Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới ở việt...

Tài liệu Quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới ở việt nam

.PDF
196
64
128

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨULIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN............................................................................... 15 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ VÀ HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI .......................................................................................... 15 1.1.1. Các nghiên cứu quốc tế ............................................................... 15 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................ 16 1.2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN VÀ QUYỀN NĂNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ.................................................................................................... 19 1.2.1. Các nghiên cứu quốc tế ............................................................... 19 1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................ 23 1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NÂNG CAO QUYỀN NĂNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ......... 28 1.3.1. Tác động của nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn đến quá trình phát triển về kinh tế ................................................ 28 1.3.2. Tác động của nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn đến quá trình phát triển về xã hội ................................................. 29 1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ...... 30 1.4.1. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.............................. 30 1.4.2. Hướng nghiên cứu của luận án ................................................... 31 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUYỀN NĂNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI ..................................................................................... 34 2.1. KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI VÀ QUYỀN NĂNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI ........................................................................................................ 34 2.1.1. Khái niệm về mô hình hợp tác xã kiểu mới ................................ 34 2.1.2. Khái niệm về quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới ......................................................................... 40 2.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ QUYỀN NĂNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI ............... 47 2.2.1. Nội dung quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới ....................................................................... 47 2.2.2. Tiêu chí đánh giá quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới ....................................................... 49 2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYỀN NĂNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI ....................... 52 2.3.1. Các yếu tố vĩ mô ......................................................................... 52 2.3.2. Các yếu tố vi mô ......................................................................... 54 2.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO QUYỀN NĂNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM .............................. 59 2.4.1. Kinh nghiệm về bảo đảm và thực hiện quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã của một số nước trên thế giới................................................................................................... 59 2.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới ....... 64 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUYỀN NĂNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM .................. 67 3.1. TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI VÀ PHỤ NỮ NÔNG THÔN THAM GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM ........... 67 3.1.1. Thực trạng phát triển của mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Việt Nam hiện nay ........................................................................................ 67 3.1.2. Thực trạng phụ nữ nông thôn tham gia phát triển kinh tế .......... 74 3.2. THỰC TRẠNG QUYỀN NĂNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM ............................. 79 3.2.1. Sự thay đổi về năng lực kiểm soát, định đoạt, chi phối nguồn lực sản xuất ........................................................................................... 79 3.2.2. Sự thay đổi về năng lực tiếp thu, sử dụng các kiến thức, kỹ năng trong phát triển sản xuất ............................................................... 84 3.2.4. Sự thay đổi về năng lực tham gia, ra quyết định và thụ hưởng thành quả trong mô hình hợp tác xã kiểu mới ...................................... 90 3.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYỀN NĂNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM ............................................................................ 93 3.3.1. Nhóm yếu tố vĩ mô ..................................................................... 93 3.3.2. Nhóm yếu tố vi mô ..................................................................... 99 3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUYỀN NĂNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM ................ 106 3.4.1. Điểm mạnh và nguyên nhân ..................................................... 106 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................... 108 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUYỀN NĂNG KINH TẾ CỦAPHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM .......................................................................... 115 4.1. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƢỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYỀN NĂNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM .......................................................................... 115 4.1.1. Bối cảnh quốc tế........................................................................ 115 4.1.2. Bối cảnh trong nước .................................................................. 116 4.2. PHÂN TÍCH SWOT VỀ QUYỀN NĂNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM ................ 119 4.2.1. Điểm mạnh: ............................................................................... 120 4.2.2. Điểm yếu: .................................................................................. 121 4.2.3. Cơ hội: ....................................................................................... 121 4.2.4. Thách thức: ............................................................................... 122 4.3. QUAN ĐIỂM VỀ NÂNG CAO QUYỀN NĂNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM ..... 123 4.3.1. Chủ trương của Đảng về nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn Việt Nam và phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới ...................................................................................................... 123 4.3.2. Quan điểm về nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Việt Nam ......................... 126 4.4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUYỀN NĂNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2030 ........................................................................................... 127 4.4.1. Nhóm giải pháp về chính sách thúc đẩy sự phát triển của mô hình HTX kiểu mới và sự tham gia của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới ..................................................................... 127 4.4.2. Nhóm giải pháp liên quan đến các nội dung về quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới ............. 129 4.4.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã và nâng cao năng lực tự chủ của phụ nữ nông thôn ....................... 137 4.5. KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................ 138 4.5.1. Đối với Chính phủ, các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố ..................................................................................... 138 4.5.2. Đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam .................................. 140 KẾT LUẬN .................................................................................................. 143 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...................... 146 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 141 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 155 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CPTPP Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CMCN 4.0 Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ICA Liên minh hợp tác xã quốc tế ILO Tổ chức Lao động quốc tế FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc HTX Hợp tác xã LHPN Liên hiệp Phụ nữ LĐTBXH Lao động, Thương binh và Xã hội NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản XHCN Xã hội chủ nghĩa STEM Khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học UN Women Cơ quan phụ nữ Liên hợp quốc DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. So sánh mô hình HTX kiểu cũ và mô hình HTX kiểu mới ở Việt Nam .......................................................................................... 69 Bảng 3.2. Tình hình hoạt động của các hợp tác xã ở Việt Nam giai đoạn 2013-2018 ........................................................................................... 73 Bảng 3.3. Phân bố lực lượng lao động theo thành thị, nông thôn (2013-2019) ......................................................................................... 75 Bảng 3.4. Cơ cấu lao động có việc làm theo giới tính và một số ngành kinh tế (2013-2019)............................................................................. 75 Bảng 3.5. Tỷ lệ lao động nữ khu vực nông thôn và lao động nữ có trình độ chuyên môn .................................................................................... 85 Bảng 3.6. Điều kiện để được vay vốn ............................................................. 97 Bảng 3.7. Nguyên nhân không tham gia tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực ... 98 Bảng 1. Nhóm tuổi của phụ nữ tham gia và không tham gia HTX .............. 155 Bảng 2: Học vấn của phụ nữ tham gia HTX ................................................. 155 Bảng 3. Học vấn của phụ nữ không tham gia HTX ...................................... 156 Bảng 4: Phân loại hộ gia đình của phụ nữ tham gia HTX ............................ 156 Bảng 5: Phân loại hộ gia đình của phụ nữ không tham gia HTX ................. 157 Bảng 6. Các hình thức làm kinh tế của phụ nữ không tham gia HTX .......... 157 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Cơ cấu hợp tác xã trong các ngành, lĩnh vực năm 2018 ................. 72 Hình 3.2: Phân loại nhóm phụ nữ nông thôn ham gia hợp tác xã theo tỷ lệ tiếp cận vốn thời điểm trước và sau tham gia hợp tác xã....................................... 77 Hình 3.3: Phân loại nhóm phụ nữ nông thôn tham gia và không tham gia hợp tác xã theo các hình thức hỗ trợ thành viên .................................................... 82 Hình 3.4: Phân loại nhóm phụ nữ nông thôn tham gia hợp tác xã theo các hình thức hỗ trợ của hợp tác xã với thành viên ....................................................... 79 Hình 3.5: Phân loại nhóm phụ nữ nông thôn tham gia hợp tác xã theo tỷ lệ tham gia hoạt động nâng cao năng lực trước khi tham gia hợp tác xã ........... 86 Hình 3.6: Phân loại nhóm phụ nữ nông thôn tham gia hợp tác xã theo tỷ lệ tham gia hoạt động nâng cao năng lực sau khi tham gia hợp tác xã............... 86 Hình 3.7: Phân loại nhóm phụ nữ nông thôn tham gia hợp tác xã theo tỷ lệ các loại thông tin được hợp tác xã cung cấp cho thành viên ................................. 89 Hình 3.8: Phân loại nhóm phụ nữ nông thôn không tham gia hợp tác xã theo lý do không tham gia hợp tác xã ..................................................................... 99 DANH MỤC CÁC HỘP Tên bảng Hộp 3.1. Sự thay đổi về tiếp cận nguồn lực sản xuất của Trang 79 phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới Hộp 3.2. Sự thay đổi về năng lực của phụ nữ nông thôn 82 trong mô hình hợp tác xã kiểu mới Hộp 3.3 Sự thay đổi về tiếp cận thông tin của phụ nữ nông 84 thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới Hộp 3.4. Sự thay đổi về năng lực tham gia và thụ hưởng của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới 87 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, phụ nữ nông thôn là lực lượng có đóng góp lớn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Vị thế của phụ nữ nông thôn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như trong gia đình phần nào được phát huy, họ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Luật Bình đẳng giới, Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc đến năm 2030, trong bối cảnh CMCN 4.0, dưới những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, với hơn 47% lực lượng lao động ở nông thôn [77], việc thúc đẩy vai trò, trong đó có quyền năng kinh tế cho phụ nữ nông thôn ở Việt Nam là một đòi hỏi tất yếu. Tuy nhiên hiện nay, vị thế của phụ nữ nông thôn Việt Nam trong các lĩnh vực của đời sống, quan hệ xã hội và trong gia đình chưa được phát huy đầy đủ, quyền năng kinh tế của họ còn nhiều hạn chế. Phụ nữ nông thôn tham gia nhiều loại hình kinh tế nhưng phần lớn là sản xuất hộ gia đình, manh mún, không kịp thời nắm bắt được cung cầu thị trường, ít có điều kiện tập huấn về khoa học kỹ thuật, kiến thức kinh doanh, ít có điều kiện tiếp cận các nguồn lực để phát triển sản xuất. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2019, chỉ 20,5% lao động nữ nói chung đã qua đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, trong đó có lao động nữ nông thôn [65]. Phụ nữ nông thôn chưa nắm được đầy đủ quyền lợi của mình, còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong tiếp cận nguồn lực, thông tin, kiến thức để nâng cao quyền năng của mình, nhất là quyền năng kinh tế. Trong các mô hình kinh tế ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, kinh tế hợp tác là một thành tố quan trọng. Sau gần 10 năm triển khai Luật HTX năm 1 2012, mặc dù tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có nhiều biến động bất ổn, đặc biệt đại dịch Covid-19 diễn ra từ đầu năm 2020 đến nay, nhưng khu vực HTX hoạt động vẫn khá ổn định. Số lượng HTX tăng theo từng năm, phát triển khá đồng đều trên khắp các vùng miền, chất lượng hoạt động được nâng lên. Các HTX từng bước hoạt động theo đúng nguyên tắc, tập trung hơn vào việc hỗ trợ kinh tế hộ thành viên thông qua cung cấp các dịch vụ hoặc việc làm cho thành viên. Quy mô hoạt động, vốn đầu tư của HTX được mở rộng, xuất hiện nhiều HTX có quy mô liên xã hoặc cấp huyện. Nhiều loại hình HTX mới được thành lập, trình độ cán bộ quản lý HTX được nâng cao, nhiều HTX thể hiện sự nhạy bén với cơ chế thị trường, mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Hàng trăm HTX hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới ra đời và phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho các thành viên HTX, qua đó khẳng định vị trí, vai trò của HTX trong tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Sự phát triển của mô hình HTX kiểu mới đã tạo cơ hội cho phụ nữ nông thôn nâng cao quyền năng kinh tế của mình ở các phương diện nhận biết nhu cầu của thị trường, nhận biết cơ hội tiếp cận các nguồn lực và khả năng phát triển của các hợp tác xã kiểu mới từ đó có quyết định phát triển sản xuất đúng đắn, nâng cao thu nhập và vai trò của bản thân trong gia đình và cộng đồng. Ở một mức độ nào đấy có thể nói chính mối tương tác giữa HTX kiểu mới với quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn đã tạo ra nhiều cơ hội và kể cả những thách thức cho phụ nữ nông thôn phát huy tiềm năng, đáp ứng quyền năng kinh tế của mình. Thông qua mô hình HTX kiểu mới, vai trò, tiềm năng của các thành viên HTX, trong đó có phụ nữ nông thôn được phát huy, được khẳng định và thừa nhận. 2 Đã có một số nghiên cứu quốc tế về quyền năng kinh tế của phụ nữ, về mô hình HTX và phân tích tác động của mô hình HTX đối với việc nâng cao vai trò, quyền năng của phụ nữ, trong đó có phụ nữ nông thôn. Ở Việt Nam cũng đã có nghiên cứu về HTX, quá trình hình thành và phát triển của HTX, về vai trò của phụ nữ ở nông thôn, phụ nữ hoạt động trong khu vực nông nghiệp… góp phần vào việc cung cấp cơ sở lý luận cơ bản về HTX, vai trò của phụ nữ nông thôn trong quá trình phát triển đất nước. Tuy nhiên trong phạm vi tài liệu mà NCS được tiếp cận, chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam đi sâu phân tích về quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới ở các khía cạnh: trong mô hình HTX kiểu mới, quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn thay đổi như thế nào? Mô hình HTX kiểu mới có ảnh hưởng gì đến việc nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn. Khái niệm quyền năng kinh tế đã được đề cập tới trong một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài nhưng ở Việt Nam vẫn còn ít. Thông qua công trình này NCS muốn làm rõ nội hàm của quyền năng kinh tế phụ nữ nông thôn Việt Nam trong mô hình HTX kiểu mới, từ đó chỉ ra các cách thức để người phụ nữ phát huy tốt nhất quyền năng kinh tế trong mô hình HTX kiểu mới. Với ý nghĩa trên, vấn đề “Quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Việt Nam” được NCS chọn là đề tài nghiên cứu Luận án tiến sĩ, ngành kinh tế phát triển là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận, luận án nhận diện thực trạng quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới ở Việt Nam, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới ở Việt Nam. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: 2.2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới. - Phân tích, đánh giá thực trạng quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới ở Việt Nam. - Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới ở Việt Nam. 2.2.2. Câu hỏi nghiên cứu: 1) Thế nào là mô hình HTX kiểu mới và quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới? 2) Thực trạng quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới ở Việt Nam? 3) Cần có các giải pháp chủ yếu nào để nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới ở Việt Nam? 2.2.3. Giả thuyết nghiên cứu: 1) Việc thực hiện quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế. 2) Khi tham gia mô hình HTX kiểu mới, quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn Việt Nam được nâng lên ở các chiều cạnh: (1) Nâng cao năng lực kiểm soát, định đoạt, chi phối các nguồn lực sản xuất; (2) Năng lực tiếp thu, sử dụng các kiến thức, kỹ năng trong phát triển sản xuất được cải thiện; (3) Năng lực về năng lực phân tích, quản lý, ứng dụng thông tin trong phát triển 4 sản xuất được nâng lên; (4) Năng lực tham gia, ra quyết định và được thụ hưởng thành quả trong mô hình HTX kiểu mới được nâng cao. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc, nghiên cứu thực địa tại 3 tỉnh thuộc 3 vùng miền trên toàn quốc: Thái Nguyên, Quảng Bình, Cần Thơ (là các tỉnh theo đánh giá tại Hội nghị do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, có các mô hình HTX tiêu biểu và theo đánh giá của Hội LHPN Việt Nam có hoạt động hỗ trợ phụ nữ nông thôn tham gia HTX hiệu quả, đồng thời đại diện cho 3 vùng kinh tế lớn của cả nước). - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2013 đến 2019 và giải pháp cho giai đoạn 2020 - 2030. - Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu quyền năng kinh tế phụ nữ nông thôn Việt Nam (là phụ nữ ở khu vực nông thôn) trong mô hình HTX kiểu mới ở khu vực nông nghiệp (là loại hình HTX chiếm hơn 60% trong tổng số HTX hiện nay, đồng thời số thành viên cũng chiếm trên 60% trong tổng số thành viên HTX). Chỉ tập trung nghiên cứu quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn là thành viên HTX kiểu mới, còn quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn là lãnh đạo HTX chỉ được đề cập ở mức độ nhất định. 5 Có nhiều chủ thể đóng vai trò quan trọng đối với nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới ở Việt Nam, tuy nhiên trong phạm vi luận án tập trung vào các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, các HTX kiểu mới và bản thân người phụ nữ nông thôn. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của chuyên ngành kinh tế phát triển, nghĩa là nghiên cứu các yếu tố nguồn lực ảnh hưởng đến quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới. Nghiên cứu mối quan hệ giữa việc phụ nữ nông thôn tham gia mô hình HTX kiểu mới với việc nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ nông thôn Việt Nam. Tiếp cận một cách tổng thể mối quan hệ giữa các yếu tố để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới ở Việt Nam. 4.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: 4.2.1. Cách tiếp cận: - Tiếp cận có sự tham gia: Phân tích lợi ích và sự tham gia của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới ở Việt Nam. - Lý thuyết phát triển bền vững: Nhìn nhận nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới là hướng tới sự phát triển toàn diện của phụ nữ nông thôn, từ đó góp phần đóng góp quan trọng trọng sự phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. - Lý thuyết về tăng trưởng bao trùm: Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước bao trùm sự phát triển của các tầng lớp nhân dân, trong đó có phụ nữ nông thôn. 6 4.2.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng, trong đó phương pháp định tính là chủ đạo. Cụ thể gồm: 1) Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Nghiên cứu phân tích các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, sách, giáo trình, tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận về mô hình HTX, HTX kiểu mới và quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn. Sử dụng các số liệu thống kê, xuất bản phẩm, báo chí, tài liệu đã được công bố: - Niên giám thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê, - Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII và các chủ trương, chính sách/chương trình của Nhà nước liên quan đến phát triển mô hình HTX kiểu mới và nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, đặc biệt phụ nữ nông thôn. - Số liệu thống kê, các nghiên cứu liên quan đến mô hình HTX, hợp tác xã kiểu mới, các loại hình kinh tế của phụ nữ nông thôn và mối quan hệ giữa tham gia HTX kiểu mới với nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn. - Các báo cáo thường niên của các tổ chức có liên quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, Vụ Bình đẳng Giới của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Trang Web của một số tổ chức quốc tế có liên quan đến phụ nữ: UN Women, Oxfam, FAO... Nghiên cứu thứ cấp giúp cho thấy một bức tranh tổng thể về các chủ trương, chính sách của nhà nước và các số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu của Đề tài. 7 2) Phương pháp điều tra, khảo sát: - Phỏng vấn sâu 30 phụ nữ tham gia HTX và không tham gia HTX tại 3 địa bàn nghiên cứu (Thái Nguyên, Quảng Bình, Cần Thơ); mỗi tỉnh phỏng vấn 5 phụ nữ nông thôn tham gia HTX và 5 phụ nữ nông thôn không tham gia HTX kiểu mới. Câu hỏi nghiên cứu tập trung vào quyền năng kinh tế của phụ nữ trong mô hình HTX kiểu mới và phụ nữ không tham gia HTX kiểu mới. - Nghiên cứu trường hợp nhằm thu thập thông tin toàn diện, có hệ thống và sâu về 3 HTX kiểu mới tại (Thái Nguyên, Quảng Bình, Cần Thơ): HTX Nông sản Phú Đạt, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên; HTX kinh doanh dịch vụ Hưng Phát, huyện Quảng Bình, tỉnh Quảng Bình; HTX Chanh không hạt, thôn Trường Hoà, xã Trường Long, huyện Phong Điền, Tp Cần Thơ. - Do chưa có nghiên cứu toàn quốc về thực trạng phụ nữ tham gia mô hình HTX kiểu mới, số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về thành viên của các HTX chưa có phân tách về giới nên NCS thực hiện nghiên cứu thực địa để làm ví dụ minh chứng cho những phát hiện của Luận án. Bằng chứng từ các cuộc điều tra trước cho thấy kích thước mẫu thích hợp nhất cho ước lượng một chỉ số cụ thể liên quan đến các yếu tố kinh tế, xã hội và sức khỏe là khoảng 500 quan sát. Vì vậy, việc thiết kế lấy mẫu chủ yếu dựa trên thông tin này. Tuy nhiên với nguồn lực hạn chế, NCS chọn 300 cá nhân phỏng vấn. Trong đó sử dụng hai bước lấy mẫu, gồm có: 1) Mỗi vùng miền lựa chọn 1 tỉnh (thuộc 3 vùng miền: Bắc, Trung, Nam); 2) Ở 3 tỉnh đã chọn, lấy ngẫu nhiên 50 phụ nữ nông thôn không tham gia HTX và 50 phụ nữ nông thôn tham gia HTX. Phương pháp chọn mẫu dựa trên lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách phụ nữ nông thôn tham gia các loại hình kinh tế và tham gia HTX do Hội LHPN cấp tỉnh quản lý, đảm bảo các biến quan trọng được ước lượng từ một nhóm mang tính đại diện tương đối. 8 NCS sử dụng phương pháp điều tra một lần theo lát cắt ngang. Tổ chức điều tra theo bảng hỏi ngẫu nhiên với phụ nữ nông thôn, trong đó có 150 người tham gia các HTX kiểu mới và 150 người không tham gia HTX kiểu mới (300 phụ nữ nông thôn thuộc 3 tỉnh thuộc 3 vùng miền trên toàn quốc: Thái Nguyên, Quảng Bình, Cần Thơ); tại mỗi tỉnh phỏng vấn 50 phụ nữ nông thôn tham gia HTX kiểu mới và 50 phụ nữ nông thôn không tham gia HTX kiểu mới. NCS sử dụng 02 bảng hỏi cho điều tra, trong đó 01 bảng hỏi dành cho đối tượng là phụ nữ nông thôn tham gia HTX hoạt động theo mô hình kiểu mới và 01 bảng hỏi dành cho đối tượng là phụ nữ nông thôn không tham gia HTX hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới. Bảng hỏi được phát triển trên những vấn đề quan trọng liên quan đến quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới. Bảng hỏi được thiết kế trên cơ sở tham khảo các bảng hỏi đã được sử dụng trong các cuộc điều tra của Hội LHPN Việt Nam trước đây và của một số tổ chức quốc tế. Quy trình thiết kế bảng hỏi như sau: ư c 1- Xây dựng hệ thống các ch số: Dựa trên kết quả nghiên cứu trước đó về chủ đề quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn. Các giả thuyết được xếp vào một trong sáu danh mục chỉ số. Ở mỗi danh mục, các chỉ số được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. ư c 2- Xây dựng câu hỏi: Xếp các chỉ số theo thứ tự ưu tiên nhằm hình thành nên các câu hỏi khai thác thông tin, và các lựa chọn mà người trả lời có. Bảng hỏi tập trung các nội dung chủ yếu sau: + Đối với phụ nữ nông thôn tham gia HTX hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới (có so sánh thời điểm trước khi tham gia và sau khi tham gia HTX kiểu mới): Thông tin cơ bản về người trả lời phỏng vấn và HTX kiểu mới; Thông tin về tiếp cận tài chính; Thông tin về tiếp cận hoạt động nâng cao năng lực; Thông tin về việc làm, thu nhập; Thông tin về tiếp cận thông tin 9 để ra quyết định; Sự tham gia trong hợp tác xã; Đánh giá chung hiệu quả của tham gia HTX trên các tiêu chí: Khả năng tiếp cận nguồn tài chính, năng lực, công việc ổn định, thu nhập; Khó khăn, kiến nghị và đề xuất. + Đối với phụ nữ nông thôn không tham gia HTX hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới: Thông tin về người trả lời phỏng vấn và loại hình kinh tế phụ nữ nông thôn tham gia; Thông tin về tiếp cận tài chính; Thông tin về tiếp cận hoạt động nâng cao năng lực; Thông tin về việc làm, thu nhập; Thông tin về tiếp cận thông tin để ra quyết định; Sự tham gia trong loại hình kinh tế; Đánh giá chung hiệu quả của tham gia loại hình kinh tế trên các tiêu chí: Khả năng tiếp cận nguồn tài chính, năng lực, công việc ổn định, thu nhập; Khó khăn, kiến nghị và đề xuất. Phỏng vấn thực địa được trực tiếp triển khai với 3 nhóm điều tra viên. Mỗi nhóm bao gồm 4 phỏng vấn viên. Mỗi nhóm chịu trách nhiệm thu thập thông tin từ 1 tỉnh được chọn. Công tác chuẩn bị thực địa được thực hiện dưới sự hợp tác của Hội Phụ nữ Việt Nam ở tất cả các cấp. Trước khi nhóm đi xuống từng xã, kế hoạch điều tra chi tiết được gửi cho Hội LHPN địa phương. Mỗi nhóm tự sắp xếp thời gian phỏng vấn với người trả lời tại địa phương. 4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu: Trong quá trình thực hiện luận án, các phương pháp nghiên cứu kinh tế thông dụng được sử dụng để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu gồm: - Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu và phiếu điều tra được tổng hợp thủ công và hệ thống hoá, xử lý và tính toán qua phần mềm SPSS. Tuỳ theo nội dung cần phân tích ở mức nào mà số liệu được tính toán và thể hiện qua bảng hoặc hình vẽ tương ứng. Số phiếu phát ra là 300, số phiếu thu về là 293. Trước 10 khi nhập dữ liệu, toàn bộ (100%) phiếu điều tra được kiểm tra lại. Đặc biệt, đối với những phương án trả lời của các câu hỏi mở được kiểm tra cẩn thận. - Phương pháp phân tích số liệu, dữ liệu: + Phương pháp tổng hợp, thống kê: Số liệu được thu thập có hệ thống, phản ánh mức độ, thực trạng các vấn đề có liên quan, sự biến động và mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới. + Phương pháp phân tích so sánh: Được sử dụng để phân tích kết quả, đối chiếu, so sánh các mức độ tác động của mô hình HTX kiểu mới đến quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn. Cách so sánh: So sánh các tiêu chí về quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn giữa phụ nữ tham gia HTX hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới và không tham gia mô hình HTX kiểu mới. Đối với phụ nữ nông thôn tham gia HTX hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới, phân tích so sánh các tiêu chí giữa thời điểm trước khi tham gia HTX và sau khi tham gia HTX. 4.4. Khung phân tích Từ kết quả tổng quan tài liệu nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới, NCS sử dụng khung phân tích như sau: 11 1. Năng lực kiểm soát, định đoạt, chi phối các nguồn lực sản xuất. 2. Năng lực tiếp thu, sử dụng các kiến thức, kỹ năng trong phát triển sản xuất. Nhóm yếu tố vĩ mô Các yếu tố ảnh hƣởng Nhóm yếu tố vi mô: - Từ mô hình HTX kiểu mới - Từ bản thân phụ nữ nông thôn Quyền năng kinh tế của phụ nữ nông thôn trong mô hình HTX kiểu mới 3. Năng lực thu thập, phân tích, quản lý, ứng dụng thông tin trong phát triển sản xuất. 4. Năng lực tham gia, ra quyết định và thụ hưởng thành quả trong mô hình HTX kiểu mới. 12 Sự thay đổi về năng lực kiểm soát, định đoạt, chi phối các nguồn lực sản xuất Sự thay đổi về năng lực tiếp thu, sử dụng các kiến thức, kỹ năng trong phát triển sản xuất Sự thay đổi về năng lực thu thập, phân tích, quản lý, ứng dụng thông tin trong phát triển sản xuất Sự thay đổi về năng lực tham gia, ra quyết định và thụ hưởng thành quả trong mô hình HTX kiểu mới
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan