Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quyền tự do cư trú của công dân từ thực tiễn thành phố hồ chí minh....

Tài liệu Quyền tự do cư trú của công dân từ thực tiễn thành phố hồ chí minh.

.PDF
79
106
136

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN VĂN ĐIỆP QUYỀN TỰ DO CƯ TRÚ CỦA CÔNG DÂN TỪ THỰC TIỀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN VĂN ĐIỆP QUYỀN TỰ DO CƯ TRÚ CỦA CÔNG DÂN TỪ THỰC TIỀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và luật hành chính Mã số : 8380102 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS .NGUYỄN ĐĂNG DUNG HÀ NỘI, 2020 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................ 2 Chương 1 ............................................................................................... 7 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN TỰ DO CƯ TRÚ......................................................................................................... 7 1.1.Các vấn đề lý luận về quyền tự do cư trú. ......................................... 7 1.2.Quyền tự do cư trú theo luật pháp quốc tế ........................................ 8 1.3.Quyền tự do cư trú theo luật pháp Việt Nam. ................................. 14 Chương 2 ............................................................................................. 18 THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO CƯ TRÚ CỦA CÔNG DÂN ......... 18 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. ................................................. 18 2.1. Thực trạng dân số và điều kiện tự nhiên, kinh tế, dân số của thành phố Hồ Chí Minh đến việc bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân. 18 2.2. Việc ban hành các quy định về quyền tự do cư trú của công dân tại thành phố Hồ Chí Minh......................................................................... 22 2.3. Thực tế thực hiện pháp luật về quyền tự do cư trú của công dân tại thành phố Hồ Chí Minh......................................................................... 36 2.4. Những hạn chế và bất cập trong việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân tại thành phố Hồ Chí Minh. ............................................ 50 Chương 3 .............................................................................................. 58 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO CƯ TRÚ CỦA CÔNG DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.................. 59 3.1. Quan điểm về bảo đảm quyền cư trú của công dân từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh......................................................................... 59 3.2. Một số giải pháp bảo đảm quyền cư trú của công dân từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh......................................................................... 61 KẾT LUẬN .......................................................................................... 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... 70 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn này là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả: Trần Văn Điệp LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn học và đồng nghiệp. Nhân dịp này cho tôi được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo tham gia giảng dạy, công tác tại Học viện Khoa học xã hội – nơi tôi đã học tập; cảm ơn các bạn bè và đồng nghiệp, những người đã cung cấp nhiều số liệu cho tôi. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới thầy Gs.Ts.Nguyễn Đăng Dung đã tận tình hướng dẫn khoa học, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện Luận văn này. Tác giả: Trần Văn Điệp 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ICCPR Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị ICESCR: Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa OHCHR: Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về Nhân quyền UDHR: Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền UNHRC: Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc HĐND: Hội đồng nhân dân UBND: Ủy ban nhân dân ANTT: An ninh trật tự TDCT: Tự do cư trú 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Dân số thành phố Hồ Chí Minh qua các năm 2016, 2017, 2018 Bảng 2.2. Dân số 24 quận huyện thành phố Hồ Chí Minh. Bảng 2.3. Đăng ký thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh qua các năm 2016, 2017, 2018 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền tự do cư trú là một quyền quan trọng của con người được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, trong đó bao gồm Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948 và Công ước quốc tế quyền con người về chính trị, dân sự 1966. Tự do đi lại, cư trú cũng là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận ngay từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và tiếp tục được khẳng định trong các bản Hiến pháp về sau, bao gồm Hiến pháp năm 2013. Bên cạnh đó, quyền này cũng được cụ thể hoá trong Bộ luật Dân sự, Luật Cư trú 2013 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. Cùng với sự phát triển nền kinh tế của đất nước, số người từ ngoại thành chuyển lên thành thị làm ăn sinh sống cư trú ngày một tăng. Việc đó gây không ít khó khăn cho công tác quản lý xã hội nói chung và công tác giữ gìn an ninh trật tự nói riêng. Luật Cư trú năm 2006 được ban hành ngày 29/11/2006 và có hiệu lực từ 01/07/2007 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Cư trú, vẫn còn một số hạn chế, đòi hỏi cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để đáp ứng các yêu cầu trong tình hình mới. Đặc biệt là ở những đô thị lớn thì vấn đề bảo đảm quyền tự do cư trú lại càng trở nên phức tạp mà thành phố Hồ Chí Minh, là một ví dụ điển hình. Nơi đây là có dân số đông, nhiều người nước ngoài sinh sống, học sinh sinh viên và người lao động tỉnh khác đến làm ăn học tập và cư trú. Do vậy ở thành phố Hồ Chí Minh, đang đặt ra vấn đề làm sao để bảo đảm quyền cư do cư trú của công dân mà vẫn đảm bảo được trật tự xã hội, trị an trên địa bàn thành phố. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân ở thành phố Hồ Chí Minh cũng như tìm ra giải pháp hoàn thiện 2 pháp luật về cư trú, cũng như tầm quan trọng về quyền tự do cư trú và bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân. Học viên quyết định chọn đề tài “Quyền tự do cư trú của công dân từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” để thực hiện luận văn thạc sĩ luật của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tự do cư trú hiện nay là vấn đề đáng chú ý của nhiều nhà quản lý cũng như những cán bộ trực tiếp tham gia công tác về quản lý cư trú. Đã có một số công trình, tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học liên quan đến quyền tự do cư trú của công dân ở Việt Nam, cụ thể là: - Cao Vũ Minh (2014), Hoàn thiện các quy định của pháp luật về cư trú bảo đảm quyền cư trú của công dân, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 5/2014. - Đỗ Văn Hòa, Trịnh Khắc Thẩm (chủ biên) (1999), Nghiên cứu di dân ở Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. - Hà Thị Phương Tiến – Hà Quang Ngọc (2000),, Lao động nữ di cư tự do nông thôn thành thị, Nhà xuất bản phụ nữ, Hà Nội. - Lê Thành Tâm (2009) Để pháp luật về cư trú phù hợp hơn với thực tiễn, Tạp chí Lao động và xã hội, số 372, 2009. - Trần Hồng Vân (2002), Tác động xã hội của di cư tự do vào Tp Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới, Nxb. Khoa học xã hội, Tp Hồ Chí Minh. - Đặng Nguyên Anh (2010) “Di dân đến khu đô thị và các khu công nghiệp - Thực trạng và một số vấn đề chính sách qua nghiên cứu đánh giá tư liệu 2004-2009”, Nxb. Khoa học xã hội, Tp Hồ Chí Minh. -Lê Thị Hoài Thu., Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 12, 2013 Những vấn đề đặt ra trước thực trạng lao động di cư trong nước. Những đề tài khoa học trên đã làm sáng tỏ đến nội dung về quyền cư trú của công dân. Các tài liệu trên là nền tảng để học viện tham khảo trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ. 3 Tuy vậy, hiện nay chưa có riêng một đề tài nào liên quan đến quyền cư trú của công dân tại một địa bàn cụ thể là Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy tác giả cho rằng luận văn này vẫn cần thiết cả mặt về lý luận lẫn thực tiễn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3. 1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về quyền tự do cư trú của công dân từ thực tiễn ở thành phố Hồ Chí Minh. 3. 2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung, tác giả không mở rộng đến các quyền con người, quyền công dân khác mà chỉ nghiên cứu về quyền tự do cư trú của công dân. Phạm vi không gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng về quyền tự do cư trú của công dân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi thời gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng về quyền tự do cư trú của công dân ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian khoảng 3 năm gần đây. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4. 1. Mục đích Luận văn có mục đích nghiên là phân tích, làm rõ những vấn đề pháp lý, lý luận và thực tiễn về quyền tự do cư trú của công dân ở thành phố Hồ Chí Minh; thông qua đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân ở Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như tìm ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về cư trú trong thời gian tới. 4. 2. Nhiệm vụ - Nhiệm vụ luận văn là nghiên cứu về quyền tự do cư trú của công dân những vấn đề lý luận và thực tiễn. - Nghiên cứu quy định Luật Cư trú 2013 và các văn bản hướng dẫn 4 thi hành Luật Cư trú, làm rõ những vướng mắc, bất cập, hạn chế trong thực tiễn thực hiện. - Nghiên cứu đánh giá thực trạng bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân Thành phố phố Hồ Chí Minh, từ đó chỉ ra những vướng mắc, bất cập, hạn chế cùng nguyên nhân trong thực tiễn thực hiện. - Từ yêu cầu khách quan trong thực tế học viên mạnh dạn đề xuất những các giải pháp hoàn thiện pháp luật để bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân ở nước ta trong thời gian tới từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh. 4.2.1 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Nhằm thực hiện những mục tiêu đã đề ra, tác giả đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; kết hợp với nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp, pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Cư trú làm cơ sở lý luận cho luận văn. Tác giả đã sử dụng các phương pháp: chứng minh biện luận, hệ thống phân tích, đối chiếu, thống kê, tổng hợp. Kết hợp với tổng kết thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng với các phương pháp nghiên cứu khác. 4.2.2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Là công trình nghiên cứu đầu tiên về quyền tự do cư trú của công dân tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 03 năm gần đây. Luận văn cung cấp những thông tin thực tiễn cũng như những hạn chế bất cập của pháp luật về cư trú và những đề xuất nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với đó, luận văn có thể dùng cho việc tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy, học tập chuyên ngành Luật Hiến pháp - Luật hành chính. Cơ cấu của luận văn 5 Cơ cấu của luận văn gồm các phần mục lục, danh mục các tài liệu tham khảo, danh mục bảng, danh mục các chữ viết tắt và kết luận. Nội dung chính luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Các vấn đề lý luận và pháp lý về quyền tự do cư trú. Chương 2: Thực hiện quyền tự do cư trú của công dân tại Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Quan điểm, giải pháp bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân tại Thành phố Hồ Chí Minh. 6 Chương 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN TỰ DO CƯ TRÚ 1.1. Các vấn đề lý luận về quyền tự do cư trú. Quyền tự do đi lại, cư trú trước hết được đề cập trong Điều 13 Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền, tên tiếng Anh Universal Declaration of Human Rights (UDHR), trong đó nêu rằng: Mọi người đều có quyền tự do đi lại và tự do cư trú trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia. Tất cả mọi người đều được quyền rời khỏi nước mình, cũng như quyền trở về nước mình kể cả bất kỳ nước nào đã được phép cư trú hợp pháp. Quy định này sau đó được tái khẳng định và cụ thể hóa trong các Điều 12 và 13 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị, tên tiếng Anh viết tắt (ICCPR). “Tất cả mọi người đều được quyền rời khỏi nước mình, cũng như quyền trở về nước mình kể cả bất kỳ nước nào đã được phép cư trú hợp pháp.”. Điều 12 ICCPR Nhìn tổng quát, có thể thấy rằng Khoản 1,2,4 Điều 12 ICCPR đã đề cập đến bốn dạng tự do cụ thể có mối liên hệ gắn kết với nhau, bao gồm: Tự do đi lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; Tự do đi khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình; Tự do trở về nước mình. Tự do lựa chọn nơi sinh sống trên lãnh thổ quốc gia; . “Không ai bị tước đoạt một cách tuỳ tiện quyền được trở về nước mình”. Nếu là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội….. Thì quyền tự do đi lại và cư trú có thể bị hạn chế nếu do luật định nhưng phải phù hợp với những quyền khác được ICCPR công nhận, khoản 3 Điều 12. Quyền tự do đi lại và cư trú không phải là một quyền tuyệt đối, Các quốc gia thành viên phải tuân thủ nguyên tắc có liên quan theo Điều 5 ICCPR, những hạn chế đưa ra phải không làm tổn hại đến bản chất của các quyền; phải có sự tương thích giữa sự hạn chế và quyền có liên quan, 7 nguyên tắc tương xứng này cần được tuân thủ một cách tuyệt đối giữa các cơ quan. Các hạn chế thích đáng gồm: (i) Những giới hạn về quyền tự do cư trú ở những nơi nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe; (ii) Giới hạn việc đi vào những khu vực quân sự. khu vực lây nhiễm bệnh. Cần lưu ý là kể cả khi những hạn chế đưa ra phải phù hợp với những nguyên tắc cơ bản về bình đẳng và không phân biệt đối xử về chủng tộc, giới tính, sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, sở hữu, nguồn gốc xuất thân hay địa vị khác. 1.2. Quyền tự do cư trú theo luật pháp quốc tế “ Mọi người đều có quyền tự do đi lại và tự do cư trú trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia. Mọi người đều có quyền rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình, cũng như có quyền trở về nước mình.” được đề cập trong Điều 13 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR). Quy định này sau đó được tái khẳng định và cụ thể hóa trong các điều 12 và 13 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR). “Không ai bị tước đoạt một cách tùy tiện quyền được trở về nước mình. Mọi người đều có quyền tự do rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình.. Bất cứ ai cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc gia đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó..” quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 12 ICCPR: Có thể thấy rằng, Điều 12 ICCPR đã đề cập bốn dạng tự do cụ thể có mối liên hệ gắn kết với nhau, bao gồm: Tự do lựa chọn nơi sinh sống trên lãnh thổ quốc gia; Tự do đi khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình;; Tự do trở về nước mình;Tự do đi lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. 8 Theo khoản 1 Điều 12- Việc bảo đảm quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi sinh sống trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia không phụ thuộc vào mục đích hay lý do của việc đi lại hay của việc lựa chọn nơi cư trú, quyền tự do đi lại được áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ của một nước, các cá nhân có quyền đi từ nơi này đến nơi khác của quốc gia và được sinh cơ lập nghiệp ở những nơi mà mình lựa chọn. Quyền tự do đi ra nước ngoài để làm việc, thăm quan cũng như để cư trú lâu dài, không phụ thuộc vào nước đến và mục đích, thời gian mà cá nhân dự định ở lại bên ngoài nước mình kể cả nước mình. Bất cứ sự hạn chế nào với quyền này phải căn cứ vào quy định trong khoản 3 Điều 12 ICCPR. Giấy tờ thông hành như hộ chiếu… là cần thiết để một người đi lại giữa các nước. Nên quyền có được những giấy tờ thông hành cũng nằm trong quyền được đi khỏi một nước. Nước mà một người sẽ đến cư trú và nước người đó có quốc tịch đều có trách nhiệm bảo đảm quyền tự do rời khỏi bất kỳ nước nào nêu ở khoản 2 Điều 12 ICCPR. Trong mọi trường hợp, cá nhân không thể bị tước đoạt một cách trái pháp luật quyền trở về nước mình, bất kể sự tước đoạt đó từ cơ quan nhà nước nào và kể cả khi một nhà nước đã ra quyết định tước quốc tịch của một cá nhân hoặc trục xuất một cá nhân đến một nước thứ ba thì cũng không được ngăn cản cá nhân này được trở về đất nước của mình nếu không có lý do chính đáng. Quyền được trở lại nước mình không chỉ là quyền của một người được trở lại sau khi rời đất nước mình mà còn quyền của một người có quốc tịch nước đó sinh ra ở nước ngoài lần đầu tiên trở về nước mình mang quốc tịch. Quyền tự do cư trú chỉ bị hạn chế ngoại trừ những trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 12 ICCPR, bao hàm sự bảo vệ khỏi tình trạng bị bắt buộc di dời chỗ ở trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, cũng như khỏi bị ngăn cấm không được đến hoặc sinh sống ở một khu vực nhất định trên lãnh thổ quốc gia, 9 Cư trú được hiểu là “sinh sống thường xuyên tại một địa điểm dưới hình thức tạm trú/ thường trú ”. Để thực hiện quyền này cá nhân phải được bảo đảm quyền có nơi ở. Và cần phải hiểu đó là quyền được sống ở nơi được tôn trọng về phẩm giá và an toàn, bình yên. Trong đó nhà ở đóng vai trò quan trọng để cá nhân thực hiện quyền cư trú, nhưng có thể có một số khía cạnh nhất định của quyền này cần được xem xét trong bất cứ bối cảnh cụ thể: Một là, an ninh pháp lý về sở hữu tài sản. Quyền sở hữu dưới nhiều hình thức khác nhau, gồm cả nhà ở hợp tác, nhà thuê, nhà ở khẩn cấp và định cư không chính thức, tự làm chủ, …... Tất cả các hình thức sở hữu, đều được quyền bảo đảm an ninh về tài sản nhất định. “Nghĩa vụ cơ bản của các chính phủ là bảo vệ và cải thiện tình hình nhà ở và môi trường xung quanh hơn là làm tổn hại hoặc phá hủy chúng” Nghị quyết 43/181”. Từ lâu cộng đồng quốc tế đã thừa nhận rằng việc cưỡng chế di dời khỏi nơi cư trú là một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Con người phải được bảo vệ bằng pháp luật để chống lại những hành động không công bằng liên quan đến việc di dời hoặc đất đai của họ. Hai là, tính sẵn sàng của dịch vụ, nguyên liệu, cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng. Một nơi ở thích đáng cần bảo đảm đủ những điều kiện vật chất cơ bản về y tế, an ninh, tiện nghi và dinh dưỡng. Lợi ích của quyền có nhà ở thích đáng là được tiếp cận một cách bền vững với các nguồn lực chung và nguồn lực tự nhiên, với các điều kiện nước sạch, chất đốt, ánh sáng, sưởi ấm, vệ sinh, giặt giũ, phương tiện về bảo quản thực phẩm, xử lý rác thải, các dịch vụ chống cháy và các dịch vụ khẩn cấp khác. Ba là, tính vừa phải. Nhà nước cần có biện pháp để bảo đảm tỷ lệ chi phí liên quan đến nhà ở nói chung phù hợp với mức thu nhập, đồng thời các nhà nước cũng cần xây dựng chế độ trợ cấp về nhà ở cho những người không có khả năng chi trả, cũng như các hình thức và mức độ hỗ trợ tài chính về nhà ở để 10 giúp cho việc đáp ứng nhu cầu về nhà ở một cách thích đáng. Chi phí tài chính mà cá nhân hay hộ gia đình phải chi trả nhà ở cần phải ở mức hợp lý, không đe dọa hay ảnh hưởng đến việc hưởng thụ các nhu cầu thiết yếu. Bốn là, có thể định cư được. Tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bị lạnh, ẩm ướt, nóng, mưa, gió và các mối đe dọa khác, nguy hại về mặt cấu trúc và lây nhiễm bệnh tật và phải bảo đảm có thể định cư được cả về không gian và có sự bảo vệ là các yếu tố của nhà ở thích đáng. Nhằm tạo khuôn khổ chung cho tăng cường hợp tác về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong khu vực. Ngày 18/11/2012 tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia với sự chấp thuận và ký kết của lãnh đạo 10 nước thành viên Tuyên bố Nhân quyền ASEAN là văn bản tuyên bố chung về Nhân quyền của các nước ASEAN trong khuôn khổ Hội Ngị Cấp cao ASEAN lần thứ 21. Tuyên bố Nhân quyền ASEAN gồm 40 điều khoản, khẳng định mọi công dân ASEAN có 4 nhóm quyền căn bản về dân sự và chính trị, về kinh tế xã hội và văn hóa những nguyên tắc căn bản là bình đẳng, tôn trọng đặc thù khu vực và sự đa dạng của mỗi quốc gia. Nội dung chính: Tuyên bố có 7 phần với 40 Điều: Mở đầu: Khẳng định lại nguyên tắc trong Hiến chương ASEAN, các mục đích, nhấn mạnh cam kết đối với Hiến chương Liên Hiệp quốc, Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền, ,..., Nhằm tạo khuôn khổ chung cho tăng cường hợp tác về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong khu vực. Tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền (trích đoạn mở đầu của Tuyên bố) Những nguyên tắc cơ bản trong trong tuyên bố nhân quyền gồm: Nguyên tắc được công nhận và bảo vệ trước các quy định pháp luật; 11 Nguyên tắc không phân biệt đối xử và quyền bình đẳng,; Nguyên tắc không chính trị hóa vấn đề nhân quyền. Nguyên tắc đối xử cân bằng giữa các quyền cân bằng giữa quyền và trách nhiệm; Nguyên tắc bảo đảm không thiên vị, khách quan Nguyên tắc tôn trọng sự đa dạng văn hóa lịch sử đặc thù khu vực, về thể chế chính trị, kinh tế, …; Nhóm quyền dân sự và chính trị: cụ thể: Quyền được sống; Quyền không bị buôn bán và nô dịch; Quyền hưởng tự do và an ninh cá nhân; Quyền hôn nhân và gia đình; Quyền có quốc tịch; Quyền không bị tra tấn; Quyền tự do cư trú,đi lại và tị nạn; Quyền sở hữu tài sản; Quyền được bảo vệ trước pháp luật và xét xử công bằng; Quyền tham gia bầu cử, ứng cử theo luật pháp của mỗi nước; Quyền riêng tư cá nhân và bảo vệ dữ liệu; Quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận; Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Nhóm quyền kinh tế, văn hóa, xã hội: Khẳng định một số quyền trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Quyền lập và tham gia công đoàn; 12 Quyền về việc làm; Quyền cơ bản được tiếp cận các dịch vụ xã hội; Quyền được chăm sóc sức khỏe. Quyền được nâng cao thể chất; Quyền giáo dục và an sinh xã hội;  Giới hạn quyền tự do cư trú Trong một số điều kiện nhất định, quyền tự do cư trú có thể bị giới hạn. Một số điều ước quốc tế về cho phép các quốc gia thành viên áp đặt một số điều kiện với việc hưởng thụ một số quyền con người nhất định.Việc giới hạn một số quyền phải bảo đảm các điều kiện: Thứ nhất, nhằm để tránh sự tùy tiện trong việc áp đặt các giới hạn về quyền, những giới hạn đó phải được quy định trong luật quốc gia. Thứ hai, những giới hạn đặt ra phải không trái với bản chất của các quyền có liên quan, không làm tổn hại đến khả năng của các cá nhân có liên quan trong việc hưởng thụ các quyền đó, Thứ ba, với mục đích để bảo vệ an ninh quốc gia, để bảo đảm an toàn cho cộng đồng, để bảo vệ sức khỏe hay đạo đức cộng đồng và để bảo vệ các quyền, tự do hợp pháp của người khác, việc đặt ra các hạn chế về quyền là cần thiết trong một xã hội dân chủ và nhằm mục đích duy nhất là để thúc đẩy phúc lợi chung của cộng đồng. Quy định về việc giới hạn quyền tự do cư trú: “Trừ những hạn chế do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội trật tự công cộng hoặc các quyền tự do của người khác và phải phù hợp với những quyền khác được Công ước này công nhận thì những giới hạn quyền tự do cư trú sẽ không phải chịu bất kỳ hạn chế nào,”. Khoản 3 Điều 12 ICCPR. 13 1.3. Quyền tự do cư trú theo luật pháp Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tại Điều 23, ghi nhận quyền tự do cư trú. Quy định này được tái khẳng định trong Điều 48 Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 3 Luật cư trú năm 2006 được ban hành ngày 29/11/2006 và có hiệu lực từ 01/07/2007 với 42 Điều đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013, quy định về quyền tự do cư trú trong nước của công dân Tuy nhiên, bởi một lý do nào đó, trong Bộ luật dân sự năm 2015 (có hiệu lực vào ngày 01-01-2017) không còn quy định về quyền tự do cứ trú. Luật cư trú đã ghi nhận: “Quyền tự do cư trú của công dân theo quy định của Điều 3 của Luật Cư trú và các quy định khác có liên quan. Việc đăng ký tạm trú, thường trú. Khi công dân có đủ điều kiện thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký. Quyền tự do cư trú của công dân còn được thể hiện bằng việc công dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký tạm trú, thường trú đăng ký. Đó là việc công dân có quyền tự mình lựa chọn, quyết định nơi tạm trú hoặc nơi thường trú, theo quy định của Luật cư trú và các quy định khác của pháp luật có liên quan Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật là tiêu chí tiên quyết để thực hiện quyền tự do cư trú, Luật Cư trú đã quy định rõ các nguyên tắc cư trú và quản lý cư trú, đó là: kết hợp giữa việc bảo đảm quyền tự do cư trú, các quyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của Nhà nước với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; Bảo đảm hài hoà quyền, lợi ích của công dân, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và xã hội. “ Giới hạn quyền tự do cư trú của công dân phải theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải tuân thủ trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan