăng ký tên miền và cung cấp dịch vụ hosting (đặt máy chủ) thuộc hàng lớn nhất Việt Nam, khiến gần 8 nghìn website Việt Nam bị tê liệt.4 Trong phạm vi của đề tài về những rủi ro trong hợp đồng thuơng mại điện tử, bài viết đề cập chủ yếu đến hacker mũ đen tức là những tội phạm máy tính truy cập trái phép vào website hay hệ thống máy tính hoặc là sử dụng những chuơng trình phá hoại (cybervandalism) tạo ra những sự cố làm mất uy tín hoặc gây bất lợi cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử b) Các chưong trình máy tính nguy hiểm Các chuơng trình máy tính nguy hiểm (malicious code) hay các đoạn mã nguy hiểm bao gồm nhiều mối đe dọa khác nhau nhu virus, worm, những con ngựa thành “Toroa” Virus là những chuơng trình máy tính có khả năng tự tạo ra bản sao của chính mình hay còn gọi là khả năng tự tái tạo. Sau đấy những chuơng trình đuợc nhân bản này sẽ nhanh chóng lây lan sang các tệp dữ liệu và các chuơng trình khác nhằm thực hiện một mục đích nào đó nhu: hiển thị thông điệp, hình ảnh hoặc phá hoại các chuơng trình, xóa dữ liệu, thông tin, định dạng lại 0 cứng, gây rối loạn các chuơng trình máy tính. 4 Nguồn: http://www.laodong.com.vn/Home/Tin-tac-tan-cong-gan-8-nghin-website-Viet- Nambi-te-liet/20087/99465.1aodong
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan