Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quyền hành pháp ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Quyền hành pháp ở việt nam hiện nay

.PDF
170
515
57

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ NGỌC TRÂM LÊ THỊ NGỌC TRÂM QUYỀN HÀNH PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Hiến QUYỀN HÀNH PHÁP Ở pháp và NAM HIỆN NAY VIỆT Luật Hành chính Mã số: 62 38 01 02 Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính Mã số: 62 38 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Hồi NGƢỜI2. PGS.TS. Tô Văn Hòa HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS,TS. Nguyễn Thị Hồi 2. PGS,TS. Tô Văn Hòa HÀ NỘI - năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và báo cáo trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Thị Ngọc Trâm MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 ........................................................................................................................... 9 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ ............................................... 9 LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI................................................................................................... 9 1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về quyền lực nhà nƣớc............................................... 9 1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về quyền hành pháp ................................................. 14 1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa quyền hành pháp với các quyền khác ...................................................................................................................................... 19 1.4. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .............................. 21 CHƢƠNG 2 ......................................................................................................................... 25 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYỀN HÀNH PHÁP ...................................... 25 2.1. Khái niệm quyền lực và quyền lực nhà nƣớc ............................................................... 25 2.2. Khái niệm, nội dung quyền hành pháp và mối quan hệ của quyền hành với quyền lập pháp, quyền tƣ pháp trong tổ chức quyền lực nhà nƣớc ...................................................... 31 2.3. Việc tổ chức thực hiện quyền hành pháp trong thực tiễn thực hiện quyền lực nhà nƣớc ........................................................................................................................... 64 CHƢƠNG 3 ......................................................................................................................... 70 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYỀN HÀNH PHÁP Ở VIỆT NAM .............................................................................................. 70 3.1. Khái quát thực trạng quy định pháp luật về tổ chức thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam trƣớc Hiến pháp năm 2013 .......................................................................................... 70 3.2. Quy định về quyền hành pháp theo Hiến pháp năm 2013 .......................................... 104 CHƢƠNG 4 ................................................................................................................... …128 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYỀN HÀNH PHÁP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỚI .......................................................................................... 128 4.1 Định hƣớng tổ chức thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam giai đoạn tới ................ 128 4.2. Giải pháp tổ chức thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam giai đoạn tới ................... 131 KẾT LUẬN........................................................................................................................ 154 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cộng sản Việt Nam và Điều 2 của Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về Nhân dân…. Quyền lực nhà nƣớc là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp”. Việc xác định cụ thể các chủ thể thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp là một sự đổi mới quan trọng, tạo điều kiện để làm rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi quyền. Có thể nói ở Việt Nam, từ sau khi Hiến pháp năm 1992 đƣợc sửa đổi, bổ sung tên gọi “quyền hành pháp” mới chính thức đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp, thể hiện sự đổi mới trong nhận thức của Đảng và Nhà nƣớc ta về việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nƣớc. Quan điểm trên tiếp tục đƣợc phát triển thêm trong Hiến pháp năm 2013 qua quy định: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nƣớc cao nhất của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp” (Điều 94 Hiến pháp năm 2013). Những thay đổi đó có ý nghĩa nhƣ thế nào? Thực chất “Quyền hành pháp” là gì? Đây là những điều mà các học giả và các cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục nghiên cứu khi triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013 trong thực tế. Trong các Hiến pháp Việt Nam trƣớc đây, dƣờng nhƣ các nhà làm Hiến pháp nhấn mạnh nhiều hơn đến “quyền lập pháp”, đó là sự phản ánh của tƣ duy truyền thống, theo đó, Hiến pháp dƣờng nhƣ “quên” đề cập đến thuật ngữ “quyền hành pháp” và “quyền tƣ pháp”. Đây là điều không dễ giải thích một cách thấu đáo. Trƣớc khi đƣợc đề cập đến trong Hiến pháp, thuật ngữ “quyền hành pháp” đã đƣợc nhắc đến trong Cƣơng lĩnh năm 1991 của Đảng khi đề cập đến phƣơng hƣớng tổ 1 chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nƣớc với nội dung “tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nƣớc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyền lực, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của trung ƣơng. Nhà nƣớc Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp, với sự phân công rành mạch ba quyền đó”. Từ góc độ lịch sử, mặc dù thuật ngữ “quyền hành pháp” đã đƣợc đề cập đến trong văn kiện của Đảng từ năm 1991 đến nay, song nội dung của quyền hành pháp nhƣ thế nào thì lại chƣa đƣợc giải thích một cách thấu đáo và cụ thể trong các văn kiện chính thức của Việt Nam. Đồng thời, quyền hành pháp chƣa đƣợc nghiên cứu một cách cơ bản. Nhiều vấn đề thuộc quyền hành pháp chƣa đƣợc nghiên cứu sâu sắc, đầy đủ hoặc còn bỏ ngỏ hay xuất hiện các vấn đề mới cần nghiên cứu nhƣ: nội dung của quyền hành pháp, chức năng, nhiệm vụ của hành pháp, mối quan hệ giữa quyền hành pháp với quyền lập pháp và quyền tƣ pháp, đánh giá thực tiễn tổ chức quyền hành pháp, các vấn đề trong việc hoàn thiện tổ chức và vận hành quyền hành pháp. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay, khi mà vai trò và vị thế của quốc gia cũng nhƣ việc bảo đảm thực hiện quyền con ngƣời, quyền công dân phụ thuộc khá nhiều vào khả năng quản lý điều hành năng động, sáng tạo, nhạy bén và quyết đoán của hành pháp. Thêm vào đó, với sự bùng nổ mạnh mẽ của cuộc cách mạng lần thứ 4 (cách mạng 4.0), sự phát triển của hạ tầng kỹ thuật, trình độ nhận thức và tổ chức xã hội cùng với sự chuyển dịch trong quan hệ giữa nhà nƣớc và xã hội đã làm cho nhà nƣớc dịch chuyển mạnh mẽ trong mô hình, phƣơng thức quản trị nhà nƣớc. Đó là thực tế khi các nhà hành pháp ngày càng gắn chặt và tác động tích cực vào quá trình hình thành đƣờng lối chính trị, chính sách, hoạt động lập pháp. Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự thay đổi vể tổ chức và hoạt động của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc dân chủ pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã và đang đƣợc xây dựng, chính phủ kiến tạo, phục vụ, hành động liêm chính đƣợc thể hiện và chuyển hƣớng rõ ràng. Giờ đây, bộ máy quản lý nhà nƣớc không chỉ là cơ quan chấp hành mà ngày càng xác lập rõ hơn, đây đủ hơn trách nhiệm giải trình trƣớc 2 nhân dân. Việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực lập pháp, hành pháp, tƣ pháp đƣợc Hiến pháp giao cho Quốc hội, Chính phủ, Toà án thực hiện. Đây là những điểm tiến bộ của Việt Nam trong cả nhận thức và tƣ duy. Điều đó ít nhiều làm thay đổi diện mạo quản trị quốc gia ở nƣớc ta. Trong lĩnh vực hành pháp, nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa cũng đòi hỏi phải cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia trên tất cả các phƣơng diện từ cải cách thể chế hành chính (mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính), cải cách bộ máy hành chính nhà nƣớc, cải cách tài chính công đến xây dựng, đào tạo đội ngũ công chức chuyên nghiệp để hƣớng đến một nền hành chính dân chủ, hiệu quả, năng động và minh bạch vì mục tiêu phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Trong những điều kiện trên, việc nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền hành pháp ở Việt Nam hiện nay nhƣ khái niệm, nội dung của quyền hành pháp, mối quan hệ giữa quyền hành pháp với quyền lập pháp và quyền tƣ pháp, việc tổ chức thực hiện quyền hành pháp trong thực tiễn… để từ đó đề xuất những giải pháp cần thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực hiện quyền hành pháp nói riêng và quyền lực nhà nƣớc nói chung trong quá trình xây dựng một Nhà nƣớc kiến tạo là điều cần thiết. Đó là lý do của việc chọn và nghiên cứu đề tài: “Quyền hành pháp ở Việt Nam hiện nay” để làm luận án tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là xem xét và làm rõ các vấn đề lý luận về quyền hành pháp, các quy định pháp luật về tổ chức thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam và một số nƣớc khác trên thế giới để trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp có tính khả thi góp phần tổ chức thực hiện tốt hơn quyền hành pháp ở nƣớc ta trong giai đoạn tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu đã nêu, việc nghiên cứu đề tài tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ sau: 3 - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quyền lực nhà nƣớc và quyền hành pháp nhƣ: khái niệm quyền lực nhà nƣớc; khái niệm, nội dung của quyền hành pháp; mối quan hệ giữa quyền hành pháp với các quyền lực khác của nhà nƣớc nhƣ quyền lập pháp và quyền tƣ pháp, việc tổ chức thực hiện quyền hành pháp… - Nghiên cứu các quy định về quyền hành pháp trong Hiến pháp Việt Nam từ khi Hiến pháp năm 1946 ra đời tới nay để đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện quyền hành pháp trong thực tiễn ở nƣớc ta nhằm hiểu rõ sự thay đổi trong nhận thức về quyền hành pháp của Đảng và Nhà nƣớc ta thời gian qua và xác định các thành tựu cũng nhƣ hạn chế trong tổ chức thực hiện quyền hành pháp ở nƣớc ta. - Xem xét các quy định của pháp luật về tổ chức thực hiện quyền hành pháp ở một số nƣớc trên thế giới nhằm tìm kiếm kinh nghiệm góp phần hoàn thiện việc tổ chức thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam - Đề xuất các giải pháp có tính khả thi và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam nhằm giúp cho các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, các nhà hoạch định chính sách, các nhà hoạt động thực tiễn có thể tham khảo và áp dụng vào thực tiễn tổ chức thực hiện quyền hành pháp ở nƣớc ta trong thời gian tới, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện quyền lực nhà nƣớc ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Về đối tƣợng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu một số vấn đề về quyền hành pháp cả về phƣơng diện lý luận lẫn pháp lý ở Việt Nam và một số nƣớc trên thế giới. Đó là các vấn đề sau: khái niệm, nội dung của quyền hành pháp; mối quan hệ giữa quyền hành pháp với quyền lập pháp, quyền tƣ pháp; việc tổ chức thực hiện quyền hành pháp trong thực tiễn thực hiện quyền lực nhà nƣớc - Về phạm vi nghiên cứu: Luận án chủ yếu nghiên cứu các vấn đề lý luận về quyền hành pháp, các quy định pháp luật về quyền hành pháp của Việt Nam chủ yếu đƣợc thể hiện trong các Hiến pháp đã có từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013, và các quy định về quyền hành pháp trong Hiến pháp và pháp luật hiện hành của một số nƣớc trên thế giới. 4 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể 4.1. Phương pháp luận - Đề tài luận án “Quyền hành pháp ở Việt Nam hiện nay” đƣợc nghiên cứu dựa trên cở sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật nói chung, về nhà nƣớc và pháp luật xã hội chủ nghĩa nói riêng, về quyền con ngƣời, về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng nhƣ các quan điểm của Đảng về pháp luật, về công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc; đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nƣớc theo yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đồng thời, các thành tựu nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhƣ triết học, lịch sử, xã hội học… về bộ máy quyền lực nhà nƣớc cũng đƣợc sử dụng để giải quyết các vấn đề đặt ra trong luận án. - Luận án cũng đƣợc thực hiện trên cở sở tiếp thu có chọn lọc một số tƣ tƣởng tinh hoa của nhân loại về pháp luật, về quyền lực nhà nƣớc và dân chủ nhƣ “chủ quyền nhân dân” của Rousseau; “lý thuyết phân quyền” của Montesquieu… - Ngoài các phƣơng pháp nghiên cứu biện chứng duy vật và biện chứng lịch sử, luận án còn sử dụng các phƣơng pháp lý luận khác nhƣ lý luận về chính trị học, một số lý luận về phƣơng pháp luận… - Sử dụng phƣơng pháp tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành khoa học xã hội và nhân văn trƣớc hết là luật học (chủ yếu là phƣơng pháp tiếp cận chuyên ngành Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Lý luận Nhà nƣớc và pháp luật…) và các ngành khoa học xã hội khác nhƣ lịch sử, kinh tế… 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc sử dụng để nghiên cứu đề tài là phân tích và tổng hợp, hệ thống, logic, so sánh, phƣơng pháp thống kê… nhằm khai thác vấn đề từ cái chung đến cái riêng, từ cái riêng đến cái chung, một cách cụ thể và bao quát. Luận án cố gắng lý giải các vấn đề một cách toàn diện từ cơ sở lý luận đến minh chứng về tổ chức thực hiện quyền hành pháp không chỉ của riêng Việt Nam mà còn ở một số nƣớc có hình thức chính thể khác nhau trên thế giới, qua đó 5 thấy đƣợc tính khách quan và tất yếu của quyền hành pháp và nó tồn tại nhƣ một phạm trù lịch sử. - Phƣơng pháp nghiên cứu gián tiếp thông qua tổng hợp và phân tích tƣ liệu, so sánh, quy nạp các vấn đề nghiên cứu giữa các đối tƣợng đƣợc chọn lựa. - Phƣơng pháp nghiên cứu qua khảo sát thực tế, tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các nhà nghiên cứu về các lĩnh vực chính trị và luật pháp. - Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp hệ thống: nhằm thống kê và so sánh các quy định về tổ chức thực hiện quyền hành pháp trong các văn kiện chính trị - pháp lý của Việt Nam (chủ yếu ở các mục 3.1, 3.2). Phƣơng pháp phân tích tổng hợp, tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học: nhằm xây dựng khái niệm quyền lực, quyền lực nhà nƣớc và quyền hành pháp, làm rõ vai trò của quyền hành pháp trong hệ thống quyền lực nhà nƣớc (chủ yếu ở các mục 2.1,2.2). Phƣơng pháp nghiên cứu luật so sánh: nhằm so sánh việc tổ chức thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam với quyền hành pháp ở một số nƣớc trên thế giới (chủ yếu ở các mục 2.4). Phƣơng pháp khảo sát thực tiễn, sử dụng số liệu thống kê của các cơ quan quản lý nhằm tìm hiểu các quy định về quyền hành pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam (chủ yếu ở các mục 3.1; 3.2). Phƣơng pháp phân tích - dự báo khoa học nhằm dự báo về các xu hƣớng phát triển, phƣơng hƣớng tổ chức thực hiện quyền hành pháp ở nƣớc ta và các giải pháp đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quyền hành pháp ở Việt Nam (chủ yếu ở các mục 4.1,4.2). Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể trên luôn đƣợc sử dụng theo hƣớng tiếp cận đa ngành, liên ngành luật học và phối hợp sử dụng nhiều phƣơng pháp. 5. Những điểm mới của luận án Trên cơ sở tập hợp, phân tích, đánh giá hệ thống các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, luận án đã kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đó. 6 Từ đó, đƣa ra các quan điểm lý luận về khái niệm, nội dung quyền hành pháp ở Việt Nam hiện nay. Luận án phân tích thực trạng các quy định pháp luật về quyền hành pháp ở Việt Nam qua các bản Hiến pháp và chỉ ra những quy định mới trong bản Hiến pháp năm 2013. Luận án đề xuất đƣợc một số định hƣớng và giải pháp nhằm tổ chức thực hiện quyền hành pháp phù hợp, hiệu quả hơn, bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân tốt hơn ở Việt Nam trong giai đoạn tới. Qua đó hƣớng tới việc thực hiện có hiệu quả quyền hành pháp nói riêng và quyền lực nhà nƣớc nói chung. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền hành pháp ở Việt Nam hiện nay, luận án đã góp phần bổ sung và hoàn thiện một số vấn đề lý luận về quyền hành pháp nhƣ: khái niệm, nội dung quyền hành pháp, và mối quan hệ giữa quyền hành pháp và quyền lập pháp, quyền tƣ pháp trong tổ chức quyền lực nhà nƣớc. Qua việc nghiên cứu và phân tích các quy định pháp luật về quyền hành pháp của Việt Nam và một số nƣớc trên thế giới, luận án đã bƣớc đầu tổng kết, đánh giá đƣợc thực trạng tổ chức thực hiện quyền này trong thực tế qua quy định của các bản Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013, cũng nhƣ hệ thống pháp luật của Việt Nam. Luận án cung cấp thêm nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu, học tập luật học cũng nhƣ cho các nhà hoạt động thực tiễn trong quá trình tổ chức thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam 7. Kết cấu của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án gồm phần Mở đầu, 4 chƣơng và kết luận Phần Mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài Chƣơng 2: Các vấn đề lý luận cơ bản về quyền hành pháp 7 Chƣơng 3: Thực trạng quy định của pháp luật về tổ chức thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp tổ chức thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam thời gian tới. Kết luận 8 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Nghiên cứu về quyền hành pháp không phải là vấn đề hoàn toàn mới ở nƣớc ta. Trong thực tế, quyền hành pháp chủ yếu đƣợc nghiên cứu từ phƣơng diện quản lý hành chính, một phƣơng diện quan trọng thể hiện tác động và hiệu quả của quyền hành pháp trong đời sống xã hội. Tuy nhiên điều đó chƣa nói hết đƣợc các khía cạnh quyền lực nhà nƣớc cũng nhƣ vấn đề lý luận, chính trị xã hội của quyền hành pháp. Nhƣng những công trình nghiên cứu, những bài viết trên các diễn đàn khoa học là tất cả những gì đáng trân trọng mà các nhà khoa học pháp lý nghiên cứu có đƣợc về quyền lực nhà nƣớc nói chung và quyền hành pháp nói riêng. Theo nội dung vấn đề nghiên cứu có thể chỉ ra những nhóm công trình khoa học dƣới đây: 1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về quyền lực nhà nƣớc Có rất nhiều các công trình nghiên cứu về quyền lực nhà nƣớc, có thể chỉ ra đây một số bài viết, công trình khoa học sau: Sách chuyên khảo: “Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với việc sửa đổi Hiến pháp 1992” – GS. TS. Trần Ngọc Đƣờng (2012), Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. Cuốn sách luận giải về cơ sở lý luận của sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nƣớc phù hợp với hệ thống chính trị của nƣớc ta, từ đó đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện, đƣa ra các kiến nghị liên quan trực tiếp đến phân công phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nƣớc trong mối quan hệ với các chủ thể cấu thành hệ thống chính trị nƣớc ta. Sách “Tƣ tƣởng phân chia quyền lực nhà nƣớc với việc tổ chức bộ máy nhà nƣớc ở một số nƣớc” – TS. Nguyễn Thị Hồi (2005), Nxb Tƣ pháp, Hà Nội. Cuốn sách trình bày một cách cụ thể và có hệ thống về lịch sử ra đời và sự phát triển của tƣ tƣởng phân chia quyền lực nhà nƣớc cũng nhƣ sự thể hiện tƣ tƣởng này trong thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nƣớc trên thế giới và có sự liên hệ với thực tiễn tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nƣớc ở Việt Nam. 9 Sách chuyên khảo: “Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nƣớc”- PGS. TS Thái Vĩnh Thắng, Nxb Tƣ pháp, 2011, tr.96 - 97 đã phân tích, lý giải cách thức tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nƣớc trong các kiểu và mô hình nhà nƣớc khác nhau nhằm tìm ra những nguyên lý, những bài học kinh nghiệm để phục vụ công cuộc xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nƣớc Việt Nam. Bài viết “Quyền lực nhà nƣớc là thống nhất và sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện quyền lực nhà nƣớc ở Việt Nam” – TS. Nguyễn Minh Đoan, Tạp chí Luật học số 2/2007 đƣa ra một số nhận định về vấn đề quyền lực nhà nƣớc là thống nhất và sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện quyền lực nhà nƣớc ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu trên đã giải quyết đƣợc một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức thực hiện quyền lực nhà nƣớc nói chung, quyền lực hành pháp nói riêng cũng nhƣ mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực nhà nƣớc lập pháp, hành pháp, tƣ pháp ở Việt Nam và ở một số nƣớc trên thế giới Sách “Xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN” – GS.TSKH Đào Trí Úc (Chủ biên) 2005, Nxb Chính trị Quốc gia. Sách đề cập đến những chủ trƣơng, giải pháp, những điều kiện cần thiết cho việc bảo đảm, duy trì bản chất của Nhà nƣớc ta là nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân, phát huy hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nƣớc và sức mạnh làm chủ của nhân dân. Sách “Góp phần nghiên cứu Hiến pháp và nhà nƣớc pháp quyền” – Ths. Bùi Ngọc Sơn (2005), Nxb Tƣ pháp, đã góp phần làm sáng tỏ các giá trị của Hiến pháp, các vấn đề về lý luận và thực tiễn trong tiến trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở nƣớc ta hiện nay. Sách “Một số vấn đề về Hiến pháp và bộ máy nhà nƣớc” – PGS.TS Nguyễn Đăng Dung (2001), Nxb Giao thông vận tải. Sách đề cập đến những vấn đề chung về Hiến pháp và bộ máy nhà nƣớc nhƣ đối tƣợng điều chỉnh của Hiến pháp, nội dung cơ bản của Hiến pháp, Hiến pháp và vấn đề tổ chức bộ máy nhà nƣớc, tổng quan về cơ cấu và tổ chức bộ máy nhà nƣớc Việt Nam và đề cập đến những vấn đề 10 riêng của Luật Hiến pháp nhƣ những chế định cơ bản về Quốc hội, về Chính phủ và mô hình của Chính phủ, về tƣ pháp và mô hình của Tƣ pháp. Sách “Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam” – TS. Lê Minh Thông (2001), Nxb KHXH, bao gồm nhiều báo cáo của các nhà khoa học, đề cập đến nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc ta hiện nay nhƣ: các vấn đề chung về tổ chức quyền lực nhà nƣớc, về đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nƣớc, Chính phủ, các cơ quan tƣ pháp và chính quyền địa phƣơng trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Các vấn đề trên đã đƣợc các nhà khoa học pháp lý phân tích khá sâu sắc và toàn diện. Sách “Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam” – GS. TSKH Đào Trí Úc (Chủ biên – 2006), Nxb Tƣ pháp, đã làm rõ những đặc trƣng cơ bản của nhà nƣớc pháp quyền XHCN, đồng thời trên cơ sở đó thiết kế mô hình Nhà nƣớc pháp quyền XHCN phù hợp với mục tiêu chính trị và điều kiện, đặc điểm cụ thể của Việt Nam. Sách “Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nƣớc trong giai đoạn hiện nay” – PGS.TS. Bùi Xuân Đức (2004), Nxb Tƣ pháp. Cuốn sách đi sâu phân tích quan điểm, nguyên tắc của việc cải cách bộ máy nhà nƣớc; làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của những đổi mới căn bản của bộ máy nhà nƣớc trong Hiến pháp năm 1992, đồng thời luận giải những phƣơng hƣớng, giải pháp tiếp tục đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nƣớc theo hƣớng xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến một số vấn đề lý luận, thực tiễn và các giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc ta trong đó có đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện quyền hành pháp nhằm đáp ứng yêu cầu và thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Liên quan đến đề tài luận án, đối với các công trình nghiên cứu của tác giả nƣớc ngoài thì chƣa có một tác giả nào nghiên cứu về quyền lực nhà nƣớc nói 11 chung và quyền hành pháp ở Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, những vấn đề lý luận về quyền lực, quyền hành pháp nói chung đã đƣợc nhiều tác giả luận giải trên cơ sở thuyết phân chia quyền lực của Montesquieu. Trong một số tác phẩm dịch từ tiếng nƣớc ngoài nhƣ: “Các vấn đề căn bản của Chính trị” - Leslie Lipson (1974), Đặng Thanh Tâm dịch, Sài gòn; tác phẩm “Những cách diễn giải hiện nay về thuyết phân quyền ở Phương Tây” – Marsenco M.N (1995), Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Hà Nội, tƣ tƣởng phân chia quyền lực đƣợc đề cập đến với các tên gọi nhƣ “Thuyết phân quyền”, “ Học thuyết phân quyền”. Song nếu tìm hiểu về cội nguồn của nó, có thể thấy những cách gọi trên do ngƣời đời sau đặt ra căn cứ vào nội dung cơ bản của tƣ tƣởng này, trong thực tế, những ngƣời đặt nền móng, xây dựng và phát triển tƣ tƣởng phân chia quyền lực nhà nƣớc nhƣ Aristotle, Locke, Montesquieu thì lại không nhắc đến các tên gọi trên trong tác phẩm của họ. Chẳng hạn, Aristote cho rằng: Có ba bộ phận trong tất cả các nhà nƣớc, đó là Hội nghị nhân dân (The Public Assembly), các viên chức nhà nƣớc (The officers of the state) và cơ quan tòa án (The Judicial Department). Sau đó ông trình bày về ba bộ phận này và đề cập rất sơ lƣợc về mối quan hệ giữa ba bộ phận đó mà không hề nhắc tới từ “phân quyền” hay “phân chia quyền lực” Mặc dù mới chỉ dừng ở mức khái quát, song có thể nói Aristote đã đề cập đến các chủ thể chính thực hiện quyền hành pháp của nhà nƣớc, đó chính là các viên chức nhà nƣớc Trong tác phẩm “Two Treaties of Government” Edited by Laslett.P, Locke, Cambridge University Press (tạm dịch là Hai chuyên luận về chính quyền), Locke đã lý giải khá cặn kẽ về nguồn gốc, mục đích của nhà nƣớc và các loại quyền lực nhà nƣớc, về nội dung, phạm vi giới hạn của từng quyền, về vị trí và mối quan hệ giữa các loại quyền lực nhà nƣớc. Ở chƣơng XII, quyển 2 với tiêu đề: “Về quyền lực lập pháp, hành pháp và liên bang của nƣớc cộng hòa” (Of the legislative, Executive, and federative Power of the Commonwearth), Locke trình bày sơ qua về nội dung, đặc tính của từng loại quyền lực trên. Ở các chƣơng khác, ông trình bày 12 giới hạn của quyền lực lập pháp, về sự phụ thuộc của các quyền lực khác vào quyền lập pháp. Nhƣng trong cả tác phẩm ông không nói đến cụm từ “phân quyền” hay “phân chia quyền lực”. Có thể thấy Locke là một trong những học giả đầu tiên trên thế giới đề cập đến quyền lực hành pháp với tƣ cách là một loại quyền lực nhà nƣớc, từ tên gọi đến nội dung, chủ thể thực hiện quyền lực hành pháp đến mối quan hệ giữa quyền lực hành pháp với quyền lực lập pháp. Theo Locke, quyền lực hành pháp ở vị trí thấp hơn quyền lực lập pháp vì nó xuất phát từ quyền lực lập pháp và phải phụ thuộc vào quyền lực lập pháp, quyền lực lập pháp luôn là tối cao Trong tác phẩm kinh điển “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu, cha đẻ của thuyết phân quyền đã giải mã nhƣ sau: “Trong mỗi quốc gia đều có ba thứ quyền lực: Quyền lập pháp, quyền thi hành những điều hợp với quốc tế công pháp và quyền thi hành những điều trong luật dân sự. Với quyền lực thứ nhất, nhà vua hay pháp quan làm ra các thứ luật cho một thời gian hay vĩnh viễn, và sửa đổi hay hủy bỏ luật này. Với quyền lực thứ hai, nhà vua quyết định việc hòa hay chiến, gửi đại sứ đi các nƣớc, thiết lập an ninh, đề phòng xâm lƣợc. Với quyền lực thứ ba, nhà vua hay pháp quan trừng trị tội phạm, phân xử tranh chấp giữa cá nhân. Ngƣời ta gọi đây là quyền tƣ pháp, vì trên kia là quyền hành pháp quốc gia”. Dƣới con mắt của Montesquieu, quyền lực nhà nƣớc đƣợc cấu thành bởi các loại quyền lực có tên gọi và nội dung khác nhau (Montesquieu, “Bàn về tinh thần pháp luật” – Bản dịch của Hoàng Thanh Đạm – Hà nội, NXB Lý luận chính trị, 2006, tr.105,106). Xem xét tác phẩm tinh thần pháp luật của Montesquieu cho thấy, mặc dù kế thừa Aristote và Locke song Montesquieu đã phát triển tƣ tƣởng phân quyền lên một bƣớc mới. Ông không chỉ đề cập đến tên gọi các loại quyền lực nhà nƣớc nhƣ lập pháp, hành pháp, tƣ pháp mà còn đề cập đến nội dung, chủ thể thực hiện từng loại quyền lực, vị trí và mối quan hệ giữa các loại quyền lực nói trên. Nếu Locke chƣa đề cập đến quyền lực tƣ pháp thì Montesquieu đã đề cập đến loại quyền lực này, nếu Locke cho rằng quyền lực hành pháp thấp hơn quyền lực lập pháp thì Montesquieu lại cho rằng quyền lực hành pháp lại ngang bằng với quyền lực lập 13 pháp. Điều đặc biệt quan trọng là Montesquieu phát kiến ra cơ chế kiểm soát và kiềm chế lẫn nhau giữa các loại quyền lực nhà nƣớc theo nguyên tắc “ dùng quyền lực để ngăn cản quyền lực” nhằm ngăn chặn hạn chế sự lộng quyền và lạm quyền xâm hại đến quyền tự do của công dân trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nƣớc. Vì thế đây là tác phẩm quan trọng đề cập đến lý luận về quyền lực nhà nƣớc nói chung và quyền lực hành pháp nói riêng Sách “Thể chế tam quyền phân lập của Nhật Bản” – Hồ Việt Hạnh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, (2008). Dựa trên cơ sở thuyết tam quyền phân lập của Montesquieu, đã đánh giá những nét cơ bản về thể chế tam quyền phân lập của Nhật Bản nhƣ: Mức độ tác động của sự phát triển dân chủ; khả năng bảo đảm chủ quyền thuộc về nhân dân trên cơ sở bảo đảm tính tối thƣợng của Hiến pháp; và đặc biệt là vấn đề xác định tính triệt để của thể chế tam quyền phân lập. Đặc biệt tác phẩm chỉ rõ thể chế tam quyền phân lập ở Nhật Bản là không cơ quan nào toàn quyền tuyệt đối, lấn át hoàn toàn cơ quan quyền lực khác. Khẳng định nét văn hóa Nhật Bản đã đƣa nghị viện Nhật Bản thành một thể chế có quyền lực mạnh nhất trong các nhánh quyền lực cấu thành nên Nhà nƣớc. Cuốn sách là tài liệu tham khảo cung cấp kinh nghiệm về xử lý mối quan hệ giữa quyền lực hành pháp với các loại quyền lực nhà nƣớc khác. 1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về quyền hành pháp Cho đến nay, đã có một số lƣợng khá lớn các công trình nghiên cứu, bài viết về quyền hành pháp. Có thể kể đến một số công trình sau: Bài viết “Quyền hành pháp và chức năng của quyền hành pháp” – PGS.TS. Lê Minh Tâm, Tạp chí Luật học số 6/2000 đã phân tích khái niệm quyền hành pháp và chức năng của quyền hành pháp. Bài viết “Về kiểm soát Quyền lực hành pháp trong hệ thống quyền lực nhà nƣớc Việt Nam hiện nay” – TS. Vũ Thƣ, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 12/2006 đã phân tích cơ sở của việc kiểm soát quyền lực nhà nƣớc, đối tƣợng và các phƣơng diện của kiểm soát quyền lực nhà nƣớc và đƣa ra nhận định sơ bộ về kiểm soát quyền lực hành pháp ở nƣớc ta. 14 Sách chuyên khảo “Chính phủ trong Nhà nƣớc pháp quyền”- PGS.TS Nguyễn Đăng Dung (2008), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề cập đến Nhà nƣớc pháp quyền và đặc điểm, mô hình của Chính phủ hành pháp trong Nhà nƣớc pháp quyền, đƣa ra những yêu cầu, cách thức và hoạt động của Chính Phủ hành pháp trong việc xây dựng một nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân. Bài viết “Những bất cập về chế định Chính phủ trong Hiến pháp hiện hành” – TS. Phạm Tuấn Khải, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 3(211) 2/2012, tr 5-9, đã làm rõ quyền hành pháp và chủ thể thực hiện quyền hành pháp, thẩm quyền của tập thể Chính phủ và các thành viên Chính phủ cũng nhƣ việc phân cấp và ủy quyền theo Hiến pháp năm 1992. Bài viết “Quyền hành pháp của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013”, ThS. Nguyễn Ngọc Toán, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 17(273)T9/2014 tr 3-10, bài viết bình luận một số điểm mới về quyền hành pháp của Chính phủ trong Hiến pháp năm 2013 và nêu kiến nghị để Chính phủ thực hiện tốt hơn quyền hành pháp. Bài viết “Quyền hành pháp và vai trò của Chính phủ trong việc thực hiện quyền lực nhà nƣớc”, TS. Trần Anh Tuấn, Tạp chí Cộng sản số 851 T9/2013, tr1723. Cho rằng, quyền hành pháp chủ yếu đƣợc thực hiện bởi chủ thể là Chính phủ, đứng đầu là Thủ tƣớng, nêu rõ trách nhiệm chính trị và thẩm quyền của cơ quan thực hiện chức năng hành pháp và vai trò của Chính phủ trong việc thực hiện quyền lực nhà nƣớc. Bài viết “Bàn về quyền hành pháp trong Hiến pháp năm 2013”, TS. Nguyễn Văn Cƣơng, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 12(268) T6/2014. Đã nêu lên quan điểm và khái niệm về quyền hành pháp của một số nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam. Tác giả đã đƣa ra các góc nhìn so sánh cũng nhƣ các vấn đề nhận thức về quyền hành pháp hiện nay. Bài viết “Quyền hành pháp của Chính phủ trong Hiến pháp và kiến nghị sửa đổi luật Tổ chức Chính phủ”, ThS Cao Vũ Minh, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 09 (265), T5/2014. Bài viết đƣa ra các quan điểm và ý kiến của các nhà khoa học về 15 khái niệm quyền hành pháp và phân tích các quan điểm đó. Đồng thời đƣa ra đề xuất sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001. Bài viết “Cơ chế thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ theo quy định của pháp luật”, Nguyễn Phƣớc Thọ, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 13(269), T7/2014, đã bƣớc đầu tổng kết, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật hiện hành về cơ chế thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ; đồng thời làm rõ cơ chế này đƣợc quy định trong Hiến pháp năm 2013 và đề xuất các kiến nghị tiếp tục hoàn thiện cơ chế. Kỷ yếu hội thảo “Quyền hành pháp trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Bản chất và cơ chế thực hiện” – Viện khoa học pháp lý, Bộ Tƣ pháp, T12/2013 gồm nhiều bài viết của các nhà khoa học nghiên cứu về các vấn đề nhƣ: Quyền hành pháp, cơ chế thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ, mối quan hệ giữa quyền hành pháp và quyền lập pháp ở Việt Nam, quyền tƣ pháp với quyền hành pháp ở Việt Nam hiện nay….. Bài viết “Chế định Chính phủ trong Hiến pháp năm 2013”, Dƣơng Thị Thanh Mai, Tạp chí Luật học số ĐSLHP năm 2014 (Tr 46-49) nói vể những nội dung cơ bản và những điểm mới của chế định Chính phủ và các quy định liên quan trong Hiến pháp năm 2013” Các công trình nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quyền hành pháp nhƣ: khái niệm, bản chất và cơ chế thực hiện quyền hành pháp. Đồng thời đề cập đến chủ thể chủ yếu thực hiện quyền hành pháp là Chính phủ Bài viết "Sự cần thiết khách quan của quyền lập quy của Chính phủ", Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Thị Phƣợng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, số 9/2006, tr. 10 – 14. Bài viết “Một số suy nghĩ vể mô hình Chính phủ trong nhà nƣớc kiến tạo phát triển” , GS, TS. Phạm Hồng Thái trong Hội thảo “Nhà nƣớc kiến tạo và phát triển lý luận và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam” – Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Tháng 3/2017. Bài viết đã đƣa ra các điều kiện, mục tiêu để tổ chức, 16 xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính hoạt động vì lợi ích của nhân dân, vì sự phát triển của xã hội. Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến vị trí, vai trò, tổ chức hoạt động và đổi mới tổ chức hoạt động của Chính phủ - chủ thể thực hiện quyền hành pháp nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta Đối với các tài liệu nƣớc ngoài nghiên cứu về quyền hành pháp, có thể kể đến một số tác phẩm, công trình nghiên cứu sau: Theo Rod Hague and Martin Harrop, Political Science: A Comparative Introduction, 6th ed (New york: Palgrave Macmillan,2010) at 319 cho rằng: “khi cai trị, có thể thiếu bộ máy lập pháp và tƣ pháp nhƣng không thể thiếu bộ máy hành pháp”. Quan điểm về quyền hành pháp của Montesquieu đƣợc thể hiện rất rõ trong việc thiết kế cơ cấu quyền lực nhà nƣớc trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Cụ thể, theo từ điển luật học nổi tiếng Black’s Law Dictionary thì “quyền hành pháp” (executive power) là “quyền thấy đƣợc các đạo luật đƣợc thực thi một cách đầy đủ. Theo luật liên bang quyền này đƣợc trao cho Tổng thống, còn ở các bang quyền này đƣợc trao cho thống đốc. Các nội dung cụ thể của quyền hành pháp của Tổng thống đƣợc quy định trong mục 2 Điều 2 Hiến pháp Hoa Kỳ” (Bryan A. Garner (ed.), Black’s Law Dictionary, 9th ed. (St.Paul, MN: Thomson Reuteurs, 2009) at 657). Trong bách khoa thƣ về quyền lực “Encyclopedia of Power” do Keith Dowding (giáo sƣ Đại học quốc gia Úc) Chủ biên xuất bản năm 2011, các tác giả có định nghĩa rằng: “The executive power is the authority to enforce laws and to ensure that they are implemented as intended” ( “quyền hành pháp là thẩm quyền thực thi các đạo luật và bảo đảm rằng các đạo luật này đƣợc thi hành nhƣ ý định đặt ra các đạo luật ấy”) (Andre Kaiser, “executive power” in Keith Dowding (ed.), Encyclopedia of Power (London: Sage, 2011) at 228. Tác phẩm “The Federalist Papers” (Luận về Hiến pháp Hoa Kỳ) do Ralph H.Gabriel Chủ biên, bản dịch của Nguyễn Hƣng Vƣợng - Nxb Nhƣ Nguyệt, Sài Gòn 1959, Tr152,153, 165 đã lý giải đặc tính thực sự của ngành hành pháp, đó là 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan